Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Bài tiểu luận lễ hội đua ghe ở Lăng Cô, Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.35 KB, 26 trang )

[Type text]
Lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô - Huyền thoại biển:

MỞ ĐẦU
Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người
dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Người Việt Nam từ hàng
ngàn đời nay có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội là sự kiện thể hiện
truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng, được
định danh là những vị “Thần” - những người có thật trong lịch sử dân tộc hay
huyền thoại. Hình tượng các vị thần linh đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của
con người. Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm; những người khai phá
vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp; những người chống chọi với thiên tai, trừ ác
thú; những người chữa bệnh cứu người; những nhân vật truyền thuyết đã chi phối
cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh
phúc... Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần đối với
cộng đồng, dân tộc.
Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn, nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội của
dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người.
Lễ hội thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương hay rộng hơn là quốc gia
dân tộc. Họ thờ chung vị thần, có chung mục tiêu đoàn kết để vượt qua gian khó,
giành cuộc sống ấm no, hạnh phúc.Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ
những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư; là hình thức
giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những
giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo cách riêng, kết hợp giữa yếu
tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải trí...
Lễ hội là dịp con người được giải toả, dãi bày phiền muộn, lo âu với thần linh,
mong được thần giúp đỡ, chở che đặng vượt qua những thử thách đến với ngày mai
tươi sáng hơn.

1



[Type text]
Lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô - Huyền thoại biển:

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Là một thành tố đặc biệt quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam, lễ hội
truyền thống có vai trò to lớn, không thể tách rời trong đời sống của cộng đồng
dân tộc Việt Nam.Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự thay đổi nhiều mặt của
đất nước, lễ hội Việt Nam đang có sự biến đổi to lớn, toàn diện, cả về nội dung
và hình thức biểu hiện.Những hình thức mới chứa đựng những nội dung mới
của hoạt động lễ hội đang diễn ra, biến động và từng bước định hình trong điều
kiện mới.Tất cả đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý tìm cách khai
thác sử dụng để đáp ứng các yêu cầu đặt ra.
May mắn được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Phú Lộc nơi được thiên nhiên ưu ái
ban tặng nhiều cảnh quan thiên nhiên,danh lam thắng cảnh nổi tiếng.Với tất cả
tâm huyết và nhiệt tình tuổi trẻ thông qua bài tiểu luận mong muốn của em là
tìm hiểu rõ hơn và đi sâu vào nghiên cứu vấn đề lễ hội truyền thống dân gian ở
quê hương mình.
Với những lý do trên, em đã chọn đề tài "lễ hội đua thuyền truyền thống ở thị trấn
Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế"
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
* Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, tìm hiểu lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ Lễ hội Lăng Cô
- Huyền thoại biển thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất các giải pháp tốt để gìn giữ và phát huy truyền thống đua thuyền đặc sắc
ở thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
* Nhiệm vụ nghiên cứu

2



[Type text]
Lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô - Huyền thoại biển:

- Tổng hợp và lựa chọn những vấn đề liên quan đến lễ hội dân gian truyền thống.
- Nghiên cứu thực trạng của lễ hội truyền thống ở huyện Phú Lộc- tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Đề xuất các giải pháp tích cực để góp phần gìn giữ và phát huy lễ hội dân gian
truyền thống huyện Phú Lộc.

3.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:
Lễ hội đua thuyền truyền thống ở thị trấn Lăng Cô có từ lâu đời tuy nhiên mới
được đưa vào phục vụ Lễ hội Lăng Cô - Huyền thoại biển trong những năm gần
đây.Có thể nói lễ hội là đề tài còn khá mới chưa được phổ biến sâu rộng bởi lễ hội
chưa được phổ biến rộng rãi, mức độ ảnh hưởng của lễ hội chưa thực sự sâu rộng
chỉ giới hạn trong phạm vi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Qua tìm hiểu tôi được biết cũng có một số nhà nghiên cứu về lễ hội này nhưng
chưa thực sự đi sâu và ở nhiều khía cạnh khác nhau.Chính vì thế mà nguồn tài liệu
về lễ hội này còn hạn chế.
Đề tài khá mới nên trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thành bài tiểu luận
sẽ còn những khiếm khuyết, thiếu sót.Kính mong nhận được sự giúp đỡ của quý
thầy cô giáo để đề tài này hoàn chỉnh.

3


[Type text]
Lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô - Huyền thoại biển:

4.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

. Đối tượng: Lễ hội đua thuyền.
. Không gian: thị trấn Lăng Cô- Huyện Phú Lộc - Tỉnh Thừa Thiên Huế.
. Thời gian: Năm 2009.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 Phương pháp sưu tầm, thu thập thông tin:
Dựa và các tài liệu thu được từ Phòng Văn Hóa Thông Tin huyện Phú lộc,
Uỷ ban nhân dân thị trấn Lăng Cô… để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho
việc nghiên cứu lễ hội đua thuyền.
 Phương pháp thực địa
Tiến hành trực tiếp đến địa bàn thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc để tìm hiểu
về lễ hội đua thuyền.
Đến các cơ quan để tìm hiểu tình hình phát triển lễ hội của huyện Phú Lộc.
 Phương pháp phân tích và tổng hợp tư liệu tham khảo:
Xử lý nguồn tài liệu thu nhập được trong quá trình tìm hiểu, từ những cuộc
điền dã thu thập tài liệu tại làng, nói chuyện trực tiếp với ông Nguyễn Văn Chiến
trưởng thôn An Cư Đông 2.
 Nghiên cứu tài liệu qua sách, báo, internet.
 Phương pháp phỏng vấn:
Tiến hành ghi chép, chụp hình, trao đổi trực tiếp với người có trách nhiệm và
bà con trong làng để hiểu biết hơn về lễ hội.

4


[Type text]
Lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô - Huyền thoại biển:

6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
 Hình thành hệ thống cơ sở lý luận về nội dung, các yếu tố cơ bản có liên

quan đến việc kế thừa và phát huy lễ hội dân gian truyền thống.
 Nghiên cứu, tìm hiểu lễ hội để làm cơ sở định hướng cho việc kế thừa và
phát huy truyền thống ở huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy lễ hội dân gian truyền
thống ở thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.
7.BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI :
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của đề tài gồm có 3 chương:
CHƯƠNG I: Khái quát chung về lịch sử và lễ hội Thị Trấn Lăng Cô, huyện Phú
Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
CHƯƠNG II.: Lễ hội đua thuyền tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế
CHƯƠNG III. Một số nhận xét bước đầu qua nghiên cứu lễ hội đua thuyền tại thị
trấn Lăng Cô.

5


[Type text]
Lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô - Huyền thoại biển:

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Khái quát chung về lịch sử và lễ hội Thị Trấn Lăng Cô, huyện
Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế
1.Khái quát lịch sử Thị Trấn Lăng Cô:
1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:
* Vị trí địa lý:

Nằm ở chân đèo Hải Vân, trong đầm phá Lập An nguyên sơ và huyền bí. Một
bên là dãy Trường Sơn hùng vĩ, bên kia là bờ biển Đông xinh đẹp, Lăng Cô
được coi là một trong những bờ biển đẹp nhất Việt Nam và là 1 trong 27 vịnh

đẹp nhất hành tinh vừa được CLB “Những vịnh đẹp nhất thế giới" công nhận
tại Lisbon, thủ đô Bồ Đào Nha vào ngày 24/5/2008. Khu nghỉ mát Lăng Cô tọa
lạc trong không gian nên thơ và kì vĩ ấy, cách sân bay quốc tế Đà nẵng 30 km,
60km từ sân bay quốc tế Phú Bài, 2 km từ hầm Hải Vân và nằm sát ngay bên
trục đường quốc lộ 1A.
Nằm lọt thỏm giữa một nhánh rẽ của dãy Trường Sơn đâm ra biển, một đầu là đèo
Hải Vân, đầu kia là đèo Phú Gia, Lăng Cô có dãy cồn cát tuyệt đẹp dưới những
hàng cây xanh mát. Vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7, nơi này ngập
tràn bầu không khí dịu mát vô cùng dễ chịu. Vào những ngày cuối thu, Lăng
Cô đắm chìm trong làn sương mờ ảo. Chiều chiều, từng đàn cò trắng kéo nhau
bay rợp trời về vùng đầm Lập An tìm chỗ ngủ.

6


[Type text]
Lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô - Huyền thoại biển:

Lăng Cô có vị trí địa lý nằm giữa 3 trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Thế giới
là: Cố đô Huế, Khu phố cổ Hội An và Khu Thánh địa Mỹ Sơn với bán kính là
70 km. Lăng Cô có thể thu hút khách tham quan, nghiên cứu tại các trung tâm
trên và giải tỏa áp lực những thời điểm đông khách.
Lăng Cô nằm trên tuyến du lịch Bắc-Nam cách thành phố Đà Nẵng 30 km và thành
phố Huế 70 km, có thể hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch đa dạng cho 2
trung tâm du lịch quốc gia trên và tăng ngày nghỉ của khách dừng chân tại
Lăng Cô, như các du khách thường nói: “Lên non gặp Người Hùng Bạch Mã,
xuống biển gặp Người Đẹp Lăng Cô”Lăng Cô được định hướng phát triển gắn
kết lâu dài với cảng nước sâu, khu công nghiệp và thương mại quốc tế Chân
Mây, đô thị Chân Mây, bảo đảm cân bằng toàn diện các chức năng nghỉ ngơi,
sinh sống và làm việc của một đô thị lớn.

Lăng Cô là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch phong phú: bờ biển, bãi cát mịn,
đầm hồ, sông suối, núi đồi, bên đèo Hải Vân, gần rừng nguyên sinh Bạch Mã
và các di tích lịch sử...sẽ tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng nhất thỏa mãn các
loại hình du lịch.
Bán đảo Lăng Cô nằm dưới chân của dãy Trường Sơn, lọt thỏm giữa một nhánh rẽ
của dãy Trường Sơn , một bên là đèo Hải Vân, một bên là đèo Phú Gia. Chính
sự đặc biệt đó đã tạo ra một cảnh quang Lăng Cô tuyệt diệu. Lăng Cô được
công nhận là một trong những bãi biển đẹp nhất nước, nhưng nơi đây vẫn yên
tĩnh ngay cả vào những mùa đông khách.
Lăng Cô có vị trí địa lý “hoàn hảo” khi nằm giữa 3 trung tâm Bảo tồn di sản văn
hóa thế giới là: Cố đô Huế, Khu phố cổ Hội An và Khu Thánh địa Mỹ Sơn với
bán kính 70km. Đó cũng là lý do vì sao mà Lăng Cô luôn là điểm đến được ưu
tiên trong các hành trình du lịch.

7


[Type text]
Lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô - Huyền thoại biển:

Được ôm bởi núi, rừng và phía trước là biển Đông mênh mông trời nước, Lăng Cô
đẹp như một bức tranh thiên nhiên kỳ ảo mà bất cứ ai cũng muốn được chiêm
ngưỡng.
Vào mùa hè, Lăng Cô tràn ngập bầu không khí mát dịu, trong lành của đất trời, cây
cối. Và nước biển thì luôn trong vắt một màu xanh êm đềm. Không chỉ vậy,
Lăng Cô còn có dãy cồn cát trắng tuyệt đẹp dưới những hàng cây xanh mát.
Những bãi cát dài trắng hòa thoai thoải chìm dần vào làn nước biếc màu ngọc
lam là vẻ đẹp huyền bí lâu đời nhất của bán đảo.
Mặc dù phát triển du lịch nhưng Lăng Cô vẫn còn gìn giữ được những vẻ đẹp tự
nhiên nhất của mình. Thiên nhiên hoang dã, kỳ thú trong những triền núi mờ

sương, những hẻm núi quanh co, những con suối ngày đêm róc rách,… luôn đủ
sức lôi cuốn những ai yêu thích sự khám phá. Không chỉ vậy, với những cảnh
quan tuyệt đẹp đó, đây còn là một nơi lý tưởng để cắm trại, và đi bộ trong rừng.
Với độ cao 1.172m, đèo Hải Vân sẽ là nơi lý tưởng để bạn có thể ngắm nhìn toàn
cảnh biển Lăng Cô từ trên cao. Những trải nghiệm tuyệt vời trên cung đường
đèo hải vân sẽ còn mang đến cho bạn những cảm giác thú vị khác.
Cách biển Lăng Cô không xa là đầm Lập An. Đây là một trong những đầm nước lợ
khá là đặc biệt thuộc hệ thống đầm phá của Huế. Tuy đây là một đầm nước lợ
nhưng nước lại rất trong, không thua gì so với nước biển, nhìn xuống có thể
nhìn thấy được cả đáy hồ. Bao quanh đầm Lập An là con đường chạy ven chân
núi vô cùng lãng mạn: một bên là dải nước xanh như ngọc, một bên là núi non
trùng điệp.
* Điều kiện tự nhiên:

Địa hình
8


[Type text]
Lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô - Huyền thoại biển:

Khu đất quy hoạch gồm dải bãi cát sát bờ biển có cao độ 1,5 m đến 10,5 m trở lên;
tiếp đến là một dải cồn cát hẹp có cao độ từ 5,00 m đến 23,00 m chạy dài 8–
9 km. Độ dốc tự nhiên phần lớn là 0,005-0,05%. Riêng khu vực ven sườn chân
núi Phú Gia, chân núi phía Tây đầm Lập An và ven cồn cát có độ dốc là 2030%. Ngoài ra về phía Tây và Tây Nam có đầm Lập An, các bầu trũng và các
thung lũng nhỏ hẹp.
Khí hậu
Gió: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 hướng gió chính là gió mùa đông bắc
về mùa đông và gió mùa tây nam về mùa hè. VTB là 29,6 m/s. Đồng thời cũng
chịu tác động của gió biển và gió đất liền theo chu kỳ ngày đêm.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình/năm: 25,2°C. Tháng nóng nhất tháng 6, tháng 7 với
41,3°C và tháng lạnh nhất là tháng 12 với nhiệt độ là 8,8C.
Lượng mưa bình quân năm là 3.368 mm. Tháng mưa lớn nhất là tháng 10. Số ngày
MTB năm 156 ngày.
Thủy triều
Chế độ thủy triều tại vùng Lăng Cô là chế độ bán nhật triều. Mực nước triều bình
quân là 0 cm, cực đại là 126 cm, cực tiểu là -72 cm. Thủy triều cao nhất ứng
với tần suất 1% là 143 cm.
Thủy văn
Khu vực Lăng Cô có đầm lớn là đầm Lập An thông với biển Đông rộng khoảng
1.655 ha. Xung quanh đầm có một số con suối tập trung nước theo các lưu vực
núi Phú Gia và Hải Vân đổ ra đầm. Các con suối này lưu lượng nhỏ không
đáng kể. Phía Bắc có một vài bầu trũng nhỏ giữa chân Phú Gia và cồn cát ven
biển là rạch tụ thủy để thoát nước cho khu vực trong mùa mưa.
9


[Type text]
Lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô - Huyền thoại biển:

* Nằm cách TP Huế 70km về phía Nam và TP Đà Nẵng 20km về phía Bắc, Lăng
Cô từ lâu đã nổi tiếng là một bãi biển có các điều kiện tự nhiên và phong cảnh
vào loại đẹp nhất ở Việt Nam. Với bãi cát trắng dài tới hơn 10km, làn nước
biển trong xanh, vịnh Lăng Cô hội đủ các điều kiện để phát triển nhiều loại
hình du lịch như nghỉ dưỡng biển, lặn biển, du lịch sinh thái vùng đầm phá, thể
thao, leo núi, sân golf, thám hiểm rừng nhiệt đới...
Bên cạnh vịnh là những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn trên những dãy núi nhấp
nhô, nằm giữa núi rừng và biển là đầm Lập An rộng lớn đầy huyền bí. Những
năm gần đây, cùng với địa thế nằm gần khu du lịch sinh thái vườn quốc gia
Bạch Mã, Lăng Cô đã trở thành một điểm đến khá hấp dẫn khi kết hợp được

không gian tương đối còn hoang sơ của rừng núi và sự đặc trưng ồn ào, nhộn
nhịp của vùng biển nhiều tàu thuyền qua lại. .

Lăng Cô tập trung nhiều tài nguyên du lịch phong phú: bờ biển, bãi cát mịn,
đầm hồ, sông suối, núi đồi, bên đèo Hải Vân, gần rừng nguyên sinh Bạch Mã
và các di tích lịch sử… sẽ tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng nhất làm hài
lòng nhu cầu du ngoạn của khách thập phương. Lăng Cô được định hướng phát
triển gắn kết lâu dài với cảng nước sâu, khu công nghiệp và thương mại quốc tế
Chân Mây, đô thị Chân Mây, bảo đảm cân bằng toàn diện các chức năng nghỉ
ngơi, sinh sống và làm việc của một đô thị lớn.

1.2 Vài nét về dân cư tại Thị Trấn Lăng Cô:
 Dân số trung bình năm 2011 của thị trấn Lăng Cô 12.236 người, với 2640 hộ
gia đình và 57 cơ quan, doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn.
10


[Type text]
Lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô - Huyền thoại biển:







Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,00 %
Mật độ dân cư: 113 người/Km2
Cơ cấu kinh tế Dịch vụ - TTCN - Nông nghiệp
Số hộ theo đạo Thiên chúa chiếm 35% phật giáo chiếm 27,2%.

Trên địa bàn thị trấn có 3 trường học; 1 trạm Y tế; 4 nhà thờ, 2 niệm phật
đường(An Cư tây và Lăng Cô).

11


[Type text]
Lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô - Huyền thoại biển:

1.3 Lịch sử thị trấn Lăng Cô :
Địa danh "Lăng Cô" có người cho rằng đó là do Pháp đọc trại tên " An Cư", vốn là
làng chài ở phía nam đầm. Cũng có người cho rằng lúc trước ở Lăng Cô có
nhiều đàn cò, nên được gọi là Làng Cò, sau đó được dân địa phương đọc trại
lại là Lăng Cô. Với cái tên dân gian Vũng Sò hay Vịnh Sò và trở thành tên gọi
quen thuộc trong nhân dân, trên đầm còn có những cồn Sam, cồn Điệp...theo
lời kể của những người dân trong làng cứ đến mùa tháng ba khi nước ròng tút
xuống từng cồn cát nổi lên, từng cặp Sam lên bờ đẻ trứng nhiều vô kể. Đầm
được thông với biển cửa ải. Khi nhắc tới Lăng Cô ai cũng nghĩ tới vụng sò
huyết. Sò huyết có tiếng tăm khắp nơi, ai đi qua Lăng cô cũng muốn ghé lại nơi
đây mua một chai mắm sò làm quà cho bà con bạn bè.Ngoài ra ở đây còn có
nhiều hải sản quý khác như hải sâm, chòn bầu, tôm rằn, mực cá, cá mú, cá dìa,
cá cồi...đầm và biển Lăng Cô kết hợp với dãy núi Trường Sơn nhô ra biển là
một kho báu vô tận có hầu hết các loài hải sản quý.
Tương truyền rằng Vua Khải Định đã phát hiện được những giá trị về cảnh quan
và khí hậu tuyệt vời của Lăng Cô, ông vua thứ 12 của triều Nguyễn là người
đầu tiên cho xây dựng hành cung ở Lăng Cô để tận hưởng những giá trị trời
cho ở khu vực cực nam tỉnh Thừa Thiên Huế, hiếm có một nơi nào trên trên đất
nước Việt Nam được người đứng đầu nhà nước thời quân chủ chọn làm nơi
nghỉ ngơi như Lăng Cô. Tháng 4/1946 vua Khải Định lên ngôi, 4 tháng sau vua
"ngự giá" đi Quảng Nam xem xét phong tục, tập quán.Trên đường đi về nhà

vua đã nghỉ tại Lăng Cô, với cảnh sắc tuyệt trần ông đã ghi lại trong bia Hành
Cung Tịnh Viêm (hiện bia đá còn giữ tại làng chài Lăng Cô) và được học giả
Phan Thuận An dịch từ chữ Hán sang chữ Việt như sau:
"...Không đâu không nhìn ngắm kỹ, bỗng gặp được chốn này"
"Ở đây đất liền với núi Phú Gia,

12


[Type text]
Lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô - Huyền thoại biển:

Bãi cát giang ngang, nước tiếp đại dương, sông chảy quanh quất. Núi non cao ngất
ôm phía sau, đầm nước trải dài về phía trước. Phía nam giáp với Hải Vân, phía
Bắc liền với cửa biển Cảnh Dương.
Thôn yên, đảo vắng, nơi nơi cây biếc ráng hồng, bãi hạc đầm sò.
Thỉnh thoảng vọng tiếng tiền phu và nhịp chèo ngư phú,
Trông về núi thì thấy mây lạ bay lên từ hang hốc,
Như những nàng tiên múa ở non bổng, nhìn xuống thì gió trong xua sóng biển, như
muôn ngựa chầu về. Bây giờ mới dừng xe trông về bốn phía, vui mắt nhìn xem,
thấy nào là khí lành, nào là gió dịu, nào là cảnh vui, nào là vật đẹp. Đắm nhìn
một hồi lâu, bất giác cả người mát rượi, sự nóng nực tan biến, lòng thấy hớn hở
hẳn ra và xúc cảnh sinh tình".
Sau khi vua quay về phủ liền ban sắc bảo Bộ Công đến làng chài Lăng Cô xây
dựng hành cung, đặt tên hành cung Tịnh Viêm để làm nơi hóng mát giữa mùa
hè, ngắm cảnh.
"Vậy hành Cung này chẳng để riêng Trẫm vui thú lúc rảnh rang mà còn ghi chép
để lưu lại về sau một nơi nghỉ mát và một thắng cảnh. Vì thế cho nên làm bài
văn khắc vào bia đá".
2.Khái quát lễ hội truyền thống Việt Nam:

2.1 Vài nét về lễ hội dân gian truyền thống Việt Nam:

Hoạt động lễ hội như một bảo tàng sống về văn hoá đặc thù của dân tộc đã được
lưu truyền, kế thừa qua nhiều thế kỷ.
Sự hình thành và ý nghĩa của lễ hội truyền thống
Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người
dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Người Việt Nam từ
13


[Type text]
Lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô - Huyền thoại biển:

hàng ngàn đời nay có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội là sự kiện
thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng
thiêng, được định danh là những vị “Thần” - những người có thật trong lịch
sử dân tộc hay huyền thoại. Hình tượng các vị thần linh đã hội tụ những phẩm
chất cao đẹp của con người. Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm;
những người khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp; những người
chống chọi với thiên tai, trừ ác thú; những người chữa bệnh cứu người; những
nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người
hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc... Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ
lòng tri ân công đức của các vị thần đối với cộng đồng, dân tộc.
Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn, nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội
của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người.
Lễ hội thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương hay rộng hơn là
quốc gia dân tộc. Họ thờ chung vị thần, có chung mục tiêu đoàn kết để vượt
qua gian khó, giành cuộc sống ấm no, hạnh phúc.Lễ hội cũng là nhu cầu sáng
tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp
dân cư; là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế

thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo
cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải trí...
Lễ hội là dịp con người được giải toả, dãi bày phiền muộn, lo âu với thần linh,
mong được thần giúp đỡ, chở che đặng vượt qua những thử thách đến với
ngày mai tươi sáng hơn.
Quy trình của lễ hội
Thông thường địa phương nào mở hội cũng đều tiến hành theo ba bước sau:
Chuẩn bị: Chuẩn bị lễ hội được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn chuẩn bị
cho mùa lễ hội sau và khi ngày hội đã đến gần. Chuẩn bị cho mùa lễ hội sau
được tiến hành ngay sau khi mùa hội trước kết thúc, mọi khâu chuẩn bị đã có
sự phân công, cắt cử mọi việc để đón mùa lễ hội năm sau. Khi ngày hội sắp
diễn ra, công việc kiểm tra lại đồ tế lễ, trang phục, quét dọn, mở cửa di tích,
rước nước làm lễ tắm tượng (mộc dục) cùng các đồ tế tự, thay trang phục mũ
cho thần...
Vào hội: nhiều hoạt động diễn ra trong các ngày lễ hội, đó là các nghi thức tế
14


[Type text]
Lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô - Huyền thoại biển:

lễ, lễ rước, dâng hương, tổ chức các trò vui. Đây là toàn bộ những hoạt động
chính có ý nghĩa nhất của một lễ hội. Lễ hội thu hút nhiều đối tượng hay ít
khách đến với lễ hội, diễn ra trong nhiều ngày hay một ngày hoàn toàn chi
phối bởi các hoạt động trong những ngày này.
Kết thúc hội (xuất tịch, giã đám, giã hội): Ban tổ chức làm lễ tạ, đóng cửa di
tích.
Thời gian mở hội
Lễ hội ở Việt Nam được tổ chức nhiều nhất vào ba tháng mùa xuân và mùa
thu. Hai khoảng thời gian trên là lúc người dân nhàn rỗi. Mùa xuân tiết trời

ấm áp, mùa thu tiết trời mát mẻ, đều thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội. Hai yếu
tố cơ bản tạo nên sự thoải mái, vui vẻ cho người đi dự hội.

Sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc nhưng cũng
vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài
nước.

15


[Type text]
Lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô - Huyền thoại biển:

2.2 Vài nét về lễ hội dân gian truyền thống huế:
Tín ngưỡng dân gian Huế rất phong phú và đa dạng, đặc biệt chịu sự ảnh hưởng
của tôn giáo truyền thống: Phật, Lão, Nho. Tại Huế có các lễ hội truyền thống
dân gian, một sinh hoạt văn hóa cộng đồng phản ánh tôn giáo, tín ngưỡng, văn
hóa nghệ thuật, tâm linh, đời sống tinh thần và vật chất với những nét văn hóa
đặc trưng của xứ Huế. Thừa Thiên Huế là một vùng đất có truyền thống văn
hóa, tuy không lâu đời như ở miền Bắc, nhưng cũng có hơn 700 năm lịch sử.
Từ khi chúa Nguyễn đặt thủ phủ tại đây cho đến khi nhà Nguyễn cáo chung
(1945), có thể nói Huế là nơi hội tụ những con người hoạt động văn hóa có tầm
cỡ, là nơi gặp gỡ của các luồng tư tưởng Đông Tây kim cổ. Văn hóa Huế có
truyền thống từ Bắc tràn vào, theo những lưu dân lập nghiệp trên vùng đất mới.
Tại đây còn tồn tại dân tộc Chăm với nền văn hóa Ấn Độ. Và sau này văn hóa
phương Tây cũng có cơ hội thâm nhập vào từ thời các chúa Nguyễn. Các lễ hội
truyền thống được duy trì, phát triển cũng từ những nguồn văn hóa ấy.
Lễ hội các loại là một nhu cầu sinh hoạt văn hóa của con người Thừa Thiên Huế đã
trở thành truyền thống. Nhìn tổng quát về lễ hội và sự tham gia lễ hội của cư
dân vùng này, ta sẽ thấy lễ hội ở Thừa Thiên Huế tuy không phong phú như

miền Bắc, nhưng cũng khá đa dạng, có hai loại lễ hội: lễ hội cung đình và lễ
hội dân gian. Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn,
phần lớn chỉ chú trọng về "lễ" hơn "hội". Lễ hội dân gian gồm nhiều loại rất
phong phú, có thể kể đến một số lễ hội tiêu biểu như sau: lễ hội Huệ Nam (điện
Hòn Chén) hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thần Thiên Y A Na theo tín ngưỡng
của người Chămpa xưa, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề
truyền thống, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng. Trong những
dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn hóa bổ ích như đua thuyền, kéo co, đấu vật... còn
được tổ chức và thu hút rất đông người xem.

16


[Type text]
Lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô - Huyền thoại biển:

Lễ hội dân gian là một sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt: Tôn giáo tín
ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, tinh thần và cả vật chất, linh thiêng và đời
thường. Nghiên cứu lễ hội dân gian trong đời sống xã hội hiện đại, ngoài ý
tưởng sâu xa trở về nguồn còn là một cách thể hiện lòng khát khao tìm kiếm
bản thể dân tộc trước bao chuyển biến nhanh chóng của thời đại.
Lễ hội dân gian diễn ra trong làng, bản, các tín ngưỡng tôn giáo, và phường hội,
như lễ hội cầu cúng của làng bản, lễ hội tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội của các
phường hội ngành nghề.
Có thể phân chia lễ hội ở Thừa Thiên Huế theo nhiều loại sau đây: Lễ hội tưởng
nhớ vị khai canh, Thành hoàng làng (Lễ Thu tế làng Phú Ốc, Lễ Thu tế làng
Thanh Lương, Lễ tế làng Hương Cần, Lễ tế đông chí làng Phù Bài, Lễ hội làng
Thanh Phước, Hội vật làng Sình, Cầu ngư ở Thuận An, Thu tế làng Dương Nỗ,
Lễ tế làng Hạ Lang, Thu tế làng Thanh Cẩn, Hội Dinh làng Cổ Bi, Lễ Thu tế
làng Xuân Hòa, Lễ Thu tế làng Thế Chí Tây, Lễ Tế thần làng Phù Ổ) ; Lễ hội

tưởng niệm vị tổ sư ngành nghề (điêu khắc, kim hoàng, Lễ cúng tế ở Phường
Đúc, ca nhạc Huế, Tuồng, thợ Nề, nghề thêu, nghề rèn); Lễ hội tín ngưỡng, tôn
giáo (Lễ Hội Điện Hòn Chén, Nghi lễ Đám tang Cá Ông voi, Lễ tế âm hồn
ngày thất thủ kinh đô, Lễ Phật đản, Vu lan); Lễ hội theo tục lệ (Lễ hội đua ghe
truyền thống, Hội thả diều truyền thống, Lễ rước hến), cầu an theo mùa (cầu
mưa ở Thần Phù); Lễ tế tưởng nhớ các danh nhân, anh hùng lịch sử (Lễ tế Ngài
Võ Đại Nho); giỗ tổ nghề (kim hoàn).
2.3 Tình hình lễ hội của người dân tỉnh Thừa Thiên Huế:

17


[Type text]
Lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô - Huyền thoại biển:

2.4 Ảnh hưởng của lễ hội đối với đời sống người dân Thừa Thiên Huế
nói riêng và mọi miền trên đất nước ta nói chung:









Lễ hội truyền thống ngoài sự kiện văn hóa truyền thống của địa phương nó
còn là sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch của địa phương, là dịp quy tụ con
dân trong làng ở trong và ngoài nước về hội làng thể hiện tình yêu quê
hương, đất nước, nhớ ơn công đức các vị tiền bối khai sinh lập địa, các anh

hùng liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ giang sơn gấm vóc của dân tộc; lễ hội là điều
kiện để bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá độc đáo đậm đà
bản sắc dân tộc.
Thông qua lễ hội để làm sống lại và nâng cao lòng tự hào với nghề nghiệp,
cầu mong an cư, lạc nghiệp.Lễ hội là dịp trổ tài, đua sức thể hiện dân trí,
trình độ của mỗi người, biểu dương sức khỏe, năng khiếu nghệ thuật trên
từng lĩnh vực của tất cả các giai tầng xã hội.Là dịp để mọi người thể hiện
mình với cộng đồng.
Việc tổ chức lễ hội truyền thống ở nước ta được diễn ra khắp 3 miền Bắc,
Trung, Nam, ở miền xuôi, miền ngược, trong tất cả các thành phần dân tộc
Việt Nam.Vì vậy lễ hội truyền thống tồn tại và chứa đựng những nét chung,
những tính cách riêng của từng vùng miền, từng thành phần dân tộc. Từ đó
giúp chúng ta có thể nhìn nhận rõ hơn bản sắc văn hóa của dân tộc, tính đa
dạng văn hóa cộng đồng dân tộc Việt Nam nhưng cũng mang tính thống
nhất.
Liên kết cộng đồng: nông nghiệp lúa nước( công xã nguyên thủy).
Đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh, tinh thần. Là dịp để mọi người giải trí,
giải phóng năng lượng, táo bạo; tạo ra môi trường để mọi người thể hiện,
kích thích hoạt động sáng tạo.

CHƯƠNG II.: Lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô Huyền thoại biển tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế:
1.Vài nét về lễ hội Lăng Cô huyền thoại biển:

18


[Type text]
Lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô - Huyền thoại biển:

 "Lăng Cô - Huyền thoại biển" là một lễ hội mang tính đặc trưng của một

vùng đất giàu cảnh sắc thiên nhiên và từ lâu đã có những nét văn hóa giao
thoa giữa "Đàng trong và Đàng ngoài", nơi mà các Vua, Chúa trước đây cho
là chốn "Bồng lai tiên cảnh".Nay vẫn còn những di vật như: Giếng nước Vua
Khải Định tại chân núi Hải Vân, bia đá tại Làng chài An Cư Đông.
 Lễ hội "Lăng Cô - Huyền thoại biển" 2 năm một lần là một sự kiện văn hóa thể thao -du lịch của tỉnh, huyện và thị trấn; hướng đến mục tiêu xây dựng
một thương hiệu mang tầm quốc gia về khu Kinh tế Chân Mây Lăng Cô, là
cửa ngõ dừng chân của huyện nhà.Lễ hội là dịp tôn vinh các giá trị kinh tế,
văn hóa và sinh thái, khẳng định vị trí tiềm năng và triển vọng của Khu kinh
tế Chân Mây Lăng Cô theo Quyết định đã được Chính phủ phê duyệt.
 Thông qua lễ hội để tổ chức tuyên truyền, quảng bá, quảng cáo tổng hợp kêu
gọi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hút khách du lịch, nâng
cao hình ảnh du lịch của huyện Phú Lộc, đồng thời là cơ hội hợp tác của các
doanh nghiệp, thông qua đó để khuếch trương thương hiệu và sản phẩm của
mình, thu hút cộng đồng tham gia, là ngày hội của quần chúng; Qua đó
nhằm nâng cao nhận thức về vị trí vai, vai trò của cộng đồng trong việc phát
triển du lịch nhằm xóa đói, giảm nghèo, tạo mối quan hệ tốt với chính quyền
địa phương.

2.Giới thiệu về lễ hội đua thuyền truyền thống:
Đua thuyền truyền thống của làng An Cư Đông có từ rất lâu đời, từ thời xa xưa khi
mới lập làng với mục đích cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa của bà con
vùng ngư nghiệp, lễ hội được tổ chức 1 năm 1 lần vào dịp đầu năm nhằm ngày
mùng 6 tháng giêng âm lịch.Cuộc đua diễn ra trong bàng quang của làng và chỉ có
người trong làng mới được tham gia thi đấu.Trên tinh thần đó vào mỗi dịp lễ hội
Lăng Cô - Huyền thoại biển môn thể thao truyền thống này lại được tổ chức để đáp
ứng nhu cầu hoạt động văn hóa - thể thao dân tộc của quần chúng nhân dân, tăng
cường mối quan hệ giữa các đơn vị trong huyện với mục đích phục hồi môn thể
thao truyền thống của Thị nhà.

19



[Type text]
Lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô - Huyền thoại biển:

3.Tóm tắt diễn trình lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô Huyền thoại biển tại biển Lăng Cô:
Công tác chuẩn bị:
1. Hoạt động truyền thông, tuyên truyền:
- Đưa tin trước thời gian lễ hội: trên báo địa phương và các tờ báo
Thanh niên - Du lịch; xây dựng các trang tin đưa trên đài Phú Lộc,
TRT; phát thanh chương trình trên hệ thống truyền thanh thị trấn vào
các buổi sáng để vận động các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân
tham gia;
-Trong thời gian tổ chức lễ hội: Truyền hình đưa tin trong quá trình
Lễ Hội
2. Công tác đảm bảo:
-Về an ninh trật tự: Công an thị trấn phối kết hợp với các đơn vị vũ
trang và lực lượng xây dựng kế hoạch cụ thể để bảo vệ cuộc đua.
- Về môi trường: Phải đảm bảo vệ sinh môi trường trong thời gian
trước, trong và đặc biệt là sau lễ hội phải trả lại cho bãi biển sạch
đẹp.Các công trình vệ sinh phải đảm bảo cho người tham gia ở trên
biển.
3. Phương tiện thi đấu: thuyền đua do Ban tổ chức Lễ hội chuẩn bị, các
đơn vị tham gia thi đấu đến bốc thăm nhận thuyền cho đội đua.Ghe,
thuyền tham gia thi đấu phải tân trang màu sắc Lễ hội.
4. Trước ngày thi đấu 20 ngày đơn vị tổ chức sẽ gửi thông báo cụ thể về
thời gian ( lịch thi đấu, ngày giờ khai, bế mạc ), địa điểm thi đấu (gồm
cả sơ đồ đường đua).

20



[Type text]
Lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô - Huyền thoại biển:

Lễ hội:
*Địa điểm: Bãi biển thị trấn Lăng Cô (địa điểm cụ thể do Ban tổ chức quyết định,
tùy thuộc từng năm).
*Phần lễ:
Các bô lão trong làng tổ chức cúng trái cây, làm lễ hạ thuyền.
*Phần hội: Vận động viên phải có mặt trên bờ tại vị trí xuất phát trước 10 phút để
trọng tài kiểm tra.
Đội tham gia thi đấu:
-Đội đua: có 5 đội trên địa bàn thị trấn Lăng Cô.Đội An Cư Đông 1; đội An Cư
Đông 2; đội Đồng Dương; đội Loan Lý; đội Lập An.Mỗi đội đua có 25 vận
động viên( Nam); trên thuyền đua có 18 người ( 1 lái chèo, 17 bơi dầm) trong
lúc thi đấu.
-Các đội đua phải lập danh sách thi đấu và có xác nhận của trạm y tế về sức khỏe.
-Mỗi vận động viên chỉ được đăng ký thi đấu cho 01 đội trong suốt giải đấu.
- Trong trường hợp cần thiết Ban tổ chức sẽ yêu cầu tất cả các vận động viên phải
mặc áo phao trong khi thi đấu.
Hình thức thi đấu:
-Bơi 3 vè: Thượng, trung, hạ. Vòng vè rốn (trung) lúc xuất phát và khi về đích.
-Đua 3 vòng 6 tráo (1 vòng 2.000m)
21


[Type text]
Lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô - Huyền thoại biển:


Có tất cả 5 đội đua trong ngày:
+ Đua Lễ cúng
+ Đua chính thức
Các quy định chung:
1. Xuất phát: Rút thăm từng đội đua để xếp vị trí xuất phát, đi phía nội, phía
ngoại.Xuất phát bằng lệnh trống:
+ 3 hồi 9 tiếng trống: lệnh thu thuyền vào vị trí xuất phát.
+ Sau 1 hồi trống và 3 tiếng trống: lệnh xuất phát.
2. Đích: Xác định bằng vòng vè rốn (trung) sau khi đội đua thi đấu 3 vòng 6 tráo.
Các thuyền được xem là hoàn tất cuộc đua khi: Toàn bộ thân thuyền vượt qua điểm
đích và phải còn đủ số vận động viên; mái chèo, xà bát quy định trên thuyền từ
lúc xuất phát cho đến khi về đích.
3. Trên đường đua:
- Các ghe phải đi đủ số vòng quy định, được phép lộn lái; dụng cụ trên thuyền đua
1 lái; 17 dầm và gàu tát nước.
- Trên đường đua không được thay hoặc thay vận động viên ngoài vào.
- Không tát nước, hắt nước sang thuyền bạn.

22


[Type text]
Lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô - Huyền thoại biển:

- Trên đường đua thuyền nào cố tình lấn ép, cản trở, gây khó khăn cho đội bạn, để
thuyền mình hay thuyền của đơn vị mình vượt lên trước. BTC sẽ loại và không
công nhận thành tích của thuyền đó trước.
- VĐV trong quá trình đua và khi gần về đích không được cởi trần.
4. Khen thưởng, kỷ luật:- Khen thưởng: Ban tổ chức sẽ tặng tiền thưởng cho các
thuyền nhất, nhì, ba.

Cụ thể:

Giải nhất (cờ + tiền):

Giải nhì (cờ + tiền):
Giải ba (cờ + tiền):
- Kỷ luật: Ban Tổ chức, Trọng tài sẽ kỷ luật đối với các hành vi sau đây:
+ Phạt tiền và tước quyền thi đấu đối với hành vi cố ý làm chìm thuyền.
+ Cấm thi đấu đối với toàn đội khi một hoặc nhiều thành viên trong đội đó vi phạm
các hành vi sau đây: Đánh lộn, gây rối, phá hoại tài sản của BTC có lời lẽ xúc
phạm đến BTC, Trọng tài và VĐV đội bạn hoặc các hành vi vi phạm khác
trong toàn bộ khu vực thi đấu.
+ Đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
CHƯƠNG III. Một số nhận xét bước đầu qua nghiên cứu lễ hội đua thuyền
truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô - Huyền thoại biển tại thị trấn Lăng Cô:
1. Đánh giá về kết quả tổ chức lễ hội:

23


[Type text]
Lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô - Huyền thoại biển:

1.1 Tích cực:
 Cuộc đua đã thu hút hàng ngàn người dân xứ Huế và du khách thập phương
từ khắp mọi miền trên Tổ quốc về hội tụ, đón xem. Những trận đấu diễn ra
vô cùng kịch tích, quyết liệt, hấp dẫn tới phút cuối, làm mãn nhãn tất cả mọi
người cùng xem, cổ vũ.
 Là dịp quy tụ con dân trong làng về hội thể hiện tình yêu quê hương, đất
nước, nhớ ơn công đức các vị tiền bối khai sinh lập địa, các anh hùng liệt sĩ

đã hy sinh bảo vệ giang sơn gấm vóc của dân tộc; lễ hội là điều kiện để bảo
tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá độc đáo đậm đà bản sắc dân
tộc.
 Trong quá trình diễn ra cuộc đua tất cả mọi người đến tham dự rất hào hứng,
với tinh thần cổ vũ nồng nhiệt, đặc biệt là sự giúp đỡ, phụ nhau chuẩn bị chu
đáo cho cuộc đua.
 Để lại trong lòng du khách trong và ngoài nước những ấn tượng tốt đẹp,
đông đảo nhân dân đồng tình tham gia hưởng ứng.
1.2 Tiêu cực:
Tuy nhiên, trong suốt thời gian diễn ra cuộc thi, những hình ảnh bạo lực, chửi bới,
văng tục, chống đối… đã phần nào làm mất đi vẻ đẹp và tinh thần thể thao cao
thượng của một môn thể thao truyền thống bậc nhất của người dân xứ Huế nói
riêng và cả nước nói chung.

2. Đề xuất giải pháp về tổ chức và quản lý lễ hội:
2.1 Về tổ chức quản lý lễ hội:
- Tu bổ sửa sang các điểm du lịch để đón các dịp lễ hội tiếp theo.
24


[Type text]
Lễ hội đua thuyền truyền thống phục vụ lễ hội Lăng Cô - Huyền thoại biển:

- Tổ chức các lớp học tập huấn cho người làm dịch vụ du lịch để nâng cao
nhận thức, tinh thần thái độ phục vụ du khách bảo đảm văn minh, lịch sự tạo ấn
tượng tốt đẹp cho du khách.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phát triển dịch vụ du lịch, phải
xem công tác phát triển dịch vụ du lịch là nhiệm vụ của cấp uỷ, chính quyền các
xã, thị trấn. Không nên khoán trắng cho các doanh nghiệp và nhà thầu trong quá
trình khai thác kinh doanh dịch vụ lễ hội.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát bảo đảm giá cả hợp lý, thái độ văn
minh lịch sự, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.

2.2 Về an ninh trật tự:
- Tăng cường lực lượng an ninh trật tự tại các điểm diễn ra chương trình lễ hội để
đảm bảo cho lễ hội diễn ra an toàn, tạo sự an tâm cho người dân, du khách trong và
ngoài nước đến tham gia lễ hội.
- Đảm bảo trật tự an toàn xã hội và an toàn giao thông các đường bộ và đường thuỷ
nội địa, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách và nhân dân ở các điểm dịch vụ du
lịch, tăng cường công tác bảo vệ nội bộ trong tình hình mới.

2.3 Về công tác truyền thông:
- Đẩy mạnh các công tác tuyên truyền, quảng bá Lễ hội.
- Đồng thời thông qua “Lễ hội Lăng Cô huyền thoại biển ”, nên mời các
Đài tuyền hình địa phương và trung ương như HTV, VTV đến truyền hình trực tiếp
tạo thuận lợi cho việc phát triển du lịch lâu dài. Qua đó khách du lịch trong nước
và ngoài nước sẽ quan tâm nhiều hơn tạo tiền đề cho các lễ hội trong thời gian tới.

25


×