Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp trường hợp các quốc gia đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------

ĐỖ VŨ TUYẾT MAI

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀ I VÀ TĂNG TRƯỞNG
NĂNG SUẤT YẾU TỐ TỔNG HỢP: TRƯỜNG HỢP CÁC
QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng năng
suất yếu tố tổng hợp: Trường hợp các quốc gia đang phát triển” là bài nghiên cứu
của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường Đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, năm 2017

Đỗ Vũ Tuyết Mai



LỜI CẢM ƠN
Tôi trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, quý Thầy Cô khoa Sau đại học của
Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo điều kiện giúp tôi hoàn
thành khóa học này.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn chân thành nhất đến người hướng dẫn khoa học của
tôi – TS. Phạm Thị Bích Ngọc đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi suốt thời gian
thực hiện luận văn này.
Tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, và đồng nghiệp đã
động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập.

Đỗ Vũ Tuyết Mai

i


TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này xem xét tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài lên tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp bằng việc sử dụng dữ liệu bảng từ
72 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2014. Để giải quyết
vấn đề nội sinh, phương pháp hồ i quy moment tổ ng quát sai phân bậc nhất được vận
dụng để ước lượng mô hình dữ liệu bảng động. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối
quan hệ nghịch biến của dòng vốn đầu tư nước ngoài và tăng trưởng năng suất yếu
tố tổng hợp trong nhóm các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, mối quan hệ này
thật sự không đồng nhất trong từng nhóm nước cụ thể phân loại theo thu nhập. Cụ
thể, tác động nghịch biến của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng
năng suất tổng hợp được xác định trong nhóm các quốc gia có thu nhập thấp và trung
bình thấp, trong khi đối với nhóm quốc gia thu nhập trung bình cao tác động này là
tích cực mặc dù không có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, thương mại và sự phát triển
của hệ thống tài chính có tác động đồng biến đến tăng trưởng năng suất các yếu tố
tổng hợp là trong các nước đang phát triển tại giai đoạn nghiên cứu. Bài nghiên cứu

này cũng tìm ra mối quan hệ nghịch biến của chi tiêu giáo dục và sự tăng trưởng của
TFP trong các nước đang phát triển.

ii


MỤC LỤC
TÓM TẮT ........................................................................................................ ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................. vii
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................ viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... ix

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU............................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 4
1.4 Tính mới của nghiên cứu ................................................................................. 4
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4
1.6 Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................... 5
1.7 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5
1.8 Tóm tắt kết quả nghiên cứu và ý nghĩa đề tài .................................................. 5
1.9 Cấ u trúc của bài nghiên cứu............................................................................. 6

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................... 8
2.1

Cơ sở lý thuyết ............................................................................................. 8


2.1.1 Lý thuyết tân cổ điển ................................................................................. 8
2.1.2 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh .................................................................. 9

iii


2.2 Vai trò của FDI đối với TFP .......................................................................... 11
2.3 Nghiên cứu thực nghiệm ................................................................................ 13
2.4 Khung lý thuyế t.............................................................................................. 20

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU .............................................................................................................. 23
3.1

Phương pháp đo lường năng suất (TFP) .................................................... 23

3.2

Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 24

3.3

Nguồn dữ liệu ............................................................................................ 26

3.4

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 31


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 35
4.1

Tổng quan về sự tăng trưởng TFP và nguồn vốn FDI ............................... 35

4.2

Thống kê mô tả .......................................................................................... 38

4.2.1

Thống kê mô tả các biến trong mô hình. ............................................ 38

4.2.2

Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ............................................. 40

4.2.3

Phân tích mối quan hệ của FDI và TFPG ........................................... 41

4.3 Phân tích kết quả hồi quy và suy diễn thống kê ............................................ 46

CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 54
5.1 Những điểm chính trong kết quả nghiên cứu ................................................ 54
5.2 Các khuyến nghị chính sách .......................................................................... 56
5.3 Hạn chế của bài nghiên cứu ........................................................................... 56


iv


TÀ I LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 58
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 62

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1 Tóm tắ t các nghiên cứu trước

14

Bảng 3.1 Bảng kỳ vọng mối quan hệ giữa các biến độc lập và phụ

24

thuộc về tác động của FDI đến tăng trưởng TFP
Bảng 3.2 Các quốc gia trong mẫu nghiên cứu

26

Bảng 3.3 Mô tả các biến trong mô hình

29

Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả các biến trong mô hình


38

Bảng 4.2 Bảng ma trận hệ số tương quan các biến trong mô hình

40

Bảng 4.3 Ma trận tương quan của TFPG và FDI

41

Bảng 4.4 Bảng kết quả hồi quy với tổng thể mẫu quan sát

45

Bảng 4.5 Kết quả hồi quy theo từng nhóm nước

49

vi


DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hin
̀ h 1.1 Nguồ n vố n FDI chảy vào trong giai đoa ̣n 1990-2015 (triê ̣u US$)

2

Hình 2.1 Khung lý thuyế t


20

Hình 4.1 Nguồn vốn FDI chảy vào vào các nước đang phát triển và từng

35

nhóm nước phân theo thu nhập
Hình 4.2 Tăng trưởng của TFP trong nhóm các quốc gia đang phát triển

36

và phân loại theo thu nhập của từng nhóm nước.
Hình 4.3 Đồ thị phân tán tác động của FDI và TFPG trong các nước đang

41

phát triển.
Hình 4.4 Đồ thị phân tán tác động của FDI và TFPG trong nhóm nước thu

43

nhập thấp.
Hình 4.5 Đồ thị phân tán tác động của FDI và TFPG trong nhóm nước thu

44

nhập trung bình thấp.
Hình 4.6 Đồ thị phân tán tác động của FDI và TFPG trong nhóm nước thu
nhập trung bình cao.


vii

44


DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1. Tính toán TFPG

61

Phụ lục 2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình

62

Phụ lục 3. Bảng ma trận tương quan

62

Phụ lục 4: Kiểm định đa cộng tuyến: Hệ số phóng đại phương sai VIF

63

Phụ lục 5: Kiểm định phương sai thay đổi

63

Phụ lục 6: Kết quả hồi quy theo phương pháp DGMM và SGMM

64


viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DGMM

Hồi quy moment tổ ng quát sai phân bậc nhất
Different Generalized Method of Moments

SGMM

Hồi quy moment tổ ng quát theo hệ thống
System Generalized Method of Moments

FDI

Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

TFP

Năng suất các yếu tố tổng hợp

TFPG

Tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp


UNCTAD

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển

WB

Ngân hàng Thế giới

ix


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ trình bày tổng quan về nghiên cứu, bao gồm: đặt vấn đề
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và kết cấu của nghiên cứu.
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu
Năng suất yếu tố tổng hợp (Total factor productivity-TFP) là chỉ số quan
trọng để phản ánh năng suất và hiệu quả kinh tế của 1 quố c gia, và mô ̣t quố c gia với
năng suất cao sẽ dẫn tới thu nhập bình quân đầu người cao. Solow (1956) đã chỉ ra
rằng kinh tế của 1 quố c gia sẽ không tăng trưởng bề n vững trong 1 thời gian dài, nế u
như sự tăng trưởng phát triển đó không bao gồm phát triể n công nghê ̣ kỹ thuật.
Klenow và Rodriguez-Clare (1997); Hall và Jones (1999) cũng đã lập luận rằng sự
chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người giữa những nước phát triển và đang
phát triển được tạo ra bởi sự khác biệt về mức độ tiến bộ công nghệ ở các nước trên.
Hơn thế nữa, Comin, Hobijn và Rovito (2006) cũng chỉ ra rằng công nghệ có tác
động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế. Nhiều nghiên cứu đã nhận ra vai trò quan
trọng của TFP đố i với tăng trưởng kinh tế, và họ đã tiến hành nhiều nghiên cứu về
nó.

Trong những thập kỷ gần đây, sự gia tăng dòng chảy tài chính giữa các quốc
gia đã được thảo luận bởi các nhà kinh tế ho ̣c xét về lợi ích và rủi ro từ các dòng vốn
đó mang la ̣i. Về nguyên tắc, dòng vốn nước ngoài có vai trò rất quan trọng trong các
quố c gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triể n không có đủ nguồn vốn để thúc
đẩy phát triển kinh tế. Dòng vốn từ bên ngoài không chỉ là một nguồ n dự trữ ngoại
hối, mà còn là nguồn lực tài chính để bù đắp sự thiếu hụt trong đầu tư; do đó dòng
vốn từ bên ngoài sẽ đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, hội
nhập tài chính đi liề n với các biế n động về kinh tế vĩ mô và khủng hoảng tài chính
toàn cầ u. Sau cuộc khủng hoảng tài chính các nước Châu Á năm 1997 và toàn cầu
năm 2008, các nhà hoa ̣ch đinh
̣ chính sách đã xem xét la ̣i và đề xuấ t các chính sách
1


phù hợp cho sự phát triển kinh tế. Họ tin rằng sự không ổn định của dòng vốn đi vào
là các khoản nợ ngắn hạn, ví du ̣ như những danh mục đầu tư ngắ n ha ̣n hay các khoản
vay ngắn hạn; các khoản nợ ngắn hạn trên dẫn đế n những biến động trên thị trương
tài chính. Trong khi đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là khoản đầu tư ổn định
trong trung và dài ha ̣n. FDI đóng vai trò quan trọng trong những nước đang phát
triển để tiếp cận những kỹ thuật mới từ những nước phát triển, vì vậy FDI đươ ̣c xem
như là mô ̣t đòn bẩy cho phát triển kinh tế. Lane và Milesi-Ferretti (2006) đã chỉ ra
rằng nguồ n vố n FDI chiếm 70% tổng nợ của những nước đang phát triển trong năm
2004. Cu ̣ thể trong năm 2014, các nước đang phát triển nhận nhiều nguồ n vố n FDI
hơn các nước phát triển và hơn một nữa nguồ n vố n FDI đi vào của thế giới (xem
hình 1.1), FDI cũng chiếm khoảng 10% sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Cu ̣ thể , các nước đang phát triể n với thu nhâ ̣p cao chiế m 2/3 phầ n trong các quố c
gia đang phát triể n. Tóm la ̣i, việc trao đổi công nghệ, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến
trong sản xuất, phương pháp quản lý mới đang được cung cấp thông qua FDI sẽ làm
thay đổi tich cực sự phát triển nền kinh tế.
Hin

̀ h 1.1: Nguồ n vố n FDI chảy vào trong giai đoa ̣n 1990-2015 (triê ̣u US$)

Nguồ n: UNCTAD

2


Mă ̣c dù, nhiề u bài nghiên cứu đã xem xét mố i quan hê ̣ giữa tăng trưởng TFP
và FDI trong các đối tượng nghiên cứu khác nhau. Hầu hết đều chỉ ra tỷ trọng đóng
góp của TFP trong tăng trưởng kinh tế là tương đối cao ở các nước phát triển, còn
trong các nước đang phát triển, tăng trưởng kinh tế được đóng góp chủ yếu từ vốn
và lao động. Nhưng trong kinh tế toàn cầu hiện nay khi dòng vốn đầu tư từ nước
ngoài được lưu thông nhanh chóng và dễ dàng, TFP được coi là yếu tố rất quan trọng
trong tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, đối với những nước
đang phát triển, mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng TFP vẫn chưa được nghiên
cứu chi tiế t. Vì vậy, câu hỏi được đặt ra là liê ̣u có hay không và những tác động của
đầu tư trực tiếp nước ngoài lên tổng năng suất các nhân tố tổng hợp trong những
nước đang phát triển.
Bài nghiên cứu này sẽ kiểm tra tăng trưởng năng suất chú trong trường các
nước đang phát triển trong thời kỳ 1995-2014 và các yếu tố ảnh hưởng đến năng
suất. Cụ thể, bài nghiên cứu xem xét tác động của FDI lên năng suất và hiệu quả với
những nước đang phát triển (bao gồ m, các quố c gia có thu nhâ ̣p trung bình cao, trung
bin
̀ h thấp, và thấ p). Cho đến nay, một số nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về mối quan
hệ này nhưng vấn đề nội sinh trong mô hình hồ i quy do mối quan hệ của FDI và
TFPG vẫn chưa được xem xét thận trọng. Vì vậy, bài nghiên cứu này sẽ dùng phương
pháp hồi quy moment tổ ng quát (Generalised Methods of Moment) để giải quyết các
vấn đề nội sinh.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Bài viết này nhằm mục đích nghiên cứu:

-

Tính toán tăng trưởng năng suất ở các nước đang phát triển (72 quốc gia) từ

1995-2014. Và tìm kiếm sự khác biệt của các nhóm quốc gia trong các nước đang
phát riển.
-

Tác động của FDI lên tổng năng suất của các nước đang phát triển và xem

xét sự khác biệt của ba nhóm nước phân theo thu nhập: thu nhập thấp, thu nhập trung
bình thấp, và thu nhập trung bình cao.

3


1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Bài nghiên cứu này sẽ trả lời câu hỏi như sau:
-

Tốc độ tăng trưởng của TFP như thế nào trong các nước đang phát triển?

-

FDI có tác động như thế nào lên sự tăng trưởng của tổng năng suất yếu tố

tổng hợp không? Tác động trên có khác biệt theo ba nhóm nước?
-

Một số yếu tố như độ mở thương mại, môi trường kinh tế, hệ thống tài chính,


quy mô nền kinh tế, chi tiêu giáo dục và chi tiêu chính phủ có tác động như thế lên
sự tăng trưởng của năng suất yế tố tổng hợp trong các quốc gia đang phát triển? và
tác động trên có khác biệt trong từng nhóm nước?
1.4 Tính mới của nghiên cứu
Trong bối cảnh của kinh tế toàn cầu hiện nay, khi dòng vốn đầu tư từ nước
ngoài được lưu thông nhanh chóng và dễ dàng, các quốc gia đang phát triển đã và
đang tiếp nhận lượng nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Ngoài ra, các quốc
gia này cũng đang chuyển dịch tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế từ vốn và
lao động sang nâng cao tỷ trọng đóng góp của TFP. Do đó, nghiên cứu này kỳ vọng
đóng góp một điểm mới chủ yếu có liên quan đến việc tìm hiểu, đánh giá, và lượng
hóa mối quan hệ của dòng vốn FDI và tăng trưởng của TFP trong nhóm các quốc
gia đang phát triển. Ngoài ra, nghiên cứu cũng áp dụng những phương pháp ước
lượng GMM để khắc phục vấn đề nội sinh trong mô hình nghiên cứu, vấn đề này bị
bỏ qua trong những nghiên cứu trước. Và rồi, tác động này cũng được xác định trong
từng nhóm nước phân theo thu nhập: thu nhập thấp, thu nhập trung bình thấp, và thu
nhập trung bình cao.
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà luận văn hướng đến là mối quan hệ giữa vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp của các
nước đang phát triển và từng nhóm nước cụ thể phân theo thu nhập.
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn phân tích các nhân tố sau: TFP của các
nước, dân số của mỗi quốc gia, chi tiêu của chính phủ, chi giáo dục của chính phủ,

4


lạm phát, nguồn vốn FDI, tổng kim ngạch thương mại, và sự phát triển của hệ thống
tài chính; dựa trên số liệu 72 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1995-2014.
1.6 Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập bởi Ngân hàng Thế giới (World
bank) và Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) của 72
quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1995-2014.
Dữ liệu áp dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu bảng không cân bằng (với
tập hợp các quan sát 72 nước, trong 24 năm, nên sẽ có 1,728 quan sát.
1.7 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm trước, tác giả xây
dựng mô hình nghiên cứu và phân tích định lượng để làm cơ sở phân tích. Trước
tiên, tác giả tính toán sự tăng trưởng của TFP bằng phương pháp ha ̣ch toán tăng
trưởng (Growth accounting). Sau đó lần lượt triǹ h bày kết quả của phương pháp
thống kê mô tả để phân tích dữ liệu. Ngoài ra, các phương pháp ước lượng với dữ
liệu bảng sẽ được xem xét để tránh việc chênh lệch hệ số chuỗi thời gian và tác đô ̣ng
riêng biê ̣t của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, vấ n đề nô ̣i sinh có thể xảy ra trong nghiên
cứu này, cu ̣ thể là nguyên nhân như sự tương quan giữa phầ n dư và các biế n giải
thích; hoă ̣c mố i quan hê ̣ nhân quả ngươ ̣c của FDI và TFPG, có thể xảy ra trong bài
nghiên cứu này. Vì vậy nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồ i quy moment tổ ng
quát (GMM) để hạn chế tốt nhất vấ n đề trên. Sử dụng kiểm định Sargan, Hansen và
Arellano Bond để kiểm định kết quả hồi quy trên phần mền STATA 14.
1.8 Tóm tắt kết quả nghiên cứu và ý nghĩa đề tài
Qua thực hiện các bước trong phương pháp nghiên cứu cho thấy có mối quan
hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Trong đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào các nước đang phát triển có tác động tiêu cực đến tăng trưởng năng
suất các yếu tố tổng hợp. Cụ thể, mối quan hệ này nhất quán trong nhóm nước có
thu nhập thấp và trung bình thấp, nhưng không tìm thấy mối quan hệ trong nhóm
các quốc gia thu nhập trung bình cao. Ngoài ra, thương mại, quy mô kinh tế, và hệ

5


thống tài chính có tác động tích cực đến sự tăng trưởng của TFP và chi tiêu dùng và

chi tiêu giáo dục của chính phủ có tác động tiêu cực đến TFPG trong các nước đang
phát triển. Mặt khác, tương tác của dòng vốn FDI với lạm phát không có tác động
đến TFPG.
1.9 Cấ u trúc của bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, mục lục, các bảng biểu, phụ lục và tài liệu tham khảo,
nội dung đề tài bao gồm 05 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu gồm vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, đối
tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và tóm tắt kết quả
nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết gồm lý thuyết tăng trưởng nội sinh, lý thuyết tân
cổ điển. Ngoài ra, các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ của TFP và FDI, từ
đó khung lý thuyết được hình thành.
Chương 3: Phương pháp, dữ liệu và mô hình nghiên cứu. Bao gồm phương
pháp đo lường TFPG, mô hình nghiên cứu, nguồn dữ liệu và phương pháp ước lượng
để trả lời các câu hỏi nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận. Bao gồm tổng quan về sự tăng trưởng FDI
và TFP trong các nước đang phát triển, thống kê mô tả các biến trong mô hình hồi
quy, ma trận tương quan của FDI và TFPG, và phân tích kết quả hồi quy.
Chương 5: Kết luận kết quả nghiên cứu và những hạn chế của đề tài và đề
xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
Kết luận Chương 1:
Trong chương này nghiên cứu giới thiệu lý do chọn đề tài, vấn đề nghiên cứu,
mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chương 1 cũng giới thiệu
phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng trong đề tài, nghiên cứu sử dụng phương
pháp định lượng. Đề tài được kết cấu gồm 5 chương; chương 1: Tổng quan về vấn
đề nghiên cứu; chương 2: Cơ sở lý thuyết; chương 3: Phương pháp, dữ liệu và mô

6



hình nghiên cứu; chương 4: Kết quả và thảo luận; chương 5: Kết luận và khuyến
nghị. Dựa trên cơ sở chương 1, chương 2 đi vào phân tích tổng quan về cơ sở lý
thuyết của nghiên cứu.

7


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này tác giả hệ thống các nghiên cứu đề cập đến các định nghĩa năng
suất các yếu tố tổng hợp. Thứ hai là các yếu tố tác động đến tăng trưởng năng suất
các yếu tố tổng hợp, và nhấn mạnh vai trò của FDI đến tốc độ tăng tưởng năng suất
qua các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới. Cuối cùng là khung phân tích lý thuyết
sẽ được xây dựng.
2.1 Cơ sở lý thuyết
Trong phầ n này, tôi xin tóm tắt lý thuyết về tổng năng suất các yếu tố tổng
hợp và vai trò của TFP trong việc tăng năng suất của doanh nghiệp và tăng trưởng
kinh tế. Có 2 lý thuyết chính về TFP đó là Lý thuyết tân cổ điển và lý thuyết tăng
trưởng nội sinh.
2.1.1 Lý thuyết tân cổ điển
Lý thuyế t này được thiết lập và phát triển bởi Robert Solow (1956) và Travor
Swan (1956), nó dựa vào các thành phầ n trong hàm sản xuấ t. Lý thuyế t này đề câ ̣p
rằ ng ba thành phầ n có thể thúc đẩ y sự tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, bao gồ m
lao đô ̣ng, vố n và công nghê ̣. Hàm sản xuấ t đươ ̣c trin
̀ h bày như sau:
𝑌 = 𝐴(𝑡 )𝐹(𝐾, 𝐿)
Với Y là sản lươ ̣ng đầ u ra, K là vố n đầ u vào, L là lao đô ̣ng đầ u vào, và đươ ̣c giả đinh
̣
tăng trưởng ta ̣i tra ̣ng thái bề n vững. Trong khi đó, 𝐴(𝑡 ) thể hiê ̣n cho sự tiế n bô ̣ công
nghê ̣ theo thời gian, và đươ ̣c giả đinh

̣ gia tăng ta ̣i tỷ lê ̣ ngoa ̣i sinh. Hàm sản xuấ t sẽ
đươ ̣c rút go ̣n bằ ng chia lao đô ̣ng cho hai vế , và chúng ta sẽ có sản lươ ̣ng trên đầ u
người và vố n trên đầ u người. Và đươ ̣c trin
̀ h bày như sau:
𝑦 = 𝐴(𝑡 )𝐹(𝑘)
Từ phương trình trên, chúng ta có thể thấ y rằ ng thu nhâ ̣p hoă ̣c sản lươ ̣ng trên
đầ u người phu ̣ thuô ̣c vào sự tiế n bô ̣ công nghê ̣ và tỷ lê ̣ vố n đầ u vào trên đầ u người.
8


Tuy nhiên, vố n đươ ̣c giả đinh
̣ giảm dần trong dài hạn (năng suất biên giảm dầ n), có
nghiã rằ ng mô ̣t sự tăng lên của nguồ n vố n sẽ dẫn đế n giảm sút trong sản lươ ̣ng trong
dài ha ̣n. Do đó, công nghê ̣ là mô ̣t yế u tố ảnh hưởng quan tro ̣ng để thúc đẩ y thu nhâ ̣p
hoă ̣c sản lươ ̣ng trên đầ u người trong dài ha ̣n.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế ho ̣c tân cổ điể n xác đinh
̣ tiế n bô ̣ công nghê ̣ như là
mô ̣t yế u tố bên ngoài, điề u đó sẽ ta ̣o mô ̣t sự không rõ ràng cho các nhà hoa ̣ch đinh
̣
chin
́ h sách để đề ra các chiń h sách trong tăng trưởng kinh tế dài ha ̣n. Những ha ̣n chế
này đã đươ ̣c khắ c phu ̣c thông qua lý thuyế t tăng trưởng nô ̣i sinh đươ ̣c phát triể n bởi
các nhà kinh tế sau này.
Tóm lại, theo lý thuyết tân cổ điển, tích lũy vốn và tiến bộ công nghệ là các
yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế. Trong đó, tiết kiệm đóng vai trò quan trọng
trong tích lũy vốn để phát triển các công nghệ mới và cũng như tiết cận tiến bộ công
nghệ từ các quốc gia khác, do đó có tác động mạnh đến TFP. Tuy nhiên, những lý
thuyết sau này chỉ ra rằng có nhiều yếu tố tác động lên cả sản lượng và các yếu tố
đầu vào, cũng có thể tác động đến TFP.
2.1.2 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh

Giữa thập niên những năm 80, một nhóm nhà kinh tế không đồng ý với lý
thuyết mà những yếu tố không đươ ̣c giải thích la ̣i góp phần vào tăng trưởng kinh tế
trong dài hạn. Vì vậy, họ thích một mô hình mà nó bao gồm các yếu tố quan trọng
mà có thể thay thế được các yếu tố bên ngoài của lý thuyết tân cổ điển. Mô hình đầu
tiên của lý thuyết tăng trưởng nội sinh là mô hình AK của Frankel (1962), người mà
chỉ ra rằng sản lượng bình quân đầu người là không đổi hay thâ ̣m chí năng suất biên
đầu vào tăng dần theo thời gian. Bên cạnh đó, những nhà kinh tế học này cũng giải
thích rằng khi vốn của doanh nghiệp được tích lũy nhiều hơn trong quá trình sản
xuất, họ sẽ sử du ̣ng bớt một số vốn để đầ u tư tích lũy vốn tri thức (có thể gọi nó là
sự tiế n bộ công nghệ). Vì vâ ̣y, những phần vốn trí tuệ đó sẽ bù đắp cho phần của
vố n mà năng suất biên giảm dần. Hàm sản xuất cụ thể được trình bày dưới đây:
Y = AK

9


Trong đó, A là trình độ kỹ thuật và là hằng số (>0); K là vốn, bao gồm cơ sở vật chất
và vốn con người; Y là tổng sản phẩm đầ u ra. Nếu ta thay A =

𝑌
𝐾

trong phương triǹ h

tích lũy vố n; và tăng trưởng sản lượng đầu ra và tỷ lệ tăng trưởng vốn là như nhau
ta ̣i tỷ lê ̣ tăng trưởng ổn định, chúng ta hãy xem bên dưới:
∆𝑌 ∆𝐾
=
= 𝑠𝐴 − 𝛿
𝑌

𝐾
Với 𝛿 tỷ lệ khấu hao; s là tỷ lê ̣ tiế t kiê ̣m
Dựa vào phương trình trên, ta có thể kết luận rằng tốc độ tăng trưởng trong
dài hạn có thể được cải thiện bằng tỷ lệ tiết kiệm hay tỷ lệ đầu tư, vì vậy những nhà
hoạch định chính sách có thể đưa ra những chính sách để thúc đẩy kinh tế tăng
trưởng bền vững chứ không ngập ngừng như mô hình kinh tế tân cổ điển.
Hơn thế nữa, Arrow (1962) đã chứng minh sự lan tỏa tri thức (knowledge
spillover) trong nền kinh tế thông qua hàm sản xuất khi ông giả đinh
̣ rằng công nghệ
là một biến nội sinh. Các doanh nghiệp cũng đầu tư vốn cho việc nghiên cứu và phát
triển (đổi mới và vừa học vừa làm) để tạo ra nhiều vốn tri thức, do đó những nguồn
vốn trí tuệ này sẽ góp phần bù đắp phần còn lại của năng suấ t cận biên giảm dần.
Hàm sản xuất cụ thể được trình bày như sau:
𝑌 = 𝐵𝐾 𝛼 𝐿1𝛼 (1)
B = A𝐾1−𝛼

(2)

Với A là hằng số và là số dương.
Khi đó, ta kết hợp phương trình (1) và (2):
𝑌 = 𝐴𝐾𝐿1−𝛼
Tuy nhiên, nghiên cứu ban đầu của mô hình AK không xem xét tới tác động
của nguồn nhân lực trong tăng trưởng kinh tế, cu ̣ thể những nhà kinh tế học giả sử
vốn bao gồm cả vật chất và vốn con người. Lucas (1988) đã chứng minh nguồn nhân

10


lực có tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua việc thêm yế u tố về vốn con người
vào hàm sản xuất với cùng tỷ trọng lao động. Chúng ta có thể xem cụ thể hơn bằng

phương trình dưới đây:
𝑌 = 𝐾 𝛼 (ℎ𝐿)(1−𝛼)
Với h là nguồn nhân lực và tỷ lệ tăng trưởng của nguồn nhân lực là

∆ℎ


= (1 −

𝑢) với u là thời gian làm việc và (1-u) là thời gian mà người lao động tích lũy kinh
nghiệm và kỹ năng. Vì nguồn nhân lực giữ mô ̣t vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy tiến bộ công nghệ nên nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra những chính
sách phù hợp cải thiện kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động để tăng trưởng
kinh tế trong dài hạn.
Bên cạnh đó nhiều nhà kinh tế học cũng đã liên tục phát triển lý thuyết tăng
trưởng nội sinh, như là Romer (1986) va Rebelo (1992) đã tìm thấy rằng đầu tư vào
nguồn nhân lực sẽ dẫn đến những tác đô ̣ng lan tỏa tích cực trong nền kinh tế và làm
giảm đáng kể sự thất thoát nguồn vốn. Ngoài ra, Romer (1990); Grossman và
Helpman (1991) chỉ ra rằng việc phân bổ hiệu quả nguồn lực trong nghiên cứu và
phát triển (R&D) sẽ mang lại hiệu quả tích cực và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng
kinh tế. Tóm lại, lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã chỉ ra rằng đầu tư vào nguồn nhân
lực và R&D (đổi mới và vừa học vừa làm) có hiệu quả tích cực tăng trưởng kinh tế
trong dài hạn.
Tóm lại, thông qua các mô hình của Arrow và Romer, tăng trưởng của TFP
có thể thông qua các lý thuyết chính như sự phân bổ nguồn lực hiệu quả, tiến bộ
công nghệ, nguồn nhân lực và quy mô kinh tế. Cụ thể, TFP có thể được cải thiện
thông qua các kênh như: FDI, thương mại, đầu tư trong nguồn nhân lực, nghiên cứu
và phát triển (R&D), chuyển giao công nghệ…
2.2 Vai trò của FDI đối với TFP
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem một trong những nguồn quan trọng

thúc đẩy tăng trưởng năng suất ở các nước nhận đầu tư, thông qua hai kênh chủ yếu

11


là phát triển công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó công nghệ của nước
chủ nhà bị tác động bởi FDI thể hiện qua hai khía cạnh là chuyển giao công nghệ từ
nước đầu tư và phát triển khả năng công nghệ của chính nước nhận đầu tư.
Khi các công ty đa quốc gia đầu tư vào một nước, thì đối mặt với rất nhiều
khó khăn như pháp lý, luật lệ và đặc tính thị trường của nước sở tại, do đó sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến doanh số và thị phần. Vì vậy, để khắc phục những trở ngại đó
và thu đẩy doanh thu, các doanh nghiêp nước ngoài sẽ chuyển giao công nghệ trong
nội bộ các chi nhánh, nhằm mục đích giữ vững thị phần và tăng khả năng cạnh tranh.
Tuy nhiên, việc chuyển giao công nghệ còn hạn chế do các lý do như mất bản quyền
hay nước được nhận đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng công nghệ. Việc
chuyển giao công nghệ này sẽ có tác động lan tỏa đến các doanh nghiệp trong nước
trong việc thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) sản phẩm mới để
có thể cạnh tranh với các công ty đa quốc gia (Görg và Greenaway, 2004). Ngoài ra,
để thu hút nguồn vốn đầu tư, các quốc gia phải nâng cao năng lực cạnh tranh và cải
thiện môi trường đầu tư, từ đó làm giảm chi phí giao dịch cho các nhà đầu tư nước
ngoài (Wang và Blomström, 1992). Những yếu tố này sẽ tác động cải thiện năng
suất và nhờ đó tăng trưởng kinh tế sẽ được thúc đẩy.
Ngoài ra, FDI tác động trực tiếp đến trình độ nhân lực cũng như số lượng
nhân công ở các nước nhận đầu tư (Görg và Greenaway, 2001). FDI tạo ra nhiều cơ
hội việc làm cho người dân, từ quản lý cấp cao đến những công việc mang tính chất
thời vụ. Ngoài ra, tuyển dụng nguồn lao động trực tiếp, những hợp đồng hợp tác với
các doanh nghiệp trong nước cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho nhân công địa
phương. Thông qua các khóa học dạy nghề được tài trợ bởi các doanh nghiệp FDI
thông qua nhiều hình thức như chính quy hay học thông qua làm (learning by doing)
sẽ giúp cải thiện và nâng cao trình độ người lao động (Gorg và Strobl, 2004). Mặt

khác, các doanh nghiệp FDI còn tài trợ nâng cao năng lực quản lý của các cấp quản
lý doanh nghiệp và cấp quản lý nhà nước của địa phương. Qua đó, FDI không chỉ

12


đem lại lợi ích tạo ra công ăn việc làm, mà còn nâng cao năng lực của người lao
động; dẫn tới năng suất của quốc gia sẽ tăng lên.
Hơn thế nữa, FDI cũng giúp thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu của các
quốc gia nhận đầu tư, nổi bật là các nước đang phát triển vì có nhiều lợi thế cạnh
tranh so với các quốc gia khác. Trong đó, chi phí nhân công thấp là một trong những
lợi thể nổi bật thu hút nguồn vốn FDI và các hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu.
Tuy nhiên, để tận dụng hết nhưng lợi ích của FDI, yêu cầu quốc gia được đầu
tư phải có nền tảng công nghệ và lực lượng lao động tay nghề cao. Ngoài ra, các yếu
tố liên quan chính sách và pháp luật ở địa phương cũng được xem xét, vì tác động
trực tiếp đến quá trình chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân công. Những vấn đề
này được xem là phổ biến ở các nước đang phát triển.
Do đó, mặc dù mối quan hệ của FDI và sự tăng trưởng năng suất đã được
nghiên cứu nhiều, nhưng tác động này là không nhất quán. Trong phần tiếp theo, tác
giả sẽ tổng hợp và trình bày những nghiên cứu nổi bật về mối quan hệ của FDI và
tăng trưởng TFP với các đối tượng nghiên cứu khác nhau.
2.3 Nghiên cứu thực nghiệm
Trong phần này, tác giả sẽ trình các nghiên cứu thực nghiệm nổi bật về tác
động của dòng vốn FDI và tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp.

13


Bảng 2.1: Tóm tắ t các nghiên cứu trước
Tác giả


Phương pháp

Dữ liệu

Khan

Tính TFPG bằng Dữ

(2005)

phương

liệu - Lạm phát

pháp của

43 - Mở

ha ̣ch toán tăng doanh
trưởng

Kết quả
Mối quan hệ

rộng giữa FDI và
TFPG là đồ ng

thương mại


ở - Đầu tư trực tiếp biế n.

(growth nghiệp

accounting

Biến hồi quy

Pakistan

nước ngoài

method). Tác giả giai đoạn - Chi tiêu cho
sử dụng dữ liệu 1960-2003 giáo dục
chuỗi thời gian

- Tín dụng cá

để xem xét các

nhân

yếu tố quyết định

- Chi tiêu chính

của TFP

phủ
- Thâm hụt ngân

sách
- Đầu tư và việc
làm
- Dân số
- Tỷ lê ̣ tài chính
phát

triể n

(M2/GDP)
quốc - Nguồn

Miller

S. Dữ liệu bảng, 83

M.

& tiń h TFPG bằng gia trong lực

Upadhyay
M.
(2002)

phương

nhân Vốn con người
có tác động nhỏ

pháp giai đoa ̣n - Mở rộng giao đến TFP.


P. ha ̣ch toán tăng 1960-1989 dịch
trưởng

14


×