Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay( Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 166 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH CÔNG SƠN

XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Đạo đức học
Mã số: 62 22 03 06

HÀ NỘI - 2014


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH CÔNG SƠN

XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Đạo đức học
Mã số: 62 22 03 06

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc

HÀ NỘI - 2014



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những
số liệu được sử dụng trong luận án có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Những kết luận rút ra trong luận án là kết quả tìm tòi, nghiên cứu
nghiêm túc của bản thân tác giả luận án.

Tác giả luận án

Đinh Công Sơn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG1:TỔNGQUANVỀTÌNHHÌNHNGHIÊNCỨULIÊNQUA

5

NĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.

Những nghiên cứu lý luận về đạo đức kinh doanh

1.2.

Những nghiên cứu về thực trạng đạo đức kinh doanh và xây


5

dựng đạo đức

15

kinh doanh ở nước ta hiện nay
1.3.

Những nghiên cứu về giải pháp xây dựng đạo đức kinh doanh ở
nước ta

20

hiện nay
CHƢƠNG 2: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT

29

XÂY DỰNGĐẠO ĐỨC KINH DOANH Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
2.1. Đạo đức kinh doanh

29

2.1.1. Khái niệm “kinh doanh”, “chủ thể kinh doanh”, “đạo đức kinh

29

doanh” và “xây dựng đạo đức kinh doanh”
2.1.2. Những chuẩn mực căn bản của đạo đức kinh doanh


39

2.2. Sự cần thiết xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay

53

2.2.1. Vai trò động lực của đạo đức kinh doanh

53

2.2.2. Xây dựng đạo đức kinh doanh – quy luật tồn tại và phát triển của

59

kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH
DOANHỞ NƢỚC TA HIỆN NAY

74

3.1. Những thành tựu trong xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta

73

3.1.1. Truyền thống xây dựng đạo đức kinh doanh trong lịch sử

73

3.1.2. Nhữngkết quả bước đầu trong xây dựng đạo đức kinh doanh thời

gian qua
3.2. Những hạn chế và vấn đề đặt ra trong xây dựng đạo đức kinh

77
90


doanhở nước ta hiện nay
3.2.1.Những hạn chế trong xây dựng đạo đức kinh doanh hiện nay

90

3.2.2.Những vấn đề đặt ra trong xây dựng đạo đức doanh hiện nay

104

CHƢƠNG4:NHỮNGYÊUCẦUCƠBẢNVÀMỘTSỐGIẢIPHÁPNÂ
NG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH

114

DOANH
4.1.

Những yêu cầu cơ bản trong xây dựng đạođứckinh doanh

ởnướctahiện nay
4.1.1. Xây dựng đội ngũ những người kinh doanh có đạo đức và năng
lực
4.1.2. Gắn việc xây dựng đạo đức kinh doanh với việc xây dựng môi

trường kinh tế - xã hội trong sạch, lành mạnh
4.2.Một số giải pháp nhằm xâydựngđạođứckinhdoanhởnướctahiệnnay
4.2.1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN với tính
cách là cơ sở của đạo đức kinh doanh
4.2.2.Tăng cường vai trò của pháp luật trong xây dựng đạo đức kinh
doanh

114
114
117
118
118
128

4.2.3. Tăng cường giáo dục đạo đức kinh doanh cho đội ngũ doanh
nhân, sinh viên các trường kinh tế và người lao động trong doanh

137

nghiệp
4.2.4. Nâng cao vai trò người tiêu dùng và dư luận xã hội đối với việc
xây dựngđạo đức kinh doanh
TÀI LIỆU THAM KHẢO

142
151


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BCH
BNN
CN
CNH, HĐH
CNTB
CNXH
CT
GS
KHXH
KHXHVN
KTQD
KTTT
Nxb
PGĐ
PGS
QG
TNLĐ
TNXH
TPHCM
TS
TW
VS
XHCN

Ban chấp hành
Bệnh nghề nghiệp
Cử nhân
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chủ nghĩa tư bản
Chủ nghĩa xã hội

Chính trị
Giáo sư
Khoa học xã hội
Khoa học xã hội Việt Nam
Kinh tế quốc dân
Kinh tế thị trường
Nhà xuất bản
Phó giám đốc
Phó giáo sư
Quốc gia
Tai nạn lao động
Trách nhiệm xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh
Tiến sĩ
Trung ương
Viện sĩ
Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đạo đức là vấn đề luôn lôi cuốn sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế
giới, không phân biệt chế độ chính trị. Các công trình nghiên cứu của họ đã góp
phần làm rõ và hoàn thiện những phạm trù, những phẩm chất, nguyên tắc đạo đức
cơ bản và khẳng định vai trò của nó đối với đời sống xã hội.
Ở nước ta, đạo đức cũng là vấn đề thường xuyên được quan tâm nghiên cứu cả
trong lý luận lẫn thực tiễn. Đối với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc,
đạo đức trở thành nền tảng tinh thần truyền thống để tổ tiên vượt qua nhiều thử
thách và chiến thắng kẻ thù. Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đạo đức cũng đóng

vai trò là nội lực để giúp chúng ta có thêm sức mạnh đương đầu với đế quốc, thực
dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế
giới – đặc biệt quan tâm đến đạo đức. Người coi đạo đức là gốc, là nền tảng của
người cách mạng, là sức mạnh của mỗi con người. Chính nhờ sức mạnh ấy, người
cách mạng mới vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tôi luyện, trưởng thành để cống
hiến nhiều hơn cho tổ quốc, cho nhân dân.
Khi cả nước hòa bình, độc lập đi lên CNXH, đã có nhiều công trình nghiên cứu
vấn đề đạo đức mới, đạo đức cách mạng, nhằm mục tiêu xây dựng con người mới –
nguồn lực chủ yếu để đảm bảo xây dựng thành công CNXH - đủ đức và tài. Sự quan
tâm càng được chú ý hơn khi chúng ta chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp
sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN.
Phải nói rằng, kinh tế thị trường đã hình thành từ lâu trong sự phát triển của xã
hội loài người, nhưng nói đến “nền kinh tế thị trường điển hình” là nói đến sự gắn
bó của nó đối với nền sản xuất TBCN – một nền sản xuất chạy theo lợi nhuận tối đa.
Kinh tế thị trường có những nguyên tắc vận hành, phát triển riêng, ảnh hưởng sâu
sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội, tới hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức, tới
thói quen suy nghĩ của từng người, trong đó có những tích cực đồng thời không
tránh khỏi mặt tiêu cực.

1


Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo tiến hành gần 30 năm qua
đã đạt được nhiều thành tựu, nền kinh tế dần dần phục hồi và tăng trưởng, đời sống
nhân dân được cải thiện. Rõ ràng, các chính sách kinh tế xã hội cùng với cơ chế mới
đã tạo điều kiện cho con người Việt Nam phát huy mọi năng lực của mình vào quá
trình sản xuất trao đổi hàng hoá. Nhờ vậy, vị thế kinh tế của nước ta trên trường
quốc tế được nâng cao. Những thắng lợi đó đã khẳng định sự nghiệp đổi mới là cần
thiết và đúng hướng.
Tuy nhiên, việc chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường đã dẫn đến những

biến đổi trong đời sống xã hội, xuất hiện càng nhiều hiện tượng phản đạo đức, phi
nhân tính. Cụ thể là trong lĩnh vực kinh doanh xảy ra những hành vi trái đạo đức
như làm hàng giả, gian lận, trốn thuế, bóc lột quá mức sức lao động của người làm
công, khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, xem thường
trách nhiệm xã hội, v.v. gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế, cản trở tiến trình
đổi mới, xây dựng đất nước, đang trở thành mối quan ngại của cả cộng đồng.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự biến đổi cũng như xây dựng đạo
đức trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Tất cả các công trình đó đã đề cập đến
nhiều khía cạnh khác nhau về mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và đạo đức, đồng
thời cảnh báo nguy cơ đạo đức bị xói mòn dưới tác động của đồng tiền. Qua đó, ít
nhiều đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ, duy trì các chuẩn mực đạo đức truyền
thống. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào thực sự đi sâu vào đạo
đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Trước tình hình đó, việc thực
hiện đề tài“Xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay”không những có ý
nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn, cấp bách, nhằm góp phần khẳng
định và hoàn thiện một nền kinh tế thị trường có điều tiết và có định hướng xã hội
chủ nghĩa.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích luận án
Làm rõ thực chất, những chuẩn mực cơ bản và vai trò của đạo đức kinh doanh;
phân tích thực trạng xây dựng đạo đức kinh doanh, qua đó đề xuất một số giải pháp

2


nhằm nâng cao hiệu quả của việc xây dựng và phát triển đạo đức kinh doanh ở nước
ta hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
- Thứ nhất: Làm rõ thực chất của đạo đức kinh doanh, xây dựng đạo đức kinh
doanh, những chuẩn mực cơ bản, và sự cần thiết xây dựng đạo đức kinh doanh trong

điều kiện kinh tế thị trường.
- Thứ hai: Phân tích thực trạng xây dựng đạo đức kinh doanh trong điều kiện
kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
- Thứ ba: Đềxuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc xây dựng
và phát triển đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng của luận án là những vấn đề bản chất của xây dựng đạo đức kinh
doanh ở nước ta hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án là đạo đức kinh doanh và xây dựng đạo đức
kinh doanh ở Việt Nam từ khi chuyển sang kinh tế thị trường.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
- Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức và đạo đức kinh doanh.
- Luận án sử dụng các phương pháp: logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, đối
chiếu - so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa…
5. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án góp phần làm rõ khái niệm đạo đức kinh doanh, xây dựng đạo đức
kinh doanh, những chuẩn mực cơ bản của nó và sự cần thiết xây dựng đạo đức kinh
doanh ở nước ta hiện nay.
- Làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong xây dựng đạo đức kinh doanh
ở nước ta hiện nay.
3


- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc xây dựng và phát
triển đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay.
6. Ý nghĩa của luận án
- Góp phần nghiên cứu đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu,
giảng dạy và học tập chuyên đề đạo đức kinh doanh.

- Luận án còn có ý nghĩa khuyến nghị đối với công tác xây dựng và hoàn thiện
đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận án được chia làm 4 chương, 9 tiết.

4


CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những nghiên cứu lý luận về đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh không phải là một vấn đề mới xuất hiện trong thế giới
đương đại, mà những tư tưởng của nó đã có từ rất lâu trong lịch sử phát triển của xã
hội loài người. Khi lực lượng sản xuất còn thấp kém, phân công lao động chưa phát
triển, trao đổi sản phẩm mới chỉ là bột phát do nhu cầu sinh tồn của các thành viên
trong thị tộc, bộ lạc và nguyên tắc cùng làm cùng hưởng vẫn được mọi người thực
hiện một cách tự nhiên thì đạo đức kinh doanh chưa xuất hiện.
Khoảng 4000 năm trước công nguyên, sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn
tới phân công lao động phát triển tạo ra ba nghề trong xã hội: chăn nuôi, thủ công,
buôn bán thương mại. Trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu, sản phẩm do lao động
làm ra trở thành hàng hóa, kinh doanh xuất hiện và đạo đức kinh doanh cũng ra đời.
Đây cũng là thời kỳ mới của nhân loại, có mâu thuẫn đối kháng giai cấp, có bộ máy
nhà nước, con người không sống “ngây thơ thuần phác” nữa, quan hệ giữa con
người với con người tự nhiên dẫn tới yêu cầu đạo đức: không được trộm cắp, phải
sòng phẳng trong giao thiệp “tiền trao cháo múc”, phải có chữ tín, biết tôn trọng các
cam kết, thỏa thuận…
Như vậy, đạo đức kinh doanh không phải xuất phát từ sự “tiên nghiệm” từ
“chân lý tuyệt đối” vĩnh cửu. Đạo đức kinh doanh ra đời cùng hoạt động kinh

doanh, phát triển theo từng hình thái kinh tế - xã hội, thay đổi theo từng vùng dân
cư, lãnh thổ, nhất là đặc điểm phương Tây và phương Đông.
Các tr

i trong một thời gian dài. Nhiều nội dung trong những tư tưở
ến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệ
các khái ni

m và chuẩn mự
.
) với
5


tr củ
Nhân

. Nhân thể hiện biế
.

Nhânđược Nho giáo coi


, trí, tín.

thành nhân”.

.
ết người.


Trí là có trí tu

Tín mang nghĩa chân thành, chân thực, là sự thống nhất giữa lời nói và việc
làm, giữa nhận thức và hành động.
Tư tưởng pháp trị củ
n
ch
tính “thi
a ra ba khái ni
, Pháp và Thu

t. T
- Pháp -

Thu
.

.


Pháp là Pháp lu
trái. Pháp lu
Thu

, công khai v
t là ngh



.


thu



thu
t và tâm thu
6

t là


; trong khi tâm thu
.[116. 29].
Đến thời Đông Chu, Phạm Lãi đã đúc kết cho bản thân và cho Thiên hạ 16
nguyên tắc kinh doanh, trong đó thể hiện các yêu cầu về chữ tín, về trung thực, tận
tâm, về việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, 16 nguyên tắc đó là:
- 5 lời răn cho bản thân người kinh doanh: 1, Sinh ý yếu cầu khẩn; 2, Dụng đồ
yếu tiết kiệm; 3, Dụng nhân yếu phương chính; 4, Lâm sự yếu trách nhiệm; 5, Thủ
tâm yếu an ninh.
- 5 yêu cầu khi tiếp xúc với khách hàng: 1, Tiếp nạp yếu khiêm hòa; 2, Dự
khiếm yếu thức nhân; 3, Mãi mại yếu tùy thời; 4, Nghị quá yếu đinh ninh; 5, Kỳ hạn
yếu ước định.
- 3 yêu cầu đối với chất lượng hàng hóa: 1, Hóa sắc yếu diện nghiêm; 2, Ưu
biệt yếu phân biệt; 3, Hóa vật yếu tu chỉnh.
- 3 yêu cầu đối với quản lý tiền bạc: 1, Xuất nhập yếu cẩn thận; 2, Tiền tài yếu
minh phân; 3, Trương mục yếu kiết tra.
Các phường hội thủ công thời phong kiến cũng rất quan tâm đến việc nâng cao
uy tín đạo đức trong sản xuất và mua bán hàng hóa. Trong quan hệ với đối tác,
người ta sẵn sàng chấp nhận những thiệt thòi hơn là để mất uy tín của phường hội.

, xã h
nay, trong đó có đạo đức kinh doanh.


ng Tây
. Lu
ng, không nên g

.

, nhi
ọi ngườ
7

t hái


l

quan?”, “Tôi có nh
?”, “Li

uh

?...”
, giáo h

i La Mã có lu

).

các lu
p, công vi

c sản xuấ

ng sản xuấ
h
p phát
Tây. Quá trình phát triển đạo đức kinh doanh trong thời hiện đạ
công nghi

-

it

, có thể chia làm 5 giai đoạn:
m 1960 – Kinh doan
ng m
thu nh

ng. Bên
m 1930, làn sóng phê phán các công ty trong vi

ch

n thu nh
8

ng
-



m 1950, trách nhi

lu
a ra bàn lu

n

r
n lao đ
ng kinh doanh, khích l
v
ng Tây.


r

c m

(1976).

m xã h

p. Khi m
.


nh


9




ộng rãi cho các

vi
doanh nghi
.


ngo

a ra n

c các doanh nghi
n.


, lý lu

,... Vi

, mà liên h

m

t cách có h


ng khái ni
.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều định nghĩa
về đạo đức kinh doanh. Theo Phillip V.Lewis, Đại học Abilene Christian, Hoa Kỳ,
trong khoảng thời gian từ năm 1961 đến 1985 trên các sách giáo khoa và tạp chí có
khoảng 185 định nghĩa về đạo đức kinh doanh. Sau khi tổng hợp các điểm chung
của 185 định nghĩa, Phillip V.Lewis xác định đạo đức kinh doanh như là những quy
tắc, tiêu chí, chuẩn mực để đánh giá hành vi của chủ thể kinh doanh. Ông viết: “Đạo
10


đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ
để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ
chức) trong những trường hợp nhất định”. CònFerrels và John Fraedrichlại chú ý
đến phương diện điều chỉnh hànhviđạođức kinh doanh đối với hành vi của chủ thể
kinh doanh. Các ông cho rằng, “Đạo đức kinh doanh bao gồm những nguyên tắc cơ
bản và tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi trong thế giới kinh doanh. Tuy nhiên, việc
đánh giá một hành vi cụ thể là đúng hay sai, phù hợp với đạo đức hay không sẽ
được quyết định bởi nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng, các nhóm có quyền lợi liên
quan, hệ thống pháp lý cũng như cộng đồng”[72. 108]
Đối với Việt Nam, từ khi chuyển từ cơ chế tập trung quan liêubaocấpsang cơ
chế thị trường, vấn đề đạo đức kinh doanh được quan tâm chú ý nhiều hơn. Đã có
nhiều công trình nghiên cứu về đạo đức kinh doanh được thực hiện, một số giáo
trình đạo đức kinh doanh được xuất bản và đưa vào giảng dạy ở một vài trường kinh
tế. Những công trình đó đã đề cập và giải quyết nhiều khía cạnh của đạo đức kinh
doanh.
Như trình bày ở trên, đạo đức kinh doanh với tính cách là môn khoa học thì
còn mới mẻ đối với loài người. Điều này lại càng đúng với đặc điểm Việt Nam. Vì
vậy, khi bàn về khái niệm đạo đức kinh doanh, những phẩm chất, chuẩn mực của nó

hoặcsự cần thiết của đạo đức kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường, v.v. các
nhà nghiên cứu ở nước ta đưa ra khá nhiều quan điểm khác nhau.
Trong hội thảo “Đạo đức trong kinh doanh” do Viện kinh tế đối ngoại - Bộ
thương mại (nay là Bộ Công thương) phối hợp với The ST James Ethies Centre –
Australia tổ chức năm 1995, phần nhiều các bài tham luận đều bàn tới sự tác động
của kinh tế thị trường tới đạo đức và vai trò của đạo đức trong kinh doanh hay sự
cần thiết của việc kinh doanh có đạo đức. Tham luận “Một số ý kiến về giáo dục
trong kinh doanh tại Việt Nam”, PGS.TS. Tô Xuân Dân, giảng viên đại học Kinh tế
quốc dân – Hà Nội khẳng định: “Đạo đức kinh doanh hiểu một cách đơn giản, là
những qui tắc đạo đức được vận dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh, là
những chuẩn mực chi phối hành vi của các nhà doanh nghiệp, là những giá trị mà
người kinh doanh thừa nhận và noi theo”[70. 28]. Và “ Mục đích của nhà kinh
doanh nhằm đem lại hạnh phúc cho con người, không phải chỉ cho từng cá nhân mà
cho cả xã hội. Mà hạnh phúc ở đây chính là bao gồm những giá trị đạo đức, những
giá trị văn hóa của xã hội được thừa nhận và được tôn trọng”[70. 29]. Còn tham luận
11


“Một số ý kiến về đạo đức kinh doanh” của GS. Phạm Xuân Nam, PGĐ Trung tâm
KHXH và NhânvănQuốc gia(nay là Viện HLKHXHViệt Nam), lại chỉ ra tiêu chuẩn
hàng đầu về đạo đức của nhà doanh nghiệp là tính trung thực, theo GS: “triết lý kinh
doanh của những người có lý tưởng, có đạo đức đều mang nội dung nhân bản sâu
sắc, vì nó dựa trên một quan niệm đúng đắn về hạnh phúc cá nhân không thể tách
rời mà gắn bó mật thiết với hạnh phúc của cộng đồng. Phải chăng đó là sự kết tinh
những giá trị đạo đức trong kinh doanh”[70. 46]. Đây là những quan điểm rất có giá
trị, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về đạo đức kinh doanh.
Gần đây các bài báo và các công trình nghiên cứu về đạo đức kinh doanh xuất
hiện ngày càng nhiều trên các báo hoặc tạp chí ở Việt Nam. Đã có nhiều giáo trình
về đạo đức kinh doanh được giảng dạy trong các trường đại học. Điều này cho thấy
đạo đức kinh doanh đang có được sự quan tâm của các doanh nghiệp và xã hội. Đa

số các bài viết hoặc các công trình nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà kinh
tế hoặc các nhà quản trị doanh nghiệp. Trong đó,có thể kể đến giáo trình “ Đạo đức
kinh doanh và văn hóa công ty” của PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân, Nhà xuất bản
Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2007; giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hóa
doanh nghiệp” của luật gia Phạm Quốc Toản, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, năm
2007;luận văn thạc sĩ triết học “Đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường”
của Lê Văn Dũng, Viện triết học, năm 1999,… Các công trình này đã có những câu
trả lời cho câu hỏi đạo đức kinh doanh là gì? đồng thời cho thấy sự phát triển của
đạo đức kinh doanh tronglịch sửvàchỉ ra những chuẩn mực cơ bản của đạo đức kinh
doanh. Các tác giả đã góp phần làm rõ vai trò của đạo đức kinh doanh đối với doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường và nội dung đạo đức trong từng vấn đề cụ thể
của kinh doanh, như: đạo đức trong thành lập doanh nghiệp, đạo đức trong hoạt
động doanh nghiệp, đạo đức trong chấm dứt doanh nghiệp, đạo đức bán hàng, đạo
đức trong giao tiếp kinh doanh,… Với câu hỏi đạo đức kinh doanh là gì? PGS.TS.
Nguyễn Mạnh Quân có câu trả lời trong giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hóa
công ty” của mình như sau: “Đạo đức kinh doanh gồm những nguyên tắc và chuẩn
mực có tác dụng hướng dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh; chúng được
những người hữu quan (như người đầu tư, khách hàng, người quản lí, người lao
động, đại diện cơ quan Pháp lí, cộng đồng dân cư, đối tác, đối thủ,…) sử dụng để
phán xét một hành động cụ thể là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức”[116.
18]. Như vậy, ở định nghĩa này, đạo đức kinh doanh được hiểu: là những quy tắc,
12


nguyên tắc hoặc các chuẩn mực được đưa ra nhằm ngăn chặn các hành vi sai nguyên
tắc đạo đức trong quá trình kinh doanh.
Giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp” của GS. TS. Bùi
Xuân Phong, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, năm 2009, lại đưa ra định nghĩa:
“Đạo đức kinh doanhlà một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng
điềuchỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.

Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh
doanh”[106. 40]
Trong giáo trình “Văn hóa kinh doanh” của tác giả Dương Thị Liễu(Chủ biên),
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2009, khái niệm đạo đức kinh doanh
được khẳng định: “… là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều
chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh
doanh”[82.25].
Ngoài viêc đưa ra định nghĩa đạo đức kinh doanh, các giáo trình trên còn đề
xuất nhiều nội dung nhằm xây dựng và hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức kinh
doanh. Điển hình, giáo trình “Văn hóa kinh doanh” của tác giả Dương Thị Liễu, các
nguyên tắc chuẩn mực đạo đức kinh doanh là: tính trung thực; tôn trọng con người;
gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội; coi trọng hiệu
quả gắn với tinh thần trách nhiệm xã hội; bí mật và trung thành với các trách nhiệm
đặc biệt. Giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp” của tác giả
Phạm Quốc Toản, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, năm 2007, lại đặt yêu cầu
chuẩn mực trong kinh tế xã hội và đức tính cá nhân. Có bốn chuẩn mực trong kinh
tế xã hội: Chủ nghĩa tập thể; Lao động tự giác, sáng tạo; Lòng yêu nước kết hợp với
tinh thần quốc tế; Chủ nghĩa nhân đạo. Bốn đức tính cá nhân: Tính trung thực; Tính
nguyên tắc; Tính khiêm tốn; Lòng dũng cảm. Giáo trình “Môi trường kinh doanh và
đạo đức kinh doanh” do GS.TS. Ngô Đình Giao (Chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục,
năm 1997, ngoài việc khẳng định: “…chữ tín là chuẩn mực cao nhất của đạo đức
kinh doanh, mọi nhà kinh doanh Việt Nam và nước ngoài tại Việt Nam phải xây
dựng chữ tín đối với khách hàng trong nước và nước ngoài”[38. 29];các tác giả còn
cho rằng, ở Việt Nam, với nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thì tiêu
chuẩn cơ bản nhất về đạo đức kinh doanh là đạo đức kinh doanh XHCN, xây dựng
đạo đức kinh doanh XHCN; từ đó, các tác giả yêu cầu: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư là đạo đức kinh doanh của người Việt Nam”[38. 29].
13



Tháng 12 năm 2012,Viện Triết học - Viện KHXH Việt Nam (nay là Viện
HLKHXH Việt Nam) phối hợp với Viện Triết học - Viện Khoa học Xã hội Trung
Quốcđã tổ chức hội thảo “Đạo đức trong kinh doanh” có sự tham gia của các nhà
nghiên cứu đầu ngành của Trung Quốc và Việt Nam. Trong hội thảo, nhiều bài tham
luận bàn về sự tác động của kinh tế thị trường tới đạo đức, vai trò của đạo đức trong
kinh doanh và sự cần thiết của việc kinh doanh có đạo đức, đồng thời chỉ rõ thực
trạng đạo đức kinh doanh ở Trung Quốc và Việt Nam, qua đó đưa ra những giải
pháp mang tính trao đổi kinh nghiệm giữa hai nước. Với tham luận “Vấn đề chữ tín
trong đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay”, TS. Nguyễn Tài Đông cho
rằng:“Trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức kinh doanh, như tính trung thực,
tính sáng tạo, sự tôn trọng con người,… thì tính trung thực hay “chữ tín” đóng một
vai trò hết sức quan trọng.”[72. 102]. Theo tác giả, chữ tín của doanh nghiệp được
thể hiện dưới bốn góc độ khác nhau: một là, tạo được niềm tin đối với chính phủ,
tức là tuân thủ các chính sách, pháp quy và tiêu chuẩn có liên quan của Nhà nước;
hai là, tạo được niềm tin với khách hàng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng
cao; ba là, tạo được niềm tin với xã hội, trên cơ sở pháp luật, đưa ra một cách trung
thực những thông tin chính xác, quan tâm đến các việc công ích cũng như sự nghiệp
chung của xã hội; bốn là, tạo được niềm tin đối với người lao động, bảo vệ các
quyền lợi hợp pháp của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Còn tham luận “Đạo
đức và lợi nhuận trong kinh doanh” củaPGS.TS. Nguyễn Văn Phúc lại khẳng định:
“Uy tín đạo đức của doanh nghiệp được nâng lên và trở thành một lợi thế thật sự
trong cạnh tranh, cụ thể là trong việc gọi vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, mở
rộng thị phần”[72. 193].
Thời gian qua, còn một số công trình nghiên cứu với các cách tiếp cận khác
nhau nhưng cùng chung mục đích khẳng định và xây dựng những chuẩn mực đạo
đức cho cộng đồng doanh nhân Việt Nam hiện nay. Có thể kể tới cuốn “Doanh nhân
Việt Nam – Nụ cười và nước mắt” gồm nhiều tập do Phó tổng biên tập báo Công An
Nhân Dân, Đại tá Lưu Vinh (Chủ biên), Nhà xuất bản Giao thông vận tải ấn hành,
bắt đầu từ năm 2007, trong đó các tác giả tập trung viết rất nhiều về doanh nhân
Việt Nam, những người nặng lòng với đất nước, đã đổ quá nhiều mồ hôi, công sức

và nước mắt trong cuộc đời. Qua những bài viết này, với những con người cụ thể,
các tác giả cho thấy, chìa khóa thành công đối với mỗi doanh nhân trên thương
trường chính là tính trung thực, tôn trọng chữ tín, yêu thương người lao động –
14


Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full






×