Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

De TSL10 mon Ngu van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.66 KB, 4 trang )

SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
Năm học 2008 – 2009
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề
Câu1: (2 điểm)
Trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, tác giả đã xây
dựng được hai tình huống truyện đặc sắc, đó là tình huống nào? Nêu ý nghĩa của
những tình huống này.
Câu ..: (2 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
Gần miền có một mụ nào,
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh.
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”,
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
a/ Trong đoạn thơ trên câu thơ nào sử dụng cách dẫn trực tiếp?
b/ Nhận xét cách xưng hô của Mã Giám Sinh trong đoạn thơ trên!
c/ Lời nói của Mã Giám Sinh đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
Câu 3: (6 điểm)
Trong truyện ngắn “ Làng”, nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách sinh
động và tinh tế diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu
theo giặc.
Hãy phân tích truyện ngắn “Làng” của Kim Lân để làm rõ nhận xét trên.
Đ01V-09-TS10DT
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
Năm học 2008 – 2009
MÔN: NGỮ VĂN
Câu 1:
- Học sinh nêu được hai tình huống truyện:


+ Hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách, nhưng điều trớ trêu là bé Thu
không nhân cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại
phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản của truyện.
+ Ở khu căn cứ ông Sáu dồn hết tình yêu thương và mong nhớ con vào việc
làm chiếc lược ngà để tặng con , nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà
cho con gái.
- Ý nghĩa của tình huống truyện:
+ Tình huống thứ nhất: Bộc lộ mãnh liệt tình cảm của bé Thu với cha.
+ Tình huống thứ hai: Biểu lộ sâu sắc tình cảm của ông Sáu đối với con.
Cho điểm: Kể đúng mỗi tình huống cho 1,0 điểm, Nêu đúng ý nghĩa của tình
huống cho 0,5 điểm. Tuỳ vào mức độ làm bài của học sinh có thể cho đến 0,25
điểm.
Câu 2:
- Học sinh nêu đúng 2 câu thơ có sử dụng cách dẫn trực tiếp (0,5 điểm.)
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”,
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
- Nhận xét cách nói năng xưng hô của Mã Giám Sinh. (1 điểm)
Mã Giám Sinh xưng hô nói năng cộc lốc, mập mờ, không rõ ràng thể hiện
con người bất lich sự không đáng tin cậy.
- Mã Giám Sinh đã vi phạm phương châm lich sự (0,5 điểm)
Câu 3:
* Yêu cầu
a.1 Về nội dung : Bài làm cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau :
* Mở bài : Học sinh có thể mở bài theo những cách khác nhau nhưng cần giới
thiệu chung về tác giả tác phẩm.
+ Kim Lân sinh năm 1920 quê làng Phù Lưu tỉnh Bắc Ninh là nhà văn chuyên viết
truyện ngắn. Ông vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc về nông thôn và viết về làng quê
với cái nhìn tinh tế sắc sảo.
+ Truyện ngắn “Làng” viết thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp và được in
trên tạp chí văn nghệ năm 1948. Truyện phác hoạ chân dung người nông dân Việt

Nam yêu làng yêu nước.
* Thân bài :
HD01V-09-TS10DT
- Ông Hai là một người nông dân làng Chợ Dầu cùng vợ cùng con lên vùng tản
cư.
- Tâm trạng của ông Hai khi nhận được tin làng theo giặc .
+ Nhận được tin làng theo giặc ông quá nhục nhã và đau đớn “ Ông lặng người đi,
tưởng như không thở được… ”
+ Niềm tự hào của ông về làng bấy lâu nay bỗng chốc bị sụp đổ.
+ Những ngày sau đó ông suốt ngày nằm nhà nơm nớp lo sợ người ta bàn đến
chuyện làng Chợ Dầu theo giặc. Ông không dám đi đâu, không dám nói to…
+ Không biết trò chuyện cùng ai ông chỉ biết trò chuyện cùng cậu con trai út để
vơi nỗi lo âu, để minh oan cho ông.
+ Ông rơi vào tình trạng bế tắc về làng hay ở lại vùng tản cư. Ở lại thì người ta
xua đuổi về Làng là bỏ cụ Hồ, bỏ kháng chiến .
- Tâm trạng ông Hai khi nhận được tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc
mà kiên cường kháng chiến .
+ Mọi nỗi đau khổ trong ông tan biến .
+ Ông lại lật đật chạy khắp mọi nơi để cải chính: Làng Chợ Dầu không theo giặc.
Ông khoe cả việc nhà ông bị Tây đốt nhẵn .
Quả thật mọi niềm vui hay nỗi buồn hạnh phúc hay đau khổ của ông Hai đều
gắn với cái Làng Chợ Dầu quê ông.
- Tình yêu làng của ông Hai gắn liền với tình yêu nước và tình yêu kháng chiến.
- Kim Lân rất sâu sắc và tinh tế khi khắc hoạ nhân vật ông Hai.
+ Cách dùng từ đặt câu giản dị gần gũi với người nông dân nhưng vẫn chọn lọc
đặc sắc.
+ Đặc biệt tác giả thành công khi biểu hiện tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ độc
thoại, độc thoại nội tâm…
+ Tình huống truyện cũng được xây dựng rất linh hoạt và tinh tế .
* Kết bài:

- Nếu tình yêu Làng của ông Hai là cơ sở của tình yêu nước thì tình yêu nước là
yếu tố bao bọc tình yêu Làng.
- Xây dựng hình tượng người nông dân Việt Nam yêu làng yêu nước chân thực
giản dị như thế “ Làng ” xứng đáng là một trong những truyện ngắn hay nhất của
văn học Việt Nam sau năm 1945.
a.2 Về hình thức kĩ năng:
- Có bố cục chặt chẽ.
- Lập luận phân tích rõ ràng, mạch lạc. Lí lẽ phân tích có dẫn chứng minh hoạ.
- Văn viết trong sáng, có cảm xúc.
- Diễn đạt lưu loát.
b. Cách cho điểm :
- Bài làm đảm bảo tốt các yêu cầu về nội dung. Văn viết trong sáng có cảm xúc.
Bố cục chặt chẽ, diễn đạt tốt, trình bày đẹp, có thể còn một vài sai sót nhỏ cho 4,5
đến 5 điểm.
- Bài làm đáp ứng 2/3 yêu cầu về nội dung, diễn đạt tương đối tốt có thể đôi chỗ
còn lỗi về diễn đạt, trình bầy (Dùng từ, đặt câu, chính tả…) cho 3 - 4
- Bài làm đáp ứng 1/2 yêu cầu về nội dung còn mắc lỗi về diễn đạt, trình bầy
cho 2-2,5 điểm.
- Bài làm quá sơ sài , diễn đạt còn nhiều lỗi về diễn đạt, trình bầy ( Dùng từ, đặt
câu, chính tả...) cho 1 điểm
- Bài làm sai lạc hoàn toàn cho 0 điểm ./.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×