Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động của qũy bảo vệ môi trường việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.9 KB, 11 trang )

PHAN TICH CAC YẾU TỐ TAC DỘNG DẾN HOẠT DỘNG CỦA
QŨY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
Để tồn tại và phát triển một tổ chức phải tiến hành một loạt các hoạt động.
Hoạt động của tổ chức là tổ hợp các hoạt động riêng biệt của các thành viên, các
bộ phận trong tổ chức. Nó là hoạt động có ý thức, có sự quan tâm, theo đuổi
hiệu quả. Hiệu quả hoạt động chủ yếu do cách thức (phương pháp) hoạt động
quyết định, trong đó cách thức quản lý hoạt động có vị trí, vai trò chính. Như
vậy, để hoạt động ngày càng đạt được hiệu quả cao cần có cách thức hoạt động
nói chung, phương pháp quản lý hoạt động nói riêng ngày càng khoa học. Quản
lý hoạt động một cách khoa học là tìm cách, biết cách áp dụng các thành tựu
khoa học vào việc giải quyết các vấn đề quản lý, vào việc thực hiện các loại
công việc quản lý. Quản lý hoạt động có cơ sở căn cứ khoa học là hướng tốt
nhất không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động. Bài luận này tập trung xác định
những yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động tác nghiệp của một tổ chức, qua
đó lựa chọn các ưu tiên thích hợp cho tổ chức này. Đồng thời cũng nghiên cứu
xác định các điều kiện cần thiết bên trong của tổ chức để thực hiện các ưu tiên
này cũng như tác động của hệ thống tổ chức vào việc đạt được các ưu tiên cạnh
tranh. Vấn đề xác định các rào cản trong quá trình triển khai chiến lược cạnh
tranh của tổ chức cũng được đề cập đến trong bài luận.
Tổ chức được xem xét nghiên cứu là Qũy Bảo vệ môi trường Việt Nam.
I. Giới thiệu khái quát về Qũy Bảo vệ môi trường Việt Nam
1


Qũy Bảo vệ môi trường Việt Nam (Qũy) thành lập ngày 26 tháng 6 năm
2002 theo Quyết định số 82/2002/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ. Khi
thành lập, Qũy trực thuộc Bộ Khoa học,Công nghệ và Môi trường. Từ năm
2003, Qũy trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sau một thời gian hoạt
động, để phù hợp với tình hình, ngày 03 tháng 03 năm 2008, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 35/2008/QĐ – TTg về tổ chức và hoạt động của
Qũy thay thế các quy định tại Quyết định số 82/2002/QĐ – TTg. Qũy là một tổ


chức tài chính của Nhà nước, là Qũy Quốc gia, có chức năng tiếp nhận các
nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước; các nguồn tài trợ, đóng góp, ủy thác của các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ tài chính cho các dự án,
nhiệm vụ, hoạt động bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc.
Qũy hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nhưng phải bảo toàn vốn
điều lệ và tự bù đắp chi phí quản lý. Quỹ hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp,
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Qũy do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành phù hợp với Quyết định 35/2008/TTg và các quy định hiện
hành của Nhà nước. Quỹ có các nhiệm vụ:
- Tiếp nhận các nguồn vốn theo quy định để tạo nguồn vốn hoạt động;
- Hỗ trợ tài chính theo các hình thức vay ưu đãi, tài trợ, hỗ trợ lãi suất cho
các chương trình, dự án, các hoạt động bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học,
phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường mang tính
quốc gia, liên ngành, liên vùng hoặc giải quyết các vấn đề môi trường cục bộ
nhưng phạm vi ảnh hưởng lớn;
2


- Tổ chức đăng ký, theo dõi và quản lý các chứng chỉ giảm phát thải khí
nhà kính được chứng nhận (CERs); Thu lệ phí bán CERs, thực hiện trợ giá cho
các sản phẩm của dự án CDM theo quy định.
- Nhận ký Qũy phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản với các tổ
chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản.
Vốn điều lệ 500 tỷ đồng của Qũy do ngân sách Nhà nước cấp. Hàng năm
Qũy được bổ sung thêm vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước chi sự nghiệp môi
trường để bù đắp kinh phí tài trợ cho các dự án nhiệm vụ bảo vệ môi trường
(BVMT), bảo đảm vốn hoạt động của Qũy từ nguồn ngân sách ít nhất là 500 tỷ
đồng.
Các nguồn vốn bổ sung khác:
+ Tiền trích 50% từ nguồn thu phí BVMT đối với nước thải, khí thải, chất

thải rắn, khai thác khoáng sản và các loại phí BVMT khác theo qui định của
pháp luật.
+ Tiền đền bù thiệt hại về môi trường (khoản thu vào ngân sách Nhà
nước) của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
+ Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp, ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước.
+ Lệ phí bán CERs
+ Các nguồn vốn bổ sung khác theo quy định của pháp luật

3


Đến nay, Quỹ đã cho hơn 80 dự án vay gần 200 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi
để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, tài trợ hơn 7 tỷ đồng để khắc phục
các sự cố môi trường trên toàn quốc.
Dưới đây sẽ là một số nội dung về tổ chức và hoạt động của Quỹ được
phân tích, đánh giá theo một số tiêu chí của quản trị hoạt động.
II. Các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động của Quỹ
1. Chính sách nhà nước
Chính sách, cơ chế quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tài chính ở nước ta còn
nhiều bất cập, hạn chế. Những khó khăn này đã được nhiều nghiên cứu trong và
ngoài nước nêu ra, và được thừa nhận là một trong những khó khăn, cản trở lớn
đối với các hoạt động của các tổ chức.
Việc thiếu đầy đủ, thiếu đồng bộ và chồng chéo trong các quy định quản
lý Nhà nước có liên quan tới chính sách tài chính nói chung và cho BVMT ở
nước ta nói riêng đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu về các bất hợp lý của hệ
thống chính sách. Một số bất hợp lý cụ thể là:
- Còn thiếu quy định cụ thể về việc chuyển khoản tiền đền bù thiệt hại về
môi trường từ Ngân sách Nhà nước sang cho Qũy.
Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002 của Thủ tướng Chính

phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Qũy, trong đó có quy định cụ
thể nguồn vốn hoạt động, cơ chế huy động của Qũy. Tuy nhiên, thực tế triển
4


khai Quyết định này còn nhiều khó khăn, không thống nhất với các quy định có
liên quan tại Luật Ngân sách Nhà nước, Luật BVMT, Nghị định số
60/2003/NNĐ-CP của Chính phủ về việc thực hiện Pháp lệnh Phí và lệ phí,
Nghị định số 67/2003/NĐ-CP về phí BVMT đối với nước thải,….
Theo quy định tại Quyết định 82/2002/QĐ-TTg, hàng năm Qũy được bổ
sung vốn từ nguồn trích 50% tiền thu phí BVMT. Tuy nhiên, Nghị định số
60/2003/NĐ-CP lại quy định tất cả các khoản thu từ các loại phí và lệ phí của
các đơn vị đóng trên địa bàn được để lại Ngân sách địa phương 100%.
Tại mục c, khoản 2, điều 6 trong Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg có quy
định trích 10% kinh phí dành cho hoạt động quản lý Nhà nước về BVMT hàng
năm. Tuy nhiên, quy định này lại trái với quy định của Luật Ngân sách Nhà
nước là "ngân sách không được phép trích lại”.
Tại Điều 5 Nghị định 137/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2005 của
Chính phủ về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản quy định “Phí BVMT đối
với khai thác khoáng sản là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% (một
trăm phần trăm) để hỗ trợ cho công tác BVMT tại địa phương nơi có hoạt động
khai thác khoáng sản”. Như vậy, toàn bộ khoản thu về phí BVMT đối với khai
thác khoáng sản được để lại cho ngân sách địa phương mà không điều tiết 50%
về Qũy như quy định của Quyết định 82/2002/QĐ-TTg
Hiện tại vẫn còn chưa có những quy định cụ thể liên quan tới việc xác
định khoản thu đền bù thiệt hại về môi trường vào Ngân sách Nhà nước và từ
Ngân sách Nhà nước chuyển cho Qũy. Cần thiết phải có những qui định bóc tách
5



khoản thu này thành một khoản thu riêng trong danh mục thu Ngân sách Nhà
nước để chuyển cho Qũy.
- Chậm ban hành các qui định liên quan đến phí BVMT đối với chất thải
rắn và phí BVMT đối với khí thải.
Theo quy định của Pháp lệnh phí, lệ phí và Danh mục các khoản phí, lệ
phí ban hành kèm theo Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/03/2006 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 57/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí, lệ phí thì khoản “Phí
BVMT” bao gồm 04 loại phí: phí BVMT đối với nước thải, phí BVMT đối với
khai thác khoáng sản, phí BVMT đối với chất thải rắn, phí BVMT đối với khí
thải.
Tuy nhiên, đến nay Chính phủ mới ban hành được hai Nghị định về phí
BVMT đối với nước thải và phí BVMT đối với khai thác khoáng sản. Vì vậy, đề
nghị Bộ Tài chính cần sớm tiến hành triển khai xây dựng nghiên cứu, xây dựng
hai Nghị định trình Chính phủ về phí BVMT đối với chất thải rắn và phí BVMT
đối với khí thải, trong đó cần quy định cụ thể, rõ ràng nguồn bổ sung vốn hoạt
động cho Qũy.
- Chậm ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều quy định tại Nghị định
số 59/2007/NĐ – CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải
rắn.

6


Theo Nghị định 59, Chủ đầu tư các dự án xử lý chất thải rắn được thế
chấp tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn tại Qũy. Tuy nhiên cho đến nay
Bộ Tài Chính vẫn chưa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện chi tiết điều
khoản này. Do vậy các Chủ đầu tư có dự án xử lý chất thải rắn vẫn gặp khó khăn
khi thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn tại Qũy. Tài sản hình
thành từ vốn vay dự án xây dựng các nhà máy xử lý chất thải rắn là các dây

chuyền tự nghiên cứu, chế tạo không có tiêu chuẩn chung về các thiết bị này nên
khó thẩm định, định giá trị thế chấp. Hơn nữa, thiết bị xử lý chất thải rắn là thiết
bị đặc thù, có giá trị hạn chế và khó phát mại nếu phải xử lý tài sản thế chấp để
thu hồi nợ vay.
Với những bất cập trên, việc bổ sung vốn cho Quỹ gặp rất nhiều khó
khăn, thậm chí không thể thực hiện được. Điều này gây khó khăn cho Quỹ trong
hoạt động, đặc biệt là hoạt động tài trợ, vì vốn tài trợ lấy từ nguồn bổ sung.
2. Sự sẵn sàng của các nhà đầu tư môi trường
Nhu cầu vốn để thực hiện các dự án môi trường trên toàn quốc là rất lớn,
hàng ngàn tỷ đồng theo đánh giá của các cơ quan quản lý. Nhưng đầu tư cho
môi trường trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chưa được các chủ doanh nghiệp
quan tâm đúng mức vì các lý do sau:
- Đầu tư cho bảo vệ môi trường trong tình hình hiện nay là đầu tư không
lợi nhuận. Lợi ích cộng đồng được hưởng còn chủ doanh nghiệp về khía cạnh

7


kinh tế khi đầu tư cho môi trường coi như bị mất một khoản chi phí, làm tăng
chi phí giá thành sản phẩm, mất tính cạnh tranh.
- Suất đầu tư cho môi trường rất lớn, đặc biệt đối với những ngành sản
xuất gây ô nhiễm lớn như giấy, tinh bột sắn, cao su... Các chủ đầu tư Việt Nam,
năng lực tài chính thấp khó có thể đáp ứng thỏa đáng yêu cầu này.
- Luật pháp xử lý các cơ sở gây ô nhiễm không nghiêm minh, gây sự
không công bằng giữa các chủ đầu tư có xử lý môi trường và không xử lý môi
trường. Các chủ đầu tư chấp nhận phạt để tránh phải đầu tư cho môi trường, vì
mức phạt rất thấp (vài triệu đến vài chục triệu đồng/năm).
- Nhận thức của các chủ đầu tư về bảo vệ môi trường rất hạn chế, nhất là
đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất không bền vững.
- Công nghệ môi trường trong nước chưa phát triển, công nghệ xử lý môi

trường của nước ngoài quá cao không phù hợp khả năng tài chính của doanh
nghiệp Việt Nam.
Tình hình trên làm cho các nhà đầu tư không hào hứng vay vốn tại Quỹ
dù là vay lãi suất ưu đãi để đầu tư cho môi trường.
II. Những lựa chọn ưu tiên
Trong tình hình hiện tại, để thực hiện tốt các nhiệm vụ lựa chọn ưu tiên
trong quản trị hoạt động của Quỹ được xác định, đó là:

8


1. Tăng cường thông tin, tuyên truyền về hoạt động, chính sách, điều kiện
hỗ trợ tài chính của Quỹ trên các phương tiện thông tin, các sự kiện.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng để tháo gỡ các khó khăn đặc biệt
là khó khăn trong việc cấp phát vốn.
3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, tổ chức bộ máy hợp lý, quy trình nghiệp vụ
có đủ năng lực để triển khai các nhiệm vụ trên toàn quốc.
4. Tăng cường hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước trong lĩnh vự
bảo vệ môi trường.
III. Những điều kiện cần thiết bên trong
Để triển khai các ưu tiên trên cần thiết đáp ứng các điều kiện sau:
1. Phải tiến hành hoàn thiện cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ và tình hình thực tế.
2. Phải xây dựng được cơ chế chính sách cho người lao động, thu hút
được cán bộ có năng lực về làm việc tương xứng với các tổ chức tương đồng
ngoài xã hội hiện hành.
3. Phải xây dựng được quy trình nghiệp vụ phù hợp với đặc thù của Quỹ
và đối tượng phục vụ.

9



4. Kinh tế Việt Nam phát triển, nhận thức của xã hội về bảo vệ môi trường
được nâng cao để đảm bảo có nguồn lực đầu tư cho môi trường cũng như sư
quan tâm đúng mức cho môi trường.
IV. Các rào cản
Thực tế hoạt động của Quỹ trong những năm qua cho thấy có một số rào
cản chủ quan và khách quan đối với Quỹ như sau:
1. Rào cản về địa bàn: Địa bàn hoạt động của Quỹ rộng khắp trên cả
nước, khi Quỹ chưa phát triển các mạng lưới việc này dễ dẫn đến khó khăn
trong quản lý và gặp rủi ro trong các món vay.
2. Việc sửa đổi, điều chỉnh các chính sách của nhà nước cho phù hợp với
tình hình thực tế, tránh chồng chéo, xung đột không dễ thực hiện ngày một ngày
hai.
3. Năng lực hoạt động của Quỹ còn hạn chế so với các tổ chức ngân hàng.
4. Còn chịu tác động của các thủ tục hành chính, khó khăn trong điều
hành hoạt động.
Kết luận:
Khi hoạt động có quy mô ngày càng lớn và mức độ cạnh tranh ngày càng
quyết liệt người ta càng đặc biệt quan tâm đến nhân tố quản lý. Vì trong trường
hợp đó nếu quản lý không tốt, không có bài bản, không khoa học thì trục trặc sẽ
10


rất nhiều, lãng phí, tổn thất sẽ rất lớn, hiệu quả hoạt động không cao, dễ bị đổ vỡ
phá sản. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả hoạt động cần phải tăng
cường tính nghiêm túc, tính tổ chức kỷ luật, làm việc có suy nghĩ, biết hợp tác,
hăng say sáng tạo trong hoạt động có sự tham gia của nhiều người,... Thực tế
luôn chỉ cho chúng ta rằng, người tham gia hoạt động đông người chỉ có được
những thể hiện quan trọng đó khi có hệ thông quản lý rất khoa học; Quản lý hoạt

động một cách khoa học. Quản lý hoạt động có áp dụng các thành tựu khoa học;
quản lý hoạt động có cơ sở căn cứ khoa học là hướng tốt nhất không ngừng nâng
cao hiệu quả hoạt động.
Nghiên cứu thực trạng hoạt động của Qũy trong thời gian từ 2003 đến
nay, các bất cập trong cơ chế chính sách tài chính, điểm mạnh. điểm yếu, cơ hội
và thách thức của Qũy trước vai trò nhiệm vụ và trách nhiệm mới theo quyết
định mới số 35/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Vận dụng các kiến
thức của môn học Quản lý hoạt động, bài luận thử mổ xẻ một số vấn đề liên
quan đến hoạt động của một tổ chức thực tế nhằm vận dụng lý thuyết vào thực
tiễn. Cùng với quá trình hoạt động của Quỹ sau này chắc chắn môn học sẽ đi
cùng người quản lý, góp phần vào việc tổ chức hoạt động sao cho ngày càng
hiệu quả hơn./.

11



×