Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề thi học kì 2 môn toán 9 quận 9 thành phố hồ chí minh năm học 2017 2018 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.51 KB, 3 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
QUẬN 9
Năm học: 2017 – 2018
Môn: TOÁN – Lớp 9 – Thời gian: 90 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Không kể thời gian giao đề)
(Đề kiểm tra có 1 trang)

Bài 1: (1,5đ) Giải các phương trình:
a) x(2x – 3) + 1 = 4(x – 1)
b) x2(x2 – 2) = 3(x2 + 12)
Bài 2: (1đ) Một khu vườn hình chữ nhật có chu vi 50 m, biết 3 lần chiều dài hơn 2
lần chiều rộng là 25 m. Tính diện tích của vườn.
Bài 3: (2đ) Cho phương trình: x2 – (m – 2)x + m – 3 = 0 (x là ẩn số) (1)
a) Chứng tỏ phương trình (1) luôn có nghiệm với mọi m.
b) Gọi x1; x2 là hai nghiệm của phương trình (1).
Định m để x12 + x 22 + 5x1x 2 = −3 .
Bài 4: (1,5đ) Cho hàm số y =

x2
có đồ thị là (P)
2

1
x + 1 có đồ thị là (D)
2
a) Vẽ đồ thị (P) và (D) trên cùng hệ trục tọa độ.
b) Tìm tọa độ giao điểm của (P) và (D) bằng phép tính.
và hàm số y =


Bài 5: (3đ) Từ điểm A ngoài đường đường tròn (O; R), dựng hai tiếp tuyến AB, AC
và cát tuyến AMN (B, C là tiếp điểm, tia AN nằm giữa hai tia AB và AO, M nằm
giữa A và N). Gọi H là giao điểm AO và BC.
(1đ)
a) Chứng minh: AO ⊥ BC và tứ giác ABOC nội tiếp.
b) Chứng minh: AM.AN = AH.AO
(1đ)
c) Đoạn thẳng AO cắt đường tròn (O; R) tại I. Chứng minh: MI là tia phân
(1đ)
giác của góc AMH
Bài 6: (1đ)
a) Tính lượng nước tinh khiết cần thêm vào 200 gam dung dịch nước muối
nồng độ 15% để được dung dịch nước muối có nồng độ 10%.
m
Cho biết C% = ct .100% (trong đó C% là nồng độ phần trăm, mct là khối lượng
m dd
chất tan, mdd là khối lượng dung dịch).
b) Bác An gửi một số tiền vào ngân hàng với lãi suất 7% và kỳ hạn là 1 năm.
Sau một năm bác An tới ngân hàng rút cả vốn và lãi được 107.000.000 đồng. Hỏi
lúc đầu bác An đã gửi vào ngân hàng bao nhiêu tiền?

---- Hết ----


HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2017 – 2018
Môn: TOÁN – Lớp 9
Bài1: (1,5đ) Giải phương trình:
a) x(2x – 3) + 1 = 4(x – 1) ⇔ 2x2 – 7x + 5 = 0
Ta có a + b + c = 0 hoặc tính được ∆ = 9
c 5

x1 = 1; x 2 = =
a 2
b) x2(x2 – 2) = 3(x2 + 12) ⇔ x4 – 5 x2 – 36 = 0 Đặt t = x2 (t ≥ 0)
Phương trình trở thành: t2 – 5t – 36 = 0
Tính ∆ = 169
t1 = 9 (nhận); t 2 = − 4 (lọai)
t=9 ⇔x =9⇔x=± 9 =± 3
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm x1 = 3 ; x2 = – 3
Bài 2: Nửa chu vi khu vườn: 50 m: 2 = 25 m
Gọi x là chiều dài, y là chiều rộng (x > y > 0)
Theo đề bài ta có hệ phương trình
2

0,25
0,5
0,25

0,25
0,25

 x + y = 25
3x + 3y = 75
 x = 15
⇔
⇔ ... ⇔ 

3x − 2y = 25
3x − 2y = 25
 y = 10


Chiều dài là 15 m; chiều rộng là 10 m
Diện tích khu vườn là: 15.10 = 150 m2
Bài 3: (2đ) Cho phương trình: x2 – (m – 2)x + m – 3 = 0 (x là ẩn số) (1)
a) Tính ∆ = …= (m – 4)2 ≥ 0 với mọi m
vậy phương trình luôn có nghiệm với mọi m
b) Định m để x12 + x 22 + 5x1x 2 = −3 .
Theo hệ thức Viete ta có S = x1 + x2 = m – 2
P = x1.x2 = m – 3
2
2
2
Ta có x1 + x 2 + 5x1 x 2 = −3 ⇔ ( x1 + x 2 ) + 3x1 x 2 + 3 = 0

0,5
0,25
0,25
0,25
0,25

⇔ (m − 2) 2 + 3(m − 3) + 3 = 0 ⇔ ... ⇔ m 2 − m − 2 = 0

Có a – b + c = 0 nên m1 = –1 và m2 = 2
Vậy m = – 1 hoặc m2 = 2 thì x12 + x 22 + 5x1x 2 = −3
Bài 4: (1,5đ)
a) Vẽ đồ thị (P) và (D)
Bảng giá trị của (P) và (D)
Vẽ (P) và (D) đúng
b) Tọa độ giao điểm của (P) và (D) là nghiệm của hệ PT

x2

y
=

x2 1
2
= x +1
⇒ Phương trình hoành độ giao điểm:

2 2
y = 1 x + 1

2
⇔ ... ⇔ x 2 − x − 2 = 0 có a – b + c = 0 ⇒ x1 = – 1 và x2 = 2
1
1
x=–1 ⇒ y=
⇒ (– 1; )
2
2

x = 2 ⇒ y = 2 ⇒ (2; 2)

0,25
0,25

0,25x2
0,25x2

0,25
0,25


1
Vậy (P) và (D) cắt nhau tại (– 1; ) và (2; 2)
2

Bài 5: (3đ)
a) Chứng minh AO ⊥ BC và tứ giác ABOC nội tiếp
có AB = AC (t/c 2 tiếp tuyến cắt nhau) và OB = OC (bk)
⇒ AO là đường trung trực của BC ⇒ AO ⊥ BC
Tứ giác ABOC có ABO + ACO = 1800 (AB, AC là tiếp tuyến)
⇒ Tứ giác ABOC nội tiếp (tổng 2 góc đối = 1800)

0,25
0,25
0,25
0,25


b) Chứng minh: AM.AN = AH.AO
2
chứng minh được ∆ ABM
∆ ANB (gg) ⇒ ... ⇒ AB = AM.AN
2
chứng minh được AB = AH.AO (hệ thức lượng)
⇒ AM.AN = AH.AO (= AB2)
c) Chứng minh: MI là tia phân giác của góc AMH
Chứng minh được tứ giác MHON nội tiếp (góc ngoài = góc đối trong)
⇒ AMH = ION (góc ngoài = góc đối trong)
Tứ giác MICN nội tiếp (4 đỉnh thuộc đ/tròn (O))
⇒ AMI = ICN (góc ngoài = góc đối trong)

Mà ION = 2ICN (góc nội tiếp và góc ở tâm cùng chắn cung IN)
⇒ AMH = 2AMI ⇒ MI là tia phân giác của góc AMH
Bài 6: (1đ)
a) Lượng muối có trong dung dịch
Ta có C% =

mct
C%.mdd 15%.200
=
= 30 gam
.100% ⇒ mct =
100%
100%
m dd

0,5
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25x2

0,25

Khối lượng dung dịch 10%:
C% =

mct
m .100% 30.100%

=
= 300 gam
.100% ⇒ mdd = ct
C%
10%
m dd

Lượng nước tinh khiết cần thêm vào: 300 – 200 = 100 gam
b) Gọi x là số tiền Bác An gửi vào ngân hàng lúc đầu (x > 0)
Sau một năm số tiền bác An có là
x + x.7% = 107.000.000 ⇔ ... ⇔ x = 100.000.000 đồng
Vậy lúc đầu Bác An gửi vào ngân hàng 100.000.000 đồng

0,25

0,5

Học sinh có cách giải khác chính xác giáo viên cho trọn điểm

B
N
M

A

I

H

C


O



×