Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

BÁO CÁO CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH MỚI ĐIỀU CHỈNH PHÍ THAM QUAN TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.56 KB, 32 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN KHẮC PHỤC TRỞ NGẠI NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ CÁC KHU BẢO TỒN VIỆT NAM (PA)

BÁO CÁO CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG
VÀ THỰC HIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH MỚI
ĐIỀU CHỈNH PHÍ THAM QUAN
TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ

Hà Nội - Hải Phòng, tháng 8/2015

1


MỤC LỤC
TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................. 4
Lời mở đầu ........................................................................................................ 5
Phương pháp tiếp cận. ....................................................................................... 5
1. Bối cảnh chung: ......................................................................................... 7
2. Quy trình thủ tục điểu chỉnh phí tham quan tại VQG Cát Bà ...................... 8
2.1. Các bước xây dựng đề xuất cơ chế tài chính mới. ................................. 8
2.2. Quy trình thực hiện các bước từ khi chuẩn bị dự thảo cho đến khi thực
hiện đề án Điều chỉnh phí vào cửa VQG CB. ............................................... 9
2.2.1.Giai đoạn chuẩn bị đề án .................................................................. 9
Bước 1: Trao đổi để dạt được sự nhất trí cho xây dựng đề án .................. 9
Bước 2: Chỉ đạo xây dựng đề án ............................................................. 11
Bước 3: Chuẩn bị xây dựng dự thảo đề án .............................................. 11
Bước 4. Xây dựng và trình dự thảo đề án ................................................ 12
2.2.2.Giai đoạn xem xét phê duyệt đề án .................................................... 13
Bước 5. Tiếp thu ý kiến của các Sở chuyên ngành. ................................. 13
Bước 6. Trình dự thảo 3 đề án để cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.


.................................................................................................................. 14
2.2.3.Giai đoạn thực hiện đề án. .................................................................. 17
Bước 7. Triển khai Đề án ......................................................................... 17
2.3. Những thuận lợi, khó khăn hạn chế khi đi vào thực hiện cơ chế tài
chính mới được phê duyệt. .......................................................................... 20
2.3.1.Nguồn nhân lực. .............................................................................. 20
2.3.2.Về tài chính ..................................................................................... 20
2.3.3. Về cơ chế tổ chức. .......................................................................... 21
2.3.4. Phân chia lợi ích từ nguồn thu tài chính ....................................... 21
2.3.5.Ổn định nguồn ngân sách hàng năm TP HP cấp ........................... 22
2.3.6.Tỷ lệ các mức chi từ thu phí tham quan .......................................... 22
2.4.Các giải pháp khắc phục khó khăn ........................................................ 23
3.Bài học kinh nghiệm trong thực hiện cơ chế tài chính mới ......................... 24
3.1.Nguồn tài chính được phép thực hiện đã tăng so với trước đây như thế
nào ............................................................................................................... 24
3.2. Sử dụng Nguồn tài chính mới .............................................................. 25
3.3.1.Quản lý phí tham quan thu được .................................................... 25
3.3.2.Sử dụng phí tham quan thu được. ................................................... 26
3.3.3.Những cản trở cần khắc phục. ........................................................ 26
2


4. Ý kiến của VQG khi đề xuất và áp dụng cơ chế tài chính mới ............... 27
4.1. Tầm quan trọng của cơ chế tài chính mới đối với VQG CB ............. 27
4.2. Hỗ trợ của hiệu quả của dự án PA, Bộ TNMT. ................................. 28
4.3. Kinh nghiệm về áp dụng cơ chế tài chính mới để chia sẻ với các VQG
khác 29
PHỤ LỤC: Các văn bản liên quan .................................................................. 30
Bảng
Bảng 1 Các khó khăn thách thức trong quá trình điều chỉnh phí tham quan

VQG Cát Bà .................................................................................................... 23
Sơ đồ
Sơ đồ 1 Tóm tắt Quy trình thủ tục thực hiện Đề án Điều chính phí tham quan
VQG Cát Bà, TP Hải Phòng ........................................................................... 19
Biểu đồ
Biểu đồ 1Mức thu phí tham quân bình quân triệu đồng/tháng ....................... 25

3


TỪ VIẾT TẮT

CB
DLST
ĐDSH
HĐND
HP
KT NS
NNPTNT
PA
QH
TC
TNMT
TP
UBND
VQG
VHTTDL

Cát Bà
Du lịch sinh thái

Đa dạng sinh học
Hội đồng nhân dân
Hải Phòng
Kinh tế Ngân sách
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Dự án Khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các
khu bảo tồn tại Việt Nam
Quốc hội
Tài chính
Tài nguyên môi trường
thành phố
Ủy ban nhân dân
Vườn quốc gia
Văn hóa – Thể thao-Du lịch

4


Lời mở đầu
Báo cáo chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng và thực hiện cơ chế tài chính
mới về điều chỉnh phí tham quan VQG CB là một trong các hoạt động dự án
Khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các khu bảo tồn tại
Việt Nam (Dự án PA) do Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ quản
dự án.
Mục tiêu của Báo cáo chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng và thực hiện cơ
chế tài chính về tăng nguồn thu tại Cát Bà là tổng hợp các bài học thực tế
trong quá trình xây dựng và thực hiện cơ chế tài chính thông qua Đề án điều
chỉnh thu phí tham quan VQG Cát Bà.
Phạm vi của báo cáo này tập trung vào mô tả và phân tích những quy
trình đã thực hiện từ khi xây dựng đề án đến khi đề án được cấp có thẩm

quyền phê duyệt để đi vào triển khai tới tháng 6 năm 2015. Báo cáo này
không đi sâu vào mô tả các nội dung chi tiết trong hoạt động như nội dung
hay kết luận các cuộc họp, các hội thảo hay nội dung các văn bản liên quan.
Phương pháp tiếp cận.
Báo cáo này được xây dựng trên cơ sở phương pháp tiếp cận tổng hợp
hệ thống cơ chế thể chế quản lý hành chính hiện nay tại Việt Nam. Các
phương pháp cụ thể như sau:
- Nghiên cứu tại chỗ. Nghiên cứu tại chỗ được thực hiện ngay từ đầu để
hiểu rõ yêu cầu của báo cáo, từ đó xác định các nguồn thông tin cần
thiết. Các nội dung thông tin này bao gồm: vị trí pháp lý của VQG CB
trong hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước tại TP HP; Chức
năng và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý liên quan; Thu thập và
nghiên cứu toàn bộ các văn bản pháp quy (thông báo, quyết định, tờ
trình…) được các cơ quan có liên quan ban hành trong quá trình xây
dựng và thực hiện Đề án, từ đó để xác định trình tự các bước đã triển
khai. Các thông tin này được khai thác từ các nguồn khác nhau như từ
Dự án PA, từ VQG CB… kể cả nguồn trên các websites.
- Khảo sát thực địa: Để có thêm các thông tin cần thiết và xác định các
thông tin đã có, tư vấn đã tiến hành đi làm việc tại VQG CB, gặp gỡ
lãnh đạo và cán bộ của VQG để trao đổi sâu các nội dung liên quan,
đồng thời thu thập thêm các thông tin liên quan về phân cấp tại địa
phương trong việc ra quyết định và quản lý các nguồn tài chính đối với
5


VQG Cát Bà, các thủ tục và quy trình cụ thể trong việc giải quyết một
vấn đề có tính pháp quy ở địa phương…từ đó hiểu rõ hơn về kết quả
của đề án đã đạt được.
- Phỏng vấn - Tham vấn từ xa: ngoài các cuộc gặp trực tiếp, tư vấn đã
tiến hành phỏng vấn, trao đổi, tham vấn thêm ý kiến, trao đổi tài liệu

của các cán bộ của Dự án PA, và VQG CB về các vấn đề liên quan.
Các trao đổi này chủ yếu thông qua trên kênh điện thoại và thư điện tử.

6


1. Bối cảnh chung:
Vườn quốc gia Cát Bà (VQG CB) được thành lập theo Quyết định số
79/CT ngày 31 tháng 3 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Thủ tướng Chính phủ). Về mặt hành chính, hiện nay UBND TP Hải Phòng
giao Sở NNPTNT TP HP quản lý trực tiếp VQG CB.
Vườn quốc gia Cát Bà nằm trên đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, thành
phố Hải Phòng (TP HP). VQG Cát Bà ở phía đông và cách thành phố Hải
Phòng khoảng 60 km, trong đó đường biển là 55 km (theo đường tàu cao
tốc), hay 5 km (đi phà nếu đi ô tô). Bình quân phải mất 3 tiếng để đi từ VQG
CB đến TP HP, nơi đặt trụ sở các cơ quan quản lý của TP HP.
Diện tích của VQG CB là 17.362,96 ha, trong đó phần đất trên đảo là
10.912,51 ha, và phần biển là 5.450,45 ha. VQG CB chiếm trên 90% diện
tích trên đảo của đảo Cát Bà huyện Cát Hải và trên 70% diện tích biển của
đảo Cát Bà.
VQG CB là đơn vị sự nghiệp có thu. Nguồn tài chính để duy trì cho các hoạt
động của VQG CB gồm có ngân sách được TP HP phân bổ hàng năm, nguồn
thu từ bán vé vào cửa tham quan, thu từ dịch vụ du lịch sinh thái trong VQG
CB, thu từ cho thuê địa điểm đặt trạm thu phát viễn thông. Nguồn ngân sách
nhà nước cấp và mức thu phí tham quan, dịch vụ du kịch sinh thái của VQG
Cát Bà đều do UBND TP HP phê duyệt.
Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho VQG CB đóng vai trò quan trọng,
nhưng còn thiếu so với nhu cầu nhiệm vụ bảo tồn thiên nhiên được giao. TP
HP có nhiều mục tiêu phát triển cần đầu tư nên nguồn ngân sách cấp cho
VQG CB trong các năm qua chưa đáp ứng được các nhu cầu bảo tồn và phát

triển tại đây, trong bối cảnh áp lực do người đến đảo Cát Bà làm ăn và du lịch
đang tăng nhanh.
Mức phí vé tham quan vào cửa là một nguồn tài chính quan trọng của
VQG Cát Bà. Mức phí này được UBND TP HP phê duyệt và thực hiện từ
2006 đến 2014. Với mức lạm phát bình quân 6-7% /năm trong gần 10 năm
qua, mức phí vé vào cửa này đã trở nên thấp so với mặt bằng giá chung của
xã hội, và không bảo đảm nhu cầu chi phí cho bảo tồn đa dạng sinh học tại
VQG, nhất là khi lượng khách du lịch đến đảo Cát Bà đã tăng hơn hai lần, từ
64.000 người năm 2006 lên gần 145.000 người năm 2014, và có xu thế tiếp
tục tăng trong các năm tới, gây áp lực ngày càng lớn đến công tác bảo tồn của
VQG CB.
7


Do vậy việc điều chỉnh phí vé tham quan tại VQG CB là một nhu cầu
cấp thiết. Đây cũng là một phương án có tính khả thi và cần thiết để bổ sung
nguồn thu tài chính nhằm thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ bảo tồn thiên nhiên
và đa dạng sinh học tại đây.
Từ năm 2011, lãnh đạo VQG CB đã có kế hoạch đề xuất tăng phí tham
quan. Tới cuối năm 2012, tại buổi làm việc với Bí thư Thành ủy Hải Phòng ra
thăm VQG CB, VQG CB đã có kiến nghị về việc TP HP xem xét điều chỉnh
thu phí tham quan VQG Cát Bà. Tuy nhiên sau đó việc TP HP xem xét điều
chỉnh phí tham quan VQG CB đã chưa được thực hiện do thiếu đề án cụ thể.
Tới tháng 2/2013, Bộ TNMT đã có công văn gửi UBND TP HP về việc
hỗ trợ thực hiện thí điểm tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ môi trường tại
VQG CB1. Từ thời điểm đó, việc chuẩn bị xây dựng đề án Điều chỉnh phí
tham quan VQG CB để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đã được thúc đẩy.
2. Quy trình thủ tục điều chỉnh phí tham quan tại VQG Cát Bà

2.1. Các bước xây dựng đề xuất cơ chế tài chính mới.

Quá trình xây dựng đề xuất cơ chế tài chính mới, cụ thể là đề án Điều
chỉnh phí tham quan VQG CB, được triển khai qua 3 giai đoạn chính là
(1) giai đoạn chuẩn bị, (2) thẩm định, phê duyệt và (3) thực hiện đề án.
- Giai đoạn chuẩn bị. Giai đoạn chuẩn bị bắt đầu từ khi VQG CB đề xuất
ý kiến với UBND TP HP tới khi có dự thảo đề án trình lên UBND TP
HP xem xét phê duyệt. Trong giai đoạn này VQG CB chủ động tiến
hành các hoạt động để có đươc bản đề án hoàn chỉnh. Giai đoạn này
kéo dài 14 tháng, từ 2/2013 đến 3/2014.
- Giai đoạn thẩm định, phê duyệt đề án. Giai đoạn này bắt đầu từ khi
UBND TP HP nhận được bản dự thảo đề án cho tới khi bản đề án được
UBND TP HP đồng ý cho thực hiện. Trong giai đoạn này, UBND TP
HP sẽ xem xét bản dự thảo đề án và ý kiến của các cơ quan quản lý
trước phi phê duyệt. Giai đoạn này kéo dài 6 tháng, từ tháng 3/2014
đến 8/2014.

1

Số 430/BTNMT-TCMT, ngày 5/2/2013. v/v triển khai dự án Khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả
quản lý của các KBT ở Việt Nam.

8


- Giai đoạn thực hiện đề án. Giai đoạn này bắt đầu từ khi bản đề án được
UBND TP HP phê duyệt cho tới khi đề án được thực hiện trên thực tế
một cách ổn định. Giai đoạn này kéo dài 8 tháng, từ 8/2014 đến
3/2015.
Quá trình thực hiện đề án điều chỉnh phí tham quan VQG CB được
hoàn thành trong thời gian từ 2/2013 đến 9/2014, tổng cộng là 19 tháng, với
sự tham gia của nhiều bên liên quan như Thành Ủy, Hội đồng nhân dân TP,

UBND thành phố Hỉa Phòng và huyện Cát Hải, các sở Tài chính, NNPTNT.
2.2. Quy trình thực hiện các bước từ khi chuẩn bị dự thảo cho đến khi thực
hiện đề án Điều chỉnh phí vào cửa VQG CB.
Các quy trình cụ thể thực hiện đề án Điều chỉnh phí tham quan VQG
CB qua 3 giai đoạn được phân tích cụ thể theo các bước như sau.
2.2.1.Giai đoạn chuẩn bị đề án
Giai đoạn chuẩn bị đề án điều chính phí tham quan VQG Cát Bà được
chính thức thực hiện từ tháng 2/2013 đến tháng 3/2014. Trong giai đoạn này,
VQG Cát Bà đã tiến hành các thủ tục chính như sau:
Bước 1: Trao đổi để dạt được sự nhất trí cho xây dựng đề án
Trao đổi tình hình và xin phép để cấp có thẩm quyền đồng ý cho xây
dựng đề án Điều chỉnh phí tham quan VQG CB là bước đi đầu tiên trong quá
trình xây dựng đề án này.
Mặc dù VQG CB do Sở NNPTNT quản lý, nhưng việc xây dựng đề án
Điều chỉnh phí tham quan VQG CB cần được UBND TP HP cho phép vì vấn
đề này có liên quan đến quy định về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền của thành
phố giải quyết. Tuy nhiên TP HP sẽ giải quyết vấn đề này khá lâu nếu không
được cấp cao hơn, tức là một cơ quan ở Trung ương đồng thuận và hỗ trợ.
Qua những trao đổi với nhiều cơ quan hữu quan, ý kiến của VQG CB
về điều chỉnh phí tham quan VQG CB nhằm tăng nguồn tài chính cho bảo tồn
đa dạng sinh học đã được Bộ Tài nguyên Môi trường xem xét và quyết định
hỗ trợ. Các thủ tục đã được thực hiện như sau:
(1) Trên cơ sở xem xét các yêu cầu của VQG Cát Bà, ngày 05/02/2013.
Bộ TNMT đã có công văn Số 430/BTNMT-TCMT gửi UBND TP HP
9


về việc triển khai dự án Khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả
quản lý của các KBT ở Việt Nam (Dự án PA) với nội dung cụ thể là
đề nghị lãnh đạo TP HP đồng ý cho phép thực hiện đề án thí điểm

tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ môi trường tại VQG CB.
(2) Sau 1,5 tháng kể từ khi có công văn của Bộ TNMT, ngày 21/3/2013
UBND TP HP đã trao đổi với các sở có liên quan như Tài chính và
NNPTNT, và có văn bản số 1727/UBND-NN gửi Thành ủy TP HP
báo cáo Thành ủy cho ý kiến chỉ đạo việc thực hiện đề án. Trước đó
Bí thư thành ủy HP có chuyến thăm VQG CB và nhận được đề nghị
của VQG CB về điều chỉnh phí tham quan, sau khi về Bí thư đã có
trao đổi với UBND TP HP về việc này.
(3) Thành ủy TP HP đả xem xét và , có văn bản số 154-TB/TU ngày
29/3/2013gửi UBND TP HP cho ý kiến chỉ đạo về việc lập đề án điều
chỉnh phí tham quan VQG CB. Văn bản này đồng ý việc xây dựng đề
án và yêu cầu theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước. Việc
Thành ủy có công văn trả lời sau 1 tuần cho thấy vấn đề này được sự
quan tâm chỉ đạo của TP. Tuy nhiên UBND TP HP không có thẩm
quyền xem xét quyết định về phí và lệ phí vì theo Pháp lệnh Phí và lệ
phí (Nghị định thi hành Pháp lệnh và lệ phí, Số 24/2006/NĐ-CP, ngày
06/6/2006) thì việc này do HĐND cấp tỉnh quyết định. Để thực hiện
đề án, UBND TP đã thực hiện các bước sau:
- Báo cáo HĐND TP HP về vấn đề xem xét điều chỉnh phí tham
quan VQG CB.
- Dự kiến trình HĐND TP HP xem xét tại phiên họp gần nhất.
- Dự thảo nội dung vấn đề để đưa vào Nghị quyết của HĐND TP
HP
(4) Tới đầu tháng 7/2003, HĐND TP HP họp phiên toàn thể bàn về phát
triển kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm 2013. Tại cuộc họp này, HĐND
TH HP đã xem xét vấn đề điều chỉnh phí tham quan VQG CB. Ngày
25/7/2013, HĐND TP HP có Nghị quyết số 04/2013/NQ-HĐND,
về bổ sung nhiệm vụ phát triển 6 tháng cuối 2013, trong đó có việc
xem xét điều chỉnh phí tham quan VQG CB. Quy trình này đã kéo dài
tới gần 4 tháng vì phải đưa ra trong cuộc họp của HĐND TP – trong

khi đó mỗi năm HĐND TP chỉ họp 2 lần vào tháng 7 và tháng 12
hàng năm.

10


Bước 2: Chỉ đạo xây dựng đề án
Sau khi có ý kiến của HĐND TP HP, lãnh đạo UBND TP HP đã chỉ
đạo xây dựng đề án điều chỉnh phí tham quan VQG CB theo các thủ tục như
sau:
(5) HĐND TP HP có Nghị quyết, ngày 11/10/2013, UBND TP HP đã
ra Thông báo số 337/TB-UBND về việc Hướng dẫn lập đề án điều
chỉnh phí tham quan VQG CB. Thông báo này giao Sở Tài chính
làm cơ quan chủ trì và phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng
đề án trình HĐND xem xét. Bước này kéo dài gần 3 tháng kể từ khi
có Nghị quyết của HĐND vì UBND TP phải cân nhắc lựa chọn cơ
quan triển khai theo đúng quy định về quản lý vấn đề tài chính.
(6) Ngay sau khi có quyết định của UBND TP, ngày 21/10/2013, Sở
Tài chính TP HP có văn bản số 1335/STC-GSC Hướng dẫn lập đề
án điều chỉnh phí tham quan VQG CB, đề nghị Sở NNPTNT chỉ
đạo xây dựng đề án và các sở ban ngành cho ý kiến đóng góp.
(7) Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Sở TC – là cơ quan được UBND TP
giao chủ trì về viêc này, Sở NNPTNT, cơ quan quản lý trực tiếp
VQG CB có ý kiến đề nghị VQG CB xây dựng dự thảo đề án theo ý
kiến chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền.
Bước 3: Chuẩn bị xây dựng dự thảo đề án
(8) Sau khi nhận được chỉ đạo của Sở NNPTNT, từ 11/2013, VQG
CB bắt đầu xây dựng dự thảo đề án Điều chỉnh phí tham quan VQG
CB với các hoạt động như sau:
-


Ký hợp đồng với Dự án PA Bộ TNMT về việc thực hiện Dự án
thí điểm xây dựng cơ chế tài chính bền vững từ dịch vụ hệ sinh
thái tại Vườn quốc gia Cát Bà trong thời gian 11/2013 –
12/2014, trong đó có xây dựng “ Đề án điều chỉnh phí tham quan
VQG Cát Bà”.

-

Thành lập Nhóm công tác: VQG CB bố trí 5 cán bộ trực tiếp
tham gia Nhóm công tác để theo dõi tiến độ xây dựng đề án,
trong đó giám đốc VQG CB trực tiếp chỉ đạo. Cụ thể như sau:

Họ tên
Hoàng Văn Thập

Chức vụ
Giám đốc

Nhiệm vụ
Chỉ đạo, quyết định mục tiêu,
11


Phạm Văn Thương
Vũ Văn Hường
Nguyễn Văn Hách

Hoàng Văn Cầu


-

nhiệm vụ đề án
PGĐ, phụ trách du Chỉ đạo xây dựng nôị dung đề án,
lịch, phụ trách dự chủ trì các cuộc họp tham vấn
án PA
Trưởng phòng Kế Đề xuất cơ chế sử dụng nguồn thu
hoạch – Tài chính
Phó giám đốc
Các số liệu thống kê du lịch
Trung tâm Du lịch Đề xuất mức phí cho các tuyến
tham quan
Thuyết minh giải trình mức phí
tham quan cho các tuyến
Trưởng ban du
Tổ chức các cuộc họp tham vấn
lịch
và tổng hợp ý kiến tham gia vào
Đề án
Tham gia xây dựng đề xuất mức
phí tham quan cho các tuyến.

Tuyển chọn tư vấn xây dựng đề án. Nhóm tư vấn 3 người từ
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đã được chọn để giúp
VQG CB xây dựng đề án.

Bước 4. Xây dựng và trình dự thảo đề án
(9)

Xây dựng Dự thảo đề án. Trong thời gian từ tháng 11/2013 đến

tháng 3/2014, nhóm tư vấn cùng làm việc với nhóm công tác để
xây dựng dự thảo Đề án điều chỉnh phí vào cửa VQG Cát Bà.
- Sau khi có dự thảo lần đầu, VQG CB tổ chức Hội thảo lần thứ
nhất vào tháng 1/2014 để lấy ý kiến góp ý vào bản dự thảo 1
của đề án. Tham dự Hội thảo có đại diện các đơn vị liên quan tại
Hải Phòng như UBND huyện Cát Hải, UBND các xã vùng đệm,
một số công ty du lịch, các sở NNPTNT, Tài chính, Tài nguyên
môi trường TP HPTại Hội thảo, các vấn đề được quan tâm góp ý
nhiều nhất là về căn cứ mức tăng phí, các phương án tăng phí và
kết cấu đề án.
- Nhóm tư vấn đã xem xét và tiếp thu ý kiến góp ý, đồng thời xây
dựng dự thảo 2 đề án theo hướng kết cấu đề án hợp lý hơn, các
căn cứ tính toán rõ rang hơn.
- Tháng 2/2014, VQG CB tổ chức Hội thảo góp ý vào bản dự thảo
2 của đề án. Tham gia Hội thảo có các đại biểu như tại Hội thảo
12


lần thứ nhất. Các đại biểu nhất trí với kết cấu đề án và đề xuất về
các mức phí điều chỉnh.
- Ngay sau Hội thảo, nhóm tư vấn đã khẩn trương tieps thu ý kiến
để hoàn chỉnh dự thảo. Tới cuối tháng 2/2014, bản dự thảo 2 Đề
án được hoàn chỉnh để trình cấp có thẩm quyền xem xét.
(10) Trình dự thảo đề án. Ngày 6/3/2014, VQG CB có Tờ trình số
95/TTr-VQGCB về việc xin phê duyệt Đề án điều chỉnh phí vào
cửa VQG CB. Tờ trình được gửi kèm theo dự thảo 2 Đề án tới Sở
Tài chính và Sở NNPTNT. Đồng thời sau đó gửi dự thảo đề án tới
Sở VH TT DL xin ý kiến.
2.2.2.Giai đoạn xem xét phê duyệt đề án
Trên cơ sở Tờ trình của VQG CB, các cơ quan chức năng có liên quan

của TP HP bắt đầu xem xét dự thảo đề án để phê duyệt theo quy trình sau.
Bước 5. Tiếp thu ý kiến của các Sở chuyên ngành.
(11) Các Sở góp ý kiến vào dự thảo 2 Đề án
- Ngày 27/3/2014, Sở VHTTDL có công văn số 284/SVHTTDLKHTC gửi VQG CB cho ý kiến góp ý vào đề án. Nội dung
chính là nhất trí đề xuất tăng thu phí tham quan; đề nghị xác
định cụ thể độ tuổi để miễn giảm giá vé; và nên cung cấp thêm
thông tin về thu chi của bộ phận thu phí trong giai đoạn 20112013.
- Tiếp đó, VQG Cát Bà nhận được công văn số 381/STC-GCS
ngày 31/3/2014 của Sở Tài chính về việc Ý kiến vào Đề án điều
chỉnh phí tham quan VQG CB. Sở TC đã ủng hộ việc điều
chỉnh phí tham quan và đề nghị giải trình rõ hơn về các tuyến
tham quan để áp dụng mức phí mới.
- Ngày 31/3/2014, Sở NNPTNT gửi công văn số 245/SNNKHTCS tới VQG CB góp ý kiến vào Đề án thu phí tham quan
VQG CB.
-

VQG CB đã tiếp thu ý kiến đóng góp, và chỉnh sửa lại thành dự
thảo 3 đề án. Nội dung chính của dự thảo 3 là đề xuất tăng từ 5
13


lên 11 tuyến tham quan, tăng mức thu phí lên gấp đôi với 2 mức
thu phí là 40.000 đ/người/lượt và 70.000 đ/người/lượt. Đồng
thời VQG CB cũng đã dự thảo Nghị quyết của HĐND TP HP
về việc Điều chỉnh thu phí tham quan VQG CB.
- Tới ngày 08/5/2014, VQG CB gửi văn bản số 189/VQGCTKHTC trình Sở Tư pháp về việc thẩm định dự thảo 1 Nghị
quyết điều chỉnh thu phí tham quan VQG CB trình HĐND TP
thông qua.
- Tuy nhiên do quy trình trình văn bản chưa đúng nên tới ngày
23/5/2014, Sở Tư Pháp cỏ văn bản số 21/BCTĐ-STP về Báo

cáo thẩm định Nghị quyết điều chỉnh thu phí tham quan VQG
CB. Văn bản trả lời có 2 ý chính là (i) về thủ tục hành chính thì
VQG CB không gửi văn bản trực tiếp lên các Sở hay UNDN TP,
mà cần gửi đến Sở NNPTNT là cơ quan chủ quản của VQG CB
để Sở NNPTNT báo cáo UBND TP trình HĐND TP quyết định.
(ii) Về mức phí điều chỉnh, Sở Tư pháp cho rằng nên chỉ có 1
mức thu là 40.000 đ/lượt/người theo Pháp lệnh phí và lệ phí.
(12) Hoàn chỉnh Dự thảo 3 Đề án để trình phê duyệt
- Trên cơ sở góp ý của Sở Tư Páp, ngày 13/6/2014, VQG CB có
văn bản số 244/BC-VQGCB gửi Sở NN PTNT về việc điều
chỉnh phí tham quan VQG CB kèm theo 2 tài liệu là dự thảo 3
Đề án trên cơ sở tiếp thu ý kiến các Sở, và dự thảo 2 Nghị quyết
HĐND về điều chỉnh phí tham quan. Nội dung đề án vẫn giữ 11
tuyến tham quan và 2 mức phí là 40.000 và 70.000 đ/lượt/người.
- Trong quá trình này, VQG CB đã làm việc và có công văn số
251a/VQGCB-KHTC ngày 18/6/2014, gửi Cty cổ phần thẩm
định giá và dịch vụ tư vấn HP về việc thẩm định giá để in vé
tham quan VQG CB với mức phí mới điều chỉnh. Lý do là giá in
vé vào cửa theo mức phí mới mới có mức trên 20 triệu đồng nên
phải được thẩm định xem mức giá đó có hợp lý không.
Bước 6. Trình dự thảo 3 đề án để cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
Sau khi tiếp thu ý kiến các Sở, dự thảo lần 3 đề án được chính thức gửi
tới Sở NNPTNT để trình lãnh đạo UBND TP HP xem xét quyết định. Quá
trình này đã trải qua nhiều thủ tục khác nhau.
14


(13) Lãnh đạo TP HP thẩm định dự thảo lần 3 Đề án.
- Sau khi nhận được tờ trình của VQG Cát Bà, Sở NNPTNT có
công văn số 82/TTr-SN ngày 19/6/2014, trình UBND TP HP về

việc điều chỉnh phí tham quan VQG CB. Dự thảo đề án vẫn giữ
đề xuất về 11 tuyến du lịch và 2 mức phí điều chỉnh là 40.000 và
70.000 đồng/người/lượt.
- Tiếp theo, UBND TP HP có công văn số 27/TTr- UBND ngày
24/6/2014 gửi HĐND TP HP về việc điều chỉnh phí tham quan
VQG CB, kèm theo 2 tài liệu là dự thảo 3 Đề án và dự thảo 2
Nghị quyết HĐND về điều chỉnh phí tham quan.
- Trước khi quyết định vấn đề này, HĐND TP HP đã xem xét và
giao Ban KT-NS HĐND TP HP thẩm định đề án. Ngày
27/6/2014, Ban KT-NS HĐND TP HP có giấy mời số 54/GMKTVNS, mời các cơ quan liên quan tham gia họp thẩm tra điều
chỉnh mức thu, quản lý, sử dụng phí tham quan VQG CB để
trình HĐND TP HP quyết định. Giấy mời gửi tới HĐND TP,
các Sở NNPTNT, VHTTDL, TC, TP, UBND huyện Cát Hải, VP
UBND TP HP.
- Ban KT-NS HĐND TP HP tổ chức cuộc họp vào ngày 3/7/2014
để thẩm định Đề án điều chỉnh phí tham quan VQG CB. Cuộc
họp kết luận (i) cần làm rõ mức phí tham quan các tuyến và (ii)
đề nghị các cơ quan có góp bằng văn bản gửi về Ban KT-NS
HĐND TP HP.
- Tiếp thu các ý kiến trong cuộc họp của Ban KT-NS HĐND TP
và để giải trình rõ hơn, ngày 9/7/2014, VQG Cát Bà gửi công
văn số 282/TTr-VQG CB tới Sở TC về việc Đề nghị thẩm định
Đề án điều chỉnh phí tham quan VQG CB, trong đó đã có chỉnh
sửa từ 11 lên 15 tuyến tham quan và giảm từ 2 xuống còn 1 mức
phí vào cửa là 40.000 đồng/người/lượt vì theo quy định của Bộ
Tài chính (Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của
Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm
quyền quyết định của HDND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương), HĐND cấp tỉnh chỉ có thẩm quyền quyết định mức phí
vào cửa dưới 40,000 đồng/người/lượt. Trường hợp đặc biệt cần

có văn bản thông nhất với Bộ Tài chính;
- Sau khi xem xét giải trình của VQG CB, Sở Tài chính có công
văn số 985/STC-GCS ngày 18/7/2014 gửi UBND TP, Sở
15


NNPTNT, VQG CB về việc góp ý kiến vào Đề án điều chỉnh phí
tham quan VQG CB. Sở TC đã góp ý cụ thể với các nội dung
chính là (i) đồng ý mức phí 40.000 đồng/người/lượt; (ii) để lại
100% tiền thu cho VQG CB; (iii) tỷ lệ phân bổ là chi 40% cho
Quỹ của VQG CB (90% cho bảo tồn, 10% cho quản lý), 60%
cho TT dịch vụ DL và GDMT (trong 60% này thì 30% chi phí
cho bán vé và hướng dẫn tham quan; 10% cho mua bảo hiểm
cho khách - 500 đ/vé, và in ấn vé; 40% nâng cấp cơ sở phục vụ
DLST; 15% đào tạo nâng cao năng lực cho các hướng dẫn viên;
5% chi quản lý).
- Tiếp thu ý kiến góp ý, nhóm tư vấn đẫ điều chỉnh đề án. Ngày
22/7/2014, VQG CB gửi Sở NNPTNT dự thảo 4 đề án điều
chỉnh phí tham quan VQG Cát Bà với 15 tuyến tuyến quan và
mức phí tham quan đề nghị tăng lên là 40.000 đồng/người/lượt,
và đề nghị Sở NNPTNT xem xét trình UBND TP HP quyết định
(công văn số 297/BC-VQGCB).
- Chỉ trong vài ngày, Sở NNPTNT đã có tờ trình gửi UBND Tỉnh
về việc đề nghị xem xét thông qua đề án (công văn số 106/TTrSNN 23/7/2014)
(14) Lãnh đạo TP HP xem xét thông qua đề án
- Theo thủ tục quy định, UBND TP HP có Tờ trình về việc điều
chỉnh thu phí tham quan VQG Cát Bà gửi HĐND TP xem xét
quyết định (Công văn số 37/TTr-UBND ngày 29/7/2014,).
- Đồng thời trong thời gian này, Ban Kinh tế và Ngân sách,
HĐND TP HP cũng có Công văn số 17/BC-KTVNS ngày

05/8/2014, gửi tới HĐND TP Hải Phòng về việc Báo cáo thẩm
tra điều chỉnh mức thu phí tham quan VQG CB. Trong công văn
này của Ban Kinh tế và Ngân sách, HĐND TP HP đã nhấn
mạng việc (i) đồng ý mức thu phí mới và (ii) đề nghị HĐND TP
HP cho thực hiện áp dụng mức phí mới từ 1/9/2014.
- Sau khi xem xét ý kiến các bên liên quan, Thường trực HĐND
TP Hải Phòng đã ra văn bản đồng ý việc điều chỉnh thu phí tham
quan VQG Cát Bà (Công văn số 122/HĐND-CTHĐND TP Hải
Phòng ngày 13/8/2014,) và đề nghị UBND TP HP chỉ đạo thực
hiện.

16


- Trên cơ sở ý kiến của HĐND TP HP, UBND TP Hải Phòng ra
Quyết định điều chỉnh thu phí tham quan VQG Cát Bà (Quyết
định số 1780/2014/QĐ-UBND TP Hải Phòng ngày 15/8/2014,).
Nội dung chính của Quyết định là (i) đồng ý tăng mức phí vào
tham quan VQG CB; (ii) để lại 100% tổng số phí thu được để
phục vụ công tác thu phí và bổ sung chi thường xuyên, chi
nhiệm vụ đặc thù, chi sửa chữa nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ
DLST và công tác bảo tồn, năng cao năng lực đội ngũ cán bộ,
(iii) quản lý sử dụng tiền phí theo TT 63/2002/TT-BTC ngày
24/7/2002 và TT 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006.
2.2.3.Giai đoạn thực hiện đề án.
Bước 7. Triển khai Đề án
(15) VQG CB quyết định điều chỉnh mức phí vào cửa
- Sau khi tiếp nhận quyết định của UBND TP Hải Phòng Ngày
20/8/2014, VQG CB có Thông báo chính thức về việc Điều
chỉnh thu phí tham quan VQG CB (Thông báo số 336/TB-VQG

CB), trong đó nêu rõ mức phí mới được áp dụng từ 01/9/2014.
- Từ 01/9/2014 đến khi xây dựng báo cáo này (6/2015), VQG CB
đã chuẩn bị các thủ tục như in vé vào cửa với mức phí mới, có
thông báo về áp dụng mức phí mới trên trang thông tin điện tử
của VQG CB và tại các điểm tham quan du lịch trong VQG CT;
đồng thời thực hiện thu mức phí mới.
Các phân tích mô tả trên cho thấy việc xây dựng và đưa vào áp dụng
cơ chế tài chính mới về điều chỉnh phí tham quan VQG CB đã kéo dài từ
tháng 2/2013 đến 9/2014.
Trong 19 tháng đó, đã trải qua 3 giai đoạn, 7 bước và 15 quy trình thủ
tục chính, với nhiều hoạt động đan xem nhau, và với sự tham gia của 8 đơn vị
từ cấp lãnh đạo cao nhất của TH HP tới UBND huyện Cát Hải.
Quy trình thực hiện đề án điều chỉnh phí tham quan VQG Cát Bà được
mô tả tóm tắt theo Sơ đồ sau. Các mô tả ở đây chỉ trình bày các mối quan hệ
chính được thể hiện bằng các văn bản.

17


Còn có rất nhiều các cuộc gặp, các trao đổi khác giữa các đối tác trong
quá trình xây dựng đề án, nhưng không được mô tả vì:
- Số lượng các cuộc trao đổi rất nhiều (gặp gỡ trong các cuộc họp khác,
gọi điện, gửi thư điện tử, gửi tài liệu….) khó có thể mô tả hết.
- Các trao đổi này thường xảy ra giữa các cá nhân nên không ghi chép
lại bằng văn bản, khó thống kê theo thời gian và nội dung trao đổi. Một
số trao đổi có thể tế nhị vì mang tính công tư xem kẽ.
- Thời gian của nghiên cứu này không cho phép có đủ quỹ thời gian để
thu thập lại hết các cuộc trao đổi.
- Tuy nhiên việc không mô tả hết các cuộc trao đổi mà không có văn bản
ghi lại cũng ít ảnh hưởng tới yêu cầu của báo cáo này vì những tổng

hợp kết quả đạt được của cá trao đổi đã được thể hiện cuối cùng bằng
các văn bản pháp quy cho thấy đề án đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt để đưa vào áp dụng trên thực tế.

18


Sơ đồ 1 Tóm tắt Quy trình thủ tục thực hiện Đề án Điều chính phí tham quan VQG Cát Bà, TP Hải Phòng
Ghi chú
1.

Bộ TNMT

2.

Thành ủy TP HP

3.

1
2

3
4

UBND TP HP

HĐND TP HP

18

17

Ban KT NS

13
5
12

Sở Tài chính

16

Cty Thẩm định giá

Sở VHTTDL
6

Sở TNMT
11

Sở Tư pháp

8

6
20

14

10


9

UBND huyện Cát Hải
7

Nhóm Tư vấn
Các xã vùng đệm

19

13.
14.
15.
16.
17.

15

VQG CB

7.
8.
9.
10.
11.
12.

19


Sở NN PTNT

4.
5.
6.

Các đơn dị du
lịch tại huyện
Cát Hải

18.
19.
20.

Bộ TNMT gửi đề xuất tới
UBND TP HP
UBND TP HP Báo cáo
Thành Ủy đồng ý
Thành ủy chỉ đạo HĐND
đưa vào Nghị quyết
HĐND có Nghị quyết
UBND giao Sở TC chủ trì
Sở TC đề nghị Sở NN và
VQG xây dựng Đề án
Góp ý dự thảo 1 Đề án
VQG xin ý kiến dự thảo 1
Góp ý của Sở Tư Pháp
VQG trình Sở NN Dự thảo
2
VQG thẩm định giá in vé

Sở NN trình UBND dự thảo
2
UBND gửi Ban KT-NS
HĐND thẩm định dự thảo 2
Sở TC góp ý Dự thảo 3
VQG trình Sở NN dự thảo 4
Sở NN trình UBND dự thảo
4
UBND trình HĐND dự
thảo 4
HĐND có Nghị quyết
UBND ra Quyết định
VQG được áp dụng phí
tham quan mới


2.3. Những thuận lợi, khó khăn hạn chế khi đi vào thực hiện cơ chế tài
chính mới được phê duyệt.
Thông thường các VQG tại Việt Nam thường đề xuất ý kiến với cấp có
thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến vốn đầu tư, cơ chế quản lý và cơ
chế tài chính.
Cấp có thẩm quyền sẽ xem xét, đưa vào kế hoạch hoạt động, xây dựng
đề án và quyết định.
Việc một VQG chủ động đứng ra xây dựng đề án về cơ chế tài chính
mới để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt ít xảy ra. Do đó, VQG CB huy
động các nguồn lực và đứng ra xây dựng đề án chi tiết về Điều chỉnh phí
tham quan VQG để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cho thực hiện là một
thí điểm có tính đi đầu và là kinh nghiệm để chia sẻ.
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng và thực hiện đề
án này cho thấy nổi lên những vấn đề sau:

2.3.1.Nguồn nhân lực.
Trong quá trình xây dựng đề án điều chỉnh phía tham quan VQG CB,
cần có đủ cán bộ để soạn thảo các văn bản.
-

Các cán bộ của VQG CB chủ yếu là cán bộ kỹ thuật, am hiểu tình hình
địa phương, nhưng thiếu cán bộ có kỹ năng để xây dựng các đề án về
tài chính. 2 trong 5 cán bộ trong Nhóm công tác là quản lý, có quan hệ
và am hiểu thủ tục địa phương; còn các cán bộ khác có khả năng
chuyên môn nhiều hơn. Việc thuê chuyên gia tư vấn đã giúp VQG CB
có cơ hội đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự thảo đề án;

- Các tư vấn từ Trường Nông Lâm Thái Nguyên tuy có trình độ chuẩn bị
đề án theo yêu cầu đề ra, nhưng ít am hiểu tình hình và các mối quan
hệ tại địa phương, ít hiểu biết về bộ máy tổ chức và các quy định của
TP HP nên ít có tác động tới tiến độ xem xét và phê duyệt đề án.
2.3.2.Về tài chính
Việc chi phí xây dựng đề án, tổ chức các hội thảo hay cuộc họp để xét
duyệt, in ấn, đi lại từ đảo Cát Bà về TP HP cần có nguồn kinh phí khá lớn.
20


- Tuy nhiên VQG CB không có nguồn tài chính cho việc này và ngân
sách hàng năm của TP HP cấp cho VQG CB cũng không có khoản chi
cho xây dựng đề án điều chính phí tham quan. Do vậy mặc dù đã có ý
tưởng xin được điều chỉnh phí tham quan, nhưng VQG Cát Bà không
đủ kinh phí để xây dựng đề án chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê
duyêt; Ngân sách của TP HP cũng hạn chế nên không có nguồn ngân
sách cho việc này.
- Hỗ trợ từ dự án PA của Bộ TNMT. Nguồn tài chính của dự án PA đã

đóng vai trò xúc tác để đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị và phê duyệt đề án.
Tuy nhiên các thủ tục quản lý nguồn hỗ trợ khác với quản lý nguồn
ngân sách nên các cán bộ của VQG CB cũng gặp một số hạn chế ban
đầu như lưu giữ chứng từ, thống kê sổ sách, báo cáo tài chính theo mẫu
của dự án.
2.3.3. Về cơ chế tổ chức.
VQG CB là một đơn vị sự nghiệp do nhà nước thành lập, do đó VQG
CB không có thẩm quyền tự quyết định mức phí tham quan; mà phải do
HĐND TP HP quyết định.
- Mức độ am hiểu của các đối tác liên quan. Các thủ tục hành chính để
trình và thông qua một đề án mất khá nhiều thời gian và cần có sự nỗ
lực, ủng hộ lớn của các đối tác. Nhất là trong điều kiện một số cán bộ
có liên quan ở một số đơn vị có liên quan tới quyết định đề án, nhưng
lại thiếu thông tin và hiểu biết thực tế về tình hình phát triển, quản lý
và ngân sách của VQG CB.
- Cần có sự ủng hộ chấp thuận của cơ quan cao nhất. Sự quan tâm và
ủng hộ của Thành ủy TP Hải Phòng đối với đề án có tầm quan trọng
đặc biệt; đây là định hướng chỉ đạo có tác động huy động sự tham gia
có trách nhiệm của mà các đối tác vào quá trình xây dựng đề án.
2.3.4. Phân chia lợi ích từ nguồn thu tài chính
Do điều kiện thực tế tại địa phương, nguồn thu tài chính từ phí tham
quan VQG CB được thỏa thuận phân chia giữa VQG CB và UBND TT Cát
Bà. Việc tăng phí tham quan dẫn tới tăng nguồn thu đã nảy sinh ra một số yêu
cầu điều chỉnh phân chia lợi ích, cụ thể như sau:
21


-

3/9/2014, UBND huyện Cát Bà gửi công văn cho VQG CB về việc

tham gia ý kiến Đề án điều chỉnh mức thu và quản lý phí tham quan
danh lam thắng cảnh huyện Cát Bà. Trong 15 tuyến tham quan, có một
số tuyến được giao do UBND TT Cát Bà, huyện Cát Hải thu phí, và
UBND huyện Cát Hải muốn điều chỉnh mức trích nguồn thu lại cho
VQG Cát Bà từ 20% xuống còn 10-15%.

-

Ngày 4/9/2014, VQGCB trả lời UBND huyện Cát Hải về việc tham gia
ý kiến Đề án điều chỉnh mức thu và quản lý phí tham quan danh lam
thắng cảnh huyện Cát Hải (Số 368/VQGCB-TCHC), trong đó VQG CB
đề nghị huyện Cát Hải giữ nguyên mức trích 20% nguồn thu cho VQG
CB.

2.3.5.Ổn định nguồn ngân sách hàng năm TP HP cấp
-

Quyết định của UBND TP về điều chỉnh phí tham quan VQG CB có
nói rõ “Để lại 100% tổng số phí thu được để phục vụ công tác thu phí
và bổ sung chi thường xuyên, chi nhiệm vụ đặc thù, chi sửa chữa nâng
cấp cơ sở hạ tầng phục vụ DLST và công tác bảo tồn, năng cao năng
lực đội ngũ cán bộ”. Tuy nhiên trên thực tế thực hiện có thể có khó
khăn.

-

Nguồn ngân sách hàng năm TP HP cấp cho VQG CB có thể bị điều
chỉnh giảm đi tương đương với thu nhập tăng thêm từ điều chỉnh phí
tham quan. Hiện nay VQG CB đang xác định lại vấn đề này.


2.3.6.Tỷ lệ các mức chi từ thu phí tham quan
Tỷ lệ này được xác định là “chi 40% cho Quỹ của VQG CB (90% cho
bảo tồn, 10% cho quản lý), 60% cho TT dịch vụ DL và GDMT (30% bán vé
và hướng dẫn tham quan; 10% cho bảo hiểm cho khách là 500 đ/vé, và in ấn
vé; 40% nâng cấp cơ sở phục vụ DLST; 15% đào tạo nâng cao năng lực cho
các hướng dẫn viên; 5% chi quản lý)”.
Tuy nhiên hiện nay nguồn thu phí tham quan được hòa chung với ngân
sách của VQG CB nên chưa có điều kiện kiểm tra xác định chính xác tỷ lệ
chi trên thực tế có bảo đảm như quy định không.

22


2.4.Các giải pháp khắc phục khó khăn
Đề án điều chỉnh phí tham quan VQG Cát Bà được chuẩn bị và được
cơ quan có thẩm quyền xem xét, thông qua trong thời gian 19 tháng, từ
02/2013 đến 8/2014, và đi vào thực hiện từ 9/2014.
Để đề án điều chỉnh phí tham quan được chấp thuận và áp dụng, VQG
CB đã khắc phục nhiều khó khăn ngay từ ban đầu. Có thể tóm tắt như sau.
Bảng 1 Các khó khăn thách thức trong quá trình điều chỉnh phí tham
quan VQG Cát Bà
Hiện trạng
Cụ thể xin
thực hiện các
ý kiến cơ
giải pháp
quan nào?
(Đang xin ý
kiến cấp trên
hay

Đang thực
hiện,..)
Đã hoàn thành VQG CB
nhiệm vụ
quyết định

Khả năng
khi nào
được chấp
nhận để
thực hiện

Tư vấn đã dự
thảo đề án

VQG CB
quyết định

Tư vấn đã
hoàn thành
nhiệm vụ

Phối hợp có
hiệu quả

VQG CB
quyết định

Được dự án
PA Bộ TNMT

đồng ý hỗ trợ

Chỉ đạo của 29/3/2013
Thành ủy
đồng ý

Đề nhgị
UBND TP HP
chấp thận

Lãnh đạo tỉnh
đồng ý thí
điển đề án

Chấp thuận
của HĐND
và UBND
TP

11/10/2013
đồng ý

Cung cấp kịp
thời các tài
liệu liên quan
tới các cơ
quan
Mời tham dự
các cuộc họp,
hội thảo để

tranh thủ sự

Các dự thảo
đề án đều
được gửi đầy
đủ

Thành ủy
HĐND TP
Ban KT-NS
UBND TP
Sở NN
Sở TC
Sở TNMT
Sở
VHTTDL

HĐND và
UBND có
công văn
chấp thuận

Lãnh đạo
cao nhất địa
phương
quan tâm
Là cấp
quản lý
hành chính
chung trên

địa bàn
UBND là
cơ quan
lãnh đạo và
quyết định

Các Sở đã
gửi ý kiến
đóng góp
vào đề án

Các Sở
chuyên
ngành là cơ
quan tham

Các khó
khăn, thách
thức

Các sáng
kiến, đề xuất,
giải pháp để
khắc phục
khó khăn

Cán bộ VQG
thiếu kỹ năng
xây dựng đề
án


Thành lập
Nhóm công
tác do Giám
đốc phụ trách
Thuê tư vấn
hỗ trợ xây
dựng đề án
Phối hợp chặt
chẽ với Nhóm
công tác
Liên hệ với
Bộ TNMT

Tư vấn ít am
hiểu thủ tục
địa phương
Thiếu nguồn
kinh phí xây
dựng đề án

Trình phê
duyệt qua
nhiều cấp,
nhiều cơ
quan

Các đối tác
hiểu được tình
hình thực tế

của đề án
23

Lý do phải
xin ý kiến
cấp trên


Các khó
khăn, thách
thức

Các sáng
kiến, đề xuất,
giải pháp để
khắc phục
khó khăn

Hiện trạng
thực hiện các
giải pháp
(Đang xin ý
kiến cấp trên
hay
Đang thực
hiện,..)

ủng hộ

Phối hợp

phân chia
nguồn thu từ
phí du lịch
với huyện
Cát Hải

Nguồn ngân
sách có thể
bị cắt giảm
Bảo đảm các
tỷ lệ chi từ
thu phí tham
quan

Phân chia rõ
ràang việc
quản lý các
tuyến du lịch
và mức thu
phí tham quan
Thỏa thuận về
tỷ lệ phân chia
nguồn thu phí
tham quan
Bám sát quyết
định của
UBND là
khoản thu “bổ
sung cho chi”
Xác định các

tỷ lệ theo đề
án

Đã xác định
trác nhiệm
quản lý và thu
phí các tuyến
du lịch
Đang thương
thảo về điều
chỉnh tỷ lệ
điều tiết
Đang làm rõ
trong kế
hoạch ngân
sách hàng
năm
Cập nhật
thông tin theo
dõi riêng

Cụ thể xin
ý kiến cơ
quan nào?

Khả năng
khi nào
được chấp
nhận để
thực hiện


Lý do phải
xin ý kiến
cấp trên

Sở Tư pháp
UBND
huyện Cát
Hải
UBND
huyện Cát
Hải

Đề án được
thông qua
vào 8/2014.

mưu
UBND
trước khi
quyết định
Tham gia
quản lý du
lịch VQG

UBND
huyện Cát
Hải
Sở Tài
chính


Đang trao
đổi. Dự
kiến cuối
2015
Cuối năm
2015

VQG CB

Cuối 2015

Đã thống
nhất

Tham gia
quản lý du
lịch VQG
Sở TC là cơ
quan thẩm
định kế
hoạch ngân
sách
VQG CB tự
quyết định

3.Bài học kinh nghiệm trong thực hiện cơ chế tài chính mới
3.1.Nguồn tài chính được phép thực hiện đã tăng so với trước đây như thế
nào
Tiền thu phí tham quan VQG Cát Bà đã tăng đáng kể sau khi đề án

điều chỉnh phí tham quan được thực hiện từ 9/2014.
Năm 2013, tổng mức thu phí tham quan đạt 754 triệu đồng; năm 2014
đã tăng lên 1030 triệu đồng, bằng 136,6% năm 2013. Ước tính mức thu năm
2015 là 1200 triệu đồng, tăng 159,2% so năm 2013.
Tính bình quân theo tháng cho thấy năm 2013 thu 62,8 triệu
đồng/tháng. Trong 8 tháng đầu năm 2014 (từ tháng 1 đến tháng 8), trước khi
24


thực hiện mức phí mới, tổng thu phí tham quân là 690 triệu đồng, bình quân
86,3 triệu đồng/tháng;
Trong 4 tháng cuối năm 2014 theo mức phí mới đã thu được 340 triệu
đồng, binh quân 85 triệu đồng/tháng. trong 6 tháng đầu năm 2015 mức thu
đạt 655 triệu đồng, bình quân là 109 triệu đồng/tháng.
Đồ thị cho thấy mặc dù tổng thu phí tham quân 6 tháng đầu năm 2015
bằng 174% so với bình quân tháng năm 2013 khi chưa áp dụng mức phí mới.
Biểu đồ 1Mức thu phí tham quân bình quân triệu đồng/tháng

3.2. Sử dụng Nguồn tài chính mới
3.3.1.Quản lý phí tham quan thu được
Đề án điều chỉnh phí tham quan VQG CB được UBND TP HP thông
qua đã cho phép VQG CB được giữ lại 100% phí thu được để quản lý và sử
dụng. Quyết định của UBND TP HP nêu rõ:
-

Để lại 100% tổng số phí thu cho VQG CB quản lý

- Phí thu được dùng để phục vụ công tác thu phí và
25



×