Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ của các văn bản thuyết minh bảo tàng trong tiếng Việt và tiếng Anh từ quan điểm Ngôn ngữ học chức năng hệ thống (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 217 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA CÁC VĂN BẢN THUYẾT
MINH BẢO TÀNG TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG
ANH TỪ QUAN ĐIỂM NGÔN NGỮ HỌC CHỨC NĂNG
HỆ THỐNG

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã số: 9 22 20 24

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. HOÀNG VĂN VÂN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu, dẫn chứng nêu trong luận án là chính xác, trung thực và hoàn toàn
không trùng khớp với bất kì công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả Luận án

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN .... 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 8
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về diễn ngôn và Ngôn ngữ học chức năng hệ thống trên
thế giới ......................................................................................................................... 11
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu về diễn ngôn (văn bản) và nghiên cứu dựa vào
khung ngữ pháp chức năng hệ thống để phân tích ngữ pháp ở Việt Nam.................. 12
1.1.3. Tổng quan những nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ của văn bản thuyết minh
bảo tàng trên thế giới và ở Việt Nam .......................................................................... 17
1.2. Cơ sở lí luận...................... ................................................................................ ..22
1.2.1. Lí thuyết về diễn ngôn, ngôn ngữ nói và viết, phân tích diễn ngôn và thể loại. ...... .23
1.2.2. Lí thuyết liên quan tới văn bản thuyết minh bảo tàng, phong cách và thể loại
của chúng...................... .............................................................................................. 28
1.2.3. Lí thuyết về Nghĩa liên nhân............................... .............................................. 32
1.2.4. Một số khái niệm liên quan tới siêu chức năng tư tưởng................................. 43
1.2.5. Một số khái niệm liên quan tới siêu chức năng ngôn bản ................................. 50
1.2.6. Lí thuyết về phân tích đối chiếu ........................................................................ 53
1.3. Tiểu kết........... .................................................................................................... .56
CHƯƠNG 2: ĐỐI CHIẾU SỰ THỂ HIỆN CỦA NGHĨA LIÊN NHÂN TRONG
VĂN BẢN THUYẾT MINH BẢO TÀNG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH ...............57
2.1. Dẫn nhập................................................................... ................................. .........57
2.2. Phân tích và miêu tả sự thể hiện nghĩa liên nhân trong văn bản thuyết minh
bảo tàng đã chọn khảo sát tiếng Việt và tiếng Anh ................................................ 57
2.2.1. Phân tích và miêu tả thức .................................................................................. 57
2.2.2.Phân tích và miêu tả tình thái ............................................................................. 58
2.2.3. Phân tích và miêu tả hệ thống ngôi ................................................................... 82
2.3. Đối chiếu sự thể hiện của nghĩa liên nhân trong văn bản thuyết minh bảo
tàng tiếng Việt và tiếng Anh ..................................................................................... 87
2.3.1. Kết quả đối chiếu hệ thống thức trong văn bản thuyết minh bảo tàng tiếng
Việt và tiếng Anh ........................................................................................................ 87



2.3.2.Kết quả đối chiếu sự thể hiện của tình thái trong văn bản thuyết minh bảo tàng
tiếng Việt và tiếng Anh ............................................................................................... 87
2.3.3. Đối chiếu sự thể hiện của hệ thống ngôi trong văn bản thuyết minh bảo tàng
tiếng Việt và tiếng Anh................... ........................................................................... .95
2.3.4.Thảo luận ............................................................................................................ 96
2.4. Tiểu kết............ ................................................................................................... .99
CHƯƠNG 3: ĐỐI CHIẾU HỆ THỐNG CHUYỂN TÁC TRONG VĂN BẢN
THUYẾT MINH BẢO TÀNG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH ....................... 102
3.1. Dẫn nhập ........................................................................................................... 102
3.2. Phân tích và miêu tả hệ thống chuyển tác trong văn bản thuyết minh bảo
tàng tiếng Việt và tiếng Anh ................................................................................... 102
3.2.1. Phân tích và miêu tả hệ thống chuyển tác trong văn bản thuyết minh bảo tàng
tiếng Việt và tiếng Anh................................ ............................................................ .102
3.2.2. Phân tích và miêu tả hệ thống chuyển tác trong văn bản thuyết minh bảo tàng
tiếng Việt và tiếng Anh ............................................................................................. 107
3.3. Đối chiếu quá trình, chu cảnh, mật độ thực từ và cấu trúc chủ động/bị
động trong văn bản thuyết minh bảo tàng tiếng Việt và tiếng Anh ................... 113
3.4. Tiểu kết .............................................................................................................. 118
CHƯƠNG 4: ĐỐI CHIẾU SỰ THỂ HIỆN CỦA HỆ THỐNG QUY CHIẾU
VÀ THỂ LOẠI TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH BẢO TÀNG TIẾNG
VIỆT VÀ TIẾNG ANH .......................................................................................... 120
4.1. Dẫn nhập ........................................................................................................... 120
4.2. Đối chiếu sự thể hiện của quy chiếu trong văn bản thuyết minh bảo tàng
tiếng Việt và tiếng Anh ........................................................................................... 120
4.2.1.Sự thể hiện của quy chiếu ngoại chỉ, hồi chỉ, khứ chỉ trong văn bản thuyết
minh bảo tàng tiếng Việt và tiếng Anh ..................................................................... 120
4.2.2. Sự thể hiện của quy chiếu ngôi, chỉ định và so sánh trong văn bản thuyết
minh bảo tàng tiếng Việt và tiếng Anh ..................................................................... 121

4.2.3. Sự khác nhau trong việc sử dụng phương tiện quy chiếu ngôi, quy chiếu chỉ
định, quy chiếu so sánh trong văn bản thuyết minh bảo tàng tiếng Việt và tiếng Anh.. 123
4.3. Phân tích và miêu tả thể loại trong văn bản thuyết minh bảo tàng


tiếng Việt và tiếng Anh ......................................................................................... 128
4.3.1. Phân tích và miêu tả thể loại trong văn bản thuyết minh bảo tàng tiếng Việt .... 128
4.3.2. Phân tích và miêu tả thể loại trong văn bản thuyết minh bảo tàng tiếng Anh ......132
4.4. Đối chiếu thể loại trong văn bản thuyết minh bảo tàng tiếng Việt và
tiếng Anh .................................................................................................... 137
4.5. Tiểu kết .............................................................................................................. 139
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 141
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN......................................................................................................... 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 149
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 159


DANH MỤC QUY ƯỚC VIẾT TẮT
Tiếng Việt
VBTMBT

Văn bản thuyết minh bảo tàng

BTLSQGVN

Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam

BTPNVN


Bảo tàng phụ nữ Việt Nam

BTMTVN

Bảo tàng mỹ thuậtViệt Nam

VB 1

Văn bản thuyết minh hiện vật: Tượng đá

VB 2

Văn bản thuyết minh hiện vật: Chuông đồng

VB 3

Văn bản thuyết minh hiện vật: Bình gốm

VB 4

Văn bản thuyết minh hiện vật: Cây đèn đồng

VB 5

Văn bản thuyết minh hiện vật: Lưỡi rìu đồng

VB 6
VB 7
VB 8


Văn bản thuyết minh hiện vật: Bức tranh “Thập điện Diêm
vương”
Văn bản thuyết minh hiện vật: Tượng sư tử bằng đá
Văn bản thuyết minh hiện vật về đồ trang sức: Khuyên tai bằng
đá hai đầu thú

VB 9

Văn bản thuyết minh hiện vật: Mộ cổ Việt Khê bằng gỗ

VB 10

Văn bản thuyết minh hiện vật: Ấn “Môn Hạ Sảnh ấn” bằng đồng

VB 11

VB 12

VB 13
VB 14
VB 15

VB 16
VB 17

Văn bản thuyết minh nhân vật thuộc lĩnh vực thời trang: Nguyễn
Thị Minh Hạnh
Văn bản thuyết minh nhân vật thuộc lĩnh vực văn học: Hồ Xuân
Hương
Văn bản thuyết minh nhân vật thuộc lĩnh vực ngoại giao: Nguyễn

Thị Bình
Văn bản thuyết minh nhân vật: Phụ nữ trong cuộc sống gia đình
Văn bản thuyết minh nhân vật thuộc lĩnh vực kinh doanh: Kim
Chi
Văn bản thuyết minh nhân vật thuộc lĩnh vực giáo dục: Nữ tiến sĩ
đầu tiên của Việt Nam: Nguyễn Thị Duệ
Văn bản thuyết minh nhân vật thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội:


Lê Thị Xuyến (1909 – 1996) Hội trưởng đầu tiên của Hội LHPN
Việt Nam
VB 18

VB 19

VB 20

VB 21

Văn bản thuyết minh nhân vật thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội:
Nữ nghệ nhân gốm sứ mỹ nghệ thời Lê Mạc
Văn bản thuyết minh nhân vật thuộc lĩnh vực y học:Giáo sư –
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng
Văn bản thuyết minh nhân vật lịch sử: Ngọc Hân công chúa
(1770 – 1799)
Văn bản thuyết minh nhân vật: Tác giả Trần Văn Cẩn và tác
phẩm

VB 22


Văn bản thuyết minh nhân vật: Tác giả Tô Ngọc Vân và tác phẩm

VB 23

Văn bản thuyết minh hiện vật: Tranh sơn dầu: Phố Hàng Mắm

VB 24

Văn bản thuyết minh hiện vật: Tranh lụa: Bữa cơm mùa thắng lợi

VB 25

Văn bản thuyết minh hiện vật: Tượng gỗ

VB 26

Văn bản thuyết minh hiện vật: Bức tranh nhớ một chiều Tây Bắc

VB 27

Văn bản thuyết minh hiện vật về chạm khắc: Bức tranh phiến
đoạn chạm khắc đề tài “Mẹ gánh con”

VB 28

Văn bản thuyết minh hiện vật: Dao găm đồng

VB 29

Văn bản thuyết minh hiện vật: Tượng Bà Tu Mật


VB 30

Văn bản thuyết minh hiện vật: Khóa thắt lưng đồng


Tiếng Anh
VB I
VB II
VB III
VB IV
VB V

Quartzite statue of Peraha (Văn bản thuyết minh hiện vật
tượng đá Quartzite của Peraha)
St Cuileáin’s bell shrine (Văn bản thuyết minh hiện vật
chuông đền bằng đồng của thánh Cuileáin)
Tripod-footed painted ceramic vessel (Văn bản thuyết minh
hiện vật bình gốm ba chân)
Bronze oil lamp with a leaping ibex (Văn bản thuyết minh
hiện vật cây đèn dầu bằng đồng với hình dê rừng đang nhảy)
Bronze axe-head (Văn bản thuyết minh hiện vật lưỡi rìu
đồng)
Wall- painting with the three Hebrews in the fiery furnace

VB VI

and the martyrs Cosmas (Văn bản thuyết minh hiện vật tranh
treo tường trong đó có ba người Hebrews trong lò lửa và các
vị tử đạo Cosma)


VB VII

Red granite statue of Sobekemzaf I (Văn bản thuyết minh
hiện vật tượng đá granit về Sobekemzaf I )
Gold necklace with lion-headed terminals -300/-300 (Văn bản

VB VIII

thuyết minh hiện vật: Đồ trang sức:Vòng cổ bằng vàng với
phần đầu sư tử)

VB IX

Wooden burial chest (1700 – 1850) (Văn bản thuyết minh
hiện vật: Mộ thuyền bằng gỗ)
Glazed steatite cylinder seal of Sobekneferu (Văn bản thuyết

VB X

minh hiện vật: Chiếc ấn hình trụ được tráng men về nữ vương
Sobekneferu)

VB XI
VB XII
VB XIII
VB XIV

Diane Von Furstenberg (Văn bản thuyết minh nhân vật thuộc
lĩnh vực thời trang - Diane Von Furstenberg)

Mercy Otis Warren (Văn bản thuyết minh nhân vật thuộc
lĩnh vực văn học: Mercy Otis Warren)
Madeleine Korbel Albright (Văn bản thuyết minh nhân vật
thuộc lĩnh vực ngoại giao: Madeleine Korbel Albright)
The women of Jamestown Settlement. Native Inhabitants


(Văn bản thuyết minh nhân vật thuộc lĩnh vực phụ nữ trong
cuộc sống gia đình: Phụ nữ của khu dân cư Jamestown)
VB XV

Her Story (Văn bản thuyết minh nhân vật thuộc lĩnh vực kinh
doanh: Câu chuyện của cô ta)
Tribute to Margaret Floy Washburn (Văn bản thuyết minh

VB XVI

nhân vật thuộc lĩnh vực giáo dục: Nữ Tiến sĩ đầu tiên có tên
là Margaret Floy Washburn)
Sophonisba Breckinridge (1866-1948) (Văn bản thuyết minh

VB XVII

nhân vật thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội: Sophonisba
Breckinridge

VB XVIII
VB XIX
VB XX


Maria Tallchief (1925-2013) (Văn bản thuyết minh nhân vật
thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội: Maria Tallchief)
Lucy Hobbs Taylor (1833-1910) (Văn bản thuyết minh nhân
vật thuộc lĩnh vực y học: Lucy Hobbs Taylor)
Harriet Beecher Stowe (1811- 1896) (Văn bản thuyết minh
nhân vật thuộc lĩnh vực lịch sử Harriet Beecher Stowe).
Erastus Salisbury Field: Margaret Gilmore (Văn bản thuyết

VB XXI

minh nhân vật tác giả Erastus và tác phẩm Margaret
Gilmore).
Susan Catherine Moore Waters: The Lincoln Children (Văn

VB XXII

bản thuyết minh nhân vật tác giả Susan và tác phẩm The
Lincoln Children)

VB XXIII
VB XXIV
VB XXV
VB XXVI
VB XXVII

The Copley Family (Văn bản thuyết minh hiện vật tranh sơn
dầu về gia đình Copley)
Silk picture: Happiness (Văn bản thuyết minh hiện vật tranh
lụa: Niềm hạnh phúc).
Statue of Metjetji (Văn bản thuyết minh hiện vật tượng gỗ

Metjetji)
Calm Morning (Văn bản thuyết minh hiện vật bức tranh buổi
sáng bình yên
Dayak Figure (Văn bản thuyết minh hiện vật về chạm khắc:
Tượng Dayak)


Bowl of a Royal Pipe (Văn bản thuyết minh hiện vật bằng
VB XXVIII

đồng: Tẩu hút thuốc lá hình loa đầu voi được sử dụng trong
Hoàng gia)

VB XXIX
VB XXX

Aphrodite (Văn bản thuyết minh hiện vật: Tượng Aphrodite)
Scraper (strigil) (Văn bản thuyết minh hiện vật bằng đồng:
Vật dụng để nạo hoặc cạo)

Quy ước chung cho cả tiếng Việt và tiếng Anh
TT
Tình thái
QT: VC

Quá trình vật chất

QT: TT

Quá trình tinh thần


QT: QH

Quá trình quan hệ

QT: PN

Quá trình phát ngôn

QT: HH

Quá trình hiện hữu

QT: HV

Quá trình hành vi

CC

Chu cảnh

SHT

Sở hữu thể

BSHT

Bị sở hữu thể

ĐNT


Đồng nhất thể

BĐNT

Bị đồng nhất thể

QCĐ (R : D) Quy chiếu chỉ định
QCN (R : P) Quy chiếu ngôi
QCS (R : C) Quy chiếu so sánh
BTQGA

Bảo tàng quốc gia Anh

BTLSPNM Bảo tàng lịch sử Phụ nữ Mỹ
BTMTM

Bảo tàng Mỹ thuật Mỹ
Quy chiếu hồi chỉ
Quy chiếu khứ chỉ
Quy chiếu ngoại chỉ


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Ngữ vực được ngôn cảnh hóa bởi thể loại .................................................... 26
Sơ đồ 1.1. Hệ thống thức............................................................................................... 33
Bảng 1.1. Chức năng lời nói và hàng hóa được trao đổi .............................................. 35
Bảng 1.2. Ba giá trị của tình thái .................................................................................. 37
Bảng 1.3. Tác tử tình thái ............................................................................................. 38
Bảng 1.4. Các kiểu chu cảnh ......................................................................................... 47

Bảng 2.1. Các loại thức trong VBTMBT tiếng Việt và tiếng Anh ............................... 58
Bảng 2.2.Phụ ngữ tình thái hóa trong VBTMBT tiếng Việt ........................................ 59
Bảng 2.3. Các loại phụ ngữ tình thái trong VBTMBT tiếng Anh................................. 68
Bảng 2.4. Tác tác tình thái trong VBTMBT tiếng Anh ................................................ 78
Bảng 2.5. Tần số xuất hiện ngôi thứ ba trong VBTMBT tiếng Việt ............................ 82
Bảng 2.6. Tần số xuất hiện của hệ thống ngôi trong VBTMBT tiếng Anh .................. 84
Bảng 2.7. Kết quả đối chiếu sự thể hiện của tình thái trong VBTMBT tiếng ViệtVà
tiếng Anh.. ..................................................................................................................... 87
Bảng 2.8. Phụ ngữ tình thái trong VBTMBT tiếng Việt và Anh ................................. 88
Bảng 2.9. Các giá trị của tác tử tình thái trong VBTMBT tiếng Việt và tiếngAnh ...........90
Bảng 2.10. Sự thể hiện và mức độ cam kết của phụ ngữ tình thái trong VBTMBT
tiếng Việt và Anh .......................................................................................................... 91
Bảng 2.11. Mức độ cam kết của phụ ngữ tình thái trong VBTMBT tiếng Việt và tiếng Anh .... 94
Bảng 2.12. Vị từ tình thái nhận thức trong VBTMBT tiếng Việt và tiếng Anh ........... 94
Bảng 2.13. Đạo nghĩa hóa trong VBTMBT Tiếng Việt và tiếng Anh .......................... 95
Bảng 2.14. Tần số xuất hiện của hệ thống ngôi trong VBTMBT Tiếng Việt và tiếng Anh 95
Bảng 3.1. Tần số xuất hiện của các kiểu quá trình trong VBTMBT tiếng Việt .................... 102
Bảng 3.2. Tần số xuất hiện của các loại chu cảnh trong VBTMBT tiếng Việt.......................... 104
Bảng 3.3. Tần số xuất hiện của các loại quá trình trong VBTMBT tiếng Anh ..................... 108
Bảng 3.4. Tần số xuất hiện của các loại chu cảnh trong VBTMBT tiếng Anh ................... 110
Bảng 3.5. Tần số xuất hiện của các kiểu quá trình trong VBTMB tiếng Việt và Anh ........ 114
Bảng 3.6. Tần số xuất hiện của các loại chu cảnh trong VBTMBT tiếng Việt và
tiếng Anh ..................................................................................................................... 116
Bảng 3.7. Mật độ thực từ trong VBTMBT tiếng Việt và tiếng Anh ........................... 118
Bảng 4.1. Tần số xuất hiện của quy chiếu ngoại chỉ, hồi chỉ, khứ chỉ trong
VBTMBT tiếng Việt và tiếng Anh.............................................................................. 120
Bảng 4.2. Tần số xuất hiện của quy chiếu ngôi, quy chiếu chỉ định và quy chiếu so
sánh trong VBTMBT tiếng Việt và tiếng Anh ............................................................ 123
Bảng 4.3. Sự khác nhau trong việc sử dụng phương tiện quy chiếu ngôi, quy chiếu chỉ
định, quy chiếu so sánh trong VBTMBT tiếng Việt và tiếng Anh ........................................ 123



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo tàng là nơi “cất giữ những tài liệu, hiện vật có ý nghĩa lịch sử.” (Hoàng
Phê, 2010, tr. 64). Để khách tham quan Bảo tàng hiểu được ngọn ngành những tài
liệu, hiện vật có ý nghĩa lịch sử được sưu tầm, cất giữ, trưng bày nơi đây, rất cần
có những văn bản thuyết minh. Nếu văn bản thuyết minh được viết bằng tiếng mẹ
đẻ của khách tham quan/độc giả thì việc tiếp thu thông tin về hiện vật được trưng
bày hay nhân vật được tôn vinhtrong bảo tàng hầu như không có gì khó khăn, cản
trở. Song nếu khách tham quan/độc giả là người nước ngoài, chẳng hạn trong
trường hợp luận án của chúng tôi quan tâm nghiên cứu là những cộng đồng người
nói tiếng Anh, thì việc lĩnh hội thông tin về hiện vật được trưng bày hay nhân vật
được tôn vinh chắc chắn phụ thuộc vào chất lượng của bản dịch văn bản thuyết
minh bảo tàng (VBTMBT). Trong trường hợp này rất dễ có thể xảy ra sự xung
đột về ngôn ngữ và văn hóa giữa hai cộng đồng dân tộc khác nhau: giữa người
Việt – đại diện là những cán bộ làm công tác bảo tàng và người bản ngữ nói tiếng
Anh- khách tham quan bảo tàng/độc giả. Bởi vì như chúng ta biết, mỗi dân tộc có
một ngôn ngữ và một nền văn hóa riêng mang đặc trưng dân tộc. Trong quá trình
giao tiếp ngôn ngữ, đã có không hiếm trường hợp xảy ra hiện tượng được các
chuyên gia gọi là “sốc văn hóa” do những người tham gia giao tiếp đã không hiểu,
thậm chí hiểu lầm lẫn nhau do có sự bất đồng về văn hóa. Chính những người viết
VBTMBT có thể được coi là những sứ giả có nhiệm vụ quan trọng giúp cho du
khách/độc giả nước ngoài hiểu biết sâu sắc những thông tin có ý nghĩa về văn hóa lịch sử của đất nước và con người Việt Nam qua các tài liệu thuyết giải về hiện
vật/nhân vật. Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hội nhập, toàn cầu hóa
hiện nay của đất nước - Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia và các dân
tộc trên thế giới. Để làm tốt công tác chuyển dịch VBTMBT từ ngôn ngữ này sang
ngôn ngữ khác nói chung, từ tiếng Việt sang tiếng Anh nói riêng, dịch giả phải nắm
chắc và am hiểu sâu sắc cả hai thứ tiếng và hai nền văn hóa- cả ngôn ngữ và văn
hóa nguồn lẫn ngôn ngữ và văn hóa đích.

Thực tế hiện nay cho thấy, trình độ tiếng Anh của cán bộ làm công tác bảo
tàng ở Việt Nam chưa cao nên khi chuyển dịch VBTMBT từ tiếng Việt sang tiếng
Anh (hay ngược lại) để phục vụ khách tham quan/độc giả người nước ngoài còn
gặp nhiều khó khăn. Thậm chí một số bảo tàng đã đầu tư mời chuyên gia nước
ngoài chuyển dịch VBTMBT sang tiếng Anh nhưng không phải “bài toán đã được
giải quyết”, vì dù sao đây cũng mới chỉ là giải quyết được một vế của vấn đề là
đảm bảo được tính đúng văn phạm tiếng Anh của bản dịch VBTMBT, một nửa công
1


việc quan trọng còn lại quyết định nửa công việc đã được giải quyết vẫn còn đó dịch giả là người Anh có hiểu sâu ngôn ngữ và văn hóa Việt hay không. Trong thực
tế cũng đã có những trường hợp chính chuyên gia nước ngoài do không hiểu hết
được ngôn ngữ và văn hóa của người Việt nên vẫn không thể chuyển dịch đầy đủ ý
nghĩa và giá trị của hiện vật/nhân vật được tôn vinh trong bảo tàng. Do đó, trường
hợp lí tưởng vẫn là chính những người làm công tác bảo tàng Việt Nam phải nâng
cao trình độ ngôn ngữ và văn hóa Anh để tự đảm nhận trọng trách chuyển dịch
những VBTMBT này.
Hiện nay, lí thuyết Ngôn ngữ học chức năng hệ thống, trong đó có Ngữ pháp
chức năng hệ thống, đã được các nhà ngôn ngữ học hết sức quan tâm, vận dụng vào
các công trình nghiên cứu của mình. Chính sự vận dụng lý thuyết Ngôn ngữ học chức
năng hệ thống để phân tích VBTMBT sẽ giúp làm sáng rõ được những điểm tương
đồng và khác biệt về đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa dân tộc được thể hiện trong diễn
ngôn bảo tàng viết bằng tiếng Việt so với diễn ngôn bảo tàng thuộc những nền văn hóa
nói tiếng Anh để chuyển dịch chúng từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại một
cách hiệu quả. Bên cạnh đó, việc vận dụng Ngôn ngữ học chức năng hệ thống còn
giúp những người kiến tạo VBTMBT tiếng Việt và tiếng Anh hiểu sâu sắc hơn về
cách sử dụng ngôn ngữ hay nghệ thuật diễn đạt trong ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Như
vậy, khi hiểu được “nội hàm” của VBTMBT, chúng ta sẽ phá bỏ được bức tường ngăn
cách về ngôn ngữ và văn hóa giữa các dân tộc.
Hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào ứng dụng

Ngôn ngữ học chức năng hệ thống để phân tích, miêu tả và đối chiếu đặc điểm
ngôn ngữ của VBTMBT tiếng Việt và tiếng Anh.
Tất cả những điều đã trình bày ở trên chính là lí do chủ yếu để chúng tôi lựa
chọn đề tài nghiên cứu: Đặc điểm ngôn ngữ của các văn bản thuyết minh bảo tàng
trong tiếng Việt và tiếng Anh từ quan điểm Ngôn ngữ học chức năng hệ thống.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận án đặt ra mục đích nghiên cứu chính sau đây: (i) Phân tích để tìm ra
những đặc điểm ngôn ngữ điển hình của VBTMBT trong tiếng Việt và tiếng Anh
đã hình thành nên kiểu văn bản này; (ii) Đối chiếu để tìm ra những điểm tương
đồng và khác biệt về ngôn ngữ giữa hai loại VBTMBT tiếng Việt và tiếng Anh trên
các bình diện: thức, tình thái, hệ thống ngôi, hệ thống chuyển tác, quy chiếu và thể
loại. Qua đó giúp những người làm công tác thuyết giải hiện vật/nhân vật trong bảo
tàng nắmđược những đặc điểm ngôn ngữ điển hình của loại văn bản này, từ đó có
thể kiến tạo và chuyển dịch những văn bản thuyết minh bảo tàng có chất lượng cao.
Để đạt được mục đích trên, luận án cần phải trả lời hai câu hỏi nghiên cứu sau:
2


(i) Văn bản thuyết minh bảo tàng có những đặc điểm ngôn ngữ nổi trội nào
để khu biệt chúng với các kiểu văn bản khác?
(ii) Văn bản thuyết minh bảo tàng bằng tiếng Việt và tiếng Anh có những
điểm tương đồng và khác biệt gì về sự thể hiện của thức, tình thái, hệ thống ngôi,
hệ thống chuyển tác, quy chiếu và thể loại?
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã nêu, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lí thuyết của ngôn ngữ học chức năng hệ
thống về diễn ngôn, phân tích diễn ngôn, nghĩa liên nhân, hệ thống chuyển tác, hệ
thống quy chiếu, thể loại để làm cơ sở triển khai đề tài luận án;
- Phân tích và miêu tả các đặc điểm trong VBTMBT từ cách nhìn của Ngôn
ngữ học chức năng hệ thống về các phương diện: thức, tình thái, hệ thống ngôi, hệ

thống chuyển tác, hệ thống quy chiếu và thể loại.
- Đối chiếu VBTMBT trong hai ngôn ngữ Việt và Anh theo những phương
diện nêu trên;
- Trên cơ sở đó, đưa ra kết luận chung về đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ
pháp và các mục đích giao tiếp khác nhau được thể hiện trong các VBTMBT tiếng
Việt và tiếng Anh.
4. Đối tượng, phạm vi và nguồn ngữ liệu nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những đặc điểm ngôn ngữ điển hình
của VBTMBT tiếng Việt và tiếng Anh.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Văn bản thuyết minh bảo tàng bằng tiếng Việt và tiếng Anh đã được thu thập
và nghiên cứu dựa vào khung ngữ pháp chức năng hệ thống có bổ sung thêm nội dung
lí thuyết của một số nhà nghiên cứu khác để phân tích. Đồng thời luận án cũng lấy
nghiên cứu của một số tác giả khác làm khung đối chiếu. Do ngữ pháp chức năng hệ
thống là một mô hình lí thuyết liên quan tới nhiều nội dung và do khuôn khổ của luận
án, nên chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở những bình diện sau: thức, tình
thái, hệ thống ngôi, chuyển tác, quy chiếu và thể loại. Nói cách khác, mặc dù luận án
chưa phân tích được các bình diện còn lại của nghĩa kinh nghiệm và nghĩa ngôn bản,
nhưng theo chúng tôi, những bình diện đã lựa chọn ở trên cũng đủ đại diện để nhận
biết được sự thể hiện của ba loại nghĩa trong VBTMBT tiếng Việt và tiếng Anh.

3


4.3.Nguồn ngữ liệu
Nguồn ngữ liệu của luận án là VBTMBT bằng tiếng Việt và tiếng Anh mở
rộng. Các tài liệu này được thu thập từ sách hướng dẫn tham quan, cuốn thuyết minh
nội bộ hoặc những thuyết minh từ trên trang web của các cặp viện bảo tàng sau:
- Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam – Bảo tàng Quốc gia Anh.

- Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam – Bảo tàng Lịch sử Phụ nữ Mỹ.
- Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam – Bảo tàng Mỹ thuật Boston của Mỹ.
Cụ thể là, chúng tôi đã lựa chọn 30 VBTMBT tiếng Việt và 30 VBTMBT
tiếng Anh (ở cả Anh và Mỹ) về các loại hình hiện vật (cùng chất liệu) hoặc nhân
vật (cùng lĩnh vực) để phân tích. Theo chúng tôi,số lượng 30 VBTMBT trong mỗi
ngôn ngữ là ngữ liệu đủ đại diện để nghiên cứu vì đã bao gồm tất cả các vấn đề
chính trong lĩnh vực bảo tàng.VBTMBT bằng tiếng Anh được lựa chọn ở cả nước
Anh và nước Mỹ để bổ sung cho nhau, bởi vì khi thu thập tài liệu nghiên cứu, bảo
tàng nước Anh thiếu một số VBTMBT có chủ đề tương ứng hoặc gần tương ứng
với những chủ đề trong VBTMBT tiếng Việt. Các VBTMBT này lại có ở các bảo
tàng tại Mỹ.
VBTMBT trong mỗi ngôn ngữ Anh/Việt được sử dụng để nghiên cứu phải
đáp ứng một số tiêu chí sau:
(i) Là VBTMBT của cơ quan bảo tàng tiêu biểu ở cấp trung ương;
(ii) Đảm bảo tính cập nhật, thời sự;
(iii) Có độ dài và số lượng cú trong mỗi văn bản tương đương nhau;
(i) Có nội dung viết về cùng một loại chủ đề - cùng loại hình hiện vật (tức có
cùng chất liệu) hoặc nhân vật thuộc cùng lĩnh vực.
Sở dĩ chúng tôi chọn Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam và Bảo tàng Quốc
gia Anh vì đây là nơi đại diện bộ mặt lịch sử, văn hóa của một quốc gia. Bên cạnh
đó, Bảo tàng Quốc gia là kho báu vô giá, là bản sắc, là trí tuệ của một dân tộc. Tiếp
đến, chúng tôi chọn Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Bảo tàng lịch sử Phụ nữ Mỹ vì
những lí do sau: Đây là nơi trưng bày và giới thiệu những di sản vật thể và phi vật thể
về lịch sử, văn hóa của phụ nữ Việt Nam và Mỹ. Bên cạnh đó, những bảo tàng này
còn nghiên cứu và thuyết giải những cống hiến và thành tựu của người phụ nữ trong
đời sống văn hóa, xã hội, kinh tế và chính trị của mỗi quốc gia. Cuối cùng, chúng tôi
chọn Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Mỹ thuật Boston của Mỹ. Có thể thấy,
Bảo tàng Mỹ thuật là nơi lưu giữ các vẻ đẹp trong hội họa và tạo hình điêu khắc. Vì
đây là Bảo tàng Mỹ thuật nên các bài thuyết minh luôn đem đến cho mọi người cái
nhìn đa chiều và phong phú về nghệ thuật. Mọi người có thể hiểu một cách sâu sắc và


4


rõ nét về quá trình phát triển của lịch sử Mỹ thuật thông qua các bài thuyết minh về
hiện vật được trưng bày.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu chủ yếu dưới đây:
5.1. Phương pháp phân tích diễn ngôn
Phương pháp phân tích diễn ngôn được sử dụng để tìm hiểu ý nghĩa liên nhân
được sử dụng ra sao (cách sử dụng hệ thống thức, tình thái và hệ thống ngôi); hệ tư
tưởng đã tạo ra những đặc điểm ngôn ngữ gì (VBTMBT được phân tích theo các kiểu
quá trình và được đối chiếu để xem ý nghĩa nội dung được thể hiện như thế nào trong
các ngôn bản này trong hai ngôn ngữ); các loại quy chiếu hồi chỉ, khứ chỉ, ngoại chỉ,
quy chiếu ngôi, chỉ định và so sánh được phân tích và đối chiếu để xem những yếu tố
nào ảnh hưởng tới tần số xuất hiện của từng tiểu loại trong hai loại VBTMBT tiếng
Việt và tiếng Anh; mục đích và cấu trúc của từng văn bản là gì và thiết lập mối tương
đồng và dị biệt giữa các văn bản trong hai ngôn ngữ (phân tích thể loại).
Khung lí thuyết dùng để phân tích diễn ngôn chủ yếu dựa vào lí thuyết của
Halliday & Hasan (1976), Halliday & Hasan (1989), Halliday (1994) và các nhà
nghiên cứu khác như Martin & White (2005), Martin & Rose (2008), v.v...
5.2. Phương pháp miêu tả
Phương pháp miêu tả được sử dụng trong luận án vì nó “liên quan đến việc tập
hợp các thủ pháp được sử dụng để định rõ, phác họa hoặc miêu tả một cách tự nhiên
những hiện tượng diễn ra mà không có vận dụng thí nghiệm” (Seilger & Shohany,
1989, tr. 124). Phương pháp miêu tả quan tâm đến một số đặc điểm ngôn ngữ (ví dụ:
đặc điểm về thức và tình thái, hệ thống ngôi, các quá trình, chu cảnh…) trong
VBTMBT tiếng Việt và tiếng Anh. Khung lí thuyết dùng để miêu tả chủ yếu dựa vào
ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday và một số nhà nghiên cứu về ngữ pháp
chức năng hệ thống.

5.3. Thủ pháp thống kê
Thủ pháp thống kê được sử dụng để chỉ ra mức độ phổ biến hoặc tần số
xuất hiện của từng loại đặc điểm ngôn ngữ trong VBTMBT làm cơ sở cho việc
nhận xét, kết luận khi phân tích diễn ngôn, miêu tả và đối chiếu.
5.4. Phương pháp đối chiếu
Phương pháp đối chiếu được sử dụng để tìm ra sự tương đồng và khác biệt
về đặc điểm ngôn ngữ của hai loại VBTMBTbằng tiếng Việt và tiếng Anh trên các
bình diện: thức, tình thái, hệ thống ngôi, chuyển tác, quy chiếu và thể loại. Khung
lí thuyết dùng để đối chiếu dựa trên các nghiên cứu của James (1980), Lê Quang
Thiêm (2008), và Richards (1992).
5


6. Đóng góp của luận án
Luận án là công trình tiếp thu và ứng dụng mô hình nghiên cứu ngôn ngữ
học hiện đại trên thế giới vào phân tích VBTMBT bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống và chuyên
sâu về diễn ngôn bảo tàng bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án hi vọng sẽ có những đóng góp cho lí luận ngôn ngữ học một số cứ
liệu về đặc điểm ngôn ngữ của VBTMBT tiếng Việt và tiếng Anh, những nét tương
đồng và khác biệt về đặc điểm ngôn ngữ giữa hai loại văn bản này. Do vậy luận án
đã góp phần làm phong phú thêm phương pháp phân tích diễn ngôn về một thể loại
văn bản cụ thể trong tiếng Việt và tiếng Anh.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp người kiến tạo VBTMBT tiếng Việt
và tiếng Anh hiểu rõ hơn về việc sử dụng ngôn ngữ trong từng ngữ cảnh cụ thể để
từ đó có thể soạn thảo ra những VBTMBT có chất lượng cao và hấp dẫn. Ngoài ra,
việc hiểu biết được quy ước diễn ngôn, cấu trúc ngôn ngữ bề mặt và xa hơn nữa là
các giá trị văn hóa được thể hiện trong VBTMBT ở hai ngôn ngữ, sẽ giúp việc

chuyển dịch những văn bản này từ tiếng Việt sang tiếng Anh (hoặc ngược lại) một
cách hiện quả.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 4
chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận.Trong
chương 1, luận án giới thiệu tổng quan nghiên cứu về diễn ngôn Ngôn ngữ học
chức năng hệ thống trên thế giới và ở Việt Nam, những nghiên cứu liên quan tới
việc sử dụng ngôn ngữ trong VBTMBT trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó,
luận án cũng tập trung trình bày lí thuyết về diễn ngôn, ngôn ngữ nói và ngôn ngữ
viết, phân tích diễn ngôn và thể loại; lí thuyết liên quan tới VBTMBT, phong cách
và thể loại của chúng; lí thuyết về các bình diện của nghĩa liên nhân là thức, tình
thái và hệ thống ngôi; một số khái niệm liên quan tới ý nghĩa biểu đạt tư tưởng
được thể hiện qua hệ thống chuyển tác; lí thuyết về từ vựng; một số khái niệm liên
quan tới siêu chức năng ngôn bản - quy chiếu; và cuối cùng là lí thuyết về phân
tích đối chiếu.
Chương 2: Đối chiếu sự thể hiện của nghĩa liên nhân trong VBTMBT
tiếng Việt và tiếng Anh. Trong chương này, luận án đi sâu phân tích và miêu tả sự thể

6


Luận án đủ ở file: Luận án full










×