Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

quy luat di truyen - bien di

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.96 KB, 12 trang )

Menđen đã dùng lý thuyết nào sau đây đế giải thích cho các kết quả thì nghiệm của ông?
A. Sự phân li của các nhiễm sắc thể mang gen trong giảm phân
B. Sự tổ hợp ngẫu nhiên của các nhiễm sắc thể mang gen trong thụ tinh
C. Hiện tượng giao tử thuần khiết
D. Sự trao đổi chéo của cá nhiễm sắc thể trong giảm phân
[<br>]
Điều kiện nghiệm đúng riêng cho định luật phân tính và không yêu cầu đối với định luật đồng tính là:
A. Bố mẹ phải thuần chủng
B. Tính trội phải trội hoàn toàn
C. Tính trạng do một gen qui định
D. Số cá thể thu được phải đủ lớn
[<br>]
Yếu tố nào sau đây không được xem là cơ sở để giải thích các định luật của Menđen:
A. Gen nằm trên những sắc thể trong nhân tế bào
B. Tính trạng do một gen qui định
C. Gen trội át hoàn toàn gen lặn
D. Gen trội át không hoàn toàn gen lặn
[<br>]
Kết quả có ở tính trội không hoàn toàn và không có tính trội hoàn toàn trong phép lai một cặp tính trạng với
P thuần chủng về một cặp gen tương phản là:
A. F2 có ba kiểu gen khác nhau
B. F1 có tính trung gian biểu hiện
C. F2 có hai kiểu hình
D. F1 có kiểu hình giống bố hoặc mẹ
[<br>]
Điểm giống nhau giữa hiện tượng tính trội hoàn toàn với tính trội không hoàn toàn trong phép lai một cặp
tính trạng với P thuần chủng về một cặp gen tương phản là:
A. F1 là thể dị hợp
B. F1 đồng tính trội
C. F1 đồng tính lặn
D. F1 đồng tính trung gian


[<br>]
Tính trạng nào sau đây có hiện tượng di truyền trung gian?
A. Chiều cao của cây đậu Hà Lan
B. Màu hạt của cây đậu Hà Lan
C. Hình dạng hạt của cây đậu Hà Lan
D. Màu hoa ở cây dạ lan
[<br>]
Kết quả được biểu hiện trong định luật phân tính của Menđen là:
A. Con lai thuộc các thế hệ khác nhau đều có tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn
B. Con lai thuộc thế hệ thứ nhất có tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn
C. Con lai thuộc thế hệ thứ hai có tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn
D. Con lai ở các thế hệ kiểu hình xấp xỉ 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn
[<br>]
Kết quả được biểu hiện trong định luật đồng tính là:
A. Tất cả các thế hệ con lai đều mang tính trạng trội
B. Con lai ở thế hệ thứ nhất biểu hiện tính trạng chỉ của một bên bố hoặc mẹ
C. Con lai ở thế hệ thứ hai biểu hiện kiểu hình của cả bố và mẹ
D. Con lai ở các thế hệ đều đồng tính trung gian
[<br>]
Trong phép lai một cặp tính trạng do một gen quy định và ở con lai F2 xuất hiện hai kiểu hình khác nhau
với tỉ lệ xấp xỉ 3: 1 thì kết luận nào sau đây đúng?
A. Tính trạng di truyền theo hiện tượng tính trội hoàn toàn
B. Kiểu gen ở F1 thuần chủng
C. Kiểu gen ở P đều dị hợp
D. F1 mang kiểu hình lặn
[<br>]
Nếu tính trạng do một gen qui định và trong phép lai một cặp tính trạng, cho con lai F1 đồng loạt xuất hiện
tính trạng của một bên bố hoặc mẹ thì bố mẹ có đặc điểm gì sau đây?
A. Đều có kiểu gen giống nhau
B. Là các thể dị hợp

C. Thuần chủng về một cặp gen tương phản
D. Có kiểu hình giống nhau
[<br>]
Kết quả biểu hiện ở F2 trong đoạn câu trên đã biểu hiện định luật di truyền nào sau đây?
A. Định luật đồng tính
B. Định luật phân tính
C. Đinh luật phân li độc lập
D. Cả ba định luật nói trên
[<br>]
Nếu thân cao là tính trội hoàn toàn so với thân thấp. Cho phép lai P: thuần chủng thân cao lai với thuần
chủng thân thấp.
Tỉ lệ kiểu hình của con lai F2 thu được là:
A. 100% thân thấp
B. 75% thân cao : 25% thân thấp
C. 75% thân thấp : 25% thân cao
D. 50% thân cao : 50% thân thấp
[<br>]
Nếu thân cao là tính trội hoàn toàn so với thân thấp. Cho phép lai P: thuần chủng thân cao lai với thuần
chủng thân thấp. Kết quả biểu hiện ở F1 là:
A. 100% thân cao
B. Đều có kiểu gen đồng hợp trội
C. Đều có kiểu gen đồng hợp lặn
D. Có nhiều kiểu gen khác nhau
[<br>]
Khi giao phấn giữa cây thuần chủng có hoa vàng với cây thuần chủng có hoa trắng, thu được tất cả con lai
đều có hoa vàng. Biết tính trạng màu hoa do một gen qui định. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Hoa trắng là tính trội không hoàn toàn so với hoa vàng
B. Hoa vàng là tính trội không hoàn toàn so với hoa trắng
C. Hoa vàng là tính trạng lặn so với hoa trắng
D. Kiểu gen ở con lai ở trạng thái dị hợp

[<br>]
Định luật nào sau đây được Menđen phát hiện trên cơ sở của phép lai một cặp tính trạng?
A. Định luật phân li độc lập
B. Định luật đồng tính và định luật phân tính
C. Định luật phân tính và định luật phân li độc lập
D. Định luật phân li độc lập và định luật đồng tính
[<br>]
Câu có nội dung đúng sau đây là:
A. Thường biến không di truyền còn mức phản ứng di truyền
B. Thường biến và mức phản ứng đều không di truyền
C. Thường biến và mức phản ứng đều di truyền
D. Thường biến di truyền, còn mức phản ứng không di truyền
[<br>]
Câu có nội dung sai sau đây là:
A. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường
B. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen với môi trường
C. Thường biến phát sinh phải thông qua con đường sinh sản
D. Thường biến là phản ứng thích nghi của sinh vật trước môi trường
[<br>]
Kiểu gen đồng hợp lặn ở cây hoa liên hình:
A. Cho hoa đỏ ở
B. Cho hoa đỏ ở
C. Cho hoa trắng ở và ở
D. Cho hoa đỏ ở và hoa trắng ở
[<br>]
Kiểu gen đồng hợp trội ở cây hoa liên hình biểu hiện màu hoa trắng khi điều kiện nhiệt độ của môi trường
là:
A.
B.
C.

D.
[<br>]
Thường biến có ý nghĩa:
A. Giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống
B. Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá
C. Làm phong phú kiêu gen ở sinh vật
D. Tất cả đều đúng
[<br>]
Biến đổi sau đây không phải thường biến là:
A. Sự thay đổi màu lông theo mùa của gấu Bắc cực
B. Sự tăng tiết mồ hôi của cơ thể khi gặp môi trường nóng
C. Sự xuất hiện màu da bạch tạng trên cơ thể
D. Hiện tượng xù lông ở chim khi trời lạnh
[<br>]
Thường biến dẫn đến:
A. Làm biến đổi kiểu hình cơ thể
B. Làm biến đổi kiểu gen cơ thê
C. Làm biến đổi cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào
D. Tất cả đều đúng
[<br>]
Nguyên nhân tạo ra thường biến là:
A. Tác động trực tiếp của môi trường
B. Sự thay đổi cấu trúc của gen
C. Sự thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể
D. Sự thay đổi số lượng của nhiễm sắc thể
[<br>]
Có thể tìm thấy thường biến:
A. Chỉ ở động vật
B. Chỉ ở thực vật
C. Chỉ ở con người

D. Ở mọi sinh vật
[<br>]
Không được xem là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hoá là:
A. Thường biến
B. Đột biến
C. Biến dị tổ hợp
D. Cả A, B, C đều đúng
[<br>]
Đặc điểm của thường biến là:
A. Xảy ra không xác định
B. Mang tính chất cá thể
C. Không tương ứng với điều kiện môi trường
D. Đồng loạt, tương ứng với điều kiện môi trường
[<br>]
Thường biến là:
A. Biến dị di truyền
B. Biến dị không di truyền
C. Biến dị có thể di truyền
D. Tuỳ theo tác nhân mà có thể di truyền hay không di truyền
[<br>]
Thường biến thuộc nhóm biến dị nào sau đây?
A. Đột biến gen
B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
C. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
D. Biến dị làm thay đổi kiểu hình không ảnh hưởng đến kiểu gen
[<br>]
Cho biết N: hạt nâu, n: hạt trắng. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường. Phép lai không thể tạo ra
kiểu hình hạt trắng ở con là:
A. P: NNnn x NNnn
B. P: NNNn x nnnn

C. P: NNn x Nnnn
D. P: Nnn x NNnn
[<br>]
Cho biết gen A: thân cao, gen a: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường.
Phép lai có tỉ lệ kiểu hình 11 thân cao : 1 thân thấp là:
A. AAaa x AAaa
B. AAa x AAa
C. AAAa x AAAa
D. AAaa x Aa
[<br>]
Cho biết gen A: thân cao, gen a: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường.
Tỉ lệ kiểu gen tạo ra từ AAaa x Aa:
A. 1AAAA : 2AAaa : 1aaaa
B. 11AAaa : 1Aa
C. 1AAA : 5AAa : 5Aaa : 1aaa
D. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa
[<br>]
Cho biết gen A: thân cao, gen a: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường.
Tỉ lệ kiểu hình tạo ra từ Aaaa x Aaaa là:
A. 11 thân cao : 1 thân thấp
B. 3 thân cao : 1 thân thấp
C. 9 thân cao : 7 thân thấp
D. 15 thân cao : 1 thân thấp
[<br>]
Cho biết gen A: thân cao, gen a: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường.
Tỉ lệ kiểu hình tạo ra từ phép lai AAA x Aaa là:
A. 100% thân cao
B. 75% thân cao : 25% thân thấp
C. 11 thân cao : 1 thân thấp
D. 35 thân cao : 1 thân thấp

[<br>]
Phép lai có thể tạo ra con lai mang kiểu gen AAAa, nên bố mẹ xảy ra giảm phân bình thường là:
A. P: AAAa x AAAa
B. P: AAaa x AAa
C. P: AAAa x AAaa
D. Tất cả các phép lai trên
[<br>]
Cơ thể mang kiểu gen AAa giảm phân bình thường có thể tạo ra các loại giao tử nào sau đây?
A. AA, Aa, aa
B. Aaa, Aa, a
C. A, Aa, aa, a
D. AA, A, Aa, a
[<br>]
Cơ thể mang kiểu gen AAaa giảm phân bình thường có thể tạo ra các loại giao tử nào sau đây?
A. AA, Aa, aaa
B. AA, Aa, aa
C. AAA, aaa
D. AAa, Aa, aa
[<br>]
Loại giao tử Aa chiếm tỉ lệ 1/6 có thể được tạo ra từ kiểu gen nào sau đây khi giảm phân?
A. AAaa
B. Aaaa
C. AAAa
D. aaaa
[<br>]
Tế bào 2n mang kiểu gen Aa không hình thành thoi vô sắc trong nguyên phân dẫn đến tạo ra kiểu gen nào
sau đây ở tế bào con?
A. AAAA
B. aaaa
C. AAaa

D. Aaa
[<br>]
Tế bào mang kiểu gen Aaa thuộc thể đột biến nào sau đây?
A. Dị bội 2n + 1 hay tam bội 3n
B. Dị bội 2n + 2 hay tứ bội 4n
C. Dị bội 2n – 2
D. Thể một nhiễm
[<br>]
Tế bào của bắp (2n = 20) nguyên phân không hình thành thoi vô sắc dẫn đến tạo ra thể nào sau đây?
A. Tam bội 3n = 30
B. Tứ bội 4n = 40
C. Lưỡng bội 2n = 20
D. Ngũ bội 5n = 50
[<br>]
Ở lúa nước có 2n = 24, thể được tạo ra do sự phân li không bình thường của nhiễm sắc thể trong quá trình
giảm phân là:
A. Giao tử chứa 11 nhiễm sắc thể
B. Giao tử chứa 13 nhiễm sắc thể
C. Giao tử chứa 36 nhiễm sắc thể
D. Tất cả đều đúng
[<br>]
Tế bào nào sau đây chứa bộ nhiễm sắc thể có số lượng bình thường?
A. Giao tử ở cà độc dược có 12 nhiễm sắc thể
B. Tế bào sinh dưỡng ở cà chua có 26 nhiễm sắc thể
C. Hợp tử ở cải bắp chứa 16 nhiễm sắc thể
D. Tế bào sinh giao tử ở khoai tây chứa 72 nhiễm sắc thể
[<br>]
Đặc điểm của cây trồng đa bội chẵn là:
A. Không có khả năng sinh sản sinh dưỡng
B. Có các cơ quan sinh dưỡng rất to lớn

C. Không có khả năng sinh sản vô tính
D. Cả A, B, C đều đúng
[<br>]
Trong số các thể đột biến sau đây, thể không tìm thấy được ở động vật bậc cao là:
A. Thể dị bội ba nhiễm
B. Thể dị bội một nhiễm
C. Thể đa bội
D. Thể đột biến gen trội

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×