Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TIỂU LUẬN THỰC tập NGHỀ NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.19 KB, 15 trang )

Tiểu luận thực tập nghề nghiệp

MỞ ĐẦU
Trên thế giới các công trình Thuỷ lợi, Thuỷ điện nói chung ngày càng được phát triển
mạnh mẽ, nhằm đáp ứng các yêu cầu cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát điện,
cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt, giảm lũ, bổ sung nước mùa kiệt cho hạ lưu sông để
đẩy mặn, cải tạo môi trường sinh thái, giao thông vận tải, du lịch … góp phần phát triển
Kinh tế - Xã hội.
Với sự phát triển Khoa học và công nghệ của Thế giới, trong những năm gần đây ở
Việt Nam cũng đã xây dựng được các công trình Thuỷ lợi, Thuỷ điện quy mô lớn như công
trình Thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Yali, … và gần đây chúng ta đã và đang xây dựng được
nhiều công trình Thuỷ lợi, Thuỷ điện có quy mô lớn và hiện đại như Công trình Tuyên
Quang, Hồ chứa nước Yên Lập Thanh Hoá, công trình Thuỷ điện Sơn La .v..v.. Sắp tới có
nhiều công trình Thuỷ lợi và Thuỷ điện nữa được xây dựng với quy mô, kích thước ngày
càng lớn và hiện đại hơn.
Với những công trình tiêu biểu trên được sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài,
những người xây dựng Việt Nam đã tiếp cận, học hỏi và thu được nhiều kiến thức và kinh
nghiệm quí báu. Đến nay chúng ta đã đủ khả năng làm chủ Thiết kế và tổ chức thi công được
nhiều công trình Thuỷ lợi, Thuỷ điện với quy mô ngày một lớn và hiện đại hơn.
Qua thu tập các thông tin từ tài liệu, cũng như trực tiếp tham quan, nghiên cứu tại
hiện trường trong suốt thời gian qua ở Công trình đầu mối Thuỷ lợi - Hồ chứa nước Yên Lập.
Học viên liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn thi công tại hiện trường đồng thời thu được nhiều
kiến thức và kinh nghiệm quý báu góp phần tốt cho quá trình làm Luận văn Thạc sĩ sắp tới,
cũng như phục vụ công việc lâu dài trong thời gian công tác. Tiểu luận này tập trung vào mô
tả thi công công trình xi phông sông Chanh

SVTH: TRẦN MINH ĐẠT

Lớp: CH18C21



Tiểu luận thực tập nghề nghiệp

PHẦN I. CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI THUỶ LỢI- HỒ CHỨA NƯỚC YÊN LẬP
1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH
Công trình khởi công: Ngày 02 tháng 2 năm 2004
Chặn dòng: Ngày 02 tháng 12 năm 2006
Hoàn thành: Giữa năm 2010.
Bình đồ khu đầu mối và một số hình ảnh trên Công trường xây dựng

Bình đồ khu đầu mối

Tháp lấy nước Yên Lập
SVTH: TRẦN MINH ĐẠT

Lớp: CH18C21


Tiểu luận thực tập nghề nghiệp

1. Tên công trình, địa điểm xây dựng:
1.1. Tên công trình:
Hồ chứa nước Yên Lập
1.2. Khái quát chung về công trình
Khu vực đầu mối hồ (gồm đập tạo hồ và các công trình khác) thuộc địa bàn xã Đại
Yên, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, cách TP Hạ Long khoảng chừng 20 km về hướng
nam. Hồ hình thành do việc chặn dòng sông Míp và suối Vạn Nho, được đưa vào sử dụng từ
năm 1982 với dung lượng nước chứa có thể lên đến 130 triệu mét khối. Theo thiết kế, công
trình này ngoài việc cung cấp nước tưới cho khoảng 10.067 ha đất nông nghiệp, còn có chức
năng điều hoà nguồn nước, cấp nước phục vụ sinh hoạt và các ngành kinh tế khác như nuôi
trồng thủy sản, công nghiệp, cấp nước cho đảo Cát Hải, giảm xâm nhập mặn và bảo vệ môi

trường sinh thái hạ lưu sông Yên Lập.
1.3. Thông số kỹ thuật chính
Hồ Yên Lập là một trong những công trình thủy lợi lớn nhất tại Việt Nam thời kỳ những năm
1970. Với mục tiêu chính là làm giảm hạn hán, lũ lụt, chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, lũ muộn,
giảm nhẹ lũ chính vụ và cấp nước tưới cho khoảng 10.000 ha đất nông nghiệp. Ngoài ra công
trình này còn cấp nước cho công nghiệp, nông thôn, dân sinh và nuôi trồng thủy sản. Công
trình đầu mối hồ chứa nước Yên Lập có đập chính là đập đất ngăn sông cao khoảng 37m.
Ngoài ra còn có các đập phụ khác như đập Nghĩa Lộ cao 16m, đập Dân Chủ cao 9m.
1.4. Điều kiện khí hậu, du lịch
Khí hậu lưu vực hồ cũng như các vùng khác ở Việt Nam nói chung là có một mùa khô
với lượng mưa thấp hơn lượng nước bốc hơi và một mùa mưa thừa nước. Đặc điểm riêng là
do có vị trí giáp biển nên nhiệt độ, độ ẩm thấp hơn các nơi có có cùng vĩ độ nhưng nằm sâu
trong nội địa. Ngược lại vùng này chịu ảnh hưởng của bão với tốc độ gió lớn, lượng mưa khá
cao
Hồ Yên Lập không chỉ có giá trị to lớn về mặt thủy lợi, thủy sản mà còn hấp dẫn về
du lịch. Trong lòng hồ có khá nhiều đảo nhỏ tạo thành cảnh quan chung cho khách du lịch
khi đi thăm quan bằng thuyền. Cụm di tích hồ Yên Lập - chùa Lôi Âm thuộc xã Đại Yên,
huyện Hoành Bồ đã được nhà nước Việt Nam công nhận là di tích thắng cảnh. Ngoài ra hồ
chỉ cách bãi biển Bãi Cháy và vịnh Hạ Long là điểm du lịch lớn tại Việt Nam khoảng 20km.
SVTH: TRẦN MINH ĐẠT

Lớp: CH18C21


Tiểu luận thực tập nghề nghiệp

PHẦN II: CÔNG TRÌNH XI PHÔNG SÔNG CHANH
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Mở đầu
1.1.1. Giới thiệu chung

1.

Tóm tắt nội dung quyết định đầu tư
Quyết định số: 5624/QĐ/BNN-TL ngày 19/12/2003 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT

phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án hiện đại hoá hệ thống thủy lợi Yên Lập, Dự
án hỗ trợ thủy lợi Việt Nam (VWRAP), trong đó có hạng mục: Khôi phục xi phông sông
Chanh gồm:

2.

-

Tuyến xi phông gồm 2 ống có đường kính D = 1,20 m dài 508 m

-

Lưu lượng thiết kế Q = 3,45 m3/s

-

Mực nước thiết kế tại cửa vào (+ 7,12 m)

-

Mực nước thiết kế tại cửa ra (+ 3,93 m)

Vị trí địa lý vùng công trình, khu hưởng lợi và các đối tượng hưởng lợi
Xi phông sông Chanh thuộc hệ thống thủy nông Yên Lập, huyện Yên Hưng Tỉnh Quảng


Ninh, nối từ kênh chính Hà Bắc sang kênh chính Hà Nam qua sông Chanh, cách bến phà
Chanh cũ 1,2 km về phía hạ lưu:
1.1.2. Tổ chức lập Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán
Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng NN&CSHT Hải Phòng số 816 Đường Trần Nhân
Tông - Kiến An Hải Phòng
1.2. Tóm tắt nội dung phương án công trình được duyệt trong Báo cáo NCKT
Thiết kế mới tuyến xi phông vị trí song song với tuyến xi phông cũ cách về hạ lưu 25 mét
-

Tuyến xi phông gồm 2 ống thép CT3 có đường kính D = 1,20 m, dày 12 mm, dài
505 m

-

Lưu lượng thiết kế Q = 3,45 m3/s

-

Mực nước thiết kế tại cửa vào (+ 7,12 m)

-

Mực nước thiết kế tại cửa ra (+ 3,93 m)

-

Đoạn kênh dẫn cửa vào bằng cầu máng BTCT mac 200# dài 38 m;

-


Kích thước: bxh = 1,50 x 2,00 m

-

Đoạn kênh dẫn cửa ra bằng BTCT mac 200# dài 33 m;

SVTH: TRẦN MINH ĐẠT

Lớp: CH18C21


Tiểu luận thực tập nghề nghiệp

-

Kích thước : bxh = 1,50 x 2,00 m

-

Cửa vào, cửa ra bằng BTCT mac 200#, có cửa van bằng thép, máy đóng mở V3.
Riêng cửa vào có lưới chắn rác bằng thép.

1.3. Tóm tắt nội dung phương án đề nghị chọn trong Thiết kế kỹ thuật -Tổng dự toán,
tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công trình.
Thiết kế mới tuyến xi phông vị trí song song với tuyến xi phông cũ cách về hạ lưu 25 mét
-

Lưu lượng thiết kế Q = 3,45 m3/s

-


Mực nước thiết kế tại cửa vào (+ 7,12 m)

-

Mực nước thiết kế tại cửa ra (+ 3,93 m)

-

Đoạn kênh dẫn cửa vào dài 39,0 m, bằng BTCT M200#, tựa trên nền cọc BTCT
mac 300# KT: 25 x25 cm dài 12 mét, đất đắp nền đầm nện chặt đảm bảo γ k =
1,50 T/m3. Kích thước: bxh = 2,0 x 2,0 m

-

Cửa vào cấu tạo bằng bê tông cốt thép, tựa trên nền cọc BTCT mac 300# KT: 25

x25 cm dài 12 mét, có bố trí hệ thống lưới chắn rác, dàn van, cánh cửa thép, máy đóng mở
V3.
-

Chiều dài toàn bộ đoạn ống xi phông là 457,2 m

-

Đoạn uốn cong phía bờ Bắc L = 7,00 m, góc uốn cong là α1=171075’

-

Đoạn uốn cong phía bờ Nam L = 7,90m, góc uốn cong là α2=171057’


-

Đoạn giữa dài 442,30 m

-

Đoạn kênh dẫn cửa ra dài 26,40 m, bằng BTCT M200#, tựa trên nền cọc BTCT

mac 300# KT: 25 x25 cm dài 16 mét, đất đắp nền đầm nện chặt đảm bảo γ k = 1,50 T/m3.
Kích thước: bxh = 2,0 x 1,70 m
-

Cửa ra cấu tạo bằng bê tông cốt thép, tựa trên nền cọc BTCT mac 300# KT: 25

x25 cm dài 16 mét, có dàn van, cánh cửa thép, máy đóng mở V3
* Phương án 1 : Tuyến xi phông gồm 2 ống thép CT3 có đường kính D = 1,20 m, dày 12
mm, dài 457,2 m. Các ống được lắp ghép với nhau bằng hàn cứng
* Phương án 2 : Tuyến xi phông gồm 2 ống sợi thuỷ tinh có đường kính D = 1,20 m, dày 24
mm, dài 457,2 m.

SVTH: TRẦN MINH ĐẠT

Lớp: CH18C21


Tiểu luận thực tập nghề nghiệp

CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.Địa hình địa mạo

Khu vực Hệ thống thuỷ lợi Yên Lập địa hình bị chia cắt bởi đồi núi trọc và sông lạch,
quanh năm chịu ảnh hưởng của thuỷ triều.
Tại khu vực Xi phông Sông Chanh thuộc điạ hình đồng bằng với các bồi tích chủ yếu là
sét pha, sét mầu xám nâu.
2.2. Địa chất công trình, địa chất thủy văn
2.2.1. Đặc điểm địa chất
Qua kết quả khảo sát phân tích, đất nền trong khu vực khảo sát trong khoảng chiều
sâu 20 m có 8 lớp đất có tính chất cơ lý khác nhau. Sự phân bố các lớp không đều.
- Lớp 1, 2, 3, 4, 5 là những lớp đất yếu, có sức chịu tải thấp, biến dạng cao, lực dính
thấp, góc ma sát nhỏ.
- Lớp 6 có sức chịu tải trung bình.
- Lớp 7 có sức chịu tải tốt, sức kháng cắt khá lớn, biến dạng nhỏ. Hệ số thấm nhỏ.
- Lớp 8 đá gốc bị phong hoá nứt nẻ mạnh, là lớp đá chịu tải cao.
Nhìn chung về điều kiện địa chất công trình khu vực khảo sát phục vụ cho thiết kế xi
phông sông Chanh được đánh giá là thuận lợi, những vấn đề bất lợi không lớn có thể khắc
phục tốt đảm bảo xây dựng công trình. Trong giai đoạn tiếp theo cần thường xuyên kiểm tra
điều kiện địa chất, những thay đổi môi trường địa chất ảnh hưởng tới công trình.
2.2.2. Đặc điểm địa chất thuỷ văn:
Nước ngầm: Trong phạm vi khảo sát, không có tầng chứa nước, các lớp đất chủ yếu là
sét và sét pha có hệ số thấm rất nhỏ.
Nước mặt :Nước ở ruộng, ao đầm nguồn cung cấp ở đây chủ yếu là nước mưa và nước
tháo từ kênh xuống.
Tại sông Chanh mực nước lên xuống phụ thuộc vào thuỷ triều.
2.3. Vật liệu xây dựng tại chỗ
2.3.1. Đất
Đất dùng để đắp đê quai hào thi công lắp ráp ống ( Phương án 1) sử dụng đất tại chỗ,
đất đắp lập mặt bằng thi công cụm kênh dẫn nước cửa vào, kênh dẫn nước cửa ra, đường thi
công kết hợp quản lý, sử dụng đất núi mua từ núi xóm Chùa xã Cộng Hoà, huỵên Yên Hưng,
SVTH: TRẦN MINH ĐẠT


Lớp: CH18C21


Tiểu luận thực tập nghề nghiệp

cách vị trí công trình khoảng 6 - 8 Km, đặc điểm đất núi hoàn toàn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
san lấp đắp nền, lề đường.
2.3.2. Đá, cát, cuội sỏi
Sử dụng đá hộc, đá dăm, dùng đá xanh khai thác ở Cẩm phả. Cát dùng cát nước ngọt
khai thác ở sông Cầm, Đông triều Quảng Ninh.
2.3.4. Các vật liệu khác
Nước thi công: Nước ngọt phục vụ thi công, đổ bê tông, xay lát dùng nước ngọt lấy từ
hồ Yên lập, xi măng dùng loại XM PC 30 TCVN
2.4. Khí tượng thủy văn
Hiện tại gần lưu vực có trạm đo thủy văn Do Nghi nằm ở bờ hữu sông Bạch Đằng,
thuộc địa phận xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng cách vị trí xi
phông sông Chanh khoảng 4,0 Km (sông Chanh nối từ sông Bạch Đằng ra biển). Do vậy
trạm thủy văn Do Nghi sẽ được sử dụng tính toán trong quá trình thiết kế xi phông.
2.5. Hiện trạng công trình
2.5.1. Kết quả khảo sát hiện trạng công trình
Xi phông sông Chanh được xây dựng năm 1978 - 1979 với 2 đường ống thép D =
1050 mm, dày 12 mm, thép CT3 chiều dài 500 m, năm 1997 đoạn ống phía cửa vào bị thủng
rò rỉ nước mạnh đã xử lý bằng đai thép và nhựa đường bọc khu vực rò rỉ lớn bằng bê tông.
Hiện tại xi phông vẫn hoạt động xong do xây dựng hơn 25 năm dưới tác động của thiên
nhiên bị rò rỉ, tuy đã được nhiều lần sửa chữa xong đoạn ống phía Hà Bắc bị rò rỉ mạnh có
chỗ lỗ thủng 2 cm. Do vậy lưu lượng qua 2 đường ống bị tổn thất mạnh không đảm bảo lưu
lượng thiết kế.
2.5.2. Đánh giá năng lực hiện tại của công trình
1, Đánh giá chất lượng và độ an toàn của công trình
-


Lượng nước tổn thất qua xi phông là khá lớn (14% lượng nước chảy qua xi
phông trong một ngày đêm, khoảng 22.900 m3/ng. đêm).

-

Hiện trạng công trình xuống cấp nghiêm trọng (60 m đường ống dẫn nước của xi
phông về phía kênh Hà Bắc đã bị hỏng nặng, bị rò rỉ khá nhiều có chỗ bị thủng
đường kính tới 20 mm).

SVTH: TRẦN MINH ĐẠT

Lớp: CH18C21


Tiểu luận thực tập nghề nghiệp

-

Nhiều đoạn ống đã không nằm trong tuyến hào mà nổi hẳn trên đáy sông không
đủ điều kiện an toàn cho đường ống.

-

Lớp bảo vệ chống rò rỉ đã mủn nát hết mà ống nằm trong môi trường nước mặn
nên tốc độ ăn mòn rất nhanh.

2, Các yêu cầu tu bổ, sửa chữa, nâng cấp
Khôi phục xi phông sông Chanh gồm: Làm mới xi phông gồm 2 ống có đường kính D = 1,20
m, song song với tuyến xi phông cũ cách tuyến xi phông cũ về phía hạ lưu 25 m.


SVTH: TRẦN MINH ĐẠT

Lớp: CH18C21


Tiểu luận thực tập nghề nghiệp

CHƯƠNG III: PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ, KẾT CẤU CÔNG TRÌNH
Biện pháp công trình
Phương án chọn trong báo cáo nghiên cứu khả thi
Tuyến xi phông vị trí song song với tuyến xi phông cũ và cách về hạ lưu 25 mét
-

Tuyến xi phông gồm 2 ống thép CT3 có đường kính D = 1.200 mm, dày 12 mm,
dài 505 m; trong đó: đoạn lòng sông dài: 460 m, chiều dài 2 đoạn nghiêng: 45 m.

-

Đoạn kênh dẫn cửa vào bằng cầu máng BTCT mac 200# vượt qua ruộng và đầm
sen được đặt trên các trụ bằng BTCT, dài 38 m; Kích thước: bxh = 1,50 x 2,00 m

-

Đoạn kênh dẫn cửa ra bằng BTCT mac 200# vượt qua ruộng và đầm sen được đặt
trên các trụ bằng BTCT, dài 33 m;Kích thước : bxh = 1,50 x 2,00 m

-

Cửa vào, cửa ra bằng BTCT mac 200#, có cửa van bằn thép, máy đóng mở vit me

V3. Riêng cửa vào có lưới chắn rác bằng thép

Những điều chỉnh trong thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán
-

Chiều dài toàn bộ đoạn ống xi phông là 457,2 m. Đoạn uốn cong phía bờ Bắc L =
7,00 m, góc uốn cong là α1=171075’. Đoạn uốn cong phía bờ Nam L = 7,90m,
góc uốn cong là α2=171057’. Đoạn giữa dài 442,30 m

-

Đoạn kênh dẫn cửa vào dài 39,0 m, bằng BTCT M200#, tựa trên nền cọc BTCT
mac 300# KT: 25 x25 cm dài 12 mét, đất đắp nền đầm nện chặt đảm bảo γ k =
1,50 T/m3. Kích thước: bxh = 2,0 x 2,0 m

-

Cửa vào cấu tạo bằng bê tông cốt thép, tựa trên nền cọc BTCT Mac 300# KT:
25x25 cm dài 12 mét, có bố trí hệ thống lưới chắn rác, dàn van, cánh cửa thép,
máy đóng mở V3.

-

Đoạn kênh dẫn cửa ra dài 26,40 m, bằng BTCT M200#, tựa trên nền cọc BTCT
mac 300# KT: 25 x25 cm dài 16 mét, đất đắp nền đầm nện chặt đảm bảo γ k =
1,50 T/m3. Kích thước: bxh = 2,0 x 1,70 m.

-

Cửa ra cấu tạo bằng bê tông cốt thép, tựa trên nền cọc BTCT Mac 300# KT: 25

x25 cm dài 16 mét, có dàn van, cánh cửa thép, máy đóng mở V3.

Lựa chọn tuyến công trình
Lựa chọn tuyến xi phông : Tuyến xi phông mới song song với tuyến xi phông cũ và
cách về hạ lưu sông Chanh 25 mét.
SVTH: TRẦN MINH ĐẠT

Lớp: CH18C21


Tiểu luận thực tập nghề nghiệp

CHƯƠNG IV: BIỆN PHÁP XÂY DỰNG
4.1 Đặc điểm công trình và yêu cầu xây dựng
Xi phông sông Chanh là một trong hạng mục quan trọng của dự án sửa chữa, nâng cấp
hệ thống thủy lợi Yên Lập - Quảng Ninh. Cụm xi phông sông Chanh chủ yếu là tuyến đường
ống dài 457,2 m, đường kính D = 1,20m, đặt chìm sâu dưới đáy sông. Nối tiếp giữa đường
ống xi phông với kênh dẫn phía Hà Bắc và kênh dẫn phía Hà Nam (là tuyến kênh đất) phần
công trình bằng Bê tông cốt thép, yêu cầu công trình đảm bảo dẫn nước với lưu lượng thiết
kế : 3,45 m3/s, không bị rò rỉ, đảm bảo phần nối tiếp công trình thuỷ công và đường ống phải
ổn định không bị lún lệch. Yêu cầu đường ống sau khi hạ chìm ( Phương án 1) hoặc lắp ráp
tại chỗ ( Phương án 2) phải nằm đúng tuyến hào đã quy định, ống không được phép nổi trên
đáy sông, gây ra sự sai khác với thiết kế.
4.2 Biện pháp xây dựng công trình
- ống được chế tạo từ các thép tấm dày 12 mm cuộn lại và hàn thành ống tròn, mỗi đoạn dài
6m. Các đoạn ống được hàn trong nhà máy và chuyên chở tới công trường phía kênh dẫn Hà
Bắc (Hào thi công lắp ráp đường ống xi phông ở phía kênh Hà Bắc phía trong đê sông
Chanh, chạy dọc theo phía bờ tả kênh chính Hà Bắc, vuông góc với dòng sông), để hàn nối
lại thành đường ống hoàn chỉnh. Các mối hàn theo hình chữ X và phải hàn 3 lớp, hàn xong
mỗi lớp phải mài sạch mới hàn lớp tiếp theo. Tại các mối hàn theo chu vi để tăng cường độ

cứng chống uốn, phải hàn thêm các gân hình thang. Tại nơi lắp ráp, khi nối thêm một đoạn
lại tiến hành công tác chống rỉ.
- Khi lắp ráp, hàn nối các đường ống các đoạn ống được kê trên đà gỗ được căn chỉnh
cả phương đứng, phương ngang rồi mới tiến hành hàn ghép thành đường ống hoàn chỉnh
theo thiết kế (chiều dài đường ống 409,82 m).
- Kiểm tra chất lượng đường hàn: Sau khi lắp ráp ống hoàn chỉnh, tiến hành lắp mặt
bích 2 đầu ống và kiểm tra chất lượng đường hàn bằng phương pháp thử áp lực. ống đặt trên
bệ đỡ thi công trong hào, bơm nước giữ ở áp suất 2 atm trong thời gian 2 giờ kiểm tra xem
có hiện tượng rò rỉ không.
- Thi công bảo vệ chống rỉ : Lớp phía trong sau khi phun cát làm sạch sau đó phun mạ
kẽm; phía ngoài: Để chống rỉ, ta tiến hành lần lượt như sau: phun cát đánh rỉ, quét 2 lớp sơn
SVTH: TRẦN MINH ĐẠT

Lớp: CH18C21


Tiểu luận thực tập nghề nghiệp

chống rỉ, sau đó bọc 3 lớp vải thô tẩm nhựa đường và cuối cùng quấn dây thép mạ kẽm φ3
mm để giữ, các vòng dây thép cách nhau 10 cm.
- Thi công đào hào lòng sông: Định tim tuyến công trình dùng tàu hút 2000CV thi công
hào, đất được chuyển bằng ống bơm đổ ở nơi quy định tại vị trí đầm trũng trong đồng 2 bên
bờ đê 2 phía ( Vị trí đổ đất đã thống nhất với UBND huyện Yên Hưng ), sau khi đào xong bố
trí thợ lặn xuống kiểm tra xem tuyến hào đã đảm bảo yêu cầu chưa, rải lớp cát tạo phẳng đáy
hào (dùng máy phun cát đặt ống chạy theo đáy hào), sau đó thợ lặn xuống kiểm tra lần cuối
trước khi hạ chìm xi phông.
- Hạ chìm xi phông: Đường ống thi công lắp ráp trong hào (vuông góc với dòng sông)
xung quanh hào đắp đê quây đến cao trình (+ 3,0) đảm bảo an toàn khi cắt đê kéo xi phông ra
vị trí đánh chìm). Thời điểm cắt đê 2 bên bờ sông ở tuyến xi phông để kéo đường ống ra là
lúc mực nước sông : (+1,50) dùng tàu lai dắt, xà lan hỗ trợ đưa ống vào vị trí tuyến thiết kế.

Khi mực nước sông ở (- 1,0) tiến hành bơm nước vào ống để hạ chìm thời gian dự kiến sau
150 phút ống sẽ chìm vào vị trí hào lòng sông.
Toàn bộ đường ống xi phông dài 457,2 m, đoạn hạ chìm dưới lòng sông đo theo trục
tim ống là 409,82 m (đoạn nằm giữa hai hố khớp co giãn) theo tính toán xi phông thuộc loại
ống dài, độ sâu hạ chìm cho phép [H] = 456,8cm. Do đó phải hạ chìm 2 bước, có nghĩa là
phải dùng phao hỗ trợ để dừng ở giai đoạn 1 giữ ống thẳng ra rồi lại hạ chìm tiếp giai đoạn 2.
Giai đoạn 1 : Hạ chìm ống xuống độ sâu 3 m
Sau khi đã bơm 325,9m3 cho mỗi ống, cả hai ống đều ngập đến đỉnh ống và nằm lơ lửng trên
mặt nước. Lúc này nếu bơm thêm một lượng nhỏ nước vào hai ống, xi phông bắt đầu chìm
xuống cách mặt nước 3 m thì bị hệ thống phao giữ lại.
Giai đoạn 2 : Lúc toàn bộ các phao giữ có tác dụng, xi phông nằm ổn định ở độ sâu 3m
và song song với đáy hào. Khi thuỷ triều xuống thấp nhất, các phao được giải phóng khỏi xi
phông lần lượt từ giữa ra hai bên, xi phông tiếp tục tự chìm xuống đáy. Tiếp tục bơm để ống
được ép chặt xuống đáy hào. Việc hạ chìm kết thúc.
Bố trí phao: Hệ thống phao được bố trí từ đoạn có cao trình (- 6,11m) phía Hà Bắc đến
đoạn có cao trình (- 6,32 m) phía đảo Hà Nam. Như vậy đoạn xi phông có phao dài 290m .
Nếu bố trí 6 m một bộ phao, cần (290/6)+1 = 50 bộ phao. Mỗi bộ phao gồm 4 thùng phuy
200 lít thì số thùng phuy cần dùng là 200 thùng.
SVTH: TRẦN MINH ĐẠT

Lớp: CH18C21


Tiểu luận thực tập nghề nghiệp

Ngoài ra để các đầu ống không bị chìm vì trọng lượng các mặt bích bịt đầu ống, nên tận
dụng các đoạn ống chưa dùng hàn đầu lại để làm phao nâng đầu ống, đảm bảo việc bơm
nứơc vào ống dễ dàng và đầu ống không bị chúi xuống khi bơm.
Liên kết phao với đường ống:
Phao được liên kết với đường ống bằng dây nylon (buộc đảm bảo chặt không bị bật ra trong

quá trình hạ chìm nhưng đảm bảo dễ giải phóng phao khi cần thiết và liên kết với đường ống
dạng tự điều chỉnh).
Kết luận: Việc hạ chìm xi phông có thể đảm bảo an toàn nếu đươc lắp phao theo đúng
yêu cầu trên.
- Sau khi hạ chìm xong thợ lặn xuống kiểm tra xem tình trạng đường ống có nằm theo
đúng tuyến thiết kế không. Tiến hành đo kiểm tra ứng suất của đường ống. Lấp cát chèn
đường ống và đổ đá bảo vệ, sau khi đổ đá xong dùng thợ lặn xuống kiểm tra lần cuối xem đá
đổ bảo vệ có đúng yêu cầu thiết kế không.
- Kiểm tra chất lượng đường hàn bằng việc thử áp lực lần 2 lần này giữ áp lực ở giá trị
1 atm với thời gian 2 giờ.
- Lắp ráp nối tiếp đường ống với công trình thủy công: Đắp đê quây để thi công hố co
giãn 2 bên, tháo bích câm 2 đầu ống (4 bích câm). Tiến hành cắt ống để thi công hố co giãn 2
bên. Sau khi thi công xong hố co giãn 2 bên tiến hành thi công nối tiếp với công trình thủy
công là cửa vào và cửa ra của xi phông. (Cửa vào và cửa ra thi công sau khi đã hạ chìm xong
xi phông).
4.3 Tổ chức xây dựng công trình
4.3.1. Tổng mặt bằng thi công
Bố trí mặt bằng thi công lắp ráp đường ống kiểm tra, thử áp lực tại vị trí cửa vào phía
bờ Bắc sông Chanh, bố trí bãi vật liệu, kho xưởng, lán trại với diện tích mặt bằng 18.400 m 2,
Phía bờ Nam diện tích bố trí mặt bằng thi công hố co giãn, cửa ra, kênh nối tiếp là: 3.060 m 2.
Đường thi công phía bờ Bắc đi từ bến phà sông Chanh cũ dọc theo đê tả sông Chanh đến vị
trí của vào xi phông dài 1290 m, Phía bờ Nam từ đường nhựa (cống vông) men theo chân đê
phía đồng đến của ra xi phông.
b, Phương án 2 ( Đường ống xi phông bằng sợi thuỷ tinh) :

SVTH: TRẦN MINH ĐẠT

Lớp: CH18C21



Tiểu luận thực tập nghề nghiệp

Bố trí bãi tập kết ống tại bờ Bắc sông Chanh (S=3000 m 2), bố trí bãi vật liệu, kho
xưởng, lán trại với diện tích mặt bằng khoảng 5000 m2
4.3.2. Tiến độ xây dựng công trình
Trên cơ sở khối lượng, tính chất công việc, mặt bằng xây dựng công trình, thời gian thi
công các hạng mục hạ chìm xi phông vào mùa khô, bố trí tiến độ thi công các hạng mục
chính như sau: Dự kiến từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2007 (thời gian thi công kể từ khi khởi
công đến khi hoàn thành 12 tháng).
- Công tác chuẩn bị được tiến hành từ tháng 12 năm 2006 bao gồm đền bù giải phóng
mặt bằng.
- Gia công lốc ống 6 m tại nhà máy từ 01-01-2007 đến 15-3-2007.
- Làm đường thi công kết hợp quản lý từ ngày 01-01-2007 đến 01-3-2007
- Thi công hào lắp ráp đường ống và đắp đê quây phía Hà Nam 10-01-2007 đến 10-022007.
- Vận chuyển đường ống từ nhà máy đến công trình từ 15-02 đến 28-02-2007.
- Lắp ráp đường ống trong hào thử áp lực, hoàn thiện 2 đường ống từ 01-3 đến 30-32007.
- Đào hào lòng sông bằng tàu cuốc từ 15-3 đến 10-4-2007.
- Hạ thủy đánh chìm xi phông từ 12-4 đến 15-4-2007.
- Chèn cát đá bảo vệ đường ống từ 16-4 đến 23-4-2007.
- Đắp hoàn trả đê kè xong trước 30-5-2007.
- Thi công kênh dẫn cửa vào, cửa ra 2 đầu xi phông từ 10-6 đến 10-10-2007.
- Thi công hố co giãn 2 bên bờ Bắc và bờ Nam từ 01-10 đến 01-11-2007.
- Đấu nối cửa vào và cửa ra xi phông với kênh cũ tiến hành hoàn thiện mặt bằng phá dỡ
cửa vào, cửa ra của công trình cũ từ 01-12 đến 30-12-2007.
- Hoàn thiện mặt bằng và khánh thành công trình vào 20-1-2008

SVTH: TRẦN MINH ĐẠT

Lớp: CH18C21



Tiểu luận thực tập nghề nghiệp

CHƯƠNG V: NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT, PHƯƠNG ÁP GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
Để thi công công trình xi phông sông chanh cần sử dụng đất bao gồm: Đất sử dụng
vĩnh viễn là phần đất mà công trình chiếm chỗ như: đoạn kênh dẫn nối tiếp kênh cũ và cửa
vào, ra công trình, phần cửa vào, cửa ra công trình, khu vực nhà quản lý phía bờ Bắc.
Đất sử dụng tạm thời là đất được sử dụng trong quá trình thi công công trình như: Khu
hào thi công, lắp ráp đường ống xi phông, bãi vật liệu, phạm vi đất đắp đê quây thi công hố
co giãn, khu bãi chứa đất thải...
Nhu cầu sử dụng đất được thống kê ở bảng sau:
TT
1

Danh mục
Diện tích đền bù vĩnh viễn (gồm: kênh chuyển tiếp và cửa

Diện tích (m2)
1.500

2
3

vào, cửa ra)
Diện tích lòng sông do xi phông chiếm chỗ vĩnh viễn
Diện tích đền bù tạm thời (Hào gia công lắp ráp đường ống

5.930
21.460


4

xi phông, Bãi vật liệu, lán trại)
Đền bù đường kéo thuyền và kênh phía bờ bắc

1

CHƯƠNG VI: QUẢN LÝ KHAI THÁC, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH
6.1 Yêu cầu chung
SVTH: TRẦN MINH ĐẠT

Lớp: CH18C21


Tiểu luận thực tập nghề nghiệp

Hệ thống Thủy lợi Yên Lập hiện đã có bộ máy quản lý phù hợp với trình độ quản lý và
yêu cầu phục vụ của công trình hiện tại là Công ty quản lý khai thác công trình Thủy lợi Yên
Lập. Tuy nhiên với yêu cầu và nhiệm vụ thiết kế mới phức tạp, đa dạng hơn nên cần phải có
thiết bị như : các thiết bị đo lưu lượng, mực nước, có sổ theo dõi, trang bị máy tính, máy điện
thoại... đảm bảo thông tin thông suốt từ cụm đầu mối hồ chứa, đáp ứng với yêu cầu phục vụ
sản xuất hịên nay.
6.2 Công trình phục vụ quản lý
-

Tuyến đường thi công kết hợp quản lý vận hành công trình phía bờ Bắc đoạn đường từ

khu nhà làm việc của công ty quản lý công trình huyện Yên Hưng đến đê tả sông Chanh.
-


Đường thi công kết hợp quản lý phía bờ Nam từ đường nhựa (cống vông) men theo chân

đê hữu sông Chanh đến vị trí cửa ra xi phông
-

Xây dựng nhà quản lý tại cửa vào xi phông để công nhân vận hành xi phông như: đóng

mở cửa van lấy nước qua xi phông, đo mực nước, lưu lượng qua xi phông. Bố trí điện thoại
để tiện việc liên hệ với cụm đầu mối hồ chứa Yên Lập
Tổng kinh phí
A
I,
II,
III,
IV,
V,
B
C
D
E

Chi phí xây lắp
Xi phông
Cửa chia nước
Đường thi công kết hợp nhà quản lý
Nhà quản lý xi phông
Lán trại
Thiết bị
Chi phí quản lý dự án và chi khác
đền bù giải phóng mặt bằng

Dự phòng chi ( 5%)
Tổng kinh phí

SVTH: TRẦN MINH ĐẠT

29.895.195.000
27.347.734.000
44.222.000
1.902.598.000
304.649.000
295.992.030
25.276.000
2.700.790.000
879.833.000
1.675.055.000
35.176.149.000

đồng
đồng
đồng
đồng
đồng
đồng
đồng
đồng
đồng
đồng
đồng

Lớp: CH18C21




×