PHÒNG GD-ĐT CAM LỘ
TRƯỜNG THCS LÊ LỢI
Chuyên đề:
“Ứng dụng công nghệ thông tin để sử dụng
thí nghiệm ảo và hình ảnh động trong giảng
dạy sinh học THCS”
Thời gian thực hiện : 12 – 11 - 2008
Phạm vi ứng dụng : Môn sinh học THCS
Người thực hiện : Hoàng Kim Thị Thu Hà
I. Đặt vấn đề
Sinh học là khoa học thực nghiệm, trong quá trình
giảng dạy giáo viên cần phải tăng cường các phương pháp
quan sát thí nghiệm và thực hành mang tính chất nghiên cứu,
nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh dưới
sự hướng dẫn của giáo viên.
Việc sử dụng thiết bị thí nghiệm sinh học theo định
hướng chủ yếu là để học sinh nghiên sứu, khai thác tìm tòi
kiến thức. Đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin
để đổi mới phương pháp dạy học. Sử dụng một số phần
mềm chuyên dụng đơn giản để thiết kế các hình ảnh mô
phỏng, một số thí nghiệm độc hại khó thành công hoặc cần
nhiều thời gian để phục vụ cho tiết dạy được tốt hơn.
Trong thực tế hiện nay nhiều giáo viên dạy sinh học còn
gặp nhiều khó khăn khi dạy đến một số bài có những thí
nghiệm khó thực hiện trong một tiết dạy như trong sinh học
lớp 6 hoặc một số quá trình sinh học trong sinh học lớp 8,9.
Nếu như giáo viên chỉ sử dụng tranh vẽ kết hợp phương
pháp diễn giảng và đàm thoại thì học sinh sẽ không hiểu bài.
Vì thế tôi đã chọn chuyên đề này để góp phần tích cực hóa
hoạt động nhận thức lôi cuốn học sinh hứng thú học tập đối
với bộ môn.
II. Giải quyết vấn đề
Thực trạng hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy
học trong trường THCS vẫn còn một số hạn chế, nhiều
giáo viên chỉ sử dụng các phương tiện dạy học truyền
thống như tranh vẽ, mô hình để diễn giảng áp đặt kiến
thức cho học sinh.
Bởi thực tế còn nhiều giáo viên chưa thành thạo vi
tính, chưa thành thạo việc sử dụng một số phần mềm
chuyên dụng đơn giản để thiết kế bài giảng điện tử, hệ
thống câu hỏi bài tập …
Hơn nữa giáo viên phải dạy nhiều giờ, còn thiếu trợ lý
thí nghiệm nên càng khó khăn trong việc chuẩn bị cho tiết
giảng khi muốn tiến hành thí nghiệm, thực hành.
•
Có một số thí nghiệm cần rất nhiều thời gian, không
thể tiến hành được trong một tiết dạy hoặc một số thí
nghiệm rất khó thành công. Nếu giáo viên không tiến
hành thí nghiệm chỉ yêu cầu học sinh mô tả thí nghiệm
qua tranh vẽ, sách giáo khoa thì học sinh rất khó hiểu bài.
•
Vì thế giáo viên cần ứng dụng công nghệ thông tin
kết hợp sử dụng thí nghiệm ảo và hình ảnh động mang
tính mô phỏng để dạy cho học sinh, khi dạy các bài sinh
học .
Ví dụ : Sinh học 6
Tiết 10,11 - Sự hút nước và muối khoáng của rễ
Tiết 17. - Vận chuyển các chất trong thân
Tiết 23, 24 – Quang hợp
Tiết 26 – Cây có hô hấp không?...
•
Ngoài việc cung cấp những kiến thức cơ bản tương đối hoàn chỉnh
về cấu tạo,hoạt động sống của cơ thể,bước đầu giúp học sinh hiểu
các qui luật cơ bản của quá trình sống,của hiện tượng di truyền
biến dị,mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và với môi trường. Bộ
môn còn trang bị cho học sinh biết bảo vệ môi trường,giữ gìn vệ
sinh,yêu quí thiên nhiên.
Sinh học 8. .
Tiết 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
Tiết 17: Tim và mạch máu
Tiết 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch …
Sinh học 9.
Tiết 9: Nguyên phân
Tiết 10: Giảm phân
Tiết 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng…
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm đồng thời
qua tìm hiểu việc ứng dụng công nghệ thông tin
để đổi mới phương pháp dạy học.Tôi đặc biệt
chú trọng sử dụng các hình ảnh mô phỏng,sinh
động trong dạy học.Bản thân đã thực hiện một
số tiết trong chương trình sinh học 6,9 và hôm
nay tôi sẽ dạy minh họa một tiết.
Tiết 23 QUANG HỢP (t1)-sinh học 6.
Với bài này khi giảng dạy giáo viên cũng gặp
không ít khó khăn. Vì trong một tiết có đến 2 thí
nghiệm và cả 2 thí nghiệm đều cần nhiều thời
gian,hơn nữa thí nghiệm thứ hai rất khó thành công.
Bởi bài học được thực hiện vào thời điểm thời
tiết hay mưa hiếm khi có nắng gắt, bóng đèn 500W
rất khó kiếm.Nhưng nếu giáo viên tiến hành thí
nghiệm mà không đem lại kết quả thì học sinh sẽ
không tin vào khoa học.
Vì vậy bản thân tôi khi dạy bài này tôi phải dùng
thí nghiệm ảo,dưới sự hướng dẫn của giaó viên,
học sinh sẽ tìm hiểu, tìm tòi tự rút ra kết luận từ đó
khắc sâu kiến thức bài học.