Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN một số biện pháp dạy tập làm văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.71 KB, 29 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lí do chọn đề tài.
Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới. Sự phát triển kinh tế, xã hội đang
đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục các cấp. Trong đó
giáo dục tiểu học được xác định là bậc học nền tảng thế nên nền có vững chắc
thì hiệu quả đào tạo ở các bậc học trên mới đạt yêu cầu. Vì vậy muốn xây dựng
nền tảng vững chắc ở bậc tiểu học người giáo viên phải xây dựng những kiến
thức cơ bản đạt yêu cầu cho từng môn học được quy định trong chương trình.
Môn Tiếng Việt là môn học chính có tầm quan trọng trong chương trình ở tiểu
học trong đó có tập làm văn. Đây công việc mang tính chất thực hành tổng hợp.
Việc dạy tập làm văn rất quan trọng , nó góp phần rèn luyện cho học sinh năng
lực sử dụng tiếng việt, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng
ngày và học tập tốt các môn học khác.
Mục tiêu của cả người dạy và người học là “ có cảm xúc” trong mỗi tiết
học văn. Người giáo viên giúp cho các em cảm nhận được cái hay cái đẹp trong
các bài văn, bài thơ, cuộc sống xung quanh và thể hiện “cái đẹp” đó bằng ngôn
ngữ giàu hình ảnh. Song một thực tế mà chúng ta đều biết là hiện nay, trong các
cấp học mà đặc biệt là bậc Tiểu học, phần lớn học sinh viết văn rất khô
khan.Việc học tập phân môn này không hề đơn giản, phải có sự phối hợp chặt
chẽ giữa quá trình giảng dạy của giáo viên và sự tiếp thu kiến thức của học sinh
thì kết quả làm văn của các em mới đạt mức độ nhất định. Nhưng đối với học
sinh tiểu học đang ở giai đoạn tiếp thu kiến thức bằng phương pháp trực quan
sinh động, các em thường viết những gì mình thấy, mình nghe, còn việc tưởng
tượng qua trí nhớ thì vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy mà khi diễn đạt một nội
dung miêu tả, tường thuật hay viết thư các em thường “quên” các bước liên kết
trong một bài văn để diễn đạt thật trình tự và lôgic. Đó chính là những khó khăn
gặp phải khi dạy tập làm văn cho học sinh đặc biệt là các em ở thành phố có kĩ
năng sống và vốn từ vựng rất ít.
Qua thực tế dạy Tập làm văn nhiều năm ở lớp 4, tôi nhận thấy bài viết của
các em hầu như chỉ diễn đạt nội dung. Câu văn chỉ mang tính chất thông báo
1




chứ chưa có hình ảnh, chưa có cảm xúc. Đây là điều tất nhiên, vì ở lứa tuổi này
vốn sống và vốn kiến thức của các em còn hạn hẹp. Đứng trước thực tế đó, tôi
rất băn khoăn và trăn trở: “ Làm thế nào để giúp các em yêu thích môn văn? Để
giúp các em có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, của cảnh vật, thiên
nhiên, đất nước? Giúp các em có cơ hội bộc lộ cảm xúc của cá nhân, mở rộng
tâm hồn và phát triển nhân cách cho các em?”.
Trả lời câu hỏi này, tôi đã cố gắng dùng mọi khả năng và kinh nghiệm của
mình để khơi dậy những tiềm năng văn học đang ẩn dấu trong mỗi học sinh.
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi mạnh dạn trình bày “ Một số biện pháp dạy
Tập làm văn cho học sinh lớp 4- trong Trường tiểu học”.
II. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Trong quá trình dạy học, môn Tiếng Việt ở chương trình hiện hành được
thể hiện bởi nhiều phân môn khác nhau, mỗi phân môn mang một nhiệm vụ
khác nhau. Ví dụ phân môn tập đọc có nhiệm vụ cung cấp những tác phẩm văn
học cho học sinh, hướng các em tìm hiểu để cảm thụ tác phẩm, rèn cho học sinh
kỹ năng đọc, nghe…môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh
những kỹ năng sử dụng cấu trúc ngữ pháp, cách dùng từ đặt câu… môn Kể
chuyện rèn cho các em kỹ năng thể hiện cách trình bày… tất cả các phân môn
đó đều mang những chức năng riêng biệt.
Nhưng phân môn Tập làm văn ra đời lại có một nhiệm vụ đặc biệt quan
trọng. Nó rèn luyện tổng hợp cho tất cả các phân môn trên, vừa cung cấp kiến
thức, vừa rèn luyện kỹ năng tập viết vừa rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu…
rèn luyện tất cả các yếu tố thuộc các phân môn đã cung cấp cho tập làm văn.
Nói cách khác phân môn Tập làm văn ra đời đã góp phần thực hiện hoá
mục tiêu quan trọng bậc nhất hiện nay của việc dạy và học Tiếng Việt là dạy học
sinh sử dụng tiếng việt trong đời sống sinh hoạt , trong quá trình lĩnh hội các tri
thức khoa học và tích luỹ kiến thức phục vụ cho cuộc sống hiện tại và tương lai.
Chính vì thế mục đích của đề tài là nghiên cứu, đề xuất những biện pháp dạy

Tập làm văn lớp 4 - trong trường tiểu học.
2


III. Khách thể và đối tượng:
Học sinh lớp 4 trong Trường Tiểu học.
Một số biện pháp dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 4- trong Trường tiểu học”.
IV. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn giảng dạy phân môn tập làm văn
đặc biệt là vấn đề bồi dưỡng năng lực viết tập làm văn của học sinh.
Nghiên cứu trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 về năng lực viết văn của
học sinh lớp 4- trong Trường tiểu học
Nghiên cứu thông qua các tài liệu tham khảo, mạng Internet...
Chương trình phân môn tập làm văn lớp 4.
V. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Tìm hiểu cơ sở lý luận của giờ Tập làm văn.
Tìm hiểu thực trạng của việc dạy Tập làm văn.
Hệ thống hóa các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài .
Một số giải pháp đề xuất để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập
làm văn.
VI. Phương pháp nghiên cứu.
* Khi nghiên cứu và thực nghiệm đề tài này tôi căn cứ vào các tài liệu
chuẩn sau:
Sách Tiếng việt nâng cao lớp 4
Tài liệu bồi dường: Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Tiếng
Việt ở lớp 4
Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học
* Ngoài ra để thực hiện nội dung của đề tài, tôi còn sử dụng một số phương
pháp cơ bản như:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.


3


- Phương pháp điều tra quan sát: Thông qua dạy- hướng dẫn học sinh học
tập làm văn, khảo sát chất lượng học sinh, tìm hiểu thực trạng việc dạy phân
môn Tập làm văn ở khối lớp 4 Trường Tiểu học
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Trao đổi với giáo viên trong khối về
những khó khăn, thuận lợi khi dạy phân môn tập làm văn ở lớp 4, tham khảo
sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài
và tác dụng của những ý kiến đề xuất về dạy tập làm văn cho học sinh lớp 4 theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Dạy thử nghiệm lớp 4 trong trường
Tiểu học mình làm chủ nhiệm.
VII. Ý nghĩa khoa học của đề tài:
- Vận dụng những kinh nghiệm thực tế và phương pháp dạy học mới kết
hợp với những biện pháp đã có trước đây vào giảng dạy tốt Tập làm văn cho
học sinh lớp 4- trong Trường tiểu học”.
- Giúp học sinh biết viết được một bài văn hoàn chỉnh và giàu cảm xúc, có
sử dụng một số " nghệ thuật" cơ bản để viết được bài văn hay.
- Gắn nội dung, ý nghĩa của mỗi thể loại văn với thực tế và việc rèn kĩ
năng sống cho học sinh.
VIII. Giới hạn của đề tài:
Thời gian nghiên cứu: 1 năm ( năm học 2017 – 2018 )
IX. Cấu trúc của đề tài:
Đề tài gồm các phần:
- Mở đầu
- Nội dung

+ Chương 1: Cơ sở lý luận

+ Chương 2: Đánh giá thực trạng.
+ Chương 3: “ Một số biện pháp dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 4trong Trường tiểu học
- Kết quả
- Kết luận
Tài liệu tham khảo
- Phụ lục.
4


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ Lí LUẬN - CƠ SỞ THỰC TIỄN
I. Cơ sở lý luận:
Việc nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng việt là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm được đưa lên hàng đầu. Cũng như các phân môn khác, tập
làm văn là một phân môn không thể thiếu trong môn Tiếng Việt và cả ngoài đời
sống con người, trong nhà trường, đóng góp to lớn trong việc rèn luyện nhân
cách, năng lực thẩm mỹ cho học sinh.
Yêu cầu đặt ra hiện nay đối với người giáo viên tiểu học là phải làm thế
nào để cung cấp đầy đủ kiến thức. Ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, cách gieo vần
nghệ thuật tạo tình huống nghệ thuật xây dựng hình tượng....Người giáo viên
muốn hướng dẫn học sinh viết văn tốt phải khai thác tất cả các khía cạnh của
vấn đề để học sinh nắm bắt một cách hài hòa chu đáo tác phẩm.Việc bồi dưỡng
khả năng viết văn cho học sinh là không thể thiếu nhằm giúp cho học sinh tạo
cho mình một công cụ để tiếp nhận thông tin học tập trong nhà trường. Tập làm
văn còn trang bị một số kiến thức cơ bản về văn bản nghệ thuật, để hiểu các văn
bản nghệ thuật chuẩn bị cho việc học các tác phẩm văn chương ở các lớp tiếp
theo.
2.Cơ sở thực tiễn:
Thực tế đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh trong trường Tiểu
học ở các thành phố nói riêng còn hạn chế về kĩ năng học tập môn tập làm văn,

học sinh còn thụ động, ít phát biểu, khi cần hỏi điều gì các em chậm đứng lên,
dẫn đến việc thực hành làm văn còn khô cứng, trình bày bài văn thì chưa rõ bố
cục, câu văn thiếu mạch lạc, viết thiếu ý, diễn đạt ý chưa phù hợp, bài văn thiếu
tính sáng tạo... Bên cạnh đó, còn tồn tại một số em có kĩ năng sống cũng như
vốn từ vựng còn hạn chế do đó cũng sẽ ảnh hưởng đến việc học Tập làm văn của
các em. Trong khi đó thì giáo viên chỉ dành ít thời gian để sửa chữa những sai
sót cho các em học sinh yếu vì sợ mất thời gian chung cho cả lớp. Vì vậy việc
dạy và học Tập làm văn là việc làm gặp không ít khó khăn và quả là việc làm
đòi hỏi tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt tình cao.
5


CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG , NGUYÊN NHÂN
I.THỰC TRẠNG LÀM VĂN CỦA HỌC SINH LỚP 4.
Là trường Tiểu học mới được thành lập và đi vào hoạt động được 2 năm
nay trên địa bàn. Mục tiêu đề ra cũng như quyết tâm phấn đấu của tập thể nhà
trường tiến tới đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ I. Bên cạnh đó, địa bàn dân cư
là nơi có nhiều khu chung cư và khu đô thị mới được thành lập. Chính vì vậy
dân cư ở đây tập trung khá đông đúc, dân cư chủ yếu là các tỉnh khác chuyển về
mang theo nhiều phong tục tập quán cũng như văn hóa sinh hoạt khác nhau. Học
sinh trong trường phần lớn là con em của người dân mới chuyển đến và từ các
tỉnh khác chuyển về do vậy kiến thức cũng như kĩ năng không đồng đều, đặc
biệt là khả năng viết văn của các em.
Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu khảo sát chất lượng môn tập làm văn
của học sinh khối lớp 4 của trường trong năm học 2017 - 2018. Bản thân tôi đã
nhận thấy: Hầu hết học sinh được sinh ra và lớn lên trong môi trường đô thị nên
vốn Tiếng Việt của các em còn hạn chế, đặc biệt là những từ ngữ liên quan đến
môi trường tự nhiên và xã hội nên các em làm văn theo kiểu liệt kê chứ bài văn
chưa có cảm xúc, hình ảnh chưa biết kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật
và các yêu tố khác trong bài văn.

Nên ngay từ đầu năm học 2017 - 2018, trong phạm vi nghiên cứu, tôi đã
thống kê chất lượng bài làm tập làm văn của học sinh cả khối 4 trong trường tôi
dạy cụ thể như sau:

Lớp Sĩ số HS
4a1
4a2
4a3
4a4
Qua việc

45
42
42
40
điều

Bài mức 3

Bài mức 2

Bài mức 1

Bài điểm

(9- 10)
(7-8)
(5-6)
dưới 5
15

15
10
5
9
20
5
8
8
21
6
7
7
20
5
8
tra trên cho thấy số học sinh đạt điểm khá, giỏi còn thấp,

phần bài làm của học sinh mới chỉ dùng lại ở dạng văn kể, liệt kê . Từ lí do trên
tôi quyết định tìm hiểu thực tế ở lớp và gia đình đồng thời nghiên cứu lại
phương pháp dạy học. Tôi nhận định nguyên nhân dẫn đến tình hình trên là do:
II, NHỮNG NGUYÊN NHÂN
6


1. Về phía học sinh.
- Do khả năng tư duy của học sinh Tiểu học còn dừng lại ở mức độ tư duy
đơn giản trực quan nên việc làm văn của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Chất
lượng cảm thụ văn học của học sinh chưa đồng đều dẫn đến chất lượng làm văn
chưa cao.
- Vốn sống và vốn kiến thức văn của học sinh nhất là học sinh còn hạn chế

đặc biết là các em học sinh trái tuyến ở các tỉnh khác chuyển về . Đa số các em
là con em có bố mẹ có điều kiện tuy nhiên ý thức mua sách báo cho con em
mình đọc còn rất ít nên văn nói và viết của học sinh còn khô khan bí từ,chưa biết
cách dùng từ, đặt câu, sử dụng các kiểu câu, mẫu câu trong bài văn. Hơn nữa
không ít em chưa có thói quen đọc sách, ham đọc sách vì thế các em ít có sự say
mê với các tác phẩm văn học.
- Chính vì những khó khăn và hạn chế nêu trên nên chất lượng làm văn của
học sinh lớp chưa đạt kết quả như mong muốn.
2.Về phía giáo viên .
- Giáo viên chưa hình thành cho học sinh thói quen tập trung chú ý
quan sát, sử dụng các giác quan, chưa biết vừa đọc vừa tưởng tượng ra khung
cảnh, cuộc sống hay sự vật mà đề bài yêu cầu.
- Bài giảng có nghiên cứu kĩ, có đầu tư trong giờ lên lớp, nhưng có hạn
chế ở phần tiếp thu của học sinh là do các em còn xem nhẹ phần tìm hiểu yêu
cầu của đề và phần lồng ghép hình ảnh,cảm xúc của người viết.
- Chưa thực sự khai thác hết thế mạnh của các phương pháp dạy học tích
cực và những kĩ thuật dạy học mới vào bài dạy trong từng bài học.
Từ những nguyên nhân trên nên tôi mới tìm ra giải pháp để giúp học sinh
học tốt phân môn tập làm văn lớp 4. Thật đáng mừng qua một thời gian áp dụng
chất lượng làm văn của học sinh đã được nâng cao một cách rõ rệt. Tôi xin
mạnh dạn chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp .
CHƯƠNG III

7


MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH
LỚP 4- TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
Với mục đích đề tài cùng với những nguyên nhân nêu trên nên bản thân
tôi đã có những biện pháp và việc làm cụ thể để nâng cao hiệu quả giờ dạy tập

làm văn trước hết người giáo viên phải thực hiện tốt những hoạt động sau đây:

I. Những điều giáo viên cần lưu ý khi dạy Tập làm văn lớp 4.
1. Cung cấp các kiến thức văn học.
Từ ngữ là nhân tố cơ bản để xây dựng câu văn, đoạn văn, bài văn. Nó có
một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hiểu, sử dụng đúng, sử dụng hay mới
có thể diễn đạt và diễn đạt tốt nội dung, ý kiến của mình. Vậy mà vốn từ của các
em rất ít. Điều này khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Những kiến thức lơ mơ, thiếu
vốn từ làm thế nào có thể viết văn hay được. Bằng mọi cách phải bổ sung vào
vốn từ ít ỏi của các em bằng sự phong phú của tiếng Việt. Cách làm nhanh nhất
là thông qua môn Tập đọc. Tôi cho các em nêu và tập giải nghĩa tất cả những từ
ngữ mà các em chưa hiểu, sau đó tôi chốt lại một từ yêu cầu các em ghi vào “ sổ
từ”, tập đặt câu để hiểu chắc chắn, biến từ đó thực sự là vốn từ của mình.
Ví dụ: Ở bài Dế Mèn bênh vực kẻ yêu ( Tiếng Việt 4 tập 1A trang 4), tôi
yêu cầu các em sau giờ học phải bổ sung vào vốn từ của mình các từ ngữ và
hình ảnh.
* Chị Nhà Trò : “bé nhỏ lại gầy yếu” “cánh non nớt lại ngắn chùn chùn”.
“sống thui thủi” “bị đe doạ” : “đánh” “vặt cánh vặt chân ăn thịt”…
Chị là hiện thân của sự yếu đuối, bất hạnh và bị bóc lột trong xã hội.
- Cảm xúc của bản thân : thương cảm, xúc động.
* Bài “Người ăn xin” – Tuốc-Ghê-Nhép”
“...Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không
có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì . Người ăn xin vẫn
đợi tôi. Tay vẫn chìa ra run lẩy bẩy”.Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt
lấy bàn tay run rẩy kia.
8


- Ông đừng giận cháu, cháu không có để cho ông cả”
Trình bày suy nghĩ của em về nhân vật cậu bé được miêu tả trong đoạn văn

trên. Hành động “Lục tìm hết túi nọ túi kia”
“Nắm chặt lấy bàn tay run rẩy”
Lời nói :

“Ông đừng giận cháu …”

Cậu bé là một con người có tấm lòng nhân hậu thương cảm và muốn giúp
đỡ ông lão ăn xin nghèo khổ dù ông lão và cậu là hai con người ở hai hoàn cảnh
khác nhau.
- Ý nghĩa : Ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái.
- Cảm xúc của bản thân : yêu quý – cảm phục – học tập.
Cứ như vậy qua môn Tập đọc học sinh tích lũy được “ vốn liếng” từ không
hề nhỏ. Ngoài ra cuối mỗi tiết Tập đọc tôi thường cho học sinh tìm những câu
văn hay trong bài, những câu văn mang tính nghệ thuật cao và nhận xét về cách
viết văn để các em đưa vào văn bản của mình.
2. Luyện điền từ, chọn từ.
Với dạng bài này tôi cho các em luyện tập ở các tiết “Luyện tập xây dựng
đoạn văn”, giúp các em lựa chọn các câu văn hay để viết đoạn văn, vừa khiến
cho các tự giác trong giờ học vừa phát huy được vốn từ đã tích lũy được ở các
lớp dưới.
* Điền từ để câu văn giàu hình ảnh:
- Hương thơm sực lên, toả hương (nồng nàn)khắp mọi nơi.
- Hoa Cúc (lộng lẫy) cánh hoa vàng (rực rỡ).
- Bầu trời xanh (thăm thẳm), mây trắng (bồng bềnh) trôi.
- Ánh nắng ( chói trang) xuyên qua kẽ lá
- Cánh đồng lúa chín vàng trông như một tấm thảm ( khổng lồ)
- Khuôn mặt của bà nhân hậu ( hiền từ) như bà tiên trong chuyện cổ tích.
Việc chọn từ điền vào câu văn, giáo viên nên để học sinh thoải mái, không
ép hay áp đặt. Sau mỗi lần để học sinh chọn điền tôi cũng để học sinh khác bình
9



luận, nhận xét xem câu nào hay hơn. Các em học chưa tốt môn văn có thể học
hỏi được nhiều từ, câu của các bạn giỏi. Bài tập này đa dạng, dễ cho ví dụ. Giáo
viên nên khuyến khích và động viên làm tốt. Nếu với những câu quá khó giáo
viên có thể gợi ý.
3. Dạy viết câu có kết cấu đơn giản.
Câu văn là một bộ phận của bài văn. Vì vậy, muốn có một đoạn văn hay
thì phải có các câu văn hay. Muốn viết được câu văn hay, ngoài việc sử dụng
các dạng câu quen thuộc Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?... câu khiến, câu hỏi,
câu cảm, dùng từ chính xác . Dạy những loại câu này đối với học sinh không
khó. Ta chỉ cần hướng dẫn tốt qua tiết Luyện từ và câu. Xác định các yêu cầu cơ
bản học sinh cần nắm được, và thường xuyên củng cố cho học sinh.
Câu phải có hai bộ phận chính: Chủ ngữ và vị ngữ.
- Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Vật gì?
- Vị ngữ trả lời câu hỏi: Làm gì? Như thế nào? Là gì?
4. Dạy viết một vài dạng câu có kết cấu phức tạp.
Câu văn cần phải có hình ảnh. Có hình ảnh, câu văn sẽ có màu sắc, đường
nét, hình khối,...Để câu văn có hình ảnh, các em cần lưu ý sử dụng các từ ngữ
gợi tả, gợi cảm và các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, điệp ngữ,
đảo ngữ,...Các hình thức nghệ thuật này sẽ làm cho câu văn trở nên sinh động
hơn rất nhiều.
Bởi vậy, ta cần trang bị những kiến thức nâng cao về câu cho những “mầm
non văn học”. Tuy nhiên ta không bắt buộc học sinh tiếp thu những gì quá phức
tạp không phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Một số dạng câu có thể dạy là:
- Câu có trạng ngữ.
- Câu có nhiều chủ ngữ, nhiều vị ngữ.
a. Với câu có trạng ngữ.
Khi cho học sinh tiếp xúc với các loại câu này, cần tập tìm chủ ngữ, vị ngữ.
10



Ngoài vườn, Bác Hoa đang trồng rau.
Học sinh rất dễ nhầm lẫn “Ngoài vườn” là chủ ngữ nếu chưa tiếp xúc với loại
câu này. Bởi vậy, tôi cho học sinh đặt câu hỏi:
+ Câu trên thuộc mẫu câu nào ? Bộ phận nào trả lới cho câu hỏi Ai ?
- Bộ phận " Bác Hoa " Trả lời câu hỏi Ai ? Vậy " Bác Hoa là chủ ngữ
+ Bộ phận nào trả lới cho câu hỏi làm gì ?
Bộ phận " đang trồng rau" Trả lời cho câu hỏi Làm gì ? Vậy " đang trồng
rau" là vị ngữ.
“Ngoài vườn” là bộ phận gì? học sinh sẽ rút ra đó là bộ phận phụ nói rõ nơi
Bác Hoa đang làm việc.
Tương tự như vậy tôi hướng dẫn học sinh hiểu về trạng ngữ chỉ thời gian,
nguyên nhân, mục đích, nơi chốn để học sinh có thể đặt câu:
Ví dụ:- Để có tiền ăn học, Lan đã phải làm việc rất vất vả
- Trên cành cây, Những chùm phượng đã bắt đầu hé nở.
- Nhờ chăm chỉ, Mai đã trở thành cháu ngoan bác Hồ.
b. Câu có nhiều chủ, vị.
- Với cùng một nội dung thông báo, song với mỗi cách viết lại có một cách
hiểu khác nhau.
VD: Với nội dung: Con sông chảy qua một cánh đồng, tôi hướng dẫn học
sinh có thể diễn tả bằng nhiều cách như sau :
- Con sông nằm uốn khúc giữa cánh đồng xanh mướt lúa khoai. (Vẻ đẹp
thuần tuý).
- Con sông khoan thai nằm phơi mình trên cánh đồng xanh mướt lúa khoai.
(Vẻ đẹp khoẻ khoắn).
- Con sông hiền hoà chảy qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai.( Vẻ đẹp
hiền hoà).

11



- Con sông lặng lẽ dấu mình giữa cánh đồng xanh mướt lúa khoai.(Vẻ đẹp
trầm tư).
- Con sông mềm như một dải lụa vắt ngang qua ánh đồng xanh mướt lúa
khoai.(Vẻ đẹp thơ mộng)
Như vậy, ý của câu văn hoàn toàn phụ thuộc vào ngụ ý của người viết .Với
mỗi một cách diễn đạt khác nhau lại cho một giá trị biểu cảm khác nhau.
Bằng cách làm này, bài văn sẽ không bị lặp lại từ và bớt đi sự cứng nhắc
khô khan kể lể. Học sinh viết câu văn hấp dẫn hơn.
5. Dạy các biện pháp nghệ thuật.
Một bài văn hay thì trong bài văn không thể thiếu tính nghệ thuật. Học
sinh lớp 4 kiến thức về lĩnh vực này còn hiểu lơ mơ, hời hợt. Nếu giáo viên
không dạy, học sinh khó mà nắm bắt được. Để đưa nghệ thuật vào trong văn có
rất nhiều biện pháp. Nhưng theo tôi, đối với học sinh ở lứa tuổi này, hai biện
pháp nghệ thuật phù hợp nhất là so sánh và nhân hóa.
5.1. Biện pháp so sánh.
Để nhận biết và sử dụng thành thạo biện pháp nghệ thuật này tôi đã hướng
dẫn học sinh tìm các câu có các biện pháp so sánh trong các bài Tập đọc , các
bài văn đã học.
Ví dụ:
Trái Sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông như những tổ kiến.
Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um mát rượi ngon lành như lá me non.
Ông mặt trời đỏ như quả cầu lửa đang từ từ nhô lên ở đằng đông.
Dòng sông mền như một dải lụa vắt qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai.
Đám mây mỏng như một dải lụa đang bay qua bầu trời.
Ánh nắng vàng như mật ong đang trải khắp cánh đồng.
Cây bàng như một chiếc ô khổng lồ toả bóng mát rượi.
Bác nông dân khoẻ như một đô vật, nước da như màu đồng hun.
5.1.1 Nhận xét những hình ảnh so sánh trong đoạn văn, câu văn.

12


So sánh như vậy giúp các em cảm nhận được điều gì mới mẻ của sự vật?
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.
(Võ Thanh An)
So sánh bà ( sống lâu, tuổi đã cao) như quả ngọt chín rồi (quả đến độ già
giặn, có giá trị dinh dưỡng cao). So sánh như vậy để cho người người đọc sự suy
nghĩ, liên tưởng: Bà có tấm lòng thơm thảo, đáng quý; có ích lợi cho cuộc đời,
đáng nâng niu và trân trọng .
Dạng bài này không khó đối với học sinh nhưng không phải học sinh nào
cũng cảm nhận được cái đẹp, cái mới mẻ trong đoạn văn, đa phần các em chỉ
nhận ra hình ảnh so sánh.
5.1.2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống tạo thành câu văn có hình ảnh so
sánh gợi tả.
- Nhìn từ xa, cây bàng… một chiếc ô khổng lồ lợp bằng lá xanh tươi.
- Những trái chuối cong cong… vầng trăng khuyết.
- Những chiếc gai… những chú lính đứng trang nghiêm gác cho nàng công
chúa hoa hồng.
Ở dạng bài này tôi hướng dẫn các em chọn các từ sau để điền: như, giống
như, tựa, tựa như, tựa hồ, như là, giống hệt.
5.1 3. Hãy thêm vế câu để được hình ảnh so sánh thích hợp vào mỗi chỗ
trống để mỗi dòng dưới trở thành câu văn có ý nghĩa mới mẻ, sinh động.
- Hoa chuông treo lủng lẳng từng chùm trên cây như (những chiếc đèn
lồng nhỏ xíu hoặc chùm quả).
- Ngựa lao nhanh trên đường đua tựa như (những mũi tên bay trong gió
hoặc những viên đạn rời khỏi lòng súng).
- Đôi cánh mẹ gà xoè ra như (hai mái nhà hoặc chiếc ô dù vững chãi) che
chở cho các chú gà con.

13


- Ánh mắt dịu hiền của mẹ là (ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời con hoặc ngôi
sao dẫn đường cho con đi lên phía trước).
Với dạng bài này tôi giúp học sinh thường xuyên luyện tập chọn từ điền
thoải mái, không áp đặt. Sau đó nhận xét tìm ra những từ ngữ hay nhất, khen
học sinh để cho học sinh hứng thú học văn.
5.2. Biện pháp nhân hóa.
Đây là biện pháp quen thuộc với các em. Các em được tiếp xúc từ khi còn
trong vòng tay bế bồng của mẹ qua những lời ru cái cò, cái ốc. Rồi những câu
chuyện cổ tích của bà, của cô giáo, các em đã được tiếp xúc với cả một thế giới
phong phú của nghệ thuật nhân hoá. Không cần phải dạy nhiều, ta chỉ cần giới
thiệu học sinh sẽ nhanh chóng nhận biết được ngay.
Để học sinh thấy được sự ưu việt của biện pháp nghệ thuật này, tôi đã cho
các em tự tìm và viết ra các câu nhân hóa như:
Ánh trăng vạch kẽ lá nhìn xuống.
Vườn trường khoác một chiếc áo xanh um dệt bằng lá nhãn.
Ánh nắng dang rộng vòng tay ôm ấp ngôi nhà .
Mặt trời vừa thức dậy ở đằng đông.
Những bông hoa đang tươi cười trong nắng sớm.
Mấy chú chim đang trò chuyện ríu rít trên cành cây.
Học sinh đều nhận thấy vì đã sử dụng biện pháp nhân hóa các sự vật trở
nên sinh động, đáng yêu vì đã có những suy nghĩ, tính cách của con người.
Sau khi các em nắm bắt được tác dụng của biện pháp này, tôi giới thiệu
cho các em cách nhân hoá sự vật.
5.2.1. Gọi tên sự vật.
Chúng ta có thể gọi tên sự vật như khi gọi tên người: Cô trăng, chị gió, bác
mặt trời, anh gà trống, chị Mái Mơ, bác mèo mướp, chị chuối tiêu.
5.2.2. Gắn suy nghĩ, tính cách, hoạt động của người vào sự vật.

Những cơn gió rón rén bước trên mặt hồ.
14


Mặt trời đang chuẩn bị chìm vào giấc ngủ dài .
Xuân về, những chồi non choàng tỉnh giấc,ngỡ ngàng nhìn khung trời mới
lạ. Đến cuối thu, bàng cởi bỏ chiếc áo choàng, hiên ngang vươn cao những cánh
tay gầy guộc , đón chào cái lạnh đầu đông.
Song song với việc giới thiệu, tôi thường dành thời gian đọc cho các em
nghe những câu chuyện có sử dụng nhiều biện pháp nhân hoá như: Dế Mèn
phiêu lưu kí, Võ sĩ Bọ Ngựa, Hai con ngỗng của nhà văn Tô Hoài (tiến hành vào
tiết Sinh hoạt tập thể, hoặc các tiết tăng thêm).
Nhắc học sinh liên tưởng đến các câu chuyện cổ tích có các con vật đáng
yêu thông minh, tinh nghịch. Đó là những câu mẫu mực cho học sinh tập,để
nắm được cách sử dụng biện pháp nghệ thuật này.
Trên đây là các bước “dạo đầu” giúp các em có một vốn văn học nhất
định phục vụ cho việc viết bài. Học sinh sử dụng các “viên gạch” đó xây nền
các “ngôi nhà” như thế nào mới quan trọng. Muốn có bài văn hay cần gì trong
tiết dạy? Tôi xin trả lời bằng nội dung phần 2 của đề tài.
II. Dạy học sinh viết văn.
Mục tiêu lớn nhất của việc dạy văn là chất lượng của bài viết. Một bài viết
hay là một bài văn được kết hợp hài hoà nhiều yếu tố: Nội dung, nghệ thuật,
cảm xúc. Nhiệm vụ của người giáo viên là làm sao để bài văn của học sinh cần
có tất cả các yếu tố đó. Muốn vậy Khi làm một bài tập làm văn, tôi hướng học
sinh đi theo 4 bước sau:
1.Đọc kĩ đề bài:
Đọc kĩ đề bài để nắm vững ý nghĩa từng từ, từng câu và tự trả lời 4 câu hỏi
sau:
-Đề bài thuộc thể loại văn nào?
-Đề bài đòi hỏi ta giải quyết những vấn đề gì?

-Phạm vi bài làm đến đâu?
-Trọng tâm đề bài ở chỗ nào?
2.Tìm ý - Lập dàn bài:
15


*Sau khi nắm chắc đề bài (ở bước 1), các em không được vội vàng viết
ngay bài làm, vì như thế ý tưởng sẽ lộn xộn, khó sắp xếp. Cần lập một dàn bài
chi tiết gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
*Để lập dàn bài cho một bài văn, tôi hướng dẫn các em cần đi theo các
bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị một tờ giấy nháp trắng để ghi toàn bộ nội dung của dàn
ý trên cùng một mặt giấy để tiện theo dõi (không nên ghi dàn ý vào 2 mặt của tờ
giấy vì như thế sẽ khó quan sát được toàn bộ các ý chính cần có của bài văn).
- Bước 2: Ghi sẵn 3 phần lớn của bài văn: 1.Mở bài / 2.Thân bài / 3.Kết bài
(Viết phần 1 xong để cách khoảng 2- 3 dòng rồi mới ghi phần 2; phần 3 ghi
xuống cuối tờ nháp, chỉ cần 2- 3 dòng là đủ. Các khoảng trắng để ta nhập các ý
cần phải có ở mỗi phần vào.
- Bước 3: Nhớ lại những đặc điểm về thể loại, nhớ lại đặc điểm dàn bài
chung của thể loại, dựa vào ý chính của đề để lập một dàn bài chi tiết cho bài
văn mình chuẩn bị viết.
Tuỳ theo thể loại và ý chính của đề, ta tìm ý có liên quan đến đề bài. Tìm
những ý chính (sẽ nói rõ ở phần chính) và những ý phụ (sẽ nói sơ qua ở phần
phụ). Viết nhanh ra giấy nháp những ý đã tìm hoặc đã suy nghĩ được trong đầu
óc.
Ta có thể ví dàn bài của một bài văn giống như một cái sườn nhà. Có dựng
được sườn rồi mới thì mới có thể lợp mái, đóng vách, ráp cửa, tô quét,...
Trong dàn bài, ta sắp xếp các ý cho có thứ tự, điều gì đáng nói trước, điều
gì nên để sau. Tránh những ý nhắc đi nhắc lại. Phần mở bài có những ý gì ?
Thân bài có mấy đoạn? đoạn nào trọng tâm?(Trong những ý lớn có những ý nhỏ

nào?). Phần kết bài nên có những ý gì? Ghi nhanh xong dàn bài, đọc lại để sửa
hoặc thêm những ý cần thiết, bỏ những ý thừa.
3.Viết thành một bài văn hoàn chỉnh:
Đây là bước quan trọng nhất và cũng là khâu khó nhất.Trên cơ sở dàn bài
vừa lập, em viết thành một bài văn hoàn chỉnh gồm 3 phần (MB,TB, KB), 3
phần này nối tiếp nhau tạo nên một văn bản thống nhất từ đầu đến cuối để giải
16


quyết vấn đề nêu ra ở đề bài. Khi viết, phải viết từng câu, nghĩ 2- 3 câu liền rồi
mới viết để các câu đứng cạnh nhau không bị khập khiễng về cách diễn đạt ý.
Khi đặt lời văn để diễn đạt các ý (đã trình bày ở dàn bài chi tiết), các em lưu ý
cách diễn đạt có hình ảnh, gợi cảm và sinh động bằng cách sử dụng các biện
pháp tu từ, các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, các từ tượng thanh, tượng hình,...Ý hay là
nhờ ở lời văn rõ ràng, mạch lạc. Vì vậy, chúng ta cần đặt câu đúng ngữ pháp,
tránh viết câu quá dài, tạo nên những câu văn có nhiều ý, ý luẩn quẩn, lộn xộn
hoặc không rõ ràng. Đặc biệt, trong khi trình bày, cần đặt các dấu câu đúng chỗ,
thể hiện đúng nội dung đang trình bày. Sử dụng dấu câu hợp lí, đúng chỗ cũng là
một yếu tố quan trọng giúp cho bài văn của chúng ta trở nên rõ ràng, rành mạch,
quyết định tới 40% thành công của một bài văn. Khi trình bày lưu ý không viết
tắt, không viết chữ số, trừ những số về đo lường và ngày, tháng, năm.
4. Đọc lại bài làm:
Sau khi viết xong, cần đọc lướt lại bài văn để sửa các lỗi (nếu có thể viết
thêm các nét được) về chính tả, dấu câu,...
*Lưu ý : Khi soát lại bài trên giấy kiểm tra, tuyệt đối không tẩy xoá, sửa
chữa hoặc chèn thêm từ hoặc câu vào, vì như thế bài viết trở nên lem nhem, rất
mất cảm tình. Do vậy, ở khâu viết bài, các em cần trình bày bài cẩn thận, tránh
viết cẩu thả (viết ngoáy), tránh bỏ từ, bỏ tiếng khi viết (lỗi này hay xảy ra với
những học sinh hay viết ngoáy,viết vội vàng)
5. Làm thế nào để viết được một bài văn hay?

5.1.Thế nào là một bài văn hay?
Một bài văn hay phải đạt được 3 yêu cầu: Nội dung, hình thức và cách
trình bày.
a. Nội dung:
-Ý tưởng phải ăn khớp với đề bài.
-Ý tưởng phải đúng, mới và đặc biệt.
-Ý tưởng phải súc tích ( chứa nhiều ý trong một hình thức diễn đạt
ngắn gọn).
-Ý tưởng phải xếp đặt có thứ tự và mạch lạc.
17


-Ý tưởng cuối cùng (ở phần kết bài) phải khái quát được các ý đã
nêu ra.
b. Hình thức:
-Viết đúng từ vựng (sử dụng đúng từ ngữ).
-Viết đúng nội dung (đặt câu đúng ngữ pháp, có đủ CN, VN).
-Viết đúng dấu câu (sử dụng đúng các dấu câu đã được học).
c.Trình bày:
Chữ viết phải rõ ràng, ngay ngắn, đẹp; viết hoa đúng chỗ, các đoạn văn
được phân bố hợp lí (không nên quá dài hoặc quá ngắn).
5.2.Làm thế nào để viết được một bài văn hay?
Để viết được một bài văn hay, tôi nhắc các em cần lưu ý một số điểm sau:
a. Về cách dùng từ:
- Phải dùng từ cho chính xác, lựu chọn từ ngữ nào hay nhất để làm cho câu
văn có hồn.
VD: Tả bông hoa:
Nụ hoa chúm chím nở như hớp từng giọt sương.
Những cánh hoa nhỏ xíu đung đưa trong làn gió sớm.
- Muốn dùng từ được hay, các em phải luôn luôn có sự liên tưởng các sự

vật với nhau, so sánh hiện tượng, sự vật này với hiện tượng, sự vật khác để chọn
lựa được những từ ngữ có hình ảnh và gợi cảm. Các em nên sử dụng nhiều từ
láy (từ tượng thanh, tượng hình) và từ ghép.
b. Về cách đặt câu:
- Khi viết câu, cần linh hoạt, không nhất thiết cứ phải viết theo một công
thức đơn điệu mà có thể thay đổi cách diễn đạt (dùng biện pháp đảo ngữ).
VD 1: Trước mắt em là thảm lúa xanh bao la.
Có thể đổi lại là:Thảm lúa xanh như mở rộng dần ra trước mắt em.
VD 2: Hai bên đường vàng rực hoa cúc.
Đổi lại là: Vàng rực hai bên đường là những thảm hoa cúc.
- Muốn viết được câu hay,còn phải sử dụng cách so sánh, nhân hoá.
VD 3: + Nhìn từ xa, cánh đồng như một thảm lúa xanh khổng lồ...
18


+ Những bông hoa ngả nghiêng cười đùa hớn hở...
- Một yêu cầu cuối cùng khi viết văn đối với học sinh giỏi là phải hết sức tránh sự
cẩu thả về chữ viết, về cách trình bày, tránh các sai sót về chính tả. Muốn thế, trong khi
viết, chúng ta phải hết sức chú ý suy nghĩ và vận dụng cho đúng, trình bày cho sáng sủa.
Đặc biệt, khi viết xong bài, phải dành thời gian đọc lại để sửa lại những sai sót (nếu có
thể).
III. Nội dung và phương pháp làm các dạng bài cụ thể trong tập làm
văn lớp 4
1.Thể loại kể chuyện:
1.1. Nội dung – Yêu cầu:
* Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan một hay
một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa. Khi viết
bài văn kể chuyện, ta phải xác định được cốt chuyện, xem chúng gồm những sự
việc gì, diễn biến và kết thúc ra sao. Các nhân vật trong chuyện có hành động,
lời nói, ý nghĩ, tình cảm như thế nào,...

Một bài văn kể chuỵen hay phải bộc lộ được một cách rõ ràng chủ ý của
người kể, có cốt chuyện rõ ràng, có nhân vật xác định với những đặc điểm tính
cách rõ nét, lời kể sinh động, có cảm xúc.
* Có nhiều cách kể chuyện, song chủ yếu là 3 cách sau:
Cách 1: Kể lại một câu chuyện mà em đã được đọc, được nghe hoặc trực
tiếp tham gia.
Cách 2: Loài vật, đồ vật, cây cối,...tự kể chuyện của mình (tự thuật). Muốn
làm đúng thể loại này, chúng ta phải biến sự vật thành con người (nhân hoá) và
cần vận dụng nhiều về trí tưởng tượng.
Cách 3: Kể chuyện theo trí tưởng tượng.
* Khi viết văn kể chuyện, cần lưu ý mấy điểm sau:
Nội dung câu chuyện phải có ý nghĩa nhất định. Để xác định được ý nghĩa
của câu chuyện, cần tự giải đáp các câu hỏi: Những điều ta sắp kể nhằm chứng
minh hoặc khẳng định điều gì? Nó gợi cho người đọc những suy nghĩ và tình
cảm như thế nào?
19


Nắm được cốt chuyện và những chi tiết chính. Cốt chuyện ấy có thể lấy
nguyên từ thực tế, cũng có thể tự nghĩ ra (những cái tự nghĩ ra phải có sự hợp lí
"y như thật"). Cốt chuyện chính là sự nối tiếp nhau của một chuỗi các chi tiết
lớn, sau đó sẽ được bổ sung các chi tiết nhỏ hơn (tình tiết) để câu chuyện thêm
sinh động.
Xây dựng được một dàn bài linh hoạt và hợp lí, nhằm dẫn dắt câu chuyện
phát triển theo chiều hướng hấp dẫn, lôi cuốn. Muốn vậy phải biết xây dựng
nhân vật, chọn lọc các chi tiết có ý nghĩa nhất, sắp xếp các sự việc một cách tự
nhiên...
Tìm một giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện. (Ngôn ngữ dân gian
nếu câu chuyện có tính khôi hài, ngôn ngữ trữ tình đằm thắm nếu câu chuyện
cảm động,...). Giọng kể góp phần tạo nên cái duyện cho bài viết.

1.2. Phương pháp làm bài:
*Bước 1: Đọc (tái hiện) lại nội dung câu chuyện cần kể. Chú ý nhớ kĩ
những sự việc chính, những chi tiết quan trọng để có thể kể lại đúng và đủ theo
thứ tự nội dung cốt chuyện.
(Cốt chuyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của chuyện.
Cốt chuyện thường có 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc).
*Bước 2: Tóm tắt nội dung chuyện theo ý lớn của từng đoạn (trong 5-7
câu).
*Bước 3: Ghi vào vở nháp dàn ý vắn tắt của chuyện (các nhân vật chính,
các tình tiết chính trong phần mở đầu, diễn biến và kết thúc câu chuyện).
*Bước 4: Dựa vào dàn ý vắn tắt, dùng lời văn của mình kể lại từ đầu đến
cuối câu chuyện một cách rõ ràng, rành mạch và đầy đủ.
1.3. Dàn bài chung:
*Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật (chuyện xảy ra ở đâu? Bao
giờ? Có những nhân vật nào?...).
*Thân bài: Kể lại toàn bộ diễn biến của câu chuyện theo cốt chuyện đã
thấy hoặc đã nghe hoặc do mình tưởng tượng ra.

20


(Cần chọn từ, đặt câu, chọn chi tiết,...và có thể sử dụngcả văn đối thoại để
làm câu chuyện thêm phần sinh động).
*Kết bài: Nêu phần kết của câu chuyện (Câu chuyện kết thúc ra sao? Có
chiều hướng tốt hay xấu? gợi cho em cảm giác gì? Bài học rút ra từ câu chuyện
là gì?)
2.Thể loại miêu tả:
* Nội dung – Yêu cầu:
Miêu tả là dùng lời văn có hình ảnh, làm hiện ra trước mắt người đọc bức
tranh cụ thể về một cảnh, một người, một vật đã làm ta chú ý và cảm xúc sâu

sắc. Người tả phải nắm vững cảnh, vật mình định tả có những nét gì nổi bật, đặc
sắc và diễn tả lại bằng từ ngữ giàu sức gợi cảm, cho thấy rõ hình khối, kích
thước, màu sắc, âm thanh, hương vị,...và những cảm giác vui, buồm, ngạc nhiên,
thích thú,...khi nhìn cảnh, vật.
Cầm trên tay chiếc bút máy, ta có thể tháo rời để xem nó có những bộ
phận gì: nắp bút, thân bút, ngòi bút; Riêng nắp bút lại gồm: nắp nhựa, đai sắt,
ghim cài, ốc chốt. Nếu chỉ mới nêu tên thế thôi thì đó là kể. Tả là phải nói cụ thể
hơn, làm cho người đọc, người nghe như trông thấy trước mắt từng bộ phận của
nó: Vuông, tròn, to, nhỏ, dài, ngắn ra sao, có màu sắc gì?...lại thấy cả tình cảm
gắn bó giữa người với bút. Nhìn cảnh, vật ta nhìn bằng mắt và cả bằng tấm lòng
yêu ghét của mình. Bài tả phải vừa gợi hình, vừa gợi cảm, phải đạt được những
yêu cầu sau:
-Tả giống với thực tế.
-Tả cụ thể và có thứ tự.
-Tả gắn với tình người.
Đối với học sinh giỏi, những yêu cầu trên được nâng cao hơn, cụ thể:
-Tả có những nét tinh tế.
-Tả sinh động.
-Cảm xúc lồng vào các nét tả tự nhiên và đậm đà.
* Phương pháp chung:
Nhằm đạt được những yêu cầu trên, cần làm tốt mấy việc dưới đây:
21


- Quan sát trực tiếp và tỉ mỉ cảnh, vật, người định tả: Sự tiếp xúc hàng ngày
chỉ cho ta những nhận biết hời hợt, chung chung, chơa toàn diện. Có quan sát kĩ,
nhiều mặt, nhiều lượt, bằng nhiều giác quan (nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm) thì mới
cónhững hiểu biết đầy đủ, phong phú và chính xác. Quan sát trực tiếp còn cho ta
những cảm xúc "nóng hổi" để đưa vào bài viết, tránhđược tẻ nhạt.
- Quan sát tìm ý đi đôi với tìm từ ngữ để diễn tả đúng và sinh động điều đã

quan sát được.
- Cân nhắc để chọn được một thứ tự sắp xếp các chi tiết sẽ tả mà mình coi
là thích hợp hơn cả. Thông thường, ta trình bày theo thứ tự không gian (từ bao
quát toàn thể đến các bộ phận chi tiết, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trên
xuống dưới,...). Ta cũng có thể trình bày theo thứ tự thời gian (điều gì thấy
trước, diễn ra trước thì tả trước); hoặc theo thứ tự tâm lí (nét gì mình chú ý nhiều
nhất hoặc cho là quan trọng nhất thì tả trước). Đó là phần thân bài. Một bài văn
miêu tả hoàn chỉnh phải gồm đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
2.1. Tả đồ vật:
a- Phương pháp làm bài:
*Bước 1: Xác định đối tượng miêu tả:
Đồ vật em định tả là cái gì? Đồ vật đó của ai? Do đâu mà có? Nó xuất hiện
trong thời gian nào?
*Bước 2: Quan sát đối tượng miêu tả:
- Quan sát kĩ: hình dáng, kích thước, màu sắc của đồ vật và chất liệu tạo
nên nó.
- Ghi nhớ những nét bao quát và những nét cụ thể của đồ vật (cấu tạo bên
ngoài, bên trong, từng bộ phận....). Sắp xếp các chi tiết ấy theo một trình tự hợp
lí cho dễ miêu tả.
- Công dụng của đồ vật ấy đối với người sử dụng.
*Bước 3: Lập dàn ý.
*Bước 4: Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để xây dựng thành một bài văn tả đồ
vật hoàn chỉnh.
b- Dàn bài chung:
22


* Mở bài:
- Tên đồ vật được tả.
- Đồ vật ấy của ai? Nó được mua hay được làm, trong thời gian nào?

*Thân bài:
- Tả khái quát về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu và cấu tạo của
đồ vật đó.
- Tả cụ thể tường bộ phận của đồ vật (theo trình tự từ trên xuống dưới hay
từ ngoài vào trong).
- Tác dụng của đồ vật.
*Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của bản thân đối với đồ vật được miêu tả.
2.2. Tả cây cối:
a- Phương pháp làm bài:
*Bước 1: Xác định đối tượng miêu tả:
Cây định tả là cây gì? Của ai? Trồng ở đâu? Có từ bao giờ?...
*Bước 2: Quan sát:
Quan sát toàn diện và cụ thể đối tượng miêu tả. Rút ra các nhận xét về:
-Tầm vóc, hình dáng, vẻ đẹp của cây (rễ, gốc, thân, cành, lá, hoa, quả,...).
-Màu sắc, hương thơm (tập trung nhất ở hoa, quả).
-Tác dụng của cây đó đối với môi trường xung quanh và cuộc sống con
người.
*Bước 3: Lập dàn ý:
Sắp xếp các chi tiết đã quan sát được theo mộtt trình tự hợp nhất định
thành dàn ý.
*Bước 4: Làm bài:
Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để từ dàn ý viết thành một bài văn tả cây cối
hoàn chỉnh.
b- Dàn bài chung:
*Mở bài:
Giới thiệu cây (tên gọi, nơi trồng, thời gian trồng,...).
23



*Thân bài:
Tả cây (từ bao quát đến từng bộ phận cụ thể).
-Tầm vóc, hình dáng (lớn hay nhỏ, cao hay thấp, thanh mảnh hay
sum sê,...).
-Rễ, thân, cành, lá,... có đặc điểm gì?
-Hoa, trái có đặc điểm gì? (về màu sắc, hương thơm, mùi vị,...).
Thường ra vào mùa nào trong năm?
-Cây gắn bó với môi trường sống và con người như thế nào?
*Kết bài:
Cảm nghĩ của em về cây đó (yêu thích, nâng niu, chăm sóc,...).
2.3. Tả loài vật :
a- Phương pháp làm bài:
*Bước 1: Xác định đối tượng miêu tả.
Con vật em định tả là con gì? Của ai? Nuôi đã được bao lâu?...
*Bước 2: Quan sát con vật:
- Quan sát con vật trong môi trường sống của nó. Chú ý tới ngoại hình với
những đặc điểm tiêu biểu về hình dáng, màu sắc, đường nét,...
- Quan sát những đặc tính bên trong của con vật, thể hiệnqua tính nết, hành
động của con vật. Chọn những nét thể hiện rõ nhất đặc tính chung của giống loài
và những nét mang tính cá thể, riêng biệt của con vật.
- Nhận xét về mối quan hệ giữa con vật với môi trường xung quanh và đời
sống con người.
*Bước 3: Lập dàn ý chi tiết, ghi rõ những nội dung cần miêu tả.
*Bước 4: Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để phát triển dàn ý thành một bài văn
tả loài vật hoàn chỉnh.
b- Dàn bài chung:
* Mở bài:
Giới thiệu con vật (tên gọi). Con vật này của ai? Nuôi từ bao giờ?...
*Thân bài:
Tả con vật (từ bao quát đến từng bộ phận cụ thể).

24


- Tả ngoại hình: Hình dáng, tầm vóc, màu sắc , đường nét cùng các bộ
phận đầu, tai, mũi, miệng, chân, đuôi,...
Chú ý: Tuỳ từng con vật mà hình dáng bề ngoài được nhấn mạnh vào
những chi tiết tiêu biểu nhất. Không nhất thiết phải tả tỉ mỉ từng bộ phận.
- Tả đặc tính và hoạt động của con vật: Chọn ra những điểm tiêu biểu nhất
thể hiện được đặc tính chung của giống loài (mèo khác chó, bò khác heo, gà
khác vịt,...) và đặc tính (tính nết) riêng của con vật trong ăn uống, hoạt động,...
- Tác dụng của con vật đối với đời sống con người.
*Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với con vật được tả.
C. KẾT QUẢ
Qua thời gian nghiên cứu chương trình dạy Tập làm văn lớp 4. và thực
hiện những kinh nghiệm trên tại lớp tôi làm chủ nhiệm. Từ chỗ học sinh chưa
viết được những bài văn gãy gọn, mạch lạc, các em đã xây dựng được những bài
văn hay, câu văn giàu hình ảnh, điểm khá, điểm giỏi ngày càng nhiều, hiệu quả
của việc dạy tập làm văn cho học sinh để nâng cao chất lượng học tập môn tiếng
việt đã được nâng lên .
Kết quả đối chứng chất lượng học tập môn tập làm văn giữa các lớp sau
thực nghiệm :
Lớp
4a1
4a2
4a3
4a4

Sĩ số

Bài mức 3


Bài mức 2

Bài mức 1

Bài điểm

HS

( 9-10)

(7-8)

( 5-6)

dưới 5

45
42
42
40

25
15
14
17

18
25
24

20

2
2
4
3

0
0
0
0

Như vậy, qua một thời gian thực nghiệm tại lớp làm chủ nhiệm trường
Tiểu học. Với cách tổ chức dạy học theo các biện pháp nêu trên, hiệu quả giờ
dạy được nâng lên rõ rệt . Tôi nghĩ rằng nếu đem những biện pháp này áp dụng
với mọi đối tượng học sinh lớp 4 trong quận thì chất lượng , hiệu quả bài tập làm
văn của học sinh sẽ được nâng lên rất nhiều.

25


×