Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.97 KB, 12 trang )

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của ngân hàng BIDV
Quản trị hoạt động sản xuất và tác nghiệp chỉ áp dụng chủ yếu đối với
các doanh nghiệp, các công ty đơn vị sản xuất và kinh doanh.Bản thân tôi
đang công tác và làm việc tại Kho bạc Nhà nước Hà nội chức năng nhiệm vụ
chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước,có nhiệm vụ quản lý thu,chi vốn
ngân sách nhà nước.
Bài báo cáo này không phải là của tổ chức cơ quan nơi tôi đang công tác
mà là của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đây là đơn vị
mà kho Bạc Nhà nước Hà nội thường xuyên giao dịch và mở tài khoản.bởi
vậy tôi cũng có nhiều mối quan hệ chặt chẽ giao lưu với hệ thống ngân hàng
này . qua một số đồng nghiệp bên ngân hàng cung cấp thông tin, dữ liệu hoạt
động cũng như chiến lược phát triển khách hàng của công ty . Qua nghiên
cứu môn học Quản trị sản xuất và tác nghiệp và qua sự hiểu biết của bản
thân, tôi mạnh rạn trình bày bài viết với những nội dung sau:
 Những ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động kinh
doanh của BIDV hiện nay
 Lựa chọn ưu tiên cạnh tranh thích hợp
 Các điều kiện cần thiết bên trong
 Các rào cản có thể gặp phải
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những Ngân
hàng thương mại nhà nước hàng đầu Việt Nam. Lịch sử 50 năm xây dựng,
trưởng thành của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi hào hùng và gắn với từng
thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của


dân tộc Việt Nam. BIDV hiện nay đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để
phát triển theo mô hình Tập đoàn với mục tiêu trở thành ngân hàng uy tín,
chất lượng bậc nhất Việt Nam.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những Ngân
hàng thương mại nhà nước hàng đầu Việt Nam. Lịch sử 50 năm xây dựng,


trưởng thành của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi hào hùng và gắn với từng
thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của
dân tộc Việt Nam. BIDV hiện nay đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để
phát triển theo mô hình Tập đoàn với mục tiêu trở thành ngân hàng uy tín,
chất lượng bậc nhất Việt Nam.
1. Những ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài:
*Môi trường kinh tế:
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lan rộng đã và đang tác động đến hầu
hết các nước, các lĩnh vực đặc biệt là các tổ chức tài chính ngân hàng. Trong
bối cảnh chung đó, kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ việc
giá cả leo thang dẫn đến lạm phát tăng cao buộc Chính phủ phải thi hành
một loạt các giải pháp kiềm chế lạm phát trong đó có chính sách thắt chặt
tiền tệ. Hệ quả là các Ngân hàng nói chung
Năm 2008 là một năm kinh tế đầy biến động và để lại nhiều cảm xúc.
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lan rộng đã và đang tác động đến hầu
hết các nước, các lĩnh vực đặc biệt là các tổ chức tài chính ngân hàng. Trong
bối cảnh chung đó, kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ việc
giá cả leo thang dẫn đến lạm phát tăng cao buộc Chính phủ phải thi hành


một loạt các giải pháp kiềm chế lạm phát trong đó có chính sách thắt chặt
tiền tệ. Hệ quả là các Ngân hàng thương mại nói chung, BIDV nói riêng
buộc phải tăng lãi suất huy động cũng như cho vay, tạo ra cuộc chạy đua lãi
suất chưa từng có trong lịch sử (Có thời điểm lãi suất huy động lên đến gần
20%/năm, trong khi đó lãi suất cho vay tối đa 21%/năm) gây khó khăn rất
lớn cho cả khách hàng và ngân hàng.
Năm 2009 tình hình lại diễn biến hoàn toàn ngược lại do tác dụng trực
tiếp từ độ trễ của chính sách thắt chặt tiền tệ cũng như cuộc khủng hoảng
kinh tế thê giới vẫn tiếp diễn. Kinh tế trong nước có dấu hiệu suy giảm buộc
Chính phủ lại phải nới lỏng chính sách tiền tê, thực hiện gói giải pháp kích

cầu hỗ trợ lãi suất cho vay đối với khách hàng. Sự thay đổi chính sách một
cách ‘chóng mặt’ trong khoảng thời gian ngắn như vậy đã tạo áp lực rất lớn,
đặc biệt là đối với ngân hàng có qui mô và thị phần hoạt động lớn như
BIDV.
*Đối tác:
Rủi ro từ các định chế tài chính trên thế giới mà BIDV có quan hệ luôn
đặt ở mức báo động do các định chế cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc
khủng hoảng tài chính Mỹ đã ảnh hưởng lớn đến các hoạt động như cho vay,
tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ của BIDV.
*Đối thủ cạnh tranh:
Cạnh tranh là tất yếu khách quan trên thương trường. Sự cạnh tranh quyết
liệt trong thương trường thực sự là một thách thức lớn đối với các doanh
nhân. Doanh nhân là người chủ doanh nghiệp, cần phải nhạy cảm với tình


thế, nắm vững và vận dụng tốt các nguyên lý cơ bản trong cạnh tranh mới có
thể đảm bảo thành công cho doanh nghiệp.
Cạnh tranh là cuộc so sánh, đối chứng sức mạnh cơ bản giữa các
doanh nghiệp. Những đe doạ, thách thức hay cơ hội của doanh nghiệp, chủ
yếu có được từ quá trình đối kháng của sức mạnh này. Trong bối cảnh đó,
một mặt các doanh nghiệp phải nhận diện chính xác từng đối thủ cạnh tranh,
mặt khác phải theo dõi và kịp thời có đối sách thích hợp với các diễn biến từ
phía các đối thủ cạnh tranh. Việc xác định các lựa chọn ưu tiên cạnh tranh
thích hợp cho doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng. Xác định được các lựa
chọn ưu tiên cạnh tranh thích hợp sẽ giúp doanh nghiệp phát huy được tiềm
năng, thế mạnh của mình, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp.Ngày càng có nhiều ngân hàng mới được thành lập và hoạt động
trong đó có cả những ngân hàng 100% vốn nước ngoài với lợi thế về vốn,
công nghệ và kỹ năng quản lý gây sức ép cạnh tranh cũng như sức ép về
chuyển dịch nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao. *Cạnh tranh: Sẽ

quyết liệt hơn khi các ngân hàng nước ngoài ngày càng mở rộng qui mô và
phạm vi hoạt động trên thị trường Việt Nam. Vai trò của nhóm ngân hàng
nước ngoài ngày càng tăng nhờ sức mạnh về vốn, công nghệ, dịch vụ và qui
mô hoạt động toàn cầu.
*Công nghệ, trang thiết bị
Mặc dù trong nh ững năm qua năm qua, BIDV đã thu được những kết
quả khả quan trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh. Tuy
nhiên, do sự phát triển rất nhanh của loại hình này nên việc đầu tư vào công
nghệ vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu nhưng đi kèm với nó là khoản chi phí rất
tốn kém phải bỏ ra.Một ví dụ điển hình như việc trang bị các hệ thống thanh


toán vốn ,chuyển tiền bằng thư điện tử kết nối giữa hệ thống kho bạc nhà
nước với các ngân hàng giao dịch.rút tiền tự động bằng máy ATM đòi hỏi hệ
thống ngân hàng phải đầu tư công nghệ hiện đại , đáp ứng nhu cầu của xã
hội
2. Ưu tiên cạnh tranh thích hợp và các điều kiện cần thiết bên trong:
Ưu tiên cạnh tranh thích hợp nhất cho các doanh nghiệp hiện nay chính là
thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Bởi, mục đích cốt lõi của cạnh tranh
chính là vấn đề làm sao có thể thu hút khách hàng ngày càng tốt hơn. Muốn
vậy, doanh nghiệp phải thoả mãn được nhu cầu của khách hàng một cách tốt
nhất.
*Nâng cao quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính:
BIDV vẫn tiếp tục phát huy lợi thế về phục vụ đầu tư phát triển bằng
việc ký kết các thoả thuận hợp tác toàn diện cùng phát triển bền vững với
hơn 20 Tổng Công ty lớn. BIDV đã và đang ngày càng nâng cao được uy tín
về cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng bộ cho lực lượng “chủ
công” này của nền kinh tế đồng thời khẳng định giá trị của thương hiệu
BIDV trong lĩnh vực phục vụ các dự án, chương trình lớn của đất nước. Bên
cạnh tăng cường các quan hệ hợp tác với các “quả đấm thép” của nền kinh

tế, BIDV cũng đã chú trọng đến việc mở rộng khách hàng là doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Nền khách hàng đã đa dạng hơn cả về loại hình sở hữu
và ngành nghề
*Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn:


BIDV tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trong dư nợ tín
dụng trong khách hàng doanh nghiệp Nhà nước và hướng tới đối tượng
khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. BIDV
cũng tích chuyển dịch cơ cấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài
hạn, chuyển sang tập trung nhiều hơn cho các khoản tín dụng ngắn hạn.
BIDV cũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm tăng
thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng
*Lành mạnh hóa tài chính:
BIDV đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh
doanh, là ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc
tế. Từ 1996, BIDV liên tục thực hiện kiểm toán quốc tế độc lập và công bố
kết quả báo cáo. Năm 2006, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên thuê Tổ chức
định hạng hàng đầu thế giới Moody’s thực hiện định hạng tín nhiệm cho
BIDV và đạt mức trần quốc gia. Với sự tư vấn của Earns & Young, BIDV đã
triển khai thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 Quyết định 493
phù hợp với chuẩn mực quốc tế và được NHNN công nhận
*Đầu tư phát triển công nghệ thông tin:
Nhận thức công nghệ Thông tin hiện đại là nền tảng cho hoạt động của một
ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và sức mạnh
cạnh tranh của BIDV trên thị trường, BIDV đã hiện đại hóa công nghệ bằng
việc hoàn thành triển khai dự án hiện đại hoá giai đoạn I, Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển đã xây dựng được nền móng công nghệ cơ bản cho một ngân
hàng hiện đại đa năng, tạo ra bước phát triển mới về chất lượng dịch vụ, tiến

tới trình độ của các ngân hàng trong khu vực. BIDV đã gia tăng hơn 40 sản
phẩm, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, thoả mãn được các nhu cầu của
khách hàng. Bên cạnh đó, hiện đại hoá cũng mở ra những cơ hội mới cho


công tác quản trị điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo hướng
tập trung, minh bạch, hiệu quả và kịp thời.
*Hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức- quản lý, hoạt động, điều
hành theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại:
Một trong những thành công có tính quyết định đến hoạt động hệ
thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn này là: củng
cố và phát triển mô hình tổ chức của hệ thống, hình thành và phân định rõ
theo 4 khối chức năng: khối ngân hàng, khối công ty trực thuộc, khối đơn vị
sự nghiệp, khối liên doanh, làm tiền đề quan trọng cho việc xây dựng đề án
cổ phần hoá. Cùng với quá trình cơ cấu lại mô hình tổ chức, công tác quản lý
hệ thống cũng đã liên tục được củng cố, tăng cường, phù hợp với mô hình tổ
chức và yêu cầu phát triển mới. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã xây dựng
và hoàn thiện kế hoạch phát triển thể chế, ban hành cơ bản đầy đủ hệ thống
văn bản nghiệp vụ, tạo dựng khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân
hàng theo luật pháp, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Đây là
những tiền đề quan trọng để hoạt động của của BIDV sớm bắt kịp thông lệ
và nhanh chóng hội nhập.
*Đầu tư, tạo dựng tiềm lực cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối
sản phẩm:
Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, tương
xứng với tầm vóc, quy mô và vị thế hoạt động của ngân hàng, trong năm
2004 - 2005, BIDV đã thực hiện triển khai một cách bài bản quy hoạch và có
kế hoạch đầu tư hệ thống tháp Văn phòng BIDV với tổng diện tích sàn trên
600.000m2, vận hành dự án BIDV Tower tại 194 Trần Quang Khải, Hà nội.



Với mục tiêu phát triển mạng lưới, kênh phân phối để tăng trưởng hoạt
động, là cơ sở, nền tảng để triển khai các hoạt động kinh doanh, cung cấp
các sản phẩm, dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá và khẳng định
thương hiệu của ngân hàng. Đến nay BIDV đã có 103 chi nhánh cấp 1 với
gần 200 phòng giao dịch trên toàn quốc.
*Không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực:
BIDV luôn quan tâm thoả đáng tới đời sống vật chất, tinh thần của
người lao động. Bên cạnh việc tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt
cho ngành, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, BIDV đã liên tục tuyển dụng
nguồn nhân lực trẻ có tri thức và kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của hội
nhập. Toàn hệ thống đã thực thi một chính sách sử dụng lao động tương đối
đồng bộ, trả công xứng đáng với năng lực và kết quả làm việc của mỗi cá
nhân đồng thời tạo ra môi trường làm việc cạnh tranh có văn hoá, khuyến
khích được sức sáng tạo của các thành viên…
*Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới:
Song song với việc tiếp tục duy trì các mối quan hệ truyền thống với
các định chế tài chính, các tổ chức ngân hàng quốc tế, trong một vài năm trở
lại đây, BIDV đã bắt đầu mở rộng quan hệ hợp tác sang thị trường mới. Các
hoạt động thanh toán quốc tế cũng đã đạt được những bước tiến đáng kể.
Liên tục trong 5 năm từ 2001- 2005, BIDV đều được các ngân hàng lớn trên
thế giới trao tặng chứng nhận Chất lượng thanh toán qua SWIFT tốt nhất
của Citibank, HSBC, Bank of NewYork, Amex…
Từ năm 2002, BIDV trực tiếp quản lý, triển khai bán buôn các dự án
tài chính nông thôn do WB uỷ nhiệm. Trong quá trình quản lý các dự án này,


BIDV đã được WB và các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá cao, liên tục
trong 2 năm 2004 - 2005, BIDV đã được nhận 3 giải thưởng: “Tài trợ phát

triển giảm nghèo”; “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ” và “Phát triển kinh
tế địa phương”… Những giải thưởng Quốc tế này đã góp phần nâng cao
đáng kể hình ảnh của BIDV trong con mắt của các đối tác quốc tế.
*Chuẩn bị tốt các tiền đề cho Cổ phần hóa BIDV:
BIDV đã chủ động xây dựng Đề án cổ phần hóa BIDV, trình và được
Chính phủ chấp thuận. Nỗ lực nâng cao năng lực tài chính bằng việc phát
hành 3.200 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2; minh bạch hóa hoạt động kinh
doanh với việc thực hiện và công bố kết quả kiểm toán quốc tế; Thực hiện
định hạng tín nhiệm và đạt mức trần quốc gia do Moody’s đánh giá;
*Hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt:
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ
hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa
Việt Nam và Lào, BIDV đã nỗ lực phối hợp với Ngân hàng Ngoại thương
Lào nhanh chóng thành lập Ngân hàng liên doanh Lào - Việt với mục tiêu
"góp phần phát triển nền kinh tế của Lào, góp phần phát triển hệ thống tài
chính và ngân hàng của Lào; hỗ trợ quan hệ thương mại cho doanh nghiệp
hai nước và qua đó để góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện
giữ hai nước. Mới đây, Ngân hàng liên doanh Việt – Nga cũng đã được
thành lập và đi vào hoạt động cũng với ý nghĩa tương tự như vậy.
BIDV cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được Chính phủ giao về khắc phục
lũ lụt, cho vay thu mua tạm trữ lương thực, hỗ trợ cà phê, đặc biệt là chương
trình kêu gọi hỗ trợ an sinh xã hội theo chủ trương của Chính phủ năm 2008
vừa qua.


3. Các rào cản có thể gặp phải:
*Ý thức hệ chính trị và xã hội khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập chung
quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường.
*Dịch vụ ngân hàng: Còn đơn điệu, chưa phong phú và còn nặng về
các nghiệp vụ truyền thống.

*Đội ngũ lao động: Trình độ lao động quá thấp hầu hết chưa qua đào
tạo hoặc đã qua đào tạo thì không đến nơi đến chốn. Tư tưởng của người lao
động còn mang nặng tính đối phó, tâm lý hưởng thụ nặng nề và thiếu tính
liên kết.Tuy đông về số lượng nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ vẫn
còn thấp, nhất là cán bộ quản lý. Cơ cấu tổ chức cũng còn nhiều điểm chưa
hợp lý, thủ tục vẫn còn nhiều phiền hà. Khách hàng vẫn có thói quen dùng
tiền mặt để thanh toán, tình trạng đô la hóa vẫn ở mức cao.

*Khả năng thanh toán: vẫn ở mức thấp. Thị trường tài chính chưa hoàn
thiện. Chế độ kiểm toán, kế toán còn khác biệt với thông lệ và chuẩn mực
quốc tế.
Các nguyên tắc kiểm tra, giám sát hoạt động ngân hàng còn chưa hợp lý,
vẫn chủ yếu coi tài sản thế chấp là cơ sở bảo đảm tiền vay, kể cả đối với tín
dụng ngắn hạn, xem nhẹ bảo đảm theo dự án, trong khi việc xử lý tài sản thế
chấp để thu hồi nợ là vấn đề khó khăn do vướng mắc về mặt pháp lý, vì vậy
khó thu hồi được vốn vay.
*Trong quá trình hội nhập: Hệ thống ngân hàng nói chung, BIDV nói
riêng đều phải chịu tác động mạnh của thị trường tài chính thế giới, nhất là
về tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại tệ, trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều


nghĩa vụ và cam kết quốc tế. Hội nhập quốc tế sẽ làm tăng các giao dịch vốn
và rủi ro hệ thống ngân hàng, trong khi cơ chế quản lý chưa hoàn thiện, nhất
là về thanh tra, giám sát, thiếu sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành liên
quan.
Năm 2008 và 4 tháng đầu năm 2009, tỷ giá USD/VND biến động phức
tạp và có xu hướng tăng mạnh. Mặc dù NHNN đã có những biện pháp chính
thức điều chỉnh tăng tỷ giá như nâng tỷ giá bình quân LNH, nới rộng biên độ
tỷ giá giao dịch USD/VND,… nhưng vẫn chưa ổn định được thị trường,tỷ
giá vẫn chịu sức ép tăng giá, thị trường kém thanh khoản.nguồn tin của tổ tư

vấn BIDV trên trang WED
Tóm lại, việc triển khai chiến lược cạnh tranh trong doanh nghiệp có thể
gặp khó khăn, đòi hỏi nhà quản lý phải tiến hành với một kế hoạch cụ thể, có
biện pháp thích hợp khắc phục những rào cản nói trên, như: chú trọng tháo
gỡ, giải quyết những mâu thuẫn phát sinh do va chạm quyền lợi của một số
bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp, tăng cường công tác tuyên truyền để
nâng cao nhận thức, đồng thời nâng cao năng lực năng lực yếu kém của một
số bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp,...

Tài liệu tham khảo:


- Giáo trình Quản trị sản xuất tác nghiệp của Chương trình đào tạo thạc
sỹ quản trị kinh doanh quốc tế của Trường Đại học Griggs – Đại học
quốc gia Hà nội.
- Các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước liên quan tới việc điều
hành các chính sách vĩ mô trong năm 2008.
- Báo cáo đánh giá hoạt động của BIDV trong năm 2008.
- Tài liệu tham khảo trên Internet.



×