Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

bổ sung chế phẩm axit lacdry và butipearl trong khẩu phần ăn của lợn con (pidu x ly) từ 7 – 30 ngày tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.91 MB, 73 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ QUYÊN

BỔ SUNG CHẾ PHẨM AXIT LACDRY VÀ BUTIPEARL

TRONG KHẨU PHẦN ĂN CỦA LỢN CON (PIDU X LY)
TỪ 7 – 30 NGÀY TUỔI

Chuyên ngành:

Chăn nuôi

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Đặng Thúy Nhung

Mã số:

60 62 01 05

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn

trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm


ơn, mọi nguồn thông tin sử dụng trong luận văn được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Quyên

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận được sự

quan tâm sâu sắc, tận tình chỉ bảo của cô giáo PGS.TS. Đặng Thúy Nhung bộ môn Dinh
dưỡng – Thức ăn.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới tập thể các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Dinh

dưỡng – Thức ăn cùng các thầy giáo, cô giáo khoa Chăn nuôi, Học Viện Nông Nghiệp
Việt Nam đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong toàn khóa học.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc Công ty TNHH CJ Vina

Agri Hưng Yên: Ông Trần Xuân Dũng, Ông Kang Min Soo cũng như toàn thể anh chị
em đồng nghiệp của tôi đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi nghiên cứu, thực hiện đề tài.


Sự hoàn thành đề tài luận văn này có sự đóng góp quan trọng của ông Ngô

Mạnh Khương – Chủ trại lợn, toàn bộ công nhân của trại lợn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình thực tập tại Trại. Sự giúp đỡ của em sinh viên Đoàn Văn Quyết - đã hỗ
trợ cùng tôi theo dõi ngày đêm tại Trại.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè luôn ủng hộ, giúp đỡ

tôi trong suốt quá trình học tập, họ là nguồn động lực, thôi thúc tôi hoàn thành luận văn,
khuyến khích tôi tham gia nghiên cứu: Bố mẹ tôi, Chồng tôi – Anh Trần Xuân Nam,
Anh tôi – TS. Phùng Duy Quang.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Quyên

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii

Danh mục viết tắt ............................................................................................................. vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình, biểu đồ ................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1
Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
1.2.
Mục đích của đề tài ............................................................................................. 2
1.3.
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.
Một số đặc điểm sinh lý của lợn con .................................................................. 3
2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng lợn con ............................................................................ 3
2.1.2. Đặc điểm về khả năng miễn dịch ở lợn con ....................................................... 3
2.1.3. Khả năng điều tiết thân nhiệt .............................................................................. 4
2.2.
Đặc điểm tiêu hóa của lợn con ........................................................................... 5
2.2.1. Các enzyme tiêu hóa ........................................................................................... 6
2.2.2. Tác dụng của sữa đầu đối với lợn con ................................................................ 7
2.2.3. Tập cho lợn con ăn sớm ...................................................................................... 8
2.3.
Kĩ thuật chăn nuôi lợn sau cai sữa ...................................................................... 9
2.3.1. Đặc điểm lợn con sau cai sữa ............................................................................. 9
2.3.2. Nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa ......................................................................... 9
2.4.
Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ...................................................................... 10

2.4.1. Nhu cầu năng lượng.......................................................................................... 10
2.4.2. Nhu cầu protein và axit amin ............................................................................ 11
2.4.3. Nhu cầu khoáng ................................................................................................ 11
2.4.4. Nhu cầu vitamin................................................................................................ 12
2.4.5. Nhu cầu nước của lợn ....................................................................................... 13
2.5.
Hội chứng tiêu chảy ở lợn con.......................................................................... 14
2.5.1. Khái niệm chung về hội chứng tiêu chảy ......................................................... 14
2.5.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ................................................................... 14

iii


2.5.3.
2.6.
2.6.1.
2.6.2.
2.7.
2.7.1.
2.7.2.
2.8.
2.8.1.
2.8.2.

Một số biện pháp phòng và trị tiêu chảy cho lợn con ....................................... 16
Bổ sung axít hữu cơ trong khẩu phần đối với lợn con...................................... 16
Tác dụng của axit hữu cơ .................................................................................. 16
Cơ chế tác động của axit hữu cơ ....................................................................... 17
Giới thiệu chế phẩm axit Lacdry và Butipearl.................................................. 19
Chế phẩm Axit Lacdry ..................................................................................... 19

Chế phẩm Butipearl .......................................................................................... 20
Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ............................................. 21
Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................... 21
Tình hình nghiên cứu ngoài nước ..................................................................... 22

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 24
3.1.
Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................... 24
3.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ..................................................................... 24
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................... 24
3.2.
Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 24
3.3.
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 25
3.3.1. Phương pháp phân tích thành phần hoá học của nguyên liệu và thức ăn
thí nghiệm ......................................................................................................... 25
3.3.2. Phương pháp xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp ......................................... 25
3.3.3. Bố trí thí nghiệm ............................................................................................... 25
3.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................... 27
3.3.5. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu .................................................................... 27
3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 29

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 30
4.1.
Thức ăn thí nghiệm ........................................................................................... 30
4.1.1. Thành phần hoá học của một số loại nguyên liệu phối hợp khẩu phần ............ 30
4.1.2. Công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn con giai đoạn 7 - 30 ngày tuổi ................. 34
4.1.3. Thành phần dinh dưỡng của công thức thức ăn................................................ 35
4.1.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm ................. 36
4.2.

pH của thức ăn hỗn hợp cho lợn giai đoạn 7 – 30 ngày ................................... 37
4.3.
Ảnh hưởng của thức ăn hỗn hợp đến lợn con từ 7 - 21 ngày tuổi .................... 37
4.3.1. Ảnh hưởng của axit Lacdry và Butipearl đến khối lượng lợn con
giai đoạn 7 - 21 ngày ........................................................................................ 37
4.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai doạn từ 7 – 21 ngày tuổi ..................... 39
4.3.3. Sinh trưởng tương đối của lợn con từ 7 - 21 ngày tuổi .................................... 41
4.3.4. Lượng thức ăn thu nhận của lợn con từ 7 - 21 ngày tuổi .................................. 42

iv


4.4.
4.5.
4.5.1.
4.5.2.
4.5.3.
4.5.4.
4.6.

Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Axit Lacdry và Butipearl đến
tỷ lệ mắc tiêu chảy ở lợn con giai đoạn 7 - 21 ngày tuổi .................................. 43
Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm Axit Lacdry và Butipearl vào khẩu
phần ăn đối với lợn con giai đoạn 21 - 30 ngày tuổi .....................................45
Khối lượng lợn con thí nghiệm giai đoạn 21 - 30 ngày .................................... 45
Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con từ 21 - 30 ngày tuổi .................................... 46
Lượng thức ăn thu nhận của lợn con giai đoạn 21 - 30 ngày tuổi .................... 48
Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Axit Lacdry và Butipearl đến
tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con giai đoạn 21 – 30 ngày tuổi ....................................... 49
Hiệu quả của việc bổ sung Axit Lacdry, Butipearl, Axit Lacdry và

Butipearl vào khẩu phần cho lợn con giai đoạn từ 21 - 30 ngày tuổi ............... 51

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 54
5.1.
Kết luận............................................................................................................. 54
5.2.
Kiến nghị .......................................................................................................... 54
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 55
Phụ lục .......................................................................................................................... 59

v


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CPTĂ

Chi phí thức ăn

ĐC

Đối chứng

cs

FCR


cộng sự

Feed Conversion Ratio (Hệ số chuyển đổi giữa kg thức

ăn/kg tăng trọng) hay tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng

GTDD

Giá trị dinh dưỡng

KPCS

Khẩu phần cơ sở

ME

Metabolizable Energy (Năng lượng trao đổi)

KL

LxY

PiDu

Khối lượng

Landrace x Yorkshire
Pietran x Duroc

TĂHH


Thức ăn hỗn hợp

TN

Thí nghiệm

TB

TPDD
TPTĂ
VNĐ

Trung bình

Thành phần dinh dưỡng

Thành phần thức ăn
Việt Nam đồng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn Master 1011 .................................... 10
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn con giai đoạn 7 - 21 ngày tuổi ......................... 26
Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn con giai đoạn 21 - 30 ngày tuổi ....................... 27
Bảng 4.1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu phối

hợp khẩu phần ............................................................................................. 32


Bảng 4.2. Công thức TĂ thí nghiệm cho lợn con giai đoạn 7 – 30 ngày tuổi .............. 35
Bảng 4.3. TPDD của thức ăn hỗn hợp cho lợn con giai đoạn 7 – 30 ngày tuổi ........... 36
Bảng 4.4. Kết quả thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm........ 36

Bảng 4.5. pH của TĂHH cho lợn thí nghiệm giai đoạn 7–30 ngày tuổi ..................... 37

Bảng 4.6. Khối lượng cơ thể lợn con giai đoạn 7 - 21 ngày tuổi ................................. 38
Bảng 4.7. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn 7 - 21 ngày tuổi ...................... 40
Bảng 4.8. Sinh trưởng tương đối của lợn con giai đoạn 7 - 21 ngày tuổi .................... 41
Bảng 4.9. Lượng thức ăn thu nhận của lợn con giai đoạn 7 - 21 ngày tuổi ................. 43

Bảng 4.10. Tỷ lệ tiêu chảy của lợn con thí nghiệm giai đoạn 7 - 21 ngày tuổi .............. 44
Bảng 4.11. Khối lượng cơ thể lợn con giai đoạn từ 21 - 30 ngày tuổi ........................... 45

Bảng 4.12. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn 21 - 30 ngày tuổi .................... 47

Bảng 4.13. Lượng thức ăn thu nhận của lợn con giai đoạn 21 - 30 ngày tuổi ............... 49
Bảng 4.14. Tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con thí nghiệm giai đoạn 21 – 30 ngày tuổi............... 50
Bảng 4.15. Hiệu quả bổ sung chế phẩm Axit Lacdry và Butipearl đối với lợn con

giai đoạn 21 - 30 ngày tuổi .......................................................................... 52

vii


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1.
Hình 2.2.


Vi khuẩn bệnh bị ức chế hoạt động ở pH thấp ....................................... 18
Cơ chế tiêu diệt vi khuẩn bệnh của axít hữu cơ....................................... 19

Biểu đồ 4.1. Khối lượng lợn con thí nghiệm giai đoạn 7 - 21 ngày tuổi ..................... 39

Biểu đồ 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn 7-21 ngày ................................................. 41
Biểu đồ 4.3. Sinh trưởng tương đối của lợn con giai đoạn 7-21 ngày ......................... 42
Biểu đồ 4.4. Khối lượng lợn con giai đoạn 21 - 30 ngày tuổi ...................................... 46

Biểu đồ 4.5. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn 21 – 30 ngày tuổi ............... 47

Biểu đồ 4.6. So sánh hiệu quả của việc bổ sung Axit Lacdry và Butipearl ................. 53

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Quyên

Tên Luận văn: Bổ sung chế phẩm Axit Lacdry và Butipearl trong khẩu phần

ăn của lợn con (PiDu x LY) từ 7 – 30 ngày tuổi.
Ngành: Chăn Nuôi

Mã số: 60.62.01.05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu

Xác định hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Axit Lacdry, Butipearl, Axit

Lacdry và Butipearl trong khẩu phần ăn của lợn con (PiDu x LY) từ 7 - 30 ngày tuổi.
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung chính

- Nội dung 1: Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Axit Lacdry, Butipearl,
Axit Lacdry và Butipearl đối với khả năng phòng tiêu chảy của lợn giai đoạn từ 7 - 30
ngày tuổi.
- Nội dung 2: Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Axit Lacdry, Butipearl, Axit
Lacdry và Butipearl đến pH của thức ăn hỗn hợp của lợn giai đoạn từ 7 - 30 ngày tuổi.
- Nội dung 3: Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Axit Lacdry, Butipearl,
Axit Lacdry và Butipearl đến khả năng thu nhận và hệ số chuyển hóa thức ăn của lợn
con giai đoạn từ 7 - 30 ngày tuổi.
- Nội dung 4: Ảnh hưởng của mức bổ sung chế phẩm Axit Lacdry, Butipearl, Axit
Lacdry và Butipearl đối với khả năng sinh trưởng của lợn giai đoạn từ 7 - 30 ngày tuổi.
- Nội dung 5: Hiệu quả chăn nuôi của việc bổ sung chế phẩm Axit Lacdry,
Butipearl, Axit Lacdry và Butipearl trong thức ăn cho lợn con giai đoạn từ 7 - 30 ngày tuổi.
Nguyên vật liệu

- Lợn con (PiDu x LY) từ 7 - 30 ngày tuổi tại trại khách hàng của Công ty
TNHH CJ Vina Agri Hưng Yên.
- Chế phẩm Axit Lacdry và Butipearl do Tập đoàn Kemin sản xuất và phân phối
bởi Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Nông Tiến.
Phương pháp nghiên cứu

- Xác định thành phần hóa học, thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm

sản phẩm Master 1011 do Công ty TNHH CJ Vina Agri Hưng Yên sản xuất dành cho
lợn con giai đoạn từ 7 đến 30 ngày tuổi.

- Tiến hành bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm chia làm 2 giai đoạn.


ix


+ Giai đoạn 1: Đối với lợn con theo mẹ: Chọn 60 lợn nái nuôi con (trung bình là
11 lợn con/nái) chia làm 4 lô: 1 lô đối chứng (ĐC), 3 lô thí nghiệm (TN): lô TN1, lô
TN2, lô TN3. Mỗi lô thí nghiệm gồm 5 lợn nái và thí nghiệm được lặp lại 3 lần (5 nái x
4 lô x 3 lần lặp lại).
+ Giai đoạn 2: Đối với lợn con sau cai sữa (từ 21-30 ngày): Chọn 360 lợn con (PiDu
x LY) sau cai sữa đồng đều về khối lượng từ các lần thí nghiệm. Lợn con từ lô ĐC, TN1,
TN2, TN3 được phân vào 4 lô tương ứng lô ĐC, TN1, TN2 và TN3. Trong đó:
Lô ĐC: Sử dụng KPCS với mức bổ sung kháng sinh 0,1% Colistine
Lô TN1: Sử dụng KPCS + 0,3% Axit Lacdry
Lô TN2: Sử dụng KPCS + 0,1% Butipearl
Lô TN3: Sử dụng KPCS + 0,15% Axit Lacdry + 0,05% Butipearl
Sau đó tiến hành theo dõi các chỉ tiêu: Khối lượng lợn con 7, 14, 21, 30 ngày
tuổi (kg/con), tiêu tốn thức ăn giai đoạn 7 - 21 và 21 – 30 ngày tuổi (g/con), tỉ lệ tiêu
chảy giai đoạn 7 - 21 và 21 – 30 ngày tuổi (%).
Kết quả chính và kết luận
Kết quả chính

- Bổ sung 0,15% Axit Lacdry và 0,05% Butipearl vào khẩu phần lợn con tập ăn từ

7 – 30 ngày tuổi đã cho khối lượng cơ thể lợn con lúc 30 ngày tuổi cao nhất (7,86 kg/con).
Sự sai khác có ý nghĩa thống kê ( P < 0,05).

- Bổ sung 0,15% Axit Lacdry và 0,05% Butipearl vào khẩu phần lợn con tập ăn từ
7 – 30 ngày tuổi đem lại hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất, giai đoạn từ 21 đến 30 ngày
tuổi là 1,13 kg thức ăn/kg tăng khối lượng.
- Bổ sung 0,15% Axit Lacdry và 0,05% Butipearl vào khẩu phần lợn con tập ăn từ

7 – 30 ngày tuổi tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy thấp nhất theo 2 giai đoạn lần lượt là:
21,21% và 16,67%.

- Sử dụng các chế phẩm Axit Lacdry với mức bổ sung là 0,3%, và bổ sung kết

hợp 0,15% Axit Lacdry + 0,05% Butipearl cho lợn con giai đoạn 7 - 30 ngày thu được
hiệu quả chăn nuôi lợn cao hơn khi sử dụng kháng sinh 0,1% Colistine.
Kết luận

- Đề nghị sử dụng công thức thức ăn hỗn hợp có bổ sung thêm 0,15% Axit

Lacdry + 0,05% Butipearl trên đàn lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa đưa vào sản
xuất tại nhà máy Công ty TNHH CJ Vina Agri Hưng Yên để phục vụ cho nhu cầu phát
triển kinh doanh.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Quyen

Thesis title: Supplement Lacdry Acid and Butipearl product on (PiDu x LY)

piglet dietary from 7 to 30 days old.
Major: Animal Science

Code: 60.62.01.05

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture


(VNUA)

Research Objectives: Assessing the effect of Lacdry Acid, Butipearl, Lacdry

Acid and Butipearl supplements on (PiDu x LY) piglet diet from 7 to 30 days old.
Materials and Methods
Five main contents

- Contents 1: The effect of Lacdry Acid, Butipearl, Lacdry Acid and Butipearl

supplements on the diarrhea preventation of (PiDu x LY) piglet from 7 to 30 days old.

- Contents 2: The effect of Lacdry Acid, Butipearl, Lacdry Acid and Butipearl

supplements on pH index of (PiDu x LY) piglet feed from 7 to 30 days old.

- Contents 3: The effect of Lacdry Acid, Butipearl, Lacdry Acid and Butipearl

supplements on the feed intake and feed conversation rate of (PiDu x LY) piglet from 7
to 30 days old.

- Contents 4: The effect of Lacdry Acid, Butipearl, Lacdry Acid and Butipearl

supplements on the growth of (PiDu x LY) piglet from 7 to 30 days old.

- Contents 5: The efficiency of Lacdry Acid, Butipearl, Lacdry Acid and

Butipearl supplements on (PiDu x LY) piglet feed from 7 to 30 days old.
Materials


- PiDu x LY piglet from 7 to 30 days old on customer’s farm of CJ Vina Agri

Hưng Yen Co.Ltd.

- Lacdry Acid and Butipearl products were produced by Kemin Corporation &

been distribution by Nong Tien Trading Co.Ltd.
Methods

- To determine chemical & nutrition ingredients of test feed. It is Master 1011

product which was produced for piglets from 7 to 30 days old phase by CJ Vina Agri
Hung Yen Co.Ltd.

xi


- Test Arrangement: This test divide two phases.

+ 1st phase: For nursery piglet: choose 60 sows (average 11 suckling

piglets/sow), they was divided to 4 groups: 1 control group, 3 test groups: 1st, 2nd, 3rd

group. Each group included 5 sows and 3 replications (5 sows x 4 groups x 3
replications).

+ 2nd phase: For weaning piglet (21-30 days old): choose 360 piglets, they have

same feature, weight from 1st phase. Piglet on 2nd phase was divided on each group
same 1st phase: control group, 1st test group, 2nd test group, 3rd test group. Detail:


Control group: Using basic dietary at 0,1% Colistine antibiotic supplement.
1st group: Using basic dietary + 0,3% Lacdry Acid.
2nd group: Using basic dietary + 0,1% Butipearl.
3rd group: Using basic dietary + 0,15% Lacdry Acid + 0,05% Butipearl.
After that tracking some index include: weight of piglet at 7, 14, 21, 30 day old
(kg/head), FCR in two phases: 7-21 & 21-30 day old (gram/head), the rate of diarrhea in
two phases: 7-21 & 21-30 day old (%).
Main findings and conclusions
Main findings

- Supplement 0,15% Lacdry Acid and 0,05% Butipearl on (PiDu x LY) piglet

diet from 7 to 30 days old has the best affect to weight of piglet at 30 days old (7,86
kg/head) ( P < 0,05).

- Supplement 0,15% Lacdry Acid and 0,05% Butipearl on (PiDu x LY) piglet

diet from 7 to 30 days old has the best affect to FCR index, FCR of piglet on 21-30 day
old phase is the lowest 1,13 kg feed/kg gain weight in 3th test group.

- Supplement 0,15% Lacdry Acid and 0,05% Butipearl on (PiDu x LY) piglet

diet from 7 to 30 days old has the best affect to diarrhea preventaion. The rate of
diarrhea is the lowest in 3th test group: 21,21% (1st phase) and 16,67% (2nd phase).

- Supplement 0,3% Lacdry Acid and supplement 0,15% Lacdry Acid + 0,05%

Butipearl on (PiDu x LY) piglet feed from 7 to 30 days old have more effeciency than
using 0,1% Colistine antibiotic.

Conclusions

- Submit ideal to CJ Vina Agri Hung Yen Co.Ltd: using basic dietary and

additional 0,15% Lacdry Acid + 0,05% Butipearl on nursery and weaning piglet feed.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hiện nay, chăn nuôi lợn ở nước ta đóng vai trò quan trọng trong việc cung
cấp thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bởi vậy, nâng cao
năng suất trong chăn nuôi lợn giúp đáp ứng nhu cầu thực phẩm và nâng cao thu
nhập cho người chăn nuôi.

Trong chăn nuôi lợn, nuôi dưỡng và chăm sóc lợn con rất quan trọng. Lợn
con được chăm sóc tốt sẽ giúp cho việc chăn nuôi lợn thịt thuận lợi, lợn thịt phát
triển nhanh, ít bệnh tật và tăng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Tuy
nhiên, hệ tiêu hóa của lợn con mới sinh chưa phát triển hoàn thiện, axit trong dạ
dày chưa được tiết ra nên khả năng tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng cũng
hạn chế, do đó, cơ thể lợn con dễ bị các vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Vì vậy,
để phòng chống bệnh đường tiêu hóa và giúp lợn con hấp thu tốt các chất dinh
dưỡng người chăn nuôi cần nghiên cứu và tìm ra các chế phẩm bổ sung vào thức
ăn tập ăn cho lợn con nhằm giảm tỷ lệ tiêu chảy và hỗ trợ tiêu hóa hấp thu các
chất dinh dưỡng ở lợn con.

Năm 1940, kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi với mục
đích điều trị, phòng bệnh và kích thích tăng trọng cho lợn con. Tuy nhiên, việc

lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi đã gây ra sự kháng kháng sinh ở vi khuẩn
và ảnh hưởng đến môi trường. Theo Trần Văn Hào và cs. (2009) trong những
năm gần đây ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc dùng các loại
kháng sinh thông thường để điều trị bệnh mang lại hiệu quả không cao hoặc một
số loại thuốc kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng.

Ở nước ta, việc cấm sử dụng kháng sinh bổ sung trong thức ăn đã và đang
từng bước được quan tâm. Chính vì vậy, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ra quyết
định số 54/2002/QĐ/BNN quy định về việc cấm sản xuất, nhập khẩu, lưu thông
và sử dụng 18 loại kháng sinh và hóa chất trong sản xuất và kinh doanh thức ăn
chăn nuôi. Đồng thời theo xu hướng chung của thế giới cùng với tiến trình ra
nhập WTO, việc hạn chế và tiến tới hoàn toàn không sử dụng kháng sinh trong
thức ăn chăn nuôi ở nước ta là một xu thế tất yếu.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy có rất nhiều phương pháp tăng khả năng
tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng, phòng ngừa tiêu chảy trên lợn con như:
sử dụng probiotic, axit hữu cơ, thảo dược, kháng thể,.... Trong đó, sử dụng axit
1


hữu cơ được coi là một giải pháp hiệu quả. Gần đây, hai chế phẩm axit hữu cơ:
Axit Lacdry và Butipearl do Tập đoàn Kemin – Mỹ sản xuất đã được khuyến cáo
bổ sung trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi để tăng năng suất vật nuôi và ngăn
ngừa tiêu chảy cho lợn con. Để hiểu rõ tác dụng của hai chế phẩm trên, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Bổ sung chế phẩm Axit Lacdry và Butipearl trong
khẩu phần ăn của lợn con (PiDu x LY) từ 7 – 30 ngày tuổi”.

1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

- Xác định hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Axit Lacdry, Butipearl,

Axit Lacdry và Butipearl trong khẩu phần ăn của lợn con (PiDu x LY) từ 7 - 30
ngày tuổi.

1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Trên cơ sở nghiên cứu thực hiện đề tài, chúng tôi đánh giá được chất
lượng của một số loại nguyên liệu thức ăn để phối hợp thức ăn cho lợn con từ 730 ngày tuổi và dựa vào kết quả nghiên cứu, có thể đánh giá ảnh hưởng của việc
bổ sung chế phẩm Axit Lacdry và Butipearl vào trong khẩu phần của lợn con từ 7
- 30 ngày tuổi.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Trên cơ sở nghiên cứu thực hiện đề tài, chúng tôi có thể khuyến cáo, đề
nghị về việc cần thiết sử dụng chế phẩm Axit Lacdry và Butipearl vào trong khẩu
phần của lợn con từ 7 - 30 ngày tuổi trên đàn lợn con theo mẹ và lợn con sau cai
sữa đưa vào sản xuất tại nhà máy Công ty TNHH CJ Vina Agri Hưng Yên để
phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh doanh.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA LỢN CON

2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng lợn con
Trong giai đoạn này lợn con sinh trưởng rất nhanh, tầm vóc và thể trọng
tăng dần theo tuổi. Từ lúc sơ sinh đến lúc cai sữa, khối lượng cơ thể của lợn con
tăng từ 10 - 12 lần. So với các gia súc khác, tốc độ sinh trưởng của lợn con tăng
nhanh hơn gấp nhiều lần. Các cơ quan trong cơ thể lợn con cũng thay đổi và tăng
lên nhanh chóng. Hàm lượng nước giảm dần theo tuổi, vật chất khô tăng dần, các

thành phần hóa học trong cơ thể của lợn thay đổi nhanh chóng.

Lợn con có tốc độ sinh trưởng nhanh và không đồng đều qua các giai
đoạn. Tốc độ sinh trưởng nhanh nhất là ở 21 ngày tuổi đầu, sau đó có phần giảm
xuống do lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemoglobin trong
máu lợn con giảm. Ở lợn con, tốc độ sinh trưởng của các cơ bắp phát triển mạnh
do đó cần cho lợn tập ăn sớm để sớm hoàn thiện hệ tiêu hóa, hấp thu giúp lợn có
thể phát triển khối lượng nhanh tăng tỷ lệ nạc ở giai đoạn đầu.

Một đặc điểm quan trọng nhất của lợn con theo mẹ là sản lượng sữa mẹ
tăng dần từ khi mới đẻ ra tới ngày thứ 15. Tại thời điểm này sản lượng sữa cao
nhất và ổn định cho tới ngày thứ 20 và sau đó giảm dần cho tới ngày thứ 60 là ở
mức thấp nhất. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ngày càng tăng, trong khi đó sữa
mẹ sau 3 tuần tuổi giảm đi rõ rệt, dẫn tới lợn con thiếu dinh dưỡng nếu như
không có thức ăn bổ sung thêm.

2.1.2. Đặc điểm về khả năng miễn dịch ở lợn con
Khả năng miễn dịch của lợn con trong giai đoạn 7 - 21 ngày tuổi phụ
thuộc hoàn toàn vào lượng kháng thể hấp thu được từ sữa mẹ. Trong sữa đầu của
lợn mẹ có hàm lượng γ -globulin cao. Tuy nhiên, lượng γ -globulin sữa đầu biến
đổi rất nhanh trong vòng 24 giờ: từ 50% xuống còn 27%. Vì vậy cho lợn con bú
sữa đầu trong vòng 24h sau sinh là rất quan trọng. Những lợn con không được bú
sữa đầu có sức đề kháng kém và tỷ lệ mắc bệnh cao. Sau 1 tháng tuổi hệ thống
miễn dịch của lợn con mới hoàn thiện, có khả năng sinh tạo kháng thể chống lại
một số bệnh.

Lợn con mới đẻ trong máu không có γ -globulin nhưng sau khi bú sữa có
chứa hàm lượng γ -globulin cao, khi đó hàm lượng kháng thể trong máu tăng lên
3



một cách nhanh chóng. Lợn con sau 3 - 4 tuần tuổi hàm lượng γ -globulin giảm
xuống, đến 5 tháng tăng lên (trong 100 ml máu có 65 mg globulin). Ngoài ra, hệ
vi sinh vật trong đường ruột (microflora) của lợn con cũng là hệ thống ngăn ngừa
các nhân tố gây bệnh xâm nhập vào đường ruột.

2.1.3. Khả năng điều tiết thân nhiệt
Cơ thể lợn con thường sinh ra nhiệt năng. Nhiệt năng có thể thải ra môi
trường xung quanh; ngược lại, thay đổi nhiệt độ môi trường có thể ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự sinh nhiệt và tỏa nhiệt của cơ thể. Do đó lợn con rất
nhạy cảm với sự thay đổi của khí hậu bên ngoài, dễ bị lạnh và phát sinh bệnh,
nhất là bệnh ỉa phân trắng. Lợn con lúc mới sinh có khả năng điều hòa thân nhiệt
kém nguyên nhân chủ yếu do lợn con mới sinh có lớp mỡ dưới da mỏng, lượng
glycogen dự trữ trong cơ thể thấp, hệ thần kinh điều khiển quá trình điều tiết thân
nhiệt chưa ổn định. Khi nuôi lợn con ở nhiệt độ khác nhau thì sinh trưởng của lợn
con sẽ khác nhau. Ở nhiệt độ 280C, lợn con có khả năng sinh trưởng nhanh nhất
và ở nhiệt độ 110C lợn con có khả năng sinh trưởng chậm nhất.

Lợn con mới sinh ra khả năng điều tiết thân nhiệt chủ yếu phụ thuộc vào
nhiệt độ chuồng nuôi và tuổi lợn con. Nhiệt độ cao hay thấp đều ảnh hưởng tới
quá trình điều tiết thân nhiệt của lợn con. Nhiệt độ bên ngoài có ảnh hưởng trực
tiếp đến sự tỏa nhiệt và tốc độ sinh trưởng của lợn con. Nhiệt độ được coi như là
một chỉ tiêu ảnh hưởng lớn đến đặc điểm, chức năng của cơ quan điều tiết nhiệt
của lợn con. Nếu nhiệt độ thấp lợn con mất nhiều nhiệt và có thể dẫn tới chết. Vì
vậy, trong tuần lễ đầu thân nhiệt của lợn con hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt độ
của môi trường. Ở hai ngày đầu, nhiệt độ môi trường nuôi từ 5 – 60C lợn con có
thể chết do lạnh và mất nhiệt. Sau 3 tuần tuổi, khả năng điều hòa thân nhiệt của
lợn con có thể ổn định để đáp ứng với môi trường bình thường bên ngoài. Nhiệt
độ thích hợp cho lợn con ở tuần 1 là 320C, tuần 2 là 280C, tuần 3 là 260C.


Thân nhiệt của lợn con sau khi đẻ khoảng 380C, sau 10 ngày tăng từ 39,5 39,70C và giữ ở mức đó. Trong thời gian này, thân nhiệt lợn con có thể biến động
trên dưới 10C. Độ ẩm cũng là một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng
điều hòa thân nhiệt của lợn con. Nếu độ ẩm cao thì lợn con dễ bị mất nhiệt và có
thể bị cảm lạnh. Độ ẩm thích hợp cho lợn con ở nước ta là 65 - 70%. Khả năng
thích nghi của lợn con đối với môi trường bên ngoài còn kém do đó khả năng
sinh trưởng và phát triển của lợn con bị hạn chế và dễ nhiễm bệnh dẫn đến tỷ lệ
nuôi sống thấp. Trong chăn nuôi, chúng ta thường sử dụng một số biện pháp kỹ
thuật để hạn chế những tác động của các yếu tố nói trên đối với lợn con, nhằm
4


nâng cao hiệu quả chăn nuôi cũng như điều hòa nhiệt độ và ẩm độ ở tiểu khí hậu
chuồng nuôi thích hợp với lợn con.

2.2. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA CỦA LỢN CON

Bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện về
chức năng. Trong thời gian bú sữa khối lượng cũng như dung tích của bộ máy
tiêu hóa tăng lên rất nhanh. Theo Braude (1979) thì chiều dài ruột non tăng lên
gấp 5 lần, dung tích bộ máy tiêu hóa tăng lên 40 - 50 lần và chiều dài ruột già
tăng lên 40 - 50 lần. Tuyến tụy của lợn con ở 30 ngày tuổi tăng lên gấp 4 lần,
khối lượng của gan tăng gấp 3 lần so với khi sơ sinh. Dạ dày lúc đầu chỉ nặng 6 –
8g và chứa được 35 – 50g sữa, nhưng chỉ sau 3 tuần đã tăng gấp 4 lần và 60 ngày
tuổi đã nặng 150g và chứa được 700 – 1000g sữa. Từ lúc sinh lợn con đã có khả
năng phân giải protein, cụ thể: đầu tiên là chymosin phân giải kết tủa sữa, khi lợn
con lớn lên thì pepsin tiến hành phân giải protein.

Khi có dấu hiệu sinh thì dạ dày lợn sẽ phát triển nhanh hơn các bộ phận
khác trong cơ thể. Sau khi lợn con sinh được 1 tuần, khối lượng dạ dày lớn hơn 2
lần lúc mới sinh. Sau khi lợn con sinh 24 tiếng, khả năng tiết các chất trong dạ

dày tăng gấp 2 lần, và khoảng 1 - 3 ngày sau tăng thêm 2 lần.

Mật độ của các tế bào tổ chức dạ dày, thành dạ dày có khả năng tiết các
chất men được gia tăng. Khi 7 ngày tuổi khả năng tiết các chất phân giải protein
tăng gấp 9 lần và gia tăng nhanh đạt đến mức cần thiết để phân giải protein.

Việc phát triển niêm mạc ruột và sự phân hóa của tế bào tạo ra các dạng
khác nhau về hình thái và theo thời gian. Các nhung mao được hình thành từ
màng nhầy ruột non gọi là tế bào nguyên thủy được chia ra từ các phần tế bào
tăng lên tại các khe vi nhung mao trên ruột.

Khi bào thai phát triển nhung mao được sản sinh và hoàn thiện các chức
năng. Quá trình hấp thu các axit amin được tăng dần trong quá trình mang thai và
tăng nhanh nhất vào thời điểm trước khi đẻ. Tương tự, việc hấp thụ và tiêu hóa
chất bột đường được hình thành trước khi sinh. Sau khi nhung mao và tế bào ruột
được phân hóa việc hấp thụ axit amin đóng vai trò quan trọng trong việc phát
triển của dạ dày và ruột.

Các enzyme cũng được hình thành trong ruột trước khi lợn con được sinh
ra. Các enzyme hoạt tính trong tuyến tụy cũng dần gia tăng trong quá trình mang
thai. Elastase II và chymotrypsin được tăng nhiều nhất trong cuối kì mang thai.
5


Ruột già là nơi hấp thụ nước và chất điện giải, được hoàn thiện ngay từ
lúc lợn con mới sinh. Khi mới sinh cơ quan tiêu hóa ở trạng thái vô khuẩn, nếu ta
đưa vào các vi sinh vật có lợi sẽ giúp các vi khuẩn ruột già hoạt động tốt hơn.

Khả năng tiêu hóa của lợn con rất hạn chế. Dịch vị của lợn con dưới một
tháng tuổi hoàn toàn không có axít HCl ở dạng tự do, vì lượng axít này tiết ra ít

và nó nhanh chóng liên kết với các niêm dịch. Vì thiếu HCl tự do trong dạ dày
nên hệ vi sinh vật dễ lên men gây nên hiện tượng ỉa chảy ở lợn con. pH trong dạ
dày lợn con thay đổi theo ngày tuổi; cụ thể: 7 ngày tuổi là 2,8; 10 ngày tuổi là 2,8
- 3,1; 19 ngày tuổi là 2,4 - 2,7; 45 ngày tuổi là 1,0 – 1,8.

Khả năng tiêu hóa protein của lợn con tùy thuộc vào lượng axít tự do ở
trong dạ dày và sau 3 tuần tuổi thì lợn con có khả năng này. Tuyến tụy bắt đầu
hoạt động trong thời kỳ bào thai và bào thai càng lớn hoạt động tuyến tụy càng
tăng lên, dịch tụy cũng được phân tiết tăng lên theo tuổi.

2.2.1. Các enzyme tiêu hóa
Lợn có tỷ lệ nạc càng cao trong thân thịt thì có lượng enzyme tiêu hóa
protein càng cao so với lợn có tỷ lệ nạc thấp. Trong dịch tụy của lợn lớn có tới 15
enzyme để tiêu hóa các chất song ở lợn con chỉ có 2 enzyme là chymotrypsin và
lipase. Sau một tuần tuổi, lợn con có thêm một số enzyme tiêu hóa như: trypsin
và amylase. Hoạt tính của các enzyme cũng tăng dần theo tuổi của lợn con, cụ
thể: từ 1 - 28 ngày tuổi enzyme trypsin tăng gấp 20 lần, amylase gấp 30 lần, các
enzyme như: chymotrypsin, protease, amylase, elastase, carboxypolypeptidase
cũng tăng dần theo tuổi của lợn con. Hàm lượng vật chất khô ở trong dịch tụy
cũng tăng dần lên theo tuổi của lợn con. Dịch ruột do 2 tuyến bruner và liberkun
tiết ra chứa đầy đủ các enzyme tiêu hóa nhưng ở lợn con chưa có enzyme lactase,
các enzyme tiêu hóa khác có hàm lượng rất thấp không đủ khả năng để tiêu hóa
các thức ăn. Dịch mật của lợn con trong các tuần tuổi đầu còn hạn chế, khả năng
nhũ tương hóa mỡ của lợn con chưa có.

+ Enzyme amylase và maltase có ở trong nước bọt từ khi lợn con mới đẻ
ra nhưng hoạt tính còn thấp tăng dần ở 4 - 6 tuần tuổi, do đó khả năng tiêu hoá
tinh bột của lợn con còn kém, chỉ tiêu hoá được khoảng 50% lượng tinh bột ăn
vào. Sau 3 tuần tuổi, enzyme amylase và maltase mới có hoạt tính mạnh nên khả
năng tiêu hoá tinh bột của lợn con tốt hơn. Hoạt tính của enzyme amylase bắt đầu

thể hiện ở ngày tuổi thứ 7 sau khi sinh nhưng không đáng kể và tăng dần theo
tuổi, hoạt tính của enzyme maltase tăng 1,5 lần từ 7 - 28 ngày tuổi.
6


+ Saccharase: Đối với lợn con dưới 2 tuần tuổi enzyme saccharase hoạt

tính còn thấp; vì vậy, nếu cho lợn con ăn đường saccharose thì rất dễ bị ỉa chảy.

Lợn con dưới 3 tuần tuổi chỉ có một số enzyme tiêu hóa có hoạt tính mạnh

như: trypsin, catepsine, lactase, lipase và chymosine.

+ Trypsin: Là enzyme tiêu hóa protein của thức ăn. Ở thai lợn 2 tháng tuổi
trong chất chiết đã có enzyme trypsin, thai càng lớn hoạt tính của enzyme trypsin
càng cao. Khi lợn con mới đẻ ra hoạt tính của enzyme trypsin dịch tụy rất cao để
bù đắp lại khả năng tiêu hoá kém của enzyme pepsin dạ dày.

+ Catepsine là enzyme tiêu hoá protein trong sữa. Đối với lợn con ở 3 tuần

tuổi đầu, catepsine có hoạt tính mạnh sau đó giảm dần.

+ Lactase: Có tác dụng tiêu hoá đường lactose trong sữa. Enzyme này có
hoạt tính mạnh ngay từ khi lợn con mới đẻ ra và tăng cao nhất ở tuần tuổi thứ 2,
sau đó hoạt tính của enzyme giảm dần.

+ Lipase và chymotrypsin: Hai enzyme này có hoạt tính mạnh trong 3

tuần đầu và sau đó hoạt tính giảm dần (Võ Trọng Hốt và cs., 2000).


Tóm lại, khả năng tiêu hóa thức ăn trong 3 tuần đầu của lợn con còn rất
hạn chế do thức ăn ăn vào có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng các enzyme tiêu
hóa ở thời kì này có hoạt tính kém không đủ để phân giải, tiêu hóa thức ăn. Vì
vậy, thời kì này lợn con dễ bị tiêu chảy, do đó cần có các biện pháp nâng cao tỷ
lệ tiêu hóa, hấp thu ở giai đoạn này như: cho tập ăn sớm, bổ sung thêm men tiêu
hóa, axit hữu cơ, cho ăn thức ăn dễ tiêu, nên bổ sung vi khuẩn phân giải đường
lactose để giúp cho chức năng tiêu hóa được tốt hơn.

2.2.2. Tác dụng của sữa đầu đối với lợn con
Vai trò của sữa đầu đối với lợn con rất quan trọng. Vì vậy, lợn con được
cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt và kết hợp tập cho lợn con có phản xạ trong
khi bú để nâng cao sản lượng sữa mẹ. Protein trong sữa đầu cao hơn sữa thường
và chủ yếu là γ-globulin. Trong 25% protein sữa đầu có γ-globulin (34,06%), αglobulin (12,7%), albumin (11,48%), các chất dinh dưỡng khác như: vitamin D
gấp 3 lần, vitamin A gấp 9 lần, vitamin E gấp 3 lần, vitamin C gấp 9 lần so với
sữa thường, và có MgSO4 có thể tham gia tẩy nhẹ đường ruột lợn con sau khi đẻ.

Nếu lợn con được bú sữa đầu đầy đủ trong vòng 24 tiếng sau khi sinh
thì dạ dày, tuyến tụy, ruột non sẽ phát triển nhanh. Sự phát triển này phụ thuộc
vào sự phát triển của bề mặt nhung mao, vi nhung mao (microvilli) và chịu
7


ảnh hưởng bởi hormone, các yếu tố sinh trưởng có trong sữa đầu. Trước và
sau khi lợn con sinh ra các tế bào sản sinh tế bào nhung mao nguyên thủy và
tế bào nhung mao trao đổi rất nhanh, và đồng thời cũng định hình cấu tạo của
nhung mao.

Sữa đầu có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của sự thủy phân. Các enzyme
phân giải đường lactose, saccharose, maltose và protein sau 24 tiếng sẽ tăng cao
hơn so với lúc lợn mới sinh, chỉ có protein tại ruột là giảm xuống. Trước khi lợn

con được sinh ra, quá trình tiết cortisol sẽ ảnh hưởng tới enzyme thủy phân. Sau
khi lợn con sinh ra trong vòng 24 tiếng, lượng enzyme phân giải saccharose,
maltose cùng gia tăng, nhưng lượng enzyme phân giải fructose tăng nhiều hơn so
với glucose.

Trong sữa đầu có các chất giúp lợn con phát triển hệ thống tiêu hóa. Hơn
nữa, cơ quan tiêu hóa đã được phát triển về cấu tạo và chức năng. Nếu lợn con
được bú sữa đầu thì lượng protein và peptide sẽ được dự trữ đầy đủ. Những chất
này sẽ có tác dụng tương hỗ cho ruột và bề mặt biểu bì, thông qua thành ruột sẽ
tạo miễn dịch bảo vệ cho cơ thể.

2.2.3. Tập cho lợn con ăn sớm
Trong chăn nuôi, tập cho lợn con ăn sớm có tác dụng:

+ Bù đắp phần dinh dưỡng thiếu hụt cho nhu cầu sinh trưởng phát triển
của lợn con khi sản lượng sữa mẹ giảm sau 3 tuần tiết sữa.
+ Rèn luyện bộ máy tiêu hóa của lợn con sớm hoàn thiện về chức
năng, đồng thời kích thích bộ máy tiêu hóa phát triển nhanh hơn về kích thước
và khối lượng.

+ Giảm bớt sự nhấm nháp thức ăn rơi vãi của lợn con để hạn chế được các
bệnh đường ruột của lợn con.
+ Giảm bớt sự khai thác sữa mẹ kiệt quệ và giảm tỷ lệ hao mòn của lợn
mẹ, từ đó lợn mẹ sớm động dục trở lại sau khi cai sữa lợn con.
+ Tránh sự cắn xé bầu vú lợn mẹ, hạn chế bệnh viêm vú.

+ Có điều kiện để cai sữa sớm lợn con, tăng hệ số quay vòng lứa đẻ/nái/năm

Khi lợn con ở 5 – 7 ngày tuổi, người chăn nuôi có thể cho lợn con làm
quen với thức ăn, thức ăn có thể được cho vào máng ăn hoặc rải lên trên tấm lót

sạch để cho lợn con tập ăn. Lợn con 15 – 20 ngày tuổi cần tăng lượng thức ăn bổ
sung và khống chế số lần bú của lợn con. Số lần bú sẽ được giảm dần theo ngày
8


tuổi của lợn con như sau: lợn con 8 – 10 ngày tuổi là 12 lần; 11 – 15 ngày là 10
lần; 15 – 20 ngày là 8 lần; 20 – 25 ngày là 6 lần.

2.3. KĨ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN SAU CAI SỮA

2.3.1. Đặc điểm lợn con sau cai sữa
Lợn con từ chỗ đang phụ thuộc vào lợn mẹ và thức ăn bổ sung, trong vòng
20 ngày đầu sau khi lợn con cai sữa phải sống độc lập và tự lấy dinh dưỡng để
nuôi cơ thể. Lợn con có tốc độ sinh trưởng nhanh, đặc biệt là các tổ chức như:
xương, cơ bắp và bộ máy tiêu hóa, cũng như cơ năng hoạt động của nó. Sức đề
kháng của lợn con còn kém, nhạy cảm với các yếu tố của môi trường xung quanh
làm cho lợn con dễ nhiễm bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa. Lợn
con sống độc lập nên thường xảy ra hiện tượng nhớ mẹ, nhớ đàn, và có thể cắn
xé lẫn nhau để tranh dành thứ bậc trong đàn.

2.3.2. Nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa
Trong chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa người chăn nuôi cần
đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Tỷ lệ nuôi sống cao: Trong quá trình nuôi lợn con sau cai sữa, tỷ lệ nuôi
sống lợn con phải đạt từ 96% trở lên. Trong chăn nuôi nông hộ, tỷ lệ nuôi sống
lợn con có thể đạt cao hơn do nông dân chỉ nuôi số nái ít và dễ chăm sóc.

+ Tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh: Lợn con nuôi giai đoạn sau cai sữa
thường có tốc độ sinh trưởng cao và khả năng sử dụng thức ăn rất tốt. Lợn con

nuôi trong giai đoạn này phải đạt tốc độ tăng khối lượng như sau: Lợn nội 7 - 9
kg/tháng, 280 – 300 g/ngày; lợn lai 9 - 12 kg/tháng, 300 - 400 g/ngày; lợn ngoại
13 - 16 kg/tháng, 450 - 550 g/ngày, và lợn ngoại có thể đạt tới 650 - 700 g/ngày.
+ Tiêu tốn thức ăn thấp:
Lợn nội
Lợn lai

Lợn ngoại

3,5 - 4,0 kg thức ăn/kg tăng khối lượng

3,0 - 3,5 kg thức ăn/kg tăng khối lượng
2,5 - 2,7 kg thức ăn/kg tăng khối lượng

(1kg thức ăn tương đương 3100 kcal ME)

+ Chất lượng giống tốt: Khi kết thúc nuôi lợn con sau khi cai sữa, nếu lợn
được chuyển lên nuôi hậu bị thì những lợn con đó phải đạt tiêu chuẩn phẩm
giống tốt. Nếu chuyển lên nuôi thịt lợn cũng đảm bảo có chất lượng giống cho
nuôi thịt và đồng thời có tỷ lệ đạt tiêu chuẩn từ 95% trở lên.
9


+ Tỷ lệ lợn con mắc bệnh thấp: Lợn con sau khi kết thúc nuôi ở giai đoạn
này thì không mắc các bệnh hoặc nếu có mắc bệnh thì chỉ ở tỷ lệ thấp (< 5%),
với các bệnh về ký sinh trùng hoặc là các bệnh truyền nhiễm. Đồng thời, lợn con
có khả năng đề kháng cao và khả năng thích nghi tốt trong điều kiện sống mới.

2.4. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA LỢN CON


Đối với lợn con giai đoạn tập ăn, thức ăn đóng vai trò rất quan trọng. Ở
giai đoạn này lợn con sinh trưởng rất nhanh, vì vậy cần cung cấp thức ăn tập ăn
phải có dinh dưỡng cao, hợp lí để đáp ứng nhu cầu của lợn con.
Theo khuyến cáo của Công ty TNHH CJ Vina Agri, sản phẩm thức ăn
chăn nuôi Master 1011 phù hợp cho lợn con giai đoạn tập ăn đến sau cai sữa 2
tuần. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Master 1011 thể hiện qua bảng 1.1.
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn Master 1011
Độ ẩm

Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

Kcal/kg

3250

%

Năng lượng trao đổi (ME)
Protein thô

Khoáng tổng số

%

20,02


%

4,54

%

Lipit thô
Xơ thô

%

Lysine
Ca

5,20
5,0

%

1,25

%

0,64

%

P

10,62


1,08

2.4.1. Nhu cầu năng lượng
Để đảm bảo cho lợn con sinh trưởng và phát triển bình thường người chăn
nuôi cần cung cấp nguồn năng lượng dễ tiêu hóa (ví dụ các loại hạt ngũ cốc) như:
ngô, thóc, gạo, cám gạo, cao lương, lúa mì,… đã được làm chín hoặc qua xử lí
nhiệt để không làm ảnh hưởng đến lợn con. Trong các loại nguyên liệu thức ăn
cung cấp năng lượng cho lợn, ngô vàng được coi là nguồn thức ăn cung cấp năng
lượng tốt nhất, chúng chứa nhiều axít béo thiết yếu và sắc tố vàng carotene (hay
còn gọi là tiền vitamin A).
Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007) cần căn cứ vào mức năng
lượng được cung cấp từ sữa mẹ và nhu cầu của lợn con, từ đó quyết định mức sử

10


dụng cho lợn con. Tuy nhiên chỉ bắt đầu từ tuần tuổi thứ 3 lợn con mới có nhu
cầu bổ sung năng lượng. Nhu cầu này càng cao do sữa mẹ cung cấp ngày càng
giảm và nhu cầu của lợn con càng tăng (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận, 2005).
Khẩu phần thức ăn cung cấp cho lợn con cần giàu năng lượng nhưng cần chú ý
nếu tỷ lệ dầu trong thức ăn quá 7%, lợn con sẽ giảm thu nhận.
2.4.2. Nhu cầu protein và axit amin

Đối với lợn con, trao đổi chất càng mạnh, khả năng tích lũy protein càng
lớn. Như vậy khi cung cấp đầy đủ nhu cầu protein cho lợn con thì chúng càng
lớn, càng rút ngắn được thời gian sinh trưởng. Nếu bổ sung không đầy đủ các
axit amin thiết yếu cho lợn con, cả về mặt số lượng và tỷ lệ các axit amin sẽ
dẫn đến sinh trưởng của lợn con bị ảnh hưởng, lợn chậm lớn, còi cọc, ảnh
hưởng đến khả năng sản xuất của các giai đoạn tiếp theo.


Khẩu phần ăn cho lợn con giai đoạn 10 – 21 ngày tuổi cần cung cấp 25%
protein và giai đoạn 3 – 4 tuần tuổi là 20%. Nguồn cung cấp các protein có giá trị
sinh vật học cao đối với lợn con như: bột thịt, bột sữa tách bơ, bột máu, bột cá
loại 1 và khô đậu tương....

Lợn có nhu cầu về 10 axit amin không thay thế được cần cung cấp từ bên
ngoài vào cơ thể như sau: arginine, valine, leucine, isoleucine, threonine, tryptophan,
lysine, histidine, methionine, phenylalanine. Đối với lợn con bú sữa, các axit amin
quan trọng nhất là lysine và methionine, đôi khi còn thêm tryptophan. Trong
protein thô của khẩu phần ăn cho lợn con bú sữa cần có 5 – 5,6% lysine; 3 –
3,2% methionine và 1,4 – 1,5% tryptophan.
2.4.3. Nhu cầu khoáng

Sữa của lợn mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng nhưng hàm lượng các chất
khoáng trong sữa mẹ thấp.

Ca và P: Hai nguyên tố này có vai trò rất quan trọng trong hình thành
xương. Nếu cung cấp thiếu Ca sẽ có nguy cơ dẫn đến hiện tượng còi xương. Mức
cung cấp trong khẩu phần đối với Ca là 0,8%, P là 0,6% (tính theo vật chất khô
khẩu phần). Nguồn Ca và P thường được bổ sung trong khẩu phần ăn cho lợn con
là bột xương, vôi bột, bột đá,...
Fe và Cu: Hai yếu tố này chủ yếu tham gia vào quá trình tạo máu cho lợn
con và là hai yếu tố bị hạn chế trong quá trình tạo sữa; vì vậy cần phải cung cấp
trong khẩu phần đầy đủ cho lợn con. Lượng sắt bổ sung vào khẩu phần ở mức

11


80ppm và bổ sung ở dạng FeSO2 (FeSO4.7H20). Tuy nhiên, hiện tượng thiếu máu

do thiếu sắt thường xảy ra rất sớm trên lợn con, bởi vậy để khắc phục hiện tượng
cần phải thực hiện bổ sung sắt bằng cách sử dụng dextran sắt tiêm cho lợn con
(Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007). Thông thường 1ml dextran sắt chứa từ
100 - 150mg sắt. Người chăn nuôi cần tiến hành tiêm lần thứ nhất vào ngày thứ 3
sau khi đẻ và có thể tiêm lần thứ 2 vào ngày thứ 8. Nếu tiêm 1 lần thì có thể tiêm
ngày thứ 3 với liều 2 ml/con.

Đồng chỉ cần một lượng rất nhỏ bổ sung vào khẩu phần cho lợn con với
mức từ 6 – 8ppm. Song đối với lợn con bú sữa lượng đồng có thể bổ sung vào
khẩu phần với lượng từ 125 - 250ppm đem lại tốc độ sinh trưởng cao hơn. Dạng
bổ sung đồng vào trong khẩu phần ăn cho lợn con thường là: CuSO4. 5H2O,
CuO, CuCO3 (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).

2.4.4. Nhu cầu vitamin
Vitamin tham gia vào hầu hết các quá trình trao đổi chất và hoạt động của
cơ thể như là chất xúc tác sinh học, xúc tiến việc tổng hợp, phân giải các chất
dinh dưỡng (trong cơ thể có tới 850 loại enzyme trong đó có khoảng 120 loại có
thành phần của vitamin tham gia). Vitamin còn có trong các tế bào cơ thể và giúp
lợn sinh trưởng phát dục bình thường. Cơ thể lợn thường xuyên nhận được nguồn
vitamin từ thức ăn. Tuy nhiên, đối tượng lợn khác nhau sẽ có nhu cầu vitamin
khác nhau.

Vitamin được chia ra thành 2 nhóm: vitamin hoà tan trong dầu mỡ và
vitamin hoà tan trong nước. Nhóm vitamin hoà tan trong mỡ bao gồm các
vitamin A, D, E và K. Nhóm vitamin hòa tan trong nước bao gồm: các vitamin
nhóm B và vitamin C.

Vitamin A có tác dụng bảo vệ lớp tế bào biểu mô cũng như hình thành nên
lớp ngoài của màng nhày ở nhiều hệ cơ quan như cơ quan hấp thu, sinh sản và hệ
thần kinh. Đồng thời, nó có chức năng rất quan trọng đối với hoạt động thị giác;

vì vậy, nếu thiếu vitamin A con vật có thể mù. Nhu cầu của vitamin A ở lợn trong
8 tuần tuổi đầu tiên cần 75 - 605mg retinol acetate/kg thức ăn (Sheffy et al.,
1954); (Frape et al., 1959). Theo NRC (1998), nhu cầu vitamin A của lợn từ 3 10kg là 2200 UI/kg khẩu phần.

Vitamin D có nhiều loại nhưng có 2 loại có giá trị đối với lợn đó là vitamin
D2 và D3. Vitamin D tham gia vào chuyển hoá Ca, P, làm tăng sự hấp thu Ca, P ở
vách ruột thông qua việc tạo pH thích hợp và tổng hợp nên protein vật mang. Nếu
12


×