Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất tôm thẻ chân trắng thâm canh trên địa bàn huyện ba tri, tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.2 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHẠM VĂN LÀNH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Đồng Nai, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHẠM VĂN LÀNH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.62.01.15



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
TS. TRẦN THỊ THU HÀ
Đồng Nai, 2015



i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Phạm Văn Lành


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn văn này, ngoài sự cố gắng trong quá trình học
tập nghiên cứu vả tích lũy kinh nghiệm của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự
giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trƣờng.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô
giáo – TS. Trần Thị Thu Hà, Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã tận tình hƣớng

dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin đƣợc cảm ơn đến tất cả thầy cô Trƣờng Đại học Lâm nghiệp,
phòng đào tạo sau Đại học, các thầy cô đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi
hoàn thành khóa học.
Có đƣợc kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến công
lao và sự giúp đỡ quý báu của các anh, chị trong Uỷ ban huyện Ba Tri; Phòng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ba Tri; Uỷ ban nhân dân xã Tân
Xuân, An Thủy và Vĩnh An; Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Bến Tre và tất cả
những hộ nông dân đã cung cấp số liệu, tƣ liệu khách quan và chính xác giúp
tôi đƣa ra những nhận định đúng đắn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những ngƣời thân
trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luông động viên, đóng góp ý kiến
quý báu tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần giúp tôi học tập và hoàn
thành luận văn này.
Bến Tre, tháng 5 năm 2016
Ngƣời viết

Phạm Văn Lành


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ......................................................... viii

MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 4
2.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................... 4
2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................ 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 5
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................... 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 5
4. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 5
5. Kết cấu luận văn ............................................................................................. 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................... 7
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất nông nghiệp và sản xuất thủy sản ....... 7
1.1.1. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp .................................................... 7
1.1.2. Tăng trƣởng và phát triển trong sản xuất nông nghiệp .............. 15
1.1.3. Hiệu quả sản xuất thủy sản ........................................................ 17
1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất tôm thẻ chân trắng thâm canh ........... 21
1.2.1. Kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam về sản
xuất tôm thẻ chân trắng .................................................................................... 21


iv

1.2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ........................................... 25
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 28
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hôi của huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre........ 28
2.1.1. Một số đặc điểm cơ bản của tỉnh Bến Tre ................................. 28
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên của huyện Ba Tri ......................................... 30
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Ba Tri .............................. 33
2.1.4. Đánh giá chung về các đặc điểm ảnh hƣởng đến sản xuất thủy

sản……............................................................................................................. 36
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 38
2.2.1.Phƣơng pháp tiếp cận và khung phân tích .................................. 38
2.2.2. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu ......................................... 40
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu..................................................... 40
2.2.4. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu ..................................... 41
2.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn ............................ 43
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 46
3.1. Thực trạng sản xuất tôm thẻ chân trắng thâm canh trên địa bàn huyện Ba
Tri

.............................................................................................................. 46
3.1.1.Tình hình chung về phát triển sản xuất tôm thẻ chân trắng thâm

canh tại tỉnh Bến Tre ........................................................................................ 46
3.1.2. Thực trạng sản xuất tôm thẻ chân trắng thâm canh trên địa bàn
huyện Ba Tri ..................................................................................................... 51
3.1.3. Thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại các xã điều
tra….. .............................................................................................................. 54
3.2.Phân tích hiệu quả sản xuất tôm thẻ chân trắng thâm canh trên địa bàn
huyện Ba Tri ..................................................................................................... 64
3.2.1. Chi phí sản xuất ......................................................................... 64


v

3.2.2. Tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận ................................ 66
3.2.3. Phân tích các chỉ số hiệu quả sản xuất ....................................... 67
3.2.4. Gía trị gia tăng của mô hình sản xuất tôm thẻ chân trắng.............. 67
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất tôm thẻ chân

trắng trên địa bàn huyện Ba Tr ......................................................................... 69
3.4. Thuận lợi, khó khăn và những vấn đề phát sinh trong sản xuất tôm thẻ
chân trắng thâm canh ....................................................................................... 77
3.4.1.Thuận lợi ..................................................................................... 77
3.4.2. Khó khăn .................................................................................... 77
3.5. Định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất tôm thẻ chân trắng
thâm canh trên địa bàn huyện Ba Tri ............................................................... 78
3.5.1. Căn cứ đề xuất............................................................................ 78
3.5.2. Định hƣớng và mục tiêu phát triển ............................................ 78
3.5.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất tôm thẻ chân trắng
thâm canh ......................................................................................................... 79
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 83
1. Kết luận ............................................................................................ 83
2. Kiến nghị .......................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 85
Phụ lục 1 ........................................................................................................... 87
Phụ lục 2 ........................................................................................................... 93
Phụ lục 3 ........................................................................................................... 97


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

NGHĨA

CHỮ VIẾT TẮT


1

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

2

LLLĐ

Lực lƣợng lao động

3

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

4

CSVC – KT

Cơ sở vật chất – kỹ thuật

5

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa


6

KHCN

Khoa học công nghệ

7

TCT

Tôm chân trắng

8

NTTS

Nuôi trồng thủy sản


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Định hƣớng chiến lƣợc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến
Tre đến năm 2020............................................................................................. 49
Bảng 3.2. Điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn
tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030 .............................. 50
Bảng 3.3: Diện tích và năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng tại các xã thuộc
huyện Ba Tri ..................................................................................................... 52
Bảng 3.4: Năng suất, sản lƣợng nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Bến Tre ...... 53

Bảng 3.5: Năng suất, sản lƣợng nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Ba Tri ..... 54
Bảng 3.6: Thông tin chung về hộ nuôi tôm chân trắng tại huyện điều tra....... 55
Bảng 3.7: Thông tin chung về đất sản xuất tôm thẻ chân trắng thâm canh ..... 57
Bảng 3.8: Thông tin về lao động tham gia sản xuất tôm thẻ chân trắng ......... 58
Bảng 3.9: Thông tin về con giống trong sản xuất tôm thẻ chân trắng ............. 61
Bảng 3.10: Thông tin chung về kết quả thu hoạch trong sản xuất tôm thẻ chân
trắng .................................................................................................................. 63
Bảng 3.11: Thông tin về chi phí sản xuất tôm thẻ chân trắng ......................... 66
Bảng 3.12: Thông tin chung về doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận sản xuất
tôm thẻ chân trắng ........................................................................................... 67
Bảng 3.13: Giá trị gia tăng của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng dựa trên hiệu
quả tài chính ..................................................................................................... 68
Bảng 3.14: Kết quả phân tích mô hình............................................................. 70


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Trang
Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre ......................................................... 28
Hình 2. Trình độ học vấn chủ hộ nguồn điều tra ............................................. 56
Hình 3. Nguồn gốc giống tôm thẻ chân trắng .................................................. 62
Hình 4. Kinh nghiệm tôm thẻ chân trắng ......................................................... 63


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, 12 đầm phá và các eo
vịnh, 112 cửa sông, lạch, hàng nghìn đảo lớn nhỏ ven biển với tiềm năng sản
xuất thủy sản là 1.700.000 ha để phát triển sản xuất thủy sản nước ngọt, lợ,
mặn đặc biệt là phát triển sản xuất tôm. Trong những năm gần đây nghề sản
xuất tôm đã phát triển mạnh tại Việt Nam, đặc biệt là ở Đồng bằng Sông Cửu
Long.
Bến Tre là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long với hệ
thống sông ngòi chằng chịt bắt nguồn từ hệ thống sông Mê Kông đổ ra Biển
Đông thông qua 4 cửa sông lớn Cổ Chiên, Ba Lai, Hàm Luông và Cửa Đại
với tổng chiều dài hơn 382km kết hợp với 65km bờ biển, thiên nhiên ưu đãi
đã tạo cho Bến Tre hơn 60.000 ha mặt nước có khả năng sản xuất thủy sản ở
cả 3 vùng sinh thái mặn, lợ và ngọt. Bên cạnh đó vùng đặc quyền kinh tế gần
20.000 km2 với hàng trăm giống loài thủy sản đa dạng phong phú. Với những
lợi thế về điều kiện tự nhiên như trên nghề sản xuất thủy sản của Bến Tre đã
có bước phát triển khá mạnh trong thời gian vừa qua, điển hình nhất là nghề
sản xuất tôm.
Năm 1999 khi Sở Thủy sản Bến Tre (nay là Sở Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn Bến Tre) phối hợp với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II
thực hiện thành công đề tài sản xuất tôm sú công nghiệp tại xã Thạnh Phước,
huyện Bình Đại, nghề sản xuất tôm bắt đầu phát triển mạnh tại 3 huyện ven
biển như: Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Nghề sản xuất tôm sú phát triển tại
3 huyện biển đã làm thay đổi lớn bộ mặt nông thôn vùng ven biển, đời sống
vật chất của người dân tăng lên rõ rệt, nhà cửa khang trang đổi mới. bên cạnh
đó còn kéo theo các ngành nghề khác phát triển như công ty, nhà máy đông


2

lạnh, dịch vụ, vận chuyển hàng hóa,….đã góp phần giải quyết công ăn việc
làm cho hơn 30.000 lao động nông thôn ven biển nghèo khó khăn trước đây.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, bên cạnh những thuận lợi do
nghề sản xuất tôm sú thâm canh đem lại thì nay nghề sản xuất tôm sú thâm
canh không còn là nghề siêu lợi nhuận nữa bởi vì nghề sản xuất tôm sú thâm
canh đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề như môi trường sản xuất ngày càng ô
nhiểm, dịch bệnh thường xảy ra và kéo dài, tôm chậm lớn, giá cả bấp bênh…
Trước vấn đề đó Tỉnh ủy Bến Tre chỉ đạo các sở, ban, ngành cần phải
có những giải pháp quản lí tốt hơn về sản xuất tôm sú thâm canh, đồng thời
cần phải xác định đối tượng sản xuất mới để thay thế cho tôm sú. Tôm thẻ
chân trắng là đối tượng sản xuất được chọn để thay thế tôm sú, bước đầu sản
xuất tôm thẻ chân trắng đã có kết quả khả quan. Nhằm phát triển sản xuất tôm
thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh theo hướng ổn định và bền vững, góp phần
thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế trong lĩnh vực sản xuất thủy sản, Ủy
ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành quyết định số 1196/QĐ-UBND về
việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết sản xuất tôm thẻ chân trắng trên địa bàn
tỉnh Bến Tre đến năm 2020. Cụ thể, năm 2010 toàn tỉnh Bến Tre phát triển
phát triển 1.000 ha, sản lượng 8.800 tấn; năm 2015 phát triển 3.080ha, sản
lượng 32.880 tấn; đến năm 2020 là 5.450 ha, sản lượng dự kiến 63.500 tấn
tôm thẻ chân trắng, giá trị sản lượng ước đạt 3.965 tỷ đồng. Trong đó, huyện
Ba Tri chiếm trên 30% diện tích sản xuất từ năm 2010 đến 2020.
Từ việc đánh giá việc sản xuất tôm thẻ chân trắng và cho hiệu quả cao
hơn sản xuất tôm sú và đặc biệt một số vùng sản xuất tôm sú không hiệu quả
nữa thì có thể sản xuất tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận
lợi do việc sản xuất tôm thẻ chân trắng thâm canh đem lại, sự phát triển nhanh
chóng sản xuất tôm thẻ thâm canh của người dân trong tỉnh nói chung và


3

huyện Ba Tri nói riêng đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến hiệu
quả sản xuất tôm thẻ chân trắng như sau:

Thứ nhất, tình trạng ô nhiễm môi trường sản xuất đã kéo theo dịch
bệnh do một số xã và vùng sản xuất chưa thật sự quan tâm đến việc quản lý
vùng sản xuất, chưa kiên quyết trong công tác kiểm tra xử lý vi phạm nên việc
xả thải mầm bệnh và bơm bùn đáy ao ra môi trường tự nhiên còn tồn tại khá
phổ biến, từ đó mầm bệnh ngoài môi trường tự nhiên luôn tồn tại ở mức cao
và dịch bệnh xảy ra hàng năm.
Thứ hai, ý thức quản lý cộng đồng của một số người dân chưa cao,
một số hộ sản xuất thả giống không đúng mùa vụ, sản xuất ngoài vùng quy
hoạch, khi tôm chết không báo cho cơ quan chức năng đến hủy mà xả thải
mầm bệnh chưa xử lý ra môi trường tự nhiên làm lây lan cho các ao thả giống
đúng mùa vụ.
Thứ ba, hệ thống công trình sản xuất của đa số các cở sở, hộ sản xuất
chưa đảm bảo được điều kiện an toàn vệ sinh thú y thủy sản như chưa có ao
xử lý nước thải, ao chứa bùn,…gây khó khăn trong công tác kiểm soát môi
trường, dịch bệnh.
Thứ tư, mặc dù công tác quản lý giống trên địa bàn tỉnh khá tốt nhưng
do thả giống vào thời điểm tập trung nên thiếu giống chất lượng tốt để người
dân mua thả. Ngoài ra trong thời gian cấm thả giống theo chỉ thị của Uỷ ban
tỉnh một số bà con lén lúc thả giống, nên chất lượng con giống không đảm
bảo.
Thứ năm , giá thành sản phẩm ngày càng tăng qua các năm do giá
thức ăn, thuốc, hóa chất, công lao động ngày càng gia tăng. Trong khi giá cả
tôm nguyên liệu không ổn định còn phụ thuộc nhiều vào đầu nậu, thương
buôn và nhà máy chế biến. Cho nên lợi nhuận trong 1kg tôm ngày càng thấp
đi cùng với rủi ro do thiên tai dịch bệnh làm cho nghề sản xuất tôm thẻ của


4

tỉnh Bên Tre nói riêng và sản xuất thủy sản của Việt Nam nói chung gặp

nhiều khó khăn.
Thứ sáu, chất lượng và kích cỡ tôm thương phẩm: Do diện tích sản
xuất tôm thẻ ngày càng mở rộng (Do quy hoạch của nhà nước và do tự phát
của người sản xuất) cùng với việc quản lý môi trường chưa đồng bộ và chặt
chẽ nên chất lượng sản phẩm sản xuất ra có giá trị chưa cao, chưa đáp ứng tốt
được các yêu cầu của nhà nhập khẩu như: tôm sản xuất bị mòn râu, cụt đuôi,
bị cong thân, sắc tố không đẹp… Khi Việt Nam gia nhập vào WTO thì đòi hỏi
chất lượng tôm ngày càng cao và phải đạt các tiêu chuẩn của quốc tế như
Global GAP, Viet GAP,…điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của
nghề sản xuất tôm thẻ chân trắng.
Trước những thực trạng trên, việc đánh giá thực trạng và hiệu quả sản
xuất tôm thẻ chân trắng thâm canh, xác định những nhân tố chính ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất tôm thẻ chân trắng thâm canh nhằm tìm ra những giải
pháp để nâng cao hiệu quả cũng như đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững
của mô hình sản xuất tôm thẻ chân trắng thâm canh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến
Tre là hết sức cần thiết. Đó là lý do tôi quyết định thực hiện nghiên cứu “Một
số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất tôm thẻ chân trắng thâm canh
trên địa bàn huyện Ba Tri - tỉnh Bến Tre” làm đề tài tốt nghiệp thạc sĩ
chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất tôm thẻ chân trắng
thâm canh trên địa bàn huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất và nâng
cao hiệu quả sản xuất thuỷ sản;


5


- Đánh giá thực trạng nghề sản xuất tôm thẻ chân trắng thâm canh giai
đoạn 2013- 2015 tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre;
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất tôm thẻ chân
trắng thâm canh trên địa bàn huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre;
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất tôm thẻ chân trắng thâm canh trên địa bàn huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre trong
thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các
hộ sản xuất tôm thẻ chân trắng thâm canh trên địa bàn huyện Ba Tri, tỉnh Bến
Tre.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện, trong đó
chọn 3 xã: Tân Xuân, An Thủy và Vĩnh An. Căn cứ trên cơ sở sự phát triển sản
xuất tôm thẻ chân trắng của mỗi xã làm điểm nghiên cứu điển hình.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài tiến hành thu thập số liệu về tình hình phát
triển sản xuất tôm thẻ chân trắng thâm canh trên địa bàn huyện trong khoảng
thời gian từ năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2015.
4. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
- Thực trạng và hiệu quả sản xuất tôm thẻ chân trắng thâm canh trên
địa bàn huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre;
- Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất từ các hộ
sản xuất tôm thẻ chân trắng thâm canh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre từ đó
đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tôm thẻ chân trắng thâm
canh cho các hộ trên địa bàn toàn tỉnh.


6


5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất nông
nghiệp
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận


7

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất nông nghiệp và sản xuất thuỷ sản
1.1.1. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm
Trong kinh tế học tân cổ điển, hiệu quả ngụ ý sử dụng tối ưu kinh tế,
tập hợp các nguồn lực để đạt được mức phúc lợi vật chất cao nhất cho người
tiêu dùng của xã hội nói chung theo một tập hợp giá nguồn nhân lực và giá trị
thị trường đầu ra nhất định.
Trên đây là khái niệm về hiệu quả, thế hiệu quả sản xuất là gì? Nhà
sản xuất thường phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử dụng nguồn lực
sản xuất. Do đó, họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các hoạt động
cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả cao nhất. Để đạt
được hiệu quả thì nhà sản xuất phải biết cách sử dụng 3 yếu tố: (1) không sử
dụng nguồn lực lãng phí, (2) sản xuất với chi phí thấp nhất, (3) sản xuất để
đáp ứng nhu cầu của con người.
Trong bất kỳ quá trình sản xuất nào khi tính đến hiệu quả sản xuất thì
người sản xuất đề cập đến 3 nội dung: (1) Hiệu quả kinh tế. (2) Hiệu quả kỹ

thuật. (3) Hiệu quả phân phối.
● Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để xem xét các tài
nguyên được thị trường phân phối như thế nào. [Theo từ điển thuật ngữ kinh
tế học, trang 224 – NXB Từ điển Bách Khoa Hà Nội]
Tiêu chí hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị, có nghĩa là khi sự thay đổi
làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại.


8

Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của
sản xuất nông nghiệp. Trước hết là ruộng đất, đây là tư liệu sản xuất không
thể thiếu, nó vừa là sản phẩm tự nhiên vừa là sản phẩm lao động. Đối tượng
của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát triển và
diệt vong theo các quy luật sinh vật nhất định và chúng chịu ảnh hưởng rất
lớn của điều kiện ngoại cảnh (đất đai, thời tiết…). Con người chỉ tác động tạo
ra các điều kiện thuận lợi để chúng phát triển tốt hơn theo các quy luật sinh
vật, chứ không thể thay đổi chúng theo ý muốn chủ quan được.
● Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật đòi hỏi nhà sản xuất phải tạo ra một lượng sản
phẩm nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất.
[Kumbhaker and Lovell, 2000]
● Hiệu quả phân phối
Thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Có nghĩa
là, nhà sản xuất phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà người tiêu dùng
cần hay nói cách khác các nguồn lực được phân phối sao cho lợi ích của
người sử dụng nó đạt cao nhất.
1.1.1.2. Các chỉ tiêu đánh gía hiệu quả sản xuất nông nghiệp
+ Thu nhập trên chi phí:

Thu nhập
Thu nhập trên chi phí =

Chi phí

Tỉ số này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì chủ đầu tư thu được
bao nhiêu đồng thu nhập.
+ Thu nhập trên doanh thu:
Thu nhập
Thu nhập trên doanh thu =

Doanh thu


9

Tỉ số này cho biết trong một đồng doanh thu mà nông hộ có được thì
sẽ có bao nhiêu đồng thu nhập trong đó.
+ Doanh thu trên chi phí:
Doanh thu
Doanh thu trên chi phí =

Chi phí

Tỉ số này cho biết một đồng chi phí mà nông hộ bỏ ra đầu tư thì sẽ
thu được bao nhiêu đồng doanh thu
1.1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp
● Đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong nông nghiệp; cây
trồng - vật nuôi là đối tượng lao động trong sản xuất nông nghiệp. Chính vì

thế, nhân tố quan trọng hàng đầu đối với sản xuất nông nghiệp là đất đai rồi
mới đến khí hậu và nguồn nước. Đất đai ảnh hưởng quyết định đến qui mô, cơ
cấu và phân bố nông nghiệp (đặc biệt là với ngành trồng trọt).
Nước ta có 2 nhóm đất chính (feralit và đất phù sa). Tuỳ theo các nhân
tố, điều kiện hình thành và sự tác động của con người mà các loại đất trên có
sự phân hoá khác nhau. Đất ở đồng bằng, quan trọng nhất là đất phù sa 3,40
triệu ha (9,5% diện tích cả nước), đây là loại đất tốt, hàm lượng dinh dưỡng
cao, có độ pH trung tính, rất thích hợp cho trồng lúa. Ngoài ra, ở các vùng
đồng bằng còn có các loại đất khác như đất chua mặn, đất mặn, ven biển, đất
cát, đất glây hoá trong các vùng trũng, đất lầy thụt than bùn, loại đất này ít có
giá trị đối với sản xuất nông nghiệp và việc cải tạo cần nhiều vốn đầu tư.
● Khí hậu
- Trước hết là việc cung cấp lượng bức xạ lớn, nguồn ánh sáng dồi
dào, nguồn nhiệt phong phú cho cây trồng phát triển quanh năm và cho năng
suất cao. Độ ẩm không khí cao, lượng mưa dồi dào cho phép cây trồng có sức
tái sinh mạnh mẽ, thúc đẩy nở hoa, kết trái. Cũng trong điều kiện nóng - ẩm


10

còn giúp cho cây ngắn ngày tăng thêm từ 1 đến 2 vụ/năm; đối với cây dài
ngày có thể khai thác được nhiều đợt, nhiều lứa/năm. Do các đặc trưng của
khí hậu nước ta, đã tạo điều kiện để bố trí một tập đoàn cây trồng - vật nuôi
đa dạng bao gồm cả nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới với hệ sinh thái phát triển
bền vững (ở vùng núi cao 1.500m, khí hậu mát mẻ cho phép phát triển tập
đoàn cây trồng - vật nuôi cận nhiệt và ôn đới; ở miền Bắc có mùa Đông lạnh
là tiền đề để phát triển cây vụ đông).
- Ở mỗi vùng khí hậu lại có sự tác động khác nhau đến sản xuất nông
nghiệp: Lãnh thổ trải dài 15 vĩ độ trong vùng nội chí tuyến BBC, hẹp ngang,
lượng phân bố bức xạ và nhiệt - ẩm sẽ khác nhau (cả về thời gian và không

gian giữa các vùng lãnh thổ), mối quan hệ giữa các khối khí cũng vậy. Vì vậy:
Ở phía bắc đèo Hải Vân, tính chất chí tuyến được tăng cường thêm bởi các
khối khí lạnh - khô vào mùa Đông (mỗi năm ~20 đợt). Biên độ nhiệt TB
chênh lệch tới 110C, còn giữa cực trị nhiệt (tối thiểu và tối cao) lên tới 40 0C.
Sự nhiễu loạn về thời tiết đã tạo cho nửa phần phía Bắc nước ta một hệ sinh
thái cực đoan giữa 2 mùa nóng - lạnh. Ở đây thích hợp hơn cả là các cây ngắn
ngày và cây ngày ngắn; đối với cây dài ngày và cây lâu năm, nên chọn cây có
biên độ sinh thái rộng của vùng cận nhiệt (chè, hồi...) thì mới cho năng suất
cao.
Ở phía nam đèo Hải Vân: nền sinh thái ổn định hơn về thời tiết, về
nhịp điệu mùa cũng như nền nhiệt - ẩm, điều này cho phép nền nông nghiệp
có tính chất ổn định hơn. Sự phân hoá cây trồng ở đây chỉ đơn thuần là phân
theo loại đất từ cây hàng năm đến cây lâu năm. Tuy nhiên, còn có sự khác biệt
về thời tiết ở sườn Tây (giữa Tây Bắc – phía Bắc, giữa Tây Nguyên – phía
Nam) trên diện tích 26% lãnh thổ lại có ý nghĩa đáng kể trong việc điều khiển
thời vụ đối với cây ngắn ngày và lựa chọn cây dài ngày. Ví dụ, ở Đông Nam


11

Bộ có một mùa khô sâu sắc tương phản với một mùa mưa cường độ cao là
điều cần quan tâm đối với cây trồng lấy mủ.
- Trở ngại của khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa: Tính chất biến động và
sự phân hoá về khí hậu đã dẫn đến các tai biến thiên nhiên như bão, lũ, khô
hạn ... trong những năm gần đây lại có chiều hướng gia tăng. Độ ẩm không
khí lớn cũng là điều kiện để sâu bệnh lây lan, phát triển
● Nguồn nƣớc
- Nước trên mặt: Nằm trong vùng nhiệt đới, vì vậy nước ta có nguồn
nước khá dồi dào. Nhưng các hệ thống sông lớn đều bắt nguồn từ nước ngoài:
S.Hồng từ Trung Quốc; S.Mã, S.Cả từ Lào; S.Cửu Long từ Mianma, nếu như

ở thượng nguồn việc sử dụng không hợp lý sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của
nước ta. Lượng mưa TB năm khá lớn càng làm cho nguồn nước trên các sông
của Việt Nam thêm phong phú. Đối với sản xuất nông nghiệp, nước rất cần
thiết, ông cha ta đã khẳng định “Nhất nước, nhì phân”. Với mức tiêu thụ nước
trong nông nghiệp khoảng 60 tỉ m3 thì về nguyên tắc chỉ cần khai thác 1015% trữ lượng nước là đủ cho nhu cầu sản xuất và đời sống.
Mạng lưới sông ngòi phân bố rộng khắp và khá dày đặc, các hệ thống
sông lớn lại bao phủ toàn bộ các vùng nông nghiệp trù phú. Ngoài việc cung
cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, sông ngòi còn cung cấp lượng phù sa lớn.
Trong phạm vi cả nước, dòng chảy cát bùn là 300 - 400 triệu tấn/năm (hệ
thống S.Hồng 130 triệu tấn; S.Cửu Long 100 triệu tấn). Về mùa lũ, lượng phù
sa trên S.Hồng (tại Sơn Tây) đã lên tới 3.500 gr/cm3, mùa cạn 500 gr/cm3.
Lượng cát bùn lớn đã khiến cho các đồng bằng châu thổ lấn ra biển hàng năm
từ vài chục tới hàng trăm mét.
- Nước ngầm: cũng rất phong phú, mặc dù chưa thăm dò đánh giá đầy
đủ. Trữ lượng đã thăm dò khoảng 3,3 tỉ m3. Nước ngầm tập trung ở các phức
hệ rời bở (ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long); Trong


12

phức hệ trầm tích cácbônat (ở Đông Bắc, Tây Nguyên và BTBộ). Trong phức
hệ phun trào ba dan (ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ), đã được khai thác
phục vụ cho tưới tiêu và sinh hoạt.
- Hạn chế: Tài nguyên nước phong phú, nhưng phân bố không đều cả
về thời gian và không gian. Vào mùa lũ, lượng nước chiếm tới 70 - 80%, mùa
kiệt chỉ 20 - 30% tổng lượng nước. Đây là một khó khăn rất lớn đối với nền
nông nghiệp, để hạn chế việc thiếu và dư thừa nước phải xây dựng các công
trình thuỷ lợi để chủ động tưới - tiêu nước. Ngoài ra, chất lượng nước ở một
số sông, hồ nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng. Ở các khu vực ven biển, nước
mặn có chiều hướng lấn sâu vào đất liền (ở S.Hồng lấn sâu tới 20 km; S.Thái

Bình 40 km; S.Tiền 50 km; S.Hậu 40 km). Điều này lại càng khó khăn hơn
đối với ĐB sông Cửu Long vào mùa khô.
● Nguồn lao động
Trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển, LLLĐ nước ta vẫn
tập trung nhiều trong khu vực nông nghiệp và mức độ tập trung sẽ còn cao
hơn nữa khi các ngành kinh tế khác chỉ thu hút lao động trong các đô thị và
lao động có trình độ chuyên môn – kỹ thuật. Trong nông nghiệp, tình trạng
phân công lao động diễn ra chậm chạp, mặc dù trong những năm gần đây lao
động trong nông nghiệp có chiều hướng giảm về tỉ trọng, nhưng vẫn còn cao.
Số dân nước ta đông, gia tăng còn lớn. Vì vậy, nguồn lao động rất dồi dào và
thường xuyên được bổ sung (3%/năm), chất lượng cũng đã được nâng hơn.
Tuy chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới, song nó vẫn được coi là nhân tố
quan trọng để phát triển nông nghiệp cả theo chiều rộng (khai hoang mở rộng
diện tích) và theo chiều sâu (thâm canh). Nguồn lao động đông cũng là một
khó khăn cho nông nghiệp, số lao động hàng năm tăng với nhịp độ nhanh,
phần lớn lại là lao động phổ thông, kỹ thuật thấp đã làm nóng thêm tình hình
việc làm ở khu vực này. Mặt khác, nguồn lao động sử dụng chưa hợp lý; phân


13

bố cũng không đều giữa các ngành và các vùng (tập trung quá đông ở 2 đồng
bằng) và chủ yếu lại ở trong ngành trồng trọt.
Từ sau đổi mới (đặc biệt từ đầu thập kỷ 90), trong nông nghiệp và
kinh tế nông thôn có nhiều thay đổi, bắt nguồn từ việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn. Cụ thể là sự ra đời của các hoạt động kinh doanh mới như
nuôi gia cầm gia súc theo hướng chuyên môn hóa; nuôi trồng đặc sản gắn với
nhu cầu thị trường; trồng cây ăn quả, cây thực phẩm, cây cảnh; Sự hình thành
các dịch vụ nông nghiệp và nông thôn như cung ứng phân bón, giống cây con, bảo vệ cây trồng, vật nuôi, vận tải nông sản và nhiều dịch vụ khác. Sự
khôi phục các ngành nghề thủ công truyền thống sau một thời bị mai một.v.v.

Các hoạt động trên đã góp phần làm thay đổi cơ cấu sử dụng lao động nông
nghiệp, đã xuất hiện nhiều lao động phi nông nghiệp, tỉ trọng lao động phi
nông nghiệp tăng dần từ vùng ven đô thị đến vùng thuần nông.
Về trình độ tiếp thu kỹ thuật, thì LLLĐ (nhất là lao động trẻ) trong
nông nghiệp có đủ sức đón nhận các chương trình khuyến nông, có kinh
nghiệm thâm canh trong SXNN. Như vậy, nguồn lao động với tính chất 2 mặt
của nó đã tạo ra cả những thuận lợi và khó khăn đối với SXNN.
● Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, kỹ thuật
Về CSVC - KT bước đầu đã được hình thành và hoàn thiện. Một trong
những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là thuỷ lợi hoá. Vấn đề tưới - tiêu về cơ
bản đã được giải quyết ở các vùng đồng bằng. Hệ thống đồng ruộng đã được
cải tạo đảm bảo cho việc thâm canh, cơ giới hoá. Công tác phòng trừ dịch
bệnh cho cây trồng - vật nuôi được triển khai có thể nhanh chóng dập tắt các
nguồn gây bệnh. Các loại giống mới cho năng suất cao đã dần dần thay thế
các giống cũ... Bước vào thời kỳ CNH – HĐH, nền nông nghiệp được tăng
cường đáng kể (nhất là về thuỷ lợi, điện, phân bón, vật tư nông nghiệp, cơ
giới hoá).


14

Trong khoảng thời gian gần đây thì nhờ áp dụng các thành tựu khoa
học công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp nên sản lượng nông nghiệp
đang ngày càng tăng lên về mẫu mả và chất lượng cũng được cải thiện rỏ rệt.
Tuy nhiên không phải tất cả khu vực sản xuất nông nghiệp đều áp dụng cách
này. Đây chính là khó khăn của nền nông nghiệp nước ta. Nguyên nhân là do
một phần là trình độ KHCN không được quảng bá hầu hết cho người dân hay
đó là khoảng cách giữa người làm khoa học và nông dân quá xa, và một phần
là có những nông dân không hiểu và không chịu áp dụng các thành tựu khoa
học. Họ không hiểu là sự thay đổi công nghệ SXNN cho phép sản xuất ra

nhiều sản phẩm hơn trên một đơn vị diện tích hoặc chi phí sản xuất trên một
đơn vị sản phẩm thấp hơn. Do đó cần tạo cầu nối giữa nông dân và các tiến bộ
khoa học công nghệ đó là các hệ thống khuyến nông. Và nơi áp dụng thành
công các tiến bộ KHCN đó là kinh tế trang trại. Vì nếu áp dụng cho một mô
hình nhỏ thì năng suất mang lại không cao như mong đợi mà lại tốn nhiều chi
phí.
● Đƣờng lối chính sách
Là một nước nông nghiệp, vì thế từ lâu nông nghiệp được Đảng và
Nhà nước coi là mặt trận hàng đầu. Từ ĐH VI (12/1986) với đường lối đổi
mới toàn diện đã khắc phục những sai lầm của công cuộc cải tạo XHCN trong
nông nghiệp trước đó và đưa ngành này lên một bước phát triển mới (khoán
10). Hộ nông dân được coi là đơn vị kinh tế tự chủ; được giao quyền sử dụng
đất lâu dài; được tự do trao đổi hàng hoá, mua bán vật tư, sản phẩm theo cơ
chế thị trường. Kết quả là sức sản xuất được giải phóng, đã khai thác có hiệu
quả mọi tiềm năng sẵn có.
Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, ở nông thôn lại có thêm kinh
tế hộ nông dân; nhiều hình thức hợp tác mới tự nguyện, sinh động đã tạo nên
nền kinh tế đa dạng về sở hữu, đan xen liên kết với nhau, đồng thời cạnh tranh


×