Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Hiệu ứng nhà kính và nguy cơ của hiệu ứng nhà kính đối với môi trường sinh thái nói chung và của việt nam nói riêng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.55 KB, 14 trang )

Tiều luận: Địa hóa ứng dụng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

-----------------------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
ĐỊA HÓA ỨNG DỤNG
“Hiệu ứng nhà kính và nguy cơ của hiệu ứng nhà
kính đối với môi trường sinh thái nói chung và của
Việt Nam nói riêng”
Giảng viên : PGS.TS. Nguyễn Khắc Giảng
Học viên

: Phạm Quốc Hùng

Lớp

: Cao học Địa chất KS và Thăm dò K25

HÀ NỘI - 2013

Phạm Quốc Hùng - Lớp Cao học Địa chất KS và Thăm dò K25

Trang - 1


Tiều luận: Địa hóa ứng dụng

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 3
HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH VÀ NHỮNG NGUY CƠ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG


SINH THÁI TOÀN CẦU ...................................................................................................... 4
1. Hiệu ứng nhà kính là gì? ............................................................................................... 4
2. Khí gây hiệu ứng nhà kính ............................................................................................ 5
3. Phát hiện thêm một chất khí mới gây hiệu ứng nhà kính cực mạnh ............................. 7
4. Phân loại hiệu ứng nhà kính .......................................................................................... 7
NGUY CƠ CỦA HIỆU ỨNG NHÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
CỦA VIỆT NAM................................................................................................................. 10
1. Tác động đến tài nguyên đất: ...................................................................................... 10
2. Tác động đến tài nguyên nước: ................................................................................... 11
3. Tác động đến thủy hải sản:.......................................................................................... 11
4. Tác động đến rừng: ..................................................................................................... 11
5. Tác động đến đa dạng sinh học: .................................................................................. 12
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 14

Phạm Quốc Hùng - Lớp Cao học Địa chất KS và Thăm dò K25

Trang - 2


Tiều luận: Địa hóa ứng dụng

MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, thuật ngữ “hiệu ứng nhà kính” đã trở nên quen thuộc
đối với chúng ta. Đây không phải là một đề tài mới song nó lại là mối đe dọa tiềm
ẩn đối với cuộc sống của con người. Từ việc thay đổi khí hậu dẫn đến sự thay đổi rõ
rệt về hệ sinh thái, theo đó con người cũng chịu ảnh hưởng. Hiệu ứng nhà kính
không chỉ tác động đến Trái Đất vào thời điểm hiện tại và nó còn kéo dài ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tương lai.
Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều hiểu rõ về hiện tượng hiệu ứng

nhà kính nói riêng và quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu nói chung để cùng chung
tay góp sức nhỏ bé của mình vào một thế giới xanh tốt đẹp hơn. Để hiểu rõ về hiệu
ứng nhà kính và những nguy cơ tiềm tàng mà nó mang đến học viên xin trình bày
bài tiểu luận “Hiệu ứng nhà kính và nguy cơ của hiệu ứng nhà kính đối với môi
trường sinh thái nói chung và của Việt Nam nói riêng”
Trong bài tiểu luận này học viên xin trình bày vấn đề về hiệu ứng nhà kính
dưới góc độ của một nhà địa chất hiểu về môi trường và biến đổi khí hậu khí hậu tác
động tới toàn cầu nói chung và của Việt Nam nói riêng.
Bài tiểu luận có những nội dung chính như sau:
- Mở đầu
- Hiệu ứng nhà kính và những nguy cơ tác động đối với môi trường sinh thái
toàn cầu.
- Nguy cơ của hiệu ứng nhà kính tác động tới môi trường sinh thái của Việt Nam.
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo

Phạm Quốc Hùng - Lớp Cao học Địa chất KS và Thăm dò K25

Trang - 3


Tiều luận: Địa hóa ứng dụng

HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH VÀ NHỮNG NGUY CƠ
TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TOÀN CẦU
1. Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính được khám phá bởi nhà khoa học Joseph Fourier vào năm
1824, thí nghiệm đầu tiên có thể tin cậy được là bởi nhà khoa học John Tyndall vào
năm 1858, và bản báo cáo định lượng kĩ càng được thực hiện bởi nhà khoa
học Svante Arrhenius vào năm 1896.

Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ effet de serre trong tiếng Pháp, do Jean
Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng
lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính,
được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong,
dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ
được chiếu sáng.
Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang.
Khi hơi nóng từ mặt trời vào Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng
nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các vệ tinh. Cơ cấu hoạt động này không khác
nhiều so với một nhà kính (dùng để cho cây trồng) thật, điều khác biệt là nhà kính
(cây trồng) có các cơ cấu cách biệt hơi nóng bên trong để giữ ấm không phải qua
quá trình đối lưu.

Hình 1,2: Sơ đồ mô phỏng hiệu ứng nhà kính
Khi bức xạ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất , một phần bức xạ này sẽ phản xạ
lại vào vũ trụ tại biên ngoài khí quyển, phần còn lại xuyên qua bầu khí quyển truyền
đến bề mặt Trái Đất dưới dạng bước sóng ngắn. Tại đây, một phần bức xạ sóng
ngắn phản xạ lại, xuyên qua lớp khí nhà kính vào không gian vũ trụ và một phần đốt
nóng Trái Đất . Trái Đất hấp thu phần năng lượng bước sóng ngắn và trở thành vật
bức xạ nhiệt vào khí quyển (bức xạ sóng dài). Một phần bức xạ hồng ngoại sóng dài
Phạm Quốc Hùng - Lớp Cao học Địa chất KS và Thăm dò K25

Trang - 4


Tiều luận: Địa hóa ứng dụng

do Trái Đất phát ra được hấp thụ bởi các khí trong khí quyển (hơi nước, CO2, CH4,
NOx,...) tạo thành một lưới nhiệt bao trùm toàn bộ bề mặt Trái Đất , giữ cho khí
quyển và bề mặt Trái Đất ở một nhiệt độ nhất định. Hiện tượng này giống như hiện

tượng nhà kính trồng rau khi mà bức xạ Mặt Trời xuyên qua kính bị giữ lại làm cho
nhiệt độ của nhà kính tăng lên.Vì vậy, các khí có tính chất trên được gọi là khí nhà
kính. Lớp khí bao gồm các khí nhà kính được gọi là lớp khí nhà kính.
Có thể định nghĩa hiệu ứng nhà kính như sau:“ Hiệu ứng nhà kính là hiện
tượng trong khí quyển tầng thấp (tầng đối lưu) tồn tại một lớp khí chỉ cho bức xạ
sóng ngắn xuyên qua và giữ lại bức xạ nhiệt của mặt đất dưới dạng sóng dài, nhờ đó
bề mặt Trái Đất luôn có nhiệt độ thích hợp đảm bảo duy trì sự sống trên Trái Đất ”.
2. Khí gây hiệu ứng nhà kính
Cũng giống như nguồn gốc của loài người, các loại khí gây hiệu ứng nhà
kính có nguồn gốc tự nhiên. Thế nhưng, được tích tụ trong bầu khí quyền, các lọai
khí đó hấp thụ tia bức xạ hồng ngọai phát ra từ bề mặt Trái Đất , sau đó các đám
mây khí đó tạo thành một lớp vỏ bọc quanh Trái Đất cản các tia bức xạ đó và giữ
nhiệt lượng trong bầu khí quyển.
Việc tập trung các loại khí gây hiệu ứng nhà kính đều có biến động qua hàng
triệu năm, hiện tượng này liên quan đến những chu kỳ hoặc biến động của tự nhiên
như hiện tượng núi lửa phun là một ví dụ điển hình.
Phun trào núi lửa là một quá trình vận chuyển vật liệu từ dưới sâu lòng đất lên
bề mặt, như là một phần của tiến trình mà Trái Đất loại bỏ sự quá dư thừa về nhiệt
độ và áp suất bên trong lòng nó. Sự phun trào núi lửa là sự giải phóng ở các mức độ
khác nhau những vật liệu đặc biệt vào trong bầu khí quyển. Trong một thế kỉ mà xảy
ra vài vụ nổ núi lửa sẽ có tác động ít nhiều đến khí hậu toàn cầu, điển hình là chúng
có thể gây ra hiện tượng “mát” cho một giai đoạn kéo dài khoảng một năm hoặc
nhiều hơn thế. Sự hoạt động của núi lửa Pinatubo năm 1991- hoạt động phun trào
núi lửa lớn thứ hai trên Trái Đất trong thế kỉ XX (chỉ sau hoạt động của núi lửa
Novarupta xảy ra vào năm 1912), là một ví dụ, làm cho khí hậu bị ảnh hưởng đáng
kể, nhiệt độ toàn cầu giảm đi 0,5oC, và làm cho tầng ô zôn bị suy yếu đi đáng kể.
Lớn hơn nhiều tác động của các vụ nổ núi lửa, được gọi là các vụ cháy ở các
địa phương, xảy ra chỉ vài lần trong hàng trăm triệu năm, nhưng có thể định hình lại
khí hậu của hàng triệu năm và gây ra sự tuyệt chủng khổng lồ. Ban đầu, nó được
nghĩ là đám bụi mờ được đẩy ra từ các vụ nổ núi lửa lớn vào không khí là nguyên

nhân ngăn chặn sự vận chuyển bức xạ Mặt Trời xuống bề mặt Trái Đất nên đã gây
ra hiện tượng nguội lạnh của Trái Đất. Tuy nhiên, các công tác đo lường cho thấy
Phạm Quốc Hùng - Lớp Cao học Địa chất KS và Thăm dò K25

Trang - 5


Tiều luận: Địa hóa ứng dụng

rằng hầu hết lượng bụi được đưa vào bầu khí quyển có thể trở về bề mặt Trái Đất ít
nhất trong vòng 6 tháng, theo đúng điều kiện.
Núi lửa cũng là một phần làm gia tăng lượng khí Cacbon có trong khí quyển.
Tuy nhiên, theo sự khảo sát của các đoàn địa chất Hoa Kì, đã ước tính rằng các hoạt
động của con người còn tạo ra một khối lượng khí cacbon nhiều gấp 130 lần lượng
khí được tạo ra do hoạt động núi lửa. Từ khi xuất hiện nền công nghiệp trên Trái
Đất , chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, khoảng hơn 100 năm, các hoạt động
của con người đã phát thải vào bầu khí quyển một lượng khí gây hiệu ứng nhà kính
đột ngột cao, việc tích tụ khí gây hiệu ứng nhà kính ngày càng tăng từ đầu kỷ
nguyên công nghiệp chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng ấm lên tòan cầu như
giờ đây đang thấy.
Các thành phần khí gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu bao gồm hơi nước, khí
dioxit các bon (CO2), ô-xit Nitơ (N2O), khí mê-tan (CH4) và ô zôn (O3). Những
họat động của con người đã làm sản sinh thêm những chất khí mới vào thành phần
các chất khí gây hiệu ứng nhà kính như fluorure lưu huỳnh SF6, các họ hàng nhà khí
hydroflurocarbone HFC và Hydrocarbures perfluoré PFC. Tất cả các lọai khí này
đều có đặc tính hấp thụ tia bức xạ hồng ngọai từ bề mặt Trái Đất lên không gian.
Phần lớn khí gây hiệu ứng nhà kính có nguồn gốc tự nhiên, một số lại chỉ bắt
nguồn từ những họat động của con người. Việc tập trung các lọai khí đó trong bầu
khí quyển là do chính các họat động đó gây ra. Cụ thể là trường hợp của các chất
khí như Ô-zôn, Dioxit các bon và Mê-tan hay khí CFC.

Ô-zôn có thể tìm thấy rất nhiều trong các chất tẩy rửa công nghiệp ngày nay.
Các chất khí trong họ CFC thì ngày nay đang được sử dụng rộng rãi trong các bình
khí nén của máy lạnh, máy điều hòa không khí hay các loại bình xịt, đây là chất khí
gây hiệu ứng nhà kính bắt nguồn chủ yếu từ hoạt động công nghiệp của con người.
Còn khí mê-tan hay ô-xít ni tơ được phát thải vào không khí qua các hoạt động
nông nghiệp, khai thác hầm mỏ khoáng sản.
Dioxit các bon (CO2) vừa có nguồn gốc tự nhiên vừa từ những hoạt động
công nghiệp đồng thời là loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất vì nó chiếm tỷ
trọng rất lớn trong bầu khí quyển chỉ sau CFC. Ngoài ra, cho dù CFC chiếm tỷ
trọng lớn nhất nhưng nó không đóng góp nhiều vào hiệu ứng nhà kính mà chủ yếu
gây phá hủy tầng ô-zôn mà thôi. Chính vì thế mà không có gì ngạc nhiên khi ngày
nay người ta tập trung quy trách nhiệm chính cho loại khí thải này đối với hiện
tượng ấm lên toàn cầu.
Điều đáng quan ngại là các hoạt động con người càng ngày càng làm tăng
Phạm Quốc Hùng - Lớp Cao học Địa chất KS và Thăm dò K25

Trang - 6


Tiều luận: Địa hóa ứng dụng

mức độ tích tụ khí CO2 trong bầu khí quyển. Mặc dù Nghị định thư Kyoto đã đưa ra
con số yêu cầu cắt giảm, nhưng phát thải khí CO2 vẫn liên tục tăng. Theo cơ quan
Năng lượng quốc tế, từ nay đến năm 2050, phát thải khí CO2 sẽ còn tăng 130%.
Với, mục tiêu đề ra cho thế giới cắt giảm 50% phát thải dioxit các bon thì lượng khí
gây hiệu ứng phát thải vào bầu khí quyển vẫn còn rất cao.
Hiện tượng ấm lên tòan cầu, biến đổi khí hậu là vấn đề phức tạp. Tham dự
vào quá trình này có nhiều bộ phận trong hệ thống Trái Đất . Nó phức tạp bởi vì
không dễ gì tách bạch được ảnh hưởng của tự nhiên và ảnh hưởng từ các họat động
của con người. Hơn thế nữa những nguyên nhân gây ra hiện tượng này liên quan

đến các họat động của con người rất khó lọai bỏ.
3. Phát hiện thêm một chất khí mới gây hiệu ứng nhà kính cực mạnh
Các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu không khí Na Uy (NILU) tại Đài
quan sát Zeppelin vừa ghi nhận sự gia tăng của một chất khí gây hiệu ứng nhà kính
đặc biệt cực mạnh, mang tên HFC134a.
Khí HFC134a ngày càng được sử dụng nhiều ở các hệ thống điều hòa không
khí trong xe hơi và nhà ở. Mặc dù các nhà sản xuất đảm bảo rằng các hệ thống này
đã được thiết kế để tránh mọi rò rỉ, nồng độ HFC134a đã tăng gấp đôi từ nằm 2001
đến năm 2004.
Theo các nhà nghiên cứu, chất khí này có tác động gây hiệu ứng nhà kính
cực mạnh (gấp 1000 lần so với khí CO2). Do đó cần phải theo dõi sự tiến triển của
nó dù chưa đạt đến nồng độ đủ để tác động trực tiếp đến hiện tượng khí hậu toàn
cầu nóng dần.
4. Phân loại hiệu ứng nhà kính
* Hiệu ứng nhà kính khí quyển:
Các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất
và được phản xạ trở lại thành các bức xạ nhiệt sóng dài. Một số phân tử trong bầu
khí quyển, trong đó trước hết là điôxít cacbon và hơi nước, có thể hấp thụ những
bức xạ nhiệt này và thông qua đó giữ hơi ấm lại trong bầu khí quyển. Hàm lượng
ngày nay của khí đioxit cacbon vào khoảng 0,036% đã đủ để tăng nhiệt độ thêm
khoảng 30°C. Nếu không có hiệu ứng nhà kính tự nhiên này nhiệt độ Trái Đất của
chúng ta chỉ vào khoảng - 15°C.
Có thể hiểu một cách sơ lược như sau: ta biết nhiệt độ trung bình của bề mặt
Trái Đất được quyết định bởi cân bằng giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống Trái
Đất và lượng bức xạ nhiệt của mặt đất vào vũ trụ. Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức
Phạm Quốc Hùng - Lớp Cao học Địa chất KS và Thăm dò K25

Trang - 7



Tiều luận: Địa hóa ứng dụng

xạ có sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua tầng ozon và lớp khí CO2 để đi tới mặt đất,
ngược lại bức xạ nhiệt từ Trái Đất vào vũ trụ là bước sóng dài, không có khả năng
xuyên qua lớp khí CO2dày và bị CO2 + hơi nước trong khí quyên hấp thụ. Như vậy
lượng nhiệt này làm cho nhiệt độ bầu khí quyển bao quanh Trái Đất tăng lên. Lớp
khí CO2 có tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của Trái
Đất trên quy mô toàn cầu. Bên cạnh CO2 còn có một số khí khác cũng được gọi
chung là khí nhà kính như NOx, Metan, CFC.
* Hiệu ứng nhà kính nhân tạo:
- Trong 1 thế kỷ trở lại đây con người tác động mạnh mẽ vào sự cân bằng
nhạy cảm giữa hiệu ứng nhà kính tự nhiên và tia bức xạ của mặt trời. Sự thay đổi
nồng độ của các khí nhà kính trong vòng 1 thế kỷ qua (điôxít cacbon tăng 20%,
mêtan tăng 90%) đã làm tăng nhiệt độ lên 2°C.
Trong số các hoạt động của con người thì hoạt động công nghiệp là tác nhân
quan trọng gây ra sự thải các khí nhà kính. Các ngành công nghiệp là nơi sử dụng
một lượng lớn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt). Ngoài CO2 các ngành công
nghiệp cũng tạo ra các loại khí nhà kính khác như trong quá trình sản xuất phân
bón, hóa chất, trong đó phải kể đến nghành công nghiệp khai khoáng.
Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là một trong những tác nhân
quan trọng nhất tạo nên các khí nhà kính và góp phần làm gia tăng hiệu ứng nhà
kính. Trong lịch sử con người tiến bộ và phát triển đã gắn liền với việc khai thác
khoáng sản ở từng mức độ khác nhau trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử.
Đến nay việc khai thác khoáng sản đang là vấn đề nóng bỏng mang tính chất thời sự
đối với các nước trên thế giới nói chung và các nước đang phát triển nói riêng,
không phải bao giờ vấn đề khai thác bền vững cũng được đặt lên bàn cân để so sánh
với giá trị mà những loại tài nguyên đó mang lại, chính việc không coi trọng tính
bền vững trong khai thác hầm lò và chế biến khoáng sản đã nảy sinh tình trạng khai
thác mất cân bằng và hủy hoại môi trường sinh thái một cách trực tiếp. Quá trình
chế biến khoáng sản cũng sản sinh một lượng lớn các chất khí thải CO2, NOx,... vào

bầu khí quyển Trái Đất .
5. Tác động của hiệu ứng nhà kính đến môi trường sinh thái toàn cầu
Việc tăng nồng độ các khí nhà kính do loài người gây ra sẽ làm tăng nhiệt độ
toàn cầu hay sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, sẽ làm thay đổi khí hậu trong các
thập kỷ và thế kỷ kế tiếp.
- Một số nguy cơ của việc thay đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kinh có thể gây ra:
+ Các nguồn nước: Nước là vấn đề sống còn của con người cũng như các
loài sinh vật sống trên cạn và dưới nước. Chất lượng và số lượng của nước uống,
nước sinh hoạt, nước cho kỹ nghệ và cho các nhà máy điện, và các loài sinh vật có
Phạm Quốc Hùng - Lớp Cao học Địa chất KS và Thăm dò K25

Trang - 8


Tiều luận: Địa hóa ứng dụng

thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng
khí bốc hơi. Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn. Khí hậu thay đổi có thể
làm đầy các lòng chảo nổi với sông ngòi trên thế giới.
+ Các tài nguyên bờ biển: Nhiệt độ tăng cao làm cho băng tại hai cực tan ra,
mực nước biển dâng lên dâng và lấn chiếm dần vào đất liền làm mất dần tài nguyên
bờ biển, những vùng đất thấp như cả đất nước Hà Lan và các đảo quốc ở vùng Thái
Bình Dương sẽ biến mất. Chỉ tại riêng Hoa Kỳ, mực nước biển dự đoán tăng 50 cm
vào năm 2100, có thể làm mất đi 5.000 dặm vuông đất khô ráo và 4.000 dặm vuông
đất ướt.
+ Sinh vật: Sự nóng lên của Trái Đất làm thay đổi điều kiện sống bình
thường của các sinh vật trên Trái Đất . Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện
mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị
tiêu diệt.
+ Sức khỏe: Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại

dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng có
thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa
và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.
+ Lâm nghiệp: Nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra
hơn. Điển hình như 2009 tại khu vực Vicroria của Australia đã phải hứng chịu
nhiều đợt cháy rừng nguy hiểm, hay mới đây nhất năm 2012 các đám cháy rừng
trên quần đảo Canary của Tây Ban Nha đã thiêu rụi hơn 4.000 hecta đất trồng,
trong đó có hơn 300ha thuộc Công viên quốc gia Garajonay - một địa điểm được
xếp hạng Di sản thế giới của Liên hiệp quốc,
+ Năng lượng và vận chuyển: Nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và
giảm nhu cầu làm nóng. Sẽ có ít sự hư hại do vận chuyển trong mùa đông hơn,
nhưng vận chuyển đường thủy có thể bị ảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi sự
giảm mực nước sông.
+ Xa hơn nữa nếu nhiệt độ của quả đất đủ cao thì có thể làm tan nhanh băng
tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn
đến nạn hồng thủy.
+ Hiện tượng El Nino và La Nina: ngày càng diễn ra thường xuyên hơn, làm
cho lượng mưa tăng lên gây lụt lội, trong khi những nơi khác lại là hạn hán,…

Phạm Quốc Hùng - Lớp Cao học Địa chất KS và Thăm dò K25

Trang - 9


Tiều luận: Địa hóa ứng dụng

NGUY CƠ CỦA HIỆU ỨNG NHÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
SINH THÁI CỦA VIỆT NAM
Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái
Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với

Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Campuchia ở phía Tây; phía Đông giáp biển
Đông với đường bờ biển dài 3260 km. Những nguy cơ của hiệu ứng nhà kính tác
động đến môi trường sinh thái của Việt Nam
1. Tác động đến tài nguyên đất:
- Tác động ngập lụt do nước biển dâng làm mất canh tác, đất ở do ngập úng.
Nước ta có 31,2 triệu ha đất liền nhưng vì dân số đông nên diện tích đất bình quân
đầu người rất thấp (đứng thứ 159 trong gần 200 quốc gia, chỉ bằng 1/6 bình quân
của thế giới). Diện tích đất canh tác vốn đã thấp (khoảng 0,11 ha/đầu người) lại
đang bị thu hẹp dần do tác động của hiện tượng nước biển dâng sẽ lấn chiếm.
Bảng 1: Tốp mười tỉnh/ thành phố bị ảnh hưởng khi nước biển dâng lên 1m
Tĩnh/Thành phố
Bến Tre
Long An
Trà Vinh
Sóc Trăng
Thành Phố Hồ Chí Minh
Vĩnh Long
Bạc Liêu
Tiền Giang
Kiên Giang
Cần Thơ
Tong cộng

Diện tích (sq km)
2,257
4,339
2,234
3,258
2,003
1,528

2,475
2,397
0,224
3,062
29,827

Diện tích bị ngập (sq km)
1,131
2,169
1,021
1,425
362
606
962
783
1,757
758
11,474

Tỷ lệ %
50.1
49.4
45.7
43.7
43.0
39.7
38.9
32.7
23.2
24.7

385

Theo số liệu của trung tâm quốc tế về quản lý môi trường (ICEM, 2008
- Sự gia tăng khí nhà kính sẽ dẫn đến các trận Mưa axit (nước mưa có độ pH
thấp hơn 5,6) Ở nước ta mưa axit đang chiếm đến 30-40% số lần mưa và gây tăng
độ chua của đất, quá trình mặn hóa do nước biển dâng và bay hơi nhanh, hạn hán
làm tác động đến quá trình suy thoái đất,… Ở nước ta hiện có 120 nghìn ha đất bị
xói mòn, 30 nghìn ha bị nhiễm mặn nhiễm phèn và 300 nghìn ha đất khô hạn
thường xuyên.
- Quá trình hoang mạc hóa diễn ra nhanh. Nước ta hiện đang có đến trên 7
triệu ha đang chịu tác động của việc hoang mạc hóa, trên 400 nghìn ha đụn cát và

Phạm Quốc Hùng - Lớp Cao học Địa chất KS và Thăm dò K25

Trang - 10


Tiều luận: Địa hóa ứng dụng

bãi cát di động tập trung ở 10 tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận và ở đồng bằng
Sông Cửu Long

Hình 3,4: Hiện tượng hoang mạc hóa ngày càng lan rộng trên lãnh thổ Việt Nam
2. Tác động đến tài nguyên nước:
Vào mùa khô nhiệt độ tăng gây khô hạn trên diện rộng thiếu nước tưới tiêu,
nước sinh hoạt, nước cung cấp cho kỹ nghệ. Còn mùa mưa một số nơi gây ngập úng
làm ô nhiễm nguồn nước tầng mặt tác động đến sức khỏe con người và sinh vật.

Hình 5: Hiện tượng khô hạn kéo dài ở
Miền Bắc


Hình 6: Hiện tượng ngập úng vào mùa
mưa lũ ở đồng bằng Sông Cửu Long

3. Tác động đến thủy hải sản:
Nhiệt độ nước biển tăng gây bất lợi về nơi cư trú của một số loài thủy sản,
quá trình khoáng hóa và phân hủy nhanh hơn làm ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của
sinh vật, ảnh hưởng đến thương phẩm và chất lượng của thủy sản, thúc đẩy quá
trình suy thoái hệ San Hô và cộng sinh San Hô và tảo,…
4. Tác động đến rừng:

Phạm Quốc Hùng - Lớp Cao học Địa chất KS và Thăm dò K25

Trang - 11


Tiều luận: Địa hóa ứng dụng

Nền nhiệt độ cao sẽ làm lượng bốc hơi nhiều hơn, thời gian và cường độ khô
hạn gia tăng gây nguy cơ cháy rừng thường xuyên, nước ta là một nước trong khu
vực luôn phải đối mặt với hiện tượng cháy rừng ở cả 3 miền Bắc, Trung và Nam với
tần số đang báo động trong những năm qua.
Mặt khác những cánh rừng ngập mặn ở khu vực miền nam Việt Nam lại chịu
ảnh hưởng to lớn khi nước biển dâng, làm thu hẹp dần phạp vi đất rừng Tràm ngập
mặn.

Hình 7,8,9: Bản đồ rừng Việt Nam qua các thời kỳ
5. Tác động đến đa dạng sinh học:
Tính đa dạng sinh học của nước ta vào loại cao (xếp thứ 16 trên thế giới) với
khoảng 2400 loài thực vật bậc thấp, 11400 loài thực vật bậc cao, 335 loài thú , 840

loài chim, 317 loài bò sát, 162 loài ếch nhái, 1000 lài cá nước ngọt và 2500 loài cá
biển, số loài vi sinh vật càng phóng phú hơn.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu toàn
cầu dẫn đến gia tăng mất rừng, hạn hán, lũ lụt và một phần do cả tác động của con
người (săn bắn, nuôi nhốt để khai thác...) dẫn đến nhiều loài đã và đang bị tuyệt
chủng. Có thể kể đến bò rừng, heo vòi, tê giác, công, cà tông, trĩ...hay gỗ đỏ, gụ
mật, lát hoa, giáng hương, táu, lim xanh, nghiến, hoàng đàn, sao, sến, chò chỉ và
nhiều loài dược liệu quý hiếm (như loài Bảy lá một hoa có tác dụng điều trị ung
thư)...

Phạm Quốc Hùng - Lớp Cao học Địa chất KS và Thăm dò K25

Trang - 12


Tiều luận: Địa hóa ứng dụng

KẾT LUẬN
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho đến nay thì Trái Đất là hành tinh
duy nhất trong hệ Mặt Trời có hiện diện sự sống. Thiên nhiên đã ban tặng cho con
người những núi non hùng vĩ, những dòng sông êm ả, và những cánh rừng bát ngát,
một hệ động thực vật vô cùng phong phú và nguồn khoáng sản đa dạng. Trái Đất đã
trải qua một quá trình vận động tiến hóa lâu dài để tạo nên một hành tinh xanh, thế
nhưng do sự khai thác sử dụng quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên cùng với sự
phát triển cuả nền công nghiệp ngày càng hiện đại con người đã thải vào khí quyển
một lượng lớn chất khí nhà kính, đó chính là những tác nhân gây nên hiện tượng
hiệu ứng nhà kính và quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu với hệ quả là một loạt các
thiên tai xảy ra như mưa acid, bão lũ, nạn hồng thủy, cháy rừng, hạn hán,... các
nguy cơ này không chỉ ảnh hưởng tới môi trường sinh thái hiện tại của con người
hiện tại mà còn tác động xấu đến môi trường sinh thái tương lai các thế hệ sau này.

Những nỗ lực chung mà con người cần phải bắt tay vì một thế giới xanh
nhằm ngăn chặn các khí thải nhà kính bằng cách hạn chế khai thác các nguồn tài
nguyên không tái tạo được, sử dụng những nhiên liệu không gây ô nhiễm môi
trường,... Các nước đã tham gia hội nghị bàn về cắt giảm khí thải nhà kính, vấn đề
biến đổi khí hậu toàn cầu, qua đó đã cho thấy phần nào sự quyết tâm của chúng ta
trong việc khắc phục hậu quả. Song bên cạnh đó, đây không chỉ là vấn đề của
những nhà lãnh đạo cấp cao mà ngay đến một công dân bình thường cũng có thể
góp phần vào việc bảo vệ Trái Đất, bảo vệ ngôi nhà chung bằng những hành động
đơn giản dễ làm như tiết kiệm điện, tham gia trồng cây xanh, tự tìm hiểu và nâng
cao nhận thức của mình về “hiện tượng hiệu ứng nhà kinh” và quá trình biến đổi khí
hậu toàn cầu.

Phạm Quốc Hùng - Lớp Cao học Địa chất KS và Thăm dò K25

Trang - 13


Tiều luận: Địa hóa ứng dụng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Thời tiết Việt Nam:
2) Tủ sách thư viện khoa học:
3) Tài liệu – Ebook:
4) Viện Khoa học Khí tượng Thủy Văn và Môi trường, “Biến đổi khí hậu và
tác động ở Việt Nam”

Phạm Quốc Hùng - Lớp Cao học Địa chất KS và Thăm dò K25

Trang - 14




×