Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Đầu tư với việc phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của công ty Hanoi Toserco giai đoạn 2000-2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.44 KB, 57 trang )

MỞ ĐẦU
Sự phát triển không ngừng của ngành du lịch Việt Nam trong những năm
qua đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các công
ty hoạt động trong lĩnh vực này. Quy mô của các công ty du lịch ngày càng mở
rộng, số vốn giành cho đầu tư phát triển ngày càng nhiều. Tuy nhiên, việc sử
dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp này vẫn còn tồn tại
nhiều hạn chế, gây ra sự kém hiệu quả của hoạt động đầu tư, q trình đầu tư
khơng đạt được những kết quả như mong muốn. Nếu không giải quyết một cách
triệt để những hạn chế này sẽ gây ra sự lãng phí nguồn vốn đầu tư của bản thân
doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế.
Nhận thấy sự cần thiết của vấn đề trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Đầu tư với
việc phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của công ty Hanoi
Toserco giai đoạn 2000-2005” để nghiên cứu và thực hiện chuyên đề tốt
nghiệp.
Kết cấu của chuyên đề gồm 2 chương:
Chương I: Đầu tư và hoạt động kinh doanh du lịch đối với sự phát triển
kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2000-2010.
Chương II: Một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế,
nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Hanoi Toserco đến năm 2010.
Do vốn kiến thức còn hạn chế, ít kinh nghiệm thực tế nên trong q trình
thực hiện đề tài khơng tránh khỏi thiếu sót, tơi rất mong được sự đóng góp ý
kiến của thầy cơ và các bạn để đề tài trên được hoàn thiện hơn nữa.

1


Chương I
ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH ĐỐI VỚI
SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2000-2010.
A. ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH:


I. ĐẦU TƯ VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA MỖI
QUỐC GIA:
1. Đầu tư là gì?
Hiểu theo nghĩa chung nhất, đầu tư là sự bỏ ra hay sự hy sinh các nguồn lực
ở hiện tại nhằm đạt được kết quả lớn hơn cho người đầu tư trong tương lai.
Để giải thích rõ hơn định nghĩa trên, ta có thể hiểu các thuật ngữ như sau:
Nguồn lực ở đây có thể là các nguồn lực về tài chính, nguồn lực vật chất,
sức lao động, trí tuệ, thời gian... Nhà nước có thể bỏ ra các nguồn lực về tài
chính để xây dựng cơ sở vật chất, một doanh nghiệp bỏ chi phí để tăng cường
đào tạo cho đội ngũ nhân viên của mình, một gia đình giảm bớt việc tiêu dùng
hiện tại để đầu tư cho con cái được học đại học, một nhà khoa học đóng góp
nghiên cứu của mình vào việc thành lập một doanh nghiệp.... tất cả sự bỏ ra, hy
sinh đó đều được gọi là nguồn lực của hoạt động đầu tư.
Nhà đầu tư chính là những người đã bỏ ra các nguồn lực để tiến hành các
hoạt động đầu tư. Nhà đầu tư có thể là Nhà nước, doanh nghiệp, hộ kinh doanh
cá thể hay tư nhân...
Kết quả của hoạt động đầu tư rất đa dạng, đó có thể là sự tăng thêm về các
tài sản tài chính, tài sản vật chất, nguồn nhân lực được nâng cao tay nghề, hay có
thể là tăng cường một tài sản vơ hình như thương hiệu, danh tiếng,....
2. Vai trò của đầu tư đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của mỗi
quốc gia.
Đ
Đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, hoạt động đầu tư có
nghĩa sống cịn. Nó như một hoạt động tiếp thêm năng lượng cho một cơ thể
sống, lúc còn nhỏ, đầu tư giúp cho cơ thể phát triển lớn mạnh, đúng hướng, còn
2


khi cơ thể đó đã lớn mạnh và phát triển thì hoạt động đầu tư càng cần phải tiến
hành mạnh mẽ nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển.

Xét trên góc độ vĩ mơ, đầu tư có những vai trị chủ yếu sau:
Do có sự bỏ ra các nguồn lực ở hiện tại và tạo được những nguồn lực lớn
hơn trong tương lai nên đầu tư tác động đến cả tổng cung và tổng cầu của một
nền kinh tế.
Đầu tư ảnh hưởng hai mặt đến sự ổn định và phát triển kinh tế. Một mặt, nó
tác động thúc đẩy quá trình phát triển đi lên của nền kinh tế do tạo thêm được
những tài sản, nguồn lực mới, nhưng mặt khác, nó lại là nguyên nhân dẫn đến
những hiện tượng gây hại đến sự phát triển kinh tế như lạm phát.
Đầu tư có ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một cơ cấu đầu tư
hợp lí sẽ tạo ra được một cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo ra sự cân đối trên phạm vi
toàn nền kinh tế quốc dân, giữa các ngành, các vùng, phát huy được vai trò nội
lực của nền kinh tế trong khi vẫn xem trọng yếu tố ngoại lực.
Đầu tư có tác động đến việc nâng cao trình độ khoa học cơng nghệ của đất
nước. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng
công nghệ.
Đầu tư có tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kết quả
nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy: muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức
trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được từ 15%-20% so với GDP tùy thuộc vào
trình độ phát triển của từng nước. Đối với các nước đang phát triển, đầu tư được
coi là “cú hích ban đầu” tạo đà cho sự cất cánh của nền kinh tế. Còn đối với các
quốc gia phát triển, đầu tư để duy trì sự phát triển ổn định và đúng hướng.
Đầu tư giúp giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động,
làm gia tăng khả năng tiêu dùng cho dân cư, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng hàng
hóa và dịch vụ của xã hội. Khi tiến hành công cuộc đầu tư, cầu về các yếu tố đầu
vào cho dự án tăng, sản xuất của các ngành có liên quan phát triển, thu hút thêm
sức lao động, người lao động có được thêm việc làm đồng nghĩa với việc tăng

3



thu nhập và tăng tiêu dùng của người lao động, góp phần giảm tệ nạn xã hội, tạo
điều kiện thuận lợi cho q trình phát triển kinh tế.
Xét trên góc độ vi mô, đối với doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất và kinh
doanh thì đầu tư chính là yếu tố quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của
mỗi cơ sở. Nếu khơng có đầu tư, doanh nghiệp sẽ sớm bị đánh bại trên thị
trường.
II. KINH DOANH DU LỊCH VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ
HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC:
Được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói, du lịch đang đóng một
vai trị ngày càng quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, đặc
biệt là các quốc gia đang phát triển.
Theo dự báo của nhiều chuyên gia trên thế giới, trong thế kỷ 21, du lịch là
ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, kéo theo đó là sự phát triển của
các loại hình dịch vụ đi kèm như nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi.... với tốc độ
tăng trưởng trung bình hàng năm là 4%. Năm 1997, theo thống kê của tổ chức
du lịch thế giới (UNWTO), toàn thế giới có 613 triệu lượt khách du lịch. Nhưng
đến năm 2005, con số này đã tăng lên tới 808 triệu lượt khách du lịch, và dự báo
đến năm 2020 là 1,6 tỷ lượt. Đầu tư cho du lịch cũng lên tới 800 tỷ đôla Mỹ
hàng năm, những con số này đã cho thấy du lịch dần trở thành một ngành chính
cho đối với sự phát triển kinh tế của nhiều nước.
Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
được thể hiện ở những điểm sau:
1. Du lịch – ngành mang lại nguồn thu ngân sách lớn:
Du lịch là một ngành dịch vụ mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân sách
các quốc gia, trong năm 2005, với tốc độ phát triển 5,7%, ngành du lịch thế giới
đã đón tiếp 808 triệu lượt khách du lịch, mang lại doanh thu trên 6 nghìn tỷ đơla
Mỹ, chiếm 10,6% tổng GDP tồn cầu, dự tính trong năm 2006 doanh thu sẽ là
6500 tỷ. Dự đoán trong giai đoạn 2007-2017, ngành du lịch thế giới sẽ có tốc độ

4



tăng trưởng trung bình đạt mức 4%/năm, đây là mức tăng trưởng cao hơn mức
tăng trung bình của tồn nền kinh tế thế giới.
Ở các quốc gia phát triển, khi các ngành cơng nghiệp có xu hướng phát
triển chậm lại thì du lịch vẫn đạt được tốc độ phát triển đáng kể. Một ví dụ điển
hình là Pháp, quốc gia có ngành du lịch phát triển nhất thế giới, mặc dù chịu ảnh
hưởng của việc đồng Euro lên giá làm giá của các tour du lịch đến Pháp trở nên
đắt đỏ, ngành du lịch của quốc gia này vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 0,5% trong
năm 2005, đón 75 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 130 tỷ Euro tăng 3,5%
so với năm 2004 và là ngành đóng góp nhiều nhất vào thu nhập quốc dân, chiếm
6,5% GDP, đứng trên cả ngành cơng nghiệp ơtơ.
Cịn đối với các quốc gia đang phát triển, thống kê cho thấy, tại 49 nước
kém phát triển nhất trên thế giới, tập trung chủ yếu ở Châu Phi thì du lịch là
ngành mang lại nguồn thu lớn nhất, đặc biệt là nguồn thu ngoại tệ, đây là điều có
ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia này.
2. Du lịch-ngành kinh tế trợ giúp đắc lực cho quá trình giải quyết việc làm:
Không chỉ là ngành mang lại nguồn thu lớn cho đất nước, du lịch cịn góp
phần khơng nhỏ trong việc giải quyết việc làm cho lao động, tăng thu nhập cho
người dân. Tính riêng năm 2005, với tốc độ tăng 5,7% ngành du lịch toàn thế
giới đã tạo thêm 2,5 triệu việc làm mới nâng tổng số nhân viên hoạt động trực
tiếp trong ngành lên đến 76,7 triệu chiếm 2,8% tổng số việc làm trên thế giới.
Nếu tính cả lao động gián tiếp thì tổng số người sống nhờ du lịch và lữ hành là
234,3 triệu người, chiếm 8,7%.
Du lịch được đánh giá là một công cụ hữu hiệu giúp xóa đói giảm nghèo do
việc phát triển du lịch không đơn thuần chỉ phụ thuộc vào điều kiện phát triển
kinh tế mà còn phụ thuộc khá lớn vào các điều kiện về tự nhiên, đặc điểm văn
hóa, xã hội của mỗi quốc gia. Du lịch tạo ra nhiều việc làm, trong đó có cả
những việc làm khơng địi hỏi trình độ chun mơn cao, điều này rất quan trọng
đối với những vùng núi cao, những vùng kém phát triển, là những nơi rất khó

kiếm việc làm. Thậm chí, các vùng kém phát triển về kinh tế và khơng có những
5


điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển hoạt động du lịch cũng có thể thu hút
được khách du lịch ghé thăm nếu tận dụng được những điều kiện sẵn có của
mình, chẳng hạn như Thái Lan, một quốc gia đã có ngành du lịch khá phát triển,
nhưng vùng nông thôn, các làng nghề thủ công của Thái Lan lại chưa được tiếp
xúc nhiều với ngành công nghiệp này, chính phủ đã biến du lịch trở thành một
cơng cụ xóa đói giảm nghèo với chương trình đưa du lịch văn hóa về với cộng
đồng “Mỗi làng một sản phẩm” ở Chiang Rai và Chiang Mai. Sau khi thực hiện
được chương trình này được 5 tháng ở các làng nghề thủ công, khách du lịch đã
dừng lại 1 đến 2 tiếng mỗi ngày, làm cho thu nhập bình quân của người dân
trong làng tăng thêm 10%.
Không chỉ riêng với các quốc gia đang phát triển, các quốc gia phát triển
cũng thấy được vai trò của ngành du lịch trong việc giải quyết lao động dư thừa
trong xã hội. Ở Pháp, ngành du lịch đã tạo thêm cho nền kinh tế 2 triệu việc làm
có liên quan trực tiếp đến du lịch, đặc biệt là giúp giải quyết cho lao động có
trình độ tay nghề khơng cao, thời gian đào tạo ngắn. Thấy được tiềm năng của
ngành cơng nghiệp khơng khói này, hàng năm, chính phủ Pháp đã đầu tư cho
ngành một khoản tiền không nhỏ:95,8 tỷ Euro để cải tạo hệ thống môi trường du
lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh.
3. Du lịch- ngành kinh tế góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất và dịch vụ
trong nước phát triển:
Ngành du lịch phát triển, kéo theo đó là việc các ngành sản xuất trong
nước. Với mức chi tiêu 9 nghìn tỷ đơla Mỹ cho du lịch trên toàn thế giới trong
năm 2005, khách du lịch đã tiêu thụ một lượng lớn các loại hình hàng hố dịch
vụ được sản xuất trong nước.
Trong khi việc xuất khẩu của các nước kém phát triển gặp nhiều khó khăn
vì vấp phải vơ số các hàng rào phi thuế quan thì việc tiêu dùng của khách du lịch

lại là một phương cách xuất khẩu tại chỗ thuận lợi, mang lại nguồn thu lớn cho
các doanh nghiệp trong nước. Các quốc gia biết cách khai thác túi tiền của
khách du lịch thông qua việc xây dựng một hệ thống các trung tâm mua sắm,
6


các dịch vụ vui chơi giải trí. Như Singapore, một quốc gia nhỏ bé nhưng có rất
nhiều trung tâm mua sắm sang trọng, tầm cỡ được xây dựng theo lối kiến trúc
hiện đại, cùng với các công viên và trung tâm giải trí. Khách du lịch tới đây
chiếm một tỷ lệ cao là từ các quốc gia giàu có với chi tiêu trung bình từ
1500-2000 USD/người. Hay như Paris, nơi nổi tiếng là kinh đô thời trang của
thế giới, mức chi tiêu trung bình của khách du lịch khi tới đây là 5000 USD.
Nhằm mục đích giúp cho các dịch vụ du lịch được hấp dẫn hơn, giúp cho khách
du lịch được “tiêu tiền”, nhiều quốc gia đã không tiếc tiền đầu tư vào các trung
tâm giải trí, điển hình là Hồng Kơng, chính phủ của nước này đã chi tới 1,2 tỷ
USD cho việc cải tạo công viên Disneyland, 5,5 tỷ USD cho việc nâng cấp công
viên Đại Dương và 40tỷ USD giành cho việc xây dựng trung tâm văn hóa.
Bên cạnh đó, việc phát triển ngành du lịch, đón tiếp bạn bè quốc tế đến
thăm và đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước và con người đã
góp phần đưa thế giới lại gần nhau hơn, khai thác được nguồn tài nguyên thiên
nhiên quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng, đồng thời tăng cường sự giao lưu giữa
nhân dân các nước trên thế giới.
Với tốc độ phát triển nhanh chóng, du lịch dần trở thành một ngành kinh tế mũi
nhọn đối với mọi quốc gia trên thế giới.
III. ĐẦU TƯ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH:
1. Vai trò của đầu tư với sự phát triển ngành du lịch:
Cũng giống như các ngành khác của nền kinh tế, đầu tư nắm giữ một vai
trò quan trọng trong việc thúc đẩy ngành du lịch phát triển.
Theo điều 4- Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa: “Sản phẩm du lịch là tập
hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi

du lịch”, và “dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận
chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thơng tin, hướng dẫn và những dịch
vụ khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch”.
Ngành du lịch là một ngành phát triển không chỉ đơn thuần dựa vào các
điều kiện sẵn có về tự nhiên, địa hình, lịch sử, văn hóa sẵn có mà cịn phụ thuộc
7


rất nhiều vào các điều kiện về cơ sở hạ tầng, các dịch vụ cung cấp cho khách du
lịch. Ngành du lịch của một quốc gia sẽ khó có thể phát triển được nếu chỉ có
những điều kiện tự nhiên, di tích lịch sử đơn thuần, như Campuchia, một quốc
gia có ngơi đền nổi tiếng Angkor Vat, nơi mà nhiều chuyên gia đánh giá là một
trong những kiện tác của nhân loại, song, ngành du lịch của Campuchia hàng
năm chỉ đón tiếp được hơn 2 triệu khách du lịch do cơ sở hạ tầng không đủ khả
năng cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch, tỷ lệ khách du lịch quay lại lần 2,
3 chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Một ví dụ khác: so với Việt Nam, Hồng Kơng khơng có
nhiều các di sản thiên nhiên, khơng có được những bãi biển và hang động đẹp
như Việt Nam, song, nhờ có một cơ sở hạ tầng giao thơng phát triển, và việc đầu
tư thích đáng giành cho việc phát triển hệ thống dịch vụ du lịch, các dịch vụ mua
sắm, vui chơi giải trí, Hồng Kơng đã có số khách du lịch hàng năm bằng 192,1%
dân số, trong khi con số này của Việt Nam chỉ là 3,6%. Một cuộc điều tra tại
triển lãm quốc tế về du lịch tại Hồng Kông đã cho thấy: 21,1% khách du lịch
cho rằng khách sạn và khu nghỉ dưỡng là điều kiện thu hút trước tiên, tiếp theo
đó là các phương tiện giao thông, điểm du lịch và các công viên chủ đề đứng thứ
ba. Như vậy, các điều kiện về cơ sở hạ tầng có vai trị rất quan trọng trong việc
phát triển ngành du lịch.
2. Đặc điểm của hoạt động đầu tư trong lĩnh vực du lịch.
Theo điều 4-Luật Du lịch Việt Nam được thơng qua vào ngày 14/6/2005 và
có hiệu lực bắt đầu từ 1/1/2006 đã quy định rõ: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các
dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du

lịch”. Và “Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển,
lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thơng tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác
nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch”.Chính vì vậy, đầu tư vào lĩnh vực
này có những điểm khác biệt so với đầu tư vào các ngành khác.
Nhìn chung, khơng một doanh nghiệp du lịch hay bất kỳ một công ty nào,
kể cả các cơng ty, các tập đồn xun quốc gia có thể thực hiện được tất cả các
khâu trong việc cung cấp các dịch vụ du lịch. Du lịch không đơn thuần chỉ là
8


việc tổ chức điều hành tour, sắp xếp nơi ăn chốn ở cho khách du lịch mà còn bao
gồm cả những hoạt động thăm quan tới các vùng, các hoạt động mua sắm, vui
chơi giải trí. Đây là một mảng kinh doanh rất rộng bao trùm nhiều ngành nghề
mà một doanh nghiệp đơn lẻ khó có thể bao quát được toàn bộ. Liên doanh, liên
kết giữa các doanh nghiệp, các địa phương, các ngành, các cấp trong việc tiến
hành các công cuộc đầu tư phát triển du lịch là một việc làm cần thiết, vừa tạo ra
tính thống nhất, lại vừa tạo được tính chun nghiệp trong q trình cung cấp
sản phẩm. Bên cạnh việc đầu tư mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp du lịch,
để có một ngành du lịch phát triển, Nhà Nước cũng cần phải tích cực tham gia
đầu tư vào lĩnh vực này thông qua việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phối hợp
đầu tư cùng với doanh nghiệp để tạo nên một tổng thể du lịch phát triển toàn
diện. Ở Malaysia, năm 1965, khi nền kinh tế còn ở giai đoạn chậm phát triển,
chính phủ khơng đánh giá cao vai trị của ngành du lịch, một nhà thầu xây dựng
tư nhân với số vốn khổng lồ đã quyết định đầu tư phát triển một khu du lịch trên
cao nguyên Cameron. Tuy có số vốn khổng lồ nhưng việc phát triển một khu
cao nguyên cịn hoang sơ, cơ sở hạ tầng khó khăn, giao thơng đi lại khơng thuận
tiện, điện nước hồn tồn khơng có, nếu chỉ để một mình nhà thầu tổ chức thực
hiện sẽ khơng có tính khả thi. Thấy được tiềm năng của khu vực này, chính phủ
đã bắt tay với nhà thầu tư nhân cùng nhau tiến hành xây dựng cơ sở vật chất cho
toàn bộ vùng đồi núi Genting thuộc cao nguyên Cameron, các chính sách về

thuế và tiền thuê đất ưu đãi nhất đã được áp dụng, nhà thầu tiến hành xây dựng
khu du lịch, Nhà nước hỗ trợ cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hỗ trợ
thêm kinh phí cho q trình xây dựng của nhà thầu, thậm chí, chính phủ
M
Malaysia đã đồng ý cho xây dựng casino đầu tiên của đất nước tại khu vực này.
Kết quả của công cuộc đầu tư này nằm ngồi tầm dự đốn, sự phát triển thành
cơng của khu du lịch không chỉ tạo cho nhà thầu đầu tư những khoản lợi nhuận
khổng lồ mà còn tạo cho quốc gia Đông Nam Á này một ngành du lịch phát
triển vượt bậc so với các nước trong khu vực. Hàng năm, chỉ riêng khu nghỉ mát
này đã thu hút 15 triệu du khách trong và ngoài nước tới đây, thu về hàng tỷ đô
9


la từ các dịch vụ du lịch. Đây là chính là kết quả của sự hợp tác thành cơng giữa
chính phủ và doanh nghiệp.
Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực du lịch cần phải được tiến hành đồng bộ,
theo quy hoạch cụ thể thì mới tạo được sức hút trong hoạt động kinh doanh. Khi
tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, các quốc gia cần
tính đến việc phát triển các tiềm năng du lịch của địa phương để có thể tận dụng
được tối đa nguồn tài nguyên du lịch. Một ví dụ cho việc phát triển du lịch
không theo quy hoạch đã gây ra những nguy cơ lớn cho nền kinh tế đó là
Campuchia. Ở Siem Reap, nhờ có khu đền Angkor Vat nổi tiếng thế giới và đã
được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1992, ngành du
lịch của thành phố phát triển quá nhanh để chạy đua đáp ứng với nhu cầu của
lượng khách du lịch ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, việc phát triển này hầu như
mang tính tự phát, tính quy hoạch đồng bộ không được bảo đảm, sự phát triển
quá nhanh của ngành làm cho cơng tác quản lí khơng thể theo kịp, những yếu
kém đã bộc lộ rõ. Các khách sạn quanh khu đền mọc lên như nấm, số phòng
khách sạn tăng lên với tốc độ kỷ lục, từ chỗ tổng công suất phòng của thành phố
chỉ đạt 2500 phòng, đến nay đã tăng lên gấp đôi, đạt tới con số 5000 phịng và

dự tính đến cuối năm 2006 sẽ lên tới 8000 phòng. Trong khi số lượng khách du
lịch và số phịng khách sạn tăng lên với tốc độ chóng mặt thì Nhà nước lại
khơng có một quy hoạch phát triển tổng thể để kìm hãm sự phát triển quá đà
này. Kết quả là cơ sở vật chất của thành phố không theo kịp nhu cầu. Nguồn
điện không đủ để cung cấp cho nhu cầu của cư dân địa phương, hệ thống xử lí
rác thải khơng được cải tạo thường xun đã rơi vào tình trạng yếu kém, dịng
sơng bị ơ nhiểm bởi nguồn rác thải chưa qua xử lí. Thêm vào đó là mối lo ngại
về việc khách du lịch có thể tiêu thụ một lượng nước lớn có thể làm cạn kiệt các
mạch nước ngầm dẫn đến sụt lở đất và kéo theo việc sụp đổ của các ngôi đền
trong khu di tích Angkor Vat, đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với đất nước
Campuchia. Phát triển du lịch đồng bộ sẽ đem lại một hiệu quả du lịch lâu dài
cho các quốc gia.
10


Du lịch là hoạt động mang đậm nét văn hóa của địa phương, do vậy, các
sản phẩm của hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này cũng cần phải chú ý tới vấn
đề văn hóa. Đặc thù của hoạt động du lịch là mang tính chất địa phương rất rõ.
Lý do chủ yếu của khách du lịch khi đi thăm quan chính là được khám phá
những vùng đất mới, tìm hiểu những nền văn hóa mới, độc đáo và riêng biệt với
những điều kiện tự nhiên thuận lợi. Nếu như khi đầu tư vào phát triển du lịch ở
địa phương nhưng lại đem mơ hình phát triển của địa phương khác, nước khác
để học tập, mô phỏng một cách rập khn thì sẽ khơng thu được hiệu quả cao,
khơng tận dụng được nguồn tài nguyên tại địa phương, đôi khi đầu tư nhiều lại
mang lại hiệu quả ngược lại. Những năm trước, hai quốc gia Singapore và Hồng
Kông tận dụng lợi thế phát triển về kinh tế của mình để đưa ngành du lịch đi lên
nhanh chóng, trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, tốc độ phát triển của ngành này lại có phần đi
xuống, đặc biệt là khách du lịch từ châu Âu có phần giảm hơn so với các giai
đoạn trước, nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do khách du lịch đã đánh giá

hai quốc gia này ngày càng có nhiều điểm giống với du lịch ở châu Âu, đã mất
dần đi nét đẹp Á đơng vốn có, giảm sức thu hút, do vậy, nhiều khách châu Âu
đã chuyển sang đi các tour du lịch đến các quốc gia khác trong khu vực như
Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan,.... nơi du lịch vẫn mang được nét bản sắc văn
hố vốn có, khơng chịu nhiều tác động của văn hóa phương Tây.
Bên cạnh những đặc điểm trên, đầu tư trong lĩnh vực du lịch còn cần phải
tính đến tính chất mùa vụ của hoạt động này. Ở những khu nghỉ mát nổi tiếng,
vào mùa du lịch, các trung tâm vui chơi, các khách sạn đều kín người, cơng suất
thường xun đạt mức 100%, cung khơng đủ cầu, nhưng khi kỳ nghỉ kết thúc,
các khách sạn trở nên vắng vẻ, có khi chỉ đạt cơng suất dưới 30%, nhân viên
không đủ việc làm, nhiều người phải nghỉ việc. Do vậy, khi tiến hành đầu tư cần
phải tính đến tính chất mùa vụ trong hoạt động này để có thể tranh thủ được thời
cơ cũng như có những biện pháp để hạn chế lãng phí do hiện tượng này gây ra.

11


B. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH
DỊCH VỤ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2005:
I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM:
1. Tiềm năng du lịch Việt Nam:
Tiềm năng du lịch Việt Nam được nhiều chuyên gia trên thế giới đánh giá
rất cao. Cựu Thủ tướng New Zealand, ông Mike Moore, đồng thời từng là cựu
chủ tịch tổ chức du lịch thế giới UNWTO nhân chuyến thăm Việt Nam vào
tháng 4/2005 đã đánh giá: Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng
phát triển về du lịch lớn nhất mà ông đã từng biết. Du khách nước ngoài thường
chú ý đến hai yếu tố là sự an toàn và hấp dẫn của điểm đến. Với chiều dài bờ
biển 3444 km chưa kể hải đảo, điều kiện tự nhiên phong phú, khí hậu thuận lợi,
văn hóa đa dạng, với nhiều địa danh được UNESSCO xếp hạng là di sản văn
hóa thế giới, các hang động được chọn vào danh sách những hang động đẹp nhất

thế giới, Việt Nam có đủ sự hấp dẫn về điểm đến. Hơn nữa, với sự ổn định về
chính trị, Việt Nam đã nhiều lần được các tổ chức du lịch danh tiếng trên thế
giới đánh giá là điểm đến an tồn nhất trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Có đầy đủ được hai yếu tố này, cộng thêm những thuận lợi to lớn về cơ hội đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng khi Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa gia nhập
Tổ chức Thương Mại Thế giới WTO, khi các hãng hàng khơng giá rẻ, các tập
đồn du lịch lữ hành, các khách sạn lớn đầu tư vào Việt Nam sẽ tạo cho du lịch
Việt Nam hình ảnh mới, là một địa điểm thu hút khách du lịch ở khắp nơi trên
thế giới.
2. Tình hình phát triển ngành du lịch của nước ta:
Từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, ngành du lịch Việt Nam bắt
đầu bước sang một giai đoạn đi lên mạnh mẽ. Năm 1986, nền kinh tế mới mở
cửa, cơ sở hạ tầng thấp kém, du lịch trong nước kém phát triển, ngay cả một
thành phố lớn như Hà Nội, toàn thành phố chỉ có duy nhất một khách sạn được
phép đón tiếp khách quốc tế. Trong cả năm 1986, cả nước chỉ đón trên 100
nghìn khách quốc tế, doanh thu từ du lịch chiếm một phần không đáng kể so với
12


thu nhập quốc dân. Đất nước tiến hành mở cửa đã mở ra những cơ hội lớn đối
với sự phát triển của ngành.
Chỉ sau gần 20 năm, ngành du lịch nước ta đã có bước tiến bộ đáng kể. Chỉ
riêng trong giai đoạn 1991-2001, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng
lên 8 lần, khách nội địa tăng lên 10 lần.
Tình hình phát triển ngành du lịch Việt Nam
35
30
25
20
15

10
5
0

2001

2002

2003

2004

2005

khách quốc tế (triệu lượt)

2.3

2.63

2.43

2.93

3.5

khách nội địa (triệu lượt)

11.7


13

13

14.5

16.1

Doanh thu từ du lịch (nghìn tỷ
đồng)

20.5

23.5

25

26

30

năm

(Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam)
Doanh thu từ du lịch năm 2005 đạt 30 nghìn tỷ đồng chiếm 5% GDP cả
nước, trong đó, doanh thu ngoại tệ đạt 1,5 tỷ đôla. Du lịch hiện tại là ngành dịch
vụ mang lại nguồn doanh thu lớn nhất cho nền kinh tế quốc dân. Ngành du lịch
đã tạo việc làm cho 250 nghìn lao động trực tiếp và 450 nghìn lao động gián
tiếp, chiếm gần 6% tổng số lao động của cả nước. Dự tính đến năm 2010, lao
động trong ngành du lịch sẽ chiếm 12% tổng số lao động.

Nhận thấy được vai trò quan trọng của ngành cơng nghiệp khơng khói này,
trong nhiều năm qua, chính phủ Việt Nam đã giành nhiều sự quan tâm đến việc
đầu tư phát triển. Trong giai đoạn 2000-2005, chính phủ đã giành một nguồn
vốn 1956 tỷ đồng hỗ trợ cho các địa phương phát triển du lịch, đặc biệt ưu tiên
cho các địa phương có các di sản quốc gia.

13


600

Vốn của Nhà nước hỗ trợ các địa phương phát
triển du lịch
500

500

450
380

400

t

đ

ng

300


360

266

200
100
0
2001

2002

2003

2004

2005

năm

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Thêm vào đó, các cơng ty, tập đoàn khách sạn và du lịch nước ngoài cũng
đã liên tiếp đầu tư vào Việt Nam. Chỉ tính riêng trong năm 2005, cả nước có 190
dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và các khu du lịch và khách sạn với tổng vốn
đăng ký là 4,46 tỷ đơla, góp phần khơng nhỏ vào việc cải thiện mơi trường du
lịch Việt Nam.
Trong nhiều năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn. Năm 1988, so với một số nước trong khu vực, ngành du lịch nước ta còn
kém phát triển, lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ bằng 1/40 so với
Singapore, Thái Lan, nhưng đến năm 2003, con số này là 1/3, đây là một bước
tiến đáng kể với du lịch Việt Nam. Đi đôi với việc tăng lượng du khách trong

nước và quốc tế, cơ sở vật chất phục vụ cho ngành cũng được cải thiện đáng kể.
Cả nước hiện có gần 80 nghìn phịng khách sạn, trong đó hơn một nửa đạt tiêu
chuẩn quốc tế, phương tiện vận chuyển du lịch được hiện đại hóa, các cơ sở, khu
vui chơi giải trí được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, với điều kiện cơ sở vật
chất như vậy, nước ta có thể đón tiếp thêm hàng triệu khách du lịch trong năm
tới. Để hòa chung với xu hướng phát triển du lịch trên toàn thế giới, du lịch
nước ta đã thiết lập quan hệ và mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức du lịch quốc

14


tế, nước ta đã tham gia vào các tổ chức như Tổ chức Du lịch Thế giới
(UNWTO), hiệp hội lữ hành Châu Á-Thái Bình Dương (PATA), kí kết nhiều
hiệp định song phương về hợp tác du lịch với các quốc gia trên thế giới.... Du
lịch Việt Nam đã có một chỗ đứng vững chắc trên bản đồ du lịch thế giới, trong
nhiều năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng trung bình 7,5%/năm, Việt Nam hiện
đứng thứ 6 trên thế giới về tốc độ phát triển du lịch, đến năm 2005, xét về số
lượt khách quốc tế, Việt Nam đứng thứ 50 trên tổng số 191 quốc gia có số liệu
thống kê. Dự đoán trong 10 năm tới, với tốc độ phát triển hiện nay, Việt Nam sẽ
đứng thứ 7 trong 10 quốc gia đứng đầu thế giới về thu hút khách du lịch với
mức thu ngoại tệ 7,5 tỷ đôla, trên cả Hồng Kông (đứng thứ 11), và Inđônêxia
(đứng thứ 24).
Tuy nhiên, bên cạnh đó, du lịch Việt Nam đã bộc lộ nhiều hạn chế. Ngành
du lịch còn sơ khai, non trẻ, hoạt động nhỏ lẻ và không tạo được sự thống nhất
trong sự phát triển chung của toàn ngành. So với các quốc gia trong khu vực,
chất lượng dịch vụ cịn kém, loại hình du lịch tuy đã được chú ý nghiên cứu
nhưng vẫn chưa đa dạng, độc đáo, tính dân tộc cịn kém, giá cả đắt hơn so với
các nước trong khu vực, tính đặc thù và chuyên nghiệp của các doanh nghiệp
chưa rõ nét, nét văn hóa khác biệt của từng địa phương chưa được khai thác triệt
để, thêm vào đó, cơ chế chính sách cịn nhiều vướng mắc. Mặc dù được Nhà

nước coi là một trong những ngành mũi nhọn về phát triển kinh tế, nhưng ngành
du lịch vẫn không được coi trọng đầu tư phát triển, các địa phương chỉ giành ra
những khoản tiền nhỏ cho việc đầu tư vào ngành này, như tại tỉnh Quảng Bình,
từ khi khu Phong Nha-Kẻ Bàng được cơng nhận là di sản thiên nhiên thế giới,
tỉnh đã giành một khoản quỹ 10 tỷ đồng cho việc cải thiện môi trường du lịch
địa phương, đây là một số tiền không nhỏ đối với một tỉnh, song, như vậy, mỗi
năm, đầu tư cho du lịch của tỉnh trung bình chỉ là 2 tỷ đồng, không đủ để phát
triển một dự án hoàn thiện. Một yếu điểm nữa của du lịch Việt Nam là tuy đã có
một chỗ đứng trên thị trường thế giới, nhưng việc đầu tư quảng bá hình ảnh vẫn
bị xem nhẹ, giai đoạn 2001-2004, chính phủ đã đề ra chương trình quảng bá du
15


lịch Việt Nam với tổng kinh phí 30 tỷ đồng, tương đương với gần 2 triệu đôla,
tức là chưa đầy 0,5 triệu đơ/năm, đây là một con số q ít ỏi so với con số 55
triệu đơ của Malaysia. Chính vì những nguyên nhân này đã làm cho sản phẩm
du lịch Việt Nam kém cả về bề rộng và chiều sâu. Xét trên cả tầm quốc gia và
tầm doanh nghiệp, sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam còn yếu. Tuy có tốc độ
phát triển nhanh, nhưng khi các nước trong khu vực như Malaysia, Inđônêxia,
lượng khách quốc tế đã vượt qua ngưỡng 10 triệu lượt từ lâu, nhưng với sự nỗ
lực hết mình, đến năm 2005, du lịch Việt Nam mới vượt qua ngưỡng 3 triệu
khách. Hơn thế nữa, tuy không ngừng đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng, nhưng Việt
Nam thiếu đi các trung tâm mua sắm tầm cỡ, các khu vui chơi giải trí, điều này
khơng những làm cho du lịch Việt Nam thiếu đi tính cạnh tranh mà còn làm cho
chi tiêu của khách cũng kém hơn so với các nước khác, nếu khách du lịch thuộc
diện giàu có đến Việt Nam chỉ chi tiêu ở mức 300-700 đơla thì ở Thái Lan, mức
chi tiêu này dao động trong khoảng 1200-1500 đôla, ở Singapore là 1500-2000
đôla. Khách du lịch quay trở lại Việt Nam chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, dưới 30%,
trong khi có tới 60% khách du lịch đến Malaysia và quay trở lại đây đến lần thứ
2, thứ 3. Đây là những nhược điểm cần phải khắc phục để đưa du lịch Việt Nam

nhanh chóng bắt kịp với du lịch của các nước trong khu vực và trên thế giới.
II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY HANOI TOSERCO:
1. Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch:
Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành nghề sau:
kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh vận chuyển khách du
lịch, kinh doanh phát triển điểm du lịch và kinh doanh dịch vị du lịch khác.
Tính đến nay, cả nước đã có khoảng 6.000 cơ sở kinh doanh lưu trú; 399
doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trong đó có 203 doanh nghiệp trách nhiệm hữu
hạn, 124 doanh nghiệp Nhà nước, 63 doanh nghiệp cổ phần, 8 liên doanh và 2
doanh nghiệp tư nhân; thêm vào đó là 2462 doanh nghiệp lữ hành nội địa, trong
đó có 88 doanh nghiệp Nhà nước, 581 cơng ty cổ phần, 1730 công ty trách

16


nhiệm hữu hạn và 63 doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp chủ yếu tập trung
ở miền Bắc chiếm 47%, miền Nam chiếm 42%, cịn lại miền Trung chỉ có 11%.
Sức cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Việt Nam hiện nay còn yếu do
một số nguyên nhân sau: Thứ nhất là do cơ sở hạ tầng cịn ở tình trạng thấp kém.
Thứ hai, các doanh nghiệp thường ít quan tâm đến việc đầu tư nghiên cứu phát
triển sản phẩm du lịch làm cho các dịch vụ thường kém tính sáng tạo, không đa
dạng, các doanh nghiệp thường chỉ bắt chước nhau trong việc tổ chức, điều hành
các tour du lịch mới, do vậy, sản phẩm của các công ty này thường tương đối
giống nhau, không tạo được nét riêng biệt. Thứ ba, cũng giống như tình trạng
chung của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp du lịch khơng
quan tâm nhiều đến việc quảng bá hình ảnh của mình, khơng tạo được một
thương hiệu mạnh trong lĩnh vực du lịch. Thứ tư, nguồn nhân lực có chất lượng
cao, đáp ứng được nhu cầu phát triển tại các doanh nghiệp cịn rất thiếu, khơng
đủ năng lực để đón tiếp khách du lịch quốc tế. Một nhược điểm nữa cũng làm
giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch là các doanh nghiệp du lịch

thường khơng có sự liên kết hợp tác với nhau cũng như với các đơn vị, ngành
nghề có liên quan, do vậy, các dịch vụ du lịch khơng có được bề rộng và chiều
sâu cần thiết để thu hút khách du lịch. Việt Nam hiện nay đang đứng trước
ngưỡng cửa gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO, khi tham gia vào tổ
chức này, cánh cửa đầu tư vào lĩnh vực du lịch sẽ được mở ra, nhiều doanh
nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực này sẽ đổ xô vào đầu tư tại Việt
Nam, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối đầu với nhiều khó khăn mới.
Việc cải thiện và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch hiện nay
đang là một vấn đề cấp thiết.
Hà Nội Toserco là một trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
du lịch được thành lập từ những năm đầu của thời kỳ mở cửa. Ngày 14/4/1988,
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 1625/QĐUB thành lập
công ty Du lịch dịch vụ Hà Nội, tên giao dịch quốc tế là Hanoi Toserco, và xác
định: công ty du lịch dịch vụ Hà Nội là đơn vị trực thuộc UBND Thành phố Hà
17


Nội, là đơn vị hạch toán độc lập với chức năng chính là kinh doanh dịch vụ du
lịch. Lĩnh vực hoạt động của công ty là cung cấp các dịch vụ du lịch, dịch vụ lữ
hành trong nước và quốc tế. Sau 18 năm hoạt động, công ty đã trải qua một giai
đoạn phát triển dài để khẳng định vị thế của mình trên thị trường, góp phần thúc
đẩy phát triển nền cơng nghiệp khơng khói của thủ đơ.
Mục tiêu hoạt động chính của cơng ty là kinh doanh phục vụ khách du lịch
trong và ngồi nước nhằm mục đích thu lợi nhuận, góp phần thực hiện các
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo việc làm và đảm bảo
quyền lợi cho người lao động trong cơng ty.
Cơng ty có nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng.
- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch và hàng hóa.

- Hướng dẫn viên du lịch, phiên dịch.
- Dịch vụ thông tin.
- Dịch vụ vui chơi, giải trí,...
- Kinh doanh cho th văn phịng, nhà ở cho các đối tượng trong và ngoài
nước.
- Kinh doanh hợp tác lao động với nước ngoài.
- Lập dự án, đầu tư xây dựng và quản lý khu du lịch, khách sạn, khu đô
L
thị, trung tâm thương mại dịch vụ.
- Các loại hình dịch vụ khác như cho thuê lao động (phiên dịch, lái xe...),
tổ chức hội nghị, hội thảo, kinh doanh hàng lưu niệm....
2. Các nhân tố tác động đến đầu tư của doanh nghiệp du lịch:
Do có những nét đặc thù nên đầu tư trong doanh nghiệp du lịch chịu tác
động của nhiều nhân tố.
2.1.Các nhân tố khách quan:
Du lịch là hoạt động nhạy cảm với các nhân tố từ môi trường vĩ mô. Ngành
du lịch của một quốc gia chỉ phát triển được khi nền kinh tế phát triển ổn định,
18


mơi trường chính trị khơng có nhiều biến động, an ninh, y tế trong nước được
bảo đảm. Do vậy, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp du lịch cũng chịu
nhiều tác động của các nhân tố khách quan từ mơi trường bên ngồi.
Tình hình phát triển của kinh tế trong nước, sự ổn định về chính trị có ảnh
hưởng trước tiên đến hoạt động kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp. Một
khi nền kinh tế phát triển nhanh, đời sống của người dân được cải thiện thì nhu
cầu về du lịch cũng tăng cao, cầu tăng cao sẽ thúc đẩy doanh nghiệp du lịch đầu
tư nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu nền chính trị bất ổn, kinh tế chậm phát triển, dịch
bệnh hồnh hành, trong điều kiện đó, ít có doanh nghiệp nào đủ can đảm đầu tư
phát triển hoạt động của mình. Cịn nhớ năm 2003, ngành du lịch các nước đã

phải lao đao trước nạn dịch SARS. Các doanh nghiệp du lịch phải thu hẹp quy
mô hoạt động, tại Singapore, nơi chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, các công ty du
lịch đã phải giảm bớt nhân sự, làm cho 173 nghìn người mất việc làm, doanh thu
từ ngành du lịch giảm 43%. Hay vụ nổ bom khủng bố tại đảo du lịch Bali đã
khiến cho ngành du lịch tại hòn đảo này sẽ phải mất nhiều năm sau mới có thể
phục hồi lại như xưa vì hầu như khơng có một doanh nghiệp nào dám mạo hiểm
đầu tư xây dựng mới cơ sở vật chất.
Xu hướng phát triển chung của du lịch, tình hình phát triển du lịch trong
nước, khu vực và trên thế giới cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động đầu
tư. Du lịch Việt Nam là một bộ phận của du lịch thế giới, do vậy, xu thế phát
triển của du lịch Việt Nam cũng khơng thốt khỏi xu thế chung của du lịch thế
giới.
Các chính sách vĩ mơ của Nhà nước, các chương trình quốc gia về du lịch,
các dự án xây dựng và bảo tồn khu thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa. Nhà
nước đóng vai trị định hướng cho các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Vừa
qua, trước yêu cầu của thực tế và đảm bảo cho ngành du lịch được phát triển
đúng hướng và bền vững, Nhà nước đã ban hành luật du lịch để điều chỉnh quá
trình hoạt động của ngành. Sự ra đời của đạo luật này đóng vai trị quan trọng
trong việc quản lý hoạt động kinh doanh du lịch hiện còn tồn tại nhiều bất cập.
19


Vai trò định hướng của Nhà nước còn thể hiện ở chỗ khi có các chương trình
phát triển du lịch của Nhà nước tại địa phương, các chương trình quốc gia về
xây dựng khu bảo tồn, khu di tích, hay xây dựng các khu vui chơi giải trí, điều
này đồng nghĩa với việc tiềm năng du lịch của địa phương được cải thiện đáng
kể, khi đó, địa phương sẽ thu hút được vốn đầu tư của các doanh nghiệp du lịch
đến khai thác.
Môi trường du lịch của địa phương như các điều kiện tự nhiên, địa lý, sự đa
dạng về văn hóa, dân tộc, các chính sách thu hút vốn đầu tư về du lịch của địa

phương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả đầu tư của doanh
nghiệp. Sự đầu tư của doanh nghiệp chỉ đạt được hiệu quả cao nhất khi có sự
thống nhất trong quy hoạch, xây dựng của địa phương.
2.2. Các nhân tố chủ quan:
Cũng giống như các doanh nghiệp khác, kết quả hoạt động kinh doanh và
tiềm năng phát triển của công ty là nhân tố có tác động chủ yếu đến hoạt động
đầu tư. Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, doanh thu không ngừng tăng lên,
điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thêm nguồn vốn đầu tư phát triển, đồng
thời cũng chứng minh được rằng những hoạt động của doanh nghiệp đang đi
đúng hướng, đây chính là tiền đề thúc đẩy tăng cường đầu tư của chính doanh
nghiệp.
Chi phí đầu tư của doanh nghiệp cũng là một nhân tố tác động đến mức cầu
và quy mô đầu tư. Trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, vốn đầu tư thường
được huy động theo hình thức là đi vay vốn qua hệ thống ngân hàng. Du lịch
hiện nay được đánh giá là ngành cao cấp, xa xỉ, do vậy, Nhà nước không giành
nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư. Điều này khiến cho chi
phí đầu tư của doanh nghiệp tăng lên, nhu cầu về đầu tư cũng do đó mà khơng
đạt được quy mơ như mong muốn.
Một nhân tố chủ quan khác cũng ảnh hưởng đến cầu đầu tư của doanh
nghiệp là kỳ vọng của doanh nghiệp vào kết quả đầu tư. Đầu tư chính là hoạt
động nhằm mang lại những kết quả lớn hơn trong tương lai với hy vọng về một
20


thu nhập lớn hơn những chi phí bỏ ra ban đầu. Nếu doanh nghiệp nhìn thấy một
tương lai tươi sáng về quá trình phát triển du lịch của đất nước thì họ sẽ có
những kế hoạch đầu tư trong thời gian không xa. Ngược lại, nếu doanh nghiệp
nhận thấy một môi trường kinh doanh bất ổn với nhiều những tai họa tiềm ẩn,
thì họ khó có thể có những dự án đầu tư mở rộng.
3. Trọng tâm hoạt động của Hanoi Toserco trong những năm gần đây:

Loại hình hoạt động của cơng ty rất đa dạng, nhưng hoạt động chính của
công ty là kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa và các dịch vụ kèm theo. Công
ty tập trung vào 5 nhóm sản phẩm dịch vụ với 5 đối tượng khách hàng chính
như sau:
Thứ nhất, dịch vụ Opentour với khách du lịch tự do, khách du lịch không đi
theo các chương trình định trước, cơng ty cung cấp dịch vụ xe buýt hàng ngày
(xe đi Huế, Ninh Bình...). Đây là một sản phẩm độc đáo, mang lại sự phong phú
cho các sản phẩm của công ty. Dịch vụ này được chính thức thành lập vào tháng
2 năm 1996 cùng với sự hợp tác của công ty du lịch Sinhcafe ở Thành phố Hồ
Chí Minh, cơng ty Hương Xn ở Đà Lạt, hệ thống nhà nghỉ khách sạn Vĩnh
Hưng ở Hội An, công ty du lịch dịch vụ Thừa Thiên Huế. Lợi nhuận từ hoạt
động này đa phần từ xe buýt đi Huế, khách đi xe đạt 65-70% mỗi chuyến. Để
thu hút thêm khách du lịch tại nhiều địa điểm trong cả nước để cho khách hàng
có thể biết đến và tiếp cận với loại hình dịch vụ này, công ty đã mở thêm các chi
nhánh tại 18 Lương Văn Can-Hà Nội, số 1 Nguyễn Thái Học-Đà Lạt, số 9
Nguyễn Thiện Thuật-Nha Trang, 143 Trần Phú-Hội An, số 2 Hùng Vương-Huế,
thêm vào đó, cơng ty cũng đã tiến hành quảng cáo rộng rãi trên mạng internet,
thiết lập Website riêng của cơng ty để khách hàng có thể tiếp cận được với
những loại hình dịch vụ du lịch do cơng ty cung cấp.
Thứ hai, khách du lịch nội địa. Đây là một nguồn tiềm năng lớn vì khi đời
sống của người dân được cải thiện, nhu cầu du lịch sẽ tăng cao. Tuy nhiên, trên
thị trường này, công ty không có sự đầu tư thích đáng trong cơng tác quảng bá,

21


lại gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các cơng ty du lịch trong nước, người
dân vẫn có thói quen tự tổ chức các tour du lịch trong nước cho mình nên khơng
đạt được nhiều sự thành cơng, theo thống kê, công ty chỉ thu hút được 9072
khách du lịch trong tổng số trên 16.1triệu lượt khách tham quan trong phạm vi

cả nước, đây là một điều đáng tiếc cho công ty.
Thứ ba, khách du lịch ra nước ngoài. Đây là một dịch vụ mang lại nguồn
doanh thu chính cho cơng ty. Từ chỗ chỉ thực hiện đưa khách ra nước ngoài
trong thời gian ngắn như trước đây (từ 2-7 ngày trong giai đoạn 1999-2000),
hiện nay công ty đã mở thêm các loại hình dịch vụ mới như dịch vụ phục vụ cho
đi cơng tác nước ngồi, có thể kết hợp thêm việc đi thăm quan du lịch, dịch vụ
tư vấn và tổ chức du học cho học sinh sinh viên Việt Nam, bước đầu đã tạo được
uy tín trên thị trường.
Thứ tư, khách du lịch trong nội đơ. Từ tháng 3 năm 1998, cơng ty chính
thức đưa ra loại hình dịch vụ mới là chương trình du lịch tham quan các địa
điểm tại Hà Nội, loại hình dịch vụ mới mẻ này đã thu hút được rất đông khách
đến với công ty, được khách quốc tế tại Hà Nội rất tín nhiệm, riêng năm 2005 đã
thu hút được 1363 khách tăng gấp đôi so với năm 2003.
Thứ năm, khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam. Do gặp phải sự cạnh
tranh mạnh mẽ của các công ty du lịch của nước ngoài nên việc thu hút khách du
lịch quốc tế đến với công ty không đạt được như mong muốn. Trong năm 2005,
công ty chỉ thực hiện đón tiếp được 25472 lượt khách trên tổng số 3,5 triệu lượt
khách quốc tế.
Ngồi ra, cơng ty cịn tập trung vào mảng du lịch sự kiện (MICE), đây là
một đối tượng khách hàng tiềm năng, đối tượng khách hàng này có mức chi tiêu
cao, lợi nhuận thu được từ hoạt động này lớn hơn rất nhiều so với việc tổ chức
điều hành các tour du lịch đơn lẻ, hiện nay loại hình này đang được các cơng ty
chú ý khai thác nhưng trong nước hiện chỉ có một vài cơng ty có khả năng điều
hành được các tour du lịch này vì loại hình du lịch này địi hỏi trình độ tổ chức

22


và khả năng chuyên môn cao, cơ sở vật chất đầy đủ. Trong những năm tới, đây
là loại hình dịch vụ sẽ được công ty đầu tư phát triển mạnh.

Kết quả kinh hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty trong giai đoạn
2000-2005 được phản ánh qua số lượng khách như sau (đơn vị tính: khách):
Kết quả kinh doanh du lịch của Hà Nội Toserco
30000



t khách

25000
20000
15000
10000
5000
0

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Khách quốc tế vào Việt 15027
Nam


17215

18731

20249

24022

25472

Khách du lịch trong
nước

3012

3957

5687

6334

8752

9072

Người Việt Nam ra
nước ngoài

2954


3802

4112

6719

6833

9852

Năm

Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng của khách vào du lịch sử dụng
dịch vụ du lịch của công ty khá đều đặn, riêng tốc độ tăng trưởng của việc tổ
chức các tour du lịch cho người Việt Nam ra nước ngồi có sự tăng lên đột biến
do sở thích đi du lịch nước ngoài dần trở thành một cái mốt đối với nhiều người
Việt Nam, mang lại nhiều lợi nhuận công ty.
4. Thực trạng hoạt động đầu tư của Hà Nội Toserco trong giai đoạn
2000-2005:
4.1. Vốn và nguồn vốn đầu tư:
Trước đây, giống như các công ty Nhà nước khác, cơng ty du lịch dịch vụ
Hà Nội có nguồn vốn dựa chủ yếu vào nguồn vốn ngân sách, điều này không tạo
23


được động lực phát triển cho tồn cơng ty, tạo ra sự ỉ lại, khiến cho sự phát triển
chung của tồn cơng ty khơng đạt được tốc độ như mong muốn.
Bước sang giai đoạn phát triển mới, đặc biệt là từ khi chính thức chuyển
đổi sang hình thức cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên,

nguồn vốn của cơng ty đã có những sự chuyển biến đáng kể. Thay vì dựa chủ
yếu vào nguồn vốn bổ sung từ ngân sách Nhà nước mang nặng tính cấp phát,
cơng ty đã chuyển dần sang sử dụng nguồn vốn vay trung và dài hạn, nguồn vốn
huy động từ vốn vay ngân hàng và nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại của
cơng ty trích vào quỹ đầu tư phát triển chung của tồn cơng ty.
Trong giai đoạn 2000-2005, vốn đầu tư của công ty không ngừng tăng cao,
đặc biệt là nhu cầu về vốn giành cho các hoạt động liên doanh liên kết xây dựng
khách sạn, nhà hàng.
Vốn đầu tư của Hanoi Toserco giai đoạn 2000-2005

T

đ

ng

30
25
20
15
10
5
0
Vốn đầu tư

2000

2001

2002


2003

2004

17

18.3

19.6

21.1

22.5

Trong đó, tỷ lệ về các nguồn vốn như sau:

24

2005 Năm
24


Tỷ lệ các nguồn vốn huy động

Vốn khác
5%
Vốn tự có
30%


Vốn vay ngân
hàng
65%

Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 30% tổng nhu cầu
vốn đầu tư, được trích từ quỹ đầu tư phát triển và nguồn vốn từ quỹ khấu hao
của cơng ty. Có thể thấy, nguồn vốn giành cho đầu tư phát triển của công ty chủ
yếu dựa vào nguồn vốn vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại, tuy nhiên, do
không được đánh giá là ngành công nghiệp ưu tiên phát triển nên nguồn vốn vay
ngân hàng của công ty không được hưởng các khoản ưu đãi về vay vốn, chính vì
thế, chi phí vay vốn cho hoạt động đầu tư là rất cao, ảnh hưởng lớn đến khả
năng đầu tư của công ty, hơn nữa quá trình thực hiện và vận hành đầu tư lại
chứa đựng rủi ro cao.
4.2. Nội dung hoạt động đầu tư của Hanoi Toserco giai đoạn 2000-2005:
a)Đầu tư vào cơ sở vật chất (không kể các dự án liên doanh):
Trong giai đoạn 2000-2005, công ty đã tiến hành đầu tư cho việc cải tạo và
nâng cấp cơ sở hạ tầng:

25


×