Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

Nghiên cứu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 217 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

PHẠM THỊ LAN PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

PHẠM THỊ LAN PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số:

62 31 01 05

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Nguyễn Văn Song


HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả

Phạm Thị Lan Phương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo khoa Kinh tế và PTNT, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam, một số cơ quan, ban ngành, các cán bộ, đồng nghiệp
và bạn bè, nhờ đó Luận án của tôi đã được hoàn thành.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS.TS. Nguyễn Văn Song,
người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hướng giúp tôi trưởng
thành trong công tác nghiên cứu và hoàn thiện Luận án.

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, tôi nhận được sự
hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của tập thể các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Kinh
tế Tài nguyên và Môi trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý
đào tạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tôi xin ghi nhận và biết ơn sự đóng
góp quý báu của các Thầy, Cô.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo tạp chí BHXH Việt Nam, ban Lãnh
đạo của BHXH tỉnh Vĩnh Phúc và Lãnh đạo của BHXH các huyện trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc, Cục thống kê Vĩnh Phúc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Vĩnh Phúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê; bà con nông dân các
huyện Bình Xuyên, Yên Lạc, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Thành phố Vĩnh
Yên, thị xã Phúc Yên... đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ tôi thực hiện luận án.
Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ
và giúp đỡ tận tình từ Ban giám hiệu cùng đồng nghiệp của tôi ở Trường Cao
đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp, tôi xin trân trọng cảm ơn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới đồng nghiệp, bạn bè, gia đình,
đặc biệt là chồng và các con tôi đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều
kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành luận án của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả

Phạm Thị Lan Phương

ii



MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................. vii
Danh mục bảng ................................................................................................................ ix
Danh mục đồ thị .............................................................................................................. xii
Danh mục sơ đồ, hộp ..................................................................................................... xiv
Trích yếu luận án ............................................................................................................ xv
Thesis abstract............................................................................................................... xvii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 4

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 4
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4
1.4.


Những đóng góp mới của luận án ......................................................................... 4

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 6
2.1.

Cơ sở lý luận về bảo hiểm xã hội và phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện ......... 6

2.1.1. Một số khái niệm về bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự
nguyện và các vấn đề liên quan ............................................................................ 6
2.1.2. Những quy định cơ bản về chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam ......... 7
2.1.3. Vai trò của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện ..................................... 9
2.1.4. Đặc điểm và nguyên tắc của bảo hiểm xã hội tự nguyện.................................... 10
2.1.5. Cơ sở khoa học của sự phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện ............................ 13
2.1.6. Phát triển và phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện ............................................ 20
2.1.7. Các mối quan hệ giữa các bên liên quan trong bảo hiểm xã hội tự nguyện ....... 27

iii


2.1.8. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện ............. 28
2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện ................................... 30

2.2.1. Thực tiễn bảo hiểm xã hội tự nguyện ở các nước trên thế giới .......................... 30
2.2.2. Các nghiên cứu liên quan tới sự phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện ở
Việt Nam và trên thế giới.................................................................................... 34
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho sự phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện
tại tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................................................... 42
Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 44

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 45
3.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc ........................................... 45

3.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................... 45
3.1.2. Điều kiện xã hội .................................................................................................. 47
3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 54

3.2.1. Cách tiếp cận và Khung phân tích ...................................................................... 54
3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu ........................................................................................ 56
3.2.3. Nguồn tài liệu thu thập........................................................................................ 57
3.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin .......................................................... 60
3.2.5. Các chỉ tiêu phân tích cơ bản .............................................................................. 63
Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 65
Phần 4. Thực trạng phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao
động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ................................................................... 66
4.1.

Thực trạng phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh Vĩnh Phúc................. 66

4.1.1. Thực trạng phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ bảo hiểm xã hội tự
nguyện tại tỉnh Vĩnh Phúc .................................................................................. 66
4.1.2. Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc ........................................................................................................... 71
4.1.3. Phát triển doanh thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc ........................................................................................................... 77
4.1.4. Phát triển tổ chức thực hiện chi trả, giải quyết chế độ, chính sách bảo

hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh ........................ 78

iv


4.1.5. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của đối tượng đang tham gia bảo
hiểm xã hội tự nguyện qua điều tra khảo sát người lao động trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc .................................................................................................... 79
4.2.

Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện
đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ........................................... 83

4.2.1. Ảnh hưởng của chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện tới sự phát triển
bảo hiểm xã hội tự nguyện .................................................................................. 83
4.2.2. Ảnh hưởng của thông tin tuyên truyền tới sự phát triển bảo hiểm xã hội
tự nguyện ............................................................................................................ 86
4.2.3. Nhóm yếu tố liên quan tới chất lượng dịch vụ của cơ quan bảo hiểm
xã hội................................................................................................................... 91
4.2.4. Nhóm yếu tố từ bản thân người lao động ........................................................... 93
Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 122
Phần 5. Giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao
động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ................................................................. 123
5.1.

Căn cứ xây dựng giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc ........................................................................................... 123

5.1.1. Dự báo nhu cầu tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh Vĩnh Phúc........ 123
5.1.2. Quan điểm chung về phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người

lao động tại tỉnh Vĩnh Phúc .............................................................................. 123
5.1.3. Mục tiêu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động tại
tỉnh Vĩnh Phúc .................................................................................................. 124
5.2.

Một số giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao
động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ..................................................................... 124

5.2.1. Hoàn thiện, sửa đổi cơ chế chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện .................. 125
5.2.2. Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phụ trách, tổ chức dịch vụ bảo hiểm
xã hội tự nguyện ............................................................................................... 131
5.2.3. Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện bảo
hiểm xã hội tự nguyện ...................................................................................... 133
5.2.4. Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chính sách bảo
hiểm xã hội tự nguyện ...................................................................................... 134

v


5.2.5. Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn quỹ bảo hiểm xã hội
tự nguyện .......................................................................................................... 139
5.2.6. Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an sinh xã hội tỉnh
Vĩnh Phúc ......................................................................................................... 139
Phần 6. Kết luận và khuyến nghị............................................................................... 144
6.1.

Kết luận ............................................................................................................. 144

6.2.


Khuyến nghị ...................................................................................................... 145

Danh mục công trình đã công bố có liên quan đến luận án .......................................... 147
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 148
Phụ lục .......................................................................................................................... 155

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ASXH:

An sinh xã hội

BH:

Bảo hiểm

BHTN:

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH TN:

Bảo hiểm xã hội tự nguyện


BHXH:

Bảo hiểm xã hội

BHYT:

Bảo hiểm y tế

CĐ:

Cao đẳng

CMKT:

Chuyên môn kỹ thuật

CNH-HĐH:

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CNTT:

Công nghệ thông tin

CS:

Chính sách

CSXH:


Chính sách xã hội

DN:

Doanh nghiệp

ĐH:

Đại học

EFA:

Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá

IPSARD:

Institute of Policy and Strategy for Agriculture and Rural Development
Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn

ILO:

International Labour Organization
Tổ chức Lao động quốc tế

ILSSA:

Institute of Labour Science and Social Affairs
Viện khoa học Lao động và Xã hội

KT-XH


Kinh tế - Xã hội

KMO:

Kaiser-Meyer-Olkin

LĐ:

Lao động

LLLĐ:

Lực lượng lao động

NLĐ:

Người lao động

NSNN:

Ngân sách Nhà nước

vii


SXHH:

Sản xuất hàng hóa


SPSS:

Statistical Packege for Social Sciences – Phần mềm xử lý thống kê

TNLĐ-BNN

Tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp

TC:

Trung cấp

THCS:

Trung học cơ sở

THPT:

Trung học phổ thông

TN:

Thu nhập

VC:

Viên chức

XH:


Xã hội

viii


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Việt Nam ....................... 41
Bảng 2.2.

Tình hình thu quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện và mức đóng bảo hiểm
xã hội bình quân ........................................................................................... 42

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014 .................................. 46
Bảng 3.2. Quy mô và cơ cấu dân số tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2013 .................. 47
Bảng 3.3. Quy mô lực lượng lao động phân theo khu vực, giới tính ........................... 48
Bảng 3.4. Lực lượng lao động đã qua đào tạo theo giới tính, khu vực ........................ 50
Bảng 3.5. Lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế................................ 50
Bảng 3.6. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ............................................................. 51
Bảng 3.7.

Bảng tóm tắt phương pháp tiếp cận sử dụng............................................... 55

Bảng 3.8. Đặc điểm chính của chọn điểm nghiên cứu ................................................. 57
Bảng 3.9. Số mẫu được điều tra phân theo đơn vị hành chính ..................................... 59
Bảng 4.1. Số lượng cán bộ, viên chức cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
(2008 - 2013)................................................................................................ 69
Bảng 4.2. Các hoạt động tuyên truyền của bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc ............... 71
Bảng 4.3. Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong tổng số người
tham gia Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Vĩnh Phúc (2009 - 2013) ....................... 72

Bảng 4.4. Số lượng và tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phân
theo ngành nghề (2009 - 2013) .................................................................... 73
Bảng 4.5. Số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phân theo
khu vực (2011 - 2013).................................................................................. 74
Bảng 4.6. Mức phí tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phân theo đối tượng
tham gia (tính đến hết năm 2013) ................................................................ 75
Bảng 4.7. Số thu bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh Vĩnh Phúc (2009-2013) ............ 78
Bảng 4.8. Tình hình hoàn thành kế hoạch thu bảo hiểm xã hội tự nguyện .................. 78
Bảng 4.9. Số chi trả bảo hiểm xã hội tự nguyện từ quỹ bảo hiểm xã hội tỉnh
Vĩnh Phúc..................................................................................................... 79

ix


Bảng 4.10. Ý kiến đánh giá của người lao động về chính sách bảo hiểm xã hội
tự nguyện ................................................................................................... 80
Bảng 4.11. Ý kiến đánh giá của người lao động về mức đóng, hưởng về chính
sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ................................................................ 86
Bảng 4.12. Đội ngũ cán bộ và người làm công tác tuyên truyền bảo hiểm xã hội
tự nguyện cấp xã, phường, thị trấn ............................................................ 87
Bảng 4.13. Mức nhận biết và đánh giá của cán bộ về đối tượng thụ hưởng
chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ...................................................... 88
Bảng 4.14. Nguồn thông tin về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện mà người
lao động có được ....................................................................................... 89
Bảng 4.15. Đánh giá của người lao động về công tác phục vụ và dịch vụ bảo
hiểm của cơ quan bảo hiểm xã hội ............................................................ 92
Bảng 4.16. Nhu cầu, mong muốn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của
người lao động ........................................................................................... 94
Bảng 4.17. Một số đặc điểm cơ bản của đối tượng điều tra, khảo sát ......................... 96
Bảng 4.18. Quyền lợi và mục đích tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện .................... 99

Bảng 4.19. Thống kê mô tả biến nghiên cứu ............................................................. 100
Bảng 4.20. Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ...................................... 102
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của thu nhập và quyết định tham gia bảo hiểm xã hội
tự nguyện của người lao động ................................................................. 106
Bảng 4.22. Mối quan hệ giữa thu nhập và việc lựa chọn mức đóng tham gia
bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động....................................... 110
Bảng 4.23. Mối quan hệ giữa mức độ ổn định thu nhập và mức đóng bảo hiểm
xã hội tự nguyện của người lao động ...................................................... 112
Bảng 4.24. Thu nhập bình quân của người lao động phân theo ngành nghề ............. 113
Bảng 4.25. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động xét theo
ngành nghề............................................................................................... 114
Bảng 4.26. Thu nhập bình quân của người lao động phân theo khu vực................... 117
Bảng 4.27. Trình độ học vấn của người lao động phân theo khu vực và giới tính ........ 119
Bảng 4.28. Mối quan hệ giữa mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và hiểu biết
về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ................................................ 121
Bảng 5.1.

Dự báo nguồn lao động và sử dụng lao động toàn tỉnh đến năm 2020........ 123

x


Bảng 5.2. Dự báo nguồn lao động và cơ cấu sử dụng lao động toàn tỉnh đến
năm 2025 .................................................................................................... 129
Bảng 5.3. Đề xuất hỗ trợ ngân sách cho bảo hiểm xã hội tự nguyện cho các
đối tượng nông dân và lao động thu nhập thấp (người nghèo) .................. 130
Bảng 5.4. Đề xuất quy hoạch cán bộ, viên chức phụ trách bảo hiểm xã hội
tự nguyện giai đoạn 2015 - 2025 ............................................................... 132

xi



DANH MỤC ĐỒ THỊ
STT

Tên đồ thị

Trang

Đồ thị 3.1.

Cơ cấu dân số Vĩnh Phúc xét theo nhóm tuổi ......................................... 48

Đồ thị 3.2.

Tỷ lệ dân số tham gia lực lượng lao động .............................................. 49

Đồ thị 3.3.

Tăng trưởng GDP các ngành của Vĩnh Phúc (2008 - 2013) ................... 53

Đồ thị 3.4.

Thu chi ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc (2009 - 2013) ................................... 53

Đồ thị 4.1.

Cơ cấu trình độ cán bộ, viên chức của cơ quan bảo hiểm xã hội
tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 ........................................................................ 70


Đồ thị 4.2.

Tỷ lệ số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phân theo mức đóng ...... 74

Đồ thị 4.3.

Cơ cấu người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
xét theo thời gian tham gia ...................................................................... 76

Đồ thị 4.4.

Cơ cấu số người tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện xét
theo phương thức đóng............................................................................ 77

Đồ thị 4.5.

Ý kiến đề xuất bổ sung thêm các chế độ hưởng bảo hiểm xã hội
tự nguyện ................................................................................................. 84

Đồ thị 4.6.

Cơ cấu đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc xét theo độ tuổi .................................................. 84

Đồ thị 4.7.

Tổng hợp về mức độ hiểu biết chính sách bảo hiểm xã hội tự
nguyện của người lao động ..................................................................... 89

Đồ thị 4.8.


Ý kiến của người lao động về các hình thức truyền thông...................... 90

Đồ thị 4.9.

Mức độ tham gia các loại hình thức bảo hiểm của người lao động ........ 93

Đồ thị 4.10.

Nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động
tại khu vực nghiên cứu ............................................................................ 94

Đồ thị 4.11.

Cơ cấu đối tượng điều tra, khảo sát theo nhóm tuổi ............................... 97

Đồ thị 4.12.

Trình độ học vấn của đối tượng được điều tra ........................................ 97

Đồ thị 4.13.

Lĩnh vực nghề nghiệp của đối tượng phỏng vấn ..................................... 98

Đồ thị 4.14.

Thu nhập của người lao động được điều tra............................................ 98

Đồ thị 4.15.


Giá trị trung bình của các biến nghiên cứu ........................................... 100

Đồ thị 4.16.

Số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo mức
thu nhập ................................................................................................. 107

Đồ thị 4.17.

Ý kiến của người lao động về mức chi tiêu dùng và tích lũy................ 108

xii


Đồ thị 4.18.

Mối quan hệ giữa thu nhập với mức đóng bảo hiểm xã hội tự
nguyện của người lao động ................................................................... 110

Đồ thị 4.19.

Mức độ ổn định về thu nhập của người lao động .................................. 111

Đồ thị 4.20.

Cơ cấu người lao động xét theo hình thức làm việc.............................. 111

Đồ thị 4.21.

(a và b) Cơ cấu thu nhập của người lao động phân theo ngành nghề ............113


Đồ thị 4.22.

Mối quan hệ giữa mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và số lượng
người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phân theo ngành nghề........... 115

Đồ thị 4.23.

Đường cầu mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động
nông nghiệp ........................................................................................... 115

Đồ thị 4.24.

Đường cầu mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động
phi nông nghiệp ..................................................................................... 115

Đồ thị 4.25.

Đường cầu mức đóng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của
người lao động phân theo ngành nghề .................................................. 116

Đồ thị 4.26.

Mối quan hệ giữa mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và số lao
động tham gia phân theo khu vực ......................................................... 117

Đồ thị 4.27.

Cơ cấu người lao động xét theo trình độ học vấn tại khu vực và
giới tính ................................................................................................. 118


Đồ thị 4.28.

Số lượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
phân theo trình độ học vấn .................................................................... 120

xiii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HỘP

STT

Tên sơ đồ

Trang

Sơ đồ 2.1. Nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm xã hội tự nguyện............. 18
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc ................................................................ 45
Sơ đồ 3.2. Khung phân tích ........................................................................................... 56

STT

Tên hộp

Trang

Hộp 4.1.

Giới hạn tuổi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ...................................... 85


Hộp 4.2.

Ít người biết đến ........................................................................................... 90

Hộp 4.3.

Dân không hay, không biết .......................................................................... 91

Hộp 4.4.

Mức đóng quá cao ...................................................................................... 109

xiv


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
1. Tóm tắt mở đầu
- Tên tác giả:
- Tên luận án:

Phạm Thị Lan Phương
Nghiên cứu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với
người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Chuyên ngành:
Kinh tế phát triển
- Mã số:
62 31 01 05
- Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2. Nội dung bản trích yếu

2.1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
2.1.1. Mục đích của luận án
Nghiên cứu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
2.1.2. Đối tượng của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về sự phát triển bảo hiểm
xã hội tự nguyện và các nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển bảo hiểm xã hội tự
nguyện.
2.2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Luận án đã sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm xác định mục đích
tham gia BHXH trong mối quan hệ với các yếu tố ảnh hưởng:
+ Yếu tố khách quan: điều kiện Kinh tế - xã hội, chính sách.
+ Yếu tố chủ quan: nhận thức, giới tính, thu nhập…
- Phương pháp tiếp cận thể chế nhằm xem xét vai trò của các bên liên quan, đánh
giá ảnh hưởng của mỗi tác nhân tới hệ thống BHXH TN, tìm ra giải pháp phù hợp.
- Phương pháp tiếp cận phân tích nguyên nhân – kết quả: Xác định được những
nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH TN của NLĐ, xác định sự
liên kết giữa chúng, từ đó đưa ra giải pháp tăng cường sự tham gia BHXH TN của
NLĐ.
- Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia nhằm để phát hiện các
vấn đề của thực tiễn, phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của người lao động, từ đây
phát triển các giải pháp BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh.
2.3. Các kết quả, phát hiện chính và kết luận
2.3.1. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học
Luận án đã hệ thống hóa và bổ sung, làm rõ những vấn đề về lý luận và phát triển
bảo hiểm xã hội tự nguyện, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển bảo hiểm
xã hội tự nguyện.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án đã phản ánh thực trạng phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện và sự tham

gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Xây dựng mô hình nghiên cứu và rút ra được những nhân tố tác động đến sự
tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

xv


2.3.2. Kết luận
1) Luận án đã góp phần bổ sung và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến BHXH, phát triển BHXH TN đối với NLĐ như sau:
Luận án đã nêu ra một số khái niệm về bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã
hội tự nguyện và các vấn đề liên quan. Trong luận án đã nêu và làm rõ được vai trò, bản
chất, đặc điểm và nguyên tắc của bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trên cơ sở khoa học và cơ
sở thực tiễn về phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện và một số kinh nghiệm phát triển
BHXH TN đối với người lao động ở một số nước trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho phát triển BHXH tự nguyện ở Việt Nam.
2) Đánh giá thực trạng phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện ở tỉnh Vĩnh Phúc và
xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển BHXHTN cho thấy: Thông
qua việc nghiên cứu và tìm hiểu sự phát triển của chính sách BHXH TN trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc thì số lượng người tham gia BHXH TN có xu hướng tăng lên qua các năm
nhưng vẫn ở mức thấp so với tổng số người tham gia BHXH. Phần lớn những NLĐ tham
gia BHXH tự nguyện lựa chọn mức đóng bảo hiểm với mức thấp nhất (mức 0 tương
đương với 230 nghìn đồng/tháng). Mong muốn tham gia BHXH TN của NLĐ là rất lớn
(hơn 81,4%) những NLĐ ở những hộ gia đình có mức thu nhập trung bình có nhu cầu
tham gia cao hơn so với những NLĐ ở các hộ gia đình có mức thu nhập thấp. Về đối
tượng đã tham gia BHXH TN đa số là những người có thu nhập thấp và thiếu ổn định,
trình độ học vấn không cao, nhận thực về chính sách BHXH TN còn hạn chế, công tác
tuyên truyền còn chưa trọng tâm, chưa quan tâm nhiều đến cung cấp thông tin cho vùng
sâu, vùng xa và những vùng khó khăn. Do đó số lượng lao động tham gia chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Lao động cư trú ở khu vực thành thị có hiểu biết về

BHXH tự nguyện cao hơn và có số lượng người tham gia nhiều hơn khu vực nông thôn.
3) Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển BHXH tự nguyện: Qua kết quả nghiên cứu,
phân tích và đánh giá về phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy:
Phát triển BHXH tự nguyện bị ảnh hưởng do yếu tố cơ chế chính sách, thông tin tuyên
truyền, dịch vụ của cơ quan BHXH và nhóm yếu tố từ bản thân người lao động.
4) Các giải pháp phát triển BHXH tự nguyện đối với NLĐ: bao gồm 6 nhóm giải
pháp (1) Hoàn thiện hệ thống pháp luật, sửa đổi cơ chế chính sách BHXH TN cho phù
hợp với tình hình thực tế như quy định đối tượng tham gia, mức đóng phí, điều kiện và
mức hưởng chế độ, giải quyết chế độ chính sách…(2) Tăng cường công tác đào tạo bồi
dưỡng cán bộ chuyên trách, tổ chức dịch vụ BHXH TN, cải thiện chất lượng dịch vụ
BHXH nhằm nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân. Hàng năm có các cuộc thăm dò ý
kiến của những người dân về công tác quản lý, thái độ phục vụ hay chế độ BHXH TN.
(3) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động mọi người dân hiểu rõ hơn về
chính sách BHXH TN để từ đó thu hút đối tượng NLĐ tham gia chính sách BHXH TN
nhằm ổn định cuộc sống của họ khi về già, hết tuổi lao động. (4) Phát triển công nghệ
thông tin trong quản lý và thực hiện chính sách nhằm quản lý khoa học về hồ sơ đối
tượng tham gia BHXH TN cũng như cập nhật kịp thời các chích sách mới tiếp nhận
thông tin chỉ đạo từ cơ quan các cấp. (5) Tăng cường công tác quản lý nguồn vốn quỹ
BHXH TN với mục tiêu kịp thời chi trả chế độ cho NLĐ, cũng như tạo niềm tin cho
mọi đối tượng. (6) Giải pháp phát triển KT-XH, ổn định ASXH ở tỉnh Vĩnh Phúc nhằm
tạo điều kiện cho NLĐ có việc làm, được hỗ trợ đào tạo tay nghề cũng như giúp NLĐ
có việc làm tạo ra thu nhập ổn định của người dân lao động.

xvi


THESIS ABSTRACT
1. Introduction Brief
- Name of the author:
- Name of the thesis:


Pham Thi Lan Phuong
Research to develop voluntary social insurance for
employees
Vinh Phuc Province
- Specialization:
Development Economics
- Code:
62 31 01 05
- Training Institution: Vietnam Institute of Agriculture
2. Contents of the abstract
2.1. The aim and object of study of the thesis
2.1.1. The aim of the thesis
Research to develop voluntary social insurance for workers in the province of
Vinh Phuc.
2.1.2. The object of the thesis
Object of the study: The theoretical issues and development practices of voluntary
social insurance and the influencers on the development of voluntary social insurance.
2.2. Research methodology
- System approach was used to identify social insurance purposes in relation with
influencers:
+ Objective factors: Economic and social conditions, policies.
+ Subjective factor: reception, gender, income, etc.
- Institutional approach to examine the role of stakeholders, assess the impact of
factors on voluntary social insurance system and find out appropriate solutions.
- Causes – Effect analysis approach to identify the main influencers on voluntary
social insurance of employees and the relationship among them, then to provide
solutions to enhance the engagement of employeesin voluntary social insurance.
- Participation approach to detect problems in practices, in accordance with the
needs and expectations of the employees, then leading to the development of solutions

to develop voluntary social insurance in the local province.
2.3. The results, key findings and conclusions
2.3.1. Scientific and practical significances
* Scientific significances
The thesis has systemized and supplemented to clarify theoretical issues and
develop voluntary social insurance, to analyze influencers to develop voluntary social
insurance.
* Practical significances
- The thesis reflects the condition of voluntary social insurance and employees’
engagement in voluntary social insurance Vinh Phuc Province.
- Develop research models and derive the influencers on participation in voluntary
social insurance.

xvii


2.3.2. Conclusion
1) The thesis has contributed to supplement and clarify the theoretical and practical
issues related to social insurance, development of voluntary social insurance as follows:
The thesis pointed out some definitions of insurance, social insurance, voluntary
social insurance and related matters. The thesis stated and clarified the role, nature,
characteristics and principles of voluntary social insurance. On scientific and practical
basis on the development of voluntary social insurance and best practices in some
countries, then draw lessons for development voluntary social insurance in Vietnam.
2) The thesis assessed the current condition of voluntary social insurance in Vinh
Phuc Province and developed models of factors affecting the development of voluntary
social insurance which showed that based on the study of policy development on
voluntary social insurance in Vinh Phuc Province, the number of participants increased
gradually but still low compared to the total number of social insurance participants.
Most of the employees participating voluntary social insurance selected the lowest level

(level 0 equivalent to 230 thousand VND/month). The percentage of employees who
wish to participate in voluntary social insurance is very big (over 81.4%) of which
household employees with average income have higher demand than those with low
income. Participants of voluntary social insurance are mainly people with low income
and lack of stability, low level of education and lack of awareness of voluntary social
insurance; the propaganda was not on focus, not paying enough attention to provide
information for remote areas. Thus the majority of participants are working in nonagricultural sectors. Migrant employees in urban areas had more information and
participated more than those in rural areas.
3) Factors affecting the development of voluntary social insurance: Based on the
analysis and evaluation of the research, the development of voluntary social insurance
in Vinh Phuc Province is affected by policies, information and communication, services
of Government agencies and factors group from employees themselves.
4) The solutions for development of voluntary social insurance for employees are
categorized in 6 solution groups (1) Developing legal systems, modifying mechanisms of
voluntary social insurance to suit the current situation such as provisions for participants,
fee levels, conditions and levels of entitlement, services, etc. (2) Strengthening the training
staff, and organizers in voluntary social insurance, improving service quality to enhance
responsibility to serve the people. Annual poll of people in management, service attitude
and insurance quality is taken place. (3) Strengthening communication sharing to help
people know more about voluntary social insurance policies to have more participants so as
to stabilize their lives when they are old, and out of work ability (4) Developing information
technology in the management and policies implementation to manage scientifically and
timely updates new policies from higher managing levels. (5) Strengthening the fund
administration from voluntary social insurance to timely pay for beneficiary participants to
build trust among participants. (6) Socio-economic development and stable social security
solutions in Vinh Phuc Province to increase employability for people, support skills training
leading to stable income for working people.

xviii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những trụ cột chính trong hệ thống an

sinh xã hội (ASXH) của mỗi quốc gia. Lịch sử phát triển BHXH cho thấy ở những
nước mới phát triển kinh tế thị trường, loại hình BHXH đầu tiên thường là BHXH
tự nguyện ở mức độ thấp. Cho đến khi các quan hệ trong thị trường lao động phát
triển ổn định, để đảm bảo quyền lợi của người lao động, đồng thời đảm bảo sự phát
triển của doanh nghiệp, nhà nước quy định BHXH bắt buộc đối với mọi người lao
động và khuyến khích tham gia BHXH tự nguyện (ở mức cao, để có thể thụ hưởng
mức BHXH cao hơn cho những người có nhu cầu) (Trần Quang Hùng, 1998).
Ở nước ta, BHXH đã được thực hiện từ những năm 60 của Thế kỷ XX,
nhưng mới thực hiện cho cán bộ, công nhân viên chức và người lao động làm việc
trong khu vực Nhà nước. Chỉ từ sau năm 1995 BHXH mới được thực hiện cho cả
người lao động làm việc ở ngoài khu vực Nhà nước, ở những nơi có quan hệ lao
động sử dụng từ 10 lao động trở lên (gần đây là từ 1 người trở lên). Còn ở những
nơi chưa có quan hệ lao động, lao động nông nghiệp chủ yếu là thực hiện BHXH tự
nguyện (Trần Quang Hùng, 1998).
Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH TN) là một chính sách lớn của Nhà
nước, nhằm đảm bảo cho những người lao động không hoặc chưa có cơ hội tham
gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH BB) được tiếp cận với hệ thống BHXH.
Trong nền kinh tế hiện nay, có rất nhiều lao động không được tham gia BHXH BB
vì họ là những lao động tự do, tự hoạt động sản xuất kinh doanh. Các đối tượng có
thể kể đến như nông dân, lao động tự tạo việc làm, kinh doanh buôn bán nhỏ, lẻ,
người lao động trong các làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở những nơi không có
quan hệ lao động, theo quy định của pháp luật, không thuộc đối tượng tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc (Mạc Văn Tiến, 2005).

Theo Tổng cục thống kê (2014), đến hết quý 2, năm 2014 cả nước có tới
1140,2 nghìn người thiếu việc làm, 876,1 nghìn người thất nghiệp trong tổng số lực
lượng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, có tới 86,3% người thiếu việc làm
sống ở khu vực nông thôn, có 54,9% số người thất nghiệp sinh sống ở khu vực thành
thị. Số lao động tham gia BHXH BB hiện nay chỉ chiếm khoảng 30% lực lượng lao
động cả nước, số người không hoặc chưa được tham gia BHXH bắt buộc hiện còn

1


rất lớn, đặc biệt là những lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp. Trong bối cảnh nước ta hiện nay, việc thực hiện chính sách BHXH tự
nguyện là rất cần thiết, nhằm bảo vệ người lao động trước những “rủi ro” trong
cuộc sống. Mặc dù vậy, do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả về cơ chế, chính sách
cho nên số người tham gia BHXH tự nguyện còn ít. Từ khi thực hiện Luật BHXH
(2006), đến nay mới chỉ 175 nghìn người tham gia BHXH TN, chiếm trên 0,5% so
với số người thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện (Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội, 2013). Không chỉ vậy, theo ước tính thì trên 70% trong số này là những
người đã từng tham gia BHXH BB nhưng do không đủ số năm tham gia BHXH
theo quy định để hưởng chế độ hưu trí khi đến tuổi nghỉ hưu nên họ tham gia
BHXH tự nguyện. Nói cách khác, số đối tượng là nông dân, lao động tự do lần đầu
tham gia BHXH tự nguyện không nhiều.
Theo Phạm Đỗ Nhật Tân (2014), “Dự báo năm 2020, lực lượng lao động
có khoảng 60 triệu người và mục tiêu cần hướng tới bao phủ tham gia BHXH
khoảng 30 triệu người. Với quỹ thời gian còn hơn 6 năm, để đạt được mục tiêu
này, mỗi năm cần mở rộng thêm trên 2,6 triệu người tham gia vào 2 loại hình
BHXH BB và BHXH TN. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức trong công tác
mở rộng độ bao phủ đối tượng tham gia BHXH TN ở Việt Nam hiện nay, nhất là
trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới và nước ta đang thực hiện tái cấu
trúc mô hình tăng trưởng. Vấn đề đặt ra là việc mở rộng độ bao phủ làm sao phải

tập trung hơn nữa, tạo cơ hội thuận lợi cho việc gia tăng quy mô, để có nhiều lao
động tham gia vào loại hình BHXH tự nguyện”.
Vĩnh Phúc là một trong các tỉnh có sự phát triển nhanh, toàn diện về kinh
tế so với các tỉnh, thành phố trên cả nước. Năm 2014 thu ngân sách đạt 20.966,5
tỷ đồng, thu nhập bình quân 63 triệu đồng/người (Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Vĩnh
Phúc, 2015). Với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh, mức sống của những
người lao động trong nông nghiệp, những người lao động tự do đã được cải
thiện, nhiều người có thu nhập khá, có tích lũy nhất định và theo đó họ có khả
năng tham gia BHXH tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện ra đời từ năm 2008, mở ra cơ hội cho người
lao động được hưởng lương hưu, góp phần bảo đảm cuộc sống của họ khi về già.
Tính ưu việt của chính sách là rất rõ. Tuy nhiên, đã 5 năm trôi qua số lượng
người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Vĩnh Phúc còn hạn chế (năm 2012
là 2.998 người) số lượng người lao động tham gia này chưa xứng với kỳ vọng và

2


tiềm năng, nhiều người dân chưa được tiếp cận với thông tin về bảo hiểm xã hội
tự nguyện. Việc cần thiết phải nghiên cứu, khảo sát nhu cầu và khai thác tiềm
năng sẵn có được tiến hành nhằm tìm hiểu thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội
tự nguyện của người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Thông qua việc xem
xét trên các phương diện: mức đóng, số năm tham gia, ngành nghề và khu vực
sinh sống của người lao động, nghiên cứu đã chỉ ra rằng có sự khác nhau về mức
độ số lượng lao động tham gia vào bảo hiểm xã hội tự nguyện. Việc bảo hiểm xã
hội các cấp chưa phối hợp chặt chẽ, thường xuyên để tuyên truyền sâu rộng
chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện trong các tầng lớp nhân dân, cùng với sự
hạn chế về trình độ, nhận thức, thu nhập không ổn định của người lao động là
những nguyên nhân gây khó khăn, cản trở việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã
hội tự nguyện ở tỉnh Vĩnh Phúc.

Phát triển Bảo hiểm xã hội, đặc biệt là phát triển đối tượng tham gia bảo
hiểm xã hội tự nguyện là một xu hướng tất yếu nhằm thiết lập một hệ thống an
sinh xã hội. Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm trong kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong
những năm qua đã thu hút đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện năm
sau cao hơn năm trước. Qua 7 năm thực hiện chính sách BHXH TN, số lượng
người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Vĩnh Phúc mặc dù năm
sau cao hơn năm trước (năm 2008 là 89 người, năm 2014 là 3.166 người tham
gia), số lượng tham gia này chưa tương xứng với kỳ vọng và tiềm năng, nhiều
người dân chưa được tiếp cận với thông tin về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Do
vậy nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng và đưa ra một số giải pháp phát triển
bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Thực tiễn cho thấy, kết quả thực hiện BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc chưa tương xứng với tiềm năng về thu hút đối tượng tham gia. Vấn
đề đặt ra là tại sao tiềm năng lớn nhưng số người tham gia BHXH TN lại ít?
Phải chăng trong quá trình thực hiện BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc còn nhiều khó khăn, vướng mắc? Phải chăng cơ chế, chính sách chung về
BHXH tự nguyện chưa đủ sức “hút” đối với người lao động? Vậy làm thế nào
để tiếp tục phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động của BHXH tự nguyện trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc? Tác giả tiến hành nghiên cứu tình hình thực hiện chính
sách BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và tìm ra những nguyên
nhân chưa thu hút người lao động tham gia BHXH tự nguyện, từ đó đề xuất các

3


giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển BHXH
TN; phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển BHXH TN; đề xuất một số giải
pháp phát triển BHXH TN đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần bổ sung và làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn phát
triển bảo hiểm xã hội tự nguyện;
- Đánh giá thực trạng phát triển BHXH TN; phân tích các yếu tố ảnh hưởng
tới sự phát triển BHXH TN đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với
người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về sự phát triển bảo
hiểm xã hội tự nguyện và các nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển bảo hiểm xã
hội tự nguyện.
- Đối tượng điều tra: Cơ quan bảo hiểm xã hội; Người lao động đang tham
gia và có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Sự phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện
đối với người lao động. Tập trung vào các nhóm đối tượng là người lao động nông
thôn, tự tạo việc làm, lao động tự do, nông dân.
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tập trung
tại Thành phố Vĩnh Yên, Thị xã Phúc Yên, Huyện Yên Lạc, Huyện Bình Xuyên.
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Từ 2009 - 2014
1.4.


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Luận án đã góp phần hệ thống hóa, bổ sung, làm rõ những vấn đề về lý luận
và thực tiễn cũng như thực trạng phát triển BHXH TN và phân tích các yếu tố ảnh

4


hưởng tới sự phát triển BHXH TN; đề xuất một số giải pháp phát triển BHXH TN
đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Về lý luận, hệ thống hóa bổ sung, làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển
BHXH TN và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển BHXH TN.
Về thực tiễn, thực trạng phát triển BHXH TN và sự tham gia BHXH TN đối
với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, xây dựng mô hình nghiên cứu và
rút ra được những nhân tố tác động đến sự tham gia BHXH TN.
Về giải pháp, luận án đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển chính sách
BHXH TN. Phát triển số lượng NLĐ tham gia BHXH TN ở tỉnh Vĩnh Phúc; phát
triển về chất lượng dịch vụ BHXH TN; phát triển về cơ chế chính sách BHXH TN
đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng cũng như được áp
dụng rộng rãi trên các địa bàn trong cả nước.

5


×