Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

BÀI TẬP KẾ TOÁN KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.96 KB, 33 trang )

KẾ TOÁN KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH, KHÁCH SẠN VÀ
NHÀ HÀNG.
Chương 1: Kế toán doanh thu hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn và
du lịch.
Bài 1: Nghiệp vụ nào sau đây được phản ánh vào doanh thu trong tháng
8/2013 tại Công ty cổ phần khách sạn Hà Nội? Định khoản các nghiệp vụ
đó.
a. Chủ sở hữu góp thêm vốn vào doanh nghiệp: 2 tỉ đồng.
b. Khách sạn Hà Nội nhận trước tiền từ khách hàng cho số bánh trung
thu sẽ giao vào đầu tháng 9: 50tr.
c. Nhận tiền thuê phòng của khách hàng trả trước cho 5 tháng (từ
ngày 01/08/2013 đến ngày 31/12/2013): 100tr
d. Vay ngân hàng 3 tỷ, thời gian 1 năm, lãi suất 12%/năm.
e. Cuối tháng, nhận được giấy báo Có của ngân hàng về lãi số dư tài
khoản tiền gửi ngân hàng của tháng 8 là 1,5 tr.
f. Thu được từ công ty A 25tr thanh toán tiền tổ chức tiệc sinh nhật
công ty vào ngày 25/07/2013.
g. Ngày 20/08/2013, thu thanh lý xe chở khách 16 chỗ cũ: 500tr
h. Tổ chức tiệc cưới trong tháng, đã thu bằng tiền gửi ngân hàng
200tr, 100tr khách hàng chưa thanh toán.
i. Nhận được thông báo về tạm ứng cổ tức năm 2013 từ công ty cổ
phần du lịch Hà Nội (công ty liên kết của công ty cổ phần khách
sạn Hà Nội), tỷ lệ tạm ứng cổ tức là 12%. Số lượng cổ phiếu khách
sạn Hà Nội sở hữu là 10.000 cổ phiếu, mệnh giá : 10.000 VNĐ/CP.
Thời gian thực hiện chi tạm ứng cổ tức từ ngày 01/10/2013.
Bài 2: Tại công ty TNHH du lịch Thái Dương phát sinh các hoạt đồng trong
tháng 6/N như sau:


- Thực hiện các tour du lịch nội địa, doanh thu chưa bao gồm thuế
GTGT 10% là 300tr, đã thu bằng tiền mặt 100tr, khách hàng chuyển


khoản 150tr, còn lại chưa thu.
- Cung cấp tour du lịch Hà Nội – Hạ Long cho công ty A, số lượng: 30
người, giá tour trọn gói niêm yết là 3tr/người, chiết khấu 10% cho
công ty A do đoàn đông. Công ty A đã chuyển khoản 45tr.
- Thực hiện các tour du lịch nước ngoài, doanh thu chưa có thuế GTGT
10% của phần dịch vụ cung cấp tại Việt Nam là 60tr, giá trị dịch vụ
cung cấp ở nước ngoài là 300tr. Khách hàng đã thanh toán 70% bằng
chuyển khoản.
- Cung cấp tour Hà Nội – HongKong cho công ty A, số lượng khách: 20
người, giá tour trọn gói niêm yết là 30tr/người, chiết khấu 10% cho
công ty A vì đoàn đông. Ước tính phần giá trị dịch vụ thực hiện tại
HongKong là 70%. Công ty A đã thanh toán 60% bằng chuyển khoản.
- Tính đến cuối tháng, công ty TNHH du lịch Thái Dương đang nhận
200tr khách hàng chuyển khoản ứng trước cho dịch vụ du lịch được
thực hiện trong tháng 7. Công ty đang thực hiện dở dang 5 tour du lịch
trong nước có tổng trị giá 300tr (chưa có thuế GTGT 10%). Ước tính
khối lượng công việc hoàn thành là 50%.
- Nhận được hoa hồng của các khách sạn, khu bán đồ lưu niệm… là
40tr chuyển qua ngân hàng.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ trên.
Bài 3: Trong tháng 8/2012, Báo cáo kinh doanh của khách sạn Kim
Giang như sau:
a. Báo cáo của bộ phận phòng buồng:
Loại

Số lượng

phòng

phòng


Cao

10

Đơn giá

Số

Hình thức thanh toán

ngày
2,5tr/ngà

30

Thẻ visa


cấp

y

Deluxe

20

1,8tr

30


Thẻ visa

30

Thu tiền mặt: 400tr, còn

/ngày
Phòng

25

1tr/ngày

thường

lại khách hàng thanh toán
bằng thẻ master.

Phòng

15

thuê

25tr

½ thanh toán chuyển

/tháng


khoản, còn lại thu vào

dài hạn
đầu tháng sau.
b. Báo cáo của bộ phận nhà hàng và quầy bar:
 Doanh thu bán đồ mua sẵn là 250tr, trong đó doanh thu của
rượu vang (dưới 20 độ) là 50tr, rượu khác (trên 20 độ) là 60tr,
bia là 30tr, thuốc lá là 6,6tr. Doanh thu bán thực phẩm chế biến
là 500tr. Phí phục vụ tiệc cưới, hội nghị… là 25tr. Tiền mặt thu
được nộp quỹ là 300tr, khách hàng thanh toán qua ngân hàng là
300tr, còn lại chưa thanh toán.
 Tính đến cuối tháng, đang nhận ứng trước từ khách hàng 50tr
cho tiệc cưới tổ chức trong tháng sau bằng chuyển khoản.
c. Báo cáo từ bộ phận kinh doanh khác (đã nhận đủ bằng tiền mặt):
 Dịch vụ giặt là: 50tr
 Bán đồ lưu niệm: 50tr
 Spa and beauty salon: 60tr
 Karaoke và vũ trường: 70tr
 Trò chơi có thưởng: 300tr, trong tháng trả thưởng cho khách
hàng là 100tr.
d. Thông tin thêm từ phòng kế toán:


 Lãi tiền gửi ngân hàng trong tháng là 20tr, ngân hàng chuyển
vào tài khoản thanh toán của công ty.
 Nhận được 20tr tiền thưởng do lọt vào Top 10 các khách sạn có
dịch vụ tốt nhất do Tổng cục du lịch Việt Nam tổ chức.
Yêu cầu:
1. Ghi nhận doanh thu, thu nhập của khách sạn Kim Giang trong kỳ.

2. Xác định thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp trong kỳ.
Biết rằng: Tất cả giá trên đều chưa bao gồm thuế GTGT. Thuế suất thuế
GTGT của hàng hóa và dịch vụ của công ty là 10%. Thuế suất thuế tiêu thụ
đặc biệt của rượu vang là 25%, rượu khác là 50%, bia: 25%, thuốc lá: 65%,
karaoke và vũ trường: 40%, trò chơi có thưởng: 30%.

CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN CHI PHÍ KINH DOANH VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
Bài 1: Trích các sổ cái TK 5111- Doanh thu bán hàng hóa, TK 5112 – Doanh
thu bán thành phẩm và TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh trong tháng
5/2012 của nhà hàng Hoàng Sơn như sau (đơn vị tính: 1.000 đồng)
TK 911
(632) 524.000
580.000 (5111)
(635)

7.600

190.000 (5112)

(641) 15.100

7.500 (515)

(642) 34.800

6.500 (711)

(811)


2.500

(821) 56.000
(421) 144.000
784.000

784.000


TK 5112
(532) 10.000
120.000 (131)
(911) 190.000
200.000

80.000 (112)
200.000
TK 5111
(3332) 15.500
310.000 (112)
(531) 24.500

250.000 (111)

(911) 580.000
620.000

60.000 (131)
620.000


Yêu cầu: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 5/2012 của nhà
hàng Hoàng Sơn.
Bài 2: Công ty TNHH Asia Travel Sense có số liệu tại ngày 01/01/2012 của
các tài khoản như sau (ĐVT: 1.000.000 đ):
TK 111

220

TK

150

331
(Dư
TK 112
TK 131 (Dư Nợ)
TK 153

500

Có)
TK

150
50

334
TK 411 2.450
TK
550

421
(Dư
Có)

TK 154

100

(Chi phí dịch vụ dở dang
của các tour chưa hoàn
thành)
TK 211

2.200

50


TK 214 (Dư Có)
20
Trong tháng 01/2012 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau (ĐVT:
1.000.000 đ):
1. Ngày 03/01, chuyển toàn bộ tiền gửi ngân hàng sang gửi kỳ hạn 6 tháng,
lãi suất 12%/năm, tiền lãi và gốc nhận cuối kỳ hạn.
2. Ngày 05/01, thanh toán toàn bộ lương nhân viên còn nợ bằng tiền mặt.
3. Tổng kết các chi phí đã bỏ ra trong kỳ này để hoàn thành tour dở dang từ
kỳ trước: Lương hướng dẫn viên du lịch: 20tr, chi phí công cụ, đồ dùng:
10tr, chi phí khác đã thanh toán bằng tiền mặt (vé các khu vui chơi, vé tàu
phà…): 20tr.
4. Thanh lý hợp đồng du lịch đã hoàn thành với khách hàng và phát hành

hóa đơn, giá chưa có thuế GTGT 10% là 300tr. Khách hàng đã thanh toán đủ
bằng chuyển khoản.
5. Ngày 15/01, phát hành 1.000 trái phiếu thời hạn 5 năm, mệnh giá 10, giá
phát hành bằng mệnh giá, lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thị trường 18%,
nhận hàng năm vào ngày phát hành bắt đầu từ năm sau, đã thu đủ bằng tiền
gửi ngân hàng.
6. Ngày 20/01, theo quyết định số 15 của Hội đồng thành viên, tiến hành
chuyển toàn bộ lợi nhuận chưa phân phối để bổ sung nguồn vốn kinh doanh.
7. Cuối tháng, thực hiện các công việc sau:
a. Trích lãi tháng 1 phải thu của hợp đồng tiền gửi (tính tròn tháng)
b. Trích lãi trái phiếu phải trả trong tháng 1 (tính tròn tháng)
c. Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng là 25, nhân viên quản lí doanh
nghiệp là 15.
d. Trích đầy đủ các khoản bảo hiểm vào lương và chi phí của doanh nghiệp
e. Khấu hao trong tháng 01 của tài sản cố định tại bộ phận quản lí là 50.
f. Các chi phí khác ở bộ phận quản lý đã chi bằng tiền mặt là 20.


Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên
2. Thực hiện các bút toán kết chuyển cuối kỳ để xác định kết quả kinh doanh
tháng 1/2012.
3. Lập Báo cáo kết quả kinh doanh tháng 1/2012.
Bài 3: Tại công ty du lịch M&M, trong tháng 5/N thực hiện 2 hợp đồng du
lịch A và B. Chi phí dịch vụ dở dang đầu tháng của hợp đồng A là 50tr, hợp
đồng B là 2,5tr. Chi phí dịch vụ phát sinh tập hợp trong tháng:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (vé, nón, balo) của hợp đồng A là
20tr, hợp đồng B là 10tr.
- Chi phí nhân công trực tiếp (lương và các khoản trích theo lương của
hướng dẫn viên) của hợp đồng A: 8tr, hợp đồng B: 6tr

- Chi phí sản xuất chung (khấu hao xe vận chuyển du lịch): 12tr. Chi
phí sản xuất chung được phân bổ cho 2 đơn hàng theo tỷ lệ của chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp.
Ngày 5/5/N, đơn hàng A hoàn thành, doanh thu trọn gói đã bao gồm thuế
GTGT 10% là 90tr, trong đó doanh thu tương ứng với phần dịch vụ cung cấp
ở nước ngoài là 24tr. Khách hàng đã thanh toán toàn bộ bằng chuyển khoản.
Cuối tháng 5, đơn hàng B vẫn còn đang trong quá trình thực hiện.
Các chi phí ở bộ phận khác được tập hợp như sau: chi phí quản lý doanh
nghiệp: 8tr, chi phí tài chính: 3tr, doanh thu hoạt động tài chính: 1tr, thu
nhập khác: 1,2tr, chi phí khác: 0,3tr.
Yêu cầu:
1. Xác định giá vốn các tour du lịch trên.
2. Thực hiện các bút toán kết chuyển và xác định kết quả kinh doanh của
công ty trong tháng 5/N.
3. Lập Báo cáo kết quả kinh doanh tháng 5/N của công ty.


Bài 4: Nhà hàng Queen Bee trong tháng 9/2012 có các nghiệp vụ phát sinh
như sau:
1. Từ ngày 1/9 đến ngày 25/9, hàng ngày kế toán nhận tiền mặt và báo
cáo bán hàng của nhân viên bán hàng. Tổng doanh thu chưa thuế 25
ngày là 250tr, trong đó doanh thu bán hàng mua sẵn là 50tr, doanh thu
bán hàng tự chế là 200tr, thuế GTGT 10%. Nhà hàng đã thu bằng tiền
mặt 50tr, TGNH: 160tr, số còn lại khách hàng nợ.
2. Ngày 26/9, khách đặt cọc 5tr bằng tiền mặt để tổ chức tiệc sinh nhật
công ty trị giá chưa thuế 20tr, thuế GTGT 10%.
3. Ngày 29/9, đã thực hiện xong tiệc sinh nhật nói trên, khách hàng
dùng TGNH thanh toán hết số tiền còn lại theo hợp đồng sau khi trừ
đi tiền cọc. Doanh thu chưa thuế của hàng mua sẵn là 4tr, hàng tự chế
biến là 16tr.

4. Cuối tháng xác định được giá thành của hàng tự chế đã tiêu thụ trong
tháng là 150tr, giá vốn hàng mua sẵn đã tiêu thụ là 32tr.
5. Trong tháng tập hợp chi phí bán hàng là 20tr, chi phí quản lý doanh
nghiệp là 15tr, kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ trên và xác định kết quả kinh doanh của
nhà hàng trong tháng.
2. Lập báo cáo kết quả kinh doanh của nhà hàng trong tháng 9/N.
Bài 5: Khách sạn Palm Tree có các hoạt động: cho thuê phòng, karaoke, giặt
ủi, đại lý vé máy bay. Trong tháng 10/2012 có các nghiệp vụ phát sinh:
1. Xuất kho một số xà phòng tắm, bàn chải, kem đánh răng, trà thuốc…
trang bị cho phòng khách sạn trị giá 700.000đ. Xuất kho một số xà
phòng, thuốc tẩy cho bộ phận giặt ủi: 500.000đ.
2. Chi tiền mặt mua báo hàng ngày cho phòng khách sạn 100.000đ, trả
tiền điện thoại cho bộ phận quản lý doanh nghiệp: 6tr.


3. Xuất kho một số công cụ, đồ dùng dùng cho phòng khách sạn: 4tr, cho
hoạt động karaoke: 400.000đ, cho bộ phận giặt ủi: 1tr đ, cho bộ phận
quản lý: 800.000đ.
4. Chi phí tiền công và bảo hiểm cho nhân viên tổ phòng buồng: 15tr,
nhân viên trực dàn máy karaoke: 1tr, nhân viên giặt ủi: 1,5tr, nhân
viên lễ tân và phục vụ khách sạn: 6tr, nhân viên quản lý: 10tr.
5. Kháu hao TSCĐ phân bổ cho phòng khách sạn: 60tr, cho hoạt động
karaoke: 5tr, giặt ủi: 3tr, đại lý vé máy bay: 0,5tr, quản lý doanh
nghiệp: 7tr.
6. Chi phí điện nước phải trả phân bổ cho phòng khách sạn: 2tr, giặt ủi:
1tr, karaoke: 0.5tr, quản lý doanh nghiệp: 0,5tr.
7. Doanh thu trong tháng chưa bao gồm thuế GTGT 10% của các dịch
vụ như sau: dịch vụ cho thuê phòng: 120tr, karaoke: 39tr, giặt ủi: 7tr,

đại lý vé máy bay: 7tr. Dịch vụ karaoke chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
30%. Toàn bộ doanh thu trên đã thu được bằng tiền gửi ngân hàng:
136tr, số còn lại thu bằng tiền mặt.
8. Toàn bộ doanh thu trên đã thu được bằng tiền gửi ngân hàng: 136tr,
số còn lại thu bằng tiền mặt.
Yêu cầu:
1. Tập hơp chi phí và tính giá thành cho từng loại dịch vụ. Biết rằng
dịch vụ cho thuê phòng tháng trước có 10 ngày đêm khách ở lưu
lại sang tháng này và 15 ngày đêm khách ở tháng này lưu lại sang
tháng sau, chi phí định mức phòng khách sạn là 100.000đ/ngày
đêm. Các dịch vụ khác không có chi phí dở dang đầu kỳ và cuối
kỳ.
2. Thực hiện các bút toán kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh
của khách sạn.
3. Lập báo cáo kết quả kinh doanh của khách sạn trong tháng.
BÀI TẬP CHƯƠNG 3 – KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN
PHẢI THU


Bài 1: Trong tháng 12/N doanh nghiệp có phát sinh các nghiệp vụ kế toán
sau:
- SDĐK của TK 1122: 15.000 USD, TGGS: 21.800 đồng/USD
- Dùng tiền mặt mua 20.000 USD nhập quỹ tiền gửi ngân hàng, TGTT:
21.600 đồng/USD
- Khách hàng trả nợ 30.000 USD vay từ kỳ trước, TGGS: 21.500
đồng/USD, TGTT lúc trả nợ 21.700 đồng/USD
- Vay ngắn hạn ngân hàng 15.000 USD, TGTT: 22.000 đồng/USD
- Chi 50.000 USD trả nợ người bán, TGGS của khoản nợ: 22.100
đồng/USD
Y/C: Định khoản, biết doanh nghiệp tính giá trị xuất, tồn ngoại tệ theo

phương pháp FIFO. Phản ánh lên tài khoản 1122. Đánh giá lại tài khoản
1122, biết tỷ giá bình quân liên ngân hàng cuối kỳ kế toán là 22.200
đồng/USD
Bài 2: Trong tháng 12/N, Khách sạn A có các chứng từ tiền mặt sau: (Đơn vị
tính: 1.000 đ)
1. Số dư đầu tháng của TK tiền mặt: 39. 750, trong đó: TK 1111 “Tiền VN”:
15.000; TK 1112 “Ngoại tệ”: 210.000 (của 10.000USD, tỷ giá
1USD=21.000VND)
2. Các chứng từ trong tháng:
- Phiếu thu ngày 02: Rút tiền gửi ngân hàng từ ngân hàng VCB về nhập quỹ:
48.000
- Phiếu thu ngày 05: Phiếu thu ngoại tệ: Khách hàng thanh toán tiền khách
sạn tháng trước còn nợ (khách thuê theo tháng) 1.600USD, khách sạn đã ghi
nhận trước doanh thu vào ngày 30/11 với tỷ giá 1USD = 21.000VND, tỷ giá
ngày thanh toán là 1USD=21.100


- Phiếu chi ngày 08: Tạm ứng tiền mua nguyên liệu cho bộ phận nhà hàng:
50.000
- Ngày 14: Phiếu chi: Thanh toán tiền xà phòng, bàn chải, khăn mặt… mua
mới, dùng trong phòng khách sạn trị giá chưa có thuế GTGT 10% là 15.000.
- Ngày 16: Phiếu thu: khách hàng thanh toán tiền tổ chức tiệc cưới trị giá
22.000 đã bao gồm thuế GTGT 10%, trong đó doanh thu từ bán hàng mua
sẵn là 5tr, hàng chế biến là 13tr, dịch vụ trang trí và tổ chức tiệc là 2tr.
- Ngày 20: Phiếu chi ngoại tệ 2.000USD để mua một thiết bị văn phòng, tỷ
giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do NHNN công bố là
1USD=21.150đ.
- Ngày 21: Phiếu chi tiền mặt nộp thuế GTGT của thiết bị nhập khẩu ngày
10, thuế suất thuế GTGT là 10%.
- Ngày 30: Khách hàng X thanh toán tiền thuê văn phòng tháng 12/N:

37.500 đã bao gồm thuế GTGT 10%
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ trên
2. Ghi vào sổ cái tiền mặt (VND và USD) các nghiệp vụ phát sinh trong
tháng
3. Tại ngày 31/12/N, tỷ giá mua vào do ngân hàng VCB công bố là 1USD =
21.120 đ. Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của khách sạn
trên.
Bài 3: Tại công ty du lịch Thành Công sử dụng tỷ giá thực tế để ghi nhận
ngoại tệ, trong tháng 12/N có những nghiệp vụ sau đây:
- Ngày 10/12: Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về việc khách
hàng thanh toán 30.000 USD (giá trọn gói đã bao gồm VAT 10%) cho
tour du lịch đã hoàn thành tháng trước. Tỷ giá mua ngoại tệ chuyển


khoản tại ngày giao dịch là: 20.950 đồng/USD. Công ty đã hạch toán
trước doanh thu ngay khi thực hiện xong tour với tỷ giá 20.900 đ/$.
- Ngày 15/12: Bán 10.000 USD cho ngân hàng thu về TGNH VNĐ với
tỷ giá mua ngoại tệ chuyển khoản 21.000đ/$.
- Ngày 17/12: Nhập khẩu một chiếc xe ô tô làm phương tiện vận
chuyển khách du lịch, giá 20.000 USD, đã chuyển khoản thanh toán
cho người bán. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng trên tờ khai nhập
khẩu là 21.000 đồng/USD, tỷ giá bán chuyển khoản của ngân hàng là
21.150đ/$.
- Ngày 20/12: Vay ngắn hạn ngân hàng 30.000 USD, ngân hàng đã gửi
giấy báo Có TK TGNH ngoại tệ. Tỷ giá niêm yết tại ngân hàng khi
vay là: 21.150đ/$.
- Ngày 27/12: Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về việc khách
hàng thanh toán tiền tour thực hiện trong tháng 12, giá trọn gói là
2.500$, tỷ giá thực tế là: 21.150 đồng/USD

Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ trên
2. Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của công ty tại thời
điểm cuối kỳ, biết rằng, ngày 31/12, tỷ giá mua vào của ngân hàng nơi
công ty mở tài khoản là 21.130đ/USD.
Bài 4: Cho biết các dữ liệu sau ở nhà hàng Long Vân (đơn vị 1000 đ)
Năm tài chính kết thúc
Tổng doanh thu

31/12/2012
121.037.00

0
Giá vốn hàng bán
31.705.000
Lợi nhuận sau thuế
49.102.000
Phải thu của khách 714.000

31/12/2011
14.307.000
864.000
7.464.000
595.000

31/12/2010

1.321.000



hàng
Yêu cầu:
1. Xác định tỷ trọng lãi gộp/doanh thu của năm 2011 và 2012. Nhận xét.
2. Xác định số vòng quay các khoản phải thu và thời gian thu tiền bình
quân của hai năm 2011, 2012. Nhận xét.
Bài 5: Công ty du lịch Hạ Long bắt đầu năm tài chính 2012 với số phải thu
của khách hàng là 480 triệu và khoản dự phòng phải thu khó đòi là 56 triệu.
Năm 2012, tổng doanh thu của công ty là 2.400tr, trong đó doanh thu bằng
tiền là 2 tỷ. Cũng trong năm 2012, khách hàng đã thanh toán các khoản nợ
kỳ trước là 440tr, công ty cũng xóa sổ khoản phải thu khó đòi từ khách hàng
- công ty Hòn Gai số tiền là 50 triệu (khoản này đã được trích lập dự phòng
từ cuối năm 2011).
Yêu cầu:
1. Sử dụng Tài khoản chữ T để xác định xem khách hàng còn nợ công ty
du lịch Hạ Long bao nhiêu tiền vào cuối năm 2012.
2. Ước tính chi phí dự phòng phải thu khó đòi là 3% của tổng doanh thu
bán chịu. Hãy trích lập dự phòng phải thu khó đòi cho năm 2012 và sử
dụng tài khoản chữ T để xác định số dư cuối kỳ của tài khoản Dự
phòng phải thu khó đòi.
Chương 4: Kế toán hàng tồn kho
Bài 1:
Công ty khách sạn Hạ Long có 4 dịch vụ như sau: Dịch vụ cho thuê phòng,
giặt ủi và dịch vụ massage. Các tài liệu kế toán ghi nhận trong kỳ được cho
như sau:
Số dư đầu kỳ của các tài khoản: (đơn vị: 1.000đ)


TK 111: 130.000
TK 112: 300.000
TK 152: 40.000

TK 153: 30.000
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Xuất kho xà phòng tắm, bàn chải đánh răng… trang bị cho phòng
khách sạn trị giá 800, cho phòng massage 400
2. Tạm ứng cho anh Bình 10.000 đi mua xà phòng, thuốc tẩy (nguyên
vật liệu) bằng tiền mặt
3. Xuất kho chăn, gối đệm trị giá 4.000 cho phòng khách sạn làm công
cụ dụng cụ phân bổ trong 4 kỳ
4. Anh Bình mua nguyên vật liệu về nhập kho, giá mua 7.000, chưa bao
gồm thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển 500, chưa bao gồm thuế
GTGT 10%, tất cả đã trả bằng tiền tạm ứng
5. Tính tiền lương phải trả nhân viên dọn phòng là 7.000, nhân viên giặt
ủi là 3.000, nhân viên massage là 4.000, nhân viên lễ tân, bảo vệ, quản
lý khách sạn là 5.000, cho bộ phận quản lý doanh nghiệp là 12.000
6. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định vào chi phí và khấu
trừ vào lương
7. Trích khấu hao tài sản cố định hữu hình phân bổ cho phòng khách sạn
là 20.000, cho bộ phận giặt ủi là 3.000, cho dịch vụ massage là 5.000,
cho bộ phận quản lý doanh nghiệp là 8.000
8. Chi phí tiền điện, nước phải trả chưa thuế GTGT 10% là 6.000, phân
bổ cho phòng khách sạn là 3.000, giặt ủi 1.500, dịch vụ massage 500,
quản lý doanh nghiệp là 1.000
9. Chi phí mua ngoài bằng tiền mặt khác tính cho bộ phận quản lý doanh
nghiệp là 5.000, chưa bao gồm thuế GTGT 10%
10.Doanh thu trong tháng chưa thuế GTGT 10% gồm: phòng khách sạn
120.000, giặt ủi là 5.000, massage là 20.000. Tất cả thu bằng tiền mặt
Yêu cầu:


Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Xác định kết quả kinh doanh trong tháng biết cuối kỳ còn 10 ngày
đêm phòng khách sạn đã lưu lại ở tháng sau, chi phí định mức phòng
khách sạn này là 200.000/ngày đêm. Các dịch vụ còn lại không có chi
phí dở dang cuối kỳ
Bài 2:
Công ty du lịch Hải Phòng kinh doanh hướng dẫn và vận tải du lịch, trong
kỳ kinh doanh tháng 6/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1/6: Nhận được giấy báo Có số tiền 50.000 của khách hàng đặt trước cho
chuyến du lịch có trị giá 110.000 sẽ khởi hành vào ngày 15/6
8/6: Mua nguyên vật liệu gồm mũ, áo, cờ, nước… tổng giá trị 4.000, chưa
bao gồm thuế GTGT 10%, đã trả bằng tiền mặt
10/6: Chuyển khoản 15.000 cho khách sạn Royal đặt trước tiền phòng
15/6: Chuyến du lịch được khởi hành, doanh nghiệp xuất mũ, áo, cờ… cho
tuor du lịch trị giá 3.000
18/6: Chi phí nguyên vật liệu cho xe chở khách là 8.000, chưa bao gồm 10%
thuế GTGT đã trả bằng tiền mặt
20/6: Chi tiền mặt 1.100, đã gồm 10% thuế GTGT tiền mua vé thăm quan
thắng cảnh
25/6: Kết thúc tuor du lịch, tổng chi phí ăn uống và nghỉ tại khách sạn Royal
được thông báo là 40.000
26/6: Khách hàng trả hết số tiền còn lại bằng chuyển khoản
27/6: Đài truyền hình Quảng Ninh thông báo tiền quảng cáo trên truyền hình
là 20.000, chưa bao gồm thuế GTGT 10%, công ty đã trả bằng chuyển khoản
và phân bổ chi phí quảng cáo này cho 5 tháng
28/6: Các chi phí điện nước, điện thoại trong tháng tính cho bộ phận quản lý
doanh nghiệp đã trả bằng tiền mặt là 1.500, chưa bao gồm thuế GTGT 10%


30/6: Tiền lương tháng trả cho nhân viên bộ phận hướng dẫn du lịch là
6.000, bộ phận vận tải du lịch là 4.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp là

9.000
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ vào chi phí và khấu trừ vào
lương
Trích khấu hao tài sản cố đinh cho xe khách vận chuyển là 4.000, cho các tài
sản cố định khác dùng trong quản lý doanh nghiệp là 7.000
Yêu cầu: ĐỊnh khoản các nghiệp vụ phát sinh và lập báo cáo kết quả kinh
doanh tháng 6/N
Bài 3:
Cho tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty Bảo Châu đầu tháng 12/N như
sau:
Tài sản cố định hữu hình

400.00

0
Nguyên vật liệu
80.000
Tạm ứng cho CNV
3.5000
Đầu tư vào công ty liên kết
90.000
Phải trả CNV
6.000
Tiền gửi ngân hàng
85.000
Vay dài hạn
60.000
Hàng hóa tồn kho
20.000
Người mua ứng trước

5.000
THành phẩm tồn kho (55 sp) 55.000
Quỹ đầu tư phát triển
10.000
NGuồn vốn xây dựng cơ bản 150.00

Nguồn vốn kinh doanh

825.00

0
Tài sản ký quỹ dài hạn
22.000
Góp vốn liên doanh
70.000
Lợi nhuận chưa phân phối
45.000
Tiền mặt tại quỹ
13.500
Thuế phải nộp Ngân sách
18.000
Phải trả người bán
10.000
Quỹ dự phòng tài chính
20.000
Phải thu khách hàng
15.000
Chi phí sản xuất kd dở dang 35.000
Quỹ khen thưởng phúc lợi
22.000

Vay ngắn hạn
20.000

XDCB dở dang

0
140.00

Cổ phiếu ngắn hạn

5.000

Ứng trước cho người bán
Hao mòn TSCĐ

0
5.000
75.000

Công cụ dụng cụ
Tài sản thuế thu nhập hoãn

12.000
15.000

lại


Trong tháng 12/N có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Nhượng bán toàn bộ số cổ phiếu ngắn hạn đang nắm giữ, thu ngay bằng

tiền mặt với giá bán 35.000, chi phí hoa hồng môi giới phải trả 1.000
2. Phân xưởng sản xuất nhập kho 20 sản phẩm hoàn thành, giá thành sản
xuất thực tế 19.000
3. Bộ phận xây dựng cơ bản bàn giao và đưa vào sử dụng một khu nhà văn
phòng. Quyết toán công trình theo chi phí thực tế ghi nhận 120.000, công
trình được đầu tư bằng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, dự kiến sử dụng trong
vòng 10 năm.
4. Xuất kho thiết bị cho phân xưởng cơ khí để lắp đặt tài sản cố định 5.000
5. Xuất kho 20 thành phẩm gửi bán cho công ty Ngọc Khánh, giá gửi bán
bao gồm cả thuế GTGT 10% là 26.400. Chi phí vận chuyển công ty Ngọc
Khánh đã thanh toán hộ là 2.000
6. Công ty Ngọc Khánh thông báo đã bán được toàn bộ số hàng ở NV5,
doanh nghiệp đã nhận được giấy báo có của ngân hàng về số tiền hàng sau
khi trừ chi phí hoa hồng là 5.000, chưa bao gồm 10% thuế GTGT
7. Thanh lý một tài sản cố định đã khấu hao hết từ tháng 9/N, nguyên giá
13.000 thu được 1.000 bằng tiền mặt, chưa bao gồm thuế GTGT 10%
8. Nhận được thông báo về số lãi được chia từ đầu tư vào công ty liên kết là
18.000
9. Mua cổ phiếu của công ty Anh Dũng để đầu tư dài hạn, mệnh giá 30.000
(chiếm 3% tổng vốn điều lệ của công ty Anh Dũng), giá mua thực tế 35.000
đã thanh toán bằng chuyển khoản. Chi phí môi giới trả bằng chuyển khoản là
1.000


10. Xuất bán trực tiếp 40 sản phẩm cho công ty Ban Mai, giá bán 1.250/sản
phẩm, chưa bao gồm 10% thuế GTGT. Người mua đã thanh toán 50% bằng
tiền mặt
11. Doanh nghiệp cho công ty Ban Mai hưởng chiết khấu thương mại 50/sản
phẩm trừ vào số tiền còn phải thu
12. Tập hợp chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ:

- Chi phí quảng cáo đã chi bằng tiền mặt 13.200 (đã bao gồm 10% thuế
GTGT), doanh nghiệp phân bổ trong 2 tháng (tháng 12/N và tháng 1/N+1)
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: 5.500
- Tiền lương nhân viên bán hàng: 10.000
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định (23% tính vào chi
phí và 9,5% khấu trừ lương)
- Vật liệu, bao gói sản phẩm xuất kho: 1.500
- Chi phí điện nước và dịch vụ mua ngoài khác chưa thanh toán 3.850 (đã
bao gồm 10% thuế GTGT)
13. Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp khác phát sinh:
- Trích lập dự phòng phải thu khó đòi: 4.500
- Tiền lương bộ phận QLDN: 14.000
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo quy định (chi phí 23%, khấu trừ
lương 9,5%)
- Tiền điện thoại và dịch mua mua ngoài 8.250 (đã bao gồm 10% thuế
GTGT)
- Khấu hao TSCĐ 9.000
14. Kết chuyển thuế GTGT
Yêu cầu:
- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh


- Xác định kết quả kinh doanh và lập báo cáo kết quả kinh doanh tháng
12/N
Bài 4:
Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty Ngọc Khánh đầu tháng 12/N như
sau: (1000đ)
TSCĐ hữu hình

1.100.00


Phải thu của khách hàng

280.000

NVL tồn kho
THành phẩm (2.000 sp)
Tiền mặt tại quỹ
Tiền gửi ngân hàng
Phải trả người bán
Nguồn vốn kinh doanh

0
120.000
200.000
171.000
230.000
115.000
1.750.00

Quỹ khen thưởng phúc lợi
Tiền lương phải trả CNV
Hàng gửi bán
Vay dài hạn ngân hàng
Lợi nhuận chưa phân phối
Hao mòn TSCĐ

85.000
60.000
95.000

105.000
110.000
75.000

CCDC tồn kho
Nợ dài hạn đến hạn trả
Tạm ứng cho CNV

0
28.000
15.000
22.000

Quỹ dự phòng tài chính
Hàng hóa tồn kho
Người mua ứng trước tiền

30.000
55.000
65.000

hàng
Thuế và các khoản phải nộp

21.000

NN
Trong tháng 12/N có các nghiệp vụ phát sinh:
1. Mua nguyên vật liệu, giá mua theo hóa đơn chưa có thuế VAT 10% là
25.000, toàn bộ tiền hàng đã thanh toán cho nhà cung cấp bằng chuyển

khoản sau khi trừ đu chiết khấu thanh toán 2% được hưởng (tính trên tổng
tiền thanh toán), vật liệu đã được kiểm nhận, nhập kho đủ. Chi phí vận
chuyển trả hộ người bán bằng tiền mặt 1.500
2. Xuất kho thành phẩm giao cho khách hàng B theo đơn đặt hàng đã ký kết,
số lượng 200 sản phẩm, giá bán chưa có thuế VAT 10% là 1.800/sp. Khách
hàng đã nhận hàng và chấp nhận thanh toán


3. Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm 55.000, cho quản lý phân
xưởng 7.500
4. Xuất công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 2 lần dung cho sản xuất 15.000,
dùng cho quản lý doanh nghiệp 4.000
5. Chuyển một thiết bị sản xuất tham gia góp vốn liên doanh vào cơ sở liên
doanh đồng kiểm soát với công ty Thái Dương. Nguyên giá thiết bị 200.000,
hao mòn lũy kế 25.000. Giá trị vốn góp được thống nhất đánh giá lại là
220.000. Chi phí vận chuyển chi hộ cơ sở liên doanh đã thanh toán bằng tiền
mặt 2.100 (đã bao gồm cả thuế VAT 10%).
6. Chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất là 23.000, quản lý doanh
nghiệp là 10.500
7. Tính tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất sản phẩm là 28.000, tiền
lương cho quản lý phân xưởng là 4.500
8. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định (23% chi phí,
9.5% lương)
9. Thanh toán tiền quảng cảo sản phẩm 30.000 bằng tiền gửi ngân hàng
10. Cuối tháng phân xưởng sản xuất hoàn thành nhập kho 120 sản phẩm,
biết giá trị sản phẩm dở dang là 6.975
11. Xuất kho gửi bán 200 sản phẩm cho công ty M
12. Công ty B khiếu nại về mốt số sản phẩm kém chất lượng, đơn vị đã chấp
nhận giảm giá cho số sản phẩm này, mức giảm giá bao gồm cả thuế là
35.200

Thông tin bổ sung: Thuế GTGT tính theo pp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho
theo pp kê khai thường xuyên và tính giá hàng tồn kho theo pp nhập trước
xuất trước.
Yêu cầu:
- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh


- Lập Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N
- Lập báo cáo kết quả kinh doanh tháng 12/N
- Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ tháng 12/N

Bài 1:
Công ty khách sạn Hạ Long có 4 dịch vụ như sau: Dịch vụ cho thuê phòng,
giặt ủi và dịch vụ massage. Các tài liệu kế toán ghi nhận trong kỳ được cho
như sau:
Số dư đầu kỳ của các tài khoản: (đơn vị: 1.000đ)
TK 111: 130.000
TK 112: 300.000
TK 152: 40.000
TK 153: 30.000
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
11.Xuất kho xà phòng tắm, bàn chải đánh răng… trang bị cho phòng
khách sạn trị giá 800, cho phòng massage 400
12.Tạm ứng cho anh Bình 10.000 đi mua xà phòng, thuốc tẩy (nguyên
vật liệu) bằng tiền mặt
13.Xuất kho chăn, gối đệm trị giá 4.000 cho phòng khách sạn làm công
cụ dụng cụ phân bổ trong 4 kỳ
14.Anh Bình mua nguyên vật liệu về nhập kho, giá mua 7.000, chưa bao
gồm thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển 500, chưa bao gồm thuế
GTGT 10%, tất cả đã trả bằng tiền tạm ứng



15.Tính tiền lương phải trả nhân viên dọn phòng là 7.000, nhân viên giặt
ủi là 3.000, nhân viên massage là 4.000, nhân viên lễ tân, bảo vệ, quản
lý khách sạn là 5.000, cho bộ phận quản lý doanh nghiệp là 12.000
16.Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định vào chi phí và khấu
trừ vào lương
17.Trích khấu hao tài sản cố định hữu hình phân bổ cho phòng khách sạn
là 20.000, cho bộ phận giặt ủi là 3.000, cho dịch vụ massage là 5.000,
cho bộ phận quản lý doanh nghiệp là 8.000
18.Chi phí tiền điện, nước phải trả chưa thuế GTGT 10% là 6.000, phân
bổ cho phòng khách sạn là 3.000, giặt ủi 1.500, dịch vụ massage 500,
quản lý doanh nghiệp là 1.000
19.Chi phí mua ngoài bằng tiền mặt khác tính cho bộ phận quản lý doanh
nghiệp là 5.000, chưa bao gồm thuế GTGT 10%
20.Doanh thu trong tháng chưa thuế GTGT 10% gồm: phòng khách sạn
120.000, giặt ủi là 5.000, massage là 20.000. Tất cả thu bằng tiền mặt
Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Xác định kết quả kinh doanh trong tháng biết cuối kỳ còn 10 ngày
đêm phòng khách sạn đã lưu lại ở tháng sau, chi phí định mức phòng
khách sạn này là 200.000/ngày đêm. Các dịch vụ còn lại không có chi
phí dở dang cuối kỳ
Câu 2:
Công ty du lịch Hải Phòng trong tháng 6/N có các tài liệu kế toán về tuor du
lịch đang thực hiện sau: (đơn vị: 1.000đ)
Chi phí sản xuất (dịch vụ) dở dang đầu tháng: 5.000


Trong tháng có các nghiệp vụ phát sinh:

1. Tiền phòng và tiền ăn uống cho đoàn khách du lịch là 40.000, chưa
bao gồm thuế GTGT 10%, công ty chưa trả tiền cho khách sạn Bình
Minh
2. Vé vào cửa các di tích lịch sử là 3.000, chưa bao gồm thuế GTGT
10% đã trả bằng tiền mặt
3. Đại lý du lịch thông báo tiền hoa hồng cho tuor là 2.000, chưa bao
gồm thuế GTGT 10%, công ty đã chuyển khoản trả đủ
4. Chi phí khấu hao xe khách vận chuyển cho tuor là 2.700
5. Tiền lương tính cho nhân viên hướng dẫn du lịch và lái xe là 5.000,
công ty sẽ trả và tháng sau.
6. Các khoản trích theo lương nhân viên là 23% tính vào chi phí và 9,5%
trừ vào lương
7. Các khoản phí lệ phí và mua ngoài khác tính vào chi phí sản xuất
chung là 1.000, đã trả bằng tiền mặt.
Ngày 15/6/N, hoàn thành tuor du lịch
Yêu cầu: ĐỊnh khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tính giá thành tuor
du lịch trên
Câu 3:
Công ty du lịch Nam Bắc trong tháng 6/N thực hiện 2 hợp đồng du lịch A và
B.
Chi phí sản xuất (dịch vụ) dở dang đầu tháng (tuor chưa hoàn thành) như
sau: (đơn vị: 1.000đ)
- Đơn đặt hàng A: 50.000


- Đơn đặt hàng B: 2.500
Chi phí sản xuất (dịch vụ) phát sinh tập hợp trong tháng:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (vé, nón, ba lô) cho đơn hàng A là
20.000, đơn hàng B là 10.000
- Chi phí nhân công trực tiếp (lương và các khoản trích theo lương của

hướng dẫn viên) cho đơn hàng A: 8.000 và đơn hàng B: 6.000
- Chi phí sản xuất chung (lương gián tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố
định…) cho 2 đơn hàng là 12.000. Biết chi phí sản xuất chung được
phân bổ cho từng đơn hàng theo tỷ lệ với chi phí NVL trực tiếp.
Ngày 20/6/N đơn hàng A đã hoàn thành tuor du lịch, doanh thu chưa thuế là
98.000, thuế GTGT 10%
Cuối tháng 6/N đơn hàng B vẫn còn trong quá trình thực hiện
Yêu cầu:
- Tính giá thành các tuor du lịch trên
Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 6/N biết chi phí quản lý
doanh nghiệp trong kỳ là 8.000, chi phí tài chính 3.000, doanh thu hoạt động
tài chính 1.000, thu nhập khác 1.200 và chi phí khác 300
CHƯƠNG 5
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO
Bài 1 (Mua trả ngay):
Ngày 05/01/N, mua một TSCĐHH phục vụ bán hàng, giá mua chưa thuế là
100triệu đ, thuế GTGT 10% (Hóa đơn số…ngày 05/01) và chi phí trước sử
dụng là 1.050.000 đ, trong đó thuế GTGT 50.000 đ. Hóa đơn mua sắm
TSCĐ đã thanh toán bằng chuyển khoản (Giấy báo Nợ số…, ngày 05/01).


Chi phí trước sử dụng đã trả bằng tiền mặt (Phiếu Chi số …, ngày 05/01).
Tài sản này được đưa vào sử dụng ngay trong ngày 5/1/N.
Kế toán trong trường hợp:
- Doanh nghiệp mua là đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ. Tài sản được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển và sử dụng vào
hoạt động SXKD;
- Doanh nghiệp mua là đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực
tiếp, sử dụng tài sản vào hoạt động SXKD, tài sản được đầu tư bằng
quỹ đầu tư phát triển.

Bài 2 (Mua trả góp):
Ngày 01/09, đơn vị kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ,
mua trả góp một thiết bị về sử dụng ngay tại phân xưởng sản xuất với giá
mua trả tiền ngay chưa thuế GTGT là: 180 tr.đ, thuế GTGT 5%, lãi trả góp
(không chịu thuế GTGT) là 12 tr.đ, giá mua trả góp chưa thuế GTGT là 192
tr. đ (Hóa đơn GTGT số … ngày 01/09). Thời gian trả góp trong 24 tháng
(vào ngày cuối mỗi tháng, bắt đầu từ tháng này). Chi phí trước khi sử dụng
giả sử là 0 đ. Chi tiền mặt trả góp tháng thứ nhất.
Kế toán nghiệp vụ trên.
Bài 3 (Khấu hao TSCĐ):
Căn cứ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 11/N, tổng số khấu hao
trích trong tháng 11 là 43 tr.đ, trong đó số khấu hao TSCĐ dùng ở phân
xưởng là 23tr.đ, số khấu hao TSCĐ phục vụ hoạt động bán hàng là 1,5 tr.đ,
số khấu hao TSCĐ phục vụ hoạt động quản lí doanh nghiệp là 18,5 tr.đ. Kế
toán trích khấu hao TSCĐ tháng 11/N.


×