Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

PHân tích các yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của CÔNG TY cổ PHẦN VINACONEX – ALPHANAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.67 KB, 6 trang )

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP
TỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN VINACONEX – ALPHANAM.
Lĩnh vực kinh doanh: Xây lắp và Kinh doanh bất động sản.
Theo lý thuyết về quản trị sản xuất: Quản trị sản xuất và tác nghiệp bao
gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc quản trị các yếu tố đầu vào, tổ chức,
phối hợp các yếu tố đó nhằm chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vật chất
hoặc dịch vụ với hiệu quả cao nhất.
Để tạo ra sản phẩm và dịch vụ các doanh nghiệp đều phải thực hiện 3 chức
năng cơ bản: Marketing, sản xuất và tài chính. Các nhà quản trị Marketing chịu
trách nhiệm tạo ra nhu cầu cho sản phẩm và dịch vụ của tổ chức. Các nhà quản
trị tài chính chịu trách nhiệm về việc đạt được mục tiêu tài chính của doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp không thể thành công khi không thực hiện đồng bộ
các chức năng tài chính, Marketing và sản xuất. Không quản trị sản xuất tốt thì
không có sản phẩm hoặc dịch vụ tốt; không có Marketing thì sản phẩm hoặc
dịch vụ cung ứng không nhiều; không có quản trị tài chính thì các thất bại về tài
chính sẽ diễn ra. Mỗi chức năng hoạt động một cách độc lập để đạt được mục
tiêu riêng của mình đồng thời cũng phải làm việc cùng nhau để đạt được mục
tiêu chung cho tổ chức về lợi ích, sự tồn tại và tăng trưởng trong một điều kiện
kinh doanh năng động.
Do đó có thể nói rằng quản trị sản xuất và tác nghiệp có tầm quan trọng đặc
biệt trong hoạt động của doanh nghiệp. Nếu quản trị tốt, ứng dụng các phương
pháp quản trị khoa học thì sẽ tạo khả năng sinh lợi lớn cho doanh nghiệp. Ngược
lại nếu quản trị xấu sẽ làm cho doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc xác định được chính xác các yếu
tố bên ngoài, yếu tố bên trong tác động tới hoạt động sản xuất cũng như xác định

1


được chính sách cạnh tranh thích hợp là yếu tố sống còn đối với sự thành bại của


mỗi công ty.
1. Yếu tố bên ngoài
1.1. Yếu tố môi trường vĩ mô
a) Điều kiện kinh tế, xã hội
Tình hình kinh tế hiện nay khả quan hơn so với đầu cuối năm 2008, khi nền
kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc suy giảm kinh tế toàn cầu xuất phát
từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ.
Hiện nay, Nhà nước đang đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở, hạ tầng kỹ
thuật phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, giao thương giữa các vùng
miền. Lãi suất cho vay giảm và được Nhà nước hỗ trợ để kích thích sản xuất,
tiêu dùng. Mặc dù các ngân hàng vẫn chưa đồng ý giải ngân nhiều cho lĩnh vực
kinh doanh bất động sản, tuy nhiên với tình hình thị trường bất động sản đang
ấm lên hiện nay thì sớm muộn các ngân hàng cũng sẽ cấp tín dụng, đặc biệt là
đối với các dự án có hiệu quả cao, chủ dự án có uy tín, doanh nghiệp có thương
hiệu trên thị trường.
Thị trường xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây,
nhu cầu về chỗ ở, văn phòng tăng cao hơn khả năng cung ứng.
Theo dự báo của tỷ phú giàu nhất Châu Á Li Kaseng: “từ giờ đến cuối năm
đầu tư vào cổ phiếu là mạo hiểm, đầu tư vào bất động sản là an toàn”.
Đây đều là những điều kiện thích hợp để các doanh nghiệp trong ngành đầu
tư xây dựng các dự án bất động sản mới.
b) Chính trị

2


Việt Nam có nền chính trị ổn định, đây là điều kiện tiên quyết để có thể thu
hút được các nhà đầu tư và tạo sự an tâm, tin tưởng trong việc đầu tư kinh
doanh.
b) Khoa học công nghệ

Những thay đổi và phát minh kỹ thuật mang lại những đổi thay to lớn như
kỹ thuật siêu dẫn, kỹ thuật điện toán, người máy, những nhà máy không người,
truyền thông không gian, những mạng lưới vệ tinh, sợi quang… Các ảnh hưởng
của công nghệ cho thấy những cơ hội và mối đe dọa mà chúng ta phải được xem
xét trong việc soạn thảo chiến lược. Sự tiến bộ kỹ thuật có thể tác động sâu sắc
lên những sản phẩm dịch vụ, thị trường, nhà cung cấp, nhà phân phối, người
cạnh tranh, khách hàng, quá trình sản xuất, thực tiễn tiếp thị và vị thế cạnh tranh
của tổ chức.
Trong ngành xây dựng hiện nay, sự bùng nổ của công nghệ xây dựng giúp
các nhà thầu thi công đẩy nhanh được tiến độ, đảm bảo chất lượng và tiết kiệm
chi phí. Đặc biệt với một doanh nghiệp vừa kinh doanh vừa thi công thì đó là
một lợi thế vô cùng to lớn.
1.2. Yếu tố môi trường vi mô:
a) Áp lực của nhà cung ứng
- Chất lượng nguyên, vật liệu, sản phẩm cung ứng.
- Đảm bảo cung ứng đúng, đủ số lượng.
- Các thỏa thuận về tài chính, triết khấu.
Đây là thế mạnh của công ty vì công ty đã xây dựng được một đội ngũ nhà
cung ứng có chất lượng, uy tín dựa trên mối quan hệ làm ăn lâu năm và công ty
cũng đã xây dựng được các công ty con sản xuất các nguyên, vật liệu phục vụ
cho nhu cầu của công ty. Tài chính của công ty luôn được đảm bảo.

3


b) Khách hàng
Đối tượng khách hàng mà công ty muốn hướng tới trong thời điểm hiện tại
và trong trung hạn là đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình, có nhu cầu
sử dụng các căn hộ có mức giá vừa phải.
c) Đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn

Đối thủ cạnh tranh hiện tại là các Tổng công ty lớn trên thị trường như:
Tổng công ty xây dựng và phát triển nhà Hà Nội (HUD), Tổng công ty xây dựng
Sông Hồng, Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng (UDIC), Tổng công ty
VINACONEX….
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp xây dựng trong ngành đang
lớn mạnh dần, các doanh nghiệp có nguồn lực tài chính mạnh chuyển sang liên
doanh, liên kết tham gia vào lĩnh vực xây dựng, ví dụ: Tập đoàn dầu khí Việt
Nam thành lập Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam,
2. Xuất phát từ việc phân tích những yếu tố bên ngoài trên tôi lựa chọn
phương thức cạnh tranh nhờ thích ứng với thị trường cho công ty, bởi vì:
- Alphanam-Vinaconex là một công ty có kinh nghiệm, thương hiệu trong
lĩnh vực thi công xây dựng và kinh doanh bất động sản. Công ty có một lợi thế
không nhỏ đó là vừa là nhà đầu tư vừa là nhà thầu thi công xây dựng.
- Xác định rõ thị trường mục tiêu trong thời gian tới là:
+ Ưu tiên thực hiện các dự án trọng điểm có khả năng thu hồi vốn nhanh.
+ Các gói thầu xây lắp tập trung vào các dự án, chủ đầu tư có khả năng
thanh khoản cao, quan tâm đến hiệu quả tài chính.
+ Ưu tiên lựa chọn dòng sản phẩm có tính phổ biến (diện tích trung bình,
thiết bị trung bình, giá trung bình).

4


3. Để thực hiện chiến lược trên, các điều kiện cần thiết bên trong của doanh
nghiệp là:
- Điều chỉnh cơ cấu tổ chức của công ty phù hợp với ưu tiên cạnh tranh đã
xác định.
- Tăng công tác ủy quyền và chịu trách nhiệm để phản ứng nhanh.
- Chủ động thu xếp các nguồn vốn (giảm công nợ, tín dụng).
- Chuyển giao công nghệ hiệu quả.

- Coi trọng cam kết với khách hàng và quản lý nhà nước về tiến độ và chất
lượng công trình.
- Kết hợp với ngân hàng hỗ trợ tín dụng cho vay mua nhà (hỗ trợ khách
hàng tiếp cận với tín dụng ngân hàng).
Hệ thống sản xuất hiện nay được thiết kế phù hợp trong việc triển khai
cũng như vận hành, các phòng ban phối hợp nhịp nhàng, tạo hiệu quả cao trong
công việc, phòng marketing bán hàng được triển khai ngay từ khi dự án triển
khai xong thiết kế thi công. Mọi phản ứng của thị trường đều được phản ánh kịp
thời, giúp hội đồng quản trị của công ty có biện pháp giải quyết nhanh chóng.
Yếu tố công nghệ là yếu tố then chốt trong việc giảm chi phí và nâng cao
chất lượng công trình, đảm bảo an toàn trong thi công. Hầu hết các công nghệ
mới, đội ngũ kỹ sư của công ty đều nắm bắt và ứng dụng hiệu quả. Tạo mối liên
kết bền vững với khách hàng thông qua việc giúp đỡ khách hàng vay vốn của
ngân hàng, đó cũng chính là đối tác quan trọng trong việc huy động vốn vào các
dự án của công ty.
4. Trong quá trình triển khai chiến lược cạnh tranh, công ty có thể gặp phải
các rào cản như:

5


a) Kênh phân phối chưa tốt, ví dụ: nhân viên kinh doanh bất động sản
không nắm vững được dự án, không có nhiệt tình trong công việc, không bám
sát các khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu
b) Nhà cung ứng, cung ứng nguyên vật liêu, sản phẩm không đảm bảo yêu
cầu về số lượng, chất lượng. Bị lệ thuộc vào một nhà cung ứng nào đó.
Thiếu nguyên liệu cung cấp cho nhà máy sản xuất vật tư, ví dụ: nhà máy
gạch tuynel nhưng hiện nây loại đất dùng để làm gạch gần hết;
c) Yếu tố biến động của thị trường: đặc biệt là từ cuối năm 2007 cho tới hết
giữa năm 2008, lượng nguyên vật liệu chủ yếu trong ngành xây dựng đều tăng

như: thép, gạch, xi măng, cát, đá, xăng, dầu, đặc biệt là thép ảnh hưởng tới việc
đầu tư xây dựng, làm tăng suất vốn đầu tư dẫn đến các cam kết với khách hàng
khó thực hiện được (giá cả đã có hợp đồng trước với khách hàng), nếu tiếp tục
thực hiện thì bị lỗ, nếu không thực hiện thì mất uy tín.
Trên đây là những ý kiến cá nhân của tôi về những câu hỏi tình huống của
đề bài.
Xin trân trọng cám ơn sự giảng dạy của thầy giáo và mong nhận được
những ý kiến đóng góp của thầy!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Quản trị sản xuất – Chương trình MBA do Đại học Griggs Hoa Kỳ tổ chức.

2.

Giáo trình quản trị sản xuất – Đại học Kinh tế Đà Nẵng

3.

Production and operations management: A life cycle approach - RB Chase, NJ Aquilano - 1981 Richard D. Irwin.

4.

Global production management – Edited by: Kai Mertins, Oliver Krause, Burkhard Schallock.

5.
6.

6




×