Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số biện pháp dạy Tập làm văn miêu tả ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.06 KB, 16 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ Ở TIỂU HỌC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Hàng năm, để bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho cán bộ giáo viên ngành
giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã tổ chức cuộc thi “ Nghiên cứu khoa
học, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm”. Nhằm tìm ra những bài học kinh nghiệm hay,
có thể áp dụng vào công tác quản lí và giảng dạy. Hưởng ứng phong trào thi đua
này, tôi đã tiến hành nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm dạy học môn Tiếng Việt.
Như chúng ta đã biết, giáo dục tiểu học là bậc học mà mọi quốc gia đều quan
tâm. Bậc học này giúp học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ và các kĩ
thuật cơ bản để phát triển năng lực cá nhân; tính năng động, sáng tạo và hình thành
nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng tư cách và trách nhiệm
công dân; chuẩn bị cho học sinh có thể học lên lớp trên một cách tốt hơn.
Môn Tiếng Việt rèn cho học sinh 4 kĩ năng cơ bản, giúp các em giao tiếp tốt
trong cuộc sống. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao
tác tư duy, tri thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Bồi dưỡng cho học sinh tình
yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đồng
thời thông qua bộ môn Tiếng Việt nhằm giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho
các em.
Phân môn Tập làm văn là một bộ phận của môn Tiếng Việt, song nó lại được
tích hợp từ tất cả những phân môn còn lại. Và thể loại văn miêu tả thuộc phân môn
này chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên trong quá trình dạy
học, tôi nhận thấy một điều là học sinh chưa làm được bài văn miêu tả hoàn
chỉnh.Vì vậy, tôi cố gắng tìm tòi, học hỏi để có được những tiết dạy làm văn thật
tốt nhằm giúp học sinh có những bài văn của chính các em.
Chính vì thế mà tôi đã tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm để rút ra cho mình
những kinh nghiệm tốt trong quá trình giảng dạy phân môn Tập làm văn ở tiểu
học.
PHẦN II: NỘI DUNG
1.Thực trạng
Mục tiêu của phân môn: Qua phân môn nhằm trang bị cho học sinh
những kiến thức và kĩ năng làm văn. Góp phần cùng môn học khác mở rộng vốn


sống, tư duy lôgic, bồi dưỡng tâm hồn cảm xúc, thẩm mĩ và hình thành nhân cách
cho học sinh.
Với tình hình hiện nay ở trường tôi, việc dạy và học Tập làm văn đang là một
vấn đề nan giải. Học sinh không có hứng thú với việc viết văn; giáo viên rất ngại
khi chọn một tiết Tập làm văn để dạy thực tập vì ít nhận được sự hợp tác từ học
sinh
1
Qua điều tra tại trường, tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là:
* Nguyên nhân khách quan:
+ Về mục tiêu của Tập làm văn nói chung và văn miêu tả nói riêng, theo tôi
chưa có sự đồng nhất. Cụ thể:
Ở lớp 2, 3 các em mới chỉ nhận biết đoạn văn và ý chính của đoạn, lớp 4 các
em bắt đầu nhận biết ba phần và lập dàn ý cho bài văn kể chuyện và miêu tả. Lên
đến lớp 5 các em mới phải hoàn thành bài làm văn tả người, tả cảnh. Thế nhưng
trong quá trình học ở lớp 3, 4, 5 các em đã phải viết được bài văn hoàn chỉnh.
* Nguyên nhân chủ quan:
+ Học sinh quá nghèo vốn từ tiếng Việt.
+ Việc học văn miêu tả của đại đa số học sinh còn bị hạn chế rất nhiều kể từ
việc nắm vững và vận dụng các kiểu bài miêu tả tới bố cục, hành văn, từ đặt câu
đến lỗi chính tả.
+ Hình thức tổ chức tiết dạy của giáo viên chưa phong phú, chưa thu hút được
sự tập trung của học sinh.
Một phần hầu hết các em là con em dân tộc thiểu số lại thuần nông nên điều
kiện học tập của các em rất hạn chế. Khuyết điểm lớn nhất là bệnh công thức,
khuôn sáo, máy móc, thiếu chân thực trong văn miêu tả. Làm văn miêu tả học sinh
thường hay mượn tình ý của người khác, thường là một bài văn mẫu nào đó. Nói
cách khác, học sinh thường sẵn sàng học thuộc một bài văn mẫu, đoạn văn mẫu
nào đó, khi làm bài các em sao chép ra và biến thành bài văn của mình. Các em
miêu tả còn hời hợt, chung chung, không có một sắc thái riêng biệt về đối tượng
miêu tả.

+ Khi dạy làm văn nói chung và văn miêu tả nói riêng, để đối phó với học
sinh về việc làm bài kém, để đảm bảo chất lượng khi đi kiểm tra thi cử, nhiều giáo
viên cho học sinh đọc thuộc bài văn mẫu để các em gặp đầu bài tương tự cứ thế mà
chép bài.
+ Một thiếu sót nữa là giáo viên chỉ chú trọng dạy lí thuyết, coi nhẹ luyện kĩ
năng thực hành.
Kết quả cụ thể qua bài kiếm tra đầu Lớp 5A năm học 2012 – 2013.
TT Họ và tên học sinh Điểm khảo sát
1 NguyễnMinh Cảnh 5
2 Đinh Xuân Chung 7
3 Vi Đình Công 7
4 Trương. V. Cường 9
2
5 Cao Thị Mĩ Duyên 7
6 Vi Bình Dương 6
7 Vi Hải Dương 8
8 Vi Văn Dương 7
9 Sư Hữu Đạo 8
10 Vi Văn Định 5
11 Nguyễn Bá Hải 8
12 Lô Thị Mĩ Hạnh 7
13 Ngân Thị Hiền 4
14 Phan Đăng Hiền 7
15 Lô Trung Hiếu 6
16 Vi Ngọc Hoàng 8
17 Vi Văn Hợp 5
18 Võ Thị Huệ 8
19 Phan Thanh Hương 7
20 Hồ Thị Huyền 6
21 Nguyễn Thị Huyền 8

22 Trương Thúy Kiều 7
23 Vi Quang Linh 4
24 Nguyễn Đình Lộc 8
25 Hồ Hoàng Ngọc 6
26 Nguyễn Xuân Nghĩa 8
27 Trần Thị Nguyệt 7
28 Cao Văn Nhâm 5
29 Vi Thị Hồng Nhung 7
30 Quán Vi Quyền 7
31 Trương Thị Quỳnh 7
3
32 Vi Văn Thiên 5
33 Đinh Thị Thùy 6
2. Một số giải pháp thực hiện.
a. Tham mưu cho chuyên môn nhà trường chỉ đạo việc dạy và học Tập
làm văn.
Theo mục tiêu yêu cầu cần đạt ở phân môn Tập làm văn thì học sinh chủ yếu
là nhận biết đoạn, ý chính của đoạn văn, cấu tạo của bài văn. Do vậy, nội dung của
bài viết phụ thuộc vào rất nhiều vào những phân môn như Luyện từ và câu, tập
đọc, Chính tả.
Để lên lớp 4,5 các em có thể làm được một bài văn miêu tả hoàn chỉnh thì cần
sự hỗ trợ từ các lớp dưới. Mặc dù chưa thể hiện rõ nội dung miêu tả thành 1 bài cụ
thể nhưng giáo viên cần biết tích hợp từ phân môn khác.
Ví dụ 1: Trong bài 71: et – êt trang 144 sách Tiếng Việt lớp 1 có bức tranh
“Chợ tết” rất đẹp và sinh động ở phần luyện nói. Như vậy, nếu giáo viên biết khai
thác bằng hệ thống câu hỏi hợp lý thì sẽ giúp học sinh ngầm miêu tả lại cảnh chợ
tết. Bên cạnh đó, giáo viên rất cần thiết phải rèn cho các em nói đầy đủ câu để tiến
đến viết đầy đủ câu.
H1: Bức tranh vẽ cảnh gì?
H2. Tại sao em biết đó là chợ tết?

H3. Cái gì tạo nên màu sắc đẹp trong tranh?
H4. Mẹ và bé đi đâu?
H5. Tay mẹ và bé cầm gì?
H6. Mọi người trong tranh đang làm gì?
H7. Em có thích đi chợ tết không? Vì sao?
Để học sinh nói được nhiều ý trong 1 bài học thì giáo viên cần có nhiều câu
hỏi nhỏ và gọi nhiều em trả lời. Điều này giúp các em trong văn miêu tả cảnh sau
này.
*Lên lớp 2, lớp 3 nội dung miêu tả được thể hiện qua một số bài tập.
Ví dụ 2: Bài Tập làm văn tuần 20-SGK TV2 tập 2 trang 21.
Học sinh được tìm hiểu những dấu hiệu báo mùa xuân đến và cách quan sát
mùa xuân của tác giả qua đoạn văn “Xuân về” ở bài tập 1.
Sang bài tập 2 yêu cầu “Viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè”.
Mặc dù không yêu cầu tả mùa hè nhưng học sinh trả lời được câu hỏi gợi ý (Mùa
hè bắt đầu từ tháng nào trong năm? Mặt trời mùa hè như thế nào? Cây trái trong
4
vườn thế nào? Học sinh thường làm gì vào mùa hè?) là các em đã có một đoạn văn
tả cảnh.
Mùa hè bắt đầu từ tháng tư trong năm. Mặt trời chiếu ánh nắng chói
chang xuống mặt đất. Cây trái trong vườn mệt mỏi vì quá nóng. Học sinh
thường nghỉ học vào dịp hè.
Muốn có được nhiều đoạn văn khác nhau nói về mùa hè thì giáo viên có thể tổ
chức làm bài theo nhóm và có hệ thống câu hỏi khác nhau.
+ Nhóm 1: Các câu ở sách giáo khoa.
+ Nhóm 2:
H. Em thường làm gì khi hè về?
H.Dấu hiệu nào cho biết mùa hè đã đến?
H. Ánh nắng mùa hè thường như thế nào?
H.Những quả gì thường chín vào mùa hè?
H. Em có yêu mùa hè không?

Nhóm 3:
H. Em thấy mùa hè như thế nào?
H. Con vật nào thường cất tiếng kêu báo hiệu mùa hè đến?
H. Em thích ăn gì và làm gì vào mùa hè?
H. Tại sao em lại thích mùa hè?
Hay bài tập 3 :”Quan sát tranh và trả lời câu hỏi” Tuần 25 trang 60 SGK
TV2 tập 2.
Do học sinh chưa được ngắm cảnh biển trong thực tế, nên giáo viên gợi ý
được câu trả lời càng chi tiết càng tốt.
a. Tranh vẽ cảnh gì? (Cảnh biển lúc chiều, đoàn thuyền đánh cá trên biển,
cảnh mặt biển…).
b. Sóng biển như thế nào? (Uốn lượn; nhấp nhô; lượn sóng xô vào bờ; rượt
đuổi nhau chạy vào bờ; con sóng bạc đầu uốn lượn làm duyên…).
c. Trên mặt biển có những gì? (Cánh chim hải âu bay lượn đùa vui, đoàn
thuyền đánh cá giong buồm trở về đất liền…)
d. Trên bầu trời có những gì? (Mặt trời chiều đỏ rực đang xuống núi; mặt trời
như một quả bóng đỏ rực lơ lửng trên bầu trời; những đám mây trắng như bông
đang bồng bềnh trôi về phương xa…)
Qua bài tập 2 tiết Tập làm văn tuần 31 ở lớp 2. Giáo viên có thể cụ thể hóa
các câu hỏi và gợi ý câu trả lời chi tiết hơn nhằm giúp những đối tượng học sinh
5
trung bình yếu có thể trả lời được. Qua đó các em có được đoạn văn tả về ảnh Bác
Hồ, tạo sự tự tin cho các em viết văn.
H. Ảnh Bác Hồ được treo ở đâu? (Giữa bức tường phía trước ngôi nhà tầng
của trường em; trên bức tường ở đầu nhà em; trên bức tường phía trước mặt trong
lớp em….)
H. Trông Bác như thế nào? (Râu tóc, vầng trán, đôi mắt )?
+ Chòm râu của Bác như thế nào? (bạc như cước, dài…)
+ Mái tóc của Bác ra sao?(bạc trắng, hoa râm, trắng như cước )
+ Vầng trán Bác cao hay thấp? (rộng, cao…)

+ Đôi mắt của Bác như thế nào? (Sáng như sao, rất hiền từ nhìn em trìu mến,
tinh anh…)
H. Nhìn ảnh Bác em muốn hứa với Bác điều gì? (Học giỏi, chăm ngoan, đoàn
kết với bạn bè, yêu quý mọi người…)
Qua phần trả lời chi tiết của bài tập 2 thì học sinh sẽ hoàn thành bài tập 3 một
cách dễ dàng.
Bài tập 3: “Dựa vào những câu trả lời trên, viết một đoạn từ 3-5 câu về ảnh
Bác Hồ”
Như vậy, chúng ta thấy mặc dù chưa dùng thuật ngữ “văn miêu tả” cho lớp 1,
2, 3 nhưng các em đã phải làm quen với văn tả người, tả cảnh.
Ví dụ 3. Bài Tập làm văn tuần 25 trang 64 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 2.
Với yêu cầu: Quan sát một ảnh lễ hội dưới đây, tả lại quang cảnh và hoạt
động của những người tham gia lễ hội (Học sinh quan sát ảnh lễ hội có trò chơi xít
đu hoặc trò chơi đua thuyền để miêu tả)
Qua bài tập, chúng ta thấy yêu cầu này quá cao và chênh lệch so với mục tiêu
của Tập làm văn của lớp 3. Nếu không gợi ý thì chỉ có học sinh có năng khiếu mới
làm được. Do đó, giáo viên cần đưa ra một hệ thống câu hỏi để gợi ý cho những
học sinh có lực học non hơn như sau:
+ Bức ảnh chụp cảnh gì?
+ Quang cảnh và không khí lễ hội ra sao?
+ Mọi người đang xem trò chơi gì?
+ Hãy mô tả lại trò chơi em thấy trong ảnh?
+ Theo em lễ hội được tổ chức vào những dịp nào?
+Ở địa phương em có lễ hội nào không? Tổ chức vào dịp nào?
* Lên lớp 4,5 văn miêu tả được phân cụ thể thành mảng.
- Miêu tả loài vật
6
- Miêu tả đồ vật
- Miêu tả cây cối
- Miêu tả cảnh

- Miêu tả người
Trong khuôn khổ bài viết tôi xin được trình bày một mảng Tập làm văn tả
người ở lớp 5: lớp do tôi trực tiếp giảng dạy.
Bắt đầu từ tuần 12 của năm học, các em được học về văn tả người với chương
trình cụ thể.
Tuần Tiết Nội dung Mục tiêu
12
1 Cấu tạo của bài
văn tả người
+ Học sinh nắm được cấu tạo 3
phần, vận dụng để lập dàn ý chi tiết.
2 Quan sát, chọn
lọc chi tiết
+Nhận xét chi tiết tiêu biểu về
ngoại hình.
13
1
Tả ngoại hình
+Nêu được những chi tiết tả ngoại
hình nhân vật và quan hệ của chúng với
tính cách của nhân vật trong bài văn,
đoạn văn.
+Biết lập dàn ý cho bài văn tả
người thường gặp.
2
Tả ngoại hình
+Viết được đoạn văn tả ngoại hình
của một người em thường gặp dựa vào
dàn ý và kết quả quan sát được.
1

Tả hoạt động
+Nêu được nội dung ý chính của
từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động
của nhân vật trong bài văn.
+Viết được một đoạn văn tả hoạt
động của một người.
2
Tả hoạt động
+Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt
động của người.
+Dựa vào dàn ý đã lập, viết được
đoạn văn tả hoạt động của người.
7
16
1 Kiểm tra viết +Viết được bài văn tả người hoàn
chỉnh, thể hiện được sự quan sát chân
thực, diễn đạt trôi chảy.
17
2 Trả bài văn tả
người
+Biết rút kinh nghiệm để làm tốt
bài văn tả người.
+Nhận biết được lỗi trong bài văn
và viết lại một đoạn văn cho đúng.
19
1 Dựng đoạn mở bài
tả người
+Nhận biết được hai kiểu mở bài
(trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả
người.

+Viết được đoạn mở bài theo kiểu
trực tiếp cho 2 trong 4 đề ở bài tập 2.
2 Dựng đoạn kết bài +Nhận biết được hai kiểu kết bài
(mở rộng và không mở rộng) qua hai
đoạn kết bài trong bài tập sgk
+Viết được đoạn mở bài theo kiểu
trực tiếp cho 2 trong 4 đề ở bài tập 2.
20 2 Kiểm tra viết +Viết được bài văn tả người có bố
cục rõ ràng, đủ 3 phần (mở bài , thân
bài, kết bài); đúng ý, dùng từ, đặt câu
đúng.
21
2 Trả bài văn tả
người
+Rút được kinh nghiệm về cách
xây dựng bố cục, quan sát, lựa chọn chi
tiết, trình tự miêu tả; diễn đạt, trình bày
trong bài văn tả người.
+Biết sửa lỗi và viết lại đoạn văn
cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn
cho hay hơn.
Qua sự sắp xếp chương trình tôi luôn suy nghĩ :
+ Chương trình văn tả người dài nhưng còn rời rạc (Tuần 14 không có, tuần
16,17, 20, 21 chỉ có 1 tiết)
+ Học sinh học dựng đoạn mở bài, kết bài sau khi làm bài hoàn chỉnh (Kiểm
tra viết thì làm ở tuần 16 mà tuần 19 mới học dựng đoạn mở bài, kết bài).
Dẫn đến học sinh bị ngắt quãng khi tìm hiểu và gắn kết các đoạn thành bài
văn.
8
+ Phần ngữ liệu để học sinh tìm hiểu bài là những đoạn văn của nhà văn nổi

tiếng như Bà tôi của Mác –xim Go-rơ-ki, Người thợ rèn của Nguyên Ngọc.Chú
bé vùng biển của Trần Vân.
Theo tôi đây là những đoạn văn xuất sắc, vượt lên quá xa so với tầm suy nghĩ
của học sinh. Từ việc đặt câu, sắp xếp ý đến cả cách dùng từ học sinh đều không
thể dùng để tham khảo. Càng đọc những đoạn văn như thế thì học sinh lại càng rụt
rè, tự ti khi viết lên những câu văn của mình.
Ví dụ: Bà tôi của Mác –xim Go-rơ-ki: Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm
trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.
Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào tâm trí tôi
dễ dàng và những đóa hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi mỉm cười,
hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia
sáng ấm áp, tươi vui.
Người thợ rèn của Nguyên Ngọc: Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con
cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Những chiếc vảy của nó bắn ra
tung tóe thành những tia lửa sáng rực. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh,
nó không chịu khuất phục.
Chú bé vùng biển của Trần Vân: Nó cởi trần, phơi nước da rám đỏ khỏe
mạnh của những đứa trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển. Thân hình nó
rắn chắc, nở nang, cổ mập, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn rõ những múi,
hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo, cặp đùi dế to, chắc nình nịch.
Chính vì thế mà trong quá trình dạy học sinh lớp mình, tôi phải tìm hiểu và
linh hoạt thay một số ngữ liệu vào bài dạy. Những ngữ liệu này từ cách đặt câu,
dùng từ đều gần gũi, sát thực với các em.
Ví dụ:
+ Bà năm nay đã gần 60 tuổi, dáng người nhỏ nhắn hơi gầy với mái tóc pha
sương nay đã bạc màu tiều tụy. Lưng bà hơi còng xuống, nước da bị nắng cháy
xạm màu và đã trổ đồi mồi, có lẽ bà vì bà phải bươn chải tảo tần buôn bán để
nuôi mẹ, các cậu, các dì của em. Mắt bà không còn tinh tường, con ngươi hơi
đùng đục, nhưng cái nhìn của bà hiền hậu đầy yêu thương trìu mến. Hai gò má
của bà xuất hiện nhiều nếp nhăn ở đuôi mắt, khóe môi.

+ Cô giáo em trạc ngoài 30 tuổi. Dáng người cô thanh thanh, bước đi thong
thả nhẹ nhàng. Mái tóc cô mượt mà đen nhánh, búi gọn sau lưng. Khuôn mặt cô
tròn, phúc hậu, cặp mắt sáng, miệng cười để lộ hai hàm răng trắng muốt. Giọng
cô dịu hiền như lời ru. Giờ tập viết bàn tay búp măng của cô ân cần uốn nắn nét
chữ, sửa từng cách ngồi cho chúng em.
Phần ngữ liệu này đã đem lại cho học sinh sự hứng khởi. Bởi đây là những từ
ngữ hình ảnh thực mà cô giáo yêu cầu các em phải quan sát hàng ngày để miêu tả.
Qua đó làm tăng thêm phần tự tin cho các em khi viết văn.
9
* Khi dạy các bài tập lập dàn ý (với học sinh khá, giỏi thì không cần gợi ý)
nhưng đối với học sinh lớp tôi phần gợi ý rất quan trọng.
Với đề bài: Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy
giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm…) Tập làm văn Luyện tập tả người
(tả ngoại hình) tiết 1 tuần 13. Tôi tổ chức cho các em làm việc cả lớp bằng cách
trả lời câu hỏi của giáo viên.
H. Bài văn tả người gồm có mấy phần? (2 em)
H. Nêu tên và nội dung các phần đó? (3 em)
H. Phần mở bài em viết như thế nào để giới thiệu về người đó? (5 em)
H. Nêu dáng người của người em chọn tả? (7 em hoặc nhiều hơn nếu thời
gian cho phép)
H. Vẻ bên ngoài và những cử chỉ của người đó khi gặp em có thường xuyên
giống nhau không? Hãy mô tả vài nét nổi bật khi em gặp người đó.(5 đến 7 em)
Những câu trả lời từ câu hỏi 3 trở đi thì mỗi em phải có câu trả lời riêng của
mình. Ngay sau phần trả lời của mỗi em, tôi viết lên bảng và sửa sai ngay (nếu
cần). Nếu không tôi hướng dẫn các em sửa sai.
Do mỗi em có một hình ảnh để tả riêng biệt nên tôi yêu cầu học sinh ghi phần
dàn ý đó lại, nhưng hình ảnh miêu tả phải lựa chọn đúng, phù hợp với người của
mình đang tả. Qua một vài lần như thế học sinh bắt đầu đủ tự tin với bài làm của
mình. Tuy nhiên cách viết câu của các em còn gặp rất nhiều khó khăn. Hầu hết các
em thường bị lặp từ ngữ.

Ví dụ: Em của em năm nay khoảng 12 tháng tuổi. Em của em có đôi mắt
rất sáng. Em có cái miệng rất tươi. Hàm răng của em mới chỉ có 10 cái…Mọi
người thường khen em thật xinh và ngoan ngoãn.
Việc lặp từ này không có tác dụng liên kết câu mà chỉ làm cho người đọc bị
nhàm chán, các câu văn rời rạc.
Do đó, tôi giúp các em bỏ bớt từ lặp, thay bằng đại từ, thêm phần phụ của câu
vào, sử dụng cách viết của câu ghép (Mặc dù các em chưa được học thành bài cụ
thể).
Ví dụ: Em năm nay khoảng 18 tháng tuổi. Em có đôi mắt sáng, miệng cười
rất tươi. Khi cười để lộ hàm răng mới có 10 cái. Mọi người thường khen em thật
xinh và ngoan ngoãn.
Một điều quan trọng khi dạy Tập làm văn miêu tả đó là giáo viên phải chú ý
mục tiêu, yêu cầu bài học tuần tới để dặn dò học sinh về nhà quan sát, chuẩn bị
cho tiết học sau.
3. Những kết quả đạt được:
10
Sau thời gian áp dụng những biện pháp của mình vào thực tế dạy học. Đến bài
Kiểm tra định kỳ lần 2 (tuần 18) tôi đã thu được kết quả khả quan hơn. Em yếu
nhất bây giờ cũng đã tự viết được 6 -7 dòng với 3 phần đầy đủ theo cấu tạo của bài
làm văn. Tuy ban đầu chưa hay, chưa đúng lắm nhưng đó cũng là sản phẩm tự tay
các em làm ra. Tôi cảm nhận được niềm vui trong mỗi học sinh khi nhận được lời
động viên khích lệ từ cô giáo.
Kết quả như sau:
Bảng 1. Kết quả khảo sát, đối chứng:
TT
Họ tên học sinh
nhóm thực nghiệm
Nhóm thực
nghiệm Lớp 5A
năm 2012-2013

Họ tên học sinh
nhóm đối chứng
Nhóm đối chứng
Lớp 5B năm 2012-
2013
KT
Đầu
năm
KT
Trước
tác
động
KT
Sau
tác
động
KT
Đầu
năm
KT
tác
động
KT
Sau
tác
động
1 NguyễnMinh Cảnh 5 6 9 Hà Quốc Anh 7 8 7
2 Đinh Xuân Chung 7 6 8 Lữ Đình Anh 6 7 8
3 Vi Đình Công 7 7 7 Phạm Thế Anh 7 8 9
4 Trương. V. Cường 9 8 10 Vi Thị Bình 7 7 7

5 Cao Thị Mĩ Duyên 7 8 10 Hà Văn Cường 5 7 8
6 Vi Bình Dương 6 7 8 Ngô Kim Chi 7 8 8
7 Vi Hải Dương 8 7 8 Nguyễn Bá Chiến 8 8 10
8 Vi Văn Dương 7 8 9 Hà Công Đạt 7 8 9
9 Sư Hữu Đạo 8 8 10 Vi Thị Định 7 7 8
10 Vi Văn Định 5 7 8 Vi Văn Hiệp 6 7 8
11 Nguyễn Bá Hải 8 8 8 Phạm Thị Hoa 7 8 9
12 Lô Thị Mĩ Hạnh 7 7 9 Vi Quốc Hưng 7 8 9
13 Ngân Thị Hiền 4 7 10 Nguyễn Văn Lâm 8 8 10
14 Phan Đăng Hiền 7 7 9 Lê Thị Linh 8 9 9
15 Lô Trung Hiếu 6 6 8 Hồ Quang Linh 7 6 6
16 Vi Ngọc Hoàng 8 9 10 Lê Tuấn Minh 7 8 8
11
17 Vi Văn Hợp 5 7 9 Vi Bình Minh 6 7 7
18 Võ Thị Huệ 8 9 10 Lữ Văn Nam 7 8 7
19 PhanThanh Hương 7 7 9 Âu Dương Nhật 8 8 8
20 Hồ Thị Huyền 6 8 10 Võ Xuân Nhật 5 5 5
21 NguyễnThị Huyền 8 8 10 Trần Văn Nguyên 5 6 7
22 Trương Thúy Kiều 7 8 10 Đg.Ngọc Phương 9 9 9
23 Vi Quang Linh 4 7 6 Ng Hồng Phong 9 8 9
24 Nguyễn Đình Lộc 8 10 10 Hồ Thị Quỳnh 6 7 7
25 Hồ Hoàng Ngọc 6 8 9 Lương Văn Tình 4 5 5
26 Ng. Xuân Nghĩa 8 8 10 Vi Văn Tụng 6 6 7
27 Trần Thị Nguyệt 7 8 10 Nguyễn Thị Thảo 6 7 7
28 Cao Văn Nhâm 5 5 6 Võ Thị Thu 5 5 5
29 Vi Hồng Nhung 7 8 10 Lương Thị Thùy 6 6 7
30 Quán Vi Quyền 7 8 9 Vi Thị Kim Thoa 8 9 8
31 Trương Thị Quỳnh 7 8 9 Vi Quốc Trung 7 8 8
32 Vi Văn Thiên 5 7 9 Trương Đình Văn 6 7 7
33 Đinh Thị Thùy 6 7 9 Lê Thị Vy 6 6 7

Môt(mode) 7 8 10 7 8 8
Trung vị(median) 7 8 9 7 8 8

Giá trị trung
bình(average) 6.70 7.52 9.00 6.92 7.50 8.00

Độ lệch
chuẩn(stdev) 1.29 1.00 1.15 1.10 0.93 1.22

Giá trị p(ttest) độc
lập 0.491 0.953 0.0029

Giá trị p(ttest) phụ
thuộc
0.0000
003 0.059

Mức độ ảnh
hưởng(SE) 0.822
12
Bảng 2: Phân tích dữ liệu: So sánh điểm trung bình và bài kiểm tra sau tác
động
Số học
sinh
Giá trị
trung bình
Độ
lệnh
chuẩn(SD)
Nhóm

thực
nghiệm
Lớp 5A (2012-
2013)
33 9.00 1.15
Nhóm
đối chứng
Lớp 5B (2012-
2013)
33 8.00 1.22
Từ bảng 2 ở trên cho thấy, điểm TB bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực
nghiệm lớp 5A là 9.00 (SD=1.15) so với nhóm đối chứng lớp 5B là 8.00
(SD=1.22). Điều này cho thấy nhóm thực nghiệm ở lớp 5A trong năm học 2012-
2013 đạt kết quả cao vượt trội so với nhóm đối chứng lớp 5B năm học 2012-2013.
Bảng 3. Phép kiểm chứng ttest độc lập:
Giá trị P Giá trị trung bình của hai nhóm
< 0.05 Chênh lệch có ý nghĩa
> 0.05 Chênh lệch không có ý nghĩa
Từ bảng trên dựa và kết quả của phép kiểm chứng ttest độc lập giúp chúng ta
xác định được độ chênh lệch giữa giá trị trung bình của hai nhóm khác nhau như
sau:
Dựa vào bảng 1 ta có P = 0.0029 và so sánh với bảng 3 thì ta thấy P = 0.0029
<0.05 cho thấy chênh lệch giá trị trung bình giữa kết quả kiểm tra sau tác động của
nhóm thực nghiệm ở hai lớp 5A năm học 2012-2013 với nhóm đối chứng lơp 5B
năm học 2012-2013 là có ý nghĩa.
Phép kiểm chứng ttest phụ thuộc (theo cặp):
Từ bảng 1 ta thấy lớp 5A năm 2012-2013 có giá trị trung bình kết quả kiểm
tra sau tác động tăng so với kết quả kiểm tra trước tác động của nhóm thực
nghiệm( 9.00 – 8.00 = 1.00 điểm). P = 0.0000003 < 0.05 cho thấy chênh lệch này
có ý nghĩa (không xảy ra ngẫu nhiên).

Phân tích tương tự với nhóm đối chứng, giá trị trung bình kết quả kiểm tra sau
tác động tăng so với kết quả kiểm tra trước tác động (8.00 – 7.50 = 0.50điểm).
13
p = 0.059 > 0.05 cho thấy chênh lệch không có ý nghĩa (nhiều khả năng xảy
ra ngẫu nhiên).
Bảng 4: Mức độ ảnh hưởng:
Mặc dù đã xác định được chênh lệch điểm TB là có ý nghĩa, chúng ta vẫn cần
biết mức độ ảnh hưởng của tác động lớn như thế nào?
SMD
(Giá trị ES)
Ảnh hưởng
> 1.00 Rất lớn
0.80 – 1.00 Lớn
0.50 – 0.79 Trung bình
0.20 – 0.49 Nhỏ
< 0.20 Rất nhỏ
Căn cứ vào kết quả mức độ ảnh hưởng ở bảng 1 ta thấy mức độ ảnh hưởng
của lớp 5A năm học 2012-2013 so với lớp 5B năm học 2012-2013 thì:
Lớp 5A: ES= 0.822 so với bảng 4 thì ta thấy mức độ ảnh hưởng ở mức lớn.
4. Bài học kinh nghiệm.
Qua nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm trong học tập, tôi xin nêu ra một số bài
học giúp dạy Tập làm văn miêu tả nói chung và tả người nói riêng nhằm có được
tiết dạy tốt, đem lại sự hứng thú cho học sinh trong quá trình làm bài.
+ Giáo viên nắm chắc nội dung chương trình, mục tiêu của bài học.
+ Linh hoạt tích hợp các phân môn như Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu,
Kể chuyện.
+ Nắm chắc đối tượng học sinh lớp mình.
+ Do hiện nay, sách giáo khoa không còn được xem là pháp lệnh nên giáo
viên cần linh hoạt thay đổi ngữ liệu nhằm phù hợp đối tượng học sinh lớp mình,
trường mình.

+ Khuyến khích học sinh tả thực với đối tượng miêu tả gần gũi với các em.
+ Cần có hệ thống câu hỏi gợi mở nhằm giúp học sinh tìm kiếm vốn từ gần
gũi trong thực tế.
+ Rất cần thiết việc tổ chức dạy học ngoài trời với các tiết học quan sát, miêu
tả những sự vật có trong khuôn viên nhà trường.
14
+ Đặc biệt giáo viên luôn phải quan tâm đến nội dung của tiết học sau để
hướng dẫn kịp thời việc chuẩn bị bài ở nhà.
+ Có những lời động viên, khích lệ kịp thời đối với những em còn rụt rè, tự ti
khi viết văn; những em thỉnh thoảng có được một vài câu văn hay
5. Phương pháp thực hiện sáng kiến.
Để thực hiện việc nghiên cứu, đúc rút SKKN, tôi đã sử dụng một số phương
pháp sau;
+ Phương pháp thảo luận.
+ Phương pháp đàm thoại, trao đổi.
+ Phương pháp điều tra, khảo sát.
6. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của SKKN.
Trường tôi là một trường thuộc xã khó khăn, do điều kiện kinh tế còn nhiều
hạn chế nên phần lớn cha mẹ chưa có điều kiện quan tâm con. Dẫn đến lực học của
các em còn phụ thuộc vào thầy cô. Năm học này, tôi đã nghiên cứu SKKN nhằm
tác động lên đối tượng thầy cô thuộc các trường có chung điều kiện như trường tôi
nhằm giúp các em có hứng thú trong các tiết học Tập làm văn.
Do đó, SKKN của tôi sẽ áp dụng rộng rãi đối với các trường vùng sâu, xa, có
nhiều đối tựơng học sinh còn hạn chế về Tập làm văn.
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Kết luận:
Nghiên cứu khoa học, đúc rút SKKN là một việc là thiết thực trong công tác
cải tiến, nâng cao chất lượng việc làm nói chung và nâng cao chất lượng dạy và
học nói riêng. Qua việc nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm dạy học của mình, tôi đã
thu được kết quả khá khả quan: Giáo viên, học sinh hứng thú hơn trong việc dạy

và học phân môn Tập làm văn; Học sinh thực sự có được những “sản phẩm” do
chính bàn tay các em làm ra. Điều này không chỉ nâng cao chất lượng dạy học
Tập làm văn mà còn giúp các em tự tin hơn rất nhiều trong việc giao tiếp với môi
trường bên ngoài.
Muốn có được điều này, trong quá trình nghiên cứu bắt buộc người giáo viên
phải thực sự có tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ. Từ đó nghiên cứu kĩ chương trình,
đối tượng học sinh, thực trạng tình hình của địa phương (sự quan tâm của cha mẹ
học sinh, kinh tế, dân trí).
2 Kiến nghị, đề xuất:
Với chuyên môn nhà trường: Cần chú trọng chỉ đạo giáo viên ngay từ lớp đầu
cấp đối với phân môn này.
Quỳ Hợp, ngày 25 tháng 3 năm 2013
15


16

×