Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Sự phát triển tâm lý của học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.03 KB, 8 trang )

Nguyễn Ngọc Anh Thư – DHSVAN17A
CHỦ ĐỀ 4: SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH THPT
I.Sự phát triển trí tuệ của học sinh THPT
1.Tri giác của thanh niên
Khái niệm:
- Tri giác là một quá trình tâm lí, phản ánh một cách trọn vẹn một
sự vật hiện tượng khách quan khi chúng tác động trực tiếp tác
động vào các giác quan của chúng ta.
- Cảm giác và tri giác có chủ định chiếm ưu thế. Tính nhạy cảm của
cảm giác và tri giác phát triển cao. Thanh niên tri giác thời gian và
không gian cũng chính xác hơn.
- Tri giác có mục đích đã đạt đến mức độ cao. Quan sát có mục
đích, có hệ thống và toàn diện hơn. Trong quá trình quan sát các
em biết phân tích, tổng hợp từ nhiều chi tiết khác nhau để tìm ra
những yếu tố chung, quan trọng nhất của sự vật và hiện tượng.
- Nhờ ngôn ngữ phát triển nên tri giác của học sinh THPT có hiệu
quả cao hơn, phản ánh đối tượng đầy đủ hơn và chi tiết hơn.
Tuy nhiên ở một số em vẫn quen quan sát hời hợt và phân tán. Các
em có thể nhận xét một cách sơ lược khi chưa tích lũy đầy đủ các sự
kiện quan sát được.
VD: Giai đoạn tuổi thanh niên (14-18 tuổi): Học sinh nhận thức được
bản thân yêu thích môn học nào và có sở thích riêng ra sao…
2.Trí nhớ của học sinh THPT
- Trí nhớ có chủ định đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động trí nhớ
VD: khi học bài các em biết tìm ra ý chính, học kĩ vào các phần
trọng tâm...
- Học sinh THPT sử dụng thành thạo các thao tác ghi nhớ và các thủ
thuật ghi nhớ. Tuy nhiên vẫn có học sinh chủ yếu ghi nhớ máy móc vì không hiểu
bài mà vẫn cố gắng ghi nhớ.



3.Tư duy của học sinh THPT
- Ở lứa tuổi này tư duy trừu tượng chiếm ưu thế.
- Do cấu trúc của não phức tạp, chức năng của não phát triển hoàn
thiện nên tư duy của học sinh THPT phát triển về mọi mặt:
+ Tiến hành các thao tác tư duy tương đối nhanh và linh hoạt.
+ Lập luận chặt chẽ, có căn cứ và nhất quán.
+ Tính độc lập và tính phê phán của tư duy cũng phát triển.
+ Khi phân tích, học sinh biết phân biệt dấu hiệu bản chất và không
bản chất.
+ Khi phán đoán biết dựa vào luận cứ và cơ sở.
+ Khả năng sáng tạo cũng phát triển mạnh nên học sinh thường ham
hiểu biết. Nhìn chung học sinh THPT có thể nắm được các khái niệm
trừu tượng và các mối quan hệ phức tạp của sự vật hiện tượng. Tuy
nhiên cũng còn nhiều học sinh chưa chịu phát huy hết khả năng tư
duy của mình, thường lười suy nghĩ.
VD: Học sinh có thể suy luận ra một câu ca dao, tục ngữ khi nhìn vào
một bức tranh, một bức ảnh,…
4.Tưởng tượng của học sinh THPT
- Rất phát triển, các em biết dùng nhiều phương pháp sáng tạo hình
ảnh mới.
- Học sinh THPT khá giàu sức tưởng tượng, tưởng tượng nhanh và
phong phú.
- Tưởng tượng tái tạo tương đối chính xác vì các em đã có nhiều
kinh nghiệm.
- Học sinh THPT có nhiều hứng thú với tưởng tượng sáng tạo. Các
em có những sáng tạo cho những ước mơ, tương lai của cuộc
sống, có khi còn sáng tạo kĩ thuật.
- Hình ảnh trong tưởng tượng của các em rất độc đáo, lãng mạn và
trong sáng, có tính hiện thực hơn so với tuổi thiếu niên.
Ví dụ: sáng tác thơ, viết truyện ngắn, vẽ,...



5. Về ngôn ngữ của học sinh
- Ngôn ngữ giàu hình tượng, đặt câu đúng ngữ pháp trong khi nói
và viết.
- Học sinh THPT có nhu cầu dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt ý
nghĩ và tình cảm của mình một cách hay nhất.
- Tuy nhiên cũng có một số học sinh cầu kỳ trong ngôn ngữ, đặt câu
sai, viết lỗi chính tả, dùng từ không chính xác.
II.Sự phát triển của tự ý thức
1. Tự ý thức của học sinh THPT có đặc điểm
- Bắt nguồn từ mục đích sống, từ yêu cầu của hoạt động mà các em
tham gia, từ địa vị của các em trong tập thể và các quan hệ mới của các em
đối với xã hội.
- Tự ý thức của các em phát triển mạnh mẽ: Có sự lo lắng cho bản
thân.
Ví dụ: lo lắng về nghề nghiệp của tương lai.
- Học sinh THPT vẫn khao khát muốn biết mình là ai, là người như
thế nào, có năng lực gì, xứng đáng với cái gì...?
- Học sinh THPT chú ý và cầu toàn tới dáng vẻ bên ngoài của
mình.
- Tuy nhiên cũng có những thanh niên lãng tránh hiện thực, tìm đến
thế giới ảo, không biết tự lo và tự định hướng tương lai cho bản
thân.
2. Khả năng tự nhận thức bản thân của học sinh THPT
- Ý thức được các diễn biến tâm lý bên trong của bản thân như: tâm
trạng, tâm thế, thái độ....và nguyên nhân gây ra chúng.
- Nhận thức được phẩm chất đạo đức, những nét tính cách, phẩm
chất ý chí và thuộc tính của bản thân.
- Hình ảnh về cái tôi của các em có cấu trúc phức tạp, gồm:

+ Cái tôi hiện thực: tôi thấy mình là người...
+ Cái tôi năng động: tôi đang cố gắng trở thành...
+ Cái tôi lý tưởng: tôi muốn...


+ Cái tôi huyền tưởng: nếu...tôi sẽ...
- Học sinh THPT nhận thức về bản thân bằng con đường tự quan
sát. Các em độc lập, tự nhận thức và nhận thức bản thân theo quan
điểm của riêng mình.
3. Khả năng tự tỏ thái độ và tự đánh giá bản thân
Khi hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc các vai trò khác nhau, các em tỏ ra sung
sướng, tự hào, hân hoan, tự tin...
Ví dụ: Hào hứng khi bài kiểm tra được điểm cao,…
Lòng tự trọng, tính tự phê của học sinh THPT cũng rất cao, các em tự lên án,
tự xấu hổ...khi mắc sai lầm
 Vì vậy, trong công tác dạy học và giáo dục cần có sự giúp đỡ kịp thời.
Nhu cầu tự khẳng định của học sinh THPT phát triển mạnh mẽ, các em
muốn được khen, được thừa nhận và tôn trọng, tin tưởng.
Tính xung động của các phản ứng cảm xúc giảm đi nhiều, các em biết điều
chỉnh cảm xúc, hành vi của mình.
Thanh niên đã biết dựa trên các cơ sở khi đánh giá như: so sánh kết quả đạt
được với mức độ kỳ vọng, so sánh mình với người khác và biết dựa vào các chuẩn
mực đạo đức để tự đánh giá.
Thanh niên không chỉ đánh giá các phẩm chất, cử chỉ, hành vi đơn giản, mà
biết tự đánh giá các phẩm chất phức tạp của nhân cách như: tinh thần trách
nhiệm, tính nguyên tắc...
Có khả năng tự đánh giá đúng ưu điểm và nhược điểm của bản thân. Nhờ đó
mà học sinh biết phát huy những ưu điểm và biết tìm cách khắc phục các
nhược điểm để ngày càng hoàn thiện nhân cách của mình.
Tuy nhiên, sự tự đánh giá đó còn có các nhược điểm như:

+ Thanh niên có xu hướng đề ra những kỳ vọng quá cao, không thực tế
thường được biểu hiện ở những em tự đánh giá cao phẩm chất và năng lực


của mình trong tập thể, trong nhóm bạn bè, đề cao ưu điểm của mình coi
thường người khác.
Mặc dù có những thiếu sót trong tự đánh giá trên nhưng sự tự đánh giá bản
thân, tự phân tích bản thân đã trở thành yếu tố của sự tự xác định về đạo
đức- xã hội, đó là dấu hiệu cần thiết cho một nhân cách phát triển, là tiền đề
của sự giáo dục.
4. Khả năng tự giáo dục
Phần lớn thanh niên đã tiến hành tự giáo dục để hoàn thiện nhân cách bản
thân. Sự tự giáo dục của thanh niên cao hơn một bậc so với thiếu niên.
Ví dụ: thanh niên thường có yêu cầu cao với mình,nghiêm khắc với bản thân hơn.
III.Sự hình thành thế giới quan
Thế giới quan là những hiểu biết của con người về các nguyên lý chung
nhất, về các quy luật của thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
Thế giới quan cá nhân là hệ thống quan điểm của cá nhân về tự nhiên, xã hội
và tư duy.
Đến lứa tuổi thanh niên thì thế giới quan được hình thành một cách rõ nét.
Sự hình thành thế giới quan diễn ra một cách mạnh mẽ với những biểu hiện:
- Thanh niên gia tăng hứng thú nhận thức với những vấn đề về
nguyên tắc, về quy luật chung nhất của thế giới tự nhiên, xã hội
- Nhân sinh quan của thanh niên cũng hình thành mạnh mẽ. Rất
nhiều thanh niên quan tâm suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, và
đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: sống để làm gì? Sống phải như
thế nào?
- Tuy nhiên, cũng có một số em chưa hình thành được thế giới quan
đúng đắn. Các em bị ảnh hưởng của tư tưởng tiêu cực, không lành
mạnh...dẫn đến đề cao cuộc sống hưởng thụ, thụ động, lập trường

chưa vững vàng, không có bản lĩnh.
 Cần quan tâm giáo dục và hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho
học sinh THPT thông qua giảng dạy các môn hoc, giáo dục đạo đức, đặc biệt
là học tập triết học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
IV.Giao tiếp và đời sống tình cảm của thanh niên học sinh.
1.Giao tiếp trong nhóm bạn và trong tập thể.


- Lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi có nhu cầu giao tiếp phát triển đến
đỉnh cao. Chính vì vậy mà thanh niên nhanh chóng mở rộng phạm
vi giao tiếp và phức tạp hóa hoạt động sống của mình.
- Thanh niên thường có nhiều nhóm bạn bè: nhóm bạn và tập thể
học sinh có tổ chức trong nhà trường như nhóm học tập, lớp học,
hội học sinh... nhóm bạn có tổ chức nhưng ngoài nhà trường như
nhóm thể thao, câu lạc bộ...
- Tuổi thanh niên là tuổi có tinh thần tập thể rất cao. Đối với thanh
niên, trở thành người được bạn bè trong tập thể yêu mến là điều
quan trọng.
- Mặt khác, học sinh THPT cũng có nhu cầu bạn thân rất cao, các
em rất tích cực tìm kiếm bạn thân, nhiệt tình với bạn thân, nhưng
cũng đòi hỏi bạn thân sự cảm thông, sự quan tâm giúp đỡ, sự chân
thành, sự trung thực.
- Quan hệ với bạn bè cùng tuổi chiếm vị trí lớn hơn so với quan hệ
của thanh niên với người lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi.
2.Đời sống tình cảm của học sinh THPT.
 Đặc điểm chung của đời sống tình cảm của thanh niên
Đời sống tình cảm phong phú, đa dạng. Khả năng tự kiểm soát và
tự điều chỉnh xúc cảm, thái độ, hành vi của thanh niên cũng được
hình thành và phát triển. Các em có rung động mạnh mẽ trong tình
cảm gia đình, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ như yêu quê

hương, yêu đất nước...
 Tình bạn
Tình bạn của học sinh THPT sâu sắc hơn và bền vững hơn nhiều
so với tuổi thiếu niên.
Tình bạn cùng tuổi giữ vai trò trọng yếu trong đời sống tình cảm
của tuổi thanh niên mới lớn vì chính bạn bè giúp các em đối chiếu
những thể nghiệm và ước mơ lý tưởng.
Đối với thanh niên, người bạn là “cái tôi” thứ hai của họ, bạn là
tấm gương mà trong đó họ nhìn thấy bản thân.


Tình bạn của thanh niên mang màu sắc xúc cảm đặc biệt, họ yêu
cầu đối với tình bạn là phải thân thiết, mặn nồng...Tình bạn của
thanh niên ổn định và sâu sắc hơn nhiều so với tuổi thiếu niên.
Tình bạn của thanh niên được hình thành trên cơ sở hứng thú
chung, hoạt đông chung...
 Tình bạn của thanh niên có tác dụng rất lớn trong việc điều chỉnh thái độ,
hành vi, cảm xúc của thanh niên...
 Tình bạn khác giới
Ở tuổi học sinh THPT thường bắt đầu xuất hiện một tình cảm đặc
biệt giữa nam và nữ. Đó là những rung cảm hoàn toàn mới mẻ,
cảm giác thân thiết, ấm áp, nồng nàn của hai người khác giới. Đây
cũng được coi là tình yêu nhưng chưa sâu sắc và được các nhà tâm
lý gọi là “ tình yêu học trò”.
“Tình yêu học trò” của học sinh THPT mang dáng vẻ của tình bạn
thân, trong sáng, hồn nhiên, lãng mạn và cảm tính, không vụ lợi và
không toan tính, rung động mạnh mẽ, nhưng chưa có sự suy nghĩ
một cách đầy đủ.
V. Hoạt động lao động và sự lựa chọn nghề của học sinh THPT
1.Hoạt động lao động

- Lao động là phương tiện quan trọng để phát triển toàn diện nhân
cách con người mới XHCN.
- Hoạt động lao động tập thể có vai trò quan trọng trong sự hình
thành và phát triển nhân cách của các em, bởi vì:
+ Lao động góp phần tạo ra của cải vật chất, nâng cao sức khỏe,
và hình thành các kỹ năng lao động quan trọng cho thanh niên.
+ Lao động tập thể được tổ chức đứng đắn sẽ giúp các em hình
thành tinh thần tập thể, tình yêu hăng say với lao động, tôn trọng người lao
động và tạo ra thành quả lao động
2.Lựa chọn nghề nghiệp


- Lựa chọn nghề nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của đa số
các học sinh và thường thảo luận với nhau về trường mà có các
nghề các em yêu thích
- Việc chọn nghề trở thành vấ đề cấp thiết, quan trọng và khó
khăn đối với học sinh THPT.
- Lựa chọn nghề có căn cứ, có suy nghĩ, có đánh giá đúng năng
lực bản thân thì học sinh sẽ hứng thú với nghề nghiệp.
- Trường hợp có học sinh chọn nghề theo cảm tính, phong trào
sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển về sau
- Trong thực tế, học sinh còn quá ít thông tin về nghề nghiệp,
trường học vì công tác hướng nghiệp chưa được nâng cao,
quan tâm đúng mức. Đây là sự thiếu sót của xã hội và nhà
trường.
-HẾT-




×