Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Nghiên cứu quy trình sản xuất – tác nghiệp tại công ty cổ phần 118 – momota trong sản xuất đá xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.37 KB, 9 trang )

Nghiên cứu quy trình sản xuất – tác nghiệp tại
Công ty cổ phần 118 – Momota trong sản xuất đá
xây dựng
Như chúng ta đã biết hàng ngày trong mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp đều
diễn ra các hoạt động tác nghiệp, để các hoạt động tác nghiệp ấy đem lại lợi
ích tốt nhất cho doanh nghiệp đòi hỏi các nhà quản lý phải có được những
kiến thức về quản trị hoạt động :
- Có chiến lược tốt về sản xuất tác nghiệp
- Dự báo chính xác nhu cầu
- Có hệ thống kế hoạch sản xuất và tác nghiệp tốt
- Có kế hoạch về nguồn nguyên liệu và dự chữ hàng tồn kho phù hợp
- Quản trị tốt về chất lượng.
- Loại bỏ được những lãng phí .
Công ty cổ phần 118 – Momota, nơi tôi đang công tác là một doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực đầu tư bất động sản và xây dựng các công trình
Giao thông các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu gồm:
1. Đầu tư:
- Đầu tư bất động sản
- Đầu tư xây dựng các công trình Giao thông.


2. Sản xuất các loại vật liệu phục vụ cho Xây dựng .
3. Xây lắp:
- Thi công các công trình dân dụng và công nghiệp.
- Thi công xây dựng cầu, đường, công trình thủy lợi.
- Xây dựng các Khu đô thị, khu công nghiệp…
Sau đây tôi xin trình bày quy trình sản xuất các loại đá để phục vụ thi công
các dự án xây dựng công trình giao thông mà công ty đang áp dụng. Đối với
các dự án miền núi sau khi ký hợp đồng với Chủ đầu tư, công ty thường tìm
nguồn tự cung cấp vật liệu đá các loại bằng cách khai thác và sản xuất nhằm
giảm giá thành xây dựng và kinh doanh bán đá cho các đơn vị bạn cùng thi


công trên dự án.
I- Giới thiệu quy trình sản xuất đá tại các dự án công ty đang áp đụng:
1. Dự báo nhu cầu:
- Nhu cầu đá các loại công ty cần để phục vụ thi công dự án.
- Nhu cầu đá các loại của các công ty khác cùng thi công dự án.
2. Công tác chuẩn bị:
- Chuẩn bị mặt bằng và các thủ tục pháp lý cần thiết (giấy phép khai
thác mỏ, giấy phép nổ mìn, giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp…)
- Lắp đặt giàn máy nghiền sàng đá.
- Các biện pháp đảm bảo an toàn khi nổ mìn…..


3. Máy móc sản xuất:
- Máy khoan các loại có đường kính 32, 42, 70…mm tuỳ thuộc vào kết
quả của công tác dự báo.
- Giàn máy nghiền sàng đá (công suất của máy nghiền sàng phụ thuộc
vào kết quả của công tác dự báo ).
- Máy xúc đào bánh xích dung tích gầu khoảng từ 0.8m3 đến 1.2m3.
- Ô tô tự đổ 12T
- Máy xúc lật.
4. Công tác sản xuất đá:
Dùng máy khoan để khoan các lỗ trên bề mặt của vỉa đá (tùy theo cấu
tạo đá và địa hình của vách đá để dùng các loại khoan khác nhau và khoan
sâu khoảng 1.5m – 2m) tra thuốc nổ vào các lỗ khoan đã đạt yêu cầu; đặt kíp
nổ theo đúng kỹ thuật và cho nổ mìn, sau khi đá rơi khỏi vách, tiến hành nổ
phá những hòn đá còn to không vừa với kích cỡ hàm nhai của máy xay đá.
Xúc đá lên ôtô chở đến máy nghiền sàng đổ vào máng và cho máy
chạy; sản phẩm được đưa ra bãi theo từng loại cụ thể (đá 0x0.5; 1x2; 4x6….)
5. Các biện pháp an toàn:
Người Lao động làm việc tại khu vực sản xuất mang đầy đủ trang bị

bảo hộ lao động (giầy, mũ bảo hộ, găng tay).
Tuân thủ các quy định an toàn Lao động khi vận hành máy xay đá.


Phải tuân thủ tuyệt đối các quy định an toàn về nổ mìn (khi nổ mìn
phải có người gác cảnh báo, ngưòi chỉ huy nổ mìn phải có hiệu lệnh bằng loa
hoặc bằng còi trước và sau khi cho nổ mìn …)
II. Một số vấn đề còn tồn tại trong quy trình hoạt động quản trị sản xuất:
- Công tác chuẩn bị mặt bằng để sản xuất còn chưa được công ty coi
trọng, vật liệu đá các loại là một loại hàng hoá nặng, chiếm diện tích lớn và
bắt buộc phải dự trữ nếu không sẽ sản xuất không kịp phục vụ thi công, dẫn
đến việc dễ bị động trong quá trình sản xuất.
- Các dự án mà công ty tự khai thác được đá phục vụ thi công thuộc
khu vực miền núi, đường giao thông đi lại khó khăn, trong khi máy móc của
công ty hầu hết là máy cũ đã qua sử dụng nên việc mua sắm dự trữ các loại
vật tư để phục vụ công tác sửa chữa là rất cần thiết thậm trí phải có phương
án dự phòng thiết bị để thay thế khi cần thiết.
- Công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất đá đa phần là
Lao động phổ thông chưa qua đào tạo, đặc biệt là các công nhân làm công
tác nổ mìn.
- Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các khâu, việc tổ chức Lao động vẫn
chưa phát huy hết khả năng sáng tạo trong công việc của mỗi cá nhân.


- Việc lập kế hoạch sản xuất chưa được thực hiện đây là nguyên nhân
dẫn đến việc sản xuất tù mù không chủ động về sản lượng hoặc tồn kho lâu
hoặc thiếu sản phẩm.
- Chưa quan tâm đúng mức tới sự thay đổi về nhu cầu của thị trường
(có thể những đơn vị khác cũng sản xuất được đá hoặc họ không sản xuất
được như dự báo ban đầu) dẫn đến sản xuất thừa hoặc thiếu.

- Công tác quản lý chất lượng sản phẩm còn chưa đựơc coi trọng nhiều
loại vật liệu sản xuât ra nhưng không được Chủ đầu tư chấp nhận đưa vào sử
dụng.
- Chưa ngắn được trách nhiệm và quyền lợi của người Lao động với
sản phẩm làm ra, đây là một trong những nguyên nhân làm năng suất Lao
động thấp.
- Chưa xác định được tầm quan trọng của việc chuyên môn hoá lực
lượng Lao động, trình độ của người Lao động không đồng bộ với công nghệ
của máy móc thiết bị., đặc biệt là chưa ý thức hết sự nguy hiểm của việc
không chuyên môn hoá cao lực lượng sử dụng vật liệu nổ và công tác nổ
mìn.
III. Giải pháp thực hiện để cải thiện các nhựơc điểm trên:
- Công ty cần quan tâm hơn nữa đến công tác dự báo nhu cầu của thị
trường cụ thể là ngoài việc dự báo ban đầu thì việc luôn theo sát biến động


của thị trường là rất quan trọng, làm tốt điều này sẽ chủ động được sản xuất
tránh được những lãng phí cần thiết hoặc tận dụng được thời cơ để tăng sản
lượng đúng lúc thu được nhiều lợi nhuận hơn.
- Việc bố trí mặt bằng kho bãi tập kết vật liệu sau sản xuất cũng cần
phải được tính toán cụ thể để giảm thiểu những lãng phí vận chuyển.
- Cần có được những dự trữ cần thiết về vật tư phụ tùng sửa chữa thiết bị
tránh tình trạng không chủ động khi máy móc gặp sự cố.
- Không ngừng đào tạo và đạo tạo lại để nâng cao trình độ nghiệp vụ
cho cán bộ công nhân viên và làm thay đổi cách nhìn nhận của cán bộ, công
nhân viên của công ty về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm theo
kịp với sự thay đổi của thị trường.
- Thực hiện chính sách khoán sản phẩm đến người Lao động để kích
thích sản xuất, tăng năng suất Lao động.
- Hoạt động của nhóm chất lượng được thực hiện một cách định kỳ

hoặc đột xuất tuỳ theo diễn biến cụ thể của công trưòng xác minh phân tích,
giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác quản lý chất lượng.
IV. Những loại lãng phí trong bảy loại lãng phí theo mô hình Lean đang
tồn tại ở doanh nghiệp:
*Công ty hiện tại đang gặp 4 trong số 7 lãng phí được liệt kê theo mô
hình Lean, bao gồm:


- Lãng phí do Tồn kho: Do chưa quan tâm đúng mức tới công tác dự
báo và theo dõi sự biến động của thị trường từng thời điểm nên dự trữ hàng
tồn kho quá mức cần thiết về nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành
phẩm.
- Lãng phí do chờ đợi: Chờ đợi là thời gian công nhân hay máy móc
nhàn rỗi bởi sự tắc nghẽn hay luồng sản xuất trong xưởng thiếu hiệu
quả.Thời gian trì hoãn giữa mỗi đợt chế biến sản phẩm cũng được tính đến.
Việc chờ đợi làm tăng thêm chi phí đáng kể do chi phí nhân công và khấu
hao trên từng đơn vị sản lượng bị tăng lên.
- Lãng phí do di chuyển: Do hạn chế về trình độ và tính trách nhiệm
chưa cao nên cách bố trí từ nơi khai thác đá nguyên liệu đến nơi đặt máy
nghiền chưa phù hợp, các bãi chứa thành phẩm không thuận tiện cho việc đổ
và bốc hàng đến công trường, bố trí phối hợp các bộ phận chưa thuận lợi,
thời gian dịch chuyển để phối hợp làm việc giữa các bộ phận còn kéo dài.
- Lãng phí do sản phẩm hỏng: Do chưa quan tâm đến vấn đề quản lý
chất lượng sản phẩm một cách thường xuyên do vậy đã có một số đống sản
phẩm sản xuất ra nhưng không được Chủ đầu tư chấp nhận.
V. Cách loại bỏ các lãng phí:
* Nâng cao năng lực công tác dự báo hàng tồn kho để xác định mức
hàng tồn kho hợp lý: công trường cần phải áp có sự phối hợp chặt chẽ giữa



nơi sản xuất và nơi sử dụng dựa trên số liệu đã bóc tách cho từng hạng mục
và theo kinh nghiệm thi công thực tế của các công trình tương tự, đặc biệt
quan tâm đến sự thay đổi về nhu cầu của thị trường.
* Giám sát chặt chẽ khâu kế hoạch sản xuất: một trong những nguyên
nhân chính gây ra lãng phí là do các sản phẩm thừa. Nguyên nhân chủ yếu là
bộ phận sản xuất đôi khi chỉ làm đúng theo kế hoạch; theo khối lượng đã
được bóc tách theo thiết kế không nắm sát diễn biến thực tế của công trường.
* Tăng cường công tác giám sát chất lượng: Thường xuyên lấy mẫu thí
nghiệm để tự kiểm tra chất lượng của sản phẩm tránh được việc sản xuất sản
phẩm không đạt chất lượng.
* Tính toán và thiết kế chi tiết mặt bằng sản xuất và mặt bằng dùng để
chứa vật liệu sau sản xuất để tránh được lãng phí vận chuyển.
VI. Kết luận
Tóm lại : Để một hoạt động sản xuất, tác nghiệp đem lại hiệu quả cao
nhất cho doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải có được một chiến lược
sản xuất tốt thể hiện ở nhiều khâu từ việc dự báo tốt nhu cầu, có kế hoạch
sản xuất phù hợp, tính toán kế hoạch dự trữ tồn kho chính xác, quản lý tốt
chất lượng sản phẩm, thông qua những yếu tố đó loại bỏ được những lãng
phí góp phần làm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm mang lại


lợi nhuận tối ư cho doanh nghiệp, xây dựng được hình ảnh thương hiệu của
doanh nghiệp trên thương trường.



×