Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỌC MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG QUỐC DỊCH RA TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.96 KB, 3 trang )

Đọc một số tác phẩm văn học đương đại Trung Quốc dịch ra
tiếng Việt
Hiện nay, các nhà văn đương đại Trung Quốc rất tự do trong việc chọn lựa đề tài, thể tài và
phương pháp sáng tác. Việc chuyển đổi nhanh chóng về quan niệm và nhận thức một thời gian đã
gây ra sự tranh luận gay gắt về lý luận, phê bình trên văn đàn Trung Quốc từ sau "Cách mạng văn
hóa" (1976) đến nay. Từ chỗ xa lạ với các khái niệm "văn học vết thương", "văn học tầm căn",
"văn học phản tư", "nhiệt văn học", "thơ mông lung" và "văn học ngoại lai" thì nay văn học Trung
Quốc chấp nhận nó và coi đó là sự phát triển tất yếu của văn học trong thời đại mới khi Trung
Quốc cải cách, mở cửa và đón nhận làn gió "toàn cầu hóa". Một thời gian văn học đương đại
Trung Quốc có ý kiến trái ngược về tác phẩm của Giả Bình Ao, Vương Sóc và gần đây là tác
phẩm của Mạc Ngôn, Vệ Tuệ. Có hai luồng ý kiến về hiện tượng các nhà văn này. Ý kiến thứ nhất
phê phán rất gay gắt các sáng tác của Giả Bình Ao, Vương Sóc, Mạc Ngôn và Vệ Tuệ. Ý kiến thứ
hai khẳng định, đề cao sự sáng tạo, khám phá và đặt vấn đề mới của các nhà văn thế hệ mới này.
Thời gian gần đây, Việt Nam dịch rất nhiều tác phẩm văn học đương đại Trung Quốc, nhất là các
tác phẩm đoạt giải thưởng văn học và được dư luận chú ý ở Trung Quốc. Nhiều tác phẩm đưa
đến cho độc giả Việt Nam cái nhìn mới về diện mạo mới của văn học đương đại Trung Quốc thời
kỳ cải cách, mở cửa. Bên cạnh đó, một số tác phẩm đương đại Trung Quốc làm cho người đọc
Việt Nam phân vân và không đồng tình với các vấn đề mà các nhà văn Trung Quốc nêu ra, trong
đó có vấn đề tính dục. Trước hết là tác phẩm Phế đô của Giả Bình Ao. Cũng như ở Trung Quốc,
độc giả Việt Nam cho rằng bên cạnh những trang viết rất thực, có giá trị phê phán xã hội, Phế đô
của Giả Bình Ao là một loại "dâm thư", một kiểu "Kim Bình Mai hiện đại", nghĩa là tác giả rơi vào
chủ nghĩa tự nhiên, có nhiều sa đà vào miêu tả sắc dục, gợi tình không lợi cho việc giáo dục thế
hệ trẻ. Hình tượng Trang Chí Diệp trong Phế đô làm người đọc dễ liên hệ đến nhân vật Tây Môn
Khánh dâm ô, chơi bời và đầy tội lỗi trong Kim Bình Mai của Tiếu Tiếu Sinh thời nhà Thanh cách
đây hàng trăm năm. Mục đích của Giả Bình Ao trong Phế đô không phải miêu tả sắc dục, tính dục
để kích thích sự tò mò của độc giả mà chủ tâm của tác giả rất rõ khi đặt bút viết Phế đô. Qua Phế
đô, Giả Bình Ao muốn so sánh, liên hệ về sự việc và con người hai thời đại cách xa nhau ở một
thành phố mà một thời là kinh đô của triều đại phong kiến Trung Quốc. Đó là kinh đô Trường An
thời nhà Đường và thành phố Tây An của nước Trung Hoa mới hôm nay. Tác giả muốn người đọc
hiểu rằng ở thành phố Tây An ngày nay có khác gì với kinh đô Trường An thời xưa. Vẫn còn
những kẻ đồi bại bất tài và những sự việc xấu xa, bỉ ổi như Trường An thời trước. Thành phố Tây


An ngày nay phải trong sạch, đẹp đẽ và khác xưa chứ không thể tồn tại mãi những con người và
sự việc xấu xa đó. Qua những miêu tả sắc dục, tính dục Phế đô rất giàu tính hiện thực của thời
đại. Qua Phế đô người đọc có thể thấy tác giả là người dũng cảm dám mổ xẻ "ung nhọt" thối rữa,
nhơ nhớp được che đậy rất kín trong xã hội mới.
Mạc Ngôn là nhà văn đuơng đại Trung Quốc có nhiều tác phẩm được dịch và được dư luận Việt
Nam chú ý nhiều nhất. Bên cạnh tác phẩm rất có giá trị được chuyển thể điện ảnh và nhận giải
thưởng cao là Cao lương đỏ và tác phẩm Đàn hương hình được giải thưởng Mao Thuẫn gần gây
(lần thứ 6 - 2003) một số tác phẩm của Mạc Ngôn nảy sinh nhiều ý đánh giá khác nhau ở Việt
Nam. Bên cạnh những ưu điểm về nội dung và nghệ thuật, tác phẩm của Mạc Ngôn rơi vào hiện
tượng sắc dục, tính dục, miêu tả nhiều về sự thèm khát xác thịt. Trong Cao lương đỏ Mạc Ngôn
không né tránh khi miêu tả "quan hệ" giữa cô gái trong trắng Cửu Nhi với người mình yêu là tướng
cướp Từ Chiêm Ngao. Qua việc miêu tả "quan hệ" này, tác giả muốn ca ngợi tình yêu hồn nhiên,
đích thực giữa Cửu Nhi và Từ Chiêm Ngao. Họ "cho nhau" vì yêu nhau và thực sự đã hy sinh vì
nhau. "Quan hệ" này rất thực làm cho người đọc chấp nhận. Trong Đàn hương hình Mạc Ngôn
miêu tả "quan hệ" có thể coi là bất chính giữa người phụ nữ đã có chồng là Tôn Mỵ Nương với
quan tri huyện Tiền Đinh. Từ cặp chân đẹp gợi cảm của phu nhân (vợ Tiền Đinh) đến việc miêu tả
tỉ mỉ sự thèm khát quan hệ tình dục với Tiền Đinh, Mạc Ngôn muốn tạo nên sự lôi cuốn người đọc.
Hình ảnh một Tôn Mỵ Nương mắc bệnh tương tư "quằn quại trong lửa dục", "giẫy giụa trong bể
tình" và đêm nào "cũng mơ thấy ông lớn và nàng có quan hệ xác thịt" là rất hiếm thấy trong các tác
phẩm văn Trung Quốc các thời kỳ trước đó. Miêu tả sự thèm muốn xác thịt đến mức bệnh hoạn
của Tôn Mỵ Nương là một cách lên án hiện thực xã hội của tác giả. Ở đây, người đọc có thể
thương cho Tôn Mỵ Nương hơn là giận trách cô ta.
Tác phẩm Báu vật của đời (nguyên văn là Phong nhũ phì đồn) của Mạc Ngôn làm cho độc giả Việt
Nam có ý kiến khác nhau. Ý kiến thứ nhất, có thể coi là đa số cho rằng Báu vật của đời của Mạc
Ngôn là một tác phẩm tốt có giá trị và nội dung nghệ thuật, khái quát chân thực và sinh động một
giai đoạn lịch sử xã hội khá dài của Trung Quốc từ hiện đại đến đương đại thông qua các thế hệ
trong gia đình của Thượng Quan. Ý kiến thứ hai tuy không nhiều cho rằng Báu vật của đời của
Mạc Ngôn có tính "khiêu dâm", nguyên nhân trước hết là tiêu đề của tác phẩm.
Nguyên tiêu đề của tác phẩm là Phong nhũ phì đồn, dịch ra tiếng Việt là "Mông to vú nẩy". Tiêu đề
tác phẩm quá "lộ liễu", gây cho độc giả hiểu lầm đây là tác phẩm "nhạy cảm", miêu tả tính dục,

khoái cảm xác thịt nhưng yếu tố gọi là "khiêu dâm" trong tác phẩm chỉ là một vài trang (trên gần
860 trang sách) tả sự thèm khát và dâm hoang quá mức của mụ Kim.
Về tiêu đề tác phẩm Phong nhũ phì đồn Mạc Ngôn giải thích: "Trên mặt chữ nghĩa thì có nghĩa là
mạnh khoẻ, bầu vú căng tròn và cặp mông núng nính, đó là cái thiêng liêng nhất, trang nghiêm
nhất của phụ nữ". Qua tiêu đề tác giả muốn "ca ngợi người mẹ, hay nói một cách khác là ca ngợi
người phụ nữ, ca ngợi khả năng sinh và dưỡng của họ. Mạc Ngôn nhấn mạnh "khía cạnh khác
của tên cuốn sách là muốn châm biếm xã hội". Còn tên gọi của cuốn sách muốn nói lên điều gì thì
Mạc Ngôn cho rằng "không biết nói thế nào" và tác giả "tin rằng độc giả còn sáng suốt hơn".
Mặc dù có những đoạn miêu tả sắc dục nhưng với hơn 80 vạn chữ Báu vật của đời của Mạc Ngôn
- như tác giả thừa nhận là "viên đá nặng nhất trong lâu đài văn học" của bản thân. Tác phẩm đã
"thể hiện đầy đủ cách nhìn của tác giả "đối với các vấn đề xưa như lịch sử, quê hương, cuộc
sống" (lời của Mạc Ngôn).
Các nhà văn thế hệ mới Trung Quốc mang đến cho văn học một diện mạo mới và phong cách
mới. Thế hệ nhà văn mới ít chú ý đến đề tài lịch sử, truyền thống và cách mạng như các thế hệ
nhà văn đi trước. Đề tài nổi bật trong các tác phẩm của họ là cuộc sống đương đại hôm nay với
những cảm quan và nhận thức mới tân tiến hơn.
Giới tính, tình yêu, lối sống và các quan hệ xã hội đan chéo là những đề tài phổ biến trong sáng
tác của các nhà văn thế hệ mới. Với "ý thức tự ngã", không thích nói đến những vấn đề khái quát,
trọng đại, các nhà văn thế hệ mới quan tâm đến những vấn đề gì họ nhận thức được, thấy được
và nghe được. Nhân vật trong tác phẩm của các nhà văn này thường là những con người hiện đại,
có lối sống và quan hệ tình cảm hiện đại. Những vấn đề này họ đặt ra và giải quyết hoàn toàn
khác với tác phẩm văn học mang "tính truyền thống" của các thập kỷ trước. Vệ Tuệ và tác phẩm
Điên cuồng như Vệ Tuệ là một trong những trường hợp như vậy.
Vệ Tuệ là một nhà văn nữ trẻ, sở trường về truyện ngắn. Đề tài truyện ngắn của Vệ Tuệ là cuộc
sống thường nhật, nhân vật không phải là "con người truyền thống" mà là "con người hiện đại" với
lối sống cuồng nhiệt, xô bồ, gấp gáp và tự buông thả mình. Phương pháp sáng tác truyện ngắn
của Vệ Tuệ mang phong cách Tây phương, không theo quy tắc truyền thống, như tác giả đã nói là
đeo đuổi cách viết văn hò hét vẻ đẹp tái sinh từ trong huyệt mộ và tâm trí luôn bị dày vò về những
vấn đề mang ý nghĩa nhân bản.
Điên cuồng như Vệ Tuệ gồm những câu chuyện mà đề tài khá "xa lạ" với người đọc Việt Nam, đó

là tình yêu bệnh hoạn, khoái cảm xác thịt, truy hoan điên cuồng và quan hệ đồng tính luyến ái xấu
xa. Nhân vật trong các truyện là "Tôi" (tức là tác giả), Tây da đen, da trắng, những kẻ say rượu lấy
việc làm tình làm trò tiêu khiển và thèm khát tình dục, hoan lạc đến quá mức. Nhân vật Tôi, Bì Bi,
Chu Dịch và Ngải Hạ đều là những người thác loạn, điên cuồng, chỉ biết sống về nhục dục mà
không hề có ước mơ, lối sống nào tốt đẹp hơn. Với gần 370 trang sách người đọc không bắt gặp
những con người tích cực, lương thiện trong tác phẩm. Bối cảnh, lối sống và hình ảnh những con
người thác loạn, điên cuồng, say xỉn, quan hệ tình dục mà tác giả miêu tả chỉ có thể thấy trong các
tác phẩm văn học phương Tây ở các thế kỷ trước chứ không thể là ở Trung Quốc hôm nay.
Nếu lấy con mắt và cảm giác của người đọc "truyền thống" trong xã hội "truyền thống" phương
Đông với các loại sách "truyền thống" từ trước đến nay thì không thể nào không bất bình trước
văn phong và cách miêu tả "kỳ kỳ" của Vệ Tuệ. Gạt bỏ những yếu tố dâm và tục đó, thì rõ ràng
Điên cuồng như Vệ Tuệ là một tác phẩm có giá trị hiện thực cao và tác giả là người mạnh dạn
dám mang đến cho người đọc một "món ăn", "lạ" và không hợp "khẩu vị" với phần lớn người đọc
Việt Nam hôm nay. Đọc những trang sách của Vệ Tuệ người đọc hiểu được tâm trạng và mục
đích của tác giả. Đúng như tác giả viết là "không cưỡng lại những cảm hứng điên cuồng, sùng bái
mọi dục vọng, tận tình giao lưu với mọi cuồng vui của cuộc đời bao gồm cao trào giới tính".
Trên đây là điểm qua những trang sách "màu vàng" có yếu tố tính dục trong một số tác phẩm văn
học đương đại Trung Quốc đã được dịch ra tiếng Việt, được độc giả Việt Nam đọc và bàn luận.
Có người coi đó là những trang sách bình thường, không có gì phải phê phán nhưng cũng có
không ít người tỏ ra khó chịu và bất bình, thậm chí có thái độ phẫn nộ. Nhưng dù "dâm" và "tục"
đến đâu thì các tác phẩm này rất hiện thực, phản ảnh chân thực, sinh động và không chút che đậy
cuộc sống xã hội Trung Quốc trong thời cải cách, mở cửa. Sau những trang sách "dâm" và "tục"
các nhà văn đương đại Trung Quốc dám mạnh dạn nêu lên nhiều vấn đề sâu sắc, lớn lao mà
nhiều người đọc phải tự suy nghĩ. Đó là vấn đề xã hội, sự băng hoại của lối sống, đạo đức, vấn đề
khát vọng tính dục của con người mà lâu nay văn học Trung Quốc bị "cấm" viết hay "né tránh" nó
thì nay trong tinh thần cởi mở, tự do và sáng tạo, các nhà văn đương đại Trung Quốc mạnh dạn
dám nghĩ và dám viết ra. Có lẽ người đọc Việt Nam nên "quen" dần dần với những trang văn như
vậy và coi đó là việc bình thường của sáng tác văn học.

×