Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.42 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
====●O‫۝‬Ο●====

TIỂU LUẬN
LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Đề tài :
PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI
VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Giảng viên hướng dẫn: Châu Quốc An

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2018


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................2
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ........................................3
1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý.........................................................................................3
2. Ý nghĩa của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý..................................................................4
CHƯƠNG 2. QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ........5
1. Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý.................................................................5
2. Đối tượng loại trừ không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý................6
3. Xác lập quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý..........................................................7
3.1.

Cơ sở xác lập QSHCN đối với chỉ dẫn địa lý......................................................7

3.2.


Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý...............................................................................7

3.3.

Đơn đăng ký QSHCN đối với chỉ dẫn địa lý.......................................................7

3.4.

Trình tự.................................................................................................................8

3.5.

Văn bằng bảo hộ và hiệu lực của Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý......................8

4. Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý và quyền của chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý....................8
4.1.

Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý.....................................................................................9

4.2.

Quyền của chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý (Đ123, 125)...............................................9

5. Quyền của tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền sử dụng, quản lý chỉ
dẫn địa lý.......................................................................................................................10
6. Giới hạn quyền của chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý và tổ chức, cá nhân được trao
quyền sử dụng, quản lý chỉ dẫn địa lý........................................................................10
7. Chấm dứt QSHCN đối với chỉ dẫn địa lý............................................................11
7.1.


Chấm dứt hiệu lực VBBH..................................................................................11

7.2.

Hủy bỏ hiệu lực VBBH......................................................................................11

8. Hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý................................................12
9. Xử lý xâm phạm QSHCN đối với chỉ dẫn địa lý................................................13


LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước và quá trình hội
nhập, những vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ ngày càng được chú ý và coi
trọng. Những quy định pháp luật về các quyền trong sở hữu trí tuệ đã và đang
được xây dựng một cách hoàn thiện để đáp ứng những nhu cầu cần thiết của người
dân.
Một trong những quyền được chú trọng và cần được bảo hộ bậc nhất đó chính là
quyền sở hữu công nghiệp nói chung, trong đó có quyền sở hữu công nghiệp đối
với chỉ dẫn địa lý. Chỉ dẫn địa lý gắn liền với những đặc sắc củ một vùng nhất định
và cũng như bản sắc của dân tộc. Trên thực tế, đã có rất nhiều chỉ dẫn địa lý được
công nhận như: nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột, thanh long Bình
Thuận,… Chỉ dẫn địa lý là công cụ cho phép bảo tồn, chống lại sự lạm dụng, gian
lận thương mại dựa trên việc thúc đẩy tiềm năng các nguồn lực địa phương, tăng
cường lợi thế so sánh và sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua một chiến lược
riêng của các sản phẩm khu vực nông thôn, đặc biệt là nông sản thực phẩm. Ngoài
ra, chỉ dẫn địa lý còn là sứ giả mang văn hóa khu vực mà hàng hóa được sản xuất
ra đến vùng miền khác. Do đó, “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý” là một điều cực kỳ quan
trọng và tất yếu.
Xuất phát từ các vấn đề cũng như những tranh chấp xoay quanh “Bảo hộ chỉ dẫn
địa lý”, nhóm đã bắt tay vào nghiên cứ các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu

công nghiệp này để hệ thống và mang đến cho người đọc cái nhìn tổng về những
quy định của pháp luật, những lổ hỏng, bất cập cũng như những tranh chấp trên
thực tế liên quan đến vấn đề này.

1


CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý
Theo quy định tại Khoản 22 Điều 4 LSHTT hiện hành, “chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu
dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay
quốc gia cụ thể”. Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình
ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc
gia1.
Như vậy, có thể hiểu, chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc của sản phẩm, thông
tin này có thể được biểu hiện bằng từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hay hình ảnh để chỉ
một vùng lãnh thổ hoặc một địa phương hoặc một quốc gia mà sản phẩm được sản
xuất ra từ đó. Khi nghe đến tên gọi một nơi, chúng ta thường liên tưởng đến một
sản phẩm hơn là liên tưởng đến địa danh đó, ví dụ như nói đến Phú Quốc người ta
hình dung đến nước mắm, nói đến Tân Cương thì nghĩ đến chè,…
Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã được công nhận trong Công ước Paris năm 1883 tại
Điều 1 đoạn 2 quy định: “Sở hữu công nghiệp phải được hiểu theo nghĩa rộng
nhất, không những chỉ áp dụng cho công nghiệp và thương mại theo đúng nghĩa
của chúng mà cho cả các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khai thác và tất
cả các sản phẩm chế biến hoặc sản phẩm tự nhiên như rựu vang, ngũ cốc, lá thuốc
lá, hoa quả, gia súc, khoáng sản, nước khoáng, bia, hoa và bột”. Chỉ dẫn địa lý
được biết dưới tên gọi là chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ hàng hóa. Theo đó,
chỉ dẫn nguồn gốc là bất kỳ sự diễn dạt hoặc ký hiệu được sử dụng để chỉ ra nguồn
gốc của một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ một nước, một vùng hay một địa điểm
cụ thể. Tên gọi xuất xứ hàng hóa là một loại chỉ dẫn nguồn gốc đặc biệt, trong đó

chỉ dẫn tên địa lý của quốc gia, của địa phương, nơi hàng hóa được sản xuất với
chất lượng và bản chất đặc trưng bởi yếu tố môi trường địa lý, yếu tố tự nhiên và
con người nơi sản xuất.
Nhằm bảo hộ tốt hơn đối với chỉ dẫn địa lý, tránh tình trạng sử dụng những chỉ dẫn
sai lệch, những giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, thỏa ước Madrid đã ra đời ngày
14/08/1891. Cụ thể tại Điều 1(1) của thỏa ước này quy định rằng tất cả hàng hóa,
1 Điểm a Khoản 1 Điều 10 NĐ 54/2000

2


sản phẩm nào mang chỉ dẫn sai lệch hoặc lừa dối khi làm thủ tục nhập khẩu, các
nước thành viên có quyền tịch thu.
Để bảo hộ chỉ dẫn địa lý đúng với tên gọi và bản chất của nó, thỏa ước Lisbon
được thông qua ngày 31/10/1958 nhằm hạn chế phạm vi địa lý về bảo hộ tên gọi
xuất xứ của hàng hóa và quy định việc đăng ký tên gọi xuất xứ hàng hóa. Điều
2(1) đưa ra khái niệm về tên gọi xuất xứ hàng hóa, theo đó, “tên gọi xuất xứ hàng
hóa là tên địa lý của một nước, một khu vực, hoặc một địa phương nơi xuất xứ của
sản phẩm mà chất lượng và các đặc tính đặc thù cơ bản của sản phẩm này do môi
trường địa lý của khu vực đó quyết định, kể cả các yếu tố tự nhiên và con người”.
như vậy, những chỉ dẫn đối với hàng hóa, sản phẩm mà các đặc tính, chất lượng
của hàng hóa không do môi trường địa lý mang lại không thuộc phạm vi điều
chỉnh của thỏa ước này. Tên gọi xuất xứ hàng hóa được đăng ký quốc tế. cơ quan
có thẩm quyền của nước xuất xứ có thể nộp đơn quốc tế tại văn phòng Quốc tế
WIPO và chỉ định quốc gia bảo hộ.
Sau đó, việc bảo hộ xuất xứ hàng hóa được thừa nhận năm 1994 bởi Hiệp định về
những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). Hiệp
định này thiết lập các tiêu chuẩn để quy định về bảo hộ và thực thi sở hữu trí tuệ
quốc tế, xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu đối với chỉ dẫn địa lý tại phần II
mục 3.2

2. Ý nghĩa của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa to lớn và cực kỳ quan trọng về mặt pháp lý
và kinh tế không chỉ cho những nhà sản xuất mà còn đối với cả lợi ích một quốc
gia. Cụ thể:
Chỉ dẫn địa lý góp phần phát triển sản xuất các sản phẩm đặc sản đặc trưng cho
một địa phương. Mỗi địa phương, mỗi vùng đều mang cho mình điều kiện khí hậu,
thổ nhưỡng, …khác nhau, nên sẽ có khả năng sản xuất ra các sản phẩm có chất
lượng khác nhau. Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ góp phần phát triển sản xuất các
sản phẩm mang tính đặc trưng ấy, qua đó góp phần bồi đắp giá trị quốc gia, bản
2 Giáo trình Luật SHTT ĐH Luật TPHCM

3


sắc dân tộc, bởi vì chỉ dẫn địa lý là tài sản của cả nước chứ không là của riêng một
cá nhân, tổ chức nào.
Chỉ dẫn địa lý góp phần phát triển ngành, nghề truyền thống. Việc bảo hộ này thúc
đẩy sự phát triển sản xuất các sản phẩm đặc trưng, cho nên cũng sẽ thúc đẩy sự
phát triển của ngành, nghề truyền thống tại chính địa phương đó. Các sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý mà ta thường thấy như: nước mắm Phú Quốc, thanh long Bình
Thuận,… chủ yếu có xuất phát từ các vùng nông thôn. Cho nên, gắn với sự phát
triển sản xuất các sản phẩm này, cũng kéo theo sự phát triển, thay đổi bộ mặt nông
thôn nước ta một cách bền vững, tránh tình trạng di dân tập trung về các khu thành
thị.
Chỉ dẫn địa lý còn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển và gìn giữ bản
sắc văn hóa dân tộc. Mỗi sản phẩm được tạo ra gắn liền với mỗi địa pương, do đó,
nó ẩn trong mình những nét văn hóa đặc trưng của chính địa phương đó, đặc trưng
về văn hóa, tiêu dung và thưởng thức. Qua đó, nó mang trong mình đặc trưng của
chính dân tộc ta và góp phần gìn giữ, phát triển nét đặc trưng ấy.
Chỉ dẫn địa lý còn bảo vệ người tiêu dùng và người sản xuất kinh doanh. Người

tiêu dùng có thể tránh được tình trạng mua phải hàng giả, kém chất lượng với giá
cao trong quá trình tiêu dùng. Còn người sản xuất, kinh doanh có thể yên tâm hơn
trong việc sản xuất các sản phẩm gắn liền với những nét đặc trưng của địa phương
mình, vừa nâng cao thu nhập vừa giữ gìn bản sắc văn hóa quê hương.
CHƯƠNG 2. QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ
DẪN ĐỊA LÝ
1. Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây3:
 Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương,
vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

3 Điều 79 Luật SHTT năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2009

4


 Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ
yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước
tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác
bằng từ ngữ và bản đồ4.
Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín
nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người
tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó5.
Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một
hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi
sinh và các tiêu chí đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật
hoặc chuyên gia với phương thức kiểm tra phù hợp6.
2. Đối tượng loại trừ không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý7
Cùng với những điều kiện để được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý, pháp luật

cũng quy định rõ ràng những đối tương loại trừ sẽ không được bảo hộ. Cụ thể, các
đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
 Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam. Bởi,
trong trường hợp khi các tên gọi, thông tin địa lý đã trở thành tên gọi chung
của hàng hóa, thì nó đã mất đi khả năng chỉ dẫn nguồn gốc địa lý đặc trưng
cho một địa phương, do đó sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa là chỉ
dẫn địa lý.
 Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được
bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
 Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ,
nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về
nguồn gốc của sản phẩm;

4 Điều 83 Luật SHTT năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2009
5 Khoản 1 Điều 81 Luật SHTT năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2009
6 Khoản 2 Điều 81 Luật SHTT năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2009
7 Điều 80 Luật SHTT năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2009

5


 Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý
thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
3. Xác lập quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý
3.1. Cơ sở xác lập QSHCN đối với chỉ dẫn địa lý
Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết
định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng
ký theo quy định hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc
tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.8
3.2.


Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý

Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước. Nhà nước cho
phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại
diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương
(UBND cấp tỉnh9) nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn
địa lý đó10.
Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của nước ngoài. Cá nhân, tổ chức nước ngoài là
chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật của nước xuất xứ có
quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam.11
3.3. Đơn đăng ký QSHCN đối với chỉ dẫn địa lý12
a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định chỉ dẫn địa lý cần bảo hộ bao gồm:
- Tên gọi, dấu hiệu là chỉ dẫn địa lý;
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
- Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ
dẫn địa lý và các yếu tố đặc trưng của diều kiện tự nhiên tạo nên tính chất,
chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm đó;
Bản mô tả tính chất đặc thù phải có các nội dung sau đây:
8 Điểm a Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2009
9 Khoản 4 Điều 19 VBHN 02 hợp nhất NĐ 103/2006 và NĐ 122/2010
10 Điều 88 Luật SHTT năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2009
11 Điều 8 NĐ 103/2006
12 Điều 100, 106 Luật SHTT năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2009

6



 Mô tả loại sản phẩm tương ứng, bao gồm cả nguyên liệu thô và các đặc tính
lý học, hóa học, vi sinh và cảm quan của sản phẩm;
 Cách xác định khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
 Chứng cứ về loại sản phẩm có xuất xứ từ khu vực địa lý theo nghĩa tương
ứng quy định tại Điều 79 của Luật SHTT;
 Mô tả phương pháp sản xuất, chế biến mang tính địa phương và có tính ổn
định;
 Thông tin về mối quan hệ giữa tính chất, chất lượng đặc thù hoặc danh tiếng
của sản phẩm với điều kiện địa lý theo quy định tại Điều 79 của Luật
SHTT;
 Thông tin về cơ chế tự kiểm tra các tính chất, chất lượng đặc thù của sản
-

phẩm.
Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
Tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại nước có chỉ dẫn địa

lý đó, nếu là chỉ dẫn của nước ngoài.
c) Giấy ủy quyền, nếu nộp đơn thông qua đại diện;
d) Chứng từ nộp phí, lệ phí.
3.4. Trình tự
Nhận đơn => Thẩm định hình thức => Công bố đơn => Thẩm định nội dung
=> Cấp Văn bằng bảo hộ, đăng bạ và công bố Văn bằng bảo hộ.
3.5.

Văn bằng bảo hộ và hiệu lực của Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý là Giấy chưng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, ghi
nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn
địa lý, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa

lý, tính chất đặc thù về điều kiện địa lý và khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý.13
Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp. 14
4. Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý và quyền của chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý
4.1. Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý15
Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước.

13 Điều 92 Luật SHTT năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2009
14 Khoản 7 Điều 93 Luật SHTT năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2009
15 Khoản 4 Điều 121 Luật SHTT năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2009

7


Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc
sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm
đó ra thị trường.
Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý
chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được
trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Cơ quan, tổ chức có quyền quản lý chỉ dẫn địa lý bao gồm16:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có khu vực địa lý
tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc một địa
phương;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đại diện theo uỷ
quyền của các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi có
khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc
nhiều địa phương;
c) Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ chức đó đại diện
cho quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa

lý theo quy định.
4.2.

Quyền của chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý

Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý có các quyền tài sản sau đây:
a) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định;
b) Có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý nếu việc sử dụng đó
không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 125 Luật
SHTT năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
c) Định đoạt chỉ dẫn địa lý theo quy định.
5. Quyền của tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền sử dụng, quản lý
chỉ dẫn địa lý17

16 Khoản 1 Điều 19 NĐ 103/2006
17 Điểm a Khoản 2 Điều 123 Luật SHTT năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2009

8


Tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền cho phép người khác sử
dụng và có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định.
Tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người
khác sử dụng chỉ dẫn địa lý nhưng không có quyền cho phép người khác sử dụng
chỉ dẫn địa lý.
Sử dụng chỉ dẫn địa lý là việc thực hiện các hành vi sau đây 18:
a) Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh
doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hóa có
mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;

c) Nhập khẩu hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
6. Giới hạn quyền của chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý và tổ chức, cá nhân được
trao quyền sử dụng, quản lý chỉ dẫn địa lý19
a) Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc
quyền quản lý chỉ dẫn địa lý không có quyền cấm người khác thực hiện hành vi
thuộc các trường hợp sau đây:
 Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị
trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp;
 Sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu
nhãn hiệu đó đã đạt được sự bảo hộ một cách trung thực trước ngày nộp
đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đó;
 Sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số
lượng, chất lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác
của hàng hóa, dịch vụ.
b) Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.20
c) Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý không được chuyển giao21.
18 Khoản 7 Điều 124 Luật SHTT năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2009
19 Khoản 2 Điều 125 Luật SHTT năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2009
20 Khoản 2 Điều 139 Luật SHTT năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2009
21 Khoản 1 Điều 142 Luật SHTT năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2009

9


7. Chấm dứt QSHCN đối với chỉ dẫn địa lý
Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý sẽ chấm dứt trong trường hợp
chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ và hủy bỏ văn bằng bảo hộ.
7.1.

Chấm dứt hiệu lực VBBH


Không giống như văn bằng bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác,
văn bằng bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý chỉ chấm dứt hiệu lực trong trường hợp các
điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ
dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó22.
Bởi, chỉ dẫn địa lý gắn với một sản phẩm sẽ phản ánh nét đặc trưng cho sản phẩm
về các yếu tố về điều kiện tự nhiên và con người tạo nên tính chất, chất lượng, đặc
thù danh tiếng của sản phẩm đó. Cho nên, một khi điều kiện địa lý tạo nên danh
tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất
danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó, thì chỉ dẫn địa lý đã không còn
thực hiện được vai trò, sứ mệnh của mình.
7.2.

Hủy bỏ hiệu lực VBBH

Trong trường hợp tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ, chỉ dẫn địa lý không đáp ứng
các điều kiện bảo hộ, cụ thể:
 Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý không có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa
phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
 Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý không có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc
tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ
hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định, thì văn bằng bảo hộ
8.

ấy sẽ bị hủy bỏ hiệu lực.23
Hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý24

Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ:

22 Điểm g, Khoản 1, Điều 95, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009

23 Điểm b, Khoản 1, Điều 96, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009
24 Điều 129 Luật SHTT năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2009

10


a) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ
từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu
chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
b) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang
chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;
c) Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm
cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
d) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu
vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ
dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng
hóa hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được
sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như
vậy.
25

Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được thể hiện dưới dạng dấu hiệu

gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển
hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc
tương tự tới mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý là phạm vi bảo
hộ chỉ dẫn địa lý được xác định tại Quyết định đăng bạ chỉ dẫn địa lý.
Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với

chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với chỉ dẫn địa
lý và so sánh sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ với sản phẩm mang chỉ dẫn địa
lý được bảo hộ dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa
lý, trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với chỉ dẫn địa lý nếu giống với chỉ dẫn
địa lý được bảo hộ về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ
cái, ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý;
25 Điều 12 NĐ 105/2006

11


một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý nếu tương
tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý đó về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát
âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi
bảo hộ của chỉ dẫn địa lý;
b) Sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự với sản phẩm mang
chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, trong đó sản phẩm bị coi là trùng hoặc tương tự nếu
giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu
thụ;
c) Đối với rượu vang, rượu mạnh, ngoài 2 căn cứ nêu trên, dấu hiệu trùng với chỉ
dẫn địa lý được bảo hộ, kể cả thể hiện dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc kèm
theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy được sử
dụng cho sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn
địa lý được bảo hộ cũng bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.
Trường hợp sản phẩm mang dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu tạo
và cách trình bày so với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm cùng loại thuộc
phạm vi bảo hộ thì bị coi là hàng hoá giả mạo chỉ dẫn địa lý quy định tại Điều 213
của Luật Sở hữu trí tuệ.
9. Xử lý xâm phạm QSHCN đối với chỉ dẫn địa lý

a) Bằng biện pháp dân sự
-

Các biện pháp xử lý

Đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý,
pháp luật quy định sẽ bị xử lý theo các biện pháp dân sự, bao gồm: Buộc chấm dứt
hành vi xâm phạm; Buộc xin lỗi, cải chính công khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ dân
sự; Buộc bồi thường thiệt hại; Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào
sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu
và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác
quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.26
26 Điều 202, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009.

12


-

Liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại

Khi xảy ra tranh chấp, trong trường hợp có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì nguyên
đơn phải chứng minh thiệt hại thực tế đã xảy ra và nêu căn cứ xác định mức bồi
thường thiệt hại.27 Thiệt hại phát sinh từ hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý bao gồm:

 Tổn thất về tài sản
Tổn thất về tài sản được xác định theo mức độ giảm sút hoặc bị mất về giá trị tính
được thành tiền của chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. Giá trị tính được thành tiền của chỉ

dẫn địa lý nói trên có thể được xác định theo giá trị đầu tư cho việc tạo ra và phát
triểnchỉ dẫn địa lý đó, bao gồm các chi phí tiếp thị, nghiên cứu, quảng cáo, lao
động, thuế và các chi phí khác.28

 Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận
Thu nhập, lợi nhuận bị giảm sút khi chỉ dẫn địa lý bị xâm phạm chính là thu nhập,
lợi nhuận thu được do sử dụng, khai thác trực tiếp chỉ dẫn địa lý đó. Sự giảm sút
này có thể được xác định bằng việc so sánh trực tiếp mức thu nhập, lợi nhuận thực
tế trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm, so sánh sản lượng, số lượng sản
phẩm, hàng hoá thực tế tiêu thụ hoặc cung ứng trước và sau khi xảy ra hành vi
xâm phạm hay so sánh giá bán thực tế trên thị trường của sản phẩm, hàng hoá
trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm.29

 Tổn thất về cơ hội kinh doanh
Tổn thất về cơ hội kinh doanh khi xảy ra hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý chính là khả năng thực tế sử dụng, khai thác trực tiếp
chỉ dẫn địa lý trong kinh doanh hay cơ hội kinh doanh khác bị mất do hành vi xâm
phạm trực tiếp gây ra.30

 Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại
27 Khoản 6, Điều 203, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009.
28 Điểm d, Khoản 2, Điều 17, Nghị định 105/2006/NĐ-CP.
29 Điều 18, Nghị định 105/2006/NĐ-CP.
30 Điều 19, Nghị định 105/2006/NĐ-CP.

13


Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại khi xảy ra hành vi xâm phạm gồm
chi phí cho việc tạm giữ, bảo quản, lưu kho, lưu bãi đối với hàng hoá xâm phạm,

chi phí thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời, chi phí hợp lý để thuê dịch vụ
giám định, ngăn chặn, khắc phục hành vi xâm phạm và chi phí cho việc thông báo,
cải chính trên phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến hành vi xâm phạm. 31
b) Bằng biện pháp hành chính
-

Hành vi bị xử lý

Những người có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn
địa lý sẽ bị xử lý bằng biện pháp hành chính nếu thuộc các trường hợp sau:
 Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng
hoặc cho xã hội;
 Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí
tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;32 Hàng hoá giả mạo chỉ
dẫn địa lý là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn chỉ dẫn địa lý trùng hoặc
khó phân biệt với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng
đó mà không được phép của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.33
 Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang chỉ dẫn địa lý trùng
hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc
giao cho người khác thực hiện hành vi này.
-

Biện pháp xử lý:34

Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp đối
với chỉ dẫn địa lý thuộc trường hợp bị xử phạt hành chính bị buộc phải chấm dứt
hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo
hoặc phạt tiền.

31 Điều 20, Nghị định 105/2006/NĐ-CP.

32 Điều 211, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009.
33 Khoản 2, Điều 213, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009.
34 Điều 214, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009.

14


Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm
phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung gồm: Tịch thu
hàng hoá giả mạo, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản
xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo; Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.
Ngoài các hình thức xử phạt nói trên, tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm còn
có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
-

Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích
thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu
và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả
mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai
thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;

-

Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý hoặc buộc tái xuất đối với
hàng hoá giả mạo, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử
dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo sau khi đã loại bỏ
các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.


c) Bằng biện pháp hình sự
Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn
địa lý có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy
định của pháp luật hình sự.35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009;
Nghị định 105/2006/NĐ-CP;
Nghị định 103/2006;
VBHN 02 hợp nhất NĐ 103/2006 và NĐ 122/2010;

35 Điều 212, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009.

15


Nghị định 54/2000;
Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, trường ĐH Luật TPHCM.

16



×