Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

phát triển du lịch bản vàng pheo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.52 KB, 31 trang )

ĐỀ TÀI
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG
ĐỒNG BẢN VÀNG PHEO, XÃ
MƯỜNG SO, HUYỆN PHONG
THỔ, TỈNH LAI CHÂU
[Tiêu đề phụ của tài liệu]

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Minh Chung
Mã sinh viên : 56DHD04012
Lớp : HDQT4
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Kim Ngọc

1


Lời cảm ơn :
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Hoàng Kim
Ngọc đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình thực
hiện bài tiểu luận !!!
Trong quá trình thực hiện có điều gì làm cô chưa hài lòng
mong cô bỏ qua và xin cô cho nhận xét để bài làm của em
được tốt hơn.
Một lần nữa ,em xin chân thành cảm ơn cô, chúc cô và gia
đình mạnh khỏe, công tác tốt !!!

2


Mục lục
A.Phần mở đầu:
I.


II.
III.
IV.
V.

Lý do chọn đề tài………………………………………4
Mục đích nghiên cứu…………………………………..4
Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………….4
Phạm vi, đối tượng nghiên cứu………………………..4
Phương pháp nghiên cứu………………………………4

B.Phần nội dung:
Chương I: khái quát chung về du lịch cộng đồng và bản Vàng
Pheo
1. Giới thiệu chung về du lịch cộng đồng …………………..5
2. Khái quát về bản Vàng Pheo, xã Mường So, huyện Phong
Thổ, tỉnh Lai Châu…………………………………………6
2.1.Tài nguyên du lịch………………………………………..6
2.2.Cơ sở vật chất…………………………………………….13
2.3.Năng lực cộng đồng……………………………………...13
Chương II: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở Bản Vàng
Pheo
1. Số liệu khách tới tham quan du lịch………………………14
2. Sản phẩm du lịch………………………………………….14
3. Hạn chế trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại địa
phương…………………………………………………….23
4. Nguyên nhân………………………………………………25

3



Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch
cộng đồng tại bản Vàng Pheo.
1. Đối với chính quyền …………………………………….28
2. Đối với người dân địa phương…………………………..28

Tài liệu tham khảo………………………………………29

A. Phần mở đầu:
I.

Lý do chọn đề tài:

II.

- Phát triển du lịch cộng đồng ở nước ta đã không còn là
vấn đề quá khó khăn, ở miền Bắc loại hình du lịch này
đã phát triển ở một số bản làng của các tỉnh Hòa Bình,
Lào Cai, Lai Châu…..
Trong đó có bản Vàng Pheo ( Mường So, Lai Châu)
được biết đến như một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn
với tên gọi " thung lũng mĩ nhân" của Tây Bắc. Tuy
nhiên không phải ai cũng biết đến với loại hình du lịch
này. Vì vậy đề tài này đưa ra vừa nhằm giới thiệu về du
lịch cộng đồng ở Vàng Pheo, vừa đưa ra những đánh
giá về hoạt động phát triển du lịch cộng đồng ở địa
phương này.
Mục đích nghiên cứu:

- Tìm hiểu rõ hơn về loại hình du lịch cộng đồng. Giới

thiệu, quảng bá hình ảnh về bản Vàng Pheo.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
IV.

- Khái quát hóa lý luận về vấn đề nghiên cứu
Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: bản Vàng Pheo, du
lịch cộng đồng.
4


V.

Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin

B.

Phần nội dung
Chương I:

Khái quát chung về du lịch cộng đồng và bản Vàng Pheo
1. Giới thiệu chung về du lịch cộng đồng ( du lịch sinh thái
cộng đồng)
1.1. Khái niệm
- Theo nhà nghiên cứu Nicole Hausle và
Wollfgang Strasdas (2009): "Du lịch sinh
thái cộng đồng là một hình thái du lịch
trong đó chủ yếu là người dân địa phương
đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế

có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế
địa phương".
- Theo tổ chức Respondsible Ecological Social
Tours (1997) thì du lịch sinh thái cộng đồng
là "phương thức tổ chức du lịch đề cao về
môi trường, văn hóa xã hội. Du lịch sinh thái
cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý,
vì cộng đồng và cho phép khách du lịch
nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng
đồng, về cuộc sống đời thường của họ".
 Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCĐ) là loại hình
du lịch do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên
và văn hoá địa phương với mục tiêu bảo vệ môi
5


trường. DLSTCĐ đề cao quyền làm chủ, chú ý phân
bổ lợi ích rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc
sống cho cộng đồng. Với khách du lịch, DLSTCĐ tạo
cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường
và giao lưu văn hoá, trải nghiệm cuộc sống hàng
ngày của cộng đồng.
1.2.Điều kiện hình thành và phát triển du
lịch sinh thái cộng đồng.
- Điều kiện tiềm năng về tài nguyên môi
trường tự nhiên và nhân văn có ý nghĩa
quyết định đến phát triển du lịch sinh thái
cộng đồng.
+ Điều kiện yếu tố cộng đồng dân.
+ Điều kiện có thị trường khách trong nước

và quốc tế.
+ Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý.
+ Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức
phi chính phủ trong và ngoài nước.
2.Khái quát về bản Vàng Pheo, xã Mường So,
huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
- Bản Vàng Pheo cách thị xã Lai Châu 30km
về phía Bắc. Bản có vị trí địa lý đẹp, tựa
mình vào núi Phu Nhọ Khọ, là nơi giao thoa
giữa hai dòng suối Nậm So và Nậm Lùm.
Vàng Pheo mang một vẻ đẹp thuần khiết
như hoa ban trên núi và được ví như viên
ngọc quý vùng Tây Bắc. Toàn bản hiện có
hơn 100 hộ với hơn 400 nhân khẩu, hầu hết
là người Thái Trắng

6


- Được tỉnh Lai Châu công nhận là bản văn
hóa du lịch từ năm 2007, dân bản Vàng
Pheo đã phấn đấu xây dựng bản ngày càng
văn minh, thân thiện hơn. Bản được ưu tiên
đầu tư phát triển với điểm nhấn là du lịch
cộng đồng(Trong Quy hoạch phát triển du
lịch Lai Châu giai đoạn 2011 - 2015, tầm
nhìn 2020). Phát triển du lịch cộng đồng ở
Vàng Pheo không chỉ góp phần gìn giữ, phát
huy nét đẹp văn hóa bản địa mà còn tạo
thêm việc làm, nâng cao đời sống cho người

dân địa phương.
2.1.Tài nguyên du lịch.
2.1.1.

Tài nguyên du lịch nhân văn.

2.1.1.1. Nét sinh hoạt truyền thống .
- Văn hóa của người Thái trắng ở Vàng Pheo
vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn từ những
ngôi nhà sàn truyền thống bằng gỗ với hàng
hiên rộng, những bộ váy của người phụ nữ
Thái trắng được thiết kế cầu kỳ cho đến
những nghề thủ công cổ truyền, trồng bông
dệt vải, dệt thổ cẩm….đã trở thành những
tài nguyên du lịch độc đáo cho nơi đây.
2.1.1.2. Lễ hội.
Lễ hội văn hóa của người Thái ở Vàng Pheo
cũng là một trong những nét sinh hoạt văn
hóa cộng đồng được đông đảo người dân và
du khách quan tâm. Mỗi lễ hội là một bức
tranh miêu tả đời sống xã hội, mang những
nét đặc trưng truyền thống của đồng bào
Thái xứ Mường So, tiêu biểu như các lễ hội:
7


a. Lễ hội Nàng Han.
- Lễ hội Nàng Han được tổ chức ngày 19/3
( âm lịch) tại xã Mường So, huyên Phong
Thổ ( Lai Châu). Lễ hội diễn ra để tưởng nhớ

đến Nàng Han, là một nữ tướng thuộc cánh
quân phía Bắc dưới chướng của bà Trưng, bà
Triệu. Khi giặc phương Bắc xâm lược nước
ta, Nàng Han cải trang nam nhi, gọi thanh
niên trong Mường nổi dậy, quật cường
chống giặc ngoại xâm. Sau khi dẫn quân
đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi nước ta trở về
Mường, nàng tắm gội tại mó nước ở bản Tây
An( xã Mường So) rồi bay lên trời. Ngoài
việc dâng lên Nàng Han hương hoa, lễ vật,
lễ hội không thể thiếu các trò chơi dân gian
truyền thống, các món ăn trong phần thi ẩm
thực mang đậm bản sắc dân tộc Thái. Đây
còn là dịp để khơi dậy, gìn giữ và phát huy
các giá thị văn hóa dân tộc Thái….

8


b. Lễ hội Then Kin Pang.
- Lễ hội Then Kin Pang được diễn ra trong 3
ngày, 3 đêm vào trung tuần tháng 3 âm
lịch hàng năm, là nét văn hoá đặc sắc, là
hình thức diễn xướng dân gian độc đáo của
dân tộc Thái trắng khu vực Mường So,
huyện Phong Thổ.
- Qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử dân
tộc, người Thái đã đúc kết được kho tàng
văn hoá văn nghệ phong phú, đa dạng, giàu
bản sắc. Thể hiện sự trường tồn qua thời

gian với ý nghĩa tâm linh to lớn là Lễ hội
“Then Kin Pang” – được ví như linh hồn của
người Thái trắng ở khu vực Mường So,
huyện Phong Thổ. Then Kin Pang là dịp để
trai bản, gái mường gặp gỡ và thể hiện

9


mình qua những câu hát, điệu múa. Sau lễ
hội, nhiều đôi trai gái đã nên vợ chồng.
- Đến với lễ hội chúng ta còn được thưởng
thức những món ăn dân gian truyền thống
của người Thái như: cơm lam, rau gai, cà
rừng, cá bống nướng, ve sầu, bọ xít, dế
mèn… bỏ vào miệng nhai kỹ ta mới thấy
được vị thơm ngon của từng món ăn, mang
đậm hương rừng Tây Bắc. Đồng thời, ta
cũng thấy được đôi bàn tay khéo léo của
người phụ nữ Thái.

c. Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu (lễ hội cốm mới)
- Lễ hội được diễn ra vào rằm tháng 9 ( âm
lịch). Đến với lễ hội để dâng hương cầu cho
mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn
vật sinh sôi nảy nở; xem giã cốm; thi các trò
10


chơi dân gian và giao lưu văn nghệ như:

đánh én cánh, thi kéo co,….

2.1.1.3. Ẩm thực
- Đến với Vàng Pheo, du khách sẽ được
thưởng thức những món ăn truyền thống và
mang đậm bản sắc riêng như: sâu đá, rêu
đá, cá bống vùi tro, cá suối nướng, măng
đắng, măng ngọt, thịt trâu sấy, thịt lợn hấp,
canh rau đắng…
a. Rêu đá nướng:
- Rêu đá là loại rau sạch của người dân Lai Châu. Người ta phải
rất kỳ công khi lấy chúng về từ các tảng đá bên suối để chế biến thành
các món ăn ngon cho gia đình như nấu canh, nướng, xào... Khi sơ chế
rêu, người làm cần vớt rêu cho vào rổ, rửa qua nước sạch nhằm loại
bỏ cát và các chất bẩn, bỏ lên một tảng đá to, hoặc thớt rồi dùng một
khúc gỗ to để đập, cứ làm như thế vài lần thì mới có thể đem nấu.

11


b. Cá bống vùi tro
- Cá bống vùi tro - đặc sản của đồng bào dân tộc Thái. Cá bống
có sẵn ở các con sông, suối, sau khi bắt về được sơ chế sạch sẽ và tẩm
ướp với các gia vị đã được băm nhỏ như sả, ớt, gừng, hạt tiêu, mắc
khén, húng, hom… Sau khi ướp khoảng 15 - 30 phút, cá sẽ được gói
gọn trong lá dong và vùi vào tro nóng, khoảng 30 phút lại lật lại một
lần, cứ như thế vài lần cá sẽ chín.

c.Măng đắng:


12


2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
- Cảnh sắc thiên nhiên tại bản Vàng Pheo tươi
đẹp, thanh bình, cách xa những ồn ào khói bụi của
chốn thành thị, dễ khiến du khách quên đi mọi lo
toan vướng bận thường ngày. Nằm giao thao giữa
2 dòng suối Nậm So và Nậm Lùm, tựa mình vào
núi Phu Nhọ Kho là một nơi phong thủy hữu tình ,
nơi du khách có thể ngắm cảnh, thực hiện các
hoạt động nhỉ ngơi, tắm suối….ngoài ra ở đây còn
được biết đến với các loại cây thuốc và hang
động:
a. Ngã ba con suối tình yêu:
- Suối rộng và nông, có thể lội, phía đầu suối sâu
hơn, cảnh quan đẹp. Có thể thực hiện các hoạt
động cho khách du lịch như chèo thuyền Kayak,
thả bè, đánh bắt cá theo cách truyền thống, chụp
hình, tắm suối…
b. Cảnh quan và tuyến đường mòn ven suối:
13


- Cảnh đẹp và yên tĩnh, ngắm suối, và các vách núi đá vôi.
Hoạt động cho du khách có thể bao gồm đi trekking 1h-4h
vòng qua bản Vàng Pheo phía bên kia bờ suối tùy theo lượng
thời gian khách ở lại bản; nghe thuyết minh về các loại cây
thuốc. Kể chuyện về bản làng trên đường đi….
c. Hang Thẩm Tạo và hang Cao Sơn:

- Hang động đá vôi hẹp và sâu, nơi vua Thái Trần Văn Ơn nghỉ
ngơi và ngắm cảnh
2.2. Cơ sở vật chất
- Hiện nay trên địa bàn Lai Châu có bốn điểm du lịch cộng đồng
được tỉnh công nhận đó là bản Nà Luồng, bản Hon (huyện Tam
Đường), bản Gia Khâu I (thị xã Lai Châu) và bản Vàng Pheo (huyện
Phong Thổ).
Đây được xem là những “hạt nhân” quan trọng để phát triển du
lịch cộng đồng ở Lai Châu, đem lại lợi ích kinh tế cho người dân bản
địa, làm phong phú thêm sản phẩm du lịch Tây bắc.
Bản Vàng Pheo (xã Mường So, huyện Phong Thổ) là một trong
những bản du lịch cộng đồng độc đáo nhất bởi đây là bản cổ xưa nhất
của người Thái trắng ở Lai Châu. Nơi đây có những nét văn hóa đặc
trưng với 36 điệu xòe, ẩm thực độc đáo và nhiều lễ hội văn hóa đặc
biệt không thể hòa lẫn như lễ hội Nàng Han, Then Kin Pang, Kin Lẩu
Khẩu Mẩu…
Cơ sở vật chất ở đây khá tiện nghi và đầy đủ có thể đáp ứng
được nhu cầu cơ bản của du khách, bản Vàng Pheo cũng được xây
dựng, lắp đặt các cơ sở vật chất, kỹ thuật để phục vụ cho hoạt động du
lịch. Xây dựng hệ thống đường xá, cầu cống, những trang thiết bị phù
hợp để phục vụ cho du khách khi muốn ở lại tham quan, nghỉ dưỡng
như nhà vệ sinh, chỗ ăn nghỉ ( với nhiều hình thức khác không chỉ là
hình thức homestay),… và hệ thống trường học, bệnh viện để nâng
cao đời sống dân trí tại địa phương.
2.3. Năng lực lao động.
14


- Phần lớn các hộ dân trong bản đều có quan hệ họ hàng
với nhau. Tổ chức cộng đồng khá chặt chẽ. Trưởng bản

có uy tín với cộng đồng. Cộng đồng thân thiện và có kỹ
năng giao tiếp tốt. Người Thái có truyền thống ca hát,
yêu văn nghệ, giỏi nấu ăn. Điều này rất thuận lợi cho
phát triển du lịch.

CHƯƠNG II:
Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng bản
Vàng Pheo, xã Mường So, huyện Phong Thổ,
tỉnh Lai Châu.
1. Số liệu khách tới tham quan du lịch.
- Những năm gần đây, khách du lịch đến với Tây Bắc
ngày một tăng. Năm 2015, du lịch Lai Châu đón gần
183,5 nghìn lượt khách (trong đó gần 23,5 nghìn lượt
khách quốc tế) .Thu nhập từ du lịch đạt trên 274 tỷ
đồng, .Và thời gian lưu trú lại rất ngắn, thường là dưới
1,5 ngày. Riêng Mường So, Phong Thổ cũng đón hàng
ngàn lượt khách mỗi năm. Trong đó bản Vàng trung
bình có khoảng trên 500 lượt khách trong và ngoài
nước đến tham quan tại bản. Có thể thấy đây cũng là
một điểm du lịch hot được nhiều du khách trong và
ngoài nước quan tâm.
2. Sản phẩm du lịch cộng đồng:

15


- Sản phẩm du lịch cộng đồng bao gồm các hoạt động
mà khách du lịch sẽ làm khi đến thăm bản Vàng Pheo
và các dịch vụ bổ trợ để tăng trải nghiệm cho khách du
lịch. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch

văn hóa và du lịch trải nghiệm. Du khách có thể tham
quan làng bản và trực tiếp tham gia vào hoạt động sản
xuất ,sinh hoạt của người dân,…tham gia tình nguyện
vào hoạt động giáo dục .Các sản phẩm này bao gồm:

Tên sản phẩm

Mục đích

Mô tả

Yêu cầu cơ
sở
vật chất –
năng lực

Homestay

Khách du
lịch ở
trong nhà
dân để
trải
nghiệm
cuộc sống
gia đình
và văn
hóa dân
tộc Thái
Trắng


Khách ăn, ở, ngủ Nhà sàn rộng,
sinh hoạt trong
sạch sẽ và
gia đình
thoáng mát;
có đủ chăn, ga
Các dịch vụ bổ
gối, đệm, màn
sung như đi
tham quan làng (có thể có
bản, tham quan giường hoặc
(trekking) suối, không) sạch
sẽ. Nhà vệ
rừng xem biểu
diễn văn nghệ tại sinh, nhà tắm
và bồn rửa
nhà; học nấu 1
mặt.
món ăn người
Thái, nghe các
câu chuyện kể
dân gian về
nguồn gốc bản
làng, …

Tour tham quan
làng bản (Village
walk)


Tìm hiểu
về tổ
chức bản

Trong khoảng 2h Thôn xóm
đồng hồ. Các
sạch sẽ,
hoạt động của
không có rác
16


làng, các
ngành
nghề
truyền
thống,
ngắm
cảnh
quan và
giao lưu
với dân
làng

Tour đi bộ trekking Ngắm
ven suối (the Stream cảnh
of Love Trail)
quan
thiên
nhiên,

tìm hiểu
về hệ
sinh thái

khách bao gồm: bẩn
đi bộ 1 vòng
quanh bản, tham
quan một số nhà
vườn, nghe giới
thiệu về nhà sàn,
tổ chức bản
làng, xem dệt
thổ cẩm, khách
có thể ngồi vào
khung cửi và
chụp hình, nói
chuyện với bà
con, trẻ em, xem
bà con làm bánh,
nấu rượu, ngắm
ngã ba suối,
nghe thuyết
minh về bản và
con suối (tại sao
gọi là bản Vàng
Pheo, tại sao gọi
là suối tình
yêu…)
Tùy theo thời
lượng của khách

ở lại bản mà tour
này có thể kéo
dài từ 1h-4h
đồng hồ.

Lối đi không
quá dốc.

Thời gian ngắn:
đi từ bản – ngã
ba suối tình yêu
– cầu treo

Hướng dẫn
viên có kỹ
năng nói
chuyện với
khách hiểu

Thời gian dài:

Cầu treo phải
sữa chữa để
đảm bảo an
toàn.

17


tiếp tục đi qua

cầu treo – bản
Vàng Pheo 2 –
hang Cao Sơnhang Thẩm TạoChợ- quay về
bản Vàng Pheo 1

về các loài
cây cối và kể
các câu
chuyện về
làng bản

Hoạt động phụ:
xem đánh bắt cá
và tham gia đánh

Tour học nấu
ăn/Thưởng thực Ẩm
thực truyền thống
Thái (Local Thai
cuisine/cooking
class)

Tìm hiểu
về các
món ăn
và phong
cách ẩm
thực của
người
Thái


Từ 2h-3h tùy
theo thời lượng
khách ở lại
bản. Do tổ nấu
ăn tổ chức. Hoạt
động bao gồm:

Đội nấu ăn
cần có kỹ
năng xây
dựng thực
đơn phù hợp
với khách và
Hướng dẫn cho khả năng chi
khách nấu 1 món trả của khách.
Kỹ năng tính
đặc trưng của
toán để có lãi.
Thái, ngon
miệng mà dễ
làm
Phục vụ đoàn
khách Ăn trưa
hoặc tối, lưu ý
phục vụ các món
truyền thống địa
phương nhưng
phù hợp với
khẩu vị của

khách; cân bằng
yếu tố thịt, rau
xanh, cá.
Kết hợp biểu
18


diễn hát mời
rượu truyền
thống
Tìm hiểu
văn nghệ
dân gian
và giao
lưu giữa
khách và
cộng
đồng

Biểu diễn văn nghệ
truyền thống
(Culture Show)

Khoảng 1h đến
1h30 phút.
Khoảng 10 tiết
mục kết hợp
giữa hát mời
rượu, múa, đàn.
Giới thiệu nội

dung ý nghĩa
từng bài hát,
điệu múa về một
số nhạc cụ
truyền thống
như đàn tính,
nguốn gốc, cách
làm.

Không sử
dụng thiết bị
khuếch đại
âm thanh.
Chọn người
giới thiệu,
nhưng không
được sân khấu
hóa buổi biểu
diễn văn nghệ

Dịch vụ bổ sung:
Khách chụp hình
trong trang phục
truyền thống,
học đánh đàn,
xem làm đàn
tính, mua đàn
tính
Tổ chức thêm
trò chơi dân gian

như đá cầu bằng
tay, cù Thái.
Mời khách giao
lưu hát và múa

Dệt ,thêu vải truyền Xem và
thống (Traditional học quy

Giới thiệu về
nghề dệt truyền

Học và sản
xuất thêm các
19


trình dệt
vải,thêu

textile weaving)

thống của phụ
nữ.

mặt hàng lưu
niệm như túi
xách, bao
Các sản phẩm
dệt. Thuyết minh gối....
quy trình làm ra Nghiên cứu

vải/sản phẩm
thêm các đặc
truyền thống:
sản hàng hóa
nguồn nguyên
địa phương để
liệu, cách
khách có thể
nhuộm, cách xe mua về làm
sợi, cách dệt
quà (ví dụ
Dịch vụ bổ sung: thảo quả,
bánh…)
chụp hình lưu
niệm và mua các
sản phẩm dệt

Du lịch giáo dục và
tình nguyện
(educational and
voluntary
activities)

Giúp
cộng
đồng làm
một số
công việc
liên quan
đến phát

triển cộng
đồng

Sơn quét,
làm vệ sinh nhà
mẫu giáo
Trồng cây
trong thôn bản
Dạy tiếng
Anh cho thanh
thiếu niên

20


Biểu diễn văn nghệ truyền thống của phụ
nữa thái trắng

Tham quan làng bản
21


Thưởng thức ẩm thực truyền thống dân tộc Thái
- Các chương trình tour tham quan,( một
số tour gợi ý của địa phương đề ra, ngoài ra
lịch trình còn tùy thuộc vào các tour do các
công ty lữ hành chào bán sản phẩm…)
A, Tour tham quan trong ngày/Day tour:
Thời
gian

8h30

Hoạt động của tour
Xuất phát tại khách sạn ở TX Lai Châu, đi ô tô
Đến nhà văn hóa trung tâm bản Vàng Pheo

9h30
9h30 –
10h00

Đại diện cộng đồng đón đoàn khách, phục vụ nước chè
xanh, chào hỏi. Trưởng ban du lịch thôn giới thiệu về
cộng đồng làng bản, giới thiệu một số hình ảnh các nét
đặc trưng có tại nhà văn hóa.

10h00 –
12h00

Hướng dẫn khách đi tour tham quan bản làng (nội dung
như ở mục sản phẩm)

12h00 –
13h30

Khách ăn trưa với ẩm thực truyền thống Thái (nội dung
như ở mục sản phẩm). Tổ chức ăn trưa tại nhà văn hóa
bản.
Kết hợp với hát mời rượu

13h30 -


Tour trekking tham quan suối và rừng – tuyến ngắn
22


15h30

(như trên).

15h30 –
16h30

Biểu diễn văn nghệ truyền thống

16h30 –
17h00

Tiễn khách về. Kết thúc tour

B, Tour 1 ngày 1 đêm:
Thời
gian
8h30

Hoạt động của tour
Xuất phát tại khách sạn ở TX Lai Châu, đi ô tô
Đến nhà văn hóa trung tâm bản Vàng Pheo

9h30
9h30 –

10h00

Đại diện cộng đồng đón đoàn khách, phục vụ nước chè
xanh, chào hỏi. Trưởng ban du lịch thôn giới thiệu về
cộng đồng làng bản, giới thiệu một số hình ảnh các nét
đặc trưng có tại nhà văn hóa.
Đưa khách đến nhà, nhận phòng và hướng dẫn về các
nội quy, tập quán sinh hoạt trong gia đình

10h00 –
12h00

Hướng dẫn khách đi tour tham quan bản làng (nội dung
như ở mục sản phẩm)

12h00 –
13h30

Khách ăn trưa với ẩm thực truyền thống Thái (nội dung
như ở mục sản phẩm). Tổ chức ăn trưa tại nhà văn hóa
bản hoặc ngay tại nhà dân (nhà ông Được)
Kết hợp với hát mời rượu

13h30 17h00

Tour trekking tham quan suối và rừng đi qua phía Vàng
Pheo 2 bên kia suối và quay về ngả chợ

17h00 –
18h00


Khách nghỉ ngơi, tắm

18h0019h30

Ăn tối
23


19h30 –
21h00
Tối

Ngày 2

Biểu diễn văn nghệ truyền thống
Ngủ tại nhà dân
Sáng: ăn sáng, và tiễn khách về hoặc hướng dẫn khách
đi tham quan các điểm lân cận như trung tâm huyện
Phong Thổ, đi Dào San.
Hoặc chuyển một nội dung trong chương trình ngày 1
sang ngày 2

3.Hạn chế trong việc phát triển du lịch cộng
đồng tại địa phương:
Thực trạng: Trên cơ sở phát huy những lợi thế về tài nguyên và
vị trí về du lịch, thời gian qua ngành du lịch tỉnh Lai Châu, cũng như
bản Vàng Pheo đã đạt được những thành quả nhất định. Cùng với tiến
trình phát triển của du lịch cả nước, du lịch bản Vàng Pheo phát triển
với tốc độ tăng trưởng nhanh và đã đạt được những thành tựu đáng

kể, có những đóng góp nhất định trong sự phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương( tuy nguồn thu từ du lịch chưa nhiều (do
phần lớn du khách là người trong tỉnh nên nhu cầu ăn
nghỉ tại chỗ ít) song cũng góp phần đáng kể nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. 100% trẻ em
trong độ tuổi đi học được đến trường, 97% hộ dân có ti
vi, 80% hộ dân có xe máy). Và đối với sự phát triển du lịch
chung của cả nước. Sự phát triển vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập;
nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chưa có giải pháp thoả đáng; phát triển
chưa có bước đột phá; sản phẩm du lịch mờ nhạt, nghèo nàn chưa tạo
được sức hấp dẫn cho du khách, kết quả chưa tương xứng với tiềm
năng và lợi thế của địa phương, tốc độ phát triển chung tuy nhanh
nhưng kết quả cuối cùng vẫn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh và
cả nước.
3.1. Nguồn lực
24


Chất lượng nguồn nhân lực thiếu, yếu. Nguồn nhân lực chủ yếu
ở đây là người dân của bản du lịch cộng đồng, mà họ lại chưa được
trang bị những kĩ năng để đón tiếp, phục vụ khách, hơn nữa chất
lượng đào tạo du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thích ứng kịp với
xu hướng hội nhập, cạnh tranh toàn cầu.

3.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng
Khó khăn lớn nhất đối với Du lịch Tây Bắc đó là hạ tầng cơ sở.
Giao thông chủ yếu vẫn là đường bộ độc đạo; nhiều đoạn đường hẹp,
đèo dốc quanh co, hiểm trở có lúc gây hồi hộp lo âu cho khách; đặc
biệt về mùa mưa, còn có hiện tượng sạt lở, ách tắc; có thể nói đi lại ở
Tây Bắc là khó khăn, nguy hiểm nhất so với cả nước. Kinh tế xã hội

các tỉnh Tây Bắc còn gặp nhiều khó khăn. Tây Bắc là cái " rốn" nghèo
của cả nước . Số tỉnh nghèo, huyện, xã nghèo của cả nước tập chung
chủ yếu ở vùng này, trình độ hội nhập và phát triển còn rất nhiều hạn
chế. đầu tư phát triển chỉ trông chờ ở Nhà nước.
Ngành du lịch cũng đã đầu tư nhưng vẫn thiếu nhiều thứ. Để thu
hút du khách, bản Vàng Pheo đã được đầu tư xây dựng đường bê
tông, nhà sàn văn hóa, bàn ghế và một số thiết bị máy móc nhưng
chưa hoàn chỉnh. Nhiều thiết bị được đầu tư từ năm 2007 đến nay đã
bị hỏng hóc.
Trưởng bản Vàng Pheo cho biết là bản du lịch cộng đồng nhưng
chất lượng các dịch vụ ở đây chưa đáp ứng nhu cầu của du khách.
Đơn cử là chưa có sản phẩm du lịch văn hóa truyền thống đặc thù. Du
khách đến không biết mua gì làm vật kỷ niệm ngoài những bức ảnh tự
chụp. Thậm chí, nhà vệ sinh công cộng cũng chưa được xây dựng.
Hiện tại, việc giải quyết ăn uống, ngủ nghỉ tại chỗ theo nhu cầu của
khách rất khó. Nhiều đoàn muốn sống và trải nghiệm cuộc sống với
bà con dân tộc nhưng không gian và chất lượng chỗ ở vẫn chưa thể
đáp ứng được.
Những khó khăn của bản du lịch Vàng Pheo là khó khăn chung
của các bản du lịch trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Theo ngành Du lịch
Lai Châu, ngoài cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu thì hầu hết
người dân ở các bản du lịch cộng đồng cũng chưa được trau dồi các
25


×