Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tư Tưởng Trị Nước Của Nho Gia Và Pháp Gia Đối Với Việc Xây Dựng Và Hoàn Thiện Đạo Đức Công Vụ Ở Nước Ta Hiện Nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.48 KB, 17 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







NGUYỄN QUANG QUÂN







TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC CỦA NHO GIA VÀ PHÁP GIA ĐỐI VỚI
VIỆC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY.










LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC














Hà Nội-2013

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN









NGUYỄN QUANG QUÂN






TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC CỦA NHO GIA VÀ PHÁP GIA ĐỐI VỚI
VIỆC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY.




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.80.






Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THANH BÌNH











Hà Nội-2013

4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 7
6. Đóp góp của luận văn 8
7. Kết cấu của luận văn 8
Chương 1: TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC CỦA NHO GIA VÀ PHÁP GIA. . 9
1.1. Bối cảnh kinh tế-xã hội và tiền đề tư tưởng hình thành tư tưởng trị nước
của Nho gia và Pháp gia. 9
1.2. Một số nội dung chủ yếu trong tư tưởng trị nước của Nho gia. 19
1.3. Một số nội dung chủ yếu trong tư tưởng trị nước của Pháp gia (chủ yếu
trong sách Hàn Phi tử) 37
Chương 2: Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC CỦA NHO GIA VÀ
PHÁP GIA ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN ĐẠO ĐỨC
CÔNG VỤ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. 59
2.1. Khái niệm công vụ và đạo đức công vụ ở Việt Nam. 59
2.2. Thực trạng đạo đức công vụ ở nước ta hiện nay. 69
2.3. Kế thừa và phát huy tư tưởng Đức trị của Nho gia và Pháp trị của Pháp
gia trong việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức công vụ ở nước ta hiện nay. . 84
2.4. Một số biện pháp chủ yếu nhằm phát huy đạo đức công vụ ở nước ta hiện

nay. 93
KẾT LUẬN……………………………………………………………… 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………… 107

3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Cai trị và quản lý xã hội luôn là một trong những vấn đề được quan tâm
hàng đầu của các quốc gia ở mọi thời đại. Ngay từ thời cổ đại, các triết gia
Trung Quốc đã nhận thức được vai trò to lớn của đạo đức và pháp luật trong
việc cai trị, quản lý xã hội, thiết lập trật tự xã hội , để từ đó đề xướng các học
thuyết “Đức trị” và “Pháp trị”. Những học thuyết ấy đã vượt ra khỏi phạm vi
Trung Quốc và có ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn
của việc trị nước, các triều đại đã kế thừa, tiếp thu nhiều tư tưởng về đường lối
trị nước của Trung Quốc. Tuy nhiên, do sự tác động của nhiều yếu tố, của
truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc, đặc biệt là từ nhu cầu, nhiệm vụ
của công cuộc dựng nước và giữ nước, tư tưởng về đường lối trị nước của Việt
Nam có những nét sáng tạo, độc đáo riêng, không hoàn toàn giống như Trung
Quốc.
Ở Việt Nam hiện nay, trong việc quản lý xã hội nói riêng, xây dựng và
phát triển đất nước về mọi mặt nói chung nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, chúng ta có thể kế thừa nhiều giá
trị của những học thuyết, tư tưởng và nhiều bài học, kinh nghiệm trong công
cuộc dựng nước và giữ nước của cha ông ta trong lịch sử.
Nho giáo là một học thuyết chính trị-xã hội ra đời ở Trung Quốc, tư tưởng
trị nước bao trùm trong học thuyết Nho giáo là tư tưởng Đức trị.
Pháp gia cũng là một trong những trường phái tư tưởng lớn nhất của Trung
Quốc cổ đại. Khác với đường lối trị nước của Nho gia, Pháp gia chủ trương
dùng pháp luật để “trị quốc, bình thiên hạ”.

Cả hai học thuyết Nho gia và Pháp gia đều đề xuất ra phương pháp trị nước
khác nhau, nhưng cùng một mục tiêu là đưa xã hội Trung Quốc từ “vô đạo” trở
thành “hữu đạo”. Mỗi một phương thức trị nước ấy, có mặt tích cực và hạn chế
nhất định trong lịch sử. Do vậy, trong quá trình kế thừa, tiếp thu tư tưởng trị
nước của Nho gia và Pháp gia, chúng ta phải biết kết hợp chúng lại với nhau,
tức là kết hợp cả Đức trị và Pháp trị một cách nhuần nhuyễn, biện chứng.
Trong giai đoạn hiện nay Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang trong quá
trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do
dân, vì dân. Đó là một nhà nước hoạt động trên tinh thần pháp luật, đề cao pháp
luật, quyền lực của nhân dân được thể chế hóa thành pháp luật và pháp luật trở
thành công cụ hữu hiệu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức am hiểu pháp luật, có năng lực quản lý và có đạo
đức, đáp ứng tốt những yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra trong công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
Trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa hiện nay, kinh tế thị trường đã từng bước hình thành và phát triển, nó tác
động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là đến đạo đức công

4
vụ trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Việc xuất hiện ngày càng nhiều những
hiện tượng tiêu cực trong việc thực thi đạo đức công vụ: chống người thi hành
công vụ, tội phạm ngày càng tăng, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền đang
trở thành “mốt thời đại”, nhiều giá trị xã hội bị đảo lộn, sự mất phương hướng,
tệ sùng ngoại đang là những vấn đề đáng lo ngại của xã hội. Đặc biệt là sự
thoái hóa, biến chất về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ,
đảng viên, sự quan liêu của bộ máy nhà nước đang trở thành những nguy cơ lớn
đến sự tồn vong của chế độ.
Vì vậy, việc nghiên cứu nội dung tư tưởng trị nước của Nho gia và Pháp
gia và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức công vụ ở
nước ta hiện nay sẽ cung cấp và luận chứng cho chúng ta tiếp thu, kế thừa

những yếu tố tích cực của nó để góp phần xây dựng nền đạo đức và pháp luật
mới, hoàn thiện đạo đức con người nhằm phát huy nội lực của con người Việt
Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước một cách vững chắc, tiến
cùng thời đại.
Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Tư tưởng trị nước của
Nho gia và Pháp gia đối với việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức công vụ ở
nước ta hiện nay.” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Triết học của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài của luận văn, trước hết, là các công trình đi sâu vào
nghiên cứu từng lĩnh vực hay từng phạm trù cụ thể trong học thuyết Nho giáo.
Các tác giả đi theo hướng này đề cập đến tư tưởng của Nho gia về giáo dục,
luân lý, đạo đức và vai trò của nó đối với xã hội và với con người. Có thể kể
đến những công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây: Trong “Học thuyết chính trị
xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam (Từ thế kỷ XI đến nửa thế
kỷ XIX) của Nguyễn Thanh Bình, tác giả đã nghiên cứu Nho giáo chủ yếu với tư
cách là một học thuyết chính trị-xã hội, được các triều đại phong kiến Việt Nam
tiếp nhận và sử dụng làm hệ tư tưởng, công cụ cai trị và quản lý xã hội, trong
việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị, thực tiễn đặt ra cho các triều đại
phong kiến và dân tộc. Tác giả cho rằng, học thuyết chính trị-xã hội của Nho
giáo là căn cứ chủ yếu để thi hành đường lối Đức trị, xây dựng và thực thi pháp
luật.
Các cuốn sách như: “Nho giáo xưa và nay” của Quang Đạm, “Nho giáo và
đạo đức” của Vũ Khiêu, “Nho học và Nho học ở Việt Nam” của Nguyễn Tài
Thư và “Đến hiện đại từ truyền thống” của Trần Đình Hượu đã đề cập đến nội
dung của tư tưởng Đức trị với tư cách là điểm xuất phát, thực chất của Nho
giáo. Đặc biệt, trong cuốn sách “Đức trị và Pháp trị trong Nho giáo”, GS Vũ
Khiêu đã trình bày sự thống nhất biện chứng giữa Đức trị và Pháp trị trong hệ
tư tưởng Nho giáo.
Với cuốn “Lịch sử các học thuyết chính trị Trung Quốc” của Lã Trấn Vũ,

ông đã trình bày và đánh giá khá hoàn thiện, sâu sắc quá trình hình thành, phát

5
triển các tư tưởng, học thuyết của Nho gia, Đạo gia, Pháp gia. Trong đó, ông
đặc biệt nhấn mạnh, thực chất và bao trùm trong tư tưởng của Nho giáo là tư
tưởng Đức trị và tư tưởng Pháp gia là pháp trị.
Cuốn sách “Nho giáo” của Trần Trọng Kim, đã nghiên cứu Nho giáo từ
tâm thế của nhà Nho. Ông nhìn nhận Nho giáo không chỉ là một học thuyết triết
học, chính trị xã hội, học thuyết đạo đức mà còn là học thuyết trị nước.
Thứ hai, là các công trình nghiên cứu về Pháp gia và tư tưởng pháp trị của
phái Pháp gia như trong cuốn “Tư tưởng pháp trị của Pháp gia với sự nghiệp
xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam” của PGS. TS Doãn Chính và TS.
Nguyễn Văn Trịnh, đã nghiên cứu sâu sắc bối cảnh ra đời của phái Pháp gia;
phân tích những mặt tích cực, hạn chế của tư tưởng Pháp trị. Nội dung chủ yếu
trong cuốn sách này là tư tưởng Pháp trị, Trong các cuốn sách: “Hàn Phi tử”
cuả Nguyễn Hiến Lê và Giản Chi và “Hàn Phi tử” của Phan Ngọc, các tác giả
đã tập trung nghiên cứu nội dung tư tưởng chính trị-xã hội của Hàn Phi, nhất là
tư tưởng Pháp trị của ông.
Thứ ba, là các công trình nghiên cứu về đạo đức công vụ có cuốn sách:
Đạo đức trong nền công vụ do Tô Tử Hạ, Trần Anh Tuấn và Nguyễn Thị Kim
Thảo. Cuốn sách gồm hai phần: Phần thứ nhất, các tác giả nêu vị trí, vai trò và ý
nghĩa vấn đề đạo đức công chức trong nền công vụ. Phần thứ hai, nói về sáng
kiến nâng cao đạo đức công vụ của các nước, xuất phát từ thực tế của đất nước
mình.
Ngoài ra, còn có một số tạp chí như: Tạp chí Quản lý Nhà nước có bài
“Bàn về đạo đức công vụ” của TS. Vũ Duy Yên. Tạp chí Giáo dục lý luận có
bài “Nâng cao đạo đức công vụ góp phần đấu tranh chống tham nhũng” của
Tiến sĩ Nguyễn Minh Phương, năm 2008. Tạp chí Quản lý Nhà nước có bài viết
“Bàn thêm về đạo đức công vụ” của Tiến sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan, năm 2010. Tạp
chí Triết học có bài viết “Đạo đức công vụ và vấn đề nâng cao đạo đức công vụ

cho đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Hữu Khiển,
năm 2003.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu trên, liên quan đến đề tài luận văn, còn
có nhiều luận án, luận văn, các bài viết trên nhiều tạp chí như “Quan niệm của
Nho giáo về xã hội lý tưởng”, “Tư tưởng về Đạo trị nước của các nhà Nho Việt
Nam”, “Đạo đức Nho giáo với việc nâng cao phẩm chất đạo đức cộng sản” của
Nguyễn Thanh Bình, “Tìm hiểu tư tưởng Đức trị trong Nho giáo” của Nguyễn
Thế Kiệt, “Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh thế
thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục” của Nguyễn Đình
Tường
Nhìn chung, dù với góc độ, mục đích nghiên cứu khác nhau nhưng các
công trình nghiên cứu trên đều là những kết quả nghiên cứu đáng ghi nhận về tư
tưởng trị nước của Nho gia và Pháp gia. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tư tưởng trị
nước trong Nho gia và Pháp gia và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng hoàn
thiện đạo đức công vụ ở nước ta hiện nay chưa được nghiên cứu nhiều, nghiên

6
cứu một cách có hệ thống và còn có một số đánh giá chưa thật sự khách quan và
toàn diện. Vì vậy, với khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, từ góc độ tiếp cận
triết học, luận văn cố gắng trình bày một cách có hệ thống và làm sáng tỏ hơn
một số nội dung chủ yếu trong tư tưởng trị nước của Nho gia và Pháp gia đối
với việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức công vụ ở nước ta hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
3.1. Mục đích của luận văn.
Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống nội dung tư tưởng trị nước
của Nho gia và Pháp gia, luận văn chỉ ra ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng
và hoàn thiện đạo đức công vụ ở nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn.
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, trình bày một cách có hệ thống những nội dung chủ yếu trong tư

tưởng trị nước của phái Nho gia và phái Pháp gia.
Thứ hai, làm rõ ý nghĩa nổi bật của tư tưởng trị nước của Nho gia và Pháp
gia đối với việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức công vụ ở nước ta hiện nay.
Trên cơ sở đó, luận chứng một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy những giá trị
tích cực của tư tưởng trị nước Nho gia và Pháp gia trong quá trình xây dựng và
hoàn thiện đạo đức công vụ ở nước ta hiện nay.
4 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn.
- Tư tưởng trị nước của Nho gia và Pháp gia.
- Thực trạng của đạo đức công vụ ở nước ta hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn.
Những quan điểm, luận điểm chủ yếu trong tư tưởng trị nước của Nho gia
(qua các tác phẩm kinh điển của Nho gia) và trong tư tưởng trị nước của Pháp
gia (chủ yếu qua sách Hàn Phi tử của Hàn Phi).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Cơ sở lý luận.
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở những quan điểm, nguyên lý cơ bản
của triết học Mác-Lênin và những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam làm
cơ sở lý luận.
5.2. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác-Lênin, kết hợp với một số phương pháp
nghiên cứu khoa học khác, như phương pháp phân tích-tổng hợp, phương pháp
lôgic-lịch sử, đối chiếu, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa
6. Đóng góp của đề tài:
Luận văn bước đầu chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt cơ bản
trong tư tưởng trị nước của Nho gia và Pháp gia, đặc biệt phân tích rõ ý nghĩa
của nó đối với việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức công vụ ở nước ta hiện nay.

7

Những kết quả đạt được của Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục
vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập về Lịch sử triết học Trung Quốc
và Đạo đức học.
7. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung của
Luận văn gồm 02 chương, với 7 tiết.
Chương 1: Tư tưởng trị nước của Nho gia và Pháp gia, với 3 tiết
Chương 2: Ý nghĩa tư tuởng trị nước của Nho gia và Pháp gia đối với việc
xây dựng và hoàn thiện đạo đức công vụ ở nước ta hiện nay, với 4 tiết.





Chương 1: TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC CUẢ NHO GIA VÀ PHÁP GIA.
1.1. Bối cảnh kinh tế-xã hội và tiền đề tư tưởng hình thành tư tưởng trị
nước của Nho gia và Pháp gia
1.1.1. Bối cảnh kinh tế-xã hội.
Trên lĩnh vực kinh tế:
Xã hội Trung Quốc vào thời Xuân Thu- Chiến Quốc, với việc sử dụng
công cụ lao động chuyển từ đồ đồng sang công cụ bằng sắt đã làm cho lực
lượng sản xuất phát triển lên trình độ cao hơn. Với việc chế tạo, phát minh và
sử dụng đồ sắt đã đem lại những tiến bộ mới trong việc cải tiến công cụ và kỹ
thuật sản xuất nông nghiệp.
Việc thay thế công cụ bằng đồng sang bằng sắt lúc này ngày càng trở nên
phổ biến, sự mở rộng quan hệ trao đổi sản phẩm lao động, thủ công nghiệp
ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn với rất nhiều ngành nghề đã được mở ra
như nghề rèn, nghề mộc, nghề đúc
Trên cơ sở phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp, thương nghiệp
cũng phát triển hơn trước, tiền tệ đã xuất hiện. Đây là thời kỳ khởi sắc của nền

kinh tế thương nghiệp.
Sự biến động trong lĩnh vực kinh tế đã ảnh hưởng, tác động to lớn đến các
mặt của đời sống chính trị-xã hội. Nó làm xuất hiện một cục diện mới trong xã
hội Trung Quốc thời Xuân Thu –Chiến Quốc, đó là tình trạng các nước chư hầu
nổi lên lấn át địa vị và quyền lực của nhà Chu. Nếu như vào đầu thời Chu, “Đất
đai và thần dân ở khắp dưới gầm trời này không đâu không phải là sở hữu của
nhà vua” (Kinh Thi) thì cho đến lúc này, cái quyền sở hữu tối cao (về đất và
dân) ấy đã bị một tầng lớp người mới lên có sức mạnh kinh tế tấn công và
chiếm lấy làm tư hữu.
Trong nội nội bộ các nước- đặc biệt là các nước lớn- quý tộc chia bè lập
cánh, chia cắt đất đai của các nước chư hầu để mở rộng bờ cõi. Vì thế, nếu ở

8
đầu thời Chu có khoảng trên dưới 1000 nước chư hầu thì đến thời Xuân Thu chỉ
còn lại hơn trăm nước.
Trong bối cảnh đó, luân lý, đạo đức xã hội rơi vào tình trạng băng hoại,
khủng hoảng sâu sắc. Mọi giá trị, chuẩn mực, đạo đức bị đảo lộn, trật tự, kỷ
cương xã hội ngày càng thêm rối loạn, thiết chế chính trị, lễ nghĩa của nhà Chu
vi phạm và bị phá hoại nghiêm trọng.
Nhằm loại trừ thực trạng xã hội ấy và đưa xã hội từ loạn tới bình trị, một
vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. Bởi vậy mà, hàng loạt các học
thuyết chính trị-xã hội được xem là lý tưởng do những mưu sĩ đưa ra và được
các vua chư hầu tùy chọn làm công cụ cai trị. Từ đây đã sản sinh hàng loạt
những nhà tư tưởng, những nhà chính trị xuất sắc và hình thành nhiều tư tưởng
triết học, chính trị-xã hội như Nho gia, Pháp gia, Mặc gia, Đạo gia…Trong số
“bách gia” xuất hiện thời Tiên Tần ở Trung Quốc thì Nho giáo và Pháp gia là
những học thuyết có tính hiệu quả và sức sống lâu dài nhất.
1.1.2. Tiền đề tư tưởng.
Về tôn giáo: Nhà Ân chỉ tôn sùng và cúng tế một vị thần toàn năng, đó là
thần tổ tiên, tiếp tục truyền thống tế Đế tổ, tiên vương của người Ân, nhà Chu

thêm tư tưởng kính trời, thờ thượng đế, hợp mệnh trời, người với trời hợp nhất.
Về chính trị: Tư tưởng chính trị chủ yếu của giai cấp quý tộc Chu là “Nhận
dân”, “Hưởng dân”, “Trị dân”.
Về đạo đức: Tư tưởng đạo đức của nhà Chu lấy hai chữ Đức và Hiếu làm
nòng cốt.
Tư tưởng pháp trị của Pháp gia là sự kế thừa nhiều tư tưởng triết học của
các bậc tiền bối đương thời. Đặc biệt là sự kế thừa tư tưởng “tôn quân”, “chính
danh” của Khổng Tử, tư tưởng “thượng đồng”, “công lợi” của Mặc gia và kế
thừa tư tưởng quan điểm về “đạo”, “đức”, “đạo vô vi” của Đạo gia, tư tưởng
“tính ác” của Tuân Tử
Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi còn tiếp thu, phát triển và hệ thống hóa
những quan niệm về đường lối trị nước theo pháp luật của các nhà tư tưởng
trước Hàn Phi như Ngô Khởi, Lý Khôi và ba phái trong phái Pháp gia: Thương
Ưởng, Thân Bất Hại, Thận Đáo.
Thương Ưởng, người nước Vệ, tên họ là Công Tôn, xuất thân từ giới quý
tộc nhưng đã su sút, sống cùng thời với Mạnh Tử, Thân Bất Hại, Thận Đáo.
Ông là nhà chính trị có tài được Tần Hiếu Công trọng dụng làm tể tướng. Trong
thời gian này, ông đã hai lần giúp vua Tần cải cách pháp luật, hành chính và
kinh tế làm cho nước Tần ngày càng hùng mạnh. Với những công lao đó, ông
được Tần Hiếu Công phong tước Thương Công (bởi vậy mới có tên là Thương
Ưởng. Thương Ưởng là đại biểu cho nhóm trọng “pháp” trong Pháp gia.
Thân Bất Hại (khoảng 401-337 trước Công Nguyên) là người đất Kinh
thuộc nước Trịnh, chuyên học về hình danh, trước làm một chức danh nhỏ nước
Trịnh, sau được Chiêu Ly Hầu dùng làm tướng quốc nước Hàn, là người xuất

9
thân từ giai cấp quý tộc mới. Thân Bất Hại chủ trương ly khai “đạo đức”, chống
“lễ”, đề cao “thuật” trong phép trị nước.
Thận Đáo (370-290 trước Công Nguyên) là người nước Triệu. Thận Đáo là
đại biểu tiêu biểu trong nhóm trọng “thế” trong Pháp gia. Tư tưởng triết học của

ông chịu ảnh hưởng “đạo” tự nhiên, “vô vi” thuần phát của Lão Tử. Tuy nhiên,
về chính trị, ông chủ trương trị nước bằng pháp luật. Theo ông, pháp luật phải
khách quan như “vô vi”, điều đó, loại trừ thiên kiến chủ quan, riêng tư của
người cầm quyền. Trong phép trị nước, Thận Đáo đặc biệt đề cao thuật trị nước.
1.2. Một số nội dung chủ yếu trong tư tưởng trị nước của Nho gia (Tư
tưởng Đức trị).
1.2.1. Quan niệm của Nho giáo về vai trò của đạo đức và Đức trị.
Vai trò nổi bật của đạo đức theo quan niệm của Nho giáo biểu hiện cụ thể
như sau:
Thứ nhất, đạo đức và thi hành đạo đức là tiền đề, điều kiện quan trọng
nhất để hình thành, hoàn thiện đạo đức của con người.
Thứ hai, đạo đức là công cụ, phương tiện chủ yếu nhất, hữu hiệu nhất của
giai cấp thống trị trong việc cai trị và quản lý xã hội.
Thứ ba, đạo đức và thực hành đạo đức đóng vai trò quyết định đối với việc
tạo lập ra mẫu người lý tưởng và góp phần tạo lập xã hội lý tưởng.
1.2.2. Những phương thức cơ bản để thực hiện đường lối trị nước.
Một là: Thực hành Nhân, Lễ, Chính danh
Nhân là một phạm trù trung tâm của tư tưởng đạo đức, tư tưởng đức trị.
Nhân bao gồm hai nghĩa, nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp, Nhân là
một phẩm chất đạo đức cụ thể, cơ bản, nền tảng của con người, nó là chuẩn
mực đạo đức để con người tự tu dưỡng và hoàn thiện nhân cách của mình. Theo
nghĩa rộng. Nhân bao gồm mọi đức cần có khác của con người. Nói một cách
khác, mọi đức khác của con người như Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Hiếu, Trung đều
được biểu hiện cụ thể của đức nhân.
Lễ cũng là một phạm trù đạo đức, một chuẩn mực đạo đức. Lễ là phạm trù
chỉ tôn ti, trật tự, kỷ cương của xã hội mà mọi người, mọi giai cấp trong xã hội
phải học, phải tuân theo.
Chính danh là một phạm trù, một nội dung cơ bản của tư tưởng Đức trị, là
một trong những biện pháp chính trị để thi hành đường lối Đức trị và Lễ trị.
Chính danh lần đầu tiên được Khổng Tử đặt ra. Ông yêu cầu phải đặt đúng tên

sự vật và gọi sự vật bằng đúng tên của nó sao cho “danh” đúng với thực chất
của sự vật.
Hai là: Vai trò đạo đức của nhà vua và kẻ cầm quyền trong việc thực hiện
đường lối Đức trị.
Quan niệm của Nho giáo về một ông vua, người cầm quyền có đạo đức
biểu hiện trong sự thống nhất giữa “nội thánh và ngoại vương”, giữa “tri” và
“hành”.

10
Nho giáo cho rằng, nhà vua có đạo đức và thi hành cái đạo đức của mình
có ý nghĩa quyết định trong việc trị dân, giáo hóa dân, thu phục lòng người.
Ba là, Dân và vai trò của dân trong việc thực thi đường lối Đức trị.
Vai trò của dân trong quan niệm của Nho gia biểu hiện ở những nội dung sau:
Thứ nhất: Dân là một lực lượng to lớn trong xã hội mà Mạnh Tử gọi là
“lao lực”, tức là làm việc mệt nhọc bằng sức lực chân tay để tạo ra của cải vật
chất cho chính họ, gia đình họ và cả tầng lớp “lao tâm” cai trị người.
Thứ hai: Dân là gốc nước, là nền tảng của nền chính trị. Theo đó, thì
không có dân thì không có nước, không có vua.
1.2.3. Giá trị và hạn chế cơ bản trong tư tưởng đức trị của Nho giáo.
1.2.3.1. Một số giá trị nổi bật, chủ yếu.
Thứ nhất, trong học thuyết Nho giáo, “Nhân”, “Nghĩa” được đề cao và
được coi là nguồn gốc của mọi đức khác.
Thứ hai, Nho giáo đề cao đạo tu thân, coi đây là một yêu cầu quan trọng
bậc nhất trong việc tu dưỡng đạo đức của mọi người từ bậc thiên tử xuống thứ
dân.
1.2.3.2. Một số hạn chế.
Thứ nhất, Nho giáo quá coi trọng vai trò của đạo đức và tư tưởng Đức trị.
Thứ hai, với việc Nho giáo nêu lên những chuẩn mực đạo đức cứng nhắc,
sự tu dưỡng đạo đức bằng phương pháp khắc kỷ nghiêm ngặt đã gò bó, trói
buộc con người.

Thứ ba, do tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của con người, thừa nhận trong
mỗi con người đều có sẵn tính thiện, nên đức trị chủ yếu xuất phát từ cơ sở của
ý thức và tâm lý.
Thứ tư, giữa nội dung và thực chất tư tưởng đức trị của Nho giáo có sự
mâu thuẫn căn bản.
1.3. Một số nội dung chủ yếu trong tư tưởng trị nước của phái Pháp
gia (chủ yếu trong sách Hàn Phi tử).
1.3.1. Quan niệm về pháp (pháp luật)
Nội dung “pháp” trong phép trị nước của Hàn Phi bao gồm những nội dung
chủ yếu sau:
* Luật pháp phải khách quan và công minh:
* Định chế pháp luật:
* Thực thi pháp luật:
* Giáo dục pháp luật:
1.3.2. Quan niệm về thế.
Nội dung thế trong tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi bao gồm những nội
dung sau:
* Vua phải có quyền thế thì mới có thể cai trị đất nước được.
* Vua phải dựa vào thưởng phạt để củng cố quyền thế.
1.3.3. Quan niệm về thuật.

11
Theo Hàn Phi, “Thuật” là mưu lược, các thức của vua dùng để đôn đốc, cai
quản quần thần một cách bí mật, cho nên nó càng kín đáo bất ngời càng tốt.
Thuật trước hết thể hiện ở “thuật trừ gian”.
Trong quan niệm về “thuật” của Hàn Phi, chức vị nào (danh nào) thì ứng
với nhiệm vụ, bổn phận đó không được làm thiếu, thêm bớt luật lệ, nhiệm vụ
quy định. Từ đó, các quan chức phải làm đúng mọi việc đã giao, không dám tự
ý lấn quyền.
Theo Hàn Phi, “vô vi” quyền uy của vua không cần phải thể hiện ra ngoài

mà mọi việc được chia cho văn võ bá quan còn quyền bính chủ yếu, quan trọng
được đặt trong tay vua.
1.3.4. Một số giá trị và hạn chế chủ yếu trong tư tưởng pháp trị của
phái Pháp gia.
1.3.4.1. Một số giá trị nổi bật.
Pháp gia là một học thuyết duy vật và biện chứng chất phát nhưng triệt để
nhất trong lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại.
Pháp gia là trường phái triết học lần đầu tiên của Trung Quốc cổ coi kinh tế
là một động lực và là sự biểu hiện của sự phát triển lịch sử xã hội.
Pháp gia còn là một học thuyết kết tinh trên cơ sở nâng cao hơn về chất
toàn bộ những tư tưởng pháp luật, tản mạn, tự phát trong lịch sử Trung Hoa từ
trước đó.
1.3.4.2. Một số hạn chế chủ yếu.
Quá nhấn mạnh đến vai trò của pháp luật, đến biến pháp mà không chú ý
đến việc giáo hóa về mặt đạo đức.
Nội dung pháp luật của Pháp gia vẫn còn phiến diện. Tư tưởng pháp trị của
Pháp gia về bản chất vẫn là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị.





Chương 2: Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC CỦA NHO GIA VÀ
PHÁP GIA ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN ĐẠO ĐỨC
CÔNG VỤ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
2.1. Khái niệm công vụ và đạo đức công vụ ở Việt Nam.
2.1.1. Khái niệm công vụ:
Theo nghĩa bao quát, cơ bản: “Công vụ là hoạt động thực hiện chức trách
nhiệm vụ Nhà nước của cán bộ, công chức. Công chức là khái niệm chỉ người,
chủ thể, còn công vụ là khái niệm chỉ việc, mặt hành động, hoạt động. Thông

qua công vụ mà chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước được thực hiện. Hiệu lực,
hiệu quả, chất luợng công vụ phụ thuộc vào năng lực (trình độ, kỹ năng, sự thạo
việc) và đạo đức (tinh thần trách nhiệm, sự tận tụy, phẩm chất trong sạch …)
của đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nuớc”.

12
Có thể tìm thấy các quy phạm về đạo đức phẩm chất, tư cách của người
cán bộ, công chức trong các văn bản pháp luật sau:
* Luật cán bộ, công chức, viên chức (2008)
* Luật phòng chống tham nhũng (2005).
* Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (tháng 2/1998).
* Về quy chế thực hiện dân chủ trong cơ quan (Nghị định 71 /CP do Chính
phủ ban hành 9/ 1998).
2.1.2. Khái niệm đạo đức công vụ.
Đạo đức công vụ được hiểu là “hệ thống các chuẩn mực quy định những
hành động và nhận thức được xem xét là tốt hay xấu là nên hay không nên làm
trong hoạt động công vụ của công chức nhằm xây dựng một nền công vụ tin
cậy, trong sạch, tận tụy, công tâm, thành thạo công việc khác với những chuẩn
mực hành vi phải làm và không được làm do pháp luật điều chỉnh, những chuẩn
mực hành vi nên làm và không nên làm không cần đảm bảo thực hiện bằng sự
cưỡng chế nhà nước. Yêu cầu thực hiện những hành động này không cần sự can
thiệp của pháp luật mà nhờ vào sự tự giác và lòng hướng thiện của công chức,
của dư luận xã hội”.
2.2. Thực trạng đạo đức công vụ ở nước ta hiện nay.
2.2.1. Mặt tích cực.
Đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, đời sống nhân dân đươc cải thiện về
cơ bản và từng bước được nâng cao, chính trị ổn định, quốc phòng đảm bảo, địa
vị và vai trò của nước ta trên trường quốc tế được khẳng định.
Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo
và nhân ái…Những truyền thống đó đang được giữ gìn và phát huy.

Hiện nay, đông đảo cán bộ, công chức đã kế thừa được truyền thống cách
mạng của Đảng và của dân tộc, đã ý thức được trách nhiệm của người cán bộ,
công chức, vượt khó khăn, gian khổ.
Qua thực tiễn cách mạng, Đảng ta đánh giá “cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ
các cấp từ trung ương đến cơ sở, đặc biệt là cấp chiến lược có bản lĩnh chính trị
vững vàng, kiên định mục tiêu, con đường mà Bác Hồ và nhân dân đã chọn” và
“số đông cán bộ giữ được đạo đức, phẩm chất cách mạng, lối sống lành mạnh,
giản dị, gắn bó với nhân dân”.
2.2.2. Mặt tiêu cực và nguyên nhân.
2.2.2.1. Một số biểu hiện tiêu cực chủ yếu.
Trong những năm gần đây, đất nước ta đang tiến hành công cuộc đẩy mạnh
công nghiệp hóa- hiện đại hóa, chúng ta đang tiến hành xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những mặt tích cực, còn không ít
những mặt trái của nền kinh tế thị trường đã và đang tác động tiêu cực đến lĩnh
vực đời sống đạo đức công vụ của cán bộ, công chức. Như Đảng ta đã đánh giá:
“có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là một số đồng chí có chức,
có quyền đã thoái hóa, biến chất về tư tưởng, đạo đức, lối sống, lợi dụng chức

13
quyền để tham nhũng, buôn lậu, lảng phí của công, quan liêu, xa dân, kèn cựa
địa …”. Một số biểu hiện cụ thể:
Một là, chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ, thực dụng, vụ lợi có xu hướng
ngày càng phát triển.
Hai là, tệ tham nhũng, quan liêu, hối lộ, bòn rút của công, lãng phí diễn ra
ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực…
Ba là, lối sống thiếu trung thực, tư tưởng bản vị, lợi dụng chức quyền, cơ
hội, “chạy chọt” vì lợi ích cá nhân, như chạy thành tích, bằng cấp, chức quyền,
Bốn là, lời nói không đi đôi với việc làm, nói và làm trái với nghị quyết
của Đảng; nói một đằng, làm một nẻo; nói nhiều, làm ít
Năm là, suy thoái về đạo đức trong quan hệ gia đình và quan hệ giữa cá

nhân và xã hội.
Sáu là, đạo đức nghề nghiệp sa sút, ngay cả trong những lĩnh vực được xã
hội tôn vinh như y tế, giáo dục, bảo vệ luật pháp, báo chí
2.2.2.2. Nguyên nhân của thực trạng trên.
Một là: Sự tác động mặt trái của cơ chế thị trường.
Hai là, sự chống phá của các thế lực thù địch:
Ba là, sự lơi lỏng, thiếu ý thức tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng
của cán bộ, công chức ở nước ta.
Bốn là, chúng ta còn xem nhẹ công tác giáo dục rèn luyện đạo đức cách
mạng cho cán bộ, công chức.
Năm là, chúng ta chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát quản lý
cán bộ, công chức chưa kịp thời, nghiêm minh những công chức thoái hóa biến
chất về đạo đức, lối sống.
2.3. Kế thừa và phát huy tư tưởng Đức trị của Nho gia và Pháp trị của
Pháp gia trong việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức công vụ ở nước ta hiện
nay.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo nếu được nhận thức đúng đắn và vận
dụng linh hoạt sẽ góp phần vào việc hoàn thiện đạo đức cán bộ, công chức
trong khi làm nhiệm vụ.
Đức nhân trong đạo đức của những người cán bộ, công chức ở Việt Nam
đã khắc phục được nhược điểm của Nho giáo Trung Quốc vốn xa rời hiện thực,
lý tưởng hóa hình mẫu đạo đức tới mức không tưởng.
Đạo đức nhân ái truyền thống của dân tộc đã được Đảng và Hồ Chí Minh
kế thừa giáo dục đạo đức cách mạng cho con người nói chung và đội ngũ cán
bộ nói riêng. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn là đã đào tạo nên đội ngũ cán
bộ có đạo đức nhân ái, phẩm chất đạo đức này được thể hiện trọng mối quan hệ
của cán bộ với nhân dân hay những người cấp dưới. Nho giáo quan niệm rằng,
việc trị nước không chỉ chủ yếu bằng đạo đức mà còn phải có pháp, lễ (luật
pháp) thì nước mới nghiêm, trong gia đình phải có gia pháp (quy định của gia
đình) thì mới có trên có dưới.


14
Nho giáo đề cao việc học tập, nghề được tôn vinh là nghề dạy học. Điều
này đã tạo nên một xã hội hiếu học, con người ham học, hiếu học ấy trong lịch
sử đã góp phần đào tạo nên những người hiền tài, tuấn kiệt, biết trọng nghĩa
kinh tài.
Tư tưởng chú trọng kỷ cương, phép nước, quy ước cộng đồng. Ở Nho giáo,
việc giáo dục vấn đề này được đặt lên hàng đầu, nó thể hiện ở phạm trù “lễ”.
Tư tưởng chính danh và đề cao trách nhiệm của người cầm quyền. Tư
tưởng chính danh của Nho giáo có ý nghĩa tác động đến đội ngũ cán bộ, công
chức cố gắng làm tròn bổn phận, trách nhiệm của mình.
Phương pháp rèn luyện đạo đức cá nhân của Nho giáo- tu thân. Người cán
bộ, công chức cần không ngừng tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân mình.
Bên cạnh ảnh hưởng tích cực như đã nêu trên đây, đức Nhân, đức Nghĩa
của đạo đức Nho giáo cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến một số cán bộ, công
chức, bởi họ quá coi trọng nội dung đạo đức đó trong xử lý các mối quan hệ xã
hội, dẫn đến sự buông lỏng kỷ cương phép nước và vi phạm pháp luật, kéo bè,
kéo cánh, đưa những người thân, anh em họ hàng vào công tác nơi mình đang
quản lý
Tính giáo điều, ảo tưởng trong đạo đức của Nho giáo đã gây lên bệnh hinh
thức, quan liêu, thói đạo đức giả.
Tư tưởng trị nước của Pháp gia ảnh hưởng rất lớn đến đất nước Trung
Quốc. Do vậy, tư tưởng trị nước dùng pháp luật của phái Pháp gia có ý nghĩa
sâu sắc đối với việc xây dựng đạo đức công vụ ở nước ta hiện nay.
Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi góp phần vào việc khắc phục hành vi, vi
phạm đạo đức, vi phạm pháp luật.
Góp phần vào việc giáo dục thói tôn trọng pháp luật. Đặc biệt là hiện tượng
vi phạm luật an toàn giao thông hiện nay.
Bên cạnh mặt tích cực của học thuyết Pháp gia đối với đạo đức trong nền
công vụ, còn một số nhược điểm cần khắc phục như:

Quan niệm về pháp luật của Pháp gia nói chung và của Hàn Phi nói riêng
quá máy móc và cứng nhắc, hoàn toàn không có tính linh hoạt trong việc sử
dụng pháp luật.
2.4. Một số biện pháp chủ yếu nhằm phát huy đạo đức công vụ ở nước
ta hiện nay.
2.4.1. Xây dựng đạo đức mới theo quan điểm của Đảng.
2.4.2. Giáo dục đạo đức cách mạng gắn liền với giáo dục pháp luật trong
quá trình xây dựng đạo đức công vụ ở nước ta hiện nay.
2.4.3. Bảo đảm sự thống nhất giữa kế thừa và đổi mới những giá trị của
đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng đạo đức mới cho người cán bộ, công
chức.
2.4.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật.
2.4.5. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.


15




KẾT LUẬN
Tư tưởng trị nước của Nho gia và Pháp gia ra đời trong bối cảnh lịch sử
khá đặc biệt, trong thời kỳ Xuân Thu- Chiến Quốc, thời kỳ mà chiến tranh liên
miên giữa các nước để tranh giành địa phận của nhau. Lịch sử gọi đây là thời kỳ
“bách gia chư tử” (trăm nhà trăm thầy), “bách gia tranh minh” (trăm nhà đua
tiếng). Mục đích cao cả của của các trường phái triết học nói chung và trường
phái Nho gia và Pháp gia nói riêng là tìm ra những phương thức hữu hiệu nhất
để giải quyết nhiệm vụ xã hội : “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
Đường lối trị nước cơ bản trong học thuyết Nho giáo là “đức trị”. Nho giáo
đề cao vai trò của đạo đức trong việc trị nước. Nội dung cơ bản của đường lối

trị nước của phái Nho gia thể hiện như cụ thể như: đề cao những chuẩn mực
đạo đức như Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Hiếu, Trung…Coi đạo đức là công cụ,
phương tiện chủ yếu nhất của giai cấp thống trị trong việc cai trị và quản lý xã
hội. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực và ảnh hưởng rất lớn đến việc xây
dựng dựng đạo đức công vụ, đặc biệt là đạo đức cho cán bộ, công chức trong
khi thi hành công vụ còn có mặt hạn chế nhất định của lịch sử.
Trong khi Khổng Tử đề cao vai trò của đạo đức trong việc cai trị và quản
lý xã thì tư tưởng trị nước của phái Pháp gia lại đối lập hoàn toàn. Tư tưởng trị
nước trong học thuyết Pháp gia là tư tưởng pháp trị. Pháp gia đề cao vai trò của
pháp luật trong đời sống xã hội, sử dụng pháp luật để cai trị, quản lý đất nước.
Thuyết Pháp trị của Hàn Phi không chỉ tổng hợp mà còn phát triển tư tưởng của
các Pháp gia trước ông.
Vấn đề nổi bật trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi là tư tưởng đề cao pháp
luật, pháp luật trở thành công cụ hữu hiệu nhất để quản lý xã hội, để duy trì trật
tự xã hội, duy trì chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Phương pháp trị nước
của phái Pháp gia tổng hợp từ nhiều các triết gia khác để xây dựng nên học
thuyết của mình. Nếu như Thương Ưởng đề cao “Pháp”, Thân Bất Hại để cao
“Thuật”, Thận Đáo đề cao “Thế” trong phép trị nước thì Hàn Phi tổng hợp cả ba
phái này và phát triển thêm thành một thuyết cai trị- thuyết Pháp trị, có ảnh
hưởng rất lớn trong lịch sử Trung Quốc và tới việc xây dựng đạo đức công vụ ở
nước ta hiện nay. Tư tưởng trị nước Nho gia và Pháp gia đều có mặt tích cực và
hạn chế trong việc trị nước.
Cuối cùng là, do khuôn khổ và giới hạn của một Luận văn Thạc sĩ ngành
Triết học và năng lực nghiên cứu của tác giả còn nhiều hạn chế, do vậy, những
nội dung trình bày, phân tích trong luận văn này không thể nào phản ánh đầy đủ
nội dung vốn có của đối tượng nghiên cứu. Nhất là, để có một cái nhìn khách
quan, toàn diện hơn nội dung tư tưởng trị nước của Nho gia và Pháp gia đối với

16
việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức công vụ ở nước ta hiện nay, cần phải được

tiếp tục nghiên cứu ở bậc cao hơn và với thời gian vật chất nhiều hơn.

×