Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

HỘI THẢO Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA): cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 44 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
Vụ Chính sách thương mại đa biên

HỘI THẢO
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA):
cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Đà Nẵng & Bình Dương, ngày 24 & 25 tháng 4 năm 2017


Giới thiệu tổng quan về
Hiệp định EVFTA

Vụ Chính sách thương mại đa biên
Bộ Công Thương
Đà Nẵng & Bình Dương, ngày 24 & 25 tháng 4 năm 2017


Hệ thống FTA của Việt Nam
ATIGA
ASEAN-Trung Quốc
ASEAN-Hàn Quốc

Đã hoàn
thành đàm
phán / ký
kết

Việt Nam - Chi Lê

Việt Nam - Hàn Quốc


Việt Nam

ASEAN - Ấn Độ

Việt Nam – Nga (Liên
minh Kinh tế Á-Âu)

ASEAN-Úc-Niu Di-lân

Việt Nam – EU 28

ASEAN-Nhật Bản

Việt Nam – Hoa Kỳ
(trong TPP)
Đang đàm phán
Đang đàm phán

RCEP, AHKFTA
3

Việt Nam-Nhật Bản

Việt Nam – EFTA, Việt
Nam - Israel


Tại sao cần Hiệp định EVFTA?



Thương mại Việt Nam - EU

5


Thương mại Việt Nam - EU
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam (2016, TCHQ)
• Điện thoại và linh kiện: EU số 1 (11,24 tỷ $, 33% XK)
• Giày dép: EU số 2 (4,22 tỷ $, 32% XK)
• Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: EU số 2 (3,73
tỷ $, 20% XK)
• Nông sản: EU số 2 (2,59 tỷ $, 21% XK)
• Dệt may: EU số 2 (3,56 tỷ $, 15% XK)
• Thủy sản: EU số 2 (1,2 tỷ $, 17% XK)
• Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác: EU số 3
(1,29 triệu $, 13% XK)

6


Các thị trường XK lớn nhất năm 2016 của VN

EU: 19,2%

7


Thương mại Việt Nam - EU
Tiềm năng của thị trường EU

• Tổng xuất khẩu của VN mới đạt 1,5% tổng
nhập khẩu của EU
• Chỉ xấp xỉ 42% kim ngạch xuất khẩu được
hưởng thuế 0% nhờ:
• Cam kết của EU trong WTO (MFN) thuế suất
0%
• Cam kết ưu đãi đơn phương của EU dành cho
các nước đang và kém phát triển (GSP) thuế
suất 0%

8


So sánh GSP và EVFTA
• Cơ chế đơn phương,
không ổn định
• Chỉ áp dụng với mặt
hàng “chưa trưởng
thành”
• Sản phẩm nhạy cảm
không được miễn thuế

GSP
9

• Cơ chế song
phương, ổn định
• Áp dụng với tất cả
các mặt hàng
• Hơn 99% hàng hóa

sẽ miễn thuế sau 7
năm

EVFTA


Tính bổ sung lớn giữa EU và VN
• Giày dép, dệt may, hải
sản, nông sản (như
gạo, cà phê, mật ong,
rau củ quả), đồ gỗ,
điện thoại và linh kiện

• Sản phẩm trong nước
chưa sản xuất được
• Làm đầu vào cho sản
xuất như máy móc-thiết
bị-dụng cụ, dược phẩm,
hóa chất, sữa và sản
phẩm từ sữa.

VN xuất khẩu
sang EU

VN nhập khẩu
từ EU

10



Tổng quan Hiệp định EVFTA

11


Tiến trình đàm phán

Phiên đàm
phán thứ
nhất được
khởi động
từ 10 năm
2012

Đang tiến
hành rà soát
pháp lý và
chuẩn bị
cho việc ký
kết, phê
chuẩn Hiệp
định trong
thời gian
sớm nhất

Kết thúc
đàm phán
cấp Bộ
trưởng đầu
tháng 8 năm

2015

Kết thúc các
nội dung kỹ
thuật tháng
7 năm 2015

Ký Tuyên
bố về việc
chính thức
kết thúc
đàm phán
Hiệp định
EVFTA
tháng 12
năm 2015

12


Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam
và Liên minh Châu Âu (EVFTA)

Cân bằng
về lợi ích

Chất
lượng
cao
Toàn diện



Các nội dung chính
1. Thương mại hàng hóa

9. Thương mại điện tử

2. Quy tắc xuất xứ

10. Mua sắm của Chính phủ

3. Phòng vệ thương mại

11. Sở hữu trí tuệ

4. Hải quan và thuận lợi hóa thương mại

12. Chính sách cạnh tranh

5. Các rào cản kỹ thuật trong thương mại
(TBT)

13. Doanh nghiệp nhà nước

6. Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm
và kiểm dịch động thực vật (SPS)

14. Thương mại và phát triển bền vững

7. Thương mại dịch vụ và đầu tư


15. Minh bạch hóa

8. Di chuyển thể nhân

16. Hợp tác và xây dựng năng lực


Thương mại hàng hóa – cam kết thuế NK
Xóa bỏ gần 100% thuế NK với lộ trình tối đa là 7
năm đối với EU và 10 năm đối với VN
HNTQ 0%

60%
40%
20%

49.8

91,8% - 7 năm

80%

98,3% -10 năm

Số dòng thuế NK

100%

0.8

13.6

85.6

48.5

0%

Việt Nam
EIF

Lộ trình tối đa 7-10 năm

EU
Còn lại

99,2% -7 năm

1.7


Thương mại hàng hóa – Cam kết của EU
Nhóm hàng
Thủy sản
Gạo
Cà phê
Hạt tiêu, chè
Nông Hạt điều
sản
Đường

Mật ong tự nhiên
Rau củ quả tươi và chế biến, nước hoa
quả
Trứng, tỏi, nấm, ngô ngọt, tinh bột sắn
Dệt may
Giày dép
Gỗ và sản phẩm gỗ
Công Máy vi tính, sp điện tử, linh kiện
nghiệp Sản phẩm nhựa
Điện thoại và linh kiện
Túi xách, vali, ví, mũ, ô dù
Sản phẩm sắt thép

16

Thuế nhập
khẩu

Cam kết của EU về xóa bỏ thuế

26%

1/2 ngay khi HĐ có hiệu lực, còn lại 3-7 năm

211 Euro/1 tấn
11,5%
4%
0%
41,9 Euro/100
kg

17,30%

Hạn ngạch thuế quan 80.000 tấn
ngay khi HĐ có hiệu lực
ngay khi HĐ có hiệu lực
ngay khi HĐ có hiệu lực

20%

ngay khi HĐ có hiệu lực
Hạn ngạch thuế quan
42,5% ngay khi HĐ có hiệu lực, còn lại 3-7 năm
~40% ngay khi HĐ có hiệu lực, còn lại 3-7 năm
>80% ngay khi HĐ có hiệu lực, còn lại 5 năm
>70% ngay khi HĐ có hiệu lực, còn lại 3-5 năm

12%
17%
10%
14%
6,5%
5%
10%
4%

Hạn ngạch thuế quan 20.400 tấn
ngay khi HĐ có hiệu lực

ngay khi HĐ có hiệu lực



Cam kết của EU – Dệt may

42,5% số
dòng thuế:

• Thuế suất cơ
sở từ 8-12%
• Về 0% ngay
khi Hiệp
định có hiệu
lực

17

Các sản
phẩm còn lại:

• Thuế cơ sở
từ 8-12%
• Về 0% sau
từ 3-7 năm

Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam được xóa bỏ:
• Sau 5 năm: 77,3%
• Sau 7 năm: 100%


Cam kết của EU – Dệt may


18

© 2012 Deloitte Global Services Limited


Cam kết của EU – Dệt may

19

© 2012 Deloitte Global Services Limited


Cam kết của EU – Dệt may

20

© 2012 Deloitte Global Services Limited


Thách thức đối với ngành dệt may

Quy tắc xuất
xứ từ vải trở
đi

21

Việt Nam
nhập 80%

vải đầu vào


Thương mại hàng hóa – Cam kết của VN
 Ô tô, xe máy: Việt Nam đưa thuế nhập khẩu về 0% từ 910 năm, xe máy có dung tích xy-lanh trên 150cm3 có lộ
trình xóa bỏ thuế nhập khẩu là 7 năm.
 Rượu vang, rượu mạnh, bia, thịt lợn, thịt gà: Việt Nam
đồng ý xóa bỏ thuế nhập khẩu trong thời gian tối đa là 10
năm.
 Về thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn
thuế xuất khẩu sau lộ trình nhất định, chỉ bảo lưu thuế
xuất khẩu đối với một số sản phẩm quan trọng, có dầu thô
và than đá


Thương mại hàng hóa – Cam kết khác

Thuế xuất khẩu: Việt Nam và EU cũng cam kết không đánh thuế
với hàng hóa khi xuất khẩu từ bên này sang bên kia, trừ một số bảo
lưu của Việt Nam, chủ yếu là khoáng sản.
Trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản: Cam kết không áp dụng trợ
cấp xuất khẩu đối với nông sản xuất khẩu từ một bên sang bên kia
nếu nông sản đó đã được nước nhập khẩu xóa bỏ thuế quan.
Các biện pháp phi thuế: sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực sẽ
không yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đối với các giấy tờ phải xuất trình
hải quan khi làm thủ tục xuất nhập khẩu.


Phòng vệ thương mại
EVFTA bổ sung các hạn chế khi sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại

(chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ):
• Ngay sau khi một bên tiến hành các biện pháp tạm thời và ngay trước khi có
quyết định cuối cùng thì bên này phải cung cấp các thông tin đã được sử dụng để
đánh giá và đưa ra quyết định một cáchđầy đủ và có ý nghĩa, bằng văn bản và
cho phép các bên liên quan có một khoảng thời gian đủ dài để góp ý
• Các bên liên quan có cơ hội được giải trình trong quá trình điều tra phòng vệ
thương mại.
• Ngoài ba tiêu chí của WTO cho việc khởi xướng điều tra và áp dụng biện pháp
chống bán phá giá hoặc đối kháng (có bán phá giá, có thiệt hại và quan hệ nhân
quả giữa việc bán phá giá với thiệt hại), EVFTA yêu cầu các bên phải xem xét
đến lợi ích của công chúng và các bên có liên quan (hoàn cảnh của ngành sản
xuất trong nước, lợi ích của nhà nhập khẩu, người tiêu dùng). Mức thuế chống
bán phá giá hoặc đối kháng áp dụng phải thấp hơn biên độ phá giá hay trợ cấp và
chỉ ở mức đủ để loại bỏ thiệt hại.


Phòng vệ thương mại
• Cơ chế tự vệ song phương trong thời gian chuyển đổi là 10 năm kể từ
khi Hiệp định có hiệu lực: trong trườnghợp có sự gia tăng nhập khẩu do
cắt giảm thuế quan theo Hiệp định và gây ra hoặc có nguy cơ gây ra
thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước, quốc gia nhập khẩu
được phép tạm ngừng áp dụng cam kết cắt giảm thuế quan đối với hàng
hóa liên quan, hoặc tạm tăng thuế nhập khẩu trở lại mức thuế MFN (áp
dụng cho các thành viên WTO) hiện hành hay mức thuế cơ sở ban đầu
cho đàm phán (tùy theo mức thuế nào thấp hơn).
Thời hạn áp dụng tự vệ là 2 năm, có thể gia hạn nhưng tối đa không
quá 2 năm.
Trong hoàn cảnh khẩn cấp, quốc gia nhập khẩu có thể áp dụng cơ chế
tự vệ “nhanh” (tự vệ tạm thời) trên cơ sở đánh giá sơ bộ về các điều
kiện tự vệ.

Bên áp dụng tự vệ phải tham vấn với bên bị áp dụng tự vệ về mức bồi
thường thỏa đáng.


×