Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TÀI LIỆU VỀ BỆNH PARKINSON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.59 KB, 4 trang )

BỆNH PARKINSON
Bộ môn – khoa Y học cổ truyền
1. Đại cương
1.1. Y học hiện đại
1.1.1 Khái niệm
Bệnh parkinson (PD) là một dạng bệnh do tổn thương của hệ thần kinh ngoại tháp. Đặc trưng
chủ yếu của bệnh là tăng trương lực cơ, run và giảm vận động. Hiện nay, bệnh này chưa tìm
được nguyên nhân gây bệnh rõ ràng. Nếu tìm được nguyên nhân gây bệnh thì gọi là hội chứng
Parkinson mắc phải (PS).
Bệnh này thường gặp ở người trên 40 tuổi, hiếm gặp ở thanh niên. Tỷ lệ mắc bệnh của nam
nhiều hơn nữ.
1.1.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh
- Nguyên nhân gây bệnh parkinson là không rõ ràng. Hội chứng parkinson mắc phải có thể do
các bệnh như: Sơ vữa động mạch não, viêm não, nhiễm độc CO, nhiễm độc Mn và sử dụng các
thuốc tâm thần. Cũng có thể là hội chứng thứ phát của bệnh đột quỵ nhồi máu, ung thư não và
chấn thương sọ não.
- Cơ chế bệnh sinh của bệnh parkinson chủ yếu là do sự biến đổi bất thường của hệ thống tế bào
thần kinh sắc tố ở các nhân xám trung ương. Trong đó, quan trọng nhất là sự thiếu hụt hoạt chất
dẫn truyền thần kinh dopamine ở phần đặc của
liềm đen và bèo nhạt. Ở liềm đen có thể nhìn thấy rõ tế bào thần kinh sắc tố bị thiếu hụt. Trên
hình ảnh vi thể thấy các thể vùi bắt màu ưa acid có trong bào tương tế bào liềm đen, đó là thể
Lewy ( Biểu hiện đặc trưng của bệnh parkinson chính là sự xuất hiện thể Lewy). Quá trình bệnh
lý trên làm thay đổi sự cân bằng giữa dopamine và acetylcholin, hoạt tính của acetylcholin tăng
lên chính là yếu tố gây ra các triệu chứng của bệnh.
1.1.3. Chẩn đoán
- Lâm sàng:
biểu hiện chủ yếu của bệnh là run, cứng đơ, giảm vận động, mất vận động, rối
loạn vị trí và mất cân bằng. Các triệu chứng đi kèm thường có như: rối loạn ngôn ngữ, đờ đẫn,
trầm cảm, tăng tiết đờm dãi.
+ Run: run khi nghỉ, run có tần số 4 – 7Hz, thấy rõ ở ngọn chi trên. Thường là run khi nghỉ, khi
làm động tác hữu ý không run, run có thể tạm mất nhưng sau đó lại tái diễn, khi ngủ hết run, xúc


động run tăng.
+ Cứng đơ: rõ nhất ở các cơ chống đối với trọng lực. Cứng đơ kèm theo run, khi kiểm tra trương
lực cơ sẽ có hiện tượng bánh xe răng cưa gọi là “cứng đơ dạng bánh xe răng cưa”
+ Giảm vận động: các động tác tự nhiên của cơ thể bị suy giảm và chậm chạp. Các động tác hữu
ý thiếu sự tự nhiên, bước chân khó khăn, nâng chân khó, cự ly bước chân nhỏ, thành dáng đi vội
vàng. Mất vẻ biểu lộ tình cảm, ít chớp, nét mặt như người đeo mặt nạ.


- Cân lâm sàng: xét nghiệm dịch não tủy, xét nghiệm huyết thanh ( T3, T4 ), điện não đồ, điện
cơ đồ, chụp CT, chụp MRI...
1.1.4. Chẩn đoán giai đoạn của bệnh Parkinson
- Giai đoạn 1: có các dấu hiệu một bên cơ thể, nhưng chức năng chưa suy giảm hoặc chỉ giảm tối
thiểu.
- Giai đoạn 2: có các dấu hiệu ở một bên gây suy giảm chức năng ở mức độ nào đó, nhưng không
mất thăng bằng.
- Giai đoạn 3: có triệu chứng ở cả hai bên cơ thể ở tư thế không vững ( mất thăng bằng ), bệnh
nhân vẫn tự chủ được trong hoạt động tuy có bị hạn chế.
- Giai đoạn 4: bị suy giảm chức năng nặng nhưng vẫn có thể đi đứng được với sự hỗ trợ một
phần.
- Giai đoạn 5: bệnh nhân phải ngồi xe lăn hoặc tại giường, không tự chủ.
1.2. Y học cổ truyền
1.2.1. Khái niệm
Y học cổ truyền mô tả triệu chứng bệnh Parkinson với biểu hiện đầu hoặc tay rung lắc, run, vận
động khó khăn, thuộc phạm trù chứng “chấn chiên”.
Trong các sách cổ y học cổ truyền đều có nói đến chứng “chấn chiên” và các triệu của nó. Sách <
Chứng trị chuẩn thẳng, chiên chấn >: “chiên ( rao) là lắc; chấn là động, cân mạch co lại mà
không nắm được là biểu hiện của nội phong”...
1.2.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do : khí huyết hư, can uất, đàm nhiệt.
Theo sách chứng “phong trạo” tức là triệu chứng run thuộc về bệnh của can. Chứng “ kinh ” tức

là triệu chứng căng cứng thuộc về bệnh của đàm thấp. Chứng “nhiệt” thuộc về bệnh của hỏa.
Trong thực tiễn lâm sàng trên bệnh nhân parkinson đều bắt gặp các chứng bệnh thuộc về khí uất
và đàm thấp.
Theo lý luận y học cổ truyền thì can chủ huyết, nếu huyết hư lâu ngày sẽ làm tổn hại đến can.
Chức năng của can liên quan đến tình chí là cáu giận. Nếu cáu giận quá mức làm ảnh hưởng đến
chức năng sơ tiết của can gây uất trệ khí cơ, sinh ra đàm, đàm sinh nhiệt, nhiệt thịnh hóa phong,
gây chứng “chấn chiên”.
2. Biện chứng luận trị
2.1. Đặc điểm biện chứng
Triệu chứng điển hình của bệnh là run, cứng đơ và giảm vận động. Nguyên nhân chủ yếu của
bệnh là do: khí huyết hư, can uất và đàm nhiệt. Ba yếu tố đó cùng tồn tại với nhau. Do đó, trong
chẩn đoán và điều trị cần phải biện luận được hư chứng và thực chứng. Trong thực tiễn lâm
sàng, nếu bệnh nhân có triệu chứng chủ yếu là run thì nguyên nhân do can uất là chủ yếu. Nếu
bệnh nhân có triệu chứng chủ yếu là cứng đơ thì nguyên nhân do huyết hư là chủ yếu. Bệnh
thường kéo dài lâu ngày nên sẽ gây ra đàm trệ và huyết ứ.


2.2. Nguyên tắc điều trị
Nguyên nhân gây bệnh parkinson là khí huyết hư, can uất, đàm nhiệt. Vì vậy, pháp điều trị chủ
yếu là: khai uất dưỡng huyết, hóa đàm thông lạc, hư thực kiêm cố. Tuy vậy trong thực tiễn lâm
sàng cần biện chứng rõ ràng để lựa chọn pháp điều trị cho phù hợp trên mỗi bệnh nhân.
3. Phân thể điều trị
3.1 Thể khí huyết lưỡng hư, huyết ứ phong động
- Lâm sàng: run, cứng đơ lâu ngày, dáng đi vụng về, đờ đẫn ít nói, cơ thể mệt mỏi, hoa mắt
chóng mặt, ra mồ hôi trộm, đại tiện khó, sắc mặt tối, lưỡi to nhuận có vết răng, chất lưỡi tối nhạt
hoặc có ứ ban, mạch tế nhược hoặc trì.
- Pháp điều trị: ích khí dưỡng huyết, hoạt lạc tức phong.
- Bài thuốc: Định chấn hoàn gia giảm.
Sinh hoàng kỳ
30g

Bạch truật
15g
Thục địa
15g
Đương quy
12g
Sinh địa
15g
Xuyên khung
12g
Thiên ma
10g
Tần giao
10g
Uy linh tiên
10g
Toàn yết
10g
Đan sâm
30g
Câu đằng
15g
Bài thuốc trên sắc uống ngày 01 thang .
Trong bài thuốc trên thì hoàng kỳ, bạch truật có tác dụng ích khí. Thục địa, đương quy có tác
dụng dưỡng huyết. Đan sâm, xuyên khung có tác dụng hoạt huyết, trừ phong. Tần giao, uy linh
tiên có tác dụng trừ phong thông lạc. Thiên ma, câu đằng có tác dụng bình can tức phong. Toàn
yết có tác dụng trừ phong chỉ kinh ( chống run). Sinh địa có tác dụng bổ âm, thanh hỏa, thanh
huyết nhiệt.
Nếu khí hư nặng gia đẳng sâm 30g. Nếu sau khi dung thuốc mà run không đỡ thì gia ngô công
04 con. Nếu có triệu chứng táo bón mà nhiệt chứng không rõ thì gia chỉ xác 06g, thăng ma 12g.

3.2. Thể can uất huyết hư, đàm nhiệt sinh phong
- Lâm sàng: run chân tay, cứng đơ, tình chí uất ức, chướng bụng, tức ngực, hoa mắt chóng mặt,
đờm dãi nhiều, mặt ra nhiều mồ hôi dầu, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc trắng, mạch tế huyền
hoặc mạch hoạt.
- Pháp điều trị: khai uất dưỡng huyết, hóa đàm tức phong.
- Bài thuốc: Địch đàm thang gia giảm.
Phục linh
30g
Mai khôi hoa
12g
Trần bì
10g
Đởm nam tinh
10g
Bối mẫu
10g
Viễn chí
10g
Câu đằng
15g
Sinh cam thảo
06g
Cương tàm
15g
Đan sâm
30g
Hậu phác
10g
Bạch thược
18g

Bài thuốc trên sắc uống ngày 01 thang.
Trong bài thuốc trên phục linh có tác dụng kiện tỳ, lợi thấp, tiêu đàm. Mai khôi hoa có tác dụng
hành khí giải uất. Trần bì có tác dụng hành khí kiện tỳ. Đởm nam tinh, bối mẫu có tác dụng hóa
đàm. Viễn chí có tác dụng an thần, tiêu đàm. Câu đằng có tác dụng bình can tức phong. Đan sâm


có tác dụng hoạt huyết tiêu đàm. Cương tàm có tác dụng khu phong hóa đàm. Hậu phác có tác
dụng hành khí hóa thấp. Bạch thược có tác dụng nhu can dưỡng âm. Sinh cam thảo có tác dụng
trừ đàm, điều hòa bài thuốc.
Nếu nhiệt chứng nặng thì gia liên kiều 12g.
3.3. Thể can thân bất túc, huyết ứ phong động
- Lâm sàng: bệnh lâu ngày, run nhiều, bước chân chậm chạp, khó khăn, đi lại không vững, thể
trạng gầy, chóng mặt ù tai, dễ cáu giận, hay quên, đại tiện táo, chất lưỡi tối, rêu lưỡi ít, tĩnh mạch
dưới lưỡi giãn, mạch huyền tế hoặc tế sáp.
- Pháp điều trị: tư thận nhu can, hoạt huyết tức phong.
- Bài thuốc: thiên ma câu đằng ẩm gia giảm.
Thiên ma
10g
Câu đằng
15g
Sinh địa
30g
Dạ giao đằng
30g
Ích mẫu
15g
Tang ký sinh
15g
Đỗ trọng
15g

Ngưu tất
15g
Đan sâm
30g
Thạch hộc
30g
Bạch thược
30g
Phục thần
30g
Vừng đen
30g
Mai khôi hoa
12g
Bài thuốc trên sắc uống ngày 01 thang.
Trong bài thuốc trên thì thiên ma, câu đằng có tác dụng bình can tức phong. Sinh địa, thạch hộc
có tác dụng bổ âm, sinh tân. Ích mẫu, ngưu tất, đan sâm có tác dụng hoạt huyết. Tang ký sinh, đỗ
trọng, vừng đen có tác dụng tư bổ can thận, mạnh gân cốt. Bạch thược có tác dụng nhu can
dưỡng huyết. Mai khôi hoa có tác dụng hành khí giải uất. Dạ giao đằng, phục thần có tác dụng an
thần.
Nếu triệu chứng run nặng thì gia ngô công 04 con.
4. Các biện pháp khác
- Hào châm các huyệt: Thái xung, hợp cốc, phong trì, ngoại quan, khúc trì, dương lăng tuyền, túc
tam lý, tam âm giao, nhân trung, hạ quan . Ngày 01 lần, thời gian lưu kim 15- 30 phút. Liệu trình
15- 30 ngày.
- Nhĩ châm các huyệt: Thần môn, can, thận, tam tiêu... Mỗi lần chọn 3 – 4 huyệt, ngày 01 lần,
thời gian lưu kim 15- 30 phút. Liệu trình 15- 30 ngày.
5. Kết luận
Y học cổ truyền mô tả triệu chứng điển hình của bệnh là đầu hoặc tay rung, lắc, vận động khó
khăn, thuộc phạm trù chứng “chấn chiên”.

Nguyên nhân của bệnh parkinson chủ yếu là do: khí huyết hư, can uất, đàm nhiệt.
Nguyên tắc điều trị của bệnh chủ yếu là khai uất dưỡng huyết, hóa đàm thông lạc, hư thực kiêm
cố. Tuy vậy trong thực tiễn lâm sàng cần biện chứng rõ ràng để lựa chọn pháp điều trị cho phù
hợp trên mỗi bệnh nhân.



×