Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.96 KB, 1 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM
Điều 1: Dụng cụ, máy móc, mô hình, tranh ảnh, hóa chất… phải sắp xếp theo từng môn, từng loại, theo nguyên
tắc khoa học, dễ thấy, dễ lấy
Điều 2: Các hóa chất phải để trong phòng riêng hoặc tủ riêng, tuyệt đối không xếp chung với các dụng cụ máy
móc khác. Chai lọ đựng hóa chất nhất thiết phải có nhãn. Những hóa chất độc hại, dễ nổ, dễ cháy, đắt tiền phải
có tủ khóa riêng. Máy móc, dụng cụ kỹ thuật cần có lý lịch hoặc thuyết minh kèm theo
Điều 3: Phòng thí nghiệm và kho chứa đồ dùng dạy học phải có đủ phương tiện phòng và chữa cháy, các
phương tiện chống ẩm, bụi, chuột, gián, mối. Phải thường xuyên lau chùi, phơi hoặc sấy, bôi dầu mỡ cho vận
hành theo đúng tính năng và đặc điểm của mỗi loại thiết bị, dụng cụ.
Điều 4: Phòng thí nghiệm và kho chứa phải có các sổ sách, hồ sơ như sau: Sổ tài sản thiết bị dạy học, sổ danh
mục đồ dùng dạy học tự làm, sổ theo dõi việc sử dụng thiết bị dạy học, sổ nhật ký của phòng, tập lưu trữ hóa
đơn, biên bản các đợt kiểm kê và các loại giấy tờ khác
Điều 5: Khi mang dụng cụ máy móc ra khỏi phòng thí nghiệm hoặc kho chứa ( trong phạm vi nhà trường) phải
được phép của người phụ trách phòng hoặc kho. Nếu đưa ra ngoài trường nhất thiết phải có sự đồng ý của hiệu
trưởng. Không dùng phòng thí nghiệm và phòng kho chứa làm nơi hội họp hoặc tiến hành các sinh hoạt khác
ngoài chức năng, nhiệm vụ của phòng và kho. Không hút thuốc, ăn uống trong phòng và kho.
Điều 6: Dụng cụ, máy mọc… dùng xong phải lau hoặc rửa sạch sẽ, trả lại đầy đủ và sắp xếp theo đúng trật tự
ban đầu.
Điều 7: Học sinh làm việc trong phòng thí nghiệm phải có chỗ ngồi quy định. Không được tùy tiện di chuyển
đồ đạc, dụng cụ, máy móc trong phòng. Trước khi làm thí nghiệm phải nắm vững mục đích yêu cầu, nguyên tắc
cấu tạo và cách sử dụng từng dụng cụ, máy móc. Thực hiện nguyên tắc chưa nắm vững lý thuyết, chưa thực
hành. Cần bám sát yêu cầu thí nghiệm thực hành. Nghiêm túc ghi chép số liệu, kết quả cân, đo… và hoàn thành
bản tường trình hoặc báo cáo kết quả ngay trong buổi thực hành ấy. Các bản báo cáo này cần được đánh giá và
ghi vào kết quả học tập của học sinh. Triệt để tiết kiệm vật tư, hóa chât…
Điều 8: Học sinh chỉ được làm những bài thực hành do giáo viên quy định. Những thí nghiệm gây độc hại,
nguy hiểm phải có giáo viên hoặc cán bộ thí nghiệm trực tiếp hướng dẫn. Cần có các phương tiện bảo hộ lao
động như: áo choàng, găng tay, kính che mắt…
Điều 9: Phòng thí nghiệm phải có kế hoạch sử dụng hàng tuần, hàng ngày. Cán bộ giáo viên muốn vào làm việc


hoặc mượn dụng cụ, máy móc cần phải có phiếu báo trước.
Điều 10: Mọi thành viên trong nhà trường đều có trách nhiệm bảo vệ phòng thí nghiệm và kho chứa dụng cụ,
máy móc, về việc điều hành mọi hoạt động của phòng thí nghiệm.
Điều 11: Khi có tai nạn xảy ra cần bình tĩnh làm theo sự hướng dẫn của giáo viên phụ trách. Khi có mất mát, hư
hỏng cần lập biên bản kịp thời và báo cáo lên cấp trên. Nếu vì thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc làm trái nguyên
tắc kỹ thuật để mất mát, hư hỏng dụng cụ, máy móc thì tùy theo mức độ thiệt hại mà bị phê bình cảnh cáo, bồi
thường hoặc kỷ luật thích đáng. Nếu làm tốt sẽ được tuyên dương khen thưởng.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×