Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

sang kien on luyện bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.52 KB, 36 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Phòng GD&ĐT Kim Sơn
Tôi ghi tên dưới đây:
Họ và tên

Ngày tháng Nơi công Chức vụ Trình độ
Tỷ lệ (%) đóng
năm sinh
tác
chuyên môn góp vào việc tạo
ra sáng kiến
THCS
Phó hiệu ĐH SP
Phạm Thị Gấm 15/02/1982 Hùng Tiếntrưởng Vật lý
100
I. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số giải pháp ôn luyện, bồi
dưỡng học sinh giỏi Olimpic Vật lý 9”
Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục
II. NỘI DUNG
1. Giải pháp cũ thường làm:
1.1. Chi tiết giải pháp cũ:
Đối với các môn thi qua mạng Internet như giải toán qua mạng Internet bằng
tiếng Việt, giải toán qua mạng Internet bằng tiếng Anh, Olimpic Vật lý, IOE Tiếng
Anh… tôi thấy các giáo viên thường ôn luyện cho học sinh với phương pháp đơn
thuần là cho học sinh ngồi vào máy tính và luyện thi theo vòng, bài nào khó thì học
sinh hỏi thầy cô giáo và được thầy cô hướng dẫn làm.
Đa số giáo viên cũng chỉ ngồi bên xem học sinh giải và hướng dẫn bài khó, chưa
có phương pháp hiệu quả cho việc ôn luyện thi qua mạng.


1.2. Luyện thi theo vòng có những ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
Luyện thi theo cách này có ưu điểm là dễ tìm phần mềm, tài liệu… để học
sinh luyện đi luyện lại nhiều lần cho thành thạo, học cách làm quen với dạng đề
giống như thi thật nên sẽ tăng kĩ năng, kinh nghiệm để đi thi thật.
Nhược điểm:
+ Không sâu, không bao quát tất cả các dạng bài: Khi luyện thi theo vòng, đề
bài được máy tính load lên một cách tự động, và đã làm theo vòng cần làm hết tất cả
các bài của vòng thi nên có những dạng bài cơ bản học sinh cứ phải làm đi làm lại
1


đến mức thấy nhàm chán và mất thời gian, trong khi có nhiều dạng bài mới lạ, dạng
bài khó, dạng bài học sinh chưa thông thạo lại có thể không được đụng đến hoặc chỉ
đụng đến một vài lần chưa đủ để học sinh hiểu vấn đề.
+ Nếu không làm được cũng không có hướng dẫn giải: Khi luyện theo vòng, làm
bài xong một số câu không biết tại sao mình sai, hoặc nếu biết sai cũng không biết
phải làm thế nào mới đúng. Vậy, hạn chế của luyện thi theo Vòng là sau mỗi câu chưa
có hướng dẫn hoặc lời giải chi tiết để học sinh học hỏi và rút kinh nghiệm.
Những tồn tại cần khắc phục:
Học sinh ít được tiếp cận với máy tính, ở nhà các em không có máy tính, hoặc
có nhà có nhưng lại không có kết nối mạng Internet, rất ít học sinh có máy tính và
được kết nối mạng.
Nhà trường chỉ có 12 máy tính phục vụ cho công tác ôn tập, bồi dưỡng nên
không đủ đáp ứng cho nhu cầu ôn luyện các môn thi qua mạng như giải Toán, Tiếng
Anh, Vật lý với số lượng học sinh nhiều ở các khối lớp.
Đa số giáo viên được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi chưa kiên trì trong việc
tìm tòi, vận dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo
của học sinh. Chưa biên soạn tài liệu, giáo án hướng dẫn ôn tập cho học sinh. Việc
hướng dẫn, truyền thụ kiến thức cho học sinh còn gượng ép, máy móc, thậm chí đôi

khi bế tắc khi gặp các dạng bài khó.
Học sinh tiếp thu bài còn mang tính thụ động, gò ép, thiếu tính sáng tạo, logic,
thiếu cơ sở.
Vì thế, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi qua mạng trong những năm học qua
của nhà trường chưa thực sự hiệu quả. Kết quả là qua các kì thi giải toán qua mạng,
thi IOE tiếng Anh..., số học sinh của trường tham dự thi đạt kết quả chưa cao, có
nhiều em chưa đạt giải cấp huyện, số học sinh được tham dự thi cấp tỉnh quá ít hoặc
không có.
Năm học 2016 -2017, theo công văn chỉ đạo của Phòng giáo dục, nhà trường
đã tổ chức bồi dưỡng thêm môn thi Olimpic Vật lý qua mạng. Do thiếu giáo viên bộ
môn Vật lý nên việc bồi dưỡng học sinh giỏi gặp nhiều khó khăn. Đa số giáo viên
chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc ôn luyện cho học sinh. Đặc biệt tài liệu hướng
dẫn ôn thi Olimpic Vật lý còn chưa có, không như môn Toán, Tiếng Anh.
Bản thân tôi là Phó hiệu trưởng nhà trường từ đầu năm học, quản lý và chỉ đạo
trực tiếp về chuyên môn. Ở cương vị làm việc mới, tôi đã dành thời gian tìm tòi,
nghiên cứu các cách thức làm việc khoa học, sáng tạo. Tôi đặc biệt quan tâm mảng
bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém và ôn thi tuyển sinh vào lớp 10
THPT. Tôi tìm hiểu cách thức làm việc của giáo viên trong việc bồi dưỡng học sinh
2


giỏi trong năm học vừa qua và các năm học trước và đã nhận thấy trong cách làm đó
còn có những hạn chế và tồn tại cần khắc phục như trên. Trong công tác bồi dưỡng
học sinh thi Olimpic Vật lý, bản thân tôi tham gia bồi dưỡng các em khối 9. Khối 6,
7, 8 giao nhiệm vụ cho các đồng chí giáo viên Toán bồi dưỡng.
Bản thân tôi cũng là năm đầu tiên tham gia bồi dưỡng học sinh thi giải Vật lý
trên mạng nên cũng rất băn khoăn về phương pháp làm. Câu hỏi đặt ra là làm thế
nào để nâng cao chất lượng bồi dưỡng và ngày càng có nhiều học sinh đạt giải cao
trong kì thi cấp Huyện, có nhiều học sinh được tham dự thi cấp Tỉnh và đạt giải?
Chính vì thế, tôi đã tìm hiểu trên mạng, những tài liệu tham khảo và học hỏi ở những

đồng nghiệp ở các nơi...để tìm ra những biện pháp tốt nhất trong công tác bồi dưỡng
học sinh thi giải Olimpic Vật lý qua mạng. Kết quả thử nghiệm ngay trong năm học
đầu tiên nhìn chung là đạt hiệu quả cao. Sau đây tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải
pháp cải tiến trong công tác ôn luyện, bồi dưỡng học sinh thi Olimpic Vật lý 9 qua
mạng.
2. Giải pháp mới cải tiến:
Việc luyện thi theo vòng cũng có ưu điểm và tồn tại, vì thế chúng ta nên có những
cách thức ôn luyện như sau:
2.1. Duy trì luyện thi theo vòng: Việc luyện thi theo vòng sẽ giống như thi thật
nên sẽ tăng kĩ năng, kinh nghiệm để đi thi thật, nên việc này lòa cần thiết không thể
bỏ qua. Vậy, mỗi học sinh có thể lập 4-5 nick thi theo vòng hoặc có thể nhiều hơn nếu
học sinh có nhiều thời gian.
2.2. Luyện theo chuyên đề: Để khắc phục hạn chế của việc luyện thi theo
vòng, học sinh nên luyện theo từng chuyên đề để kiến thức sâu hơn, và được va chạm
với tất cả các dạng bài thi Olimpic.
2.2.1. Trước hết cần cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất
của chương trình Vật lý 9 đến thời điểm thi.
***************************

Chương I: Điện học
1. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
- CĐDĐ chạy qua một dây dẫn lệ thuận với HĐT đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
U 1 I1

U2 I2
- Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT giữa 2 đầu dây dẫn là một
đường thẳng đi qua gốc tọa độ (U= 0, I =0)
2. Định luật Ôm.

3



Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai
đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
Hệ thức: I 

U
R

trong đó: U là hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn (V),
I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn (A),
R là điện trở của dây dẫn (  ).
3. Đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song.
Đoạn mạch mắc nối tiếp
Đoạn mạch mắc song song:
I1 = I 2 = I
I1 + I 2 = I
U1 + U2 = U
U1= U2 = U
R R
Rtđ = R1 + R2
R 1 2
R1  R 2
I 1 R2

I 2 R1

U 1 R1

U 2 R2


4. Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài, tỉ lệ nghịch với tiết diện và phụ
thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.
Hệ thức: R   .

l
S

Trong đó: R là điện trở dây dẫn(  );
 là điện trở suất (  m);
l là chiều dài dây dẫn (m)
S là tiết diện dây dẫn (m2).
* Lưu ý đơn vị: 1mm2 1.10 6 m2
5. Biến trở
- Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số.
- Biến trở được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
6. Công suất điện – Điện năng tiêu thụ
* Công suất: P = U.I
Trong đó :
P là công suất điện (W)
U là hiệu điện thế (V)
I là cường độ dòng điện (A)
- Hệ quả : Nếu mạch cho điện trở R thì công suất tính theo công thức :
U2
P = I .R hoặc P =
R
2

* Công của dòng điện (hay điện năng tiêu thụ)
4



Công thức: A = P.t = U.I.t
Trong đó:
A: Điện năng tiêu thụ (J)
P: Công suất điện (W)
t: thời gian sử dụng điện (s)
U: Hiệu điện thế (V)
I: Cường độ dòng điện (A)
+ Nếu A (J) thì P (W) và t (s)
+ Nếu A (KWh ) thì P (kW) và t (h)
Đo điện năng tiêu thụ: dùng công tơ điện. Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết
lượng điện năng sử dụng là 1 kWh
1 kW.h = 3 600 000J = 3 600kJ
7. Định luật Jun-Lenxơ
Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình
phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy
qua.
Hệ thức: : Q = I2.R.t
Với:
Q: Nhiệt lượng tỏa ra (J)
I: Cường độ dòng điện (A)
R: Điện trở (  )
t: Thời gian (s)
* Chú ý: Nếu nhiệt lượng Q tính bằng đơn vị Calo thì Q = 0,24.I2.R.t
8. An toàn khi sử dụng điện:
- Chỉ làm TN với các nguồn điện có HĐT dưới 40V.
- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện đúng tiêu chuẩn quy định.
-: Cần mắc cầu chì có cường độ định mức phù hợp cho mỗi dụng cụ điện để ngắt
mạch tự động khi đoản mạch.

- Khi tiếp xúc với mạng điện gia đình cần cẩn trọng
Biên pháp tiết kiệm:
+ Cần phải lựa chọn, sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất hợp lí, đủ
mức cần thiết.
+ Không sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện trong những lúc không cần thiết.
Chương II: Điện từ học
1. Đặc điểm của nam châm:
- Nam châm có đặc tính hút sắt, thép, niken, cooban...
5


- Nam châm nào cũng có hai từ cực. Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực
Bắc, còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam.
- Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên
hút nhau.
- Cấu tạo và hoạt động � Tác dụng của la bàn: Bộ phận chỉ hướng của la bàn là kim
nam châm. bởi vì tại mọi vị trí trên Trái Đất ( trừ ở hai cực) kim nam châm luôn chỉ
hướng Nam - Bắc địa lý � La bàn dùng để xác định phương hướng dùng cho người đi
biển, đi rừng, xác định hướng nhà...
2. Từ trường- Cách nhận biết từ trường:
- Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường.
- Dùng kim nam châm để nhận biết từ trường. Nơi nào trong không gian có lực từ tác
dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường.
3. Đặc điểm đường sức từ:
- Các đường sức từ có chiều nhất định.
- Ở bên ngoài thanh nam châm, chúng là những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào
cực Nam của nam châm.
4. Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua. Quy tắc nắm tay phải.
Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng
theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của

đường sức từ trong lòng ống dây.
5. Sự nhiểm từ của sắt, thép. Nam châm điện
- Khi đặt trong từ trường sắt, thép đều bị nhiễm từ. Sau khi đưa ra khỏi từ trường thi
sắt mất hết từ tính, còn thép thì giữ được từ tính lau dài.
- Cấu tạo nam châm điện gồm cuộn dây và lõi sắt non.
- Có thể tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng các cách:
+ Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây.
+ Tăng số vòng của ống dây.
*) Lợi thế của nam châm điện:
- Có thể chế tạo nam châm điện cực mạnh bằng cách tăng số vòng dây và tăng cường
độ dòng điện đi qua ống dây.
- Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây là nam châm điện mất hết từ tính.
- Có thể thay đổi tên từ cực của nam châm điện bằng cách đổi chiều dòng điện qua
ống dây.
6. Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng
bàn tay, chiều từ cổ tay đén ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay
cái choãi ra 900 chỉ theo chiều của lực điện từ.
6


7. Điều kiện để dòng điện xuất hiện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín.
Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết
diện S của cuộn dây dẫn đó biến thiên.
Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
8. Dòng điện xoay chiều – Máy phát điện XC
- Dòng điện xoay chiều là dòng điệnc có chiều luân phiên thay đổi
- Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín đang tăng mà
chuyển sang giảm (hoặc đang giảm chuyển sang tăng) thì dòng điện trong cuộn dây
bị
đổi chiều.

- Máy phát điện xoay chiều gồm 2 bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một
trong 2 bộ phận này đứng yên gọi là Stato, bộ phận quay gọi là Roto.
9. Điện năng hao phí trên đường dây tải điện. Cách làm giảm hao phí.
* Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao
phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây.
* Công suất hao phí:
Php = R

P2
U2

Trong đó: Php là công suất hao phí do toả nhiệt (W)
R là điện trở đường dây tải điện (  )
U là HĐT giữa hai đầu đường dây tải điện (V)
P là công suất điện cần truyền tải đi (W)
* Các cách làm giảm hao phí:
- Giảm điện trở trên đường dây truyền tải
- Tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây
Để giảm hao phí điện năng do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện thì tốt nhất là tăng
HĐT đặt vào hai đầu dây dẫn, điều này thật đơn giản vì đã có máy biến thế. Hơn nữa,
khi tăng U thêm n lần ta sẽ giảm được công suất hao phí đi n2 lần
10. Máy biến thế (còn gọi là máy biến áp ):
U

n

1
1
Công thức máy biến thế : U  n
2

2

Trong đó:
U1 là HĐT đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp (V)
U2 l à HĐT đặt vào 2 đầu cuộn thứ cấp (V)
n1 là số vòng dây của cuộn sơ cấp (vòng)
n2 là số vòng dây cuộn thứ cấp (vòng)
+ Nếu n1>n2 : Máy hạ thế.
7


+ Nếu n1,* Công dụng của máy biến thế : Là thiết bị dùng để tăng giảm hiệu điện thế của
dòng doay chiều .
* Cấu tạo: gồm
- Hai cuộn dây : cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp có số vòng n1, n2 khác nhau.
- Một lõi sắt pha Silic chung.
* Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế : Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
Chương III: Quang học
1 . Sự khúc xạ ánh sáng :
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng : Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong
suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi
trường được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Lưu ý : + Khi tia sáng đi từ không khí vào nước, thủy tinh thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
+ Khi tia sáng đi từ nước , thủy tinh qua môi trường không khí thì góc khúc xạ lớn
hơn góc tới.
+ Nếu góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ cũng bằng 00. Tia sáng không bị đổi hướng.
2 . Thấu kính:
a)Thấu kính hội tụ
* Đặc điểm:

-Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa
- Chiếu một chùm tia tới song song với trục chính của
TKHT cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của TK.
*Hình vẽ:
Trong đó : Trục chính (  ); Quang tâm (O);
Tiêu điểm F, F’ nằm cách đều về hai phía thấu kính;
Tiêu cự f = OF = OF’
* Đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua TKHT là :
+ Tia tới đi qua quang tâm cho tia ló tiếp tục truyền thẳng
+ Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm (F’ sau TK)
+ Tia tới đi qua tiêu điểm F cho tia ló song song với trục chính
b)Thấu kính phân kì
S
* Đặc điểm:
F’
O
F

- Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn
phần giữa
- Chùm tia tới song song với trục chính của TKPK
cho chùm tia ló phân kì
8


* Đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt qua TKPK là :
+ Tia tới đi qua quang tâm cho tia ló tiếp tục truyền thẳng .
+ Tia tới song song với trục chính cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu
điểm (F trước TK)
c) Ảnh của 1 vật qua thấu kính :

Vị trí của vật Thấu kính hội tụ (TKHT)
Thấu kính phân kỳ (TKPK)
Vật ở rất xa Ảnh thật, cách TK một khoảng Ảnh ảo, cách thấu kính một khoảng
TK:
bằng tiêu cự (nằm tại tiêu điểm bằng tiêu cự (nằm tại tiêu điểm F)
F’)
+ d > 2f: ảnh thật, ngược chiều, - Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
nhỏ hơn vật.

+d = 2f: ảnh thật, ngược chiều,
độ lớn bằng vật (d’ = d = 2f;
Vật ở ngoài h’ = h)
khoảng tiêu cự
(d>f)

+2f > d > f: ảnh thật, ngược
chiều, lớn hơn vật.

9


- Ảnh thật nằm ở rất xa thấu - Ảnh ảo, cùng chiều nằm ở trung
kính.
điểm của tiêu cự, có độ lớn bằng nửa
độ lớn của vật.
Vật ở
tiêu điểm:

- Ảnh ảo, cùng chiều và lớn - Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
hơn vật.

Vật ở trong
khoảng tiêu cự
(d3 . Mắt và các tật của mắt
* Mắt
- Mắt có 2 bộ phận chính: Thể thủy tinh và màng lưới (hay còn gọi là võng mạc)
- Khi nhìn các vật ở các vị trí khác nhau mắt phải điều tiết
- Điểm xa mắt nhất mà ta nhìn thấy rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn .
- Điểm gần mắt nhất mà ta nhìn thấy rõ được gọi là điểm cực cận
- Mắt nhìn rõ vật khi vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn của mắt.
* Tật của mắt và cách khắc phục
- Mắt cận : Là mắt chỉ nhìn rõ những vật ở gần mà không nhìn rõ những vật ở xa .
Cách khắc phục tật cận thị là đeo kính cận là 1 thấu kính phân kì có tiêu điểm trùng
với điểm cực viễn của mắt
- Mắt lão : Là mắt chỉ nhìn rõ những vật ở xa mà không nhìn rõ những vật ở gần.
Cách khắc phục tật mắt lão là đeo kính lão là 1 thấu kính hội tụ để nhìn rõ những vật
ở gần
4. Máy ảnh và kính lúp .
a/ Máy ảnh có các bộ phận chính là :
+ Vật kính là 1 thấu kính hội tụ
+ Buồng tối ( Trong buồng tối có chỗ đặt phim để hứng ảnh )
- Ảnh hiện trên phim của máy ảnh là ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật
b/ Kính lúp là 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát các vật
nhỏ
10


- Vật cần quan sát phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính để cho một ảnh ảo
lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo đó.
- Kính lúp có số bội giác càng lớn thì quan sát vật thấy ảnh càng lớn

25

- Quan hệ độ bội giác (G) và tiêu cự (f) (đo bằng cm) là : G = f
5. Ánh sáng trắng và ánh sáng màu và tác dụng của ánh sáng :
* Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
- Các nguồn ánh sáng trắng : Mặt trời,ánh sáng từ đèn pin,ánh sáng từ bóng đèn dây
tóc ....
- Các nguồn phát ánh sáng màu: đèn LED, đèn lade...
- Có thể tạo ra ánh sáng màu bằng cách chiếu chùm sáng trắng qua tấm lọc màu
- Trong ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm ánh sáng màu khác nhau. Có thể phân
tích 1 chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm
sáng trắng đi qua một lăng kính hoặc phản xạ trên mặt ghi của đĩa CD …Chiếu nhiều
chùm sáng màu thích hợp vào cùng 1 chỗ màu trắng có thể tạo ra ánh sáng trắng
* Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật
- Vật có màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đó và tán xạ kém ánh sáng màu
khác.Vật màu trắng có khả năng tán xạ tất cả các ánh sáng màu, vật màu đen không
có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào .
* Các tác dụng của ánh sáng
+ Ánh sáng chiếu vào vật làm vật nóng lên  tác dụng nhiệt của ánh sáng :
VD : Ánh sáng mặt
trời chiếu vào ruộng muối làm nước biển nóng lên và bay hơi để lại muối kết
tinh . Các vật màu tối
hấp thu năng lượng ánh sáng mạnh hơn các vật có màu sáng .
+ Tác dụng sinh học : Ánh sáng có thể gây ra 1 số biến đổi nhất định ở các sinh
vật .Đó là tác
dụng sinh học của ánh sáng .VD : Cây cối cần ánh sáng mặt trời thì mới quang
hợp được .
+ Tác dụng quang điện : Pin mặt trời (pin quang điện) có thể biến đổi trực tiếp
năng lượng ánh
sáng thành năng lượng điện

6. Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng .
- Một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng
các vật khác .
- Các dạng năng lượng : Cơ năng ,nhiệt năng, điện năng, quang năng, hóa năng.
11


- VD chuyển hóa năng lượng :
+ Thế năng chuyển hóa thành động năng khi quả bóng rơi và ngược lại
+ Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng trong các động cơ nhiệt
+ Điện năng biến đổi thành quang năng trong bong đèn Led, đèn ống.
7 . Định luật bào toàn năng lượng :
Năng lượng không tự sinh ra và cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ
dạng này sang dạng khác ,từ vật này sang vật khác.
******************************

2.2.2. Từ kiến thức cơ bản, ra đề cương cho học sinh những bài tập trắc
nghiệm theo chuyên đề ở các mức độ kiến thức như: nhận biết, thông hiểu, vận
dụng thấp, vận dụng cao.
Các chuyên đề ôn tập như sau:
Chuyên đề 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
giữa hai đầu dây dẫn - Định luật Ôm- Mạch nối tiếp, mạch song song
Câu hỏi nhận biết:
Câu 1: Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu một bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng
điện chạy qua bóng đèn sẽ
A. càng nhỏ.
B. càng lớn.
C. không thay đổi.
D. lúc đầu tăng, sau đó lại giảm.
Câu 2: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm thì cường độ dòng điện chạy qua

dây dẫn sẽ
A. giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.
B. tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.
C. không thay đổi.
D. lúc đầu tăng, sau đó lại giảm.
Câu 3: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng
điện chạy qua dây dẫn sẽ
A. luân phiên tăng giảm.
B. không thay đổi.
C. giảm bấy nhiêu lần.
D. tăng bấy nhiêu lần.
Câu 4: Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch
A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này.
B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này.
C. không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này.
D. giảm khi tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này.
Câu 5: Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy
qua dây dẫn đó có mối quan hệ:
A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
12


C. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó tăng.
D. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó giảm.
Câu 6: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa
hai đầu dây dẫn có dạng
A. một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
B. một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ .
C. một đường cong đi qua gốc tọa độ.

D. một đường cong không đi qua gốc tọa độ.
Câu 7. Điện trở R của dây dẫn biểu thị cho
A. Tính cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây.
B. Tính cản trở hiệu điện thế nhiều hay ít của dây.
C. Tính cản trở electron nhiều hay ít của dây.
D. Tính cản trở điện lượng nhiều hay ít của dây.
Câu hỏi thông hiểu
Câu 8: Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu
bóng đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì
A. cường độ dòng điện tăng 2,4 lần. B. cường độ dòng điện giảm 2,4 lần.
C. cường độ dòng điện giảm 1,2 lần. D. cường độ dòng điện tăng 1,2 lần.
Câu 9: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua
dây dẫn đó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ
dòng điện qua dây dẫn là
A. 4A.
B. 3A.
C. 2A.
D. 0,25A.
Câu 10: Đặt một hiệu điện thế U = 12 V vào hai đầu một điện trở thì cường độ dòng
điện là I = 2 A. Nếu tăng hiệu điện thế lên 1,5 lần thì cường độ dòng điện là
A. 3,0 A.
B. 1,0 A.
C. 0,5 A.
D. 0,25A.
Câu 11: Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 5V thì cường độ dòng điện qua nó là
100mA. Khi hiệu điện thế tăng thêm 20% giá trị ban đầu thì cường độ dòng điện qua
nó tăng thêm một lượng là
A. 60 mA.
B. 80 mA.
C. 20 mA.

D. 120 mA.
Câu 12. Hai bóng đèn có ghi: 220V – 25W, 220V – 40W. Để 2 bóng đèn trên hoạt
động bình thường ta mắc song song vào nguồn điện
A. 220 V.
B. 110 V.
C. 40 V.
D. 25 V.
Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 13: Mắc một dây dẫn có điện trở R = 12 Ω mắc vào hiệu điện thế 3V thì cường
độ dòng điện qua nó là
A. 15,0 A.
B. 4,0 A.
C. 2,5 A.
D. 0,25 A.
13


Câu 14: Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế U = 6 V thì cường độ dòng điện qua
dây dẫn là I = 0,5 A. Dây dẫn có điện trở là
A. 3,0 Ω.
B. 12 Ω.
C. 0,33 Ω.
D. 1,2 Ω.
Câu 15. Một dây dẫn có điện trở 50Ω chịu được dòng điện có cường độ 250mA.
Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt vào hai đầu dây là
A. 12500V.
B. 12,5V.
C. 50V.
D. 0,2V.
Câu 16. Một mạch điện gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song. Khi mắc vào một

hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là I = 1,2 A và cường độ
dòng điện chạy qua R2 là I2 = 0,5A. Cường độ dòng điện chạy qua R1 là
A. 0,5 A
B. 0,6 A
C. 0,7 A
D. 0,8 A
Câu 17. Hai điện trở R1 = 3 Ω, R2 = 6 Ω mắc song song với nhau, điện trở tương
đương của mạch là
A. 2 Ω.
B. 4 Ω.
C. 9 Ω.
D. 6 Ω.
Câu 18. Điện trở R1 = 10 Ω chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu của nó
là U1 = 6 V. Điện trở R2 = 5 Ω chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu của nó
là U2 = 4 V. Đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc nối tiếp chịu được hiệu điện thế lớn nhất
đặt vào hai đầu của đoạn mạch này là
A. 10 V.
B. 12 V.
C. 9,0 V.
D. 8,0 V.
Câu 19. Điện trở R1 = 30 Ω chịu được dòng điện lớn nhất là 2 A và điện trở R2 = 10
Ω chịu được dòng điện lớn nhất là 1A. Có thể mắc nối tiếp hai điện trở này vào hiệu
điện thế nào dưới đây?
A. 40 V.
B. 70 V.
C. 80 V.
D. 120 V.
Câu 20. Mắc ba điện trở R1 = 2 Ω, R2 = 3 Ω, R3 = 6 Ω song song với nhau vào mạch
điện U = 6 V. Cường độ dòng điện qua mạch chính là
A. 12 A.

B. 6,0 A.
C. 3,0 A.
D. 1,8 A.
Câu 21. Cho hai điện trở R1 = 12 Ω và R2 = 18 Ω được mắc nối tiếp nhau. Điện trở
tương đương R12 của đoạn mạch đó có giá trị là
A. 12 Ω.
B. 18 Ω.
C. 6,0 Ω.
D. 30 Ω.
Câu 22. Có 3 điện trở R1= 10 Ω và R2 = R3 = 20 Ω. Điện trở tương đương của đoạn
mạch R1nt (R2// R3) là:
A. 20 Ω.
B. 30 Ω.
C. 5 Ω.
D. 10 Ω.
Câu 23. Hai điện trở R1 = 6 Ω và R2 = 9 Ω mắc nối tiếp với nhau rồi mắc vào hai cực
của nguồn điện không đổi. Biết hiệu điện thế giữa hàu đầu của R1 là 4,8V. Hiệu điện
thế giữa hàu đầu của R2 là
A. 7,2V.
B. 3V.
C. 12V.
D. 4,8V.
14


Câu 24. Cho hai điện trở R1 = 3 Ω, R2 = 5 Ω, nối tiếp mắc vào hiệu điện thế U, cường
độ dòng điện toàn mạch là 10 A. Biết U1 = 3U2. Tính U2.
A. 12 V
B. 32 V
C. 20 V

D. 40 V
Câu hỏi vận dụng cao
Câu 25. Một dây dẫn bằng đồng có điện trở 9,6Ω với lõi gồm 30 sợi đồng mảnh có
tiết diện như nhau. Điện trở của mỗi sợi dây mảnh là
A. 9,6 Ω.
B. 0,32 Ω.
C. 288 Ω.
D. 28,8 Ω.
Câu 26. Điện trở tương đương của 2 điện trở mắc nối tiếp bằng 120 Ω. Biết rằng một
trong hai điện trở có giá trị gấp 3 lần giá trị điện trở kia. Giá trị mỗi điện trở là:
A. 30 Ω và 90 Ω.
B. 60 Ω và 180 Ω.
C. 25 Ω và 75 Ω.
D. 40 Ω và 120 Ω.
Câu 27. Đoạn mạch gồm hai điện trở măc song song với nhau. Biết giá trị của điện
trở này lớn gấp bốn lần điện trở kia và điện trở tương đương của đoạn mạch là này
bằng 4 Ω. Tìm giá trị của mỗi điện trở.
A. 2 Ω; 8 Ω
B. 4 Ω; 16 Ω
C. 5 Ω; 20 Ω
D. 6Ω; 24 Ω
Câu 28. Cho mạch điện gồm hai điện trở song song, R1 = 3R2. Cường độ dòng điện
qua mạch chính là 2 A. Kí hiệu I1 và I1 là cường độ dòng điện qua các mạch rẽ R1 và
R2 thì
A. I1 = 2 A, I2 = 6A
B. I1 = 0,667 A, I2 = 2A
C. I1 = 1,5 A, I2 = 0,5A
D. I1 = 0,5 A, I2 = 1,5A
Câu 29. Hai điện trở R1 = 10 Ω, R2 = 20 Ω, R1 chịu được cường độ dòng điện tối đa
là 1,5 A còn R2 chịu được dòng điện tối đa là 2 A. Có thể mắc song song hai điện trở

trên vào hai điểm có hiệu điện thế tối đa bằng bao nhiêu?
A. 10 V
B. 30 V
C. 15 V
D. 25 V
Câu 30. Cho mạch điện gồm 3 điện trở mắc nối tiếp vào nguồn điện có hiệu điện thế
UMN = 11V, biết R1= 2R2 = 3R3. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 là
A. 9 V
B. 3 V
C. 2 V
D. 6 V
Câu 31. Cho mạch điện gồm A nt Đ nt (R1//Rx) mắc vào nguồn điện có U = 9V, R1= 6
 , Đ: 6V – 6W, bỏ qua điện trở dây nối và Ampe kế, điều chỉnh Rx =6  thì số chỉ
Ampe kế là
A. 2 A
B. 1,5 A
C. 0,5 A
D. 1 A
Câu 32. Khi điện trở R1 mắc song song với điện trở R2 = 2R1 vào nguồn điện không
đổi thì cường độ dòng điện trong mạch chính là 3A. Cường độ dòng điện chạy qua
điện trở R2 có giá trị là
A. 2 A
B. 1,5 A
C. 3 A
D. 1 A
Câu 33. Ba điện trở R1, R2, R3 được mắc song song với nhau vào nguồn điện có hiệu
15


điện thế không đổi, biết R2 =R3= 2R1 và cường độ dòng điện qua mạch chính có độ

lớn 0,8A. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1 có độ lớn là
A. 0,2 A
B. 0,3 A
C. 0,4 A
D. 0,5 A
Câu 34.
Cho mạch điện như hình vẽ, biết R2= 10  ,
R3= 2R1, điện trở các vôn kế lớn vô cùng và
vôn kế V1 chỉ 10V, vôn kế V2 chỉ 12V. Hiệu
điện thế UAB giữa hai đầu mạch bằng:

A. 12 V

B. 14 V

C. 10 V

D. 22 V

Chuyên đề 2: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện
và vật liệu làm dây dẫn – Biến trở
Câu hỏi nhận biết
Câu 1 Trong các kim loại nicrom, đồng, nhôm, vonfram, kim loại nào dẫn điện tốt
nhất?
A. Vonfram
B. Nhôm
C. Nicrom.
D. Đồng
Câu 2 Dây dẫn có chiều dài l, tiết diện S và làm bằng chất có điện trở suất ρ, thì có
điện trở R được tính bằng công thức

A. R = 

S

S
l

l

l

B. R = l
C. R = S
D. R = 
S
Câu 3 Điện trở suất là điện trở của một dây dẫn hình trụ có
A. Chiều dài 1 m tiết diện đều 1m²
B. Chiều dài 1 m tiết diện đều 1cm²
C. Chiều dài 1 m tiết diện đều 1mm² D. Chiều dài 1 mm tiết diện đều 1mm²
Câu 4. Công thức tính điện trở của một dây dẫn hình trụ, đồng chất, tiết diện đều có
chiều dài l, đường kính d và có điện trở suất  là:
A. R =

4l
d 2

B. R =

4d 2 l



C. R =

4
ld

D. R =

4l
d

Câu 5. Biến trở là một linh kiện
A. Dùng để thay đổi vật liệu dây dẫn trong mạch.
B. Dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
C. Dùng để điều chỉnh hiệu điện thế giữa hai đầu mạch.
D. Dùng để thay đổi khối lượng riêng dây dẫn trong mạch.
Câu hỏi thông hiểu
Câu 6. Nếu giảm chiều dài của một dây dẫn đi 4 lần và tăng tiết diện dây đó lên 4 lần
thì điện trở suất của dây dẫn sẽ
16


A. Giảm 16 lần. B. Tăng 16 lần.
C. Không đổi.
D. Tăng 8 lần.
Câu 7. Hai dây dẫn đều làm bằng đồng có cùng tiết diện S. Dây thứ nhất có chiều dài
20cm và điện trở 5 Ω. Dây thứ hai có điện trở 8 Ω. Chiều dài dây thứ hai là
A. 32 cm
B. 12,5 cm
C. 2 cm

D. 23 cm
Câu 8. Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện S1 = 0,5
mm² và R1 = 8,5 Ω. Dây thứ hai có điện trở R2 = 127,5 Ω, có tiết diện là
A. S2 = 0,33 mm² B. S2 = 0,5 mm² C. S2 = 15 mm²
D. S2 = 0,033 mm².
Câu 9. Hai dây dẫn đều làm bằng đồng có cùng chiều dài l. Dây thứ nhất có tiết diện
S và điện trở 6Ω. Dây thứ hai có tiết diện 2S. Điện trở dây thứ hai là
A. 12 Ω.
B. 9 Ω.
C. 6 Ω.
D. 3 Ω.
Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 10. Một dây dẫn bằng đồng có chiều dài l = 100 cm, tiết diện 2 mm², điện trở
suất ρ =1,7.10–8 Ωm. Điện trở của dây dẫn là
A. 8,5.10–2 Ω.
B. 0,85.10–2 Ω.
C. 85.10–2 Ω.
D. 0,085.10–2 Ω.
Câu 11. Một dây dẫn bằng nhôm hình trụ, có chiều dài l = 6,28m, đường kính tiết
diện d = 2 mm, điện trở suất ρ = 2,8.10–8 Ωm, điện trở của dây dẫn là
A.5,6.10–4 Ω.
B. 5,6.10–6 Ω.
C. 5,6.10–8 Ω.
D. 5,6.10–2 Ω.
Câu 4: Khi tiết diện của dây dẫn đồng chất tăng lên 2 lần thì điện trở của nó:
A. không thay đổi
B. giảm 2 lần
C. tăng 2 lần
D. giảm 4 lần
Câu 12. Hai dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện, điện trở dây thứ nhất lớn hơn

điện trở dây thứ hai gấp 2 lần, dây thứ nhất có điện trở suất ρ = 1,6.10–8 Ωm, điện trở
suất của dây thứ hai là
A. 0,8.10–8 Ωm.
B. 8.10–8 Ωm.
C. 0,08.10–8 Ωm.
D. 80.10–8 Ωm.
Câu 13. Khi đặt một hiệu điện thế 12V vào hai đầu một cuộn dây dẫn thì dòng điện
qua nó có cường độ 1,5A. Biết rằng dây dẫn cùng loại dài 6m có điện trở là 2 Ω.
Chiều dài của dây dẫn dùng để quấn cuộn dây này là
A. 24 m
B. 18 m
C. 12 m
D. 8 m
Câu 14. Hai dây dẫn đều làm bằng đồng có cùng tiết diện S. Dây thứ nhất có chiều
dài 20cm và điện trở 5 Ω. Dây thứ hai có điện trở 8 Ω. Chiều dài dây thứ hai là
A. 32 cm
B. 12,5 cm
C. 2 cm
D. 23 cm
Câu 15. Khi đặt hiệu điện thế 9 V vào hai đầu một cuộn dây dẫn thì cường độ dòng
điện qua nó có cường độ là 0,3 A. Tính chiều dài của dây dẫn để quấn cuộn dây này,
biết rằng cứ 6m chiều dài, dây dẫn này có điện trở là 2,5 Ω.
17


A. 54 m
B. 72 m
C. 34 m
D. 25 m
Câu hỏi vận dụng cao

Câu 16. Một dây dẫn có chiều dài ℓ và điện trở R. Nếu nối tiếp 4 dây dẫn trên thì dây
mới có điện trở là
A. R’ = 4R.
B. R’ = R/4.
C. R’ = R + 4.
D. R’ = R – 4.
Câu 17. Một điện trở con chạy được quấn bằng dây hợp kim nicrôm có điện trở suất
ρ = 1,1.10–6 Ω.m, đường kính tiết diện d1 = 0,5 mm, chiều dài dây là 6,28 m. Điện trở
lớn nhất của biến trở là
A. 3,52.10–3 Ω.
B. 3,52 Ω.
C. 35,2 Ω.
D. 352 Ω.
Câu 18. Hai dây dẫn cùng tiết diện và cùng làm bằng một loại hợp kim. Khi mắc hai
dây dẫn song song với nhau rồi mắc vào nguồn điện thì cường độ dòng điện qua các
dây dẫn lần lượt là I1 = 2,5 A, I2 = 0,5 A. So sánh chiều dài của hai dây dẫn thì
A. l1 = 5l2.
B. l1 = l2.
C. l1 = l2 / 5.
D. l1 = 2,5l2.
Câu 19. Một bóng đèn loại 6V-6W mắc nối tiếp với một biến trở vào nguồn điện có
hiệu điện thế không đổi 9V, biết đèn sáng bình thường. Cường độ dòng điện chạy qua
biến trở có độ lớn bằng
A. 1A
B. 2A
C. 3A
D. 4A
Câu 20. Hai bóng đèn loại 6V- 6W và 6V-3W được mắc với một biến trở Rx thành
mạch có dạng (R1//R2) nt Rx rồi mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 12V không đổi.
Để 2 đèn sáng bình thường thì biến trở Rx phải có giá trị là

A. 12 Ω.
B. 8 Ω.
C. 6 Ω.
D. 4 Ω.
Câu 21. Một biến trở có ghi 110V- 2,5A, biết dây điện trở của biến trở này có chiều
dài 0,6m và làm bằng chất có điện trở suất ρ = 1,1.10–6 Ω.m. Tiết diện của dây làm
biến trở là:
A. 0,015 mm2.
B. 0,0015 mm2.
C. 0,15 mm2.
D. 1,50 mm2 .
Chuyên đề 3: Công suất điện – Điện năng tiêu thụ - An toàn điện
Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Công suất điện cho biết
A. Khả năng thực hiện công của dòng điện.
B. Năng lượng của dòng điện.
C. Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.
D. Mức độ mạnh hay yếu của dòng điện.
Câu 2. Năng lượng của dòng điện gọi là
A. Cơ năng.
B Nhiệt năng.
C. Quang năng.
D. Điện năng.
18


Câu 3. Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết
A. Thời gian sử dụng điện của gia đình.
B. Công suất điện mà gia đình sử dụng.
C. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.

D. Số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng.
Câu 4 Thiết bị điện nào sau đây khi hoạt động đã chuyển hóa điện năng thành cơ
năng và nhiệt năng?
A. Quạt điện.
B. Đèn LED.
C. Ấm điện
D. Nồi cơm điện.
Câu 5 Công thức tính công của dòng điện sinh ra trong một đoạn mạch là
P
A. A = U.I².t
B. A = U.I.t
C. A = U².I.t
DA= t
Câu 6 Đơn vị của công suất điện là
A. J
B. W
C. Wh
D. kWh
Câu 7. Người ta đo lượng điện năng sử dụng bằng
A. Công tơ điện B. Oát kế
C. Vôn kế
D. Ampe kế
Câu hỏi thông hiểu
Câu 8. Một bàn là có giá trị Uđm và Pđm. Cường độ dòng điện định mức của bàn là
được tính theo công thức
A. Iđm =

2
U đm
Pđm


Pđm

U2

U đm

B. Iđm = U C. Iđm = đm D. Iđm = P
R
đm
đm
Câu 9. Hai bóng đèn loại 220V- 25W và 220V-40W được mắc song song với nhau
vào nguồn điện. Khi 2 đèn sáng bình thường, công suất tiêu thụ của mạch bằng
A. 220 W
B. 25 W
C. 65 W
D. 40 W
Câu 10. Một đèn loại 220V – 75W và một đèn loại 220V – 25W được sử dụng đúng
hiệu điện thế định mức. Trong cùng thời gian, so sánh điện năng tiêu thụ của hai đèn
thì
A. A1 = A2.
B. A1 = 3A2.
C. A2 = 3A1.
D. A1 < A2.
Câu 11. Trên một bóng đèn có ghi 110V – 55W. Điện trở của nó là
A. 0,5 Ω.
B. 27,5 Ω.
C. 2,0 Ω.
D. 220 Ω.
Câu 12. Một đèn loại 220V – 75W và một đèn loại 220V – 25W được sử dụng đúng

hiệu điện thế định mức. Trong cùng thời gian, so sánh điện năng tiêu thụ của hai đèn
thì
A. A1 = A2.
B. A1 = 3A2.
C. A2 = 3A1.
D. A1 < A2.
Câu 13. Quan sát vỏ của một biến trở thấy có ghi 48,5  -0,5A. Kết luận nào dưới
đây không đúng?
A. Cường độ dòng điện nhỏ nhất mà biến trở chịu được là 0,5A.
B. Giá trị cực đại của cường độ dòng điện mà biến trở chịu được là 0,5A.
19


C. Giá trị cực đại của biến trở là 48,5  .
D. Hiệu điện thế cực đại có thể đặt vào hai đầu biến trở là 24,25V
Câu 14. Trong mạch điện, nếu tăng điện trở lên 4 lần và giảm cường độ dòng điện
trong mạch đi 2 lần thì công suất tiêu thụ của mạch
A. Giảm đi 8 lần.
B. Giảm đi 4 lần.
C. Giảm đi 2 lần.
D. Không thay đổi.
Câu 15. Khi thấy người bị điện giật thì không được
A. Cúp cầu dao điện khu vực.
B. Dùng vật khô, dài cách ly người bị nạn với dây điện.
C. Dùng tay kéo người bị nạn ra khỏi nơi bị điện giật.
D. Gọi người cấp cứu.
Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 16. Một bàn là được sử dụng ở hiệu điện thế định mức 220V trong 10 phút thì
tiêu thụ một lượng điện năng là 660 kJ. Cường độ dòng điện qua bàn là là
A. 0,5 A

B. 0,3 A
C. 3 A
D. 5 A
Câu 17. Một bóng đèn loại 220V – 100W và một bếp điện loại 220V – 1000W được
sử dụng ở hiệu điện thế định mức, mỗi ngày trung bình đèn sử dụng 5 giờ, bếp sử
dụng 2 giờ. Giá 1 KWh điện 700 đồng. Tính tiền điện phải trả của 2 thiết bị trên trong
30 ngày?
A. 52 500 đồng. B. 115 500 đồng. C. 46 200 đồng. D. 161 700 đồng.
Câu 18. Một bếp điện tiêu thụ một điện năng 475,2kJ trong 24 phút. Hiệu điện thế
đặt vào bếp bằng 220V. Điện trở của bếp khi làm việc là
A. R  146,7 Ω.
B. R  144,7 Ω.
C. R  164,7 Ω.
D. R  147,6 Ω.
Câu 19. Một bóng đèn loại 220 V – 100 W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Điện
năng tiêu thụ của đèn trong 1h là
A. 220 kWh
B. 100 kWh
C. 1 kWh
D. 0,1 kWh
Câu 20. Một bàn là điện hoạt động liên tục trong 1 giờ ở hiệu điện thế 220V. Khi đó
số chỉ của công tơ điện tăng thêm 1,5 số. Điện năng mà bàn là sử dụng trong thời
gian trên là
A. 54 kJ
B. 5,4 kJ
C. 5400 kJ
D. 540 kJ
Câu hỏi vận dụng cao
Câu 21. Một bàn là điện có công suất định mức 1100W và cường độ dòng điện định
mức 5A. Điện trở suất là ρ = 1,1.10–6 Ωm và tiết diện của dây là S = 0,5mm², chiều

dài của dây dẫn là
A.10 m.
B. 20 m.
C. 40 m.
D. 50 m.
20


Câu 22. Người ta dùng bếp điện để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ 20 °C. Để đun sôi
lượng nước đó trong 20 phút thì phải dùng bếp điện có công suất bao nhiêu? Biết
nhiệt dung riêng của nước là 4,18.103 J/kg.K , hiệu suất của bếp là 80%.
A. 68W
B. 697W
C. 231W
D. 126W
Câu 23. Tính hiệu suất của bếp điện nếu sau 20 phút nó đun sôi được 2 lít nước có
nhiệt độ ban đầu ở 20 °C. Biết cường độ dòng điện qua bếp là 3A; hiệu điện thế hai
đầu dây xoắn của bếp là U = 220V; nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/ kg.K.
A. 45%
B. 23%
C. 95%
D. 85%
Câu 24. Một điện trở khi mắc vào hiệu điện thế 5V thì công suất tiêu thụ của nó là
5W. Khi hiệu điện thế tăng thêm 20% giá trị ban đầu thì công suất tiêu thụ của nó
tăng thêm một lượng là
A. 2,2W
B. 2,0 W
C. 1,0 W
D. 2,5 W
Câu 25. Đặt một hiệu điện thế bằng 30V vào hai đầu một cuộn dây dẫn dài 120m thì

công suất tiêu thụ của nó là 3,75W. Hỏi 1m chiều dài của cuộn dây này có điện trở
bằng bao nhiêu?
A. 0,2 Ω.
B. 20 Ω.
C. 2,0 Ω.
D. 200 Ω.
Câu 26. Đặt vào hai đầu bóng đèn loại 220V- 100W một hiệu điện thế bằng 217,8V.
Điện năng mà bóng đèn này tiêu thụ trong 1,5 giờ là
A. 529.254 J
B. 528.254 J
C. 592.254 J
D. 529.245 J
Câu 27. Một khu dân cư có 100 hộ gia đình. Trung bình, một ngày mỗi hộ gia đình
sử dụng một công suất điện 120W trong 5 giờ, giá mỗi kWh là 800 đồng thì trong
một tháng (30 ngày) khu dân cư đó phải trả số tiền điện là:
A. 14400 nghìn đồng
B. 1440 nghìn đồng
C. 720 nghìn đồng
D. 144 nghìn đồng
Câu 28. Một bóng đèn loại 6V-6W mắc nói tiếp với một biến trở Rx vào nguồn điện
có hiệu điện thế 9V. Khi đèn sáng bình thường, điện năng mà Rx tiêu thụ trong 2 giờ

A. 2160 J
B. 21600 J
C. 216 J
D. 2016 J
Câu 29. Dùng nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U0 = 24V để thắp sáng bình
thường một bộ bóng đèn cùng loại 2,5V- 1,25W; biết dây nối trong bộ bóng đèn có
điện trở không đáng kể, dây nối từ bộ bóng đèn đến nguồn có điện trở r =1  . Công
suất cực đại mà bộ bóng đó tiêu thụ là:

A. 11,25W
B. 112,5W
C. 1,125W
D. 0,1125W
Câu 30. Trong 30 ngày, chỉ số công tơ điện của một gia đình tăng thêm 75 số. Biết
rằng gia đình này chỉ sử dụng một loại bóng đèn loại 220V- 100W và thời gian sử
dụng điện trung bình mỗi ngày là 5 giờ, coi rằng các bóng đèn đều hoạt động bình
21


thường khi thắp sáng. Số bóng điện mà gia đình này đã sử dụng để thắp sáng hàng
ngày là:
A. 5 bóng
B. 6 bóng
C. 7 bóng
D. 8 bóng
Câu 31. Khi đặt vào hai đầu điện trở một hiệu điện thế 12V thì điện năng mà điện
trở tiêu thụ trong 30 phút là 43,2 kJ. Khi đặt vào hai đầu điện trở đó một hiệu điện thế
15V thì điện năng mà điện trở này tiêu thụ trong 1 giờ là:
A. 135 kJ
B. 1350 kJ
C. 13,5 kJ
D. 1,35 kJ
Chuyên đề 4: Định luật Jun-Len xơ
Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào là biểu thức của định luật Jun–
Lenxơ?
A. Q = I².R.t
B. Q = I.R².t
C. Q = I.R.t

D. Q = I².R².t
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung của định luật Jun– Lenxơ?
A. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, tỉ
lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.
B. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ
dòng điện, tỉ lệ nghịch với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.
C. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với điện trở, với hiệu điện
thế giữa hai đầu điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.
D. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ
dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.
Câu hỏi thông hiểu
Câu 3. Cho hai điện trở mắc nối tiếp, mối quan hệ giữa nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi
dây và điện trở của nó được viết như sau
Q

R

1
1
A. Q  R
2
2

Q

R

Q

1

2
B. Q  R
2
1

Q

1
2
C. R  R
1
2

D. A và C đúng

Câu 4. Cho hai điện trở mắc song song, mối quan hệ giữa nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi
dây và điện trở của nó được biểu diễn như sau
Q1

R1

Q1

R2

A. Q  R
B. Q  R
2
2
2

1
C. Q1.R2 = Q2.R1.
D. A và C đúng
Câu 5. Một bếp điện có hiệu điện thế định mức U = 220V. Nếu sử dụng bếp ở hiệu
điện thế U’ = 110V và sử dụng trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra của bếp
sẽ
A. Tăng 2 lần.
B. Tăng 4 lần.
C. Giảm 2 lần.
D. Giảm 4 lần.
Câu hỏi vận dụng thấp
22


Câu 6. Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 80Ω và cường độ
dòng điện qua bếp khi đó là I = 2,5A. Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1 giây là
A. 200 J.
B. 300 J.
C. 400 J.
D. 500 J.
Câu 7. Dòng điện có cường độ 2A chạy qua đoạn mạch điện có điện trở 60 Ω thì tiêu
thụ lượng điện năng là 0,12 kilô oat giờ. Thời gian dòng điện chạy qua mạch là
A. 1800 giây
B. 1080 giây
C. 180 giây
D. 1008 giây
Câu hỏi vận dụng cao
Câu 8. Một dây mayso có điện trở 200 Ω được mắc vào hiệu điện thế U rồi nhúng
vào chậu nước chứa 4 lít nước ở nhiệt độ 200C. Sau 10 phút, nhiệt lượng tỏa ra do
hiệu ứng Jun-Len xơ là 30000 J. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, bỏ

qua nhiệt lượng hao phí. Khi đó nhiệt độ của nước đã tăng thêm là
A.  t  17,850C
B.  t  21,7850C
C.  t  1,7850C
D.  t  178,50C
Câu 9. Tính hiệu suất của bếp điện nếu sau 20 phút nó đun sôi được 2 lít nước có
nhiệt độ ban đầu ở 20 °C. Biết cường độ dòng điện qua bếp là 3A; hiệu điện thế hai
đầu dây xoắn của bếp là U = 220V; nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/ kg.K.
A. 45%
B. 23%
C. 95%
D. 85%
Câu 10. Điện trở R1 = 50  và R2 = 100  mắc nối tiếp với nhau vào nguồn điện thì
tiêu thụ lượng điện năng 32400J trong 1,5 giờ. Cường độ dòng điện trong mạch có độ
lớn là
A. 0,02A
B. 0,2A
C. 2000mA
D. 20mA
Chuyên đề 5: Nam châm- Từ trường
Quy tắc nắm tay phải- Quy tắc bàn tay trái
Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Dụng cụ nào dưới đây không phải là ứng dụng của nam châm?
A. Micro
B. Loa điện
C. Bếp điện
D. La bàn
Câu 2. Nam châm điện được sử dụng chủ yếu trong các thiết bị
A. Nồi cơm điện. B. Đèn điện.
C. Rơle điện từ. D. Ấm điện.

Câu 3. Khi đặt hai nam châm gần nhau thì
A. Các cực từ khác tên hút nhau
B. Các cực từ cùng tên hút nhau
C. Các cực từ của chúng luôn đẩy nhau
D. Các cự từ khác tên đẩy nhau
Câu 4. Một kim nam châm khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc của Trái Đất gọi là
A. Cực từ Nam
B. Cực từ Bắc
C. Cực từ Đông
D. Cực từ Tây
Câu 5. Từ trường không tồn tại ở
23


A. Xung quanh nam châm
B. Xung quanh dòng điện
C. Xung quanh điện tích đứng yên
D. Xung quanh Trái Đất
Câu 6. Ống dây của loa điện chuyển động khi
A. Nam châm chuyển động.
B. Màng loa chuyển động.
C. Có dòng điện không đổi chạy qua cuộn dây.
D. Có dòng điện thay đổi chạy qua cuộn dây.
Câu 7. Nam châm nào cũng có
A. Hai từ cực là cực Nam và cực Đông
B. Hai từ cực là cực Tây và cực Đông
C. Hai từ cực là cực Bắc và cực Nam
D. Hai từ cực là cực Bắc và cực Tây
Câu 8. Trong nam châm điện có lõi sắt non, ta có thể làm tăng lực từ tác dụng lên vật
bằng cách

A. Tăng đường kính của dây quấn hoặc tăng điện trở của ống dây
B. Tăng số vòng dây quấn hoặc cường độ dòng điện qua ống dây
C. Giảm chiều dài của lõi sắt non
D. Bỏ lõi săt non ra ngoài
Câu hỏi thông hiểu
Câu 9. Quy tắc Bàn Tay Trái dùng để xác định
A. Chiều của lực điện từ.
B. Chiều của đường sức từ.
C. Chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn.
D. Chiều của các cực nam châm.
Câu 10. Theo quy tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay đến ngón tay chỉ
A. Chiều của lực điện từ.
B. Chiều của đường sức từ.
C. Chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn.
D. Chiều của cực Nam, cực Bắc địa lý.
Câu 11. Khi nói về từ trường của dòng điện, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Từ trường chỉ tồn tại ở sát mặt dây dẫn có dòng điện.
B. Xung quanh bất kì dòng điện nào cũng có từ trường.
C. Dòng điện có cường độ nhỏ không tạo ra từ trường xung quanh nó.
D. Từ trường chỉ tồn tại xung quanh những dòng điện có cường độ lớn.
Câu 12. Khi đưa một đầu của nam châm thẳng lại gần một đầu của ống dây có dòng
điện chạy qua thì
24


A. nam châm và ống dây không hút nhau cũng không đẩy nhau.
B. nam châm và ống dây luôn hút nhau.
C. nam châm và ống dây luôn đẩy nhau.
D. nam châm và ống dây sẽ tương tác với nhau, hút hay đẩy tùy thuộc vào
chiều dòng điện chạy qua ống dây.

Câu 13. Bên ngoài một nam châm thẳng, đường sức từ là những đường cong có
chiều
A. Đi ra từ cực Nam
B. Đi vào ở cực Nam
C. Đi vào ở cực Bắc
D. Không xác định
Câu 14. Kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Không những sắt, thép, niken, côban mà tất cả các vật liệu khi đặt trong từ
trường đều bị nhiễm từ.
B. Sau khi ngắt dòng điện qua cuộn dây, sắt non không giữa được từ tính lâu
dài, còn thép vẫn giữa được từ tính lâu dài.
C. Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện bằng cách tăng cường độ dòng
điện qua cuộn dây hoặc tăng số vòng dây của cuộn dây.
D. Nam châm có thể hút được các vật liệu từ như sắt, thép, côban.
Câu 15. Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng?
A. Nam châm vĩnh cửu có hai cực từ cố định, nam châm điện có thể đổi cực.
B. Cách tạo ra từ trường của nam châm ddienj và nam châm vĩnh cửu là như
nhau.
C. Độ mạnh yếu của nam châm vĩnh cửu ít thay đổi, còn của nam châm điện dễ
thay đổi.
D. Nam châm vĩnh cửu luôn tồn tại từ tính, nam châm điện chỉ có từ tính khi
có dòng điện chạy qua.
Câu 16. Trong thí nghiệm đặt kim nam châm dọc theo trục của nam châm điện, khi ta
đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện thì có hiện tượng
A. Kim nam châm vẫn đứng yên
B. Kim nam châm quay góc 90°.
C. Kim nam châm quay ngược lại
D. Kim nam châm bị đẩy ra
ngoài.
Câu 17. Một cuộn dây dẫn bằng đồng có thể làm cho một kim nam châm ở gần nó đổi

hướng từ hướng ban đầu sang một hướng mới ổn định trong trường hợp nào dưới đây?
A. Đặt cuộn dây dẫn ra xa kim nam châm.
B. Nối hai đầu cuộn dây dẫn với hai cực của một thanh nam châm.
C. Cho dòng điện một chiều chạy qua cuộn dây
D. Đặt cuộn dây dẫn lại gần kim nam châm hơn.
25


×