Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số kinh nghiệm về xây dựng và sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. THIỆU HÓA 1.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.86 KB, 18 trang )

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n LÞch Sö
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, công tác cải cách giáo dục nói chung, cũng như dạy
học lịch sử nói riêng đã đạt được một số kết quả nhất định. Điều quan trọng là
đã xác định đúng vị trí, vai trò của bộ môn lịch sử trong quá trình giáo dục thế
hệ trẻ, thể hiện qua sự thay đổi chương trình SGK của Bộ GD-ĐT đã có nhiều
thay đổi về nội dung chương trình, về số lượng câu hỏi và bài tập, bài thực hành,
sơ đồ, biểu đồ, bản đồ những thay đổi đó nhằm mục đích nâng cao chất lượng
giáo dục, nhằm góp phần làm cho học sinh hiểu sâu sắc quá khứ, phấn đấu cho
sự nghiệp phát triển chung của đất nước trong tương lai.
Tuy nhiên, bên cạnh những điều đã làm được vẫn còn một số giáo viên
chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ cải cách giáo dục là đạo tạo những
con người phát triển toàn diện. Qua tìm hiểu thực tế ở các trường phổ thông, có
nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này: Về kinh tế, quan niệm xã hội, điều
kiện học tập Song nguyên nhân cơ bản cần phải đề cập là điều kiện dạy học ở
trường phổ thông hiện nay, đặc biệt là ở các trường nông thôn, miền núi.
Làm thế nào để nâng cao chất lượng học và dạy môn lịch sử điều đó phần
lớn phụ thuộc vào giáo viên và mỗi giáo viên tâm huyết với nghề, đều luôn tìm
tòi sáng tạo để có những phương pháp hay nhất truyền thụ kiến thức cho học
sinh.
Để có một bày giảng lịch sử đầy đủ, giáo viên phải tìm hiểu và tham khảo,
chuẩn bị nhiều khâu như: đọc tài liệu, chuẩn bị đồ dùng trực quan trong đó
bản đồ lịch sử là một trong những khâu chuẩn bị thiết yếu . Chính vì vậy ở đề tài
này tôi muốn đề cập đến vấn đề “ Xây dựng và sử dụng bản đồ trong dạy học
lịch sử ở trường phổ thông ”.
2. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở nhìn thẳng vào thực trạng dạy và học môn Lịch sử hiện nay,
chúng ta cần xác định rõ nguyên nhân, từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể
nhằm đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng và hiệu quả bộ
môn.



1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n LÞch Sö
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm bộ môn Lịch sử ở trường
phổ thông, qua đề tài này tôi muốn đóng góp một số kinh nghiệm của mình
trong việc xây dựng và sử dụng bản đồ với mục đích:
- Giúp học sinh chủ động lĩnh hội và vận dụng kiến thức trong học
Lịch sử.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử.
- Tăng cường tính trực quan, hình ảnh, khả năng gây xúc cảm về
các hiện tượng, sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử đối với học sinh.

2
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n LÞch Sö
II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luậ của đề tài
Tình hình thế giới và trong nước đang có nhiều biến động sâu sắc, điều
này ảnh hưởng không nhỏ tới việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Làm thế
nào để giúp cho học sinh hiểu biết sâu sắc lịch sử của quá khứ, củng cố lòng tin
và xây dựng tình cảm đúng đối với sự kiện, hiện tượng lịch sử đã học, với hiện
tại, tương lai. Điều này phụ thuộc phần lớn việc lựa chọn nội dung, hình thức và
phương pháp dạy học của giáo viên .
Hiện nay ở tất cả các trường phổ thông vấn đề được đặt lên hàng đầu là
nâng cao chất lượng dạy học, không chỉ trong từng giờ giảng mà là trong cả quá
trình dạy học, để làm sao cung cấp cho học sinh một hành trang kiến thức cơ
bản, khoa học ở trường phổ thông. Và để đạt được mục đích đó thì các phương
tiện dạy học đều phải được huy động vận dụng vào quá trình giảng dạy của giáo
viên.
Dạy học lịch sử là một khó khăn, bởi phải làm thế nào để gây cho học
sinh hứng thú học tập và nhận biết được lịch sử đúng đắn . Điều quan trọng là

hiện nay một phần nào đó khoa học lịch sử không được học sinh chú trọng và
say mê học, nên nếu giờ giảng tẻ nhạt sẽ làm cho học sinh mất hết hứng thú. Vì
vậy một vấn đề đặt ra là làm thế nào giảng dạy cho học sinh những kiến thức cơ
bản của lịch sử để học sinh không cảm thấy khó chịu mà càng say mê môn học
này.
Xuất phát từ mục đích đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh tích
cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen tự học và hứng thú trong
học tập. Học là quá trình tìm tòi, khám phá, phát hiện, tự hình thành hiểu biết.
cách dạy quyết định cách học. người thầy định hướng, tư vấn tổ chức các hoạt
động cho học sinh, lấy học sinh làm trung tâm thay việc lấy dạy làm trung tâm.
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.
Thực tiễn của việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông cho thấy, mặc dù
chúng ta đó có nhiều cố gắng để nâng cao chất lượng nhưng nhìn chung vẫn
chưa đạt yêu cầu của cải cách giáo dục đặt ra. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến

3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n LÞch Sö
tình trạng này trong đó có tình trạng thiếu các điều kiện vật chất cần thiết cho
việc dạy học lịch sử là nguyên nhân quan trọng.
Việc tăng cường cơ sở vật chất cho dạy học lịch sử như xây dựng các đồ
dùng trực quan (Trong đó bản đồ là dạng đồ dùng trực quan cần thiết) không
phải dễ dàng, do chúng ta còn nhiều khó khăn về kinh tế. Vì vậy ngoài sự hỗ trợ
của ngành giáo dục, của nhà trường thì giáo viên và học sinh phải lo trang bị để
tự dạy và học.
Bản đồ - phương tiện trực quan qui ước giữ vai trò quan trọng trong dạy
học lịch sử ở trường phổ thông. Chúng ta đều thấy rõ việc sử dụng bản đồ kết
hợp với các phương pháp dạy học khác là biện pháp quan trọng không chỉ gây
hứng thú học tập, phát huy trí thông minh sáng tạo và các năng lực thực hành
của học sinh mà còn là phương tiện quan trọng giúp các em có biểu tượng cụ thể
về những sự kiện của đời sống xã hội xảy ra.

Chúng ta hiểu rằng một trong những biện pháp cụ thể hoá các kiến thức
lịch sử ở trường phổ thông là cung cấp cho học sinh những hiểu biết về lịch sử,
địa lý, biết sử dụng bản đồ. Bản đồ lịch sử phải được coi là nguồn thông tin quan
trọng, góp phần tạo biểu tượng lịch sử cụ thể. Kênh thông tin đó có tác dụng về
mặt giáo dưỡng, giáo dục đối với nhận thức lịch sử của học sinh như : Xác định
không gian, thời gian, sự kiện, mưu tả diễn biến Việc truyền thụ kiến thức qua
bản đồ trong giờ học lịch sử sẽ khắc phục được việc hiểu biết chung chung hời
hợt của học sinh. Việc sử dụng rộng rãi và phổ biến bản đồ lịch sử cũng giúp
cho học sinh và giáo viên đạt được những yêu cầu cụ thể về phát triển năng lực
tư duy, mở rộng tầm hiểu biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế hàng ngày
và đặc biệt là rèn luyện kỹ năng cụ thể để sử dụng bản đồ trong học lịch sử như :
Đọc, vẽ, bài tập, thực hành.
Hiểu rõ tầm quan trọng của bản đồ trong dạy học lịch sử, ở đề tài này, tôi
đi sâu, đề cập đến vấn đề “ Xây dựng và sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử
ở trường phổ thông ”.
3. Các giải pháp thực hiện đề tài.
a. Về xây dựng bản đồ.
Bản đồ lịch sử là sự thể hiện những sự kiện, những hiện tượng lịch sử trên
một nền địa lý nhất định ở một thời điểm nhất định của lịch sử. Bản đồ lịch sử
phải thể hiện được những vị trí của sự kiện lịch sử đó diễn ra, những điều kiện

4
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n LÞch Sö
tự nhiên và xã hội của một quốc gia dân tộc nào đó theo yêu cầu của nội dung)
ảnh hưởng tới sự kiện lịch sử cần nghiên cứu và học tập. Bản đồ giáo khoa lịch
sử có nhiều loại: Bản đồ treo tường, bản đồ in trong sách giáo khoa, át lát
Trong giờ lên lớp giáo viên thường sử dụng bản đồ giáo khoa lịch sử treo tường,
còn các bản đồ khác tuỳ thuộc mục đích mà sử dụng khác nhau, vì vậy tuỳ nội
dung lịch sử mà xây dựng bản đồ. Muốn thể hiện nhiều nội dung, sự kiện lịch sử
trên một bản đồ thì phải lựa chọn các ký hiệu khác nhau để minh hoạ phù hợp

với nội dung. Trên bản đồ giáo khoa lịch sử không nhất thiết phải thể hiện chi
tiết các ký hiệu màu sắc về điều kiện tự nhiên như bản đồ địa lý, nhưng tối thiểu
phải có được các ký hiệu về biên giới quốc gia, sự phân bố dân cư, các thành
phố, thủ đô, các vùng kinh tế, địa điểm xảy ra các biến cố quan trọng . Đối với
bản đồ lịch sử để dạy các bài khái quát về các quốc gia mà hoàn cảnh tự nhiên
ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của các quốc gia đó( như bài: Các quốc gia cổ
đại phương Tây: Hy Lạp - Rô Ma) thế nên thể hiện một số điều kiện tự nhiên
tiêu biểu như các hải cảng, vịnh, quần đảo, bờ biển, dãy núi lớn
Kích thước và tỷ lệ của bản đồ phải bảo đảm để học sinh trong lớp dễ
quan sát. Đối với các lớp học trung bình hiện nay thường dùng bản đồ khổ 0,8 m
x 1,2 m hoặc 1,2 m x 1,4 m. Các ký hiệu sử dụng vào việc thể hiện nội dung
phải rõ ràng bảo đảm để học sinh ngồi cuối lớp cũng quan sát được.
Về màu sắc, cần thể hiện đúng nguyên tắc sử dụng màu trên bản đồ nói
chung, không dùng màu sắc quá tương phản nhau trong toàn thể bản đồ: Màu
sắc phải đẹp, phải hài hoà, không lòe lẹt. Tuy nhiên để thể hiện các thái độ chính
trị khác nhau, trên bản đồ có thể sử dụng màu tự chọn (phải có chú thích), có thể
sử dùng màu đỏ trong “ Đường tiến công của ta”, màu đen trong “ Đường rút
lui, hành quân của địch ”, chữ viết trên bản đồ phải rõ ràng, đẹp, đúng quy định
để học sinh dễ quan sát.
Xây dựng một bản đồ lịch sử dùng để giảng dạy cần phải căn cứ vào yêu
cầu nội dung của chương trình. Cụ thể là, trước tiên phải chọn tỷ lệ để thể hiện
toàn bộ khung địa lý của bản đồ trên một khổ giấy bảo đảm tính trực quan sư
phạm. Sau đó tiến hành vẽ bản đồ sao cho chính xác về tỷ lệ, tiết kiệm được thời
gian. Khi đã có khung bản đồ, xác định các địa điểm xảy ra các sự kiện biến cố
lịch sử trên bản đồ đúng với các địa điểm trong nội dung lịch sử sẽ dạy. Trên các
địa điểm phải ghi tên địa danh xảy ra sự kiện, biến cố lịch sử. Công việc này đòi

5
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n LÞch Sö
hỏi sự chính xác. Việc xác định các địa điểm thường gắn liền với các điều kiện

tự nhiên: Đường quốc lộ, sông ngòi, đồng bằng, trung du hay rừng núi Do đó
khi thể hiện, cần phải xác định hướng của bản đồ với hướng của các địa điểm
lịch sử trùng nhau. Sau đó chọn ký hiệu màu sắc phù hợp với nội dung thể hiện.
Khi chọn thể hiện màu cũng nên sử dụng màu sắc theo bản đồ, thông thường
như: Xanh nhạt - ký hiệu của biển; xanh lam - ký hiệu sông ngòi; đường chấm
gạch đen - ký hiệu biên giới vv Thể hiện chế độ chính trị các nước thường
dùng: Màu hồng nhạt - các nước XHCN; màu nâu - các nước đế quốc, tư bản;
màu vàng nhạt - các nước phụ thuộc, thuộc địa vv Tên của bản đồ đặt theo nội
dung lịch sử cần thể hiện.
Nhìn chung, việc sử dụng bản đồ lịch sử cần phải được thể hiện qua
những bước cần thiết sau đây :
- Xác định loại bản đồ (bản đồ chung, chuyên đề, lược đồ ) phù hợp nội
dung bài học. Ví dụ, dạy bài “ Nguồn gốc và quá trình phát triển xã hội loài
người ”, giáo viên phải nêu các địa danh có liên quan đến dấu vết nguồn gốc loài
người. Do đó, cần có bản đồ thế giới sơ lược (không cần vẽ chi tiết về đường
biên giới, châu lục, đại dương, sông núi ) mà xác định các địa điểm về quá
trình và các mắt xích của sự chuyển hóa từ vượn thành người. Cần ghi rõ những
địa danh cụ thể đó trên bản đồ và minh hoạ (Người nguyên thuỷ qua các giai
đoạn, công cụ lao động), với những bài về phát kiến địa lý, về các cuộc cách
mạng thì lại vẽ chuyên đề, một vài chi tiết quan trọng trong chiến tranh có thể vẽ
lược đồ
- Xây dựng bản đồ mẫu: Vì phải tôn trọng những yêu cầu của một bản đồ
nên khi vẽ bản đồ lịch sử phải lấy gốc là bản đồ địa lý, song lược bỏ các chi tiết
không cần thiết.
- Xác định địa danh: Có liên quan đến sự kiện đang học. Cần xác định đầy
đủ và chính xác những địa danh mà nội dung bài học đề cập, có thể lược bớt
những địa danh mà bản đồ gốc không liên quan tới nội dung đó.
- Thể hiện nội dung lịch sử trên bản đồ: Công việc chủ yếu của việc vẽ
bản đồ lịch sử. Mã hoá các nội dung lịch sử bằng các ước hiệu riêng sao cho phù
hợp với nội dung lịch sử và phải đảm bảo tính phổ cập của các ước hiệu đó.

Cũng có thể dùng tranh ảnh lịch sử để minh hoạ.

6
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n LÞch Sö
- Vẽ phóng thành bản đồ giáo khoa lịch sử: Khi vẽ cần tôn trọng nguyên
tắc của bản đồ giáo khoa, đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, giáo dục và
thẩm mỹ.
Trong quá trình xây dựng bản đồ lịch sử và quá trình thực tế giảng dạy,
chúng ta có thể xây dựng bản đồ ở 3 dạng đó là:
+ Xây dựng bản đồ lịch sử trên giấy (Bản đồ treo tường) ở dạng này
chúng ta phải thực hiện đầy đủ các khâu mà phần trình bày trên, tôi đã đề cập
đến và dạng này phải được chuẩn bị đầy đủ trước khi thực hiện giờ giảng.
+ Ở dạng thứ 2 là xây dựng bản đồ ngay trong giờ giảng bằng cách phác
thảo lên bảng, ở dạng này yêu cầu giáo viên phải có kinh nghiệm có khả năng
vừa phác thảo vừa giảng. Theo tôi được biết ở dạng này gây nhiều hứng thú học
tập cho học sinh hơn.
+ Xây dựng bản đồ lịch sử trên máy tính (thường lấy từ các băng, đĩa,
hoặc trên mạng)
Việc xây dựng bản đồ lịch sử rất khó, đòi hỏi sự cố gắng của mỗi giáo
viên lịch sử (Tất nhiên những bản đồ có tính chất nghiên cứu khoa học cao phải
trông chờ nhà nước xuất bản) xong để phục vụ kịp thời giảng dạy giáo viên có
thể tự tạo, xây dựng một số bản đồ dựa trên các tài liệu về bản đồ lịch sử, sách
giáo khoa lịch sử và các sách báo lịch sử khác.
b. Việc sử dụng bản đồ.
Khi đã xây dựng được bản đồ lịch sử, thì việc sử dụng bản đồ đó như thế
nào trong dạy học lịch sử là một yếu tố hết sức quan trọng để nâng cao hiệu quả
dạy học.
Trong thực tế giảng dạy ở trường phổ thông, giáo viên chưa khai thác triệt
để cách thức sử dụng bản đồ và phương pháp sử dụng bản đồ sao cho hiệu quả.
Chính vì vậy trong đề tài này tôi muốn trình bày một số kinh nghiệm nhỏ về

việc sử dụng bản đồ.
- Cách sử dụng bản đồ:
+ Trước hết là cách treo bản đồ: Thường bản đồ được treo góc bên trái
bảng (trong trường hợp không cho phép do đặc điểm của lớp học, giáo viên có
thể treo bên phải) treo cao với tầm bảng để làm sao học sinh có thể nhìn thấy rõ
nhất bản đồ và giáo viên trong khi sử dụng bản đồ thì luôn phải đứng bên trái

7
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n LÞch Sö
của bản đồ nghiêng người khoảng 45
0
để vừa nhìn được bản đồ, vừa giảng, vừa
quan sát được học sinh.
+ Trong quá trình sử dụng bản đồ (Chỉ bản đồ) giáo viên nên dựng que
chỉ bản đồ có đầu mút (Không nên dựng thước kẻ to chỉ, vì sẽ bị che lấp các địa
điểm trên bản đồ) và phải chỉ rõ ràng những địa điểm cần giảng trong nội dung
của bài, trước khi đi vào nội dung cơ bản giáo viên phải giới thiệu qua về bản
đồ, ví dụ: tên bản đồ (Đây là bản đồ gì?), giới thiệu về lãnh thổ danh giới. Nên
giới thiệu từ Bắc sang Đông xuống phía Nam và vòng lên phía Tây, chỉ đến đâu
giới thiệu đến đó, giới thiệu những ký hiệu cần thiết được thể hiện trên bản đồ,
ví dụ: mũi tên đỏ biểu hiện đường tấn công của quân ta, mũi tên đen biểu hiện
đường rút chạy của địch, hay các ký hiệu về thủ đô, vùng kháng chiến vv
+ Với quá trình sử dụng bản đồ, giáo viên luôn phải kết hợp giữa bản đồ
và lời giảng của mình, ngoài ra có thể sử dụng nhiều phương pháp khác, thêm
tranh ảnh minh hoạ, kể chuyện, tường thuật, sử dụng tài liệu tham khảo Tạo
nên sự hài hoà nhịp nhàng của bài giảng.
+ Ở những bài sử dụng bản đồ, sau khi sử dụng xong nội dung cần trình
bày giáo viên phải cuốn bản đồ cất đi để trở về với nội dung khác của bài, tránh
tình trạng học sinh bị phân tán, không tập trung ở nội dung khác .
- Phương pháp sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử.

+ Sử dụng bản đồ trong dạy bài mới : Trong quá trình dạy bài lịch sử thì
việc sử dụng bản đồ là rất quan trọng và cần thiết, tạo sự hứng thú học tập của
học sinh, thu hút sự say mê, tìmm tòi, khám phá của các em trong học lịch sử.
+ Sử dụng bản đồ trong củng cố kiến thức đã học : Có thể sử dụng bản đồ
để củng cố kiến thức sau khi học xong bài, học xong chương, điều đó giúp học
sinh dễ nhớ và khắc sâu hơn, đồng thời giúp các em có khả năng phân tích tư
duy cao hơn.
+ Sử dụng bản đồ để kiểm tra, đánh giá học sinh, như kiểm tra bài cũ
thông qua việc sử dụng bản đồ; yêu cầu học sinh tường thuật chiến dịch Việt
Bắc-Thu Đông năm 1947, Biên giới Thu Đông năm 1950 hay chiến dịc Huế -Đà
Nẵng, chiến dịch Hồ Cối Minh vv
+ Sử dụng bản đồ nhằm rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh như kỹ
năng vẽ bản đồ, sơ đồ, kỹ năng sử dụng bản đồ .

8
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n LÞch Sö
Bản đồ giúp học sinh ghi nhớ và hiểu sâu những kiến thức cơ bản, vì vậy
việc sử dụng bản đồ là cần thiết trong quá trình dạy học lịch sử mà mỗi giáo
viên tâm huyết với nghề đều quan tâm.
4. Kiểm nghiệm đề tài
Đề tài được thực hiện qua bài " CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC" (1953-1954)
Ở bài này tất cả các phần dạy đều được giáo viên sử dụng triệt để lợi thế
của bản đồ, ví dụ: Bản đồ các nước Đông Dương; Bản đồ hành chính Việt Nam;
Lược đồ hình thái chiến trường Đông Dương; Lược đồ diễn biến chiến dịch
Điện Biên Phủ.
Ngoài ra giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh về Nava, về Đại
tướng Võ Nguyên Giáp, về Chiến dịch Điện Biên Phủ
Trong quá trình giảng dạy bài này, chúng ta dùng bản đồ cụ thể cho các
mục như sau:

Mục I: ÂM MƯU MỚI CỦA PHÁP - MĨ Ở ĐÔNG DƯƠNG:
KẾ HOẠCH NAVA
Trước tiên giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi mục này để tìm ra mục
đích và nội dung kế hoạch quân sự mới của địch.
Ở mục này khi giảng về nội dung kế hoạch Nava giáo viên dùng Bản đồ
hành chính Việt Nam để giảng về từng bước của kế hoạch:
Bước 1: Giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tấn công chiến lược để
bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, xây dựng lực lượng cơ động mạnh.
Bước 2: Chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công
chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán theo
những điều kiện có lợi cho chúng nhằm kết thúc chiến tranh.
Trong quá trình giảng giáo viên dùng bản đồ nêu từng bước của kế hoạch
Nava, chỉ rõ và chính xác các chiến trường Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ trong đó
phân tích về đồng bằng Bắc Bộ - nơi Pháp tập trung quân lên tới 44 tiểu đoàn
trong tổng số 84 tiểu đoàn trên toàn Đông Dương, đồng thời giáo viên có thể chỉ
vị trí Điện Biên Phủ và phân tích cho học sinh rõ vị trí này bước đầu không nằm
trong kế hoạch Nava.

9
Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch Sử
(BN HNH CHNH VIT NAM)

10
TRUNG QUOC
Saứi Goứn
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n LÞch Sö
Trong quá trình giảng giáo viên dùng bản đồ nêu từng bước của kế hoạch
Nava, chỉ rõ và chính xác các chiến trường Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ trong đó
phân tích về đồng bằng Bắc Bộ - nơi Pháp tập trung quân lên tới 44 tiểu đoàn
trong tổng số 84 tiểu đoàn trên toàn Đông Dương, đồng thời giáo viên có thể chỉ

vị trí Điện Biên Phủ và phân tích cho học sinh rõ vị trí này bước đầu không nằm
trong kế hoạch Nava.
Việc sử dụng bản đồ ở mục này kết hợp cùng các phương pháp dạy học
khác như phân tích, đánh giá, tường thuật tạo cho học sinh ghi nhớ và khắc sâu
hơn về mục đích và nội dung kế hoạch Nava đồng thời cũng tạo nên sự say mê
học Sử cho học sinh.
Mục II: CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG - XUÂN 1953-1954
VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954
Phần1: Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954
Ở phần này trước tiên giáo viên giảng và phân tích chủ trương chiến lược
của ta trong Đông- Xuân 1953-1954 là: "Tập trung lực lượng mở những cuộc
tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu,
nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc
chúng phải bị độngphân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung
yếu mà chúng không thể bỏ, do phải phân tán lực lượng mà tạo cho ta những
điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng".
Sau khi phân tích chủ trương chiến lược của ta, giáo viên dùng bản đồ để
giảng, tường thuật về các hướng tiến công của quân ta, buộc địch phải phân tán
thành 5 nơi tập trung quân: Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Trung Lào, Hạ
Lào, Tây Nguyên.
Với việc sử dụng Bản đồ Chiến cuộc Đông- Xuân 1953-1954, giáo viên
đã giúp học sinh thấy rõ các vị trí chiến lược quan trọng mà quân ta đã tấn công,
đồng thời thấy được sự chỉ đạo chiến lược tài tình của Bộ chính trị, nhờ đó quân
ta luôn giữ được thế chủ động trên chiến trường, đồng thời làm cho kế hoạch tập
trung quân của Pháp bước đầu bị thất bại. Đứng trước tình hình đó, địch tăng
cường lực lượng cho Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành điểm bổ sung và
trở thành trung tâm của kế hoạch Nava.

11
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n LÞch Sö


12
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n LÞch Sö
Phần 2: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)

13
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n LÞch Sö
Xuất phát từ việc Nava quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành tập
đoàn cứ điểm mạnh, thành "một pháo đài bất khả xâm phạm", Điện Biên Phủ trở
thành khâu chính của kế hoạch Nava và hi vọng giành một chiến thắng quân sự
để "Kết thúc chiến tranh trong danh dự". Ta nhận định, muốn phá tan kế hoạch
Nava phải tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vì vậy ta chấp nhận đánh
trận quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ.
Ở phần này giáo viên sử dụng Bản đồ Chiến dịch Điện Biên Phủ và ảnh
tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ để mô tả những nét chính về diễn biến, kết
quả từng đợt tiến công của quân ta vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ:
Đợt1, từ ngày 13 đến ngày 17-3-1954: quân ta tiêu diệt cứ điểm Him Lam
và toàn bộ phân khu phía Bắc.
Đợt2, từ ngày 30-3 đến ngày 26-4-1954: quân ta đồng loạt tiến công phân
khu Trung tâm như E1, D1, C1, C2, A1
Đợt3, từ ngày 1-5 đến ngày 7-5-1954: quân ta đồng loạt tấn công phân
khu Trung tâm và phân khu Nam, đến 17 giờ 30 phút ngày 7-5-1954 chiến dịch
lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng.
Trong quá trình tường thuật về chiến dịch Điện Biên Phủ, giáo viên chỉ
dẫn cho học sinh thấy sự phối hợp chặt chẽ của các chiến trường trong toàn quốc
nhằm phân tán, tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành
thắng lợi.
Mục III: HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ CHẤM DỨT
CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG
Ở mục này giáo viên và học sinh dùng sách giáo khoa để tìm hiểu về nội

dung của Hiệp định Giơvevơ, cùng với việc trình bày các nội dung chính của
Hiệp định Giơnevơ, giáo viên kết hợp dùng bản đồ hành chính để phân tích về
nội dung: " Ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh
Pháp tập kết ở hai miền Bắc -Nam, lấy vĩ tuyến 17 dọc sông Bến Hải - Quảng
Trị làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới
tuyến " giúp học sinh có cách nhìn khoa học về việc phân chia giới tuyến quân
sự tạm thời ở hai miền Bắc- Nam.

14
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n LÞch Sö
(BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH VI ỆT NAM)

15
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n LÞch Sö
Nhìn chung, ở bài này có 4 mục thì giáo viên đã sử bản đồ để thực hiện 3
mục và đã khai thác triệt để lợi thế của bản đồ để có một bài giảng hiệu quả,
giúp học sinh nắm vững, sâu sắc các sự kiện lịch sử
5. Kết quả kiểm chứng đề tài
Qua việc giảng dạy bằng phương pháp sử dụng bản đồ ở bài “Cuộc
kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc ” tôi thu được kết quả
đối chứng như sau :
Lớp
Số
HS
Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu
Lớp không
thực nghiệm
( 12 D )
45 0
17 HS

chiếm 38 %
25 HS
chiếm 55 %
3 HS
chiếm 7 %
Lớp thực
nghiệm
( 12 E )
45
6 HS
chiếm 13 %
21 HS
chiếm 47 %
18 HS
chiếm 40 %
0

Từ kết quả đối chứng, tôi thấy việc sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử
là rất cần thiết và nhờ đó tôi đã thu được kết quả khả quan, đề tài có tính thực
tiễn cao, đề tài áp dụng rộng rãi đối với tất cả giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả
của cải cách giáo dục.
Đối với học sinh, khi sử dụng đề tài tôi thấy chất lượng học sinh có sự
phân hóa rõ rệt giữa các đối tượng giỏi, khá, trung bình, yếu. Chất lượng học tập
của học sinh được nâng lên bền vững nhất là tỉ lệ học sinh giỏi, khá qua các kì
thi học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh, tỉ lệ học sinh yếu giảm đi rõ rệt và điều
quan trọng là tạo sự tin yêu, say mê cho học sinh trong học bộ môn Lịch sử.

16
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n LÞch Sö
III. KẾT LUẬN

Xây dựng và sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử là phương pháp quan
trọng và cần thiết. Chúng ta hiểu rằng, một trong những biện pháp cụ thể hoá
kiến thức lịch sử ở trường phổ thông là cung cấp cho học sinh hiểu biết về lịch
sử - địa lý, biết sử dụng bản đồ . Bản đồ lịch sử phải được coi là nguồn thông tin
quan trọng, góp phần tạo biểu tượng lịch sử cụ thể . Kênh thông tin đó có tác
dụng về mặt giáo dưỡng và giáo dục đối với nhận thức của học sinh như : Xác
định không gian, thời gian, sự kiện, miêu tả diễn biến, gây cảm xúc mạnh mẽ
Việc truyền thụ kiến thức qua bản đồ trong giờ học lịch sử sẽ khắc phục được
việc hiểu biết chung chung hời hợt của học sinh. Việc sử dụng rộng rải và phổ
biến bản đồ lịch sử cũng giúp cho học sinh và giáo viên đạt được những yêu cầu
cụ thể về phát triển năng lực tư duy, mở rộng tầm hiểu biết, vận dụng kiến thức
đã học vào thực tiễn và đặc biệt là rèn luyện kỹ năng cụ thể để sử dụng bản đồ
trong học lịch sử như : Đọc, vẽ, bài tập, thực hành
Đề tài “ Xây dựng và sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử ở trường
phổ thông” đã thực nghiệm qua quá trình giảng dạy, tuy nhiên do thời gian thực
hiện có hạn, chắc chắn đề tài còn có những điểm khiếm khuyết, cho nên tôi rất
mong được sự góp ý của đồng nghiệp, độc giả để giúp tôi có được đề tài hoàn
chỉnh hơn, tốt hơn ./.
XÁC NHẬN Thanh Hóa, ngày 08 tháng 5 năm 2013
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Hoàng Thị Hải


17
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n LÞch Sö
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài.

2. Mục đích của đề tài.
II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận của đề tài.
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.
3. Các giải pháp thực hiện đề tài.
4. Kiểm nghiệm đề tài.
5.Kết quả kiểm chứng đề tài
III. KẾT LUẬN

18

×