Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm biowwish TM multibio 3PS trong khẩu phần ăn đến sinh trưởng của lợn ngoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.41 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––

CHU ĐỨC CHÍ

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG
CHẾ PHẨM BIOWISHTM MULTIBIO 3PS
TRONG KHẨU PHẦN ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG
CỦA LỢN NGOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––

CHU ĐỨC CHÍ

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG
CHẾ PHẨM BIOWISHTM MULTIBIO 3PS
TRONG KHẨU PHẦN ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG
CỦA LỢN NGOẠI
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Thị Bích Ngọc


2. TS. Hà Văn Doanh

THÁI NGUYÊN - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có
nguồn gốc khách quan chính xác và rõ ràng.
Thái Nguyên, ngày…… tháng ….. năm 2017
Học viên

Chu Đức Chí


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên, các thầy cô giáo trực tiếp lên lớp giảng dạy, cán bộ, giảng viên
Trường, Viện chăn nuôi Quốc Gia đa tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá
trình theo học và làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Thị Bích Ngọc và TS. Hà Văn
Doanh đa trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn Thầy, Cô đa chỉ dạy cho tôi nhiều kiến thức và kỹ
năng tổng hợp các lý luận, kiến thức thực tiễn quản lý và phương pháp làm
việc khoa học trong công tác và nghiên cứu, các định hướng hoàn thiện
luận văn.
Tôi xin trân thành cảm ơn gia đình ông Nguyễn Mạnh Cường chủ trang

trại Xa Thành Công, thị xa Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên đa cho tôi được
thực hiện thí nghiệm tại Trang trại.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp PTNT, bạn bè đồng
nghiệp đa tạo điều kiện thời gian giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học này.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Thái Nguyên, ngày … tháng …. năm 2017
Học viên

Chu Đức Chí


1
11

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục đích đề tài .............................................................................................. 2
3. Yêu cầu .......................................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn ............................... 3
1.2. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu về probiotic ................................. 6
1.2.1. Khái niệm probiotic................................................................................. 6
1.2.2. Hệ vi sinh vật ruột và sức khỏe của hệ thống tiêu hóa ở vật nuôi .......... 7

1.2.3. Các vi sinh vật probiotic, vai trò và cơ chế tác động của probiotic ........
9
1.2.4. Những đặc tính probiotic của các chủng vi sinh vật hữu ích ................
13
1.3. Tổng quan kết quả nghiên cứu sử dụng probiotic trong chăn nuôi trên
thế giới............................................................................................................. 15
1.4. Tổng quan kết quả nghiên cứu sản xuất và sử dụng probiotic trong
chăn nuôi ở Việt Nam ..................................................................................... 16
1.5. Giới thiệu chế phẩm probiotic BiOWiSHTM MultiBio 3PS..................... 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI,

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................... 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 20
2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 20
2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 20


1

2.4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 20
2.4.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 20
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 20
2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 25
2.4.4. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 26
2.4.5.Phương pháp phân tích mẫu ................................................................... 27
2.4.6. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 27
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 28
3.1. Kết quả của việc bổ sung chế phẩm BiOWiSHTM MultiBio 3PS đến

khả năng sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn của lợn con theo mẹ (7 ngày
tuổi đến cai sữa) .............................................................................................. 28
3.2. Kết quả của việc bổ sung chế phẩm BiOWiSH TM MultiBio 3PS đến
khả năng sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn của lợn thịt (7 kg- xuất
chuồng) ................................................................................................... 34
3.2.1. Giai đoạn lợn con sau cai sữa từ 7–25kg............................................ 34
3.2.2. Giai đoạn từ 25 – 60kg .......................................................................... 36
3.2.3. Giai đoạn 60kg đến xuất chuồng........................................................... 37
3.3. Kết quả của việc bổ sung chế phẩm BiOWiSH TM MultiBio 3PS
đến mật độ một số vi sinh vật trong phân của lợn từ 7 ngày tuổi đến
xuất chuồng .................................................................................................... 44
3.3.1 Giai đoạn từ 7-24 ngày tuổi ................................................................... 44
3.3.2 Giai đoạn từ 7-25kg ............................................................................... 46
3.3.3 Giai đoạn từ 25-60kg .............................................................................. 47
3.3.4 Giai đoạn từ 60kg đến xuất chuồng ....................................................... 49
3.4. Kết quả của việc bổ sung chế phẩm BiOWiSHTM MultiBio 3PS đến
tỷ lệ tiêu chảy của lợn từ 7 ngày tuổi đến xuất chuồng .................................. 53
3.5. Kết quả của việc bổ sung chế phẩm BiOWiSHTM MultiBio 3PS đến
hiệu quả kinh tế cho lợn nuôi thịt từ sau cai sữa đến xuất chuồng ................. 57


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 59
1. Kết luận ....................................................................................................... 59
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM......................................................... 67


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Từ viết tắt
ADG

Nghĩa của từ
(Average Daily Gain)
Tăng khối lượng trung bình/ngày

cs

Cộng sự

FCR

(Feed Conversion Ratio)
Tiêu tốn thức ăn/Kg tăng khối lượng



Giai đoạn

KL

Khối lượng

Log10 CFU/g

Lượng vi sinh vật trong 01 gam sản phẩm

TA


Thức ăn

TAAV

Thức ăn ăn vào

TKL

Tăng khối lượng

TTTA

Tiêu tốn thức ăn

VSV

Vi sinh vật


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần nguyên liệu của khẩu phần ăn cho lợn con tập ăn,
lợn con sau cai sữa và lợn thịt......................................................... 21
Bảng 2.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ăn thí nghiệm
theo giai đoạn .................................................................................. 22
Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn con theo mẹ giai đoạn 7-24 ngày tuổi ......
23
Bảng 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn nuôi thịt từ giai đoạn 7 kg đến
xuất chuồng ..................................................................................... 25
Bảng 3.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn con thí nghiệm từ 7-24 ngày tuổi ..... 28

Bảng 3.2. Thu nhận và hiệu suất sử dụng thức ăn của lợn nái và lợn con
theo mẹ ............................................................................................ 32
Bảng 3.3. Sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn của lợn con sau cai sữa từ
7-25 kg ............................................................................................ 34
Bảng 3.4. Sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn của lợn giai đoạn 25-60 kg .... 36
Bảng 3.5. Sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn của lợn giai đoạn 60 kg xuất chuồng ..................................................................................... 38
Bảng 3.6. Sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn của lợn tính chung cho cả
giai đoạn từ 7 kg – xuất chuồng...................................................... 40
Bảng 3.7. Mật độ một số vi sinh vật trong phân của lợn con theo
mẹ...................45
Bảng 3.8. Mật độ một số vi sinh vật trong phân của lợn con sau cai sữa từ
7-25 kg ............................................................................................ 46
Bảng 3.9.Mật độ một số vi sinh vật trong phân của lợn giai đoạn 25-60 kg .. 48
Bảng 3.10. Mật độ một số vi sinh vật trong phân của lợn giai đoạn 60 kgxuất chuồng ..................................................................................... 49
Bảng 3.11. Tỷ lệ tiêu chảy của lợn thí nghiệm từ 7 ngày tuổi đến xuất chuồng...
55
Bảng 3.12. Hạch toán hiệu quả kinh tế lợn nuôi thịt từ sau cai sữa đến
xuất chuồng sau thí nghiệm ............................................................ 57


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Biểu đồ khối lượng lợn con cai sữa (kg/con) .................................. 31
Hình 3.2. Biểu đồ tăng khối lượng của lợn con theo mẹ ............................... 31
Hình 3.3. Biểu đồ tiêu tốn thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữa (kg) .................. 33
Hình 3.4. Biểu đồ tăng khối lượng của lợn con từ 7-25 kg ........................... 35
Hình 3.5. Biểu đồ hiệu suất chuyển hóa thức ăn của lợn con từ 7-25 kg ....... 35
Hình 3.6. Biểu đồ tăng khối lượng của lợn con từ 25-60 kg .......................... 37
Hình 3.7. Biểu đồ hiệu suất chuyển hóa thức ăn của lợn con từ 25-60 kg ..... 37

Hình 3.8. Biểu đồ tăng khối lượng của lợn con từ 60kg đến xuất chuồng ..... 39
Hình 3.9. Biểu đồ hiệu suất chuyển hóa thức ăn của lợn con từ 60 kg đến
xuất chuồng ..................................................................................... 39
Hình 3.10. Biểu đồ tăng khối lượng của lợn con từ 7kg đến xuất chuồng ..... 41
Hình 3.11. Biểu đồ hiệu suất chuyển hóa thức ăn của lợn con từ 7kg đến
xuất chuồng ..................................................................................... 41
Hình 3.12. Biểu đồ mật độ một số vi sinh vật trong phân của lợn con theo mẹ ...
45
Hình 3.13. Biểu đồ mật độ một số vi sinh vật trong phân của lợn sau cai sữa
.......47
Hình 3.14. Biểu đồ mật độ một số vi sinh vật trong phân của lợn giai đoạn 25
đến 60kg........................................................................................... 48
Hình 3.15. Biểu đồ mật độ một số vi sinh vật trong phân của lợn 60kg đến xuất
chuồng .........................................................................................................5
0


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Mối quan tâm hiện nay trong chăn nuôi là làm thế nào nâng cao được
chất lượng và phân phối sản phẩm chăn nuôi an toàn tới người tiêu dùng
hạn chế được ngộ độc thực phẩm. Trong sản xuất lợn giá thành, chất lượng
sản phẩm phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu thức ăn chăn nuôi dùng chế
biến làm khẩu phần ăn cho lợn. Do đó việc phối hợp các nguyên liệu thức
ăn để tạo ra một khẩu phần ăn có dinh dưỡng cân đối phù hợp vớ i từng lứa
tuổi đảm bảo lợn sinh trưởng phát triển tốt giá thành hạ, an toàn vệ sinh
thực phẩm là những vấn đề xa hội đang quan tâm.
Các loại kháng sinh, các hóa chất độc hại và các chất kích thích sinh

trưởng còn tồn dư trong thực phẩm như (melamine, sudan, clenbutirol,
salbutamol…vv) trong thịt, trứng, sữa ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu
dùng.
Việc lạm dụng, sử dụng kháng sinh như là chất bổ sung trong thức ăn
chăn nuôi, hạn chế tính nhạy cảm của lợn con đối với một số vi sinh vật có
hại như: Salmonella, Eacherichia coli, Clostridium, cũng như kích thích sinh
trưởng nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng khả năng hấp thu thức ăn của
lợn con đa thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng
sinh trong thức ăn chăn nuôi gây ra sự kháng kháng sinh, tồn dư kháng sinh
trong thực phẩm làm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm làm ảnh hưởng xấu
đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Xu hướng hiện nay trong chăn nuôi đang lựa chọn một số loại thức ăn bổ
sung như: Probiotic, Prebioic, axit hữu cơ, enzyme tiêu hoá…để thay thế cho
việc bổ sung kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, giảm sự kháng kháng sinh,
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tình trạng ô nhiễm môi trường, mùi hôi trong chăn nuôi ở các trang
trại quy mô lớn và các khu chăn nuôi ở nhiều địa phương đang cần các cấp
các ngành phải chung tay giải quyết.


Giải pháp để giải quyết những vấn đề trên là khai thác, sử dụng có
hiệu quả những nguyên liệu sẵn có trong nước như các phụ phẩm nông
nghiệp kết hợp với công nghệ sinh học làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn
của vật nuôi bằng cách loại bỏ những chất bổ sung độc hại, thay vào đó sử
dụng các chất bổ trợ sinh học làm tăng khả năng tiêu hóa, sử dụng các chất
bổ trợ sinh học (như probiotic, prebiotic, enzyme …) dùng trong thức ăn
chăn nuôi đang là xu hướng chung của ngành chăn nuôi hiện nay ở các
nước trong khu vực và trên thế giới.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá
ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm BiOWiSHTM MultiBio 3PS trong

khẩu phần ăn đến sinh trưởng của lợn ngoại”.
2. Mục đích đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm BiOWiSHTM MultiBio
3PS vào khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng của lợn con theo mẹ (7-24
ngày tuổi)
- Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm BiOWiSHTM MultiBio
3PS vào khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng của lợn ngoại.
3. Yêu cầu
- Theo dõi, ghi chép đầy đủ, chính xác
- Số liệu thu thập được phải đảm bảo tính khách quan
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài cung cấp các số liệu, thông tin khoa học về
khả năng sinh trưởng của lợn ngoại khi được bổ sung chế phẩm probiotic
BiOWiSHTM MultiBio 3PS vào khẩu phần ăn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Chứng minh kết quả khi được bổ sung chế phẩm
probiotic BiOWiSHTM MultiBio 3PS vào khẩu phần ăn nâng cao được khả
năng sinh trưởng của lợn ngoại từ đó phát triển chăn nuôi an toàn vệ sinh thực
phẩm, chăn nuôi bền vững.


Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng va khả năng cho thịt của lợn
1.1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ chất hữu cơ trong quá trình đồng hoá
và dị hoá là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của từng
bộ phận và toàn cơ thể.
Phát dục là quá trình thay đổi về chất lượng, tăng thêm, hoàn chỉnh
thêm các tính chất chức năng của cơ quan bộ phận cơ thể.

Cai sữa sớm cho lợn con là vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Thông thường đối với các giống lợn ngoại người ta thực hiện cai sữa vào lúc
21-28 ngày tuổi, thay vì tập quán cai sữa 40 - 50 ngày tuổi. Để lợn con cai sữa
cần phải có khẩu phần ăn đặc biệt và dựa vào thể trạng lợn con. Cai sữa muộn
làm ảnh hưởng tới khoảng cách giữa 2 lứa đẻ và ảnh hưởng trực tiếp tới năng
suất sinh sản của lợn nái.
Muốn có hiệu quả chăn nuôi lợn nái cao thì phải cai sữa sớm cho lợn ở
giai đoạn từ 21-28 ngày tuổi có khối lượng trung bình đạt 6,6 - 7,0 kg, khi đó
khả năng tiêu hóa thức ăn của lợn con đa hoàn thiện, thức ăn dùng cho lợn
con tập ăn thành phần dinh dưỡng phải gần như thành phần của sữa mẹ, để
đảm bảo tốc độ sinh trưởng của lợn con sau cai sữa.
- Giai đoạn lợn con theo mẹ
Giai đoạn này, nguồn dinh dưỡng của lợn con phụ thuộc vào lượng sữa
tiết ra từ cơ thể lợn mẹ, nếu thức ăn cung cấp cho lợn mẹ không tốt, dinh
dưỡng không cân đối dẫn đến lợn con thiếu sữa heo con còi cọc chậm lớn ảnh
hưởng đến sinh trưởng phát triển các giai đoạn sau. Thành phần dinh dưỡng


trong sữa mẹ giảm dần trong khi đó nhu cầu lượng sữa cho lợn con tăng lên
hàng ngày. Do đó, lượng sữa mẹ không đáp ứng được nhu cầu cho lợn con
nên cần phải cho lợn con tập ăn sớm. Sau 7 ngày tuổi, bắt đầu phải cho lợn
con làm quen với thức ăn tập ăn bổ sung, thức ăn bổ sung cho lợn con tập ăn
phải đảm bảo cân đối dinh dưỡng tương đương với thành phần dinh dưỡng
của sữa lợn mẹ, đảm bảo có mùi, màu hấp dẫn lợn con thích ăn được bổ sung
hàng ngày theo nhu cầu của lợn con tránh xa tầm ăn của mẹ đảm bảo theo dõi
chính xác lượng thức ăn của lợn con tập ăn hàng ngày.
Trong thực tế chăn nuôi lợn nái sinh sản hiện nay, sau khi sinh cần
quan tâm nhất là tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy trong giai đoạn theo mẹ.
Lợn con tiêu chảy làm tăng tỷ lệ chết, tăng tỷ lệ còi cọc của lợn con, làm giảm
số con cai sữa dẫn đến giảm năng suất chăn nuôi lợn nái. Việc bổ sung chế

phẩm sinh học, có tác dụng hạn chế bệnh tiêu chảy ở lợn con. Lợn con tập ăn
rất dễ bị tiêu chảy do hệ tiêu hoá chưa phát triển hoàn thiện, cơ thể còn yếu.
Hội chứng tiêu chảy còn khá phổ biến ở lợn nuôi trong các hộ chăn nuôi nhỏ
lẻ và các trang trại nhỏ, hệ thống chuồng hở, đặc biệt khi thời tiết thay đổi thất
thường. Gây thiệt hại kinh tế không nhỏ nếu không có biện pháp phòng trị kịp
thời và hiệu quả.
Đặc điểm sinh trưởng phát dục của lợn thịt được chia làm 3 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Từ lúc bắt đầu đưa vào nuôi thịt đến 7-25 kg
Giai đoạn này lợn con chuyển từ thức ăn tập ăn sang thức ăn thông
thường. Lợn con sinh trưởng phát dục nhanh, đặc biệt là hệ cơ và xương, cơ
quan tiêu hoá đa hoàn chỉnh, khả năng tiêu hoá thức ăn tốt nhưng trong tuần
đầu còn bị ảnh hưởng của việc thay đổi thức ăn nên khả năng tiêu hoá hấp thu
thức ăn có thể còn kém. Giai đoạn này thức ăn đòi hỏi về chất lượng. Hàm
lượng protein trong khẩu phần là 16,8% - 17,5%. Đối với lợn ngoại nuôi
hướng nạc có thể tăng mức protein trong khẩu phần lên từ 5%-10%, canxi


0,8%, photpho 0,6%, vật chất khô trong khẩu phần. Ngoài ra cần phải cân đối
thành phần các chất khoáng như Fe, Cu và vitamin các loại.
 Giai đoạn 2 (giai đoạn lợn choai): từ 25 - 60 kg
Giai đoạn này cơ thể phát triển mạnh, hệ cơ phát triển mạnh nhất. Cuối
giai đoạn này, thì lợn bắt đầu tích luỹ mỡ nhất là đối với lợn lai ngoại x nội.
Cơ quan tiêu hoá đa phát triển hoàn chỉnh, có khả năng sử dụng nhiều loại
thức ăn khác nhau. Tuy nhiên, để tránh lợn béo sớm cần tránh sử dụng các
loại thức ăn giàu năng lượng với tỷ lệ % trong khẩu phần thấp. Lượng thức ăn
từ 1,2-2,1kg thức ăn hỗn hợp/con/ngày. Protein thô trong khẩu phần chiếm
13-15%, canxi cần 0,6-0,7%, photpho cần 0,4-0,5% vật chất khô.
 Giai đoạn 3 (giai đoạn vỗ béo) từ 60 kg-xuất chuồng
Tốc độ phát triển xương và cơ kém trong khi đó khả năng tích luỹ mỡ
tăng dần nhất là tháng cuối cùng. Tính thèm ăn giảm dần nên cần tác động

cho lợn ăn nhiều hơn.
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lớn do lợn tích mỡ mạnh và nhất là
giai đoạn cuối cùng. Lượng thức ăn cần 2,1-3,5kg thức ăn/con/ngày, nhu cầu
protein thấp từ 13-14,5%, canxi chiếm 0,5-0,6%, photpho 0,4-0,5%.
1.1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng va những nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng sinh trưởng
+ Khối lượng bắt đầu nuôi thịt: Khối lượng bắt đầu nuôi thịt có ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng tăng trọng sau này. Nếu đàn lợn nào có khối
lượng khi bắt đầu đưa vào nuôi thịt cao thì trong quá trình nuôi lợn sẽ tăng
trọng nhanh hơn những đàn có khối lượng nhỏ hơn. Khối lượng khi đưa vào
nuôi thịt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi đưa vào nuôi thịt, trình độ
chăm sóc lợn con theo mẹ và lợn con cai sữa, kỹ thuật chế biến thức ăn cho
lợn con tập ăn cũng như thức ăn cho lợn con cai sữa...


+ Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn thịt : Đối với chăn nuôi lợn thịt,
khâu chăm sóc quản lý không đòi hỏi cao như đối với lợn nái và lợn con. Tuy
nhiên để đàn lợn nuôi tăng trọng cao trong một thời gian ngắn thì nhất định
phải chú ý đến một số điểm sau :
Cung cấp đầy đủ thức ăn cả về số lượng và chất lượng theo nhu cầu của
đàn lợn nuôi.
Cung cấp nước sạch cho lợn theo nhu cầu. Do lợn nuôi theo hướng
công nghiệp nên đòi hỏi lượng nước là rất lớn. Nếu chất lượng nguồn nước
cung cấp không đảm bảo sẽ mang theo các tác nhân gây bệnh, hoặc làm giảm
khả năng sinh trưởng của lợn nuôi.
Trong quá trình nuôi dưỡng phải đảm bảo vệ sinh chuồng trại thường
xuyên. Tạo cho vật nuôi một không gian sống thoáng mát.
Có lịch phun sát trùng chuồng trại một cách định kỳ nhằm hạn chế sự
tồn tại của mầm bệnh trong khu vực chăn nuôi.
Theo dõi sát sự sinh trưởng, phát triển của đàn lợn nuôi. Nếu phát hiện

cá thể nào bị bệnh cần kịp thời cách ly, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
+ Khối lượng kết thúc nuôi thịt: Khối lượng kết thúc nuôi thịt phụ
thuộc vào đặc điểm của giống, khả năng tăng trọng của lợn nuôi. Tuỳ theo đặc
điểm của từng giống lợn mà định ra khối lượng kết thúc nuôi khác nhau. Lợn
ngoại và lợn có máu ngoại có khối lượng kết thúc nuôi cao hơn so với lợn nội.
1.2. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu về probiotic
1.2.1. Khái niệm probiotic
Theo ngôn ngữ Hi Lạp, probiotic có nghĩa là “vì sự sống”. Thuật ngữ
probiotic được Parker đề nghị sử dụng lần đầu tiên vào năm 1974 để chỉ
“những vi sinh vật và những chất làm cân bằng hệ vi sinh vật ruột”. Từ đó
đến nay, thuật ngữ probiotic đa được sử dụng rộng rãi trên thế giới để chỉ


những chế phẩm VSV sống hữu ích, khi được đưa vào cơ thể động vật thông
qua thức ăn hoặc nước uống tạo nên những ảnh hưởng có lợi cho vật chủ.
Kể từ khi xuất hiện, khái niệm probiotic vẫn chưa có một định nghĩa
thống nhất. Tuy nhiên, hiện có hai định nghĩa được cho là phản ánh khá đầy
đủ bản chất của probiotic và được sử dụng nhiều trong các ấn phẩm khoa học.
Theo Fuller (1989)[32], probiotic là “chất bổ sung vi sinh vật sống vào
thức ăn giúp cải thiện cân bằng của hệ vi sinh vật đường tiêu hóa theo hướng
có lợi cho vật chủ”;
Theo tổ chức y tế thế giới WHO (2001), probiotic là “các vi sinh vật
sống khi đưa vào cơ thể theo đường tiêu hoá với một số lượng đủ sẽ đem lại
sức khoẻ tốt cho vật chủ”.
1.2.2. Hệ vi sinh vật ruột va sức khỏe của hệ thống tiêu hóa ở vật nuôi
Hiện nay, trong dinh dưỡng gia súc hiện đại, sức khoẻ của hệ tiêu hoá
đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm. Một khẩu phần ăn lý tưởng sẽ
không có nhiều ý nghĩa đối với một hệ tiêu hóa không lành mạnh. Sức khoẻ
của hệ tiêu hoá ở vật nuôi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó sự cân
bằng của hệ vi sinh vật cộng sinh có ý nghĩa quyết định.

Khi còn ở trong bào thai, đường tiêu hoá của vật nuôi ở trạng thái vô
trùng, nhưng chỉ vài giờ sau khi sinh, các vi sinh vật đa bắt đầu cư trú và trở
thành những “cư dân” bình thường trong đường tiêu hoá.
Theo thời gian, do tiếp xúc trực tiếp với môi trường, đặc biệt là qua
thức ăn và nước uống, số lượng và tính đa dạng sinh học của các vi sinh vật
cộng sinh không ngừng tăng lên. Số lượng tế bào vi sinh vật cư trú trong
đường tiêu hóa của vật nuôi có thể cao gấp 10 lần số lượng tế bào cấu tạo nên
cơ thể chúng.


Số lượng loài có thể lên tới từ 400-500. Tuy nhiên, mật độ vi sinh vật ở
các phân đoạn khác nhau của đường tiêu hóa (dạ dày; tá tràng; ruột non và
ruột già) ở loài động vật dạ dày đơn rất khác nhau (khoảng 10 1-103; 101-104;
105-108 và 109-1012 cfu/ml chất chứa tương ứng).
Sức khỏe của hệ thống tiêu hoá ở vật nuôi phụ thuộc vào 3 yếu tố
chính: trạng thái sinh lý của vật chủ, khẩu phần thức ăn và hệ vi sinh vật. Các
yếu tố này chịu tác động của môi trường, của các stress và tác động qua lại
lẫn nhau. Trong số các nhân tố trên, hệ vi sinh vật đường tiêu hóa đóng vai trò
trung tâm, chỉ một biến động bất lợi của một trong hai yếu tố còn lại cũng ảnh
hưởng xấu tới hệ vi sinh vật.
Sự cộng sinh của các loài vi sinh vật trong đường tiêu hoá của vật nuôi
(chủ yếu là trong ruột) tạo nên một hệ sinh thái mở và mối cân bằng của quần
thể vi sinh vật được xác lập chỉ một thời gian rất ngắn sau khi sinh.
Có nhiều quan điểm khác nhau về mối tương quan cân bằng của hệ vi
sinh vật ruột. Theo Jan (2005)[31], Để đánh giá trạng thái cân bằng, các vi
sinh vật ruột được chia thành 3 nhóm: (1) nhóm chủ yếu (main flora) gồm các
loài vi khuẩn kị khí (Clostridia; Lactobacilli; Bifidobacteria; Bacteroides,
Eubacteria); (2) nhóm vệ tinh (Satellite flora) gồm chủ yếu là Enterococci và
E. Coli; (3) nhóm còn lại (Residual flora) gồm các vi sinh vật có hại như
Proteus, Staphylococci va Pseudomonas.

Một quần thể vi sinh vật được coi là cân bằng, khi tỷ lệ của các nhóm
dao động trong khoảng 90; 1,0 và 0,001% tương ứng. Trạng thái mà các
nhóm này hình thành một tỷ lệ 90:1:0,001 được gọi là trạng thái “eubiosis”
(tiếng Hy Lạp có nghĩa là sự chung sống có lợi giữa các vi khuẩn với nhau và
với vật chủ).
Ở trạng thái “eubiosis”, vật chủ cung cấp các điều kiện sống lý tưởng
như nhiệt độ ổn định, pH trung tính, dinh dưỡng và sự đào thải các chất


chuyển hóa. Đổi lại, hệ vi sinh vật sẽ mang lại lợi ích cho vật chủ thông qua
tăng cường tiêu hóa các chất dinh dưỡng, giải độc, tổng hợp các vitamin
nhóm B và vitamin K, loại trừ các vi sinh vật có hại, tăng cường đáp ứng
miễn dịch của vật chủ.
Sự cân bằng của hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa bị tác động bởi
một số nhân tố vô sinh và hữu sinh như: sinh lý vật chủ, khẩu phần thức ăn và
cơ cấu nội tại của bản thân hệ vi sinh vật. Thức ăn là nền dinh dưỡng cơ bản
của vi sinh vật, bởi vậy sự thay đổi thành phần khẩu phần, thức ăn không đảm
bảo vệ sinh, phương pháp cho ăn không hợp lý...vv đều làm tổn hại đến trạng
thái cân bằng hệ vi sinh vật ruột. Tương tự như vậy, các chất bài tiết của hệ
tiêu hóa (dịch mật, các enzyme, chất đệm và chất nhầy...vv) cũng như kiểu và
tần số nhu động ruột cũng tác động trực tiếp đến hệ vi sinh vật.
Kiểu và tần số nhu động ruột bị tác động rất lớn bởi các stress (sinh
đẻ, cai sữa, dồn chuồng, vận chuyển...vv). Khi quan hệ cân bằng của hệ vi
sinh vật ruột bị phá vỡ sẽ tạo nên trạng thái “dysbiosis” (trạng thái “chung
sống có hại”).
Biểu hiện của trạng thái “dysbiosis” ở vật chủ thường là thể trạng kém,
sinh trưởng chậm và mắc các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, viêm ruột
hoại tử...vv.
Để cải thiện quan hệ cân bằng của hệ vi sinh vật ruột ở vật nuôi, một
trong những phương pháp có hiệu quả đang được áp dụng phổ biến là sử dụng

các chế phẩm probiotic. Chúng là sản phẩm được tạo ra bởi con người, bằng
cách kết hợp hai hoặc nhiều dòng vi khuẩn có lợi trong cùng một môi trường
để tác động tới đối tượng cần cải tạo (đất, nước, đường ruột,...).
1.2.3. Các vi sinh vật probiotic, vai trò va cơ chế tác động của probiotic
1.2.3.1. Các vi sinh vật probiotic


1

Các vi sinh vật probiotic thường được sử dụng trong chăn nuôi gồm 3
nhóm chính: vi khuẩn lactic; vi khuẩn Bacillus và nấm men.
Khi vào đường tiêu hóa của vật nuôi thông qua thức ăn hoặc nước
uống, tùy theo loài mà cơ chế tác động có lợi của chúng đến vật chủ theo các
phương thức khác nhau.
Các vi khuẩn lactic (các vi khuẩn chuyển hóa một số loại đường nhờ
quá trình lên men tạo axit lactic) có khả năng sản xuất các chất (bacteriocin)
ức chế sự phát triển của các các vi khuẩn có hại và axit hữu cơ làm giảm pH
môi trường dưỡng chấp trong ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật
hữu ích phát triển. Chúng sinh sôi, phát triển nhanh chóng, chiếm vị trí bám
dính trên niêm mạc đường tiêu hóa, cạnh tranh các chất dinh dưỡng đối với
các vi khuẩn gây bệnh, tăng cường trao đổi muối mật, tăng khả năng hấp thu
các chất dinh dưỡng.
Các vi khuẩn Bacillus (nhóm có khả năng hình thành bào tử) khi
được đưa vào đường tiêu hoá (thường dưới dạng các bào tử), chúng nảy
mầ m và sinh trưởng như những tế bào thực vật và sản sinh các enzyme
tiêu hóa hỗ trợ cho các enzyme nội sinh, ngoài ra chúng còn kích thích hệ
thống miễn dịch ở ruột.
Khác với các vi khuẩn Lactic và Bacillus, các nấm men probiotic (chủ
yếu là các chủng thuộc Saccharomyces cerevisiae và Saccharomyces
boulardii) có khả năng trung hòa độc tố của vi khuẩn, gắn kết các vi khuẩn có

roi (phần lớn là các vi khuẩn gây bệnh) nhờ sự hiện diện của các cơ quan cảm
thụ mannose và đẩy chúng ra khỏi cơ thể qua phân, nhờ đó số lượng của các
vi sinh vật có ích tăng lên.
Các vi khuẩn và nấm men thường được sử dụng như những probiotic là
Bifidobacterium longum; B. breve; B. infantis; B. bifidum; B. adolescetis;
Lactococcus cremoris; L. lactis; Streptococcus thermophilus; Enterococcus


feacium; Lactobacilus rhamnosus; L. acidophilus; L. casei; L. bulgaricus; L.
gasseri; Saccharomyces boulardii; S. cerevisiae.
1.2.3.2. Vai trò của probiotic đối với vật chủ
Từ khi kháng sinh bị cấm sử dụng như chất kích thích sinh trưởng trong
thức ăn chăn nuôi, ở một số nước thuộc khối liên minh châu Âu (bắt đầu là
Thụy Điển vào năm 1986), thì probiotic được coi là một trong những nguồn
thay thế có triển vọng nhất vì có nhiều đặc tính ưu việt.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, Patterson (2003)
[43], đa tổng kết các ảnh hưởng có lợi của probiotic đối với đời sống động vật
thể hiện ở các khía cạnh sau:
 Làm thay đổi cấu trúc quần thể vi sinh vật đường ruột theo chiều
hướng có lợi cho vật chủ;
 Tăng cường khả năng miễn dịch;
 Giảm phản ứng viêm;
 Ngăn cản sự xâm nhập và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh;
 Tăng sản xuất các axit béo bay hơi;
 Tăng cường quá trình sinh tổng hợp các vitamin nhóm B;
 Tăng hấp thu chất khoáng;
 Giảm cholesterol huyết thanh;
 Tăng năng suất vật nuôi;
 Giảm hàm lượng amoniac và urê trong chất thải.
Ngoài ra probiotic còn rất an toàn với động vật và thân thiện với môi

trường. Vì là chất bổ sung VSV sống hữu ích, việc sử dụng probiotic sẽ


không tạo ra các chất tồn dư trong các sản phẩm chăn nuôi có hại cho sức
khỏe người tiêu dùng.
1.2.3.3. Cơ chế tác động của các probiotic
Bằng cách nào mà các probiotic tạo ra những ảnh hưởng có lợi đối với
vật chủ?, có rất nhiều cách giải thích khác nhau về cơ chế tác động, nhưng
phần lớn các tài liệu về probiotic đề cập đến ba khía cạnh sau:
 Cạnh tranh loại trừ;
 Đối kháng vi khuẩn;
 Điều chỉnh miễn dịch.
Cạnh tranh loại trừ là đặc tính đấu tranh sinh tồn điển hình của các vi
sinh vật. Hình thức cạnh tranh loại trừ thường thấy ở các vi sinh vật ruột là
cạnh tranh vị trí bám dính trên biểu mô ruột.
Các vi sinh vật probiotic cư ngụ và nhân lên trong ruột, khóa chặt các
vị trí thụ cảm và ngăn cản sự bám dính của các vi sinh vật khác như E. coli,
Salmonella…vv.
Một số nấm men probiotic (Saccharomyces cereviese; S. boulardii)
không chỉ tranh vị trí bám dính của các vi khuẩn khác, mà còn gắn kết các vi
khuẩn có roi (phần lớn là những vi khuẩn có hại) thông qua các cơ quan thụ
cảm mannose và đẩy chúng ra khỏi vị trí bám dính ở niêm mạc ruột.
Tuy nhiên, cạnh tranh dinh dưỡng là phương thức cạnh tranh khốc liệt
nhất. Sự sinh sôi với số lượng lớn của một loài vi sinh vật nào đó là một đe
dọa nghiêm trọng đối với các loài khác về nguồn cơ chất cho phát triển.
Đồng thời với cạnh tranh loại trừ, các vi sinh vật probiotic còn sản sinh
các chất kìm hãm vi khuẩn như lactoferrin, lysozyme, hydrogen peroxide
cũng như một số axit hữu cơ khác. Các chất này gây tác động bất lợi lên vi
khuẩn có hại chủ yếu là do sự giảm thấp pH trong ruột.



Ruột là cơ quan miễn dịch lớn nhất ở động vật có vú. Giữa hệ vi sinh
vật ruột và hệ thống miễn dịch có mối tương tác đặc thù. Năng lực miễn dịch
thể dịch và miễn dịch tế bào của hệ thống miễn dịch ruột bị ảnh hưởng rất lớn
bởi sự cân bằng của hệ vi sinh vật ruột.
Thông qua tương tác với hệ thống miễn dịch ruột, các probiotic có thể
điều chỉnh cả miễn dịch thụ động và chủ động hoặc cả hai. Tác động điều
chỉnh miễn dịch đặc hiệu của probiotic phụ thuộc vào chi hoặc các loài vi
khuẩn probiotic. Tuy nhiên, cơ chế tác động của probiotic đối với việc nâng
cao chức năng miễn dịch vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ.
1.2.4. Những đặc tính probiotic của các chủng vi sinh vật hữu ích
Để có thể được sử dụng như nguồn probiotic, các VSV cần hội đủ các
điều kiện sau:
 Phải là các vi sinh vật hữu ích, vô hại đối với vật nuôi và con người;
 Sống được trong đường tiêu hóa của vật nuôi với các điều kiện khá
bất lợi (pH thay đổi từ rất toan đến kiềm, muối mật và các điều kiện sinh hóa
trong lumen ruột…vv);
 Có khả năng ức chế các VSV có hại bằng nhiều cách khác nhau
(cạnh tranh loại trừ, sản sinh ra các chất ức chế, tăng cường đáp ứng miễn
dịch…vv);
 Có thể sinh trưởng và phát triển trong các điều kiện môi trường khác
nhau (không hoặc ít kén chọn cơ chất cho sinh trưởng, dải pH và nhiệt độ
rộng…vv);
 Tương thích cao với các thành phần có hoạt tính trong khẩu phần
thức ăn (một số muối kim loại, các chất axit hóa..vv);
 Có khả năng sống sót cao trong các điều kiện chế biến và bảo quản.


Theo tổ chức y tế thế giới WHO (2002), các chủng VSV được lựa chọn
như nguồn probiotic nhất thiết phải được chứng minh nguồn gốc rõ ràng từ

chi (genus), loài (species) và chủng (strain) bằng các phương pháp phân loại
thông thường và sinh học phân tử. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ảnh hưởng
probiotic của các vi sinh vật có tính đặc hiệu rất cao đối với mỗi chủng (cùng
chi, cùng loài nhưng đặc tính probiotic khác nhau rất lớn giữa các chủng).
Phương pháp xác định danh pháp của các chủng vi sinh vật probiotic phải
được chứng thực bằng tên khoa học được các tổ chức chuyên môn có uy tín
chấp nhận và mang tính phổ biến.
Muốn phát huy tác dụng, các vi sinh vật probiotic phải tồn tại được
trong đường tiêu hóa của vật nuôi, khả năng này không hề dễ dàng đối với
nhiều loài vi sinh vật mà môi trường cư trú thường xuyên của chúng không
phải là trong hệ tiêu hóa của động vật cấp cao. Bởi vậy, để chọn lọc được các
chủng vi sinh vật probiotic có khả năng sống được trong môi trường dạ dày
ruột của động vật, người ta thường phân lập chúng từ các chất chứa trong
đường tiêu hóa.
Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của người và động vật là một hệ thống mở, theo
đó các tiểu phần thức ăn được xem là các “phương tiện di cư” của các vi sinh
vật, nên mặc dù được phân lập từ lumen ruột, cũng không thể khẳng định
chắc chắn khả năng có thể tồn tại và phát triển của chúng trong đường tiêu
hóa của vật nuôi. Mặt khác, quan hệ cân bằng của hệ vi sinh vật ruột ở người
và động vật là một hệ cân bằng động, nên việc đánh giá khả năng tồn tại và
phát triển của các chủng được lựa chọn trong đường tiêu hóa của vật nuôi
càng trở nên cần thiết.
Khả năng tồn tại của các chủng vi sinh vật probiotic trong đường tiêu
hóa của vật nuôi được đánh giá thông qua các thí nghiệm in-vitro nhằm khảo
sát khả năng sống trong môi trường có độ pH khác nhau, khả năng bám dính


vào niêm mạc ruột và khả năng chịu muối mật. Các thử nghiệm in-vitro rất
hữu ích, để thông qua đó có thể hiểu được không chỉ những đặc tính sinh học
mà còn các cơ chế tác động của các chủng vi sinh vật được lựa chọn. Tồn tại

và phát triển được trong đường tiêu hóa của vật nuôi là một điều kiện cần,
nhưng chưa đủ của các vi sinh vật probiotic.
Để hội đủ các điều kiện, các vi sinh vật probiotic phải có các đặc tính
quan trọng khác như khả năng sản sinh các chất ức chế các vi sinh vật có hại
(những đặc tính này dễ dàng được khẳng định thông qua các phép thử trong
nghiên cứu vi sinh vật thông thường), khả năng tương thích cao với các thành
phần có hoạt tính của khẩu phần. Phần lớn các sản phẩm probiotic được đưa
vào cơ thể thông qua thức ăn.
Bởi vậy, sự tương tác giữa các chủng vi sinh vật probiotic với các thành
phần khẩu phần là một trở ngại đáng kể đối với hoạt tính của chúng. Rất may
mắn là chỉ có một số thành phần có hoạt tính như một số muối kim loại, các
chất axit hóa, một số chất bổ trợ khác là có tác động tiêu cực đến sức sống của
các chủng vi sinh vật probiotic, còn phần lớn các thành phần khác của khẩu
phần đều vô hại đối với chúng.
Về nguyên tắc, giá trị probiotic của một chủng vi sinh vật probiotic tỷ
lệ thuận với tính tương thích của chúng đối với các chủng khác và với các
thành phần của khẩu phần.
1.3. Tổng quan kết quả nghiên cứu sử dụng probiotic trong chăn nuôi
trên thế giới
Hiện nay, probiotic được sử dụng rất rộng rai trong chăn nuôi. Những
công trình nghiên cứu về lĩnh vực này rất nhiều. Nghiên cứu của Samwel
Ogik Rao (2007)[47], trên lợn cho thấy có những đáp ứng tích cực làm tăng
tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trên lợn


×