Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

nghiên cứu sự khác biệt thu nhập giữa hộ nông dân với hộ ngƣ dân trên địa bàn tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀ NH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------------

HUỲNH VĂN HÙNG

NGHIÊN CỨU SỰ KHÁC BIỆT THU NHẬP GIỮA
HỘ NÔNG DÂN VỚI HỘ NGƢ DÂN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

TP. Hồ Chí Minh, năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn: "Nghiên cứu sự khác biệt thu nhập giữa hộ
nông dân với hộ ngƣ dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận" là bài nghiên cứu của
chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, 2017

Huỳnh Văn Hùng




ii

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Mở thành phố Hồ
Chí Minh, với sự giảng dạy, giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy, Cô, sự hỗ trợ của các
sở, ban, ngành tỉnh Bình Thuận và các bạn học viên lớp Cao học kinh tế học khóa 6,
tôi đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ với đề tài:"Nghiên cứu sự khác biệt thu nhập
giữa hộ nông dân với hộ ngƣ dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận".
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại học Mở Thành phố Hồ
Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quan trọng trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và kính
trọng nhất đến PGS.TS.Đinh Phi Hổ đã hết lòng giảng dạy, chỉ bảo, hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận, Lãnh đạo Sở
Nội vụ tỉnh Bình Thuận, Lãnh đạo Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận, Lãnh đạo Ban Nội
chính Tỉnh ủy Bình Thuận, Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bình Thuận đã
tạo điều kiện cho tôi tham gia lớp học; cảm ơn Lãnh đạo, các Chuyên viên Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận,Chi cục Thống kê
thành phố Phan Thiết, UBND các phường, xã, các hộ sản xuất nông nghiệp, đánh
bắt, nuôi trồng thủy sản trên địa bànthành phố Phan Thiết, thị xã La Gi, huyện Hàm
Thuận Namđã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu phục
vụ cho nghiên cứu này, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành đề tài này.
Xin cảm ơn giáo viên phụ trách lớp, các anh, chị học viên cao học của
Trường đã hỗ trợ, chia sẽ những kinh nghiệm, kiến thức trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ và
hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này./.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017

Người thực hiện
Huỳnh Văn Hùng


iii

TÓM TẮT
Đề tài "Nghiên cứu sự khác biệt thu nhập giữa hộ nông dân với hộ ngƣ
dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận"nhằm xác định và đo lường các yếu tố tác động
thu nhập của hộ gia đình nông dân và ngư dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; tìm ra
sự khác biệt thu nhập giữa hai nhóm hộ gia đình này, trên cơ sở đó, đề xuất một số
gợi ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập của hộ ngư dân và hộ nông dân góp phần
phát triển bộ mặt nông thôn và vùng ven biển tương xứng với tiềm năng.
Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên
cứu chính thức.Kỹ thuật thảo luận nhóm, phỏng vấn ý kiến chuyên gia được sử
dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến đề tài
nghiên cứu, là căn cứ quan trọng để đưa ra mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu chính
thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng, phỏng vấn trực tiếp các hộ gia
đình làm nông, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trên địa bàn nghiên cứu bằng phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo danh sách đã được biết trước, với kích thước mẫu
hợp lệ là 300 quan sát (150 quan sát đối với hộ nông dân và 150 quan sát đối với hộ
nuôi trồng, đánh bắt thủy sản). Dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích thống kê
mô tả, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến và sử dụng kỹ thuâ ̣t phân rã Oaxaca Blinder cho mô hiǹ h tuyế n tiń h để tìm ra sự khác biệt thu nhập của hộ từ việc

sản

xuất nông nghiệp (trồng lúa, thanh long…) và thu nhập của hộ từ việc nuôi trồng,
đánh bắt thủy sản.
Qua phân tích đã tiến hành nghiên cứu 10 yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến
thu nhập của hộ ngư dân và hộ nông dân, xây dựng mô hình hồi quy 11 biến, trong

đó có 10 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc. Với sự trợ giúp của phần mềm SPSS, kết
quả hồi quy cho thấy:
Thu nhập của thu nhập của hộ ngư dân chịu tác động bởi 7 yếu tố:
QUYMOHO,

PHUTHUOC,

KNGHIEM,

KTHUCSX,

VAY,

DIENTICH,

MAYMO. Thu nhập của hộ nông dân chịu tác động bởi 4 yếu tố: HVAN,
KNGHIEM, MAYMOC, DADANG.


iv

Bằng phương pháp phân tích phân rã cho thấy 44% khoảng cách thu nhập
giữ hộ ngư dân và hộ nông dân đươ ̣c giải thích bởi các biến độc lập đưa vào mô
hình nghiên cứu. 56% của khoảng cách thu nhập giữa hộ nông dân và hộ ngư dân là
không thể giải thích.
Qua kết quả nghiên cứu, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị, giải pháp cho
hộ gia đình, chính quyền địa phương tham khảo để có những giải pháp cụ thể và
khả thi nhằm cải thiện thu nhập cho hộ gia đình sản xuất nông nghiệp và hộ gia nuôi
trồng, đánh bắt thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, làm giảm sự khác biệt trong
thu nhập của hai nhóm hộ,góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.



v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................1
1.1Lý do nghiên cứu ...............................................................................................1
1.2Vấn đề nghiên cứu .............................................................................................2
1.3Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2
1.4Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................3
1.5Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................3
1.6Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3
1.7Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................4
1.8Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ......................................................................5
1.9Kết cấu của luận văn ..........................................................................................5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................7
2.1Các khái niệm ....................................................................................................7
2.1.1Hộ gia đình .................................................................................................7
2.1.2Thu nhập hộ gia đình ..................................................................................8
2.2Các lý thuyết có liên quan .................................................................................9
2.2.1Lý thuyết về tăng trưởng và phát triển nông nghiệp ..................................9
2.2.2Lý thuyết về thu nhập ...............................................................................10
2.3Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình và sự khác biệt thu nhập
của các nhóm hộ gia đình nông nghiệp và ngư nghiệp.........................................12
2.3.1Các yếu tố liên quan đến chủ hộ...............................................................12
2.3.2Các yếu tố liên quan đến hộ gia đình .......................................................14

2.4Tổng quan các nghiên cứu trước .....................................................................17
2.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước ....................................................................17
2.4.2. Các nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam ..................................................17


vi

2.5Sự giống và khác nhau giữa nghiên cứu của tác giả với các nghiên cứu trước ...22
2.6Tổng quan địa bàn nghiên cứu .........................................................................22
2.7Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................30
2.8Tóm tắt chương 2 .............................................................................................31
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................33
3.1Quy trình nghiên cứu .......................................................................................33
3.2Phương pháp nghiên cứu .................................................................................36
3.3Mô hình nghiên cứu .........................................................................................37
3.4Phương pháp phân rã Oaxaca - Blinder ...........................................................44
3.5Dữ liệu nghiên cứu...........................................................................................46
3.5.1 Nguồn dữ liệu thu thập ..........................................................................46
3.5.2 Phương pháp chọn mẫu và xác định kích thước mẫu ...........................46
3.5.3 Mẫu nghiên cứu.....................................................................................47
3.5.4 Phương pháp phân tích số liệu ..............................................................48
3.6Tóm tắt chương 3 .............................................................................................48
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................49
4.1Kết quả nghiên cứu định lượng .......................................................................49
4.1.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình................................................49
4.1.2 Phân tích tương quan và phân tích hồi quy mô hình các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ ngư dân.................................................................62
4.1.3 Phân tích tương quan và phân tích hồi quy mô hình các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ nông dân ...............................................................69
4.2Sự khác biệt thu nhập của hộ ngư dân và thu nhập của hộ nông dân ..............78

4.2.1 Ước lượng thu nhập trung bình của hộ ngư dân và thu nhập của hộ
nông dân ...........................................................................................................78
4.2.2 Sự đóng góp của mỗi biến đối với sự khác biệt về thu nhập giữa hộ ngư
dân và hộ nông dân ...........................................................................................80
4.3Tóm tắt chương 4 .............................................................................................82
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................83


vii

5.1Kết luận 83
5.2Đóng góp của luận văn ....................................................................................84
5.3Kiến nghị..........................................................................................................84
5.4Hạn chế và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................88
PHỤ LỤC .................................................................................................................93


viii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Các xã, phường trong vùng nghiên cứu......................................................4
Bảng 2.1. Diện tích trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận qua các năm 2012-2016.....26
Bảng 2.2. Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa ở tỉnh Bình Thuận qua các năm
2012-2016..................................................................................................................27
Bảng 2.3. Sản lượng đánh bắt, nuôi trồng qua các năm 2010-2016 .........................30
Bảng 3.1: Tóm tắt các biến trong mô hình và cơ sở chọn biến .................................38
Bảng 3.2: Mẫu nghiên cứu ........................................................................................47
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình phân tích các yếu tố tác động đến

thu nhập của hộ ngư dân ...........................................................................................49
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình phân tích các yếu tố tác động đến
thu nhập của hộ nông dân..........................................................................................50
Bảng 4.3: Quan hệ giữa thu nhập theo giới tính của chủ hộ ngư dân .......................51
Bảng 4.4: Mối quan hệ giữa thu nhập theo giới tính của chủ hộ nông dân ..............52
Bảng 4.5: Mối quan hệ giữa thu nhập theo trình độ học vấn của chủ hộ ngư dân ........52
Bảng 4.6: Mối quan hệ giữa thu nhập theo trình độ học vấn của chủ hộ nông dân ......53
Bảng 4.7: Mối quan hệ giữa thu nhập hộ ngư dân với kinh nghiệm của chủ hộ ......54
Bảng 4.8: Mối quan hệ giữa thu nhập hộ nông dân với kinh nghiệm của chủ hộ ....54
Bảng 4.9: Quan hệ giữa thu nhập hộ ngư dân với quy mô hộ ..................................55
Bảng 4.10: Quan hệ giữa thu nhập hộ nông dân với quy mô hộ...............................55
Bảng 4.11: Mối quan hệ giữa thu nhập của hộ dân ngư dân với số người phụ thuộc
của hộ ........................................................................................................................56
Bảng 4.12: Mối quan hệ giữa thu nhập của hộ nông dân với số người phụ thuộc của
hộ ...............................................................................................................................56
Bảng 4.13: Quan hệ giữa thu nhập hộ ngư dân với quy mô diện tích đất canh tác của
hộ ...............................................................................................................................57
Bảng 4.14: Quan hệ giữa thu nhập nông dân với quy mô diện tích đất canh tác của
hộ ...............................................................................................................................57


ix

Bảng 4.15: Quan hệ giữa thu nhập hộ ngư dân với thành phần Giá trị đầu tư máy
móc thiết bị ................................................................................................................58
Bảng 4.16: Mối quan hệ giữa thu nhập nông dân theo Giá trị đầu tư máy móc thiết
bị ................................................................................................................................58
Bảng 4.17: Quan hệ giữa thu nhập hộ ngư dân với Đa dạng hóa hoạt động tạo thu
nhập ...........................................................................................................................59
Bảng 4.18: Quan hệ giữa thu nhập nông dân với Đa dạng hóa hoạt động tạo thu

nhập ...........................................................................................................................59
Bảng 4.19: Quan hệ giữa thu nhập hộ ngư dân với việc vay vốn từ các định chế
chính thức ..................................................................................................................60
Bảng 4.20: Quan hệ giữa thu nhập với việc vay vốn từ các định chế chính thức .....60
Bảng 4.21: Quan hệ giữa thu nhập của chủ hộ ngư dân với kiến thức sản xuất .......61
Bảng 4.22: Quan hệ giữa thu nhập hộ nông dân với kiến thức khuyến nông ...........62
Bảng 4.23: Hệ số tương quan (Hộ ngư dân) .............................................................63
Bảng 4.24: Bảng kiểm tra hệ số VIF (Hộ ngư dân) ..................................................64
Bảng 4.25: Chỉ số R2 hiệu chỉnh của mô hình (Hộ ngư dân) ....................................65
Bảng 4.26: ANOVA (Hộ ngư dân) ...........................................................................65
Bảng 4.27: Kết quả hồi quy của mô hình (Hộ ngư dân) ...........................................66
Bảng 4.28: Hệ số tương quan (Hộ nông dân) ...........................................................70
Bảng 4.29: Bảng kiểm tra hệ số VIF (Hộ nông dân) ................................................71
Bảng 4.30: Chỉ số R2 hiệu chỉnh của mô hình (Hộ nông dân) ..................................71
Bảng 4.31: ANOVA (Hộ nông dân) .........................................................................72
Bảng 4.32: Kết quả hồi quy của mô hình (Hộ nông dân) .........................................72
Bảng 4.33: So sánh mức độ tác động của các biến trong mô hình thu nhập của hộ
ngư dân và mô hình thu nhập của hộ nông dân ........................................................77
Bảng 4.34: So sánh giá trị trung bình của hộ ngư dân và nông dân .........................78
Bảng 4.35: Ước lượng thu nhập của hộ ngư dân và thu nhập của hộ nông dân và sự
khác biệt giữa 2 nhóm sau khi hồi quy .....................................................................79


x

Bảng 4.36: Sự khác biệt thu nhập giữa hộ ngư dân và hộ nông dân do các biến tạo ra
...................................................................................................................................80
Bảng 4.37: Sự khác biệt thu nhập do hệ số hồi quy được ước lượng và do sự phân
biệt đối xử giữa ngư dân và hộ nông dân ..................................................................81



xi

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Bình Thuận ..........................................23
Hình 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân và thu nhập của hộ
ngư dân. .....................................................................................................................31
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................35


xii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GTTB

: Giá trị trung bình

Ha

: Héc ta

UBND

: Ủy ban nhân dân


1

CHƢƠNG 1


MỞ ĐẦU
Nội dung chương mở đầu sẽ trình bày tổng quan về lý do nghiên cứu, mục
tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu và kết cấu luận văn.
1.1 Lý do nghiên cứu
Sau gần 30 năm đổi mới, trong thành quả chung về tăng trưởng kinh tế của
đất nước và của địa phương, đời sống nông dân, ngư dântrên địa bàn tỉnh Bình
Thuận đã được cải thiện. Hộ sản xuất nông lâm thủy sản trong tỉnh từ chỗ khó khăn
trong từng bữa ăn, nay đã dư thừa lương thực để xuất khẩu, nhiều hộ nông dân
trước đây sống trong cảnh “nhà tranh, mái lá” nay đã “ngói hóa” và “nhà tầng hóa”;
người nông dân chủ yếu sản xuất cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, nay đã vươn ra
thị trường nước ngoài. Về cơ bản, thu nhập của đại bộ phận cư dân nông thôn tiếp
tục được cải thiện, kể cả hộ dân ở vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn, góp phần
quan trọng giữ vững ổn định xã hội.
Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận, thu nhập bình
quân/hộ/tháng năm 2013 của hộ nông lâm nghiệp đạt 9,135 triệu đồng/tháng, thu
nhập bình quân 1 người/tháng đạt 2,099 triệu đồng (năm 2010: 0,993 triệu đồng);
của hộ thủy sản đạt 10,458 triệu đồng/tháng, thu nhập bình quân 1 người/tháng đạt
2,113 triệu đồng (năm 2010: 1,633 triệu đồng). So với năm 2010, thu nhập hộ gia
đình nông lâm thủy sản tăng, tuy nhiên, mức thu nhập đạt thấp so với mức trung
bình của các ngành nghề khác. Điều này cũng cho thấy hộ hoạt động trong lĩnh vực
nông lâm thủy sản vẫn còn khó khăn, chưa tương xứng với tiềm năng và quy mô
đầu tư của Nhà nước.
Trong những năm qua, nét nổi bật trong đầu tư, phát triển sản xuất nông lâm - ngư nghiệp của tỉnh Bình Thuận tiếp tục phát triển theo hướng nâng chất
lượng, hiệu quả. Các công trình thủy lợi được tập trung đầu tư và nâng cấp, nhờ đó
diện tích tưới chủ động tiếp tục được mở rộng, tạo điều kiện thâm canh, tăng vụ, hệ
số sử dụng đất được nâng lên, góp phần hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất. Kinh tế



2

thủy sản tiếp tục phát triển theo hướng coi trọng chất lượng. Lượng tàu thuyền công
suất lớn khai thác xa bờ gắn với các dịch vụ nghề cá trên biển tiếp tục tăng; lợi thế
nuôi trồng thủy sản tiếp tục duy trì, phát triển. Nhìn chung, đầu tư trong lĩnh vực
nông lâm nghiệp và ngư nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn so với các lĩnh vực
khác, nhưng thu nhập bình quân hộ nông dân, hộ ngư dân vẫn còn thấp, số hộ nghèo
chiếm tỷ lệ cao.Số hộ nông dân trồng lúa chuyển diện tích sang trồng thanh long
ngày càng phổ biến, diện tích nuôi trồng thủy sản ngày càng thu hẹp; số hộ nuôi
trồng thủy sản có xu hướng chuyển đổi sang trồng thanh long hoặc bỏ hoang đất để
làm nghề nghiệp khác ngày càng nhiều… Để có sự phân tích, đánh giá về vấn đề
này, tác giả chọn đề tài "Nghiên cứu sự khác biệt thu nhập giữa hộ nông dân với
hộ ngƣ dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận" làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên
ngành kinh tế học.
1.2 Vấn đề nghiên cứu
Bình Thuận là một trong 3 ngư trường lớn nhất trong cả nước, nguồn lợi hải
sản rất phong phú.Các sản phẩm lợi thế trong nông nghiệp như thanh long, sản xuất
tôm giống, khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, chế biến hải sản là tiềm năng
lớn để tăng thu nhập cho hộ sản xuất và là cơ hội làm giàu chính đáng cho người
dân. Tuy nhiên, đời sống của hộ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp trong những năm
qua vẫn còn khó khăn, thu nhập bấp bênh.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2011-2020, trong đó nâng cao thu nhập của hộ gia đình nông thôn là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm phải tập trung lãnh đạo thực hiện ở từng địa
phương. Đầu tư tàu thuyền đánh bắt xa bờ, nâng cao chất lượng con giống, vật nuôi,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những giải pháp giúp người nông dân, ngư
dân nâng cao thu nhập.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định và đo lường các yếu tố tác động thu
nhập của hộ gia đình nông dân và ngư dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; so sánh thu

nhập giữa hai nhóm hộ gia đình này, trên cơ sở đó, đề xuất một số gợi ý chính sách


3

nhằm nâng cao thu nhập của hộ ngư dân và hộ nông dân góp phần phát triển bộ mặt
nông thôn và vùng ven biển tương xứng với tiềm năng. Cụ thể:
-

Xác định các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình nông dân và

ngư dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;Điều chỉnh thang đo dùng để đo lường các
khái niệm nghiên cứu (thu nhập và các yếu tố tác động đến thu nhập);
-

Chứng minh có sự khác biệt trong thu nhập của hộ ngư dân và hộ nông

-

Đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập của hộ ngư dân

dân;
và hộ nông dân.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra ở trên thì đề tài cần trả lời được
những câu hỏi sau đây:
-

Thu nhập của hộ gia đình nông dân và ngư dân trên địa bàn tỉnh Bình


Thuận chịu tác động bởi những yếu tố nào?
-

Có sự khác biệt trong thu nhập giữa hộ nông dân (trồng lúa, thanh

long…) với hộ ngư dân?
-

Chính sách nào là cần thiết để nâng cao thu nhập của các hộ nông dân và

ngư dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận?
1.5 Đối tƣợng nghiên cứu
-

Về đối tượng nghiên cứu: các yếu tố tác động đến thu nhập của các hộ

nông dân và ngư dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
-

Về đối tượng khảo sát: các hộ gia đình nông dân và ngư dân trên địa bàn

các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
1.6 Phạm vinghiên cứu
Đề tài thực hiện khảo sát đối tượng nghiên cứu tại các khu vực ven biển trên
địa bàn tỉnh.Cụ thể:


4

Bảng 1.1: Các xã, phƣờng trong vùng nghiên cứu

Huyện, thị,

Xã, phƣờng, thị

thành phố

trấn

Số hộ

Tổng dân số

Phường Mũi Né

6.803

27.858

Phường Phú Hài

3.170

12.965

Xã Tiến Thành

1.811

7.389


Xã Tiến Lợi

2.099

8.562

Phường Bình Tân

4.584

18.296

Xã Tân Bình

1.866

7.217

Xã Tân Hải

2.193

8.667

Xã Tân Phước

2.920

12.008


Hàm Thuận

Xã Thuận Quý

730

3.078

Nam

Xã Tân Thành

1.515

6.132

Phan Thiết

La Gi

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận, 2016)
1.7 Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn: nghiên cứu ban
đầu và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu ban đầu được thực hiện thông qua phương pháp định tính.
Phỏng vấn ý kiến chuyên gia nhằm giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến đề tài
nghiên cứu, làm căn cứ đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức và thiết kế bảng câu
hỏi trong nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp điều tra trực tiếp
các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu qua bảng câu hỏi được thiết kế trước, để tạo

lập dữ liệu sơ cấp.Từ đó tiến hành tổng hợp phân tích trên nền tảng thống kê mô tả,
mô hình hồi quy đa biến dưới sự hỗ trợ của phần mềm Excel và SPSS. Sử dụng
phương pháp phân rã Oaxaca - Blinder (1973) để tìm ra sự khác biệt thu nhập của
hộ nông dân và thu nhập của hộ ngư dân.


5

1.8 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
-

Đề tài xác định được các yếu tố tác động đến thu nhập của các hộ nông

dân và ngư dân trên địa bàn tỉnh; thực hiện điều chỉnh thang đo dùng để đo lường
các khái niệm nghiên cứu.
-

Đề tài đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập của các

hộ gia đình này.
-

Vận dụng các kiến thức về kinh tế học như kinh tế nông nghiệp, kinh tế

phát triển và các mô hình kinh tế lượng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu
nhập của hộ nông dân và hộ ngư dân tại địa phương nghiên cứu. Trên cơ sở đó tìm
ra được nhân tố nào có ảnh hưởng mạnh và nhân tố nào ảnh hưởng ít đến biến phụ
thuộc; các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt thu nhập của hộ từ việc sản xuất
nông nghiệp so với thu nhập của của hộ từ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Từ đó đưa
ra những gợi ý chính sách, giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của từng nhóm hộ;

đồng thờilàm giảm sự khác biệt trong thu nhập của hai nhóm hộ này.
1.9 Kết cấu của luận văn
Đề tài nghiên cứu được trình bày trong 5 chương, bao gồm cả chương mở
đầu và chương kết luận và gợi ý chính sách. Cụ thể như sau:
Chương 1: Mở đầu
Chương này giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu: lý do nghiên cứu, vấn
đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương này sẽ trình bày những cơ sở lý thuyết liên quan đến chi phí, thu
nhập. Nêu lại tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài.Cơ sở thực
tiễn từ tổng quan điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp của địa bàn nghiên
cứu.Từ đó, xác định các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ nông dân và thu nhập
của hộ ngư dân.
Chương 3:Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu trước và những đặc điểm của
địa bàn nghiên cứu, chương này sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, mô hình


6

nghiên cứu và nguồn dữ liệu cho mô hình nghiên cứu.Trình bày kỹ thuật phân rã
theo phương pháp phân rã Oxaca – Blinder để làm cơ sở khoa học phân tích sự khác
biệt thu nhập của hộ trong việc sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, thanh long…) so
với thu nhập của hộ đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
Mô tả phân tích thống kê dữ liệu nghiên cứu, kết quả phân tích của mô hình
kinh tế lượng; xác định các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ nông dân và thu
nhập của hộ ngư dân; so sánh sự khác biệt thu nhập của hộ từ việc sản xuất nông
nghiệp và thu nhập của hộ từ việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Chương 5: Kết luận và Khuyến nghị chính sách
Tổng kết toàn bộ kết quả nghiên cứu, từ đó gợi ý chính sách đến thu nhập
của hộ nông dân và thu nhập của hộ ngư dân. Đồng thời cũng nêu ra những hạn chế
của nghiên cứu cũng như đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


7

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 sẽ trình bày tóm lược các khái niệm về hộ gia đình, lý thuyết về
chi phí, thu nhập. Nêu lại các luận cứ khoa học, tổng quan các nghiên cứu trước có
liên quan đến đề tài; trên cơ sở đó xác định các nhân tố tác động đến thu nhập của
hai nhóm hộ nghiên cứu, đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất.
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Hộ gia đình
Haviland (2003), hộ gia đình hay còn gọi đơn giản là hộ, là một đơn vị xã hội
bao gồm một hay một nhóm người ở chung (cùng chung hộ khẩu) và ăn chung
(nhân khẩu). Đối với những hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể
có hay không có quỹ thu chi chung hoặc thu nhập chung. Hộ gia đình không đồng
nhất với khái niệm gia đình, những người trong hộ gia đình có thể có hoặc không có
quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn nhân hoặc cả hai.
Vậy, hộ là tập hợp những người có cùng chung mối quan hệ với nhau (có
chung huyết thống hoặc là con nuôi, người tình nguyện và được sự đồng ý của các
thành viên trong hộ công nhận), sống trong cùng một gia đình và được pháp luật
công nhận, cùng sinh sống và phát triển kinh tế theo sự phân công lao động đã được
thiết lập từ trước.Gia đình chỉ được xem là hộ gia đình khi các thành viên trong hộ
có cùng chung một cơ sở kinh tế.
Hộ nông dân: Hộ nông dân chủ yếu sống theo từng thôn, làng và lao động
sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thu nhập của hộ nông

dân chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, dịch vụ .v.v...
Hộ ngư dân: Hộ ngư dân thường sống tập trung thành từng thôn, làng trải dài
ở ven sông hoặc ven bờ biển. Lao động sản xuất, thu nhập chủ yếu bằng nghề khai
thác, đánh bắt, nuôi trồng và dịch vụ thuỷ hải sản.


8

2.1.2 Thu nhập hộ gia đình
Theo Samuelson và Nordhause (1997), thu nhập là số tiền thu được hay tiền
mặt mà một người hay một hộ gia đình kiếm được trong một khoảng thời gian nhất
định (thường là một năm).
Tổng cục Thống kê (2010) định nghĩa như sau:
- Thu nhập là tổng số tiền mà một người hay một gia đình kiếm được trong 1
ngày, 1 tuần hay 1 tháng, hay nói cụ thể hơn là tất cả những gì mà người ta thu được
khi bỏ sức lao động một cách chính đáng được gọi là thu nhập.
- Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia tổng thu
nhập trong năm của hộ gia đình cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng.
Singh and Strauss (1986) cho rằng: Thu nhập của hộ gia đình gồm thu nhập
từ nông nghiệp và thu nhập từ phi nông nghiệp.
Tổng cục Thống kê (2010) định nghĩa cụ thể hơn: Thu nhập của hộ là toàn
bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ và
các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định.
Đinh Phi Hổ (2014)nguồn thu nhập của hộ gia đình bao gồm thu nhập từ
trồng trọt, chăn nuôi (sau khi đã trừ đi chi phí); từ hoạt động phi nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản (sau khi đã trừ đi chi phí); từ tiền công, tiền lương; và các khoản
thu khác (quà tặng, lãi tiết kiệm, tiền cho thuê nhà, lương hưu, trợ cấp,…).
 Khái niệm thu nhập của nông dân
Có thể xem “Kinh tế hộ gia đình nông dân là một cơ sở kinh tế có đất đai,
các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình để sản xuất và thường nằm trong

một hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu được đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ
vào các thị trường có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”. Nói
cách khác, kinh tế hộ gia đình được hiểu ở các khía cạnh, thứ nhất là đơn vị xã hội
làm cơ sở cho phân tích kinh tế, các nguồn lực được góp thành vốn chung và cùng
chung ngân sách, cùng sống chung trong một mái nhà, các thành viên đều có quyền
và nghĩa vụ trong gia đình; thứ hai, các thành viên của gia đình đều có mối quan hệ
họ hàng và cùng chung huyết thống và phụ thuộc thểo quan điểm của mỗi xã hội


9

khác nhau(Công Văn Dị, 1996).
Đánh giá thu nhập của hộ nông dân theo phân tích hiệu quả sản xuất kinh
doanh như sau:
- Thu nhập hỗn hợp (MI) được tính bằng tổng giá trị sản xuất (GO) trừ đi
chi phí sản của hộ (C): MI = GO – C
- Tổng giá trị sản xuất được tính bằng sản lượng các loại sản phẩm (Qi)
nhân với đơn giá đơn vị sản phẩm tương ứng (Pi): GO =

 Qi Pi

- Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ để tiến hành sản xuất
kinh doanh, bao gồm chi phí sản xuất trực tiếp (TT) cộng với lãi tiền vay ngân hàng
(i) và khấu hao tài sản cố định (De): C = TT + i + De .
Thu nhập của hộ nông dân được tích luỹ từ các nguồn chính:Trồng trọt;Chăn
nuôi;Thuỷ hải sản;Lâm nghiệp;v.v...
 Khái niệm thu nhập của ngƣ dân
Thu nhập của hộ gia đình ngư dân mang lại chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất
kinh doanh thuỷ hải sản bao gồm: Khai thác, đánh bắt; nuôi trồng và dịch vụ trong
ngành thuỷ hải sản.

Thu nhập mang lại từ lĩnh vực sản xuất – dịch vụ khác của hộ gia đình ngư
dân là thứ yếu hoặc không đáng kể trong tổng thu nhập của hộ gia đình.
Trong nghiên cứu này, nguồn thu nhập của hộ gia đình bao gồm thu nhập từ
trồng trọt, nuôi trồng, khai thác và đánh bắt thủy sản (sau khi đã trừ đi chi phí); từ
tiền công, tiền lương; và các khoản thu khác trong một năm.
2.2 Các lý thuyết có liên quan
2.2.1 Lý thuyết về tăng trƣởng và phát triển nông nghiệp
Mô hình David Colman (1994) chỉ ra rằng trong sản xuất kinh doanh, vấn đề
thị trường có ý nghĩa sống còn đối với mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh, mỗi nhà sản
xuất. Bởi vì trong kinh tế thị trường nhà sản xuất cung cấp hàng hóa và dịch vụ, bán
cái mà thị trường cần chứ không phải bán cái mình có vì mục tiêu lợi nhuận. Do
vậy, đòi hỏi các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà sản xuất phải trả lời đúng, chính
xác ba vấn đề cơ bản của một tổ chức kinh tế đó là sản xuất kinh doanh cái gì? Sản


10

xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Có như vậy, cơ sở sản xuất kinh doanh mới có
thể thu được kết quả và có hiệu quả kinh tế cao, mới tồn tại và đứng vững trên
thương trường. Như vậy, trước khi quyết định sản xuất, nhà sản xuất phải nghiên
cứu kỷ thị trường và nắm vững dung lượng thị trường, nhu cầu thị trường.
Mô hình Ricardo (1823) cho rằng giới hạn của đất làm cho lợi nhuận của
người sản xuất có hướng giảm và giới hạn của đất làm cho năng suất lao động nông
nghiệp thấp. Mô hình cho thấy nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là tài nguyên đất
nông nghiệp.
Mô hình của Kaldor (1961) cho rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phát triển
kỹ thuật hoặc trình độ công nghệ. Mô hình Kaldor cho thấy trong nông nghiệp, nhất
là những nước đang phát triển cần chú ý phát triển kỹ thuật, đưa phương tiện cơ giới
hóa vào canh tác để tăng năng suất cây trồng.
2.2.2 Lý thuyết về thu nhập

Kartunen (2009), cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia
đình là nguồn lực vốn con người, nhân khẩu, giới tính, trình độ học vấn của chủ hộ,
số người phụ thuộc. Bên cạnh đóMankiw (2003), cho rằng sự khác biệt trong thu
nhập giữa các nước chính là do khác biệt về năng suất lao động. Cùng quan điểm
Barker (2002), cho rằng năng suất lao động nông nghiệp phụ thuộc vào năng suất
đất (Giá trị tổng sản phẩm tính trên 1 ha đất nông nghiệp)
Theo Park (1992), trong giai đoạn phát triển, tăng trưởng nông nghiệp do
nâng cao năng suất lao động nông nghiệp và chính nó quyết định nâng cao thu nhập
cho nông dân
Phan Thị Nữ (2010) có nhiều lý thuyết kinh tế giải thích thu nhập được tạo ra
từ đâu và yếu tố nào có ảnh hưởng quyết định đến thu nhập của người lao động, hộ
gia đình hay các doanh nghiệp. Lý thuyết sản xuất của trường phái Kinh tế học cổ
điển cho rằng có ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập là đất đai, lao động
và vốn vật chất. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học Tân cổ điển cho rằng những yếu tố
này chỉ là điểm đầu của câu chuyện, họ đã đưa ra Lý thuyết vốn nhân lực, Lý thuyết
thu nhập và sự phân biệt đối xử, Lý thuyết phát tín hiệu… để giải thích cho nguồn


11

gốc sâu xa của sự khác biệt về thu nhập giữa các cá nhân. Đó là do những yếu tố
như: Đặc thù của nghề nghiệp, vốn nhân lực, năng lực tự nhiên, trình độ giáo dục,
sự phân biệt đối xử…
- Đặc thù của nghề nghiệp: Trong chừng mực nào đó, sự khác nhau về thu
nhập giữa các cá nhân là để đền bù cho những đặc trưng của nghề nghiệp. Với những
yếu tố khác không đổi, người lao động thực hiện những công việc nặng nhọc, nguy
hiểm sẽ được trả lương cao hơn những người có công việc dễ dàng, nhẹ nhàng.
- Vốn nhân lực: Là sự tích lũy các khoản đầu tư vào con người. Vốn nhân
lực quan trọng nhất là giáo dục. Đầu tư vào vốn nhân lực làm tăng năng suất lao
động vì vậy những người có mức trang bị vốn nhân lực cao hơn sẽ nhận được mức

thu nhập cao hơn những người có mức trang bị vốn nhân lực thấp.
- Năng lực tự nhiên: Mỗi người sinh ra có thể có những năng lực bẩm sinh
khác nhau và nỗ lực, cơ hội của mỗi cá nhân để phát triển năng lực đó cũng khác
nhau. Điều này có thể giải thích cho phần lớn sự khác biệt thu nhập giữa mỗi cá
nhân mà những nhân tố khác không giải thích được.
- Lý thuyết về phân biệt đối xử cho rằng một sự khác biệt về tiền lương
cũng có thể do phân biệt chủng tộc, giới tính hoặc một số nhân tố khác. Tuy nhiên,
xác định mức độ phân biệt là việc làm khó khăn vì người ta loại trừ những khác biệt
về vốn nhân lực và những đặc trưng của công việc.
- Lý thuyết phát tín hiệu giáo dục cho rằng những người có trình độ cao
thường có thu nhập cao hơn không phải do giáo dục làm tăng năng suất lao động mà
do người lao động sử dụng bằng cấp như một tín hiệu để phân biệt người có năng
lực cao với những người có năng lực thấp hơn. Người có trình độ cao là những
người có năng lực bẩm sinh cao hơn vì vậy các doanh nghiệp sẽ thuê họ.
- Vốn xã hội (social capital): Vốn xã hội được xem là sự tin cẩn giữa các
thành viên khác nhau trong cùng một cộng đồng, sự tuân theo lề thói hay phong tục
tập quán của cộng đồng ấy (Bourdieu. 1983). Vốn xã hội có thể tạo thành một yếu
tố sản xuất độc lập. Trên cấp độ vĩ mô, các nghiên cứu thường xem xét vai trò của
vốn xã hội đối với tăng trưởng. Trên cấp độ vi mô, vốn xã hội được xem như là lợi


12

ích của sự hợp tác và có vai trò quan trọng trong thu nhập của từng cá nhân, hộ gia
đình. Những người có mối quan hệ xã hội tốt, được người khác tin cậy có thể có
việc làm tốt hơn, dễ dàng tiếp cận với các nguồn lực vì vậy có cơ hội nhận thu nhập
cao hơn những người khác.
Như vậy, thu nhập là một hàm đa biến phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
Y=f(x1, x2, x3….xn ).
Có thể là dạng hàm bán logarit : LN (Y) = β0 + β1X1 + β2 X2 + …+ βn Xn + εi

( Mincer, 1974)
Hoặc dạng hàm tuyến tính đa biến: Y = β0 + β1X1 + β2X2+….+βnXn+ εi cũng
được sử dụng khá rộng rãi để ước lượng thu nhập hộ gia đình.
2.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ gia đình và sự khác biệt
thu nhập của các nhóm hộ gia đình nông nghiệp và ngƣ nghiệp
2.3.1 Các yếu tố liên quan đến chủ hộ
2.3.1.1Tình trạng nghề nghiệp của chủ hộ
Theo nghiên cứu của Lê Thị Kim Ngân (2013), nghiên cứu kinh tế cửa khẩu
ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở các xã biên giới tỉnh Đồng Tháp cho rằng
nghề nghiệp của chủ hộ có ảnh đến thu nhập của hộ gia đình. Đào Công Thiên
(2010), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình nghèo đói của các hộ ngư
dân ven đầm Nha Phu huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa thì chủ hộ không có việc
làm hoặc đi làm thuêsẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của hộ.
Nghề nghiệp ổn định là yếu tố tiên quyết đóng vai trò rất quan trọng trong việc
tạo ra thu nhập ổn định, nó sẽ giúp cho hộ gia đình chủ động trong việc đầu tư sản
xuất kinh doanh. Nếu một nghề nghiệp không phù hợp và mất ổn định thì hộ dễ rơi
vào tình trạng nghèo. Tóm lại chủ hộ không có việc làm ổn định sẽ có thu nhập thấp.
Những hộ làm nông nghiệp có thu nhập thấp hơn những hộ làm ngành nghề khác.
2.3.1.2Trình độ học vấn của chủ hộ
Học vấn đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển của một cá nhân, một tổ
chức cũng như một quốc gia (Foster & Rosenzweig, 1996; Pitt & Sumodiningrat,
1991; Yang, 2004). Học vấn quyết định lợi thế của mỗi người trong việc tạo ra thu


×