Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 27 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ LAN PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 62 31 01 05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HÀ NỘI, 2015


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. NGUYỄN VĂN SONG
Phản biện 1:

GS. TS. Tô Dũng Tiến
Hội Kinh tế nông lâm

Phản biện 2:

GS. TS. Hoàng Đức Thân
Trường Đại học Kinh tế quốc dân


Phản biện 3:

PGS. TS. Nguyễn Mậu Dũng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng đánh giá luận án cấp
Học viện họp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi giờ, ngày tháng năm 20

Có thể tìm luận án tại:
Thư viện Quốc gia
Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những trụ cột chính trong hệ
thống an sinh xã hội (ASXH) của mỗi quốc gia. Lịch sử phát triển BHXH cho
thấy ở những nước mới phát triển kinh tế thị trường, loại hình BHXH đầu tiên
thường là BHXH tự nguyện ở mức độ thấp (Trần Quang Hùng, 1998).
Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH TN) là một chính sách lớn của
Nhà nước, nhằm đảm bảo cho những người lao động không hoặc chưa có cơ
hội tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH BB) được tiếp cận với hệ
thống BHXH. Trong nền kinh tế hiện nay, có rất nhiều lao động không được
tham gia BHXH BB vì họ là những lao động tự do, tự hoạt động sản xuất
kinh doanh. Các đối tượng có thể kể đến như nông dân, lao động tự tạo việc
làm, kinh doanh buôn bán nhỏ, lẻ, người lao động trong các làng nghề tiểu
thủ công nghiệp ở những nơi không có quan hệ lao động, theo quy định của
pháp luật, không thuộc đối tượng tham gia BHXH BB (Mạc Văn Tiến, 2005).
Theo Tổng cục thống kê (2014), đến hết quý 2, năm 2014 cả nước có

tới 1140,2 nghìn người thiếu việc làm, 876,1 nghìn người thất nghiệp trong
tổng số lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên.
Vĩnh Phúc là một trong các tỉnh có sự phát triển nhanh, toàn diện về
kinh tế so với các tỉnh, thành phố trên cả nước. Năm 2014 thu ngân sách đạt
20.966,5 tỷ đồng, thu nhập bình quân 63 triệu đồng/người (Ban Tuyên giáo
tỉnh ủy Vĩnh Phúc, 2015). Với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh, mức sống
của những người lao động trong nông nghiệp, những người lao động tự do đã
được cải thiện, nhiều người có thu nhập khá, có tích lũy nhất định và theo đó
họ có khả năng tham gia BHXH tự nguyện.
Phát triển Bảo hiểm xã hội, đặc biệt là phát triển đối tượng tham gia
bảo hiểm xã hội tự nguyện là một xu hướng tất yếu nhằm thiết lập một hệ
thống an sinh xã hội. Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm trong kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ, trong những năm qua đã thu hút đối tượng tham gia BHXH TN năm sau
cao hơn năm trước. Qua 7 năm thực hiện chính sách BHXH TN, số lượng
NLĐ tham gia BHXH TN tại Vĩnh Phúc mặc dù năm sau cao hơn năm trước
(năm 2008 là 89 người, năm 2014 là 3.166 người tham gia). Thực tiễn cho
thấy, kết quả thực hiện BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa
1


tương xứng với tiềm năng về thu hút đối tượng tham gia. Vấn đề đặt ra là tại
sao tiềm năng lớn nhưng số người tham gia BHXH TN lại ít? Phải chăng
trong quá trình thực hiện BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn
nhiều khó khăn, vướng mắc? Phải chăng cơ chế, chính sách chung về BHXH
tự nguyện chưa đủ sức “hút” đối với người lao động? Vậy làm thế nào để tiếp
tục phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động của BHXH tự nguyện trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc? Tác giả tiến hành nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách
BHXH tự nguyện và tìm ra những nguyên nhân việc chưa thu hút người lao
động tham gia BHXH tự nguyện, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển bảo
hiểm xã hội tự nguyện đối với NLĐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát
triển BHXH TN; phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển BHXH
TN; đề xuất một số giải pháp phát triển BHXH TN đối với người lao động
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần bổ sung và làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận và thực
tiễn phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện;
- Đánh giá thực trạng phát triển BHXH TN; phân tích các yếu tố ảnh
hưởng tới sự phát triển BHXH TN đối với người lao động trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện
đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về sự phát
triển bảo hiểm xã hội tự nguyện và các nguyên nhân ảnh hưởng tới sự
phát triển BHXH tự nguyện.
- Đối tượng điều tra: Cơ quan BHXH; Người lao động đang tham
gia và có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Sự phát triển bảo hiểm xã hội tự
nguyện đối với người lao động. Tập trung vào các nhóm đối tượng là
người lao động nông thôn, tự tạo việc làm, lao động tự do, nông dân.

2


- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc,

tập trung tại Thành phố Vĩnh Yên, Thị xã Phúc Yên, Huyện Yên Lạc,
Huyện Bình Xuyên.
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Từ 2008 - 2013
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án đã góp phần hệ thống hóa, bổ sung, làm rõ những vấn đề về lý
luận và thực tiễn cũng như thực trạng phát triển BHXH TN và phân tích các
yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển BHXH TN; đề xuất một số giải pháp phát
triển BHXH TN đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Về lý luận, hệ thống hóa bổ sung, làm rõ những vấn đề lý luận về phát
triển BHXH TN và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển BHXH TN.
Về thực tiễn, thực trạng phát triển BHXH TN và sự tham gia BHXH TN
đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, xây dựng mô hình nghiên
cứu và rút ra được những nhân tố tác động đến sự tham gia BHXH TN.
Về giải pháp, luận án đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển chính sách
BHXH TN. Phát triển số lượng NLĐ tham gia BHXH TN ở tỉnh Vĩnh Phúc; phát
triển về chất lượng dịch vụ BHXH TN; phát triển về cơ chế chính sách BHXH
TN đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng cũng như được
áp dụng rộng rãi trên các địa bàn trong cả nước.

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
2.1.1. Một số khái niệm
* Khái niệm bảo hiểm xã hội, BHXH bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện
* Khái niệm phí BHXH: theo Trần Quang Hùng và Mạc Văn Tiến
(1998): “Phí BHXH là khoản tiền đóng góp hàng tháng hoặc định kỳ của
những người tham gia BHXH cho Quỹ BHXH”.
* Khái niệm quỹ BHXH: cũng theo Trần Quang Hùng và Mạc Văn
Tiến (1998). “Trong kinh tế thị trường, Quỹ BHXH là tập hợp những đóng
góp bằng tiền của những người tham gia BHXH hình thành một quỹ tiền tệ
tập trung để chi trả cho những người được BHXH và gia đình họ khi họ bị

giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc bị mất
việc làm”.
* Khái niệm trợ cấp BHXH: trợ cấp BHXH là khoản tiền từ Quỹ BHXH
được cơ quan hay tổ chức BHXH chi trả cho người được BHXH khi họ bị
giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm, mất khả năng lao động hoặc bị mất việc

3


làm và có đủ điều kiện hưởng theo quy định của pháp luật BHXH. Trợ cấp
BHXH có nhiều loại như trợ cấp một lần, trợ cấp lần đầu, trợ cấp hàng tháng,
trợ cấp ngắn hạn, trợ cấp dài hạn (Trần Quang Hùng và Mạc Văn Tiến, 1998).
* Khái niệm người lao động
Theo quy định tại Điều 6 Bộ Luật Lao động (1994). “Người lao động là
người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao
động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động”.
2.1.2. Những quy định cơ bản về chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện ở
Việt Nam
- Đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Quyền và trách nhiệm của người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện
* Quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
* Trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định; Thực hiện quy định về việc lập hồ
sơ bảo BHXH TN; Bảo quản sổ BHXH theo đúng quy định (Chính phủ, 2007).
- Phương thức đóng và mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
* Mức đóng BHXH TN hàng tháng (cho mỗi tháng): Mức đóng
BHXH hàng tháng của người tham gia BHXH TN bằng tỷ lệ phần trăm đóng
BHXH TN (X) với mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH của người
tham gia BHXH TN lựa chọn.
* Tỷ lệ đóng BHXH tự nguyện: Từ tháng 01/2008 – 12/2009 = 16%; Từ

tháng 01/2010 – 12/2011 = 18%; Từ tháng 01/2012 – 12/2013 = 20%; Từ tháng
01/2014 trở đi = 22%.
* Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH TN của người tham gia
BHXH tự nguyện lựa chọn (gọi tắt là Mức thu nhập tháng): thấp nhất bằng
lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 lần lương tối thiểu chung.
Mức thu nhập tháng = Lmin + m × 50.000 (đồng/tháng)
Trong đó: Lmin: là mức lương tối thiểu chung; m: là số nguyên lớn hơn
hoặc bằng 0 (do người tham gia lựa chọn).
* Đăng ký lại phương thức đóng BHXH TN: Người tham gia BHXH TN
được đăng ký lại phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng
BHXH với tổ chức BHXH nhưng ít nhất là sau 6 tháng kể từ lần đăng ký trước.
2.1.3. Vai trò của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Vai trò của bảo hiểm xã hội đối với cá nhân NLĐ và gia đình của họ
- Vai trò của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với xã hội

4


2.1.4. Đặc điểm và nguyên tắc của bảo hiểm xã hội tự nguyện
Đặc điểm: Bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng như BHXH, dựa trên nguyên
tắc cùng chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm, đòi hỏi tất cả mọi
người tham gia trên tinh thần tự nguyện.
Nguyên tắc 1. Mọi người lao động đều có quyền tham gia BHXH TN khi
chưa tham gia BHXH BB và quyền được hưởng BHXH khi phát sinh các nhu cầu
được BHXH.
Nguyên tắc 2. BHXH TN phải dựa trên sự đóng góp tự nguyện của người
tham gia bảo hiểm để hình thành nguồn quỹ BHXH TN.
Nguyên tắc 3. Nhà nước có trách nhiệm phải BHXH đối với người lao
động, người lao động cũng có trách nhiệm phải tự BHXH cho mình.
Nguyên tắc 4. San sẻ rủi ro theo quy luật số lớn.

Nguyên tắc 5. Kết hợp hài hoà các lợi ích, các khả năng và phương thức
đáp ứng nhu cầu BHXH TN
Nguyên tắc 6. Bảo đảm tính thống nhất BHXH TN trên phạm vi cả nước,
đồng thời phải phát huy tính đa dạng, năng động của các bộ phận cấu thành.
Nguyên tắc 7. Phát triển, mở rộng BHXH TN phải phù hợp với điều kiện
KT-XH trong từng giai đoạn phát triển và phù hợp với khả năng tham gia của số
đông người lao động.
2.1.5. Cơ sở khoa học của sự phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện
Nhu cầu con người hàm chứa hai khía cạnh: khía cạnh sinh học và
khía cạnh xã hội. Từ khía cạnh xã hội, khi mà thu nhập còn thấp, mức sống
chưa cao, người ta phải tìm cách thỏa mãn những nhu cầu phổ biến (tức là
nhu cầu thiết yếu) trước đã. Đến khi thu nhập tăng lên, mức sống cao hơn, lúc
đó các nhu cầu cao hơn sẽ được thỏa mãn dần.
2.1.6. Phát triển và phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện
2.1.6.1. Một số khái niệm liên quan tới phát triển và phát triển bảo hiểm xã
hội tự nguyện
* Phát triển: Là sự tăng trưởng gắn liền với sự hoàn thiện về cơ cấu và
nâng cao về chất lượng. Phát triển là sự tăng lên về quy mô, khối lượng của sự
vật, hiện tượng, nhưng đồng thời làm thay đổi về cấu trúc (thay đổi về chất) của
sự vật, hiện tượng đó. Phát triển là quá trình biến đổi của sự vật, hiện tượng.
* Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện: Phát triển bảo hiểm xã hội tự
nguyện thể hiện quá trình thay đổi (tăng lên) về số lượng tham gia, chất lượng bảo
hiểm ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó, sự thay đổi về cơ cấu đối tượng
tham gia... Qua đó, có thể hiểu rằng, sự phát triển BHXH TN trước hết là sự gia
tăng về số lượng người tham gia bảo hiểm, cơ cấu đối tượng được mở rộng, đối
5


tượng tham gia bảo hiểm ở nhiều tầng lớp lao động, ngành nghề khác nhau. Đồng
thời là sự gia tăng chất lượng dịch vụ BHXH TN và cải thiện các chính sách

BHXH TN trên phạm vi từ điểm cho đến toàn quốc gia.
2.1.6.2. Nội dung phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện
* Phát triển về số lượng: trên cơ sở phân tích nhu cầu (qua khảo sát thực tế)
của các nhóm đối tượng tham gia BHXH TN, có thể (i) mở rộng nhóm đối tượng
tham gia BHXH TN đối với những người chưa từng tham gia BHXH và (ii) gia
tăng số lượng người thuộc các nhóm đã tham gia BHXH TN.
* Phát triển về chất lượng: cũng thông qua khảo sát để đánh giá khả năng
tham gia BHXH TN của các nhóm đối tượng, chủ yếu là đánh giá mức thu nhập
hiện tại mà mức độ tăng trưởng (thay đổi) thu nhập trong một số năm gần đây.
* Phát triển về cơ cấu: là sự tổ hợp của phát triển về số lượng và phát triển
về chất lượng nêu trên, thông qua việc phân nhóm đối tượng và phân nhóm mức
đóng, mức thụ hưởng BHXH TN.
* Phát triển về cơ chế chính sách: là sự phát triển phù hợp với năng lực
quản lý của các cơ quan BHXH và phù hợp với định hướng phát triển KT-XH
chung của đất nước.
2.1.6.3. Sự cần thiết phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện
Đối với loại hình BHXH tự nguyện, theo tác giả, đây là sự cần thiết
khách quan trong nền kinh tế quốc dân. Thực ra loại hình bảo hiểm này đã
manh nha được thực hiện ở một vài địa phương. Chẳng hạn ở Phú Xuyên, Hà
Tây, từ năm 1986 Hội nông dân ở đây đã thực hiện bảo hiểm hưu trí cho nông
dân. Bảo hiểm ở Hà Tây được thực hiện trên cơ sở đóng bằng thóc để hưởng
tuổi già. Tuy nhiên, do chưa có sự chẩn bị chu đáo và chưa có cơ sở pháp lý
phù hợp, nên kết quả thực hiện ở các địa phương này còn hạn chế.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
2.2.1. Thực tiễn bảo hiểm xã hội tự nguyện ở các nước trên thế giới
2.2.1.1. Mô hình bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Trung Quốc
Được thực hiện như một chương trình tiết kiệm cá nhân với mức đóng là
tự nguyện. Phương thức đóng không hạn chế tuổi tác, một lần hay nhiều lần.
Phương thức hưởng rất linh hoạt hàng tháng hoặc 1 lần, có thể nhận lại tiền
trong quá trình đóng theo quy định.

2.2.1.2. Hệ thống an sinh xã hội ở Cộng hòa Liên bang Đức
Hệ thống an sinh xã hội ở Đức được hình thành từ thế kỷ XIX với 4 loại
cơ bản là: BHYT (1883), Bảo hiểm tai nạn (1884), Bảo hiểm hưu trí (1889),
Bảo hiểm thất nghiệp (1927), thực hiện theo mô hình Bismarc. Hệ thống pháp
luật BHXH ở Đức thực hiện trên cơ sử “Hợp đồng giữa các thế hệ”, thanh
toán bảo hiểm trên nguyên tắc phụ thuộc.
6


2.2.1.3. Hệ thống an sinh xã hội ở Pháp
Hệ thống an sinh xã hội được hình thành từ năm 1945, mô hình an sinh
xã hội cũng áp dụng chủ yếu theo mô hình Bismarc. Pháp là nước điển hình
kiên trì hỗ trợ chăm sóc trẻ em trước độ tuổi đến trường, trong đó phụ nữ
được hưởng mức trợ cấp an sinh rất cao trong thời kỳ có con nhỏ.
2.2.1.4. Hệ thống an sinh xã hội cho nông dân ở Ba Lan
Tại Ba Lan, do số lao động nông thôn và nông dân khá lớn, Chính phủ
Ba Lan đã triển khai các hoạt động BHXH cho nông dân. Bảo hiểm xã hội
cho nông dân ở Ba Lan được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.
2.2.2. Các nghiên cứu liên quan tới sự phát triển bảo hiểm xã hội tự
nguyện ở Việt Nam và trên thế giới
- Lưu Bích Ngọc (2006) với đề tài “Người lao động với Bảo hiểm xã
hội tự nguyện”.
- Theo Đặng Bội Hương (2000), Bảo hiểm xã hội cho nông dân theo
hình thức tự nguyện là cần thiết và là nhu cầu khách quan của nền kinh tế
nước ta khi mà trên 70% dân số và LĐ sống và làm việc tại nông thôn.
- Theo Tôn Thị Thanh Huyền (2003), nhu cầu tham gia BHXH của
nông dân là có thật và họ có khả năng tham gia BHXH.
- Theo Nguyễn Hoàng Phú (2003), trong nền kinh tế thị trường, việc
tham gia BHXH của các nhóm lao động là cần thiết, nhằm bảo vệ họ trong
những trường hợp giảm hoặc mất thu nhập do giảm hoặc mất khả năng lao

động trong quá trình lao động.
- Sakai and Okura (2011) nghiên cứu “Phân tích kinh tế học về bảo
hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc” của hai chuyên gia người Nhật đã
phân tích về thị trường bảo hiểm mà cả hệ thống bảo hiểm tự nguyện và bắt
buộc cùng tồn tại.
- Jowett and Thompson (1999) nghiên cứu về “Chi trả cho chăm sóc sức
khỏe tại Việt Nam: Mở rộng sự tham gia vào bảo hiểm sức khỏe tự nguyện”,.
Mục đích của nghiên cứu là tổng hợp từ các báo cáo và dự án nghiên cứu được
thực hiện bởi Chương trình quốc tế tại Trung tâm Kinh tế sức khỏe, liên quan
đến hệ thống sức khỏe tại Việt Nam trong vòng 4 năm qua.
- Mossialos and Thomson (2004) trong một nghiên cứu về “Bảo hiểm
sức khỏe tự nguyện ở Liên minh Châu Âu” đã cung cấp thông tin tổng thể về
thị trường bảo hiểm sức khỏe tự nguyện trong Liên minh Châu Âu (EU).
7


2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho sự phát triển bảo hiểm xã hội tự
nguyện tại Vĩnh Phúc
- Bảo hiểm xã hội tỉnh muốn thực sự phát triển chính sách bảo hiểm xã hội
tự nguyện phải tuân thủ theo đúng các quy luật phát triển khách quan của nó,
- Chính sách BHXH TN chủ yếu hướng tới đối tượng là NLĐ làm việc
tự do, buôn bán, kinh doanh nhỏ lẻ, lao động nông nghiệp,
- Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện phải thực hiện trên cơ sở phát
triển kinh tế trong nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và nền kinh tế
quốc dân nói chung.
- Quản lý Quỹ BHXH TN đòi hỏi cơ quan bảo hiểm xã hội Vĩnh Phúc
phải tuân thủ nguyên tắc quản lý theo quy định chung của Nhà nước, Quỹ
được bảo hộ và phải nằm trong quỹ BHXH nói chung của toàn quốc.
- Cơ quan BHXH Vĩnh Phúc phải tổ chức triển khai, phát triển BHXH TN
đối với NLĐ trên địa bàn tỉnh phải nằm trong guồng máy chung của BHXH Việt

Nam, không thể tách rời để hoạt động độc lập với BHXH Việt Nam.
- Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc và các sở ban ngành liên quan phối hợp
tạo điều kiện cho người nông dân, người lao động tự tạo việc làm trên địa bàn tỉnh
có công ăn việc làm, từ đó có tích lũy để tham gia BHXH TN đảm bảo ổn định
thu nhập khi hết khả năng lao động, cũng như biến cố rủi ro xảy ra.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
- Vĩnh Phúc tiếp giáp với 3 tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hà Nội
- Vĩnh Phúc là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội;
- Có vị trí quan trọng đối với vùng KTTĐ Bắc Bộ, đặc biệt với Thủ đô Hà Nội:
3.1.1.2. Địa hình
Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du
với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng.
3.1.1.3 Tài nguyên đất
Nhìn chung đất đai canh tác ở Vĩnh Phúc không màu mỡ, một số vùng
đất bị nghèo hóa, năng suất thấp, vì vậy vẫn còn nhiều tiềm năng cho thâm
canh cây trồng và vật nuôi trên diện tích đất đang sử dụng.
8


3.1.2. Điều kiện xã hội
3.1.2.1. Dân số và nguồn lao động
- Dân số trung bình năm 2013 khoảng 1.029.412 người, tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên là 11,4%. Trong đó dân số nông thôn chiếm 76,31%.
- Lực lượng lao động tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 tăng đạt 613,2 nghìn
người, chiếm 59,57% so với tổng dân số, trong đó bao gồm 607,35 nghìn
người trong độ tuổi lao động lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở khu vực

nông thôn chiếm 79,92%.
3.1.2.2. Văn hóa, giáo dục
- Năm 2014, UBND tỉnh đã chỉ đạo hoàn thiện hệ thống dạy nghề
- Bổ sung nguồn vốn đầu tư cho các khối mầm non, tiểu học và THCS
thuộc các xã miền núi khó khăn.
3.1.2.3. Mức sống dân cư
- Thu nhập bình quân đầu người tăng với nhịp độ 13,8%/năm so với
mức 6,05% của cả nước trong cùng thời kỳ.
- Có sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa người dân thành thị và người
dân nông thôn
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Cách tiếp cận và Khung phân tích
Luận án sử dụng bốn phương pháp tiếp cận chủ yếu. (i) Tiếp cận hệ
thống. (ii) Tiếp cận thể chế tiếp cận thể chế (iii) Tiếp cận phân tích nguyên
nhân và kết quả, phát hiện mâu thuẫn, thiếu sót.(iv)Tiếp cận có sự tham gia.
3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu, xác định mẫu nghiên cứu
Luận án lựa chọn Thành phố Vĩnh Yên, huyện Bình Xuyên, huyện
Yên Lạc, Thị xã Phúc Yên đại diện là điểm nghiên cứu vì đây là những điểm
có điều kiện kinh tế và số lượng NLĐ tham gia nhiều đồng thời cũng có nơi
có điều kiện kinh tế nhưng đối tượng tham gia BHXH TN thấp.
Luận án lựa chọn khảo sát tổng số 360 mẫu trong đó 140 mẫu trong diện
đang tham gia BHXH TN, 220 mẫu là những người chưa tham gia BHXH TN
3.2.3. Nguồn số liệu thu thập
* Thông tin thứ cấp: số liệu đã công bố tác giả thu thập từ các cơ
quan quản lý nhà nước, báo chí, nhà xuất bản, để tài nghiên cứu: Cục thống
kê, Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, BHXH các huyện, thành phố, thị xã,
Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài nguyên môi trường, các ban ngành, số liệu
9



từ các báo cáo, các đề tài, công trình nghiên cứu nghiên cứu về Vĩnh Phúc,
về BHXH tự nguyện trong nước và nước ngoài đã được công bố qua các nhà
xuất bản tin cậy, có uy tín và đảm bảo chất lượng.
* Nguồn số liệu sơ cấp: tiến hành thực hiện điều tra trực tiếp, bằng
bảng hỏi và phỏng vấn sâu các đối tượng bao gồm NLĐ chưa tham gia và
NLĐ đã tham gia BHXH TN, cán bộ trực tiếp phụ trách công tác BHXH TN.
3.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
- Số liệu sau khi thu thập được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel,
SPSS 16.0. Thông tin được chọn lọc, tổng hợp và phân tích bằng những phương
pháp sau: (i)Phương pháp phân tổ; (ii)Phương pháp thống kê mô tả;
(iii)Phương pháp thống kê so sánh; (iv)Phương pháp phân tích nhân tố.
- Phương pháp phân tích thông tin: (i) Xây dựng thang đo; (ii) Phân
tích độ tin cậy (iii) Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis
– EFA; (iv)Phương pháp phân tích PRA; (v)Phương pháp dự báo
3.2.5. Các chỉ tiêu phân tích cơ bản
- Chỉ tiêu đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội
- Chỉ tiêu đánh giá các yếu tố thuộc về bản thân người lao động
- Chỉ tiêu đánh giá khả năng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Chỉ tiêu đánh giá quá trình phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện

PHẦN 4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI
TỰ NGUYỆN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN ĐỐI VỚI
NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
TẠI TỈNH VĨNH PHÚC
4.1.1. Thực trạng phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ bảo hiểm xã hội tự
nguyện tại tỉnh Vĩnh Phúc
- Vai trò, vị trí các cấp trong phát triển hệ thống dịch vụ BHXH TN
- Phát triển cơ cấu tổ chức thực hiện chính sách BHXH TN

Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã hình thành hệ thống tổ chức và
quản lý, triển khai BHXH TN thống nhất từ tỉnh đến huyện.
- Phát triển nguồn nhân lực thực thi chính sách BHXH TN
Trong tổng số cán bộ, viên chức của cơ quan BHXH Vĩnh Phúc năm
2013, số lượng cán bộ có trình độ ĐH chiếm 75,99% (212 người), trình độ cao
10


đẳng, trung cấp chiếm 12,90% (36 người), trình độ trên đại học chiếm trên
11,11% (31 người) (đồ thị 3.1).

Đồ thị 4.1. Cơ cấu trình độ cán bộ, viên chức của cơ quan bảo hiểm
xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013
- Phát triển hoạt động tuyên truyền chính sách BHXH TN
BHXH tỉnh Vĩnh Phúc báo cáo công tác tuyên truyền năm sau nhiều
hơn năm trước bằng các tờ rơi, biển quảng cáo, pano, áp phích…
4.1.2. Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc
- Phát triển về số lượng tham gia BHXH TN trên địa bàn Vĩnh Phúc
Theo báo cáo về thực hiện công tác BHXH tỉnh Vĩnh Phúc (Bảng 4.1)
Bảng 4.1. Số lượng và tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
phân theo ngành nghề (2009 - 2013)
2009
Chi tiêu

SL CC
(ng) (%)

2010
SL

(ng)

2011

2012

CC SL CC SL
(%) (ng) (%) (ng)

CC
(%)

2013
SL CC
(ng) (%)

Lao động NN

280

- Nông nghiệp

139

62,12

331

49,64


450

65,54

1056

62,59

1189

46,60

- Lâm nghiệp

45

12,12

61

16,07

123

12,08

758

17,11


782

33,45

- Thủy sản

96

25,76

113

34,29

146

22,38

452

20,31

454

19,95

LĐ phi NN

108


- CN, XD

90

47,83

117

83.33

151

72,67

612

68,64

647

83,61

- TM, DV

18

52,17

44


16,67

69

27,33

120

31,36

124

16,39

2.998 100,00

3.196

Tổng cộng

505

719

161

388 100,00

2.266


220

666 100,00

11

2.425

732

939 100,00

771


- Phát triển về cơ cấu mức phí tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trên địa bàn toàn tỉnh trong giai đoạn 2008-2013, NLĐ tham gia
đóng BHXH TN theo các mức được tổng hợp tại đồ thị 4.2

Đồ thị 4.2. Tỷ lệ số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phân theo mức đóng
- Phát triển về số năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Kết quả điều tra, khảo sát, đa số đối tượng tham gia BHXH TN là
những người trước kia đã tham gia BHXH BB chuyển sang chiếm
41,46%, số người tham gia BHXH TN mới chiếm 58,54% (Đồ thị 4.3).

Đồ thị 4.3. Cơ cấu người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự
nguyện xét theo thời gian tham gia
- Phát triển về phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Kết quả điều tra cho thấy, có tới 55% đối tượng đang tham gia BHXH
TN trên địa bàn tỉnh lựa chọn phương thức đóng 6 tháng/lần, 31% lựa chọn

đóng theo quý, lựa chọn phương thức đóng hàng tháng chiếm tỷ lệ thấp (14%).

12


4.1.3. Phát triển doanh thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn Vĩnh Phúc
- Phát triển doanh thu bảo hiểm xã hội tự nguyện. Năm sau số lượng
người tham gia cao hơn năm trước (Bảng 4.2).
Bảng 4.2. Số thu bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh Vĩnh Phúc (2009-2013)
Đơn vị
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
2012
2013
tính
Tổng thu BHXH

Tr đ 310.519 423.848 578.566 829.753 979.356

- BHXH bắt buộc

Tr đ 309.829 422.498 576.266 822.953 969.736

- BHXH tự nguyện

Tr đ

Tỷ lệ thu BHXH tự


%

nguyện so tổng thu

690

1.350

2.300

6.800

9.620

0,22

0,32

0,40

0,82

0,98

- Phát triển về tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo báo cáo thu BHXH TN trong 5 năm (2009-2013) của BHXH tỉnh
Vĩnh Phúc. Có thể thấy số thu BHXH TN qua các năm luôn đạt và vượt chỉ
tiêu kế hoạch BHXH Việt Nam giao.
4.1.4. Phát triển tổ chức thực hiện chi trả, giải quyết chế độ, chính sách bảo

hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh
Giai đoạn 2008 - 2013 có nhiều chế độ BHXH mới phát sinh nhưng
toàn hệ thống BHXH tỉnh Vĩnh Phúc đã giải quyết kịp thời, đúng chế độ.
4.1.5. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của đối tượng đang tham gia
BHXH TN qua điều tra khảo sát NLĐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Trong quá trình nghiên cứu luận án thì công việc điều tra, khảo sát
đối tượng tham gia BHXH TN là cần thiết để thấy được những thuận lợi,
khó khăn của NLĐ trên các phương diện: nội dung quy định chính sách,
về tổ chức thực hiện, về mức độ hấp dẫn của chính sách.
4.2. CÁC NHÓM YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BẢO
HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
- Ảnh hưởng của chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện tới sự phát
triển bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Ý kiến của người lao động về bổ sung các chế độ BHXH TN (Đồ thị 4.4).

13


Đồ thị 4.4. Ý kiến đề xuất bổ sung thêm các chế độ hưởng
bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Ảnh hưởng của thông tin tuyên truyền tới sự phát triển BHXH TN
- Khả năng tiếp cận các nguồn thông tin
- Ảnh hưởng tuyên truyền về phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Ảnh hưởng của kênh truyền thông tin tới sự phát triển BHXH
- Ảnh hưởng của công tác tuyên truyền
* Để thấy được sự hạn chế của chính sách BHXH TN về việc thu hút
người lao động trên địa bàn, luận án đi phân tich các nhóm yếu tố
sau:
- Nhóm yếu tố liên quan tới chất lượng dịch vụ của cơ quan BHXH

- Nhóm yếu tố từ bản thân người lao động
+ Đánh giá nhu cầu tham gia hình thức BH của NLĐ tại khu vực
nghiên cứu
+ Nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của NLĐ
- Đặc điểm mẫu điều tra, khảo sát
Cơ cấu về nhóm tuổi của những người tham gia trả lời phân bố khá
hợp lý, trong đó cơ cấu của nhóm tuổi từ 15 đến 25 chiếm 24,6%, trong
khi nhóm tuổi từ 26 đến 35 chiếm 46%; nhóm tuổi từ 36 đến 45 chiếm
25,2% và trên 45 tuổi chiếm tỷ lệ thấp hơn 4,1%. (Đồ thị 4.5).

Đồ thị 4.5. Cơ cấu đối tượng điều tra, khảo sát theo nhóm tuổi
14


* Trình độ học vấn của đối tượng điều tra
Những người có trình độ cao đẳng, đại học (3,1%), trình độ PTCS
(41,2%), trung học cơ sở (35,9%) và (12,2%) là những người có trình độ dưới
THCS. Tỷ lệ này chưa phản ảnh đúng cơ cấu trình độ học vấn thực tế, một
phần vì một số NLĐ với trình độ học vấn trên và dưới phổ thông khi được lựa
chọn đã từ chối phỏng vấn.
* Thu nhập của đối tượng điều tra
Mức thu nhập của những người được phỏng vấn trong cuộc điều tra
này tương đối phù hợp với nghề nghiệp của NLĐ. Đa số là người nông dân,
thợ thủ công, làm may, sửa chữa, có mức thu nhập thấp dưới 2 triệu
đồng/tháng và cũng bấp bênh không ổn định, đối tượng này chiếm tới 51,91%
số người được điều tra (177 người). Kết quả điều tra tương đối phù hợp với
điều kiện kinh tế và thu nhập bình quân ở địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Đồ thị 4.6).

Đồ thị 4.6. Thu nhập của người lao động được điều tra
* Mô tả của biến nghiên cứu

* Phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis)
* Kết quả phân tích khám phá các biến độc lập
* Kiểm định sự tin cậy của thang đo các nhân tố (Cronbach’s Alpha)
* Phân tích tương quan hệ số Pearson
* Phân tích hồi quy
Kết quả phân tích hồi quy bằng phương pháp Enter
Y = 0,144X1 + 0,101X2 + 0,350X3 + 0,104X4+ 0,31X5 + 0,258X6
NLĐ có thu nhập tăng hàng tháng chiếm 3,67%, thu nhập ổn định
chiếm 35% (tương ứng 119 người), còn lại 61,33% số lao động được phỏng
vấn cho là có thu nhập không ổn định (trong đó 54% đối tượng có mức thu
nhập lúc tăng, lúc giảm, 7,33% số NLĐ có thu nhập giảm) (Đồ thị 4.7).

15


Đồ thị 4.7. Mức độ ổn định về thu nhập của người lao động
Trong tổng số 131 người đang tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu là
những người có mức thu nhập ổn định. Thu nhập lúc tăng, lúc giảm, chiếm tỷ
lệ tương ứng là 35,1% và 53,4% (Bảng 4.3).
Bảng 4.3. Mối quan hệ giữa mức độ ổn định thu nhập và mức đóng bảo
hiểm xã hội tự nguyện của người lao động
Mức ổn định
Tổng số
Tăng hàng tháng
Ổn định
Lúc tăng, lúc giảm
Giảm hàng tháng
Tỷ lệ (%)
Tăng hàng tháng
Ổn định

Lúc tăng, lúc giảm
Giảm hàng tháng

Tổng số
131
5
46
70
10
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0

Mức đóng BHXH tự nguyện (ng.đồng/tháng)
230 240-280 290-330 340-380 390-430 >430
55
36
23
9
5
3
0
0
2
1
1
1
8

14
11
7
4
2
44
19
7
0
0
0
3
3
3
1
0
0
42,0
27,0
18,0
7,0
4,0
2,0
0,0
0,0
40,0
20,0
20,0
20,0
17,4

30,4
23,9
15,2
8,7
4,3
62,9
27,1
10,0
0,0
0,0
0,0
30,0
30,0
30,0
10,0
0,0
0,0

Mức thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng: lao động nông nghiệp có tới
67,8%. Trong khi đó phần lớn lao động phi nông nghiệp có mức thu nhập
bình quân hàng tháng dao động từ 2-4 triệu đồng (chiếm 50,3%).

Đồ thị 4.8. Mối quan hệ giữa mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và số
lượng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phân theo ngành nghề

16


Mức đóng từ 350 - 500 nghìn đồng, số lượng lao động phi nông
nghiệp tham gia đều cao gấp 2 lần so với lao động nông nghiệp (Đồ thị 4.8).

ii) Ảnh hưởng nhận thức tính an sinh xã hội, hiểu biết và ảnh hưởng xã hội
Trình độ học vấn của NLĐ tỷ lệ thuận với việc nhận thức của họ về
chính sách BHXH tự nguyện (Đồ thị 4.9).

Đồ thị 4.9. Cơ cấu học vấn của người lao động theo khu vực
và theo giới tính
PHẦN 5. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
5.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ
HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
5.1.1. Dự báo nhu cầu tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh Vĩnh Phúc
Theo số liệu điều tra khảo sát, dự kiến đến năm 2020 số lao động có
nhu cầu tham gia BHXH TN theo dự kiến (Bảng 5.1).
Bảng 5.1. Dự báo nguồn lao động và sử dụng lao động toàn tỉnh đến năm 2020
Đơn vị tính: 103 người
TT
1
2
3
3.1
3.2
3.3

Chỉ tiêu
Dân số trung bình
Nguồn lao động
Dân số trong độ tuổi
Nông, lâm, thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ


2015
1.130
850
822
247
296
279

2020
1.245
967
943
179
405
358

Nguồn: Quy hoạch tổng thể KTXH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (2012)

5.1.2. Quan điểm chung về phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với
người lao động tại tỉnh Vĩnh Phúc
- Tổ chức thực hiện chính sách BHXH TN được hiệu quả.
- Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa dạng, linh hoạt và bền vững.
17


- Mở rộng diện bảo phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, đặc biệt
là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Tuân thủ nguyên tắc đóng-hưởng và bảo đảm khả năng cân đối quỹ.
- Hoàn thiện các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, đảm bảo sự bình

đẳng trong tham gia và thụ hưởng bảo hiểm xã hội.
5.1.3. Mục tiêu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao
động tỉnh Vĩnh Phúc
Mục tiêu phát triển BHXH TN cho NLĐ là đảm bảo quyền lợi tham gia
BHXH cho mọi NLĐ khi có nhu cầu trừ những người đã tham gia BHXH
BB, xây dựng các chính sách phù hợp, tăng cường mạnh hơn nữa về chất
lượng các dịch vụ triển khai thực hiện nghiệp vụ hoạt động BHXH TN, tăng
cường phát triển nhanh đối tượng lao động tham gia, góp phần thực hiện mục
tiêu tăng 15% số NLĐ tham gia BHXH TN theo Nghị quyết của Tỉnh và
BHXH Việt Nam đề ra.
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ
NGUYỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
VĨNH PHÚC
(1) Bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện về chính sách BHXH. (2) Đào
tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ phụ trách BHXH tự nguyện. (3) Đẩy mạnh
CNTT trong thực hiện BHXH. (4) Tăng cường công tác tuyên truyền phổ
biến BHXH TN, nâng cao nhận thức của NLĐ về BHXH TN. (5) Tăng cường
công tác quản lý nguồn quỹ BHXH: (6) Phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh.
5.2.1. Hoàn thiện, sửa đổi cơ chế chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện
5.2.1.1. Sửa đổi một số vấn đề trong chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện
(1) Sửa đổi nội dung khoản 2, điều 9 Nghị định 190 về số năm thực
hiện bảo hiểm xã hội do đang khống chế tuổi; (2) Thay đổi mức đóng BHXH
TN do mức đóng hiện tại là khá cao so với thu nhập của người dân; (3) Hỗ trợ
người tham gia BHXH, đặc biệt là nông dân và những người có kinh tế khó
khăn vì đa số đối tượng này là lao đông nghèo, thu nhập thiếu ổn định; (4)
Phát triển thêm quyền lợi được hưởng khi tham gia BHXH TN, hiện tại chỉ có
hai chế độ là hưu trí và tử tuất, còn BHXH BB có 5 chế độ là hưu trí, tử tuất,
thai sản, ốm đau, tai nạn lao động được chi trả.

5.2.1.2. Xây dựng chương trình phát triển bảo hiểm xã hội của tỉnh đến 2025

Căn cứ vào sự phát triển kinh tế xã hội của Vĩnh Phúc trong những năm
qua (2008-2014) nói chung thì chương trình phát triển BHXH TN nói riêng
của tỉnh đến năm 2025 cũng bao gồm hai giai đoạn từ 2015-2020 và 20202025 (Bảng 5.2)
18


Bảng 5.2. Dự báo nguồn lao động và cơ cấu sử dụng lao động toàn tỉnh đến năm 2025
TT
1
2
3
3.1
3.2
3.3
4

Ngành/Nội dung
Nguồn lao động (nghìn người)
Dân số trong độ tuổi
Cơ cấu sử dụng lao động (%)
Nông, lâm, thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
Nhu cầu tham gia BHXH TN

2010
737
718
100
46,4

25,5
28,1
666

2015
850
822
100
30
36
34
3.196

2020
967
943
100
19
43
38
5.532*

2025*
1.039
1.020
100
15
45
40
7.012


Theo dự báo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2020, lực lượng lao động
của Tỉnh sẽ đạt vào khoảng 976 ngàn người. Trong đó dân số trong độ tuổi
lao động là 943 ngàn người. Đến năm 2025 theo đà tăng trưởng, tác giả tính
toán số lượng lao động của tỉnh sẽ tới hơn 1 triệu người và hầu hết đều trong
độ tuổi lao động (Bảng 5.3)
Bảng 5.3. Đề xuất hỗ trợ ngân sách cho bảo hiểm xã hội tự nguyện cho
các đối tượng nông dân và lao động thu nhập thấp (người nghèo)
Phương án
PA1
PA2
PA3

Giai đoạn 2015 - 2020
Lượt
Kinh phí
hỗ trợ
% GDP
(Tr đồng)
BQ/năm
1.308
228
0,001
1.308
228
0,001
1.308
228
0,001


Giai đoạn 2020 - 2025
Lượt
Kinh phí
hỗ trợ
% GDP
(Tr đồng)
BQ/năm
1.891
251.362
0,0005
1.891
323.577
0,0006
1.891
125.766
0,0008

5.2.1.3. Nâng cao nhận thức của người lao động tham gia chính sách bảo
hiểm xã hội tự nguyện
Cần nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn tỉnh về sự cần thiết
phải tham gia BHXH TN để NLĐ hiểu rõ hơn về chính sách, chế độ BHXH
TN, lợi ích của BHXH TN khi tham gia, cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH…
để họ hiểu, tin tưởng và tự nguyện tham gia chính sách BHXH TN.
5.2.2. Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phụ trách, tổ chức dịch vụ bảo
hiểm xã hội tự nguyện
Để triển khai tốt công tác thu BHXH TN trên địa bàn, BHXH tỉnh cần
có chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức phụ trách trực tiếp chính sách
BHXH TN. Đồng thời cần bố trí số lượng cán bộ, viên chức hoạt động trong
lĩnh vực BHXH TN phù hợp nhằm hỗ trợ cộng đồng có khả năng tối đa tiếp
cận với BHXH TN.

19


5.2.2.1. Quy hoạch cán bộ phụ trách bảo hiểm xã hội tự nguyện đến năm 2025
Với quy mô phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, theo tính
toán của tác giả, giai đoạn 2015 - 2025 phát triển BHXH TN, số lượng cán bộ
từ 2015 - 2020 sẽ tăng chậm hơn tới 2025, trong giai đoạn này chủ yếu đào
tạo cán bộ và mở rộng các khu vực dễ tiếp cận với BHXH. Giai đoạn 2020 2025 BHXH TN được triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh.
Bảng 5.4. Đề xuất quy hoạch cán bộ, viên chức phụ trách bảo hiểm xã hội
tự nguyện giai đoạn 2015 - 2025
Đơn vị tính: Người
TT
1

Nội dung
Cán bộ thu BHXH

2013
39

2020
50

2025
66

2

Cán bộ thu BHXH tự nguyện


14

25

46

3

Tổng số cán bộ BH
Đại lý thu BHXH tự nguyện

53
134

75
140

112
160

5.2.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phụ trách bảo hiểm xã hội tự nguyện
Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng; Gắn lý
luận với thực tiễn, kết hợp chặt chẽ giữa học với hành trong các nghiệp vụ
BHXH; Tăng cường sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo với BHXH tỉnh; Cán bộ làm
công tác tuyên truyền BHXH TN cần linh hoạt hơn tiếp tục học tập, đổi mới
tác phong làm việc, phục vụ.
5.2.2.3. Tổ chức dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trường hợp 1. mở tài khoản giao dịch ở xã để người tham gia nộp
tiền trực tiếp vào ngân hàng, xuất trình giấy nộp tiền với đại lý hoặc cơ
quan BHXH huyện, thành phố để ghi nhận khoản đóng góp vào sổ BHXH

TN của mình.
Trường hợp 2. Trường hợp hệ thống ngân hàng chưa phát triển đến
từng xã nhất là các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa thì cán bộ chuyên trách
BHXH TN ở xã, đại lý (nếu có) hoặc cơ quan BHXH cấp huyện thực hiện thu
tiền mặt và ghi phiếu thu tiền của cơ quan BHXH tỉnh phát hành.
5.2.3. Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực
hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện
Một là: kiểm tra, rà soát lại tất các phần mềm nghiệp vụ đã được phân
cấp triển khai tại các đơn vị của BHXH tỉnh và các đơn vị sử dụng lao động,
tổng hợp những tồn tại, vướng mắc để kiến nghị BHXH Việt Nam nghiên cứu
20


bổ sung, chỉnh sửa. Tập trung triển khai phần mềm thống kê chi phí khám
chữa bệnh tới BHXH các huyện, thị, thành phố tổng hợp dữ liệu cơ sở khám
chữa bệnh tập trung về tỉnh.
Hai là: tăng cường công tác quản lý, sử dụng thiết bị CNTT trong
toàn hệ thống, lập hồ sơ chi tiết thiết bị CNTT từ văn phòng tới BHXH các
huyện, thành phố để có cơ sở theo dõi, quản lý chặt chẽ và hiệu quả theo quy
định của ngành.
Ba là: củng cố và duy trì tốt việc quản trị mạng trong toàn hệ thống, tổ
chức vận hành hệ thống mạng Lan ổn định, thực hiện nghiêm công tác bảo
mật và an toàn cơ sở dữ liệu, thực hiện lưu trữ định kỳ bảo đảm an toàn, thuận
lợi cho việc tổng hợp, tra cứu, chia sẻ, khai thác thông tin.
Bốn là: quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức,
kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT trong công việc hàng ngày đối với cán
bộ, công chức; coi đào tạo con người là nhân tố quyết định sự thành bại của
việc ứng dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ của ngành.
5.2.4. Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chính sách
bảo hiểm xã hội tự nguyện

Yếu tố truyền thông một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến ý định
tham gia BHXH TN của NLĐ đặc biệt là ở vùng nông thôn. Truyền thông rất
đa dạng có thể từ các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, ti vi,…
- Thay đổi nội dung tuyên truyền về bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Phát triển truyền thông về bảo hiểm xã hội tự nguyện qua các phương
tiện thông tin đại chúng.
- Phát triển truyền thông liên cá nhân.
- Phát triển truyền thông nhóm.
- Về phương pháp truyền thông.
5.2.5. Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn quỹ bảo hiểm
xã hội tự nguyện
Thứ nhất: mua tín phiếu, trái phiếu của Nhà nước, các ngân hàng thương
mại Nhà nước phát hành;
Thứ hai: cho Chính phủ vay để thực hiện các chương trình hỗ trợ việc
làm, xóa đói giảm nghèo…
Thứ ba: cán bộ thu – chi chính sách BHXH TN cần phải thực hiện tốt
nguyên tắc tổ chức quản lý điều hành quỹ BHXH TN độc lập thống nhất
trong phạm vi toàn tỉnh từ cấp tỉnh đến cấp huyện trực thuộc.

21


Thứ tư: việc hoàn thiện cơ chế tạo và sử dụng quỹ BHXH TN phải trên
cơ sở thực trạng phát triển KT-XH và cơ chế quản lý KT-XH của Vĩnh Phúc.
5.2.6. Giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, ổn định an sinh xã hội tỉnh
Tạo việc làm, ổn định thu nhập đối với người lao động đặc biệt là lao
động thu nhập thấp, giúp họ tăng thu nhập để có tích lũy.

PHẦN 6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN

1) Luận án đã góp phần bổ sung và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và
thực tiễn liên quan đến BHXH, phát triển BHXH TN đối với NLĐ như sau:
Luận án đã nêu ra một số khái niệm về bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm xã hội tự nguyện và các vấn đề liên quan. Trong luận án đã nêu và làm
rõ được vai trò, bản chất, đặc điểm và nguyên tắc của bảo hiểm xã hội tự
nguyện. Trên cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn về phát triển bảo hiểm xã hội
tự nguyện và một số kinh nghiệm phát triển BHXH TN đối với người lao
động ở một số nước trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho phát
triển BHXH tự nguyện ở Việt Nam.
2) Đánh giá thực trạng phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện ở tỉnh Vĩnh
Phúc và xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
BHXHTN cho thấy: Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu sự phát triển của
chính sách BHXH TN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thì số lượng người tham
gia BHXH TN có xu hướng tăng lên qua các năm nhưng vẫn ở mức thấp so
với tổng số người tham gia BHXH. Phần lớn những NLĐ tham gia BHXH tự
nguyện lựa chọn mức đóng bảo hiểm với mức thấp nhất (mức 0 tương đương
với 230 nghìn đồng/tháng). Mong muốn tham gia BHXH TN của NLĐ là rất
lớn (hơn 81,4%) những NLĐ ở những hộ gia đình có mức thu nhập trung
bình có nhu cầu tham gia cao hơn so với những NLĐ ở các hộ gia đình có
mức thu nhập thấp. Về đối tượng đã tham gia BHXH TN đa số là những
người có thu nhập thấp và thiếu ổn định, trình độ học vấn không cao, nhận
thực về chính sách BHXH TN còn hạn chế, công tác tuyên truyền còn chưa
trọng tâm, chưa quan tâm nhiều đến cung cấp thông tin cho vùng sâu, vùng xa
và những vùng khó khăn. Do đó số lượng lao động tham gia chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Lao động cư trú ở khu vực thành thị có
hiểu biết về BHXH tự nguyện cao hơn và có số lượng người tham gia nhiều
hơn khu vực nông thôn.

22



3) Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển BHXH tự nguyện: Qua kết quả
nghiên cứu, phân tích và đánh giá về phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy: Phát triển BHXH tự nguyện bị ảnh hưởng do yếu tố
cơ chế chính sách, thông tin tuyên truyền, dịch vụ của cơ quan BHXH và
nhóm yếu tố từ bản thân người lao động.
4) Các giải pháp phát triển BHXH tự nguyện đối với NLĐ: bao gồm 6
nhóm giải pháp (1) Hoàn thiện hệ thống pháp luật, sửa đổi cơ chế chính sách
BHXH TN cho phù hợp với tình hình thực tế như quy định đối tượng tham
gia, mức đóng phí, điều kiện và mức hưởng chế độ, giải quyết chế độ chính
sách…(2) Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ chuyên trách, tổ
chức dịch vụ BHXH TN, cải thiện chất lượng dịch vụ BHXH nhằm nâng cao
trách nhiệm phục vụ nhân dân. Hàng năm có các cuộc thăm dò ý kiến của
những người dân về công tác quản lý, thái độ phục vụ hay chế độ BHXH TN.
(3) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động mọi người dân
hiểu rõ hơn về chính sách BHXH TN để từ đó thu hút đối tượng NLĐ tham
gia chính sách BHXH TN nhằm ổn định cuộc sống của họ khi về già, hết tuổi
lao động. (4) Phát triển công nghệ thông tin trong quản lý và thực hiện chính
sách nhằm quản lý khoa học về hồ sơ đối tượng tham gia BHXH TN cũng
như cập nhật kịp thời các chích sách mới tiếp nhận thông tin chỉ đạo từ cơ
quan các cấp. (5) Tăng cường công tác quản lý nguồn vốn quỹ BHXH TN với
mục tiêu kịp thời chi trả chế độ cho NLĐ, cũng như tạo niềm tin cho mọi đối
tượng. (6) Giải pháp phát triển KT-XH, ổn định ASXH ở tỉnh Vĩnh Phúc
nhằm tạo điều kiện cho NLĐ có việc làm, được hỗ trợ đào tạo tay nghề cũng
như giúp NLĐ có việc làm tạo ra thu nhập ổn định của người dân lao động.
6.2. KHUYẾN NGHỊ
1) Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan
- Hoàn thiện và không ngừng sửa đổi bổ sung Luật BHXH phù hợp
với nguyện vọng và khả năng của các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
- Chính phủ cần có sự quan tâm hỗ trợ cụ thể đối với NLĐ tham gia

BHXH. Có cơ chế trích chi khuyến khích cho công tác thu, chi BHXH tự nguyện.
2) Đối với các tổ chức chính trị - xã hội
- Các hoạt động đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh,... huy động mạng lưới cơ sở để tuyên
truyền vận động hội viên của mình tích cực tham gia BHXH tự nguyện.

23


×