Đề KSCL THPT Khoái Châu - Hưng Yên - Lần 1 - Năm 2018
I. Nhận biết
Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một hỗn hợp gồm các axit cacboxylic đơn chức cần vừa đủ V lít O 2
(ở đktc), thu được 0,45 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là
A. 8,96.
B. 13,44.
C. 6,72.
D. 11,20.
Câu 2. Số oxi hóa cao nhất của cacbon thể hiện ở hợp chất nào sau đây?
A. CaC2.
B. CH4.
C. CO.
D. CO2.
Câu 3. Công thức chung este no, đơn chức, mạch hở là:
A. CnH2nO2
B. CnH2n+2O2
C. CnH2nO
D. CnH2n+2O
Câu 4. Dung dịch chất nào vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?
A. Na2CO3.
B. (NH4)2CO3.
C. NaCl.
D. H2SO4.
Câu 5. Một mẫu nước mưa có pH = 4,82. Môi trường của mẫu nước đó là:
A. trung tính.
B. bazơ.
C. axit.
D. không xác định được.
Câu 6. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?
A. Etylamin.
B. axit glutamic.
C. Alanin.
D. Anilin.
Câu 7. Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong
vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra
hiệu ứng nhà kính?
A. CO2.
B. N2.
C. H2.
D. O2
II. Thông hiểu
Câu 8. Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với
axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thủy phân trong dung
dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozo là:
A. (2), (3), (4) và (5).
B. (1), (2), (3) và (6).
C. (1), (3), (4) và (6).
D. (1), (3), (4) và (5).
Câu 9. Tiến hành lên men rượu 180 gam glucozo với hiệu suất 80% thì thu được a gam ancol etylic. Oxi
hóa 0,1 a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm thì thu được hỗn hợp X. Để trung hòa hỗn
hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất của quá trình lên men giấm là:
A. 10%.
B. 80%.
C. 90%.
D. 20%.
Câu 10. Cho các chất: (X1) C6H5NH2; (X2) CH3NH2; (X3) H2NCH2COOH; (X4)
HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH; (X5) H2NCH2CH2CH2CH2CH(NH2)COOH.
Dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh?
A. X1, X2.
B. X2, X4.
C. X2, X3.
D. X2, X5.
Câu 11. Nguyên tắc chung của phép phân tích định tính các hợp chất hữu cơ là
A. chuyển hóa các nguyên tố C, H, N thành các chất vô cơ đơn giản, dễ nhận biết.
B. đốt cháy chất hữu cơ đẻ tìm cacbon dưới dạng muội đen.
C. đốt cháy chất hữu cơ để tìm nitơ do có mùi khét tóc cháy.
D. đốt cháy chất hữu cơ để tìm hiđro dưới dạng hơi nước.
Câu 12. Dẫn luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp Al2O3, CuO, CaO, Fe2O3 (nung nóng). Sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm
A. Al, Fe, Cu, Ca.
B. Al2O3, Fe2O3, Cu, CaO.
C. Al2O3 Cu, Ca, Fe.
D. Al2O3, Cu, CaO, Fe.
Câu 13. Cho 26,4 gam hỗn hợp hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch
NaOH vừa đủ, thu được dung dịch X chứa 28,8 gam hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Đun Y với dung
dịch H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được chất hữu cơ Z có tỉ khối hơi so với Y bằng 0,7. Biết các
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 9,6.
B. 6,4.
C. 6,0.
D. 4,6.
Câu 14. Một este đơn chức X có tỉ khối so với H 2 bằng 50. Khi thủy phân X trong môi trường kiềm tạo ra
các sản phẩm đều không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương, số đồng phân X thỏa mãn là
A. 6
B. 7
C. 4
D. 5
Câu 15. Hỗn hợp X gồm ankađien (Y) và ankin (Z) có số mol bằng nhau. Cho x mol hỗn hợp X lội qua
dung dịch brom (dư), số mol brom tham gia phản ứng là
A. 3x.
B. 1,5x.
C. x.
D. 2x.
Câu 16. Số đồng phân cấu tạo có công thức phân tử là C 8H10O, chứa vòng benzen, tác dụng được với Na,
không tác dụng với dung dịch NaOH là
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 17. Xà phòng hóa hoàn toàn một trieste X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol và 83,4 g
muối của một axit béo no Y. Chất Y là:
A. axit linoleic.
B. axit oleic.
C. axit stearic.
D. axit panmitic.
Câu 18. Cho ancol A có cấu tạo là
Tên gọi của A là
A. 4-metylpentan-2-ol.
B. 2-metylpentan-l-ol.
C. 4-metylpentan-l-ol. D. 3-metylpentan-2-ol.
Câu 19. Các chất trong dãy nào sau đây đều tạo kết tủa khi cho tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong NH3
dư, đun nóng?
A. Glucozo, đimetylaxetilen, anđehit axetic.
B. Vinylaxetilen, glucozo, anđehit axetic.
C. Vinylaxetilen, glucozo, axit propionic.
D. Vinylaxetilen, glucozo, đimetylaxetilen.
Câu 20. Chia dung dịch H3PO4 thành 3 phần bằng nhau: Phần I được trung hòa vừa đủ bằng đủ bằng đủ
bởi 300 ml dung dịch NaOH 1M. Trộn phần II với phần III rồi cho tiếp vào một lượng dư dung dịch
NaOH như đã dùng ở phần một, cô cạn thu được m gam muối. Giá trị m là:
A. 16,4 gam.
B. 27,2 gam.
C. 26,2 gam.
D. 24,0 gam.
Câu 21. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X. Cho X
phản ứng với khí H2 (xúc tác Ni, t°), thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là:
A. glucozo, saccarozo.
B. glucozo, fructozo.
C. glucozo, etanol.
D. glucozo, sobitol.
Câu 22. Hỗn hợp M gồm một anken và hai amin no, đơn chức, mạch hở X, Y là đồng đẳng kế tiếp (cho
MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng 4,536 lít khí oxi (đktc) thu được nước, nitơ và 2,24
lít khí cacbonic (đktc). Chất Y là
A. etyl amin.
B. propyl amin.
C. butyl amin.
D. etylmetyl amin.
Câu 23. Khi cho hỗn hợp A gồm butilen và buta-l,3-đien tác dụng khí hiđro dư ở nhiệt độ cao, có ni ken
làm xúc tác thì thu được
A. butilen và butan.
B. butan.
C. buta-l,3-đien.
D. butilen.
Câu 24. Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit (một chất béo) X cần vừa đủ 3,26 mol khí oxi, thu được 2,28
mol khí cacbonic và 39,6 gam nước. Mặt khác thủy phân hoàn toàn gam X trên trong dung dịch NaOH dư
thì thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là:
A. 40,40.
B. 31,92.
C. 36,72.
D. 35,60.
Câu 25. Nguyên nhân gây nên tính bazơ của amin là
A. do nguyên tử N có độ âm lớn nên cặp electron chung của nguyên tử N và H bị hút về phía N.
B. do amin tan nhiều trong nước.
C. do phân tử amin bị phân cực mạnh.
D. do nguyên tử N còn cặp electron tự do nên phân tử amin có thể nhận proton.
Câu 26. Dãy các chất nào sau đây đều phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?
A. Glucozơ, glixerol và metyl axetat.
B. Etylen glicol, glixerol và ancol etylic.
C. Glixerol, glucozơ và etyl axetat.
D. Glucozo, glixerol và saccarozơ.
Câu 27. Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)3 trong không khí thì thu được:
A. Fe3O4, NO2 và O2.
B. Fe, NO2 và O2.
C. Fe2O3, NO2 và O2.
D. Fe(NO2)2 và O2
Câu 28. Để phản ứng vừa đủ với 25 gam dung dịch một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100
ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là:
A. C2H7N.
B. C3H7N.
C. CH5N.
D. C3H5N.
Câu 29. Cho một mẩu natri vào ống nghiệm đựng phenol nóng chảy, thấy
A. sủi bọt khí.
B. màu hồng xuất hiện.
C. thoát khí màu vàng. D. có kết tủa trắng.
Câu 30. Phản ứng nào sau chứng minh HNO3 có tính axit?
A. HNO3 + KI → KNO3 + I2 + NO + H2O.
B. HNO3 + Fe(OH)2 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O.
C. HNO3 + NH3 →NH4NO3.
D. HNO3 + FeO → Fe(NO3)3 + NO + H2O.
Câu 31. Thứ tự tính bazơ tăng dần của CH3NH2; CH3NHCH3, C6H5NH2 và NH3 là
A. CH3NH2 < CH3NHCH3 < NH3 < C6H5NH2
B. CH3NH2 < NH3 < CH3NHCH3 < C6H5NH2
C. C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < CH3NHCH3
D. C6H5NH2 < CH3NHCH3 < NH3 < CH3NH2
Câu 32. Cho Ag tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng, nóng tạo ra khí A không màu, hóa nâu ngoài không
khí. Cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng tạo ra khí B màu nâu đỏ. A và B lần lượt là:
A. N2 và NO
B. NO và N2O
C. NO và NO2
D. NO2 và NO
Câu 33. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất béo là este của glixerol và axit cacboxylic mạch cacbon dài, không phân nhánh.
B. Chất béo không tan trong nước.
C. Dầu ăn và dầu bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
D. Chất béo là thức ăn quan trọng của con người.
Câu 34. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Metylamin là chất khí có mùi khai, tương tự như amoniac.
B. Etylamin dễ tan trong nước do có tạo liên kết hidro với nước.
C. Phenol tan trong nước vì có tạo liên kết hidro với nước.
D. Nhiệt độ sôi của ancol cao hơn so với hiđrocacbon có phân tử khối tương đương do có liên kết
hidro giữa các phân tử ancol.
Câu 35. Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình nhiên kế rồi thực hiện phản ứng tổng hợp amoniac thu được
hỗn hợp khí có thể tích 16,4 lít. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH 3 là (giả thiết các khí đo ở cùng điều
kiện)
A. 80%.
B. 50%.
C. 20%.
D. 30%.
III. Vận dụng
Câu 36. Cho các phát biểu sau:
(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozo tạo ra axit gluconic.
(b) Ở điều kiện thường, glucozo và saccarozo đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.
(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất to nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói.
(d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α-1,4-glicozit.
(e) Saccarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.
(g) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozo được dùng để pha chế thuốc.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 2
C. 4.
D. 5.
Câu 37. Cho 22,72 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe 2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO 3 loãng,
dư thu được V lít khí NO (duy nhất ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 77,44 gam
muối khan. Giá trị của V là:
A. 2,688 lít.
B. 5,600 lít.
C. 4,480 lít.
D. 2,240 lít.
Câu 38. Đổ dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CuSO4, NaOH, NaHSO4, K2CO3, Ca(OH)2,
H2SO4, HNO3, MgCl2, HCl, Ca(NO3)2. Số trường hợp tạo thành kết tủa là:
A. 9.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Câu 39. Cho một pentapeptit (A) thỏa điều kiện: khi thủy phân hoàn toàn 1 mol A thì thu được các αamino axit gồm: 3 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol valin. Mặt khác khi thủy phân không hoàn toàn peptit
A, ngoài thu được các a-amino axit thì còn thu được 2 đipeptit là Ala-Gly; Gly-Ala và 1 tripeptit là GlyGly-Val. Công thức cấu tạo của A là
A. Ala-Gly-Gly-Gly-Val.
B. Gly-Ala-Gly-Gly-Val.
C. Gly-Gly-Ala-Gly-Val.
D. Gly-Ala-Gly-Val-Gly.
Câu 40. Cho các chất sau đây: (1) CH 3COOH, (2) C2H5OH, (3) C2H2, (4) CH3COONa, (5)
HCOOCH=CH2, (6) CH3COONH4, (7) C2H4. Dãy gồm các chất đều được tạo ra từ CH 3CHO bằng một
phương trình hóa học là
A. (1), (2), (6), (7).
B. (1), (2), (3), (6).
C. (2), (3), (5), (7).
D. (1), (2), (4), (6).
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Chọn đáp án A
Vì hỗn hợp gồm các axit cacboxylic đơn chức ⇒ ∑nCOOH = 0,15 mol.
Bảo toàn nguyên tố oxi ta có VO2 =
( 0, 45 × 2 + 0, 2 − 0,15 × 2 ) × 22, 4
2
= 8,96 ⇒ Chọn A
Câu 2. Chọn đáp án D
Trong 4 đáp án thì số oxi hóa cao nhất là +4
của cacbon thể hiện ở phân tử CO2⇒ Chọn D
Câu 3. Chọn đáp án A
Este no đơn chức mạch hở (k=1) có công thức chung là CnH2nO2 ⇒ Chọn A
Câu 4. Chọn đáp án B
(NH4)2CO3 vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH
(NH4)2CO3 + 2HCl → 2NH4Cl + CO2 + H2O
(NH4)2CO3 + 2Na2CO3 → Na2CO3 + 2NH2 + 2H2O.
⇒ Chọn B
Câu 5. Chọn đáp án C
pH = 4,82 < 7 ⇒ mẫu nước mưa có môi trường axit ⇒ Chọn C
Câu 6. Chọn đáp án A
+ Nhóm phenyl của anilin làm giảm mật độ electron ở nguyên tử nitơ
⇒ Giảm lực bazơ của anilin ⇒ Anilin không làm đổi màu quỳ tím.
+ Etylamin có nhóm ankyl làm tăng mật độ electron ở nguyên tử nitơ ⇒ tăng lực bazơ.
⇒ Chọn A
Câu 7. Chọn đáp án A
Hiện tượng hiệu ứng nhà kính ngoài CO2 còn do SO2, NO2, ...
Nhưng phổ biến và chiếm số lượng lớn nhất vẫn là CO2 ⇒ Chọn A
Câu 8. Chọn đáp án C
+ Xenlulozo không tan trong nước ⇒ Loại A và B.
+ Xenlulozo không tham gia phản ứng tráng bạc ⇒ Loại D ⇒ Chọn C
Câu 9. Chọn đáp án C
+ Ta có nGlucozo = 1 mol ⇒ nC2H5OH = 1×2×0,8 = 1,6 mol
+ Oxi hóa 0,1 a gam C2H5OH ⇒ nC2H5OH = 1,6 ÷ 10 = 0,16 mol
⇒H=
0,144.100
×100% = 90% ⇒ Chọn C
0,16
Câu 10. Chọn đáp án D
(X1) C6H5NH2 Anilin có tính bazo rất yếu nên dung dịch của nó k thể làm xanh quỳ tím được ⇒ Loại
X1
(X2) CH3NH2 Mrtyl amin có tính bazo mạnh hơn NH3 ⇒ Chọn X2
(X3) H2NCH2COOH Glyxin có số nhóm –NH2 và –COOH bằng nhau ⇒ pH ~ 7 ⇒ Loại X3
(X4) HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH Axit Glutamic (Glu) có 2 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH 2 ⇒ dd
của nó làm quỳ hóa hồng ⇒ Loại X4
(X5) H2NCH2CH2CH2CH2CH(NH2)COOH Lysin có 1 nhóm –COOH và 2 nhóm –NH2 ⇒ dd của nó
làm quỳ hóa xanh ⇒ Chọn X5 ⇒ Chọn D
Câu 11. Chọn đáp án A
Nguyên tắc chung của phép phân tích định tính đó là chuyển các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ
thành các chất vô cơ đơn giản rồi nhận biết chúng bằng các phản ứng đặc trưng ⇒ Chọn A
Câu 12. Chọn đáp án D
+ CO chỉ khử được các oxit sau nhôm.
⇒ Chất rắn gồm Al2O3, Cu, CaO, Fe ⇒ Chọn D
Câu 13. Chọn đáp án C
MZ ÷ MY = 0,7 ⇒ MZ < MY ⇒ Z là anken.
⇒ MZ = MY - 18 ⇒
M Y − 19
= 0,7 ⇒ MY = 60 ⇔ C3H7OH
MY
⇒ Hỗn hợp ban đầu có nC3H7COOH = a mol và nHCOOC3H7 = b
a + b = 0, 03
a = 0, 2
⇒
⇒
110a + 68b = 28,8 b = 0,1
⇒ mC3H7OH = 0,1×60 = 6 gam ⇒ Chọn D
Câu 14. Chọn đáp án B
+ CTPT của este X là C5H8O2 (k=2)
+ Số đồng phân thỏa mãn yêu cầu đề bài là:
(1) CH3COO–CH2–CH=CH2
(2) CH2=CH–CH2COO–CH3
(3) CH3–CH=CHCOO–CH3 (+1 ĐPHH)
(4) CH3COO–C(CH3)=CH2
(5) CH2=C(CH3)COO–CH3
(6) CH2=CHCOO–C2H5
⇒ Chọn B
Câu 15. Chọn đáp án D
Ankađien (Y) và ankin (Z) đều có 2 π ⇒ Đều cộng Br2 tỉ lệ 1:2
Mà nhỗn hợp = x ⇒ nBr2 pứ = 2x ⇒ Chọn D
Câu 16. Chọn đáp án D
Câu 17. Chọn đáp án D
Ta có nNaOH = 3nGlixerol = 0,3 mol || nTrieste = nGlixerol = 0,1 mol
⇒ nMuối = 0,3 mol ⇒ 83,4 ÷ 0,3 = 278
⇒ MAxit béo = 278 – 22 = 256 ≡ MAxit panmitic
⇒ Chọn D
Câu 18. Chọn đáp án C
Đánh số thứ tự gần nhóm OH hơn
⇒ Ancol A tên là 4-metylpentan-1-ol ⇒ Chọn C
Câu 19. Chọn đáp án B
Để tạo kết tủa với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng cần có nhóm –CHO và chất có nối ba
đầu mạch.
+ Đimetylaxetilen CH3–C≡C–CH3 ⇒ Loại A và D.
+ Axit propionic CH3CH2COOH ⇒ Loại C. ⇒ Loại B
Câu 20. Chọn đáp án C
+ Ta có nH3PO4 p1 = nNaOH ÷ 3 = 0,1
⇒ nH3PO4 p1 + p2 = 0,1×2 = 0,2 mol
Ta có: 0,2 mol H3PO4 + 0,3 mol NaOH → mMuối + mH2O
nH2O = nOH/NaOH = 0,3 mol ⇒ mH2O = 5,4 gam
BTKL ⇒ mMuối = 0,2×98 + 0,3×40 – 5,4 = 26,2 gam ⇒ Chọn D
Câu 21. Chọn đáp án D
+ Vì tinh bột được tạo ra từ các α glucozo.
⇒ Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozo.
+ Phản ứng lên men rượu: CH2OH[CHOH]4CHO + H2 → CH2OH[CHOH]4CH2OH
⇒ Chọn D
Câu 22. Chọn đáp án A
Ta có nO2 = 0,2025 mol || nCO2 = 0,1 mol.
Bảo toàn oxi ⇒ nH2O = 0,205 mol.
⇒ nhh amin = (0,205 – 0,1) ÷ 1,5 = 0,07 mol.
⇒ Ctrung bình = 0,1 ÷ 0,07 = 1,43 ⇒ Y là etyl amin.
⇒ Chọn A
Câu 23. Chọn đáp án B
+ Vì butilen và buta-1,3 đều có mạch cacbon không phân nhánh
⇒ cộng hợp H2 dư với xúc tác niken ⇒ no ⇒ Butan ⇒ Chọn B
Câu 24. Chọn đáp án C
Ta có nCO2 = nC = 2,28 mol || nH = 2nH2O = 4,4 mol.
⇒ nC:nH = 55:110 ⇒ X là tristearin ⇒ ntristearin = 2,28 ÷ 57 = 0,04 mol
⇒ mC17H35COONa = 0,04×3×306 = 36,72 gam ⇒ Chọn C
Câu 25. Chọn đáp án D
Nguyên nhân gây nên tính bazơ của amin là do nguyên tử nitơ còn cặp electron tự do nên phân tử
amin có thể nhận proton ⇒ Chọn D
Câu 26. Chọn đáp án D
+ Loại đáp án A vì có metyl axetat.
+ Loại B vì có ancol etylic.
+ Loại C vì có etyl axetat.
+ Glucozơ, glixerol và saccarozơ đều nhiều nhóm –OH kề nhau ⇒ hòa tan Cu(OH)2.
⇒ Chọn D
Câu 27. Chọn đáp án C
Phản ứng 4Fe(NO3)3 → 2Fe2O3 + 12NO2 + 3O2 ⇒ Chọn C
+ to Fe(NO3)2 trong môi trường có O2 hay không vẫn thu được sản phẩm như trên.
Câu 28. Chọn đáp án C
+ nHCl = nAmin đơn chức = 0,1 mol || mAmin = 3,1 gam.
⇒ MAmin = 3,1 ÷ 0,1 = 31 ⇒ CH3NH2 ⇒ CTPT là CH5N ⇒ Chọn C
Câu 29. Chọn đáp án A
C6H5OH + Na → C6H5ONa + ½H2 ⇒ có khí thoát ra ⇒ Chọn A
Câu 30. Chọn đáp án C
+ Phản ứng thuộc đáp án A B D HNO3 thể hiện tính oxi hóa.
+ Phản ứng thuộc đáp án C thì HNO3 đã thường proton ⇒ HNO3 thể hiện tính axit ⇒ Chọn D
Câu 31. Chọn đáp án C
+ Trong 4 chất thì anilin có tính bazo yếu nhất ⇒ Loại A và B.
+ Độ mạnh của nhóm đẩy e 2(–CH3) > 1(–CH3)
⇒ Tính bazo NH3 < CH3NH2 < CH3NHCH3 ⇒ Chọn C
Câu 32. Chọn đáp án C
+ Khí A không màu, hóa nâu ngoài không khí ⇒ A là NO
+ Khí B màu nâu đỏ ⇒ B là NO2 ⇒ Chọn C
Câu 33. Chọn đáp án C
+ Dầu ăn là chất béo nên thành phần nguyên tố gồm C, H và O.
+ Dầu bôi trơn thành phần gồm các CxHy cao phân tử gồm C và H. ⇒ Chọn C
Câu 34. Chọn đáp án C
Phenol là chất rắn ở điều kiện thường và tan ít trong nước ⇒ Chọn C.
Câu 35. Chọn đáp án C
Ta có phản ứng 1N2 + 3H2 ⇌ 2NH3
Hiệu suất tính theo N2 vì:
nN2 pứ =
n N2
1
<
n H2
3
.
4 + 14 − 16, 4
0,8 × 100
= 0,8 mol ⇒ Hpứ =
= 20% ⇒ Chọn C
1+ 3 − 2
4
Câu 36. Chọn đáp án A
(a) Tạo ra gluconic.
(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo.
(d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α–1,4–glicozit.
⇒ Chọn A
Câu 37. Chọn đáp án A
+ mFe + mO = 22,72 || nFe = nFe(NO3)3 = 0,32 mol.
⇒ nO = (22,72 – 0,32×56) ÷ 16 = 0,3 mol
Bảo toàn e ⇒ nNO = (3nFe – 2nO) ÷ 3 = 0,12 mol.
⇒ VNO = 2,688 lít ⇒ Chọn A
Câu 38. Chọn đáp án B
Trường hợp có kết tủa là:
CuSO4, NaOH, NaHSO4, K2CO3, Ca(OH)2, H2SO4
⇒ Chọn B
Câu 39. Chọn đáp án B
nPeptit = 1 và ∑nAmino axit = 5 ⇒ Penta peptit.
Thủy phân không hoàn toàn peptit A thu được tri peptit Gly–Gly–Val ⇒ Loại C và D.
Ngoài ra còn có đi peptit là Gly–Ala ⇒ Loại A ⇒ Chọn B
Câu 40. Chọn đáp án C
(2) C2H5OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O
(3) C2H2 + H2O → CH3CHO (Xúc tác HgSO4, H2SO4 80oC)
(5) HCOOCH=CH2 + NaOH → HCOONa + CH3CHO
(7) C2H4 + ½O2 → CH3CHO (Xúc tác PdCl2)
⇒ Chọn C