SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỒNG NGỰ 2
Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP
SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRONG NHÀ LƯỚI
THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP
Học sinh thực hiện:
TRẦN THỊ KIM THOA
Trình độ lớp 10
1. Lí do thực hiện kế hoạch
•
An toàn thực phẩm là một trong
những vấn đề cơ bản đóng vai trò
rất quan trọng trong việc cải thiện
sức khỏe của người tiêu dùng,
nâng cao chất lượng sống cũng
như góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
1. Lí do thực hiện kế hoạch
•
Tuy nhiên, trong thời gian qua, tình
trạng nông dân sản xuất rau màu vô
tư sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật (BVTV) đã ảnh hưởng đến
môi trường và sức khỏe người tiêu
dùng. Vì vậy cần phải có chiến lược
phát triển mô hình trồng rau theo
hướng an toàn, bảo vệ môi trường và
sức khỏe con người.
Rau màu bị nhiễm hóa chất và thuốc BVTV
Cách phân biệt rau củ sạch
Tình trạng ngộ độc thực phẩm
-Xuất
Xã Phú
Thuận
A
–
Huyện
Hồng
Ngự
Tỉnh
phát từ thực tế sản xuất của địa phương,
Đồng
Tháp
là
một
xã
vùng
nông
thôn,
có
em đã lập kế hoạch thực hiện ý tưởng khởi
điều
kiện
tự
nhiên
thuận
lợi
cho
phát
triển
nghiệp: “Sản xuất rau an toàn trồng trong
cây
rau
màu.
Tuy
nhiên
chất
lượng
rau
của
nhà lưới theo tiêu chuẩn VietGAP”.
người dân sản xuất còn hạn chế, đặc biệt mức
độ an toàn chưa cao do rau vẫn còn dư lượng
thuốc BVTV vượt quá ngưỡng cho phép.
Nguyên nhân chủ yếu là quy trình sản xuất
rau chưa tuân theo những quy định nghiêm
ngặt về an toàn.
2. Mục đích thực hiện
- Cung cấp nguồn rau sạch và chất
lượng cho người tiêu dùng.
- Tạo ra sản phẩm rau an toàn theo tiêu
chuẩn VietGAP.
- Phát triển sản xuất rau an toàn theo
tiêu chuẩn VietGAP
- Tìm ra thị trường tiêu thụ sản phẩm.
3. Kế hoạch sản xuất rau an toàn
3.1. Quy hoạch diện tích đất sản xuất
- Sử dụng 1000 - 2000m2 đất canh tác. Quy
hoạch vùng đất canh tác thuận lợi về giao thông
và hệ thống điện cho việc tưới tiêu.
- Dựng mô hình nhà kính diện tích 200m2
(10mx20m) gồm: Trụ bê tông, dây chì, lưới cước,
lưới thép bao quanh và hệ thống ống nước phun
sương tự động. Thời gian sử dụng nhà lưới là
khoảng 10 năm, riêng lưới cước bao bọc bên
ngoài để che chắn côn trùng thì từ 2-3 năm sẽ thay
mới một lần.
Mô hình trồng rau trong nhà lưới
Hệ thống - Thiết bị đi kèm nhà
kính
• Hệ thống quạt đối lưu, thông gió bên
trong và ngoài
• Hệ thống lưới cắt nắng tự động
• Hệ thống phun sương làm mát nhà kính.
• Hệ thống tưới nước tự động
• Hệ thống điều khiển tự động
• Hệ thống kiểm soát: nhiệt độ, độ ẩm ,
không khí, …
3.2. Khâu chọn giống
- Liên kết với nhà cung ứng giống có chất
lượng và nâng suất cao.
- Giống có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan
nhà nước cấp phép sản xuất.
- Giống tự sản xuất có hồ sơ ghi lại đầy đủ các
biện pháp xử lý hạt giống, xử lý cây con, thời
gian, mục đích xử lý.
- Nguồn giống sử dụng phải là các giống rau
có chất lượng cao, áp dụng công thức luân
canh cây trồng hợp lý.
- Giống thường sử dụng gồm nhiều loại như
rau ăn lá; rau củ, quả; rau mầm; dưa lưới…,
mỗi loại đều được trồng theo lô và đánh số
thứ tự để tiện theo dõi, chăm sóc.
Cây cải xà lách
Cải mầm
Dưa leo
Cải xanh
Cà chua
3.3. Hệ thống nước tưới.
- Sử dụng nguồn nước đạt tiêu chuẩn hiện hành
của Việt Nam.
- Xây dựng hệ thống xử lý nước tại chỗ đạt yêu
cầu về chất lượng nước sạch và được kiểm tra
đạt tiêu chuẩn. Cung cấp đủ lượng nước tưới
cây hằng ngày.
- Xây dựng hệ thống tưới tự động thông qua
các thiết bị điều khiển tưới thông minh. Việc
điều khiển hệ thống tưới tự động mang lại rất
nhiều lợi ích như:
• Tiết kiệm nước tưới tối đa nhờ tính toán lượng
nước cần cho sự phát triển của cây.
• Tăng giá trị cho nhà kính, mang nông nghiệp công
nghệ cao đến gần hơn với mọi người.
• Tiết kiệm thời gian và công sức. Hệ thống điều
khiển tưới tự động sẽ thay con người chăm sóc
cho nhà kính, để chúng ta có nhiều thời gian cho
việc khác.
• Tiết kiệm chi phí nhân công cho việc điều khiển và
tưới bằng phương pháp thủ công.
• Hệ thống điều khiển tưới được đầu tư có tuổi thọ
lâu dài.
Hệ thống phun mưa
Hệ thống phun sương
3.4. Cách sử dụng phân bón
- Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh
mục cho phép dùng trong sản xuất.
- Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý.
Trong trường hợp phân hữu cơ được xử lý tại
chỗ, phải ghi lại thời gian và phương pháp xử
lý. Trường hợp không tự sản xuất phân hữu
cơ, phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ
chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số
lượng, chủng loại, phương pháp xử lý.
- Lưu giữ hồ sơ phân bón và chất phụ gia khi
mua (ghi rõ nguồn gốc, tên sản phẩm, thời
gian và số lượng mua). Lưu giữ hồ sơ khi sử
dụng phân bón và chất phụ gia (ghi rõ thời
gian bón, tên phân bón, địa điểm, liều lượng,
phương pháp bón phân và tên người bón).
- Từng vụ luôn có những đợt đánh giá nguy
cơ ô nhiễm hoá học, sinh học và vật lý do sử
dụng phân bón và áp dụng các biện pháp
nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm lên rau,
quả nếu xác định có nguy cơ ô nhiễm.
3.5. Cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Sử dụng thuốc BVTV đặc biệt đối với các
loại thuốc sinh học, thuốc thế hệ mới ít độc
phân giải nhanh.
- Lựa chọn các loại thuốc BVTV và chất điều
hòa sinh trưởng cho phù hợp với môi trường
sản xuất và cây trồng.
- Áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh
tổng hợp, quản lý cây trồng tổng hợp nhằm
hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV.
- Chọn và mua thuốc BVTV có nguồn gốc rõ ràng,
được cấp phép và phù hợp với yêu cầu sử dụng.
- Sử dụng hoá chất đúng theo sự hướng dẫn ghi
trên nhãn hàng hoá hoặc hướng dẫn của cơ quan
có thẩm quyền nhằm đảm bảo an toàn cho vùng
sản xuất và sản phẩm.
- Thời gian cách ly sẽ đảm bảo theo đúng hướng
dẫn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa.
- Các hỗn hợp hoá chất và thuốc BVTV dùng
không hết sẽ được xử lý đảm bảo không làm ô
nhiễm môi trường.
- Các hóa chất đã được sử dụng cho từng vụ, từng
lô đất sẽ được ghi chép rõ ràng và cụ thể (tên hoá
chất, lý do, thời gian, liều lượng, phương pháp,
thời gian cách ly và tên người sử dụng).
- Hồ sơ các hóa chất khi mua và sử dụng sẽ được
lưu giữ (tên hóa chất, người bán, thời gian mua, số
lượng, hạn sử dụng, ngày sản xuất, ngày sử dụng).
- Dừng ngay việc thu hoạch, mua bán sản phẩm,
xác định nguyên nhân ô nhiễm và áp dụng các
biện pháp ngăn chặn giảm thiểu ô nhiễm nếu phát
hiện dư lượng hoá chất trong rau quả vượt quá
mức tối đa cho phép.
3.7. Quy trình thu hái, đóng gói, bảo quản
- Sản phẩm sau khi thu hoạch sẽ không được để
tiếp xúc trực tiếp với đất và hạn chế để qua đêm.
- Thiết bị, thùng chứa tiếp xúc trực tiếp với rau,
quả phải được đảm bảo chắc chắn; vệ sinh sạch
sẽ và được làm từ các nguyên liệu không gây ô
nhiễm lên sản phẩm.
- Thùng đựng phế thải, thuốc BVTV và các chất
nguy hiểm khác sẽ được đánh dấu rõ ràng và
không dùng chung để đựng sản phẩm.
- Thiết bị, thùng chứa rau, quả thu hoạch và vật
liệu đóng gói phải cất giữ riêng biệt, cách ly với
kho chứa hóa chất, phân bón và có các biện pháp
hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm.
- Đề ra các biện pháp ngăn chặn các sinh vật lây
nhiễm vào các khu vực sơ chế, đóng gói và bảo
quản cũng như biện pháp quản lý chất thải, nước
thải phát sinh từ hoạt động sản xuất và bảo quản
sản phẩm.
- Chỉ sử dụng các loại hoá chất, chế phẩm, màng
sáp cho phép trong quá trình xử lý sau thu hoạch.
4. Nguồn vốn cần để đầu tư cho sản
xuất rau an toàn.
- Để thực hiện được mô hình trồng rau trong
nhà lưới với diện tích từ 1000-2000m 2 thì
chi phí đầu tư khoảng 2 - 2,5 tỷ đồng.
- Cần có nguồn hỗ trợ vốn đầu tư cơ sở hạ
tầng, đất đai, thuế, tín dụng, chính sách
thương mại tạo thị trường...
- Cần có chính cho vay hỗ trợ cho thanh
niên khởi nghiệp.
5. Thị trường tiêu thụ rau an toàn
5.1. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ rau an toàn
- Thành lập các cửa hàng bán rau, có chính sách hỗ
trợ để đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất mở rộng
quy mô kinh doanh và làm nòng cốt mẫu mực cho
các cửa hàng rau an toàn tiếp theo.
- Khảo sát, lựa chọn, quy hoạch các cửa hàng, các
siêu thị để có kế hoạch đầu tư nâng cấp trang thiết
bị phục vụ các bước mở rộng mạng lưới kinh
doanh rau an toàn theo VietGAP. Nghiên cứu các
cửa hàng rau tại các khu dân cư tập trung, đặc biệt
quan tâm đến các khu đô thị sẽ hình thành.