Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Môn LSVM có ý nghĩa như thế nào đối với sinh viên ngành Nhật Bản Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.17 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM

BÀI THI GIỮA KÌ
Môn: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Yến Thư
Khoa: Nhật Bản Học
MSSV: 1756190105

Đề: Ý nghĩa thực tiễn của việc học tập và nghiên cứu môn lịch sử văn minh thế
giới đối với sinh viên ngành Nhật Bản Học.
Bài làm
Trong những năm gần đây, môn học "Lịch sử văn minh thế giới" đã được
đưa vào chương trình đào tạo ở các trường Cao đẳng, Đại học và trở thành môn
học bắt buộc đối với sinh viên thuộc các ngành khoa học Xã hội-Nhân văn. Lịch
sử văn minh thế giới là môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình ra
đời và phát triển các nền văn minh tiêu biểu trong lịch sử loài người. Đối với sinh
viên đang theo học ngành Nhật Bản Học, môn học Lịch sử văn minh thế giới có
thể nói là một môn đại cương rất quan trọng, thú vị và mang nhiều ý nghĩa thực
tiễn, không chỉ tạo nền tảng ban đầu mà còn giúp ích rất lớn cho sinh viên kể cả
sau khi đã tốt nghiệp Cao Đẳng, Đại Học.
Môn học Lịch sử văn minh thế giới cung cấp những kiến thức cơ bản, khái
quát và có hệ thống những thành tựu tiêu biểu về văn hóa vật chất và tinh thần của
những nền văn minh lớn trong lịch sử loài người từ phương Đông sang phương
Tây, từ thời cổ đại cho đến hiện đại. Thông qua đó, người học có cái nhìn toàn
diện, cụ thể và đầy đủ hơn về những thành quả lao động của nhân loại, biết trân
trọng những giá trị vật chất và tinh thần do các bậc tiền nhân để lại. Hơn nữa, học
phần Lịch sử văn minh thế giới không chỉ là việc cung cấp những kiến thức chung
về các nền văn minh, mà giá trị cốt lõi của học phần này trên hết là giáo dục đạo
đức cho người học hay nói đúng hơn là hướng người học đến các giá trị chân -



thiện - mỹ, tính nhân văn trong tâm hồn mỗi con người. Nói cách khác, “môn học
này có nhiệm vụ góp phần xây dựng quan điểm nhân văn, biết quý trọng và giữ
gìn những sản phẩm vật chất và tinh thần của văn minh nhân loại, biết vận dụng
hữu ích vào việc hoàn thiện nhân cách của mỗi người và kiến thiết đất nước theo
đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng văn minh”. Sinh viên ngành Nhật Bản Học sẽ có cơ hội được giảng dạy
những kiến thức về văn hóa Nhật, bao gồm: địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa xã
hội, văn học, ngoại giao...của Nhật Bản. Bất cứ một dân tộc nào trong quá trình
phát triển đều có sự tiếp nhận thành tựu văn minh bên ngoài và Nhật Bản cũng
không ngoại lệ. Khi bàn về cách thức tiếp nhận nền văn minh bên ngoài của người
Nhật, GS. Vĩnh Sính viết rằng: “Có thể nói rằng không có dân tộc nào nhạy bén
về văn hóa nước ngoài cho bằng người Nhật. Họ không ngừng theo dõi những
diễn tiến trên thế giới bên ngoài, đánh giá và cân nhắc ảnh hưởng của những trào
lưu và xu hướng chính đối với Nhật Bản. Một điều đáng chú ý khác là khi họ biết
trào lưu nào đang thắng thế thì họ có khuynh hướng chấp nhận, học hỏi, nghiên
cứu để bắt kịp trào lưu đó, không để mất thời cơ”. Từ một đất nước nghèo nàn,
khan hiếm tài nguyên và có điều kiện thiên nhiên khá khắc nghiệt, Nhật Bản đã
vươn lên trở thành một trong những siêu cường của thế giới. Môn Lịch sử văn
minh thế giới cung cấp những kiến thức thiết yếu nhất về lịch sử ra đời và phát
triển của các nền văn minh tiêu biểu của lịch sử loài người, chính vì vậy nếu nắm
vững và học tốt môn học này sẽ giúp sinh viên của ngành Nhật Bản Học tiếp thu
một cách hiệu quả và dễ dàng hiểu rõ, tiếp cận được những kiến thức chuyên
ngành về xã hội và văn hóa của Nhật Bản bởi những kỳ tích về kinh tế và xã hội
mà Nhật Bản đạt được không thể tách rời với quá trình hội nhập với thế giới và
tiếp thu tài tình những tinh hoa và giá trị từ các nền văn minh nhân loại ở phương
Đông, phương Tây và Mỹ.
Học Lịch sử văn minh thế giới sẽ giúp sinh viên ngành Nhật Bản Học có
được kiến thức tổng quát về khoa học xã hội, về các nền văn minh trên thế giới,
đặc biệt văn minh phương Đông, cụ thể là Nhật Bản góp phần rất lớn giúp sinh
viên của ngành học tập, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu hơn. Sinh viên

có hiểu biết sâu sắc về văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối
ngoại của một số quốc gia…sẽ có khả năng hội nhập và thích nghi một cách
nhanh chóng với văn hóa của các nước khác. Từ đó cơ hội việc làm sau khi ra


trường của sinh viên sẽ rộng mở hơn: các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã
hội liên quan đến Nhật Bản, giảng dạy và nghiên cứu tiếng Nhật ở các trường đại
học, cao đẳng, viện, trung tâm hay ở cả những nước khác. Ngoài ra sinh viên còn
có cơ hội học lên trình độ cao hơn với các chương trình sau đại học phù hợp tại
Việt Nam như: Châu Á học, Văn hóa học, Nhân học, Dân tộc học, Lịch sử thế
giới …với những học bổng rất đa dạng và phong phú.
Bằng nhiều con đường khác nhau văn hoá Trung Quốc đã được truyền bán
khá mạnh mẽ vào đất nước mặt trời mọc, đặc biệt chữ viết Trung Quốc dựa vào
hình tượng đã được người Nhật đã học và tiếp thu thành bảng chữ Kanji.
Kanji(Hán tự) là loại chữ tượng hình mượn từ chữ Hán được sử dụng trong hệ
thống chữ viết tiếng Nhật hiện đại, Chữ Kanji được sử dụng rộng rãi trong đời
sống và sinh hoạt thường ngày hay cả trong công việc, học tập của người Nhật.
Sinh viên của ngành Nhật Bản Học trong quá trình học và sau khi đã tốt nghiệp
đòi hỏi phải đạt trình độ ngoại ngữ (đạt mức bằng hoặc trên 2 kyu-chứng chỉ năng
lực quốc tế về tiếng Nhật), có kỹ năng ở mức cần và đủ để làm việc trong các lĩnh
vực liên quan đến Nhật Bản. Chính vì vậy, hiểu được nguồn gốc của các bảng chữ
của tiếng Nhật, có những kiến thức cơ bản về ngoại ngữ mà mình đang học sẽ
giúp sinh viên có động lực rất lớn để theo đuổi và dễ dàng tiếp thu được ngôn ngữ
Nhật. Thành thạo tiếng Nhật sẽ giúp sinh viên đạt đươc kết quả như mong muốn
trong quá trình học tập đồng thời sinh viên tốt nghiệp sẽ có khả năng vận dụng
khả năng ngoại ngữ để phục vụ tốt cho công việc của mình.
“Lịch sử văn minh thế giới” đồng thời là lịch sử thay thế của các phương
thức sản xuất, trên cơ sở các hình thái kinh tế - xã hội, sinh viên sẽ nhận thức
được vai trò và vị trí của mỗi hình thái đối với sự phát triển của xã hội loài người.
Đồng thời, qua đó cũng nhận diện được sự dịch chuyển của các nền văn minh thế

giới, từ các nền văn minh nông nghiệp trong thời cổ trung đại đến các nền văn
minh công nghiệp trong thời cận đại và văn minh hậu công nghiệp hay văn minh
tin học trong thời đại ngày nay. Không chỉ có tiếp thu văn minh Trung Hoa mà
người Nhật đã học hỏi và tiếp thu các dòng văn minh khác của nhân loại. Vào thời
cận đại, khi nhân thức văn minh phương Tây có sự tiến bộ vượt bậc so với văn
minh phương Đông thì Nhật Bản thì học tập Tây Âu để văn minh hoá, cận đại hoá
đất nước. Vào thời hiện đại, khi Mỹ trở thành nước phát triển nhất về kinh tế và


khoa học, Nhật Bản chủ trương học tập Mỹ để đưa Nhật Bản trở thành cường
quốc phát triển hành đầu của thế giới. Những bài học lịch sử đó của người Nhật sẽ
“giúp sinh viên nhận ra ý nghĩa của hiện tại và chuẩn bị để gặp gỡ những thách
thức của tương lai”, sẵn sàng trang bị cho mình những kĩ năng và phẩm chất cần
thiết để theo kịp với sự phát triển không ngừng của thời đại hiện nay: trung thành,
kiên định, có ý thức phục vụ cộng đồng, được học tập những nét văn hóa ứng xử
của người Nhật như: nghị lực vươn lên, khả năng nhạy bén, thích ứng với cái mới;
ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; tinh thần làm việc tập thể; tính tiết kiệm,
chăm chỉ; lòng trung thành; nghệ thuật giao tiếp…
Lịch sử văn minh thế giới đối với sinh viên nói chung và sinh viên ngành
Nhật Bản Học nói riêng là một môn đại cương vô cùng quan trong, cung cấp
những kiến thức vô cùng quý báu về lịch sử ra đời và phát triển các nền văn minh
của nhân loại. Ngoài ra còn bổ sung thông tin về kinh tế, xã hội, ngôn ngữ và tôn
giáo. Kiến thức đem lại từ môn Lịch sử văn minh thế giới sẽ góp phần bổ trợ, tạo
nhiệt huyết theo học các môn chuyên ngành cho sinh viên ngành Nhật Bản Học.
Giảng dạy môn học Lịch sử văn minh thế giới trong môi trường cao đẳng, đai học
là cả một vấn đề lớn, đòi hỏi người dạy và người học phải đam mê, tìm tòi và
khám phá những tri thức rộng mở của nhân loại. Để đảm bảo quá trình tiếp thu
kiến thức và quan trọng hơn là giáo dục những giá trị nhân văn cho sinh viên,
chúng ta cần phải quan tâm đúng mức tới học phần này như một môn học bổ trợ
mang tính thẩm mỹ, hướng đến các giá trị cốt lõi về đạo đức nhân bản, trân trọng

cái đẹp và biết sống đẹp. Mặc dù thời đại hiện nay đã và đang có nhiều thay đổi,
khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, lối sống con người đang bị
xáo trộn từng ngày, thì việc đưa các môn khoa học xã hội vào chương trình giáo
dục đại học, trong đó có học phần Lịch sử văn minh thế giới vẫn luôn phải được
nhấn mạnh, vì nó chứa đựng những giá trị bất biến mà nhân loại sẽ hướng tới.




×