Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học yên xá thanh trì hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.1 KB, 20 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục Tiểu học có một vị trí
đặc biệt quan trọng, bởi đây là bậc học “nền móng” để xây dựng một
“ngôi nhà mới - con người mới”. Đối tượng của bậc học này là trẻ em
chập chững, mới cắp sách đến trường để học những lễ nghi, ứng xử ở
nhà trường, gia đình và xã hội; những kiến thức văn hoá và khoa học cơ
bản đầu tiên. Hoạt động dạy học ở trường tiểu học có ý nghĩa rất quan
trọng với người học ở bậc học hiện tại mà còn cả các cấp học sau. Trong
bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, nhiều mô hình, phương pháp dạy
học mới đã và đang được áp dụng tại các nhà trường tiểu học. Điều này
không những tạo ra những điểm thay đổi tích cực trong chất lượng giáo
dục ở trường tiểu học mà còn đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản
lý giáo dục nói chung và công tác quản lý hoạt động dạy học nói riêng.
Trường Tiểu học Yên Xá – Thanh Trì được thành lập năm 2011, qua
hơn 5 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã đạt được được nhiều
thành tích đáng ghi nhận trong công tác giáo dục. Công tác quản lý giáo
dục đặc biệt là quản lý hoạt động dạy học ngày càng phát huy hiệu quả,
góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục ở nhà trường. Tuy
nhiên, công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học Yên Xá
còn nhiều vấn đề bất cập và bộc lộ những nhược điểm trong quá trình
quản lý hoạt động dạy học từ cán bộ quản lý cho tới các giáo viên của
nhà trường, cần thiết phải tổ chức nghiên cứu nhằm tìm kiếm các biện
pháp hiệu quả để quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học Yên Xá
có hiệu quả hơn nữa. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài Quản lý hoạt


2


động dạy học ở trường Tiểu học Yên Xá – Thanh Trì – Hà Nội được
tác giá lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ ngành Quản lí Giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động dạy học Trường
Tiểu học và thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở Trường Tiểu học
Yên Xá – Thanh Trì - Hà Nội, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt
động dạy học ở Trường Tiểu học Yên Xá nhằm nâng cao hiệu quả dạy
học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học ở trường Tiểu học
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học trường Tiểu học
Yên Xá – Thanh Trì - Hà Nội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định, tìm hiểu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở
trường Tiểu học.
- Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu
học Yên Xá – Thanh Trì – Hà Nội.
- Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học
Yên Xá – Thanh Trì – Hà Nội.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dụng: Nghiên cứu khung lý luận về Quản lý hoạt động dạy
học trường Tiểu học, thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường
Tiểu học Yên Xá và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở
trường Tiểu học Yên Xá.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học
ở trường Tiểu học Yên Xá từ năm học 2011-2012 đến nay.


3


- Phạm vi không gian: Trường Tiểu học Yên Xá– Thanh Trì – Hà
Nội.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động dạy học phù hợp
với thực tiễn và áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp thì sẽ nâng cao
được hiệu quả dạy học ở Trường Tiểu học Yên Xá – Thanh Trì – Hà
Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.3. Phương pháp thống kê toán học
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận - khuyến nghị, tài liệu tham khảo và
phụ lục nội dung chính của luận văn được cấu trúc như sau:
Chương 1. Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu
học.
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học Yên
Xá – Thanh Trì – Hà Nội.
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học Yên
Xá – Thanh Trì – Hà Nội.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Việc quản lý hoạt động dạy học là một vấn đề bức xúc mới chỉ được
nghiên cứu ở những cấp độ hẹp và vẫn được tiếp tục nghiên cứu nhằm

đưa ra những bức tranh tổng thể cho việc quản lý chất lượng dạy học.
Ngoài ra còn có một số giáo trình của Trường đại học Sư phạm Hà
Nội, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, Học viện Quản lý giáo
dục và đã trình bày những vấn đề cơ bản của quản lý hoạt động dạy học.
Trong các luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục cũng đã có
một số tác giả viết về đề tài biện pháp quản lí hoạt động dạy học của
Hiệu trưởng các trường THPT công lập huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình
của Lê Văn Tú; biện pháp quản lí của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy
học ở các trường THPT huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương của Trần
Khoa......Các công trình nghiên cứu, các luận văn thạc sĩ chủ yếu nghiên
cứu về mặt lí luận ở mức vĩ mô, mang tính định hướng, chỉ đạo, chưa đề
cập nhiều đến việc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở từng trường
THPT... Chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy
học ở trường tiểu học.
Vì vậy, nghiên cứu hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng
dạy học ở trường Tiểu học Yên Xá - Thanh Trì - Hà Nội là vấn đề rất
đáng được quan tâm nghiên cứu.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích của chủ thể
quan lý đến đối tượng quan lý nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra.


5

1.2.2. Chức năng cơ bản của quản lý
1.2.3. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế
hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể GV và HS, đến
những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường làm cho quá trình

này hoạt động để đạt những mục tiêu dự định, nhằm điều hành phối hợp
các lực lượng xã hội thúc đẩy mạnh mẽ công tác giáo dục thế hệ trẻ,
theo yêu cầu phát triển xã hội.
1.2.4. Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là các tác động có định hướng, có kế hoạch của
chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu giáo
dục của nhà trường.
1.1.5. Hoạt động dạy học
Dạy học là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học
nhằm giúp cho người học lĩnh hội những tri thức khoa học, kỹ năng hoạt
động nhận thức và thực tiễn, phát triển các năng lực hoạt động sáng
tạo, trên cơ sở đó hình thành thế giới quan và các phẩm chất nhân cách
của người học theo mục đích giáo dục.
1.1.6. Quản lý hoạt động dạy học
1.2. Hoạt động dạy học ở trường tiểu học
1.2.1. Cấp tiểu học trong hệ thống giáo dục Quốc dân
1.2.2. Mục tiêu của giáo dục tiểu học
1.2.3. Nội dung giáo dục tiểu học
1.2.4. Nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường tiểu học
1.2.5. Yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học
1.2.6. Đặc điểm, yêu cầu quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học
1.3. Nội dung quản lý hoạt động dạy học tiểu học
1.3.1. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên


6

1.3.2. Quản lý hoạt động học của học sinh
1.3.3. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học ở trường tiểu học

1.4.1. Các yếu tố chủ quan
1.4.2. Các yếu tố khách quan
Tiểu kết chương 1
Trong chương này, tác giả đã trình bày hệ thống các khái niệm cơ
bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu: Quản lý, quản lý nhà trường, dạy
học, hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học,tác giả đã hiểu rõ
hơn về vấn đề nghiên cứu. Từ việc nghiên cứu lý luận, tác giả rút ra một
số điểm quan trọng sau:
Quản lý hoạt động dạy học là một vấn đề rất quan trọng của nền
giáo dục tiến bộ. Do đó, đổi mới quản lý hoạt động dạy học là một bước
đột phá trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục, góp phần đổi
mới giáo dục.
Có nhiều cách tiếp cận quản lý hoạt động dạy học. Trong luận văn
này, tác giả tiếp cận quản lý hoạt động dạy học theo nội dung quản lý.
Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học được
trình bày trong Chương 1 sẽ là căn cứ để tiến hành nghiên cứu thực
trạng và đề xuất biện pháp quản lý trong các chương sau.


7

Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN XÁ – THANH TRÌ – HÀ NỘI
2.1. Khái quát về tình hình địa phương và nhà trường
2.1.1. Tình hình địa phương
2.1.2. Tình hình nhà trường
2.2. Sơ lược về hoạt động khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

2.2.2. Đối tượng khảo sát
2.2.3. Nội dung khảo sát
2.2.4. Phương pháp và công cụ khảo sát
2.3. Thực trạng hoạt động dạy học ở trường Tiểu học Yên Xá
2.3.1. Thực trạng hoạt động giảng dạy của giáo viên
Bảng 2.1. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng hoạt động
dạy học của giáo viên
TT

1
2
3
4

5

Mức độ thực hiện
% Trun %
%
Nội dung
Chư
Tốt
g
a tôt
bình
GV triển khai giảng dạy theo đúng 68 88,3
7
9,1
2
2,6

lịch trình
GV sử dụng công nghệ thông tin 41 53,3 10
13 26 33,7
trong giảng dạy
GV sử dụng giáo trình điện tử trong 39 50,6
9 11,6 29 37,8
giảng dạy
GV yêu cầu HS sử dụng Internet 40 52
8 10,4 29 37,8
trong học tập
Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của GV 58 75,4 13 16,9 6
7,7
trình bày trên lớp (nói, diễn đạt...)
rõ ràng (có âm điệu đủ lớn để HS
nghe, tốc độ vừa phải)


8

TT

6
7

8

9

10


11
12

13

14
15
16

17

18

Mức độ thực hiện
% Trun %
%
Nội dung
Chư
Tốt
g
a tôt
bình
Trình tự sắp xếp nội dung bài 53 68,9 11 14,3 13 16,9
giảng của GV theo đúng giáo trình
GV giảng bài phù hợp với trình độ 59 76,7 12 15,6 6
7,8
chung của HS trong lớp
GV áp dụng nhiều biện pháp để các 50 65
10
13 17 22,1

nhóm đối tượng HS có trình độ
khác nhau trong lớp đều hiểu bài
GV đưa kiến thức thực tế vào bài 42 54,6
9 11,7 26 33,8
giảng
Nội dung bài giảng của GV giúp 55 71,5 12 15,6 10 13
HS giải quyết tốt những vấn đề
trong thực hành và bài tập
Bài giảng của GV trang bị cho HS 52 67,6 10
13 15 19,5
tri thức, kĩ năng và thái độ
Thầy cô có khả năng bao quát và 63 81,9
9 11,7 5
6,5
kiểm soát lớp tốt
GV có nhiều biện pháp nhằm duy 62 80,6
8 10,4 7
9,1
trì sự chú ý của HS trong suốt giờ
lên lớp
GV tìm hiểu những khó khăn trong 45 58,5 11 14,3 21 27,3
học tập của HS
GV lôi cuốn HS tham gia vào quá 65 84,5
8 10,4 4
5,2
trình học tập trên lớp
GV khuyến khích HS đặt câu hỏi 47 61,1 11 14,3 19 24,7
trên lớp
GV khuyến khích HS trình bày ý 49 63,7 10
13 18 23,4

kiến và nhận xét ý kiến của bạn
trong giờ học
GV tạo niềm tin cho HS về khả 57 74,1 13 16,9 7
9,1
năng học tập của mình


9

TT

19

20
21
22
23

24

25

26

27

28
29

Mức độ thực hiện

% Trun %
%
Nội dung
Chư
Tốt
g
a tôt
bình
GV tạo cơ hội để HS có điều kiện 48 62,4 11 14,3 18 23,4
phát huy tính sáng tạo
GV tạo cơ hội để HS chủ động 56 72,8 13 16,9 8 10,4
tham gia giải quyết những tình
huống có vấn đề trong bài học
GV đọc bài giảng cho HS chép
38 49,4
7
9,1 32 41,6
GV hướng dẫn kĩ năng trình bày 46 59,8 11 14,3 20 26
trước lớp cho HS
GV hướng dẫn kĩ năng làm việc 44 57,2 11 14,3 22 28,6
theo nhóm cho HS
GV hướng dẫn HS biết cách khai 43 55,9
9 11,7 25 32,5
thác các nguồn tài liệu khác nhau
trong học tập
GV sử dụng nhiều phương pháp 51 66,3 11 14,3 15 19,5
giảng dạy trong các tình huống
khác nhau
GV tận tình giải đáp các câu hỏi 54 70,1 11 14,3 12 15,6
của HS trên lớp

GV rút ra nội dung trọng tâm khi 64 83,1
8 10,4 5
6,5
kết thúc một bài, một chương, môn
học
GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị 61 79,3
9 11,7 7
9,1
bài học lần sau
GV giao tiếp với HS với thái độ cởi 66 85,8
7
9,1
4
5,2
mở, thân thiện


10

2.3.2. Thực trạng hoạt động học tập của học sinh
Bảng 2.2. Đánh giá của học sinh về thực trạng hoạt động học tập của
học sinh
Mức độ
STT

1

2

3


4

5

Nội dung

Đọc và nghiên cứu bài
mới trước khi thầy cô
giảng dạy trên lớp.
Ôn bài và làm bài tập về
nhà đầy đủ sau mỗi tiết
học.
Tìm tài liệu nâng cao
của bài học để nghiên
cứu.
Có kế hoạch, chương
trình tự học cho tất cả
các môn học với thời
gian hợp lý.
Nghiên cứu kỹ nội dung
bài học, vận dụng và áp
dụng trong đời sống.

Bình
Thấp
Rất thấp
thường
Số
Số

Số
Số
%
%
%
%
lượng
lượng
lượng
lượng
Cao

150 75

30

15

20

10

0

0

180

90


20

10

0

0

0

0

100

50

60

30

40

20

0

0

180


90

20

10

0

0

0

0

80

40

100

50

20

10

0

0


Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng hoạt động học tập
của học sinh
Mức độ
ST
T

Nội dung

Bình
Thấp
Rất thấp
thường
Số
Số
Số
Số
%
%
%
%
lượng
lượng
lượng
lượng
Cao

Đọc và nghiên cứu bài
51,
1 mới trước khi thầy cô 40
9

giảng dạy trên lớp.
Ôn bài và làm bài tập về
93,
2 nhà đầy đủ sau mỗi tiết 72
5
học.

10

12,9

27 35,2

0

0

5

6,5

0

0

0

0



11

Mức độ
Bình
Thấp
Rất thấp
thường
Số
Số
Số
Số
%
%
%
%
lượng
lượng
lượng
lượng
Tìm tài liệu nâng cao của
77,
3
60
10
13
7
9,1
0
0
bài học để nghiên cứu.

9
Có kế hoạch, chương trình
84,
4 tự học cho tất cả các môn 65
5
6,5
7
9,1
0
0
4
học với thời gian hợp lý.
Nghiên cứu kỹ nội dung
5
77,
bài học, vận dụng và áp 60
10
13
7
9,1
0
0
9
dụng trong đời sống.

ST
T

Nội dung


Cao

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học Yên

2.4.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của
quản lý hoạt động dạy học
Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng
của quản lý hoạt động dạy học
CBQL
GV
Nội dung
Số
%
Số
%
lượng
lượng
Nâng cao nhận thức cho giáo viên về vị
03
100
74
94,6
trí của bậc tiểu học
Nâng cao năng lực chuyên môn cho cho
đội ngũ GV

03

100


60

81,1

Nâng cao chất lượng giáo dục HS tiểu
học

03

100

74

100


12

2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên
Bảng 2.5. Thực trạng quản lí hoạt động dạy của giáo viên
Mức độ thực
hiện(%)
STT
Nội dung quản lí
Tốt
Trung bình Chưa tốt
SL %
SL
%
SL

%
Quản lý việc thực hiện mục
1 tiêu, chương trình, kế hoạch 68 87,92 6
7,92 3
4,16
dạy học
Quản lý việc soạn bài và
2 chuẩn bị giờ lên lớp của 59 76,67 7
9,58 11 13,75
giáo viên
Quản lý việc lên lớp của
3
42 54,58 25 32,92 10 12,50
giáo viên
Quản lý việc thực hiện đổi
4
29 37,92 16 21,25 32 40,83
mới phương pháp dạy học
Quản lý hoạt động kiểm tra,
5 đánh giá kết quả học tập của 43 56,25 27 35,41 7
8,34
HS
Quản lý hoạt động bồi dưỡng
6 chuyên môn, nghiệp vụ cho 6 8,75 27 35,41 44 55,84
GV
Quản lý hồ sơ chuyên môn
7
29 37,92 32 41,25 16 21,25
của giáo viên
2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh

Bảng 2.6. Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh
Mức độ đánh giá
TT
Nội dung đánh giá
Rất tốt
Tốt
Chưa tốt
SL % SL % SL %
1
Quản lý hoạt động học trên
74,
25,9
57
20
0
0
lớp của học sinh
02
8
2
Quản lý hoạt động tự học của
35,
48,
27
13 17,0 37
học sinh
0
0



13

2.4.4. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra đánh giá
Bảng 2.7. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động
dạy học
Mức độ đánh giá
TT
Nội dung đánh giá
Rất tốt
Tốt
Chưa tốt
SL % SL % SL %
1 Bồi dưỡng nâng cao năng lực đổi
mới phương pháp ra đề, hình thức 42 58,3 26 36,1 4 5,6
kiểm tra, đánh giá
2 Chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc
quy chế kiểm tra, đánh giá học sinh 45 62,5 24 33,3 3 4,2
theo tinh thần đổi mới
Thanh tra, kiểm tra việc chấm, trả
3
42 58,3 20 27,8 10 13,9
bài cho học sinh đúng quy chế
Chỉ đạo hướng dẫn học sinh tham
4 gia vào quá trình đánh giá kết quả 31 43 21 29,2 20 27,8
học tập.
Quản lý chặt chẽ điểm, số điểm và
5
38 52,8 19 26,4 15 20,8
học bạ của học sinh.
Thu thập thông tin qua kiểm tra

6 đánh giá để điều chỉnh hoạt động 33 45,8 19 26,4 20 27,8
dạy học.
Sử dụng kết quả thực hiện đổi mới
7 kiểm tra, đánh giá trong xếp loại 27 37,5 11 15,3 34 47,2
giáo viên.
2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học
Bảng 2.8: Cơ sở vật chất lớp học từ 2013 đến 2015
Năm học

Trường tiểu học Yên Xá
Số máy vi
Lớp học
Số phòng
tính

Số máy
chiếu

2012-2013

27

35

45

03

2013-2014


27

35

50

05

2014-2015

27

35

50

08

Nguồn: Trường tiểu học Yên Xá


14

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở
trường Tiểu học Yên Xá
2.5.1. Những mặt mạnh
2.5.2. Những hạn chế
2.5.3. Nguyên nhân thành công và tồn tại trong quản lý hoạt động dạy
học của trường tiểu học Yên Xá
Tiểu kết chương 2

Dựa vào cơ sở lí luận của chương 1, tác giả đã sử dụng lí luận về
hoạt động dạy học, giáo dục học, quản lí giáo dục, quản lí hoạt động dạy
học để áp dụng vào khảo sát, nghiên cứu các lĩnh vực về thực trạng hoạt
động giảng dạy và quản lí hoạt động dạy học tại trường tiểu học Yên Xá
– Thanh Trì – Hà Nội qua quá trình khảo sát thực trạng ở trường tiểu
học Yên Xá, tác giả đã nhận thấy rằng: Trường tiểu học Yên Xá hiện tại
đang có những điểm mạnh như: Đội ngũ giáo viên phần đông là trẻ,
nhiệt tình, năng động, sáng tạo, bắt nhịp và tiếp thu cái mới khá nhanh,
sẵn sàng mọi nhiệm vụ. Đa số giáo viên đều an tâm công tác lâu dài,
chịu khó học hỏi, đầu tư cho chuyên môn để không ngừng nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ. CBQL nhà trường đã chủ động lập kế
hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch khá kịp thời có nhiều cách làm
sáng tạo, nhiều biện pháp quản lí có hiệu quả để phát triển nhà trường.
Tuy nhiên, qua khảo sát nghiên cứu thực trạng tác giả luận văn cũng đã
nhận thấy những mặt tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: Việc quản lí
hoạt động dạy học chưa được cụ thể bằng kế hoạch hóa, quản lí việc đổi
mới phương pháp dạy học chưa triệt để, chưa đi vào chiều sâu, quản lí
giờ dạy của giáo viên còn mang tính hình thức, thời vụ, quản lí kiểm tra,


15

đánh giá kết quả học tập của học sinh còn nặng mang tính truyền
thống.......
Trên cơ sở lí luận về công tác quản lí hoạt động dạy học của trường
tiểu học Yên Xá – Thanh Trì – Hà Nội và kết quả thu được từ thực
trạng, tác giả luận văn đã có những nhận xét, đánh giá, tìm ra nguyên
nhân của những tồn tại, hạn chế của đơn vị. Từ đó, có cơ sở đề xuất các
biện pháp quản lí phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường
tiểu học Yên Xá – Thanh Trì – Hà Nội.



16

Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN XÁ – THANH TRÌ – HÀ NỘI
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học
Yên Xá
3.2.1. Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ CBQL
3.2.2. Nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho GV
3.2.3. Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT vào DH
3.2.4. Tăng cường các điều kiện và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất,
thiết bị dạy học
3.2.5. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá trên cơ sở vận dụng sáng
tạo Thông tư 30/2014/TT- BGDĐT và Thông tư 22/2016/ TTBGDĐT
3.2.6. Quản lý tốt nề nếp học tập, thái độ học tập, đổi mới phương
pháp học tập của học sinh
3.2.7. Xây dựng môi trường hợp tác trong hoạt động chuyên môn của
nhà trường
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề
xuất
3.4.1. Đối tượng khảo nghiệm
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm



17

Tiểu kết chương 3
Qua nghiên cứu lý luận về khoa học quản lý và phân tích kết quả
khảo sát trong chương 2, chúng tôi đề xuất 07 biện pháp quản lý hoạt
động dạy học ở trường tiểu học Yên Xá – Thanh Trì – Hà Nội trong giai
đoạn hiện nay với kết quả đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi
tương đối cao. Các biện pháp này không hoàn toàn mới mà có tính kế
thừa các nghiên cứu trước đó.
Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau,
biện pháp này là cơ sở, tiền đề của biện pháp kia.
Các biện pháp phát huy tác dụng thật sự khi CBQL trường tiểu học
Yên Xá vận dụng linh hoạt, đồng bộ trong việc chỉ đạo thực hiện các
biện pháp quản lý cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường góp
phần nâng cao chất lượng dạy học của trường tiểu học Yên Xá .


18

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nội dung- chương trình giáo dục tiểu học đã có nhiều thay đổi kể từ
khi áp dụng Thông tư 30 /2014/TT-BGDĐT và hiện nay là Thông tư
22/2016/TT-BGDĐT. Nhiều nội dung thay đổi để phù hợp với sự phát
triển của đất nước và phù hợp với xu thế chung của thế giới. Đáp ứng
với yêu cầu đổi mới giáo dục, đạt mục tiêu giáo dục nói chung và mục
tiêu giáo dục tiểu học nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học
đòi hỏi CBQL trường tiểu học phải có tầm nhìn, xác định đúng thực

trạng, xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học có tính khả thi
và hiệu quả cho từng giai đoạn.
Luận văn đã nghiên cứu một hệ thống lý luận về quản lý hoạt động
dạy học ở trường tiểu học. Từ việc nghiên cứu lý luận đầy đủ và hệ
thống giúp cho tác giả có cơ sở khoa học nghiên cứu thực trạng quản lý
hoạt động dạy học ở trường tiểu học Yên Xá- Thanh Trì – Hà Nội, xây
dựng một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học
nhằm nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
hiện nay của đất nước.
Luận văn đã thu thập số liệu và đánh giá tương đối đầy đủ về thực
trạng dạy học và quản lý dạy học ở trường tiểu học Yên Xá- Thanh Trì –
Hà Nội. Qua thực tiễn nghiên cứu tác giả nhận thấy rằng có những biện
pháp quản lý mà CBQL trường tiểu học Yên Xá- Thanh Trì – Hà Nội đã
làm rất tốt và có hiệu quả nhưng có những biện pháp quản lý chưa mang
lại hiệu quả cao. Tác giả tổng hợp những biện pháp đã thực hiện có hiệu
quả và đề xuất thêm một số biện pháp thành 07 biện pháp quản lý hoạt
động dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Giữa các biện
pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ nhau, làm tiền đề , làm
cơ sở nền tảng cho nhau, có biện pháp là then chốt quyết định chính đến


19

chất lượng giáo dục của nhà trường. Các biện pháp tạo nên một hệ thống
các biện pháp quản lý có tính cần thiết va tính thực thi cao trong quản lý
hoạt động dạy học ở trường tiểu học Yên Xá- Thanh Trì – Hà Nội đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở GD&ĐT
- Cần minh bạch và công khai về chuẩn đầu ra của các trường.

Không nên quá chú trọng vào thành tích mà cần đánh giá giáo viên bằng
cách kiểm tra những học sinh của giáo viên đó nắm được gì, làm được gì
trong thực tế. Sở GD&ĐT khuyến khích các trường xây dựng các tiêu chí
và thang đánh giá.
- Sử dụng nhiều dạng đánh giá như tự luận, thực tập, trình bày
miệng, dự án, làm việc nhóm và phản ánh hay phản biện cũng như các
phương pháp đánh giá khác nhau như tự đánh giá và đánh giá của bạn
cùng lớp và chú trọng đến tính giá trị, đáng tin cậy và nhất quán của
đánh giá.
- Cần chú ý đến mối liên hệ giữa việc thiết kế chương trình học với
việc đánh giá kết quả học tập.
- Phải xem trọng các vấn đề như thời gian và chất lượng cũng như
khối lượng học tập thích hợp với tâm sinh lý học sinh và có các kế hoạch
giảng dạy và học tập khoa học, hợp lý.
- Cần có cơ chế và các biện pháp khuyến khích học sinh có trách
nhiệm với việc học tập của mình, hiểu đầy đủ qui trình học tập và phát
huy tính sáng tạo, tích cực, tham gia vào quá trình học tập tại nhà trường
hơn là đối phó như hiện nay. Đây là việc đòi hỏi lãnh đạo và quản lý các
trường tính chủ động và sáng tạo để có thể giáo dục tính sáng tạo, chủ
động của học sinh.


20

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Thanh Trì- Hà Nội
- Chỉ đạo và tạo điều kiện tốt nhất để nhà trường thực hiện được kế
hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo
viên.
- Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra - đánh giá hoạt
động dạy học của nhà trường.




×