Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI FTU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 31 trang )

CHƯƠNG 7:

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI


NỘI DUNG

3
1

MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA PHÁT TRIỂN
DLST

3
2

CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI Ở
VIỆT NAM

33

TÌNH HÌNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN DLST Ở VIỆT NAM


I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA
Bảo tồn tài nguyên của môi trường tự nhiên.
Bảo đảm đối với du khách về các đặc điểm của
môi trường tự nhiên mà họ đang chiêm
ngưỡng.
Thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng


địa phương, người dân bản địa trong việc quản
lý và bảo vệ, phát triển du lịch đang triển khai
thực hiện trong điểm du lịch, khu du lịch v.v...


Từ đó ngành du lịch có điều kiện bảo đảm và nâng
cao hiệu quả của hoạt động du lịch và cũng là cơ hội
tăng thu nhập cho người dân thông qua hoạt động du
lịch, cũng tức là có điều kiện thuận lợi về xã hội hoá
thu nhập từ du lịch.


II. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH
THÁI Ở VIỆT NAM

Du lịch dã ngoại, tham quan, giải trí, nghỉ
ngơi, tĩnh dưỡng
Du lịch tìm hiểu, nghiên cứu theo chuyên đề
sinh thái, lịch sử, khảo cổ, văn hóa
Du lịch hội nghị, hội thảo
Du lịch tham quan chiến trường xưa
Du lịch rạn san hô


1. Du lịch dã ngoại, tham quan, giải trí,
nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng
Đây là loại hình du lịch phục vụ khách du lịch thuần
tuý chỉ đơn giản là tìm về với thiên nhiên có không
khí trong lành tươi mát, để được hoà mình với thiên
nhiên hoang dã, rừng xanh suôi mát, bãi biển mênh

mông, tha hồ đùa giỡn với sóng nước, thư giãn tâm
hồn sau những ngày học tập và làm việc vất vả, căng
thẳng



2. Du lịch tìm hiểu, nghiên cứu theo chuyên
đề sinh thái, lịch sử, khảo cổ, văn hóa
Loại du lịch này dành cho các nhà nghiên cứu, các
nhà khoa học, sinh viên, học sinh yêu thích tìm hiểu
về thiên nhiên, các cán bộ nghiên cứu các đề tài khoa
học, các vấn đề liên quan đến lịch sử, văn hóa, sinh
thái, đời sông của các loài động thưc vật... của vùng
đất rừng ngập mặn, vùng sinh quyển



3. Du lịch hội thảo, hội nghị
Một số khu BTTN có hệ sinh học đa dạng, đặc biệt,
có các loài thú quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, một
số di sản văn hóa, lịch sử thu hút các nhà đầu tư thế
giới hoặc các nhà nghiên cứu sinh thái, thực vật, động
vật... đến để bàn luận về các vấn đề mà cả thế giới
đang quan tâm và giúp đỡ Việt Nam trong qui hoạch,
bảo vệ những di sản thế giới



4. Du lịch về thăm quan chiến trường xưa
Loại hình du lịch này dành cho du khách là những

chiến sĩ trong và ngoài nước đã từng sống, chiến đấu
ở các vùng rừng, núi, hải đảo trong chiến tranh. Sau
thời gian chuyển công tác hoặc về quê hương ở nơi
khác muốn trở về nơi xưa để ôn lại những kỷ niệm
một thời. Hoặc du khách ngưỡng mộ cuộc chiến đấu
của dân tộc, hay sinh viên, học sinh đến đây để nghe
thuyết minh viên địa phương kể về những cuộc chiến
đấu và các chiến công hiển hách của quân dân ta.



5. Du lịch rạn san hô
Du lịch tham quan các hệ sinh thái san hô là một hình
thức du lịch khá mới mẻ, có tính hấp dẫn cao và thu
được nhiều lợi nhuận. Việc tận dụng các rạn sinh thái
san hô cho phát triển DLST là hình thức bảo tồn
không chỉ cho các tảng đá san hô mà cho cả những
sinh vật biển sông nhờ các bãi đá này



Theo kết quả sơ bộ đợt khảo sát do nhóm Công tác
Tiểu ban San hô của dự án Quỹ Môi trường Toàn cầu
(GEF) tiến hành, Việt Nam có khoảng 1.222km2 rạn
san hô, được phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam, với
diện tích lớn nhất và tính đa dạng sinh học cao ở miền
Trung và miền Nam.
Các nghiên cứu về san hô đã ghi nhận gần 400 loài
san hô tạo rạn tại vùng Vịnh Nha Trang, Ninh Thuận,
và Côn Đảo, mỗi nơi có hơn 300 loài.

Việt Nam có số loài san hô vào loại đa dạng nhất thế
giới


San hô Việt Nam đang đứng trước nguy cơ biến mất:
Những cây san hô được bày bán khắp các trung tâm du
lịch biển Hạ Long, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng
Tàu... với sự phong phú về chủng loại, màu sắc.
San hô không chỉ mất đi do bị khai thác mà còn do ô
nhiễm môi trường.
Theo ước tính, có tới chín phần mười trong số hơn 1.200
km2 rạn san hô ở Việt Nam đang hồi nguy cấp, trong khi
tình trạng ô nhiễm môi trường biển ngày càng tồi tệ và các
nguồn lợi thủy sinh ngày càng cạn kiện


6.3. TÌNH HÌNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
DLST Ở VIỆT NAM
6.3.1. NHỮNG NĂM TRƯỚC ĐÂY

Nhà nước cũng đã từng bước nâng cấp một số khu
BTTN thành vườn quốc gia để thu hút đầu tư nước
ngoài và hấp dẫn du khách trong và ngoài nước như:
- Khu BTTN Bạch Mã (1991),
- Tràm Chim (1998),
- Cát Bà (1991),
- Nam Cát Tiên (1992).
Đồng thời sắp xếp lại các khu BTTN để tăng cường các
điểm DLST.



6.3.2. TÌNH TRẠNG HIỆN NAY
a. Thuận lợi
Nhu cầu muốn trở về thiên nhiên ngày càng
trở nên bức bách. Do đó, DLST đã trở thành
ngành “công nghiệp không khói” đang được Nhà
nước đặc biệt quan tâm đầu tư vừa để phát triển
vừa để bảo vệ hệ sinh thái và phát triển bền
vững.


6.3.2. TÌNH TRẠNG HIỆN NAY
b. Khó khăn
 Tại các khu BTTN công việc xây dựng các khu vực theo
từng chức năng chưa được rõ ràng, chi tiết, cụ thể.
 Việc xây dựng cơ sở vật chất như đường sá, nhà nghỉ...
chưa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu ngày càng cao của du
khách.
 Thiếu nguồn nhân sự về chuyên môn, quản lí và ngay cả
những người làm bảo vệ.
 Thiếu nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài
cho việc quy hoạch các dự án du lịch và công tác xây
dựng hệ sinh thái rừng ở các khu DLST.
 Chưa có luật về DLST.


6.3.2. TÌNH TRẠNG HIỆN NAY
b. Khó khăn
 Đầu tư vào phát triển cho việc bảo tồn và chăm sóc các khu DLST chưa









ngang tầm với nhiệm vụ được giao.
Thiếu sự tư vấn của ngành để kêu gọi đầu tư phát triển, nghiên cứu khoa
học và tổ chức khoa học trong và ngoài nước để phục vụ cho việc bảo tồn
và phát triển các hệ sinh thái rừng cũng như họat động du lịch sinh thái.
Thu nhập của cán bộ, nhân viên phục vụ du lịch, nhân viên bảo vệ và chăm
sóc rừng còn thấp.
Người dân có trình độ dân trí thấp lại nghèo nàn lạc hậu cũng gặp khó
khăn cho việc bảo vệ rừng và phát triền du lịch sinh thái.
Lực lượng kiểm lâm còn ít so với diện tích rừng quá lớn ở các khu DLST
hiện nay.
Quy hoạch và phát triển du lịch mà không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên
hiện chưa được quan tâm đến tác hại sau này.


6.3.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI Ở VIỆT NAM

Phát triển các loại hình DLST
Phát triển các tuyến điểm DLST
 Phát triển DLST tại các khu BTTN
 Phát triển các đại lí, các nhà điều hành tour du lịch
 Phát triển mạng lưới thông tin liên lạc và phương
tiện giao thông

 Nâng cao các dịch vụ phục vụ hoạt động DLST
 Phát triển cộng đồng


6.3.3.BẢN CHO PHÁT TRIỂN DLST
Ở VIỆT NAM
6.3.3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách

Cần có những cơ chế chính sách đồng bộ cho
việc khai thác tiềm năng về tài nguyên và DLST ở
các khu DLST


6.3.3.BẢN CHO PHÁT TRIỂN DLST
Ở VIỆT NAM
6.3.3.2. Giải pháp về thị trường
 Cần đầu tư thoả đáng vào việc quảng cáo DLST, góp
phần tạo thị trường cho loại hình du lịch này.
 Cần đầu tư cho những nghiên cứu về đề tài DLST
nhằm qua đó nắm bắt được yếu tố “cầu” của du khách.
Nhà nước tạo điều kiện cho các công ty du lịch đi tham
quan nước ngoài và quan hệ hợp tác với các công ty du
lịch quốc tế để giới thiệu DLST Việt Nam đến các nước
trên thế giới nhằm thu hút du khách nước ngoài ngày
càng đông.


6.3.3.BẢN CHO PHÁT TRIỂN DLST
Ở VIỆT NAM
6.3.3.3. Giải pháp về quy hoạch


Các vùng được chỉ định dành cho phát triển DLST đòi
hỏi phải có kế hoạch quản lí và có sự tham gia của
cộng đồng trong việc phát triển các kế hoạch là quan
trọng.
 Cần đưa ra những quy hoạch chi tiết, cụ thể để phát
triển DLST ở các khu BTTN, các khu di sản văn hóa
thế giới...
Nhà nước và Tổng cục Du lịch cần có sự tham gia vào
các khu DLST để xây dựng và thực thi các nguyên tắc
chỉ đạo nhằm đảm bảo tính bền vững.


×