Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.42 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH : NGÂN HÀNG
MÃ SỐ

: 62.34.02.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2018


Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế - Thành phố Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học:

Phản biện 1:……………………………………………………….

Phản biện 2:……………………………………………………….

Phản biện 3: ………………………………………………………

Luận



án

sẽ

được

bảo

vệ

trước

Hội

đồng

tại……………………………………………………………..

Vào hồi …… giờ ……. Ngày ….. tháng ……..năm 20…

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện:……………………………

chấm

luận

án

cấp


trường

họp


2
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Giới thiệu
1.2. Vấn đề nghiên cứu
Xuất phát từ thực tế thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam sau 5 năm nhưng nợ
xấu vẫn chưa xử lý hiệu quả và bóng ma “nợ xấu” vẫn ám ảnh hệ thống NHTMVN. Có thể nói rủi ro tín
dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đang được Chính phủ và Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam rất quan tâm. Và vì vậy một câu hỏi đáng được xem xét là đâu là cách kiểm soát rủi ro tín
dụng phù hợp?
Xét trên phương diện học thuật, việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong bối
cảnh bất ổn tài chính đặc trưng của từng quốc gia sẽ giúp cho các nhà quản lý, nhà điều hành ngân hàng có
“phương thuốc hữu hiệu” hạn chế những rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Trong phạm vi luận án chỉ tập trung kiểm định tác động của 2 nhóm nhân tố: Rủi ro vĩ mô và rủi ro
từ đặc trưng hoạt động của các ngân hàng thương mại – đây là những nhân tố quan trọng quyết định rủi ro
tín dụng trên phạm vi rộng lớn.
1.2.1.

Rủi ro vĩ mô

Qua lược khảo các nghiên cứu tiếp cận các nhân tố đặc trưng kinh tế vĩ mô, tỷ giá và biến động thị
trường bất động sản cho thấy:
Thứ nhất: Mỗi quốc gia, khu vực có đặc thù chính sách kinh tế khác nhau và trong thời gian khác
nhau thì kết quả ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng cũng khác nhau.
Thứ hai: Yếu tố biến động của thị trường bất động sản được một số tác giả nước ngoài quan tâm,

nhưng ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến yếu tố này, trong khi đó thời gian qua thực trạng
thị trường bất động sản trầm lắng một thời gian dài và nợ xấu của các ngân hàng thương mại ngày càng gia
tăng.
1.2.2.

Rủi ro đặc trưng hoạt động ngân hàng
Qua lược khảo các nghiên cứu quan tâm đến các nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng, cho thấy:

Thứ nhất: Rất nhiều công trình nghiên cứu nghiên cứu tiếp cận đầy đủ các nhân tố liên quan về tăng
trưởng cho vay, chính sách lãi suất, năng lực tài chính, năng lực quản trị, thanh khoản và yếu tố dự phòng.
Tuy nhiên kết quả các nghiên cứu không đồng nhất. Điều này minh chứng rằng mỗi quốc gia có đặc thù
riêng trong chính sách kinh tế và cơ chế quản lý, giám sát ngân hàng riêng của mình sẽ có những nhân tố đặc
trưng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.
Thứ hai: Có ít nghiên cứu nước ngoài quan tâm đến yếu tố mở rộng mạng lưới hoạt động - một chỉ
số tổng hợp về năng lực quản trị. Trong khi đó ở Việt Nam chưa có công trình nào quan tâm yếu tố này mặc
dù trong thực tế thời gian qua từ 2005 - 2012 tại các ngân hàng thương mại Việt Nam mạng lưới hoạt động
gia tăng mạnh. Sự gia tăng mạnh về mạng lưới hoạt động liệu có làm giảm năng lực quản trị của các ngân
hàng hay không và qua đó có làm tăng nguy cơ nợ xấu của các ngân hàng hay không?
Thứ ba: Dự phòng rủi ro được coi như là một cơ chế kiểm soát tốt hơn đối với tổn thất cho vay dự
kiến. Tuy nhiên theo quy định hạch toán dự phòng rủi ro của Việt Nam và của quốc tế, các tiêu chuẩn đánh
giá dự phòng cụ thể được thực hiện đối với khoản vay của từng khách hàng bị suy giảm đáng kể và có bằng


3
chứng khách quan của một sự tổn thất đã được phát sinh. Trong khi đó quy định dự phòng chung được thực
hiện trên tổng dư nợ không có bằng chứng khách quan về sự suy giảm khoản vay của từng khách hàng
nhưng tổng dư nợ vẫn được “đánh giá chung” giảm giá do nguy cơ rủi ro tín dụng
Tại Việt Nam, trong suốt thời gian hơn 13 năm kể từ khi ban hành Quy định 493/2005/QĐ-NHNN
đến nay tỷ lệ trích lập dự phòng chung (0,75%) vẫn không thay đổi mặc dù tỷ lệ nợ xấu của các NHTMVN
ngày càng tăng. Một câu hỏi đặt ra liệu rằng dự phòng chung có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng hay không?

Nếu không thì NHNNVN có cần phải duy trì mức trích lập dự phòng chung quá lâu như vậy không? Vấn đề
này cho đến nay cũng chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam quan tâm.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung là tìm kiếm những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh từ 2004 - 2015, bao gồm hai nhóm nhân tố vĩ mô và nhân tố đặc
trưng hoạt động ngân hàng.
Đối với việc kiểm định nhân tố vĩ mô, ngoài các yếu tố đặc trưng kinh tế vĩ mô của Quốc gia, mục
tiêu cụ thể thứ nhất của luận án là tìm trả lời câu hỏi (RQ1): Liệu có ảnh hưởng của sự biến động thị trường
bất động sản đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hay không?
Đối với việc kiểm định nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng, ngoài các yếu tố liên quan đến tăng
trưởng tín dụng, năng lực tài chính, chính sách lãi suất, thanh khoản, mục tiêu cụ thể thứ hai của luận án là
tìm trả lời câu hỏi (RQ2): Liệu việc mở rộng mạng lưới hoạt động liên quan đến năng lực quản trị ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hay không? Và mục tiêu cụ thể thứ ba
của luận án là tìm trả lời câu hỏi (RQ3): Liệu có sự ảnh hưởng của dự phòng chung đến rủi ro tín dụng tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam hay không?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tác động của các nhân tố vĩ mô và đặc trưng hoạt động ngân hàng đến rủi
ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Ở khía cạnh vĩ mô, ngoài các yếu tố đặc trưng kinh tế vĩ mô, luận án đặc biệt nhấn mạnh tìm kiếm
sự tác động của yếu tố biến động thị trường bất động sản đến rủi ro tín dụng ngân hàng - một yếu tố mới mà
ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào quan tâm.
Ở khía cạnh đặc trưng hoạt động ngân hàng, khác với các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam mang
tính rời rạc, luận án tiếp cận phân tích tổng hợp và đầy đủ các nhóm yếu tô liên quan đến tăng trưởng tín
dụng, năng lực tài chính, chính sách lãi suất, thanh khoản, năng lực quản trị và dự phòng rủi ro, trong đó đặc
biệt nhấn mạnh tìm kiếm sự tác động của yếu tố tăng trưởng nhanh mạng lưới hoạt động và dự phòng chung
đến rủi ro tín dụng ngân hàng.
1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi khộng gian: Luận án tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của
một nhóm các ngân hàng thương mại nội địa mà không nghiên cứu trên phạm vi toàn ngành ngân hàng Việt
Nam.
Phạm vi thời gian: Từ 2004 đến 2015


4
1.5. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Dữ liệu
Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu bảng không cân bằng được khảo sát từ 2004 - 2015.
Đối với dữ liệu ngân hàng, do hạn chế về số liệu, luận án không nghiên cứu các ngân hàng có 100%
vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam mà tập trung
nghiên cứu dựa trên mẫu dữ liệu 31 ngân hàng thương mại Việt Nam (ngân hàng nội địa). Đây là nhóm ngân
hàng có thị phần cao nhất trong hệ thống TCTD Việt Nam. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam bao
gồm 05 ngân hàng thương mại của NHNNVN (không kể các ngân hàng bị NHNNVN mua lại: Ngân hàng
Xây Dựng, Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, Ngân hàng Đại Dương) và 26 ngân hàng thương mại thuộc khối
tư nhân.
Các dữ liệu ngân hàng được thu thập từ nguồn các Báo cáo thường niên và/hoặc báo cáo tài chính
của các NHTM Việt Nam. Các dữ liệu bao gồm: Quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tổng dư nợ, tỷ lệ lãi
biên (NIM), thu nhập về lãi, chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro. Dữ liệu dự phòng rủi ro được thu thập từ
các NHTMVN bao gồm cả dự phòng trái phiếu bán nợ cho công ty quản lý nợ VAMC.
Đối với dữ liệu kinh tế vĩ mô, luận án sử dụng dữ liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam và của
NHNNVN bao gồm: Dữ liệu về chỉ số tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chỉ số giá cả bất động
sản, chỉ số tỷ giá hối đoái và chỉ số giá tiêu dùng
Phương pháp nghiên cứu

1.5.2.

Khác với các nghiên cứu trước đây, luận án sẽ thiết lập mô hình nghiên cứu riêng từng nhóm nhân

tố vĩ mô và nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng với mục đích nhằm hạn chế sự thiên vị trong ước lượng
phương trình rủi ro tín dụng nếu gộp cả hai nhóm nhân tố này.
Đồng thời các biến độc lập sẽ được xây dựng phù hợp với đặc thù của Việt Nam.


Mô hình nghiên cứu

Luận án sử dụng mô hình hồi quy đa biến như nghiên cứu của Pestova và Mamono(2011), Park và
Zhang (2012), Trần Hoàng Ngân và các cộng sự (2014), để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng.
Để thực hiện mục tiêu thứ nhất, 02 mô hình nghiên cứu với 2 biến phụ thuộc khác nhau được sử
dụng để kiểm định các nhân tố vĩ mô .
Để thực hiện mục tiêu thứ hai và ba, 02 mô hình nghiên cứu với 2 biến phụ thuộc khác nhau được sử
dụng để kiểm định các nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng


Biến phụ thuộc

Luận án sử dụng 2 biến phụ thuộc đo lường rủi ro tín dụng: (i) Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR)
và (ii) Độ lệch chuẩn của tỷ lệ lãi biên (hay còn gọi là hệ số NIM)


Phương pháp ước lượng

Để thực hiện kiểm định các mô hình nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp ước lượng GMM và
2 phương pháp kiểm định độ tin cậy (i) kiểm định Sargan (hay còn được biết đến là kiểm định Hansen hay
kiểm định (J)) và (ii) kiểm định Arellano – Bond.


5

1.6. Những đóng góp và hạn chế của luận án
1.6.1. Những đóng góp
(1) Luận án đã đóng góp một phương pháp đo lường rủi ro tín dụng mới, đó là độ lệch chuẩn của tỷ
lệ lãi biên(NIM) .
(2) Luận án đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố vĩ mô và đặc trưng hoạt động ngân
hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong khoảng thời gian 2004
- 2015. Đó là:
 Rủi ro tín dụng của các NHTMVN chịu sự tác động từ tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự bùng nổ
thị trường bất động sản. Kinh tế tăng trưởng cùng với thị trường bất động sản bùng nổ khiến cho tâm lý cho vay
dễ dàng, nguy cơ rủi ro tin dụng gia tăng.
 Biến động tăng tỷ giá ảnh hưởng tích cực đến RRTD của các NHTMVN.
 Một ngân hàng có năng lực tài chính mạnh sẽ có đủ điều kiện để đảm bảo an toàn hoạt động của
mình. Những ngân hàng có quy mô tài sản và vốn nhỏ thường có nguy cơ mạo hiểm, chấp nhận rủi ro hơn ngân
hàng lớn..
 Sự mở rộng mạng lưới hoạt động nhanh ảnh hưởng gia tăng khả năng rủi ro tín dụng ngân hàng, khi
nó làm gia tăng hiệu quả chi phí kém.
 Mặc dù tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng ngược chiều rủi ro tín dụng nhưng gián tiếp ảnh hưởng đến
khả năng thanh khoản của ngân hàng khi tỷ lệ cho vay so tiền gửi vượt mức và một chính sách lãi suất cao để bù
đắp thanh khoản và chi phí đã ảnh hưởng mạnh đến khả năng trả nợ của khách hàng.
 Một tỷ lệ dự phòng chung cao sẽ ảnh hưởng mạnh hạn chế tư tưởng mạo hiểm rủi ro của các nhà
quản lý hoặc chủ nhà băng trong quá trình tăng trưởng tín dụng.
(3) Việc kiểm định các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTMVN, luận án đã
đưa ra minh chứng một nhân tố mới – Sự biến động giá cả thị trường bất động sản – Một nhân tố mà các
nghiên cứu tại Việt Nam chưa đề cập.
(4) Việc kiểm định các nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các
NHTMVN, luận án đã đưa ra minh chứng một nhân tố mới – Sự gia tăng mạng lưới của ngân hàng – Một
nhân tố mà các nghiên cứu tại Việt Nam chưa đề cập.
(5) Việc kiểm định các nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các
NHTMVN, luận án đã đưa ra minh chứng một nhân tố mới – Dự phòng chung - Một nhân tố mà các nghiên
cứu tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài chưa đề cập.

(6) Với kết quả thực nghiệm về tác động của các nhân tố đối với rủi ro tín dụng tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam, luận án đã đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm giúp cho các nhà quản lý, điều hành
có những giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong tương lai nhằm đảm bảo cho hoạt động của hệ thống
NHTMVN ổn định và bền vững.
1.6.2. Những hạn chế
Luận án chưa mở rộng nghiên cứu các nhóm TCTD khác trong hệ thống TCTD Việt Nam để có sự so
sánh tác động của các nhân tố đối với từng nhóm TCTD, qua đó có cái nhìn tổng thể hơn về các nhân tố ảnh
hưởng rủi ro tín dụng của cả hệ thống TCTD Việt Nam.
Luận án chưa nghiên cứu sâu vào các nhân tố cụ thể của khách hàng vay vốn, trình độ nhân viên cũng
như không đi chi tiết về quy trình quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng.
Luận án chưa đề cập đến một nhân tố phản ánh bản chất hoạt động ngân hàng Việt Nam liên quan đến
rủi ro tín dụng là cấu trúc sở hữu chéo.


6
Bên cạnh đó, do dữ liệu thống kê tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam có độ tin cậy chưa cao, nên tác giả
không kiểm định biến tỷ lệ thất nghiệp trong mô hình rủi ro tín dụng.
1.7. Kết cấu luận án
Nội dung của luận án gồm 5 phần chính, cụ thể như sau:


Chương 1: Giới thiệu



Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước



Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu




Chương 4: Kết quả kiểm định và thảo luận



Chương 5: Kết luận, hàm ý và những đóng góp, hạn chế của luận án

CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.1 Giới thiệu
2.2 Cơ sở lý thuyết
2.2.1 Rủi ro và bản chất của rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
Để có cơ sở phân tích và triển khai các phương pháp đo lường RRTD trong luận án, tác giả khái quái
khái niệm và bản chất của rủi ro tín dụng ngân hàng.
Rủi ro tín dụng là một khái niệm được dùng để xác định khả năng tổn thất tài sản của người cho vay
có thể phát sinh khi người vay vi phạm nguyên tắc hoàn trả trong mối quan hệ tín dụng đã được xác lập.
Hành vi vi phạm nguyên tắc hoàn trả có thể là hoặc người vay không thực hiện hoặc không có khả năng thực
hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ đã cam kết.
Khả năng hoàn trả của người vay phụ thuộc vào môi trường và ý muốn của bản thân khách hàng. Rủi
ro từ ý muốn hoàn trả của người vay thường xuất phát từ việc khách hàng sử dụng tiền vay không đúng mục
đích và nghiêm trọng hơn là có những hành vi gian lận, lừa đảo. Tuy nhiên trong vai trò người cho vay, bản
thân ngân hàng chủ động lựa chọn khách hàng của mình, do đó có thể thấy rủi ro tín dụng phụ thuộc nhiều
vào vai trò gián tiếp của ngân hàng trong quá trình chọn lựa của mình
Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn phát sinh ở các nghiệp vụ khác như
bảo lãnh, cầm cố chiết khấu, bao thanh toán… Tuy nhiên phạm vi luận án chỉ đề cập đến rủi ro tín dụng
trong cho vay.
2.2.2 Các tiêu chí đo lường rủi ro tín dụng
2.2.2.1 Tỷ lệ nợ xấu

Rủi ro tín dụng có thể được đánh giá qua tỷ lệ nợ xấu. Đó là tỷ lệ giữa nợ xấu và tổng dư nợ (Louzis et
al (2010); Pestova và Mamono (2011); Park và Zhang (2012); Trần Hoàng Ngân và các cộng sự (2014),
Nguyễn Quốc Anh (2016))
Việc định nghĩa nợ xấu theo thông lệ quốc tế và theo quy định của Việt Nam, nhìn chung cho thấy nợ
xấu được tiếp cận hai yếu tố (i): Thời hạn quá hạn từ 90 ngày trở lên và (ii): Thời hạn quá hạn dưới 90 ngày


7
nhưng khả năng trả nợ bị nghi ngờ. Khả năng trả nợ ở đây có thể là người vay hoàn toàn không trả được nợ
hoặc việc trả nợ của người vay không đầy đủ.
Tuy nhiên các quốc gia trên thế giới không có sự thống nhất về các quy tắc phân loại tài sản và định
nghĩa về nợ xấu. 90 ngày chậm thanh toán là khoản thời gian khá chuẩn để phân loại khoản vay có vấn đề,
tuy nhiên ở một số quốc gia sử dụng các ngày nợ quá hạn khác nhau tùy thuộc vào sản phẩm tín dụng. Có
một số quốc gia phân loại nghi ngờ về những rủi ro do có những dấu hiệu xác suất hoàn trả rất thấp mặc dù
chưa quá hạn (Saurina, 2006). Mặc khác, tâm lý hầu hết các nước cũng không muốn tiết lộ sự tồn tại của các
vấn đề nghiêm trọng trong thống kê chính thức của ngân hàng, và định nghĩa của nợ xấu thay đổi từ nước
này sang nước khác, dẫn đến độ tin cậy không cao (Amri et al, 2011).
Tại Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng ngân hàng vừa qua, các NHTMVN sử dụng kỹ thuật, đặc
biệt lợi dụng Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 của NHNNVN, báo cáo số liệu nợ xấu không
chính xác. Mặc khác tại thời điểm cuối năm 2012, Chính phủ đã quyết định triển khai việc bán nợ xấu cho
công ty Quản lý tài sản của các TCTD (VAMC). Điều này đã làm thay đổi số liệu nợ xấu trong bản báo cáo
của các NHTMVN.
Với đặc thù như trên của hệ thống NHTMVN, tác giả không tiếp cận chỉ số tỷ lệ nợ xấu để đo lường
rủi ro tín dụng của các NHTMVN trong giai đoạn vừa qua.
2.2.2.2 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
Việc trích lập dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể phản ánh chính
xác hơn về rủi ro tín dụng (Võ thị Quý và Bùi Ngọc Toản, 2014), bởi vì nó được xem như là chi phí cho
những tài sản suy yếu (Fofack, 2005). Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng càng lớn thì phản ánh càng
nhiều tài sản suy yếu.
Theo quy định của NHNNVN, nợ xấu bao gồm các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Trong khi đó

trích lập dự phòng rủi ro tín dụng thì quy định từ nhóm 2 trở đi phải được trích lập. Như vậy nếu so sánh
giữa nợ xấu với tổng dư nợ hay tổng tài sản thì chưa phản ánh đúng bản chất của rủi ro tín dụng.
Mặc khác cuối năm 2012, NHNNVN đã có những quy định kỹ thuật về điều chỉnh kỳ hạn nợ và giữ
nguyên nhóm nợ (theo Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012), cũng như triển khai bán nợ xấu cho
VAMC vào cuối năm 2014 đã làm cho số liệu nợ xấu phản ánh không còn chính xác. Do đó sử dụng tỷ lệ dự
phòng rủi ro tín dụng bao gồm cả dự phòng trái phiếu đặc biệt của VAMC so với tổng dư nợ sẽ phản ánh
đúng bản chất rủi ro tín dụng theo đặc thù của Việt Nam.
2.2.2.3 Độ lệch chuẩn tỷ lệ lãi biên (NIM)
Độ lệch chuẩn hay còn gọi là độ lệch tiêu chuẩn (Standard Deviation) là một khái niệm khá thông
dụng trong quá trình khảo sát thống kê. Đó là một đại lượng thống kê mô tả dùng để đo mức độ phân tán của
các giá trị trong bộ số liệu được thu thập (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
Markowitz (1952) là người đặt nền móng cho các nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận.
Với quan điểm rủi ro và sự không chắc chắn có mối liên hệ với nhau, ông cho rằng trên thị trường chứng
khoán tính rủi ro có thể xảy ra bởi vì có sự phân tán tỷ suất lợi nhuận trên cổ phiếu và thước đo thông dụng
đối với sự phân tán này là độ lệch chuẩn hay phương sai. Sự phân tán tỷ suất lợi nhuận trên cổ phiếu qua các
biến cố giao dịch trong thời gian nhất định càng lớn thì rủi ro cổ phiếu đó càng cao.


8
Tỷ lệ lãi biên (NIM) là tỷ lệ giữa khoảng chênh lệch lãi suất cho vay và huy động so với tài sản
(2.1.1.). Đây có thể coi như là một tỷ suất sinh lời về lãi tín dụng trên tài sản. Sự phân tán tỷ lệ lãi biên qua
các kết quả kinh doanh trong thời gian nhất định có thể là một sự không chắc chắn trong hoạt động tín dụng
gắn liền với rủi ro tiềm ẩn nào đó. Với quan điểm trên, tác giả đề xuất sử dụng độ lệch chuẩn NIM để đo
lường rủi ro tín dụng các NHTMVN trong luận án của mình. Đây có thể coi là một phương pháp nghiên cứu
khác với các nghiên cứu trước đây.

Thu nhập lãi – chi phí lãi
NIM = --------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.1.1


Tài sản bình quân
2.2.3 Nền tảng lý thuyết gắn liền với rủi ro tín dụng
Một số lý thuyết nền tảng liên quan đến rủi ro tín dụng bao gồm:
2.2.3.1 Chu kỳ kinh tế và rủi ro tín dụng: Giải thích sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô bao gồm tăng
trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất đối với rủi ro tín dụng.
2.2.3.2 Rủi ro tiền tệ và rủi ro tín dụng: Giải thích sự tác động của tỷ giá hối đoái đối với rủi ro tín dụng
2.2.3.3 Rủi ro thị trường bất động sản và rủi ro tín dụng: Dựa trên lý thuyết rủi ro tập trung và thông tin bất
đối xứng để giải thích cho vay tập trung lĩnh vực bất động sản và tập trung lựa chọn tài sản đảm bảo là bất
động sản trong quá trình xét duyệt tín dụng. Một sự biến động giá cả thị trường bất động sản sẽ ảnh hưởng
đến khả năng gia tăng rủi ro tín dụng.
2.2.3.4 Tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng: Dựa trên lý thuyết “Nợ - Giảm phát” và “Gia tốc tài chính”
giải thích sự tác động của việc tăng trưởng tín dụng đến rủi ro tín dụng.
2.2.3.5 Năng lực tài chính và rủi ro tín dụng: Dựa trên giả thuyết “Quản lý tồi” (Bad management) và giả
thuyết “Đa dạng hóa hoạt động” để giải thích sự tác động của quy mô tài sản và quy mô vốn sở hữu đến rủi
ro tín dụng.
2.2.3.6 Năng lực quản trị và rủi ro tín dụng: Dựa trên 03 giả thuyết hiệu quả chi phí để giải thích sự tăng
trưởng mạng lưới nhanh ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.
2.2.3.7 Khuôn mẫu hạch toán dự phòng RRTD: Giải thích sự ảnh hưởng của nhân tố dự phòng chung đối
với rủi ro tín dụng.
2.3 Các nghiên cứu trước đây
2.3.1 Các nghiên cứu tác động của nhóm nhân tố vĩ mô

Bảng 2.4. Các nghiên cứu trước về sự tác động của các nhân tố đối với RRTD
Giả thuyết nghiên cứu: Để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: “Liệu có ảnh hưởng của sự biến động
thị trường bất động sản đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hay không?” Tác giả
xây dựng giả thuyết cần kiểm định:
H1: Có sự tác động ngược chiều của biến động giá cả bất động sản đến rủi ro tín dụng.
2.3.2 Các nghiên cứu tác động của nhóm nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng


Bảng 2.4. Các nghiên cứu trước về sự tác động của các nhân tố đối với RRTD


9
Giả thuyết nghiên cứu:
Để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ hai: “Liệu việc mở rộng mạng lưới hoạt động liên quan đến năng lực
quản trị ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hay không?”Tác giả đưa ra
02 giả thuyết cần kiểm định:
H2.1: Có sự tác động cùng chiều của tỷ lệ chi phí hoạt động so tổng tài sản đối với rủi ro tín dụng.
H2.2: Có sự tác động cùng chiều của tỷ lệ tăng trưởng mạng lưới đối với rủi ro tín dụng.
Để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ ba: “Liệu có sự ảnh hưởng của dự phòng chung đến rủi ro tín dụng
tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hay không?”Tác giả đưa ra giả thuyết cần kiểm định:
H3: Có sự tác động ngược chiều của tỷ lệ dự phòng chung đối với rủi ro tín dụng.
2.4 Tóm tắt chương


10
Bảng 2.4. Các nghiên cứu trước về sự tác động của các nhân tố đối với RRTD.
Tác giả

Pestova

Mamon
ov

Quốc gia, cỡ
mẫu

Nga
2004 – 2011


Thước
đo
RRTD

Tăng
trưởng
GDP

Tăng
trưởng
giá
BĐS/Tăn
g trưởng
DS mua
bán BĐS

NPL

(-)

(-)

NPL

(-)

NPL

(-)


NPL

(-)

NPL

(-)

Tỷ
giá
hối
đoái

(-)

Tỷ
lệ
lạm
phát

Tăng
trưởng
cho vay

Không
ảnh
hưởng

(+)


Quy
mô tài
sản

Quy

vốn
(Tỷ lệ
VSH/
TTS)

Lãi suất
cho vay

Tỷ
lệ
LDR

(+)

(+)

(+)

Chi phí
hoạt
động/tổng
tài
sản

BQ hoặc
Chi phí
hoạt
động/
tổng thu
nhập

Tỷ lệ dự
phòng
RRTD

Tỷ
lệ
tăng
trưởng
mạng
lưới

Không
ảnh
hương

(2011)
Das và
Ghosh(
2007)
Louzis
et al.
(2010)


Ấn Độ
1994 - 2005

(+)

Không
ảnh
hưởng

(+)

Không
ảnh
hưởng

Hy Lạp
9 ngân hàng
2003 – 2009

(+)

(-)

(-)

Mỹ
Park và
Zhang
(2012)


2670 ngân
hàng

(-)

(+)

(-)

(-)

(-)

2002 - 2010
Trần
Hoàng
Ngân
(2014)
Nguyễn
Quốc
Anh
(2016)

Việt Nam
25 ngân hàng

(+)

(+)


2006 - 2012
NHTMVN

NPL

(+)

Không
ảnh
hưởng

(-)

(+)

(+)


11
Lê Thị
Thu
Diềm
(2016)
Fainstei
,2011

LLR

(-)


(+)

(-)

2000 - 2013

NPL

(-)

(+)

(-)

Hệ thống ngân
hàng của vùng
Baltic

NPL

(-)

16 NHTMVN

Nkusu
(2011)

26 Quốc gia

NPL


(-)

Castro
(2012)

Khu vực
GIPSI

NPL

(-)

Fofack
(2005)

Các nước
trong tiểu vùng
Sahara Châu
Phi

LLR

(-)

(-)

(+)/(-)
Khôn
g ảnh

hưởn
g

(+)

(+)

(-)

(+)

(+)

(+)

(-)

1993 - 2003
Schech
man và
Gaglian
one
(2011)
Boudrig
a et
al.(2009
)

Brazil
1995 - 2009

46 ngân hàng
tại 12 quốc gia
thuộc khu vực
MENA

NPL

NPL

(+)

(+)

(-)

(+)

Không
ảnh
hưởng

(+)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


12
Bảng 2.5. Tóm tắt 3 câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết liên quan
Câu hỏi nghiên cứu


Các giả thuyết

RQ1: Liệu có ảnh hưởng của sự biến động H1: Có sự tác động ngược chiều của biến động giá
thị trường bất động sản đến rủi ro tín dụng cả bất động sản đến rủi ro tín dụng.
tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hay
không?
RQ2:Liệu việc mở rộng mạng lưới hoạt động H2.1: Có sự tác động cùng chiều của tỷ lệ chi phí
liên quan đến năng lực quản trị ảnh hưởng hoạt động so tổng tài sản đối với rủi ro tín dụng.
đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam hay không?

H2.2: Có sự tác động cùng chiều của tỷ lệ tăng
trưởng mạng lưới đối với rủi ro tín dụng.

RQ3: Liệu có sự ảnh hưởng của dự phòng

H3: Có sự tác động ngược chiều của tỷ lệ dự phòng

chung đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng

chung đối với rủi ro tín dụng.

thương mại Việt Nam hay không?
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

CHƯƠNG 3.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU

3.1. Giới thiệu
3.2. Xây dựng biến phụ thuộc

3.2.1.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

3.2.1.1. Công thức tính
Số dư dự phòng rủi ro tín dụng
LLR= -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(3.2.1)

Tổng dư nợ
3.2.1.2. Lý do chọn lựa
Ở Việt Nam, từ Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN cho đến Thông tư 02/2013/TT-NHNN của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, chỉ số phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng là tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ,
trong đó nợ xấu bao gồm nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Tuy nhiên, quy định phân loại nợ của Việt Nam
chưa đồng nhất với chuẩn quốc tế về nợ quá hạn dưới 90 ngày nhưng nghi ngờ không có khả năng trả nợ.
Mặc khác cuối năm 2012, NHNNVN đã có những quy định kỹ thuật về điều chỉnh kỳ hạn nợ và giữ nguyên


13
nhóm nợ (theo Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012), cũng như triển khai bán nợ xấu cho VAMC
vào cuối năm 2014 đã làm cho số liệu nợ xấu phản ánh không còn chính xác.
Chi phí dự phòng bao gồm cả chi phí dự phòng trái phiếu VAMC được xem như là chi phí cho những
tài sản suy yếu bao gồm cả những khoản vay nghi ngờ (những khoản vay thuộc nhóm 2) và những khoản nợ
đã bán cho VAMC nhưng chưa xử lý. Chính vì thế, tác giả tiếp cận nghiên cứu của Fofack (2005) sử dụng
chỉ số tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR - Loan Loss Reserve) làm biến phụ thuộc thứ nhất.
3.2.2.

Độ lệch chuẩn của NIM


3.2.2.1. Công thức tính
Thu nhập ròng từ lãi - Chi phí trả lãi
NIM = --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tổng tài sản bình quân

(3.2.2)

SigNIM =
Trong đó m = E(NIM) là trung bình cộng của NIM
3.2.2.2. Lý do chọn lựa
Theo quy định hạch toán thu nhập lãi của Việt Nam (Thông tư số 12/2006/TT-BTC), hệ số NIM được
thực hiện dựa trên các khoản nợ trong hạn và nợ được cơ cấu thời hạn trả nợ nên có tính tương đồng với
biến phụ thuộc thứ 1, do đó tác giả chọn thêm biến này để tìm kiếm sự đồng thuận cao của các mô hình
nghiên cứu.
3.3. Xây dựng biến độc lập
3.3.1. Các nhân tố vĩ mô
3.3.1.1. Biến giải thích
 Biến động giá cả thị trường bất động sản
Tiếp cận nghiên cứu của Nkusu (2011), luận án cũng sử dụng biến tỷ lệ tăng trưởng giá cả bất động
sản để giải thích nhân tố biến động thị trường bất động sản (ký hiệu ESI)
ESI = Chỉ số giá nhà đất thời điểm t – 100

(3.2.3)

3.3.1.2. Biến kiểm soát
 Tăng trưởng kinh tế

Luận án sử dụng biến tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (ký hiệu GGDP) đại diện cho yếu tố
tăng trưởng kinh tế.
GGDP = Chỉ số GDP thời điểm t - 100


(3.2.4)

 Rủi ro tiền tệ
Luận án sử dụng tỷ lệ tăng giảm tỷ giá USD/VND (ký hiệu EXI) đại diện nhân tố rủi ro tiền tệ.
EXI = Chỉ số giá USD thời điểm t - 100

(3.2.5)


14
 Lam phát

Luận án sử dụng tỷ lệ lạm phát (ký hiệu CPI) làm biến đại diện yếu tố lạm phát.
CPI = Chỉ số giá tiêu dùng thời điểm t - 100

(3.2.6)

3.3.2. Các nhân tố hoạt động nội tại ngân hàng
3.3.2.1. Biến giải thích
 Năng lực quản trị
Xem xét ảnh hưởng năng lực quản trị do mở rộng mạng lưới, tác giả sử dụng 2 biến giải thích liên
quan:
Biến giải thích thứ nhất : Tiếp cận nghiên cứu của Das và Ghosh (2007), Tác giả sử dụng tỷ lệ chi phí
hoạt động (không kể chi phí dự phòng rủi ro) so tài sản bình quân (ký hiệu OEXPR)

Chi phí hoạt động (không bao gồm chi phí dự phòng)
OEXPR = ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tổng tài sản bình quân

(3.2.7)


Biến giải thích thứ hai : Tác giả sử dụng biến tỷ lệ tăng trưởng điểm giao dịch (ký hiệu TTML) để giải
thích năng lực quản trị.

Số điểm giao dịch thời điểm t - Số điểm giao dịch thời điểm t-1
TTML = ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Số điểm giao dịch thời điểm t-1

(3.2.8)

Nếu hai biến giải thích (OEXPR) và (TTML) cùng có mối tương quan với rủi ro tín dụng thì kết quả có
độ tin cậy cao về sự tác động của việc mở rộng mạng lưới.
 Dự phòng rủi ro tín dụng chung
Tác giả tiếp cận khuyến nghị của WB (Greuning và Bratanovic, 2003) và Thông tư 02/2013/TTNHNN, sử dụng chỉ số tỷ lệ dự phòng chung so với tổng dư nợ (ký hiệu GPROV) làm biến giải thích
Số dư dự phòng chung
GPROV = ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tổng dư nợ

(3.2.9)

3.3.2.2. Biến kiểm soát
 Tăng trưởng cho vay
Luận án sử dụng chỉ số tăng trưởng dư nợ tín dụng (ký hiệu GLOAN) làm đại diện nhân tố tăng trưởng
cho vay của ngân hàng


15

Tổng dư nợ thời điểm t - Tổng dư nợ thời điểm t-1
(3.2.10)
GLOAN = --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tổng dư nợ thời điểm t-1
 Quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu
Luận án sử dụng biến Tổng tài sản (ký hiệu SIZE) làm đại diện cho nhân tố quy mô tài sản và biến tỷ

lệ vốn sở hữu so tổng tài sản (ký hiệu ETA) làm đại diện cho nhân tố vốn chủ sở hữu.
Vì giá trị của biến SIZE lớn có thể ảnh hưởng phi tuyến đến khả năng rủi ro tín dụng, nên tác giả sẽ
biến đổi SIZE sang dạng logarit trước khi đưa vào mô hình nghiên cứu.
 Chính sách lãi suất
Chính sách lãi suất được thể hiện qua 2 chỉ số tổng hợp: Lãi suất cho vay danh nghĩa và tỷ lệ lãi biên
(còn gọi hệ số NIM).
Lãi suất cho vay danh nghĩa bình quân mỗi năm của mỗi ngân hàng được xác định qua công thức (ký
hiệu IIR ):

Thu nhập về lãi
IIR = --------------------------------------------------------------------------------------------------Tổng dư nợ ròng bình quân

(3.2.11)

Trong đó: Tổng dư nợ ròng là tổng dư nợ trừ đi nợ quá hạn (bao gồm nợ nhóm 2 đến nhóm 5)
Tỷ lệ lãi biên (Hệ số NIM) được xác định bằng công thức:

Thu nhập lãi - Chi phí trả lãi
NIM = --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tổng tài bình quân

(3.2.12)

 Thanh khoản
Luận án tiếp cận tỷ lệ cho vay so tiền gửi (ký hiệu LDR) làm biến giải thích yếu tố thanh khoản để
kiểm tra mối tương quan với rủi ro tín dụng.
Tổng dư nợ
LDR = ---------------------------------------------------------------------Tổng tiền gửi

(3.2.13)



16
Bảng 3.1. Mối quan hệ kỳ vọng giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc

Thanh
khoản

Chính sách lãi suất

Hoạt động
cho vay

Năng lực tài chính

Tuân thủ
dự phòng

Năng lực
quản trị

Nhân tố vĩ mô

Nhóm
nhân tố

Các biến

Định nghĩa

Tính chất


Hệ số
tương
quan kỳ
vọng

Cơ sở lý thuyết

ESI

Chỉ số giá nhà đất thời điểm t
- 100)

Giải thích

(-)

Fainstein (2011);
Nkusu (2011)

GGDP

Chỉ số GDP thời điểm t -100

Kiểm soát

(-)

Louzis (2010) ;
Pestova và Mamonov

(2011)

EXI

Chỉ số giá USD thời điểm t 100

Kiểm soát

(+)

Fofack (2005), Castro
(2012)

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng thời
điểm t -100

Kiểm soát

(+)

Nkusu(2011),
Schechman và
Gaglianone (2011)

OEXPR

Chi phí hoạt động/tổng tài
sản bình quân


Giải thích

(+)

Das và Ghosh (2007)

TTML

Tỷ lệ tăng giảm điểm giao
dịch

Giải thích

(+)

Das và Ghosh (2007)

GPROV

Số dư dự phòng chung/tổng
dư nợ

Giải thích

(-)

Greuning và
Bratanovic (2003) và
Thông tư

02/2013/TT-NHNN

LOG(SIZE)

Logarit tổng tài sản

Kiểm soát

(-)

Salad và Saurina
(2002)

ETA

Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản

Kiểm soát

(-)

Berger và De
Young(1997)

GLOAN

(Dư nợ tín dụng thời điểm t –
dư nợ tín dụng thời điểm t-1)/
dư nợ tín dụng thời điểm t-1


Kiểm soát

(-)

Das và Ghosh (2007);
Fainstein (2011) và
Pestova và Mamonov
2011)

IIR

Thu nhập lãi/ (tổng dư nợ nợ quá hạn)

Kiểm soát

(+)

Pestova và Mamonov
(2011)

NIM

Thu nhập ròng về lãi/ Tài sản
bình quân

Kiểm soát

(+)

Pestova và Mamonov

(2011)

LDR

Tổng dư nợ/tổng tiền gửi

Kiểm soát

(+)

Pestova và
Mamonov (2011)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


17

3.4.

Dữ liệu
Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu bảng. Đó là bộ dữ liệu kết hợp giữa dữ liệu theo không gian (số liệu

chéo) bao gồm các quan sát trên 31 NHTMVN ở cùng một thời điểm và dữ liệu theo thời gian bao gồm các
quan sát trên một NHTMVN tại nhiều thời điểm từ 2004 - 2015
3.4.1. Dữ liệu để xây dựng các biến độc lập và biến phụ thuộc LLR

 Nhóm nhân tố kinh tế vĩ mô
Dữ liệu nhân tố vĩ mô bao gồm Chỉ số GDP, chỉ số giá cả nhà đất, chỉ số giá USD và chỉ số giá tiêu
dùng được thu thập từng năm tại thời điểm cuối mỗi năm từ Tổng cục thống kê Việt Nam.

 Nhóm nhân tố đặc trưng hoạt động của ngân hàng
Dữ liệu đặc trưng hoạt động của mỗi ngân hàng được thu thập từ số liệu báo cáo tài chính và/hoặc
báo cáo thường niên của 31 NHTMVN bao gồm 05 ngân hàng thương mại do NHNNVN nắm quyền sở hữu
lớn hoặc quyền kiểm soát (không kể các ngân hàng bị NHNNVN mua lại đến năm 2014: Ngân hàng Xây
Dựng, Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu) và 26 ngân hàng thương mại thuộc khối tư nhân. Số liệu được thu
thập tại thời điểm cuối năm của từng ngân hàng. Có một số ngân hàng do chưa công bố báo cáo tài chính, do
vấn đề hợp nhất hoặc bị kiểm soát đặc biệt nên số liệu thu thập bị giới hạn không thu thập đủ đến 2015 như
ngân hàng Đông Á, Phương Nam, Đại Dương, Phát Triển Mekong và Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long.
Các dữ liệu được thu thập bao gồm: Tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tổng dư nợ tín dụng, tổng huy động, số dư
nợ quá hạn (từ nhóm 2 đến nhóm 4), số dư dự phòng rủi ro tín dụng, số dư dự phòng chung, hệ số NIM, chi
phí hoạt động, thu nhập lãi và số điểm giao dịch. Trong đó số dư dự phòng rủi ro tín dụng bao gồm cả dự
phòng các trái phiếu đặc biệt của VAMC. Tất cả các dữ liệu trên của mỗi ngân hàng được thu thập tại thời
điểm cuối mỗi năm từ 2004 – 2015.
Dựa trên những dữ liệu thu thập, tác giả tính toán xây dựng các biến độc lập và biến phụ thuộc LLR
theo công thức được mô tả ở phần trên của chương này.
Bảng 3.2. Tổng hợp nguồn thu thập dữ liệu
Dữ liệu

Nguồn thu thập dữ liệu

Tỷ lệ tăng trưởng GDP (GGDP)

Dữ liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam

Tỷ lệ tăng trưởng giá nhà đất (ESI)

Dữ liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam

Tỷ lệ tăng trưởng giá USD (EXI)


Dữ liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam

Tỷ lệ lạm phát (CPI)

Dữ liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam

Tổng tài sản ngân hàng (SIZE)

Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của
từng ngân hàng


18
Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu ngân hàng so tổng tài sản (ETA)

Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của
từng ngân hàng

Tỷ lệ dự phòng RRTD/Tổng dư nợ (LLR)

Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của
từng ngân hàng

Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (GLOAN)

Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của
từng ngân hàng

Tỷ lệ cho vay/tiền gửi (LDR)


Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của
từng ngân hàng

Tỷ lệ thu nhập lãi/tổng dư nợ ròng bình quân (IIR)

Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của
từng ngân hàng

Tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng tài sản bình quân (OEXPR)

Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của
từng ngân hàng

Tỷ lệ lãi biên (NIM)

Báo cáo tài chính,báo cáo thường niên của
từng ngân hàng

Tỷ lệ dự phòng chung/tổng dư nợ (GPROV)

Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của
từng ngân hàng

Tỷ lệ tăng trưởng điểm giao dịch (TTML)

Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của
từng ngân hàng
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.4.2. Dữ liệu để xây dựng biến phụ thuộc SigNIM


Đối với biến phụ thuộc thứ hai (SigNIM), luận án sử dụng dữ liệu bảng cân đối tài sản và báo cáo kết
quả kinh doanh từng tháng của các ngân hàng để xử lý tính toán hệ số NIM theo từng tháng của các
NHTMVN. Dữ liệu này được thu thập đầy đủ và liên tục từ 2008 - 2015 của bộ phận thống kê NHNNVN.
Trên cơ sở hệ số NIM từng tháng của các NHTMVN, tác giả tính toán độ lệch chuẩn NIM mỗi năm
của từng ngân hàng bằng hàm @STDEV của EXCELL.
3.5.

Mô hình nghiên cứu

3.5.1. Kiểm định các nhân tố vĩ mô
Để kiểm định giả thuyết H1, các mô hình kiểm định các nhân tố vĩ mô gồm có 2 mô hình tương ứng
với 2 biến phụ thuộc LLR và SigNIM
3.5.1.1. Mô hình kiểm định với biến phụ thuộc là LLR (Mô hình LLR1)

LLRi,t = α + β1GGDPi,t + β2ESIi,t+ β3EXIi,t + β4CPIi,t+ εi,t

(3.5.2a)

3.5.1.2. Mô hình kiểm định với biến phụ thuộc là SigNIM (Mô hình SigNIM)
SigNimi,t = α + β1GGDPi,t + β2ESIi,t + β3EXIi,t + β4CPIi,t + εi,t

(3.5.2 b)

3.5.2. Kiểm định các nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng
Để kiểm định các giả thuyết H2.1, H2.2 và H3, các mô hình kiểm định các nhân tố đặc trưng hoạt
động ngân hàng gồm có 2 mô hình tương ứng với 2 biến phụ thuộc LLR và SigNIM


19

3.5.2.1. Mô hình kiểm định với biến phụ thuộc là LLR (Mô hình LLR2)
LLRi,t = α + β1GLOANi,t + β2LOG(SIZE)i,t + β3ETAi,t + β4IIRi,t + β5NIMi,t + β6LDRi,t + β7OEXPRi,t +
β8TTMLi,t+ β9GPROVi,t + εi,t

(3.5.2 c)

3.5.2.2. Mô hình kiểm định với biến phụ thuộc là SigNIM (Mô hình SigNIM2)
SigNIMi,t = α + β1GLOANi,t + β2LOG(SIZE)i,t + β3ETAi,t + β4IIRi,t + β5NIMi,t + β6LDRi,t + β7OEXPRi,t
+ β8TTMLi,t+ β9GPROVi,t + εi,t (3.5.2 d)
3.5.3. Mô tả dữ liệu
3.5.3.1. Thống kê mô tả


Bảng 3.3. Số liệu thống kê mô tả các biến

3.5.3.2. Tương quan giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập

3.6.



Hình 3.1. Tương quan các biến phụ thuộc và biến GGDP



Hình 3.2. Tương quan các biến phụ thuộc và biến ESI



Hình 3.3. Tương quan các biến phụ thuộc và biến EXI, CPI




Hình 3.4. Tương quan các biến phụ thuộc và biến GLOAN



Hình 3.5. Tương quan các biến phụ thuộc và biến Log(SIZE)



Hình 3.6. Tương quan các biến phụ thuộc và biến ETA



Hình 3.7. Tương quan các biến phụ thuộc và biến IIR, NIM



Hình 3.8. Tương quan các biến phụ thuộc và biến LDR



Hình 3.9. Tương quan các biến phụ thuộc và biến OEXPR, TTML



Hình 3.10. Tương quan các biến phụ thuộc và biến GPROV

Kiểm định tính vững của dữ liệu trong các mô hình


3.6.1. Kiểm định tính đồng thời của các biến
3.6.1.1. Kiểm định các nhân tố vĩ mô


Bảng 3.4. Kết quả kiểm định tính đồng thời của các biến kinh tế vĩ mô trong mô hình LLR1



Bảng 3.5. Kết quả kiểm định tính đồng thời của các biến kinh tế vĩ mô trong mô hình SigNIM1

3.6.1.2. Kiểm định các nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng


Bảng 3.6. Kết quả kiểm định tính đồng thời của các biến đặc trưng hoạt động ngân hàng trong

mô hình LLR2


Bảng 3.7. Kết quả kiểm định tính đồng thời của các biến đặc trưng hoạt động ngân hàng trong

mô hình SigNIM2
3.6.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
3.6.2.1. Kiểm định đa cộng tuyến trong các mô hình kiểm định các nhân tố vĩ mô


20


Bảng 3.8. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến các nhân tố vĩ mô trong mô hình LLR1




Bảng 3.9. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến các nhân tố vĩ mô trong mô hình SigNIM1

3.6.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến trong các mô hình kiểm định các nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng



Bảng 3.10. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến các nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng trong

mô hình LLR2


Bảng 3.11. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến các nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng trong

mô hình SigNIM2
3.6.3. Kiểm định phương sai thay đổi
3.6.3.1. Kiểm định phương sai sai số thay đổi trong các mô hình kiểm định nhân tố vĩ mô



Bảng 3.12 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi của các biến vĩ mô trong mô hình LLR1



Bảng 3.13 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi của các biến vĩ mô trong mô hình SigNIM1

3.6.3.2. Kiểm định phương sai sai số thay đổi trong các mô hình kiểm định nhân tố đặc trưng hoạt động ngân
hàng




Bảng 3.14 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi của các biến đặc trưng hoạt động ngân hàng

trong mô hình LLR2


Bảng 3.15 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi của các biến đặc trưng hoạt động trong mô

hình SigNIM2
3.6.4. Kiểm định hiện tượng tự tương quan chuỗi
3.6.4.1. Kiểm định tự tương quan chuỗi trong các mô hình kiểm định các nhân tố vĩ mô



Bảng 3.16. Kiểm định tự tương quan chuỗi các biến vĩ mô và biến phụ thuộc LLR



Bảng 3.17. Kiểm định tự tương quan chuỗi các biến vĩ mô và biến phụ thuộc SigNIM

3.6.4.2. Kiểm định tự tương quan chuỗi trong các mô hình kiểm định các nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng



Bảng 3.18. Kiểm định tự tương quan chuỗi các biến đặc trưng hoạt động ngân hàng và biến phụ

thuộc LLR



Bảng 3.19. Kiểm định tự tương quan chuỗi các biến đặc trưng hoạt động ngân hàng và biến phụ

thuộc SigNIM
3.6.5. Kiểm định biến nội sinh
3.6.5.1. Kiểm định biến nội sinh trong các mô hình kiểm định các nhân tố vĩ mô



Bảng 3.20. Kết quả tương quan biến phụ thuộc LLR với số dư từng biến vĩ mô



Bảng 3.21. Kết quả tương quan biến phụ thuộc SigNIM với số dư từng biến vĩ mô

3.6.5.2. Kiểm định biến nội sinh trong các mô hình kiểm định các nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng


ngân hàng

Bảng 3.22. Kết quả tương quan biến phụ thuộc LLR với số dư của từng biến đặc trưng hoạt động


21


Bảng 3.23. Kết quả tương quan biến phụ thuộc SigNIM với số dư của từng biến đặc trưng hoạt

động ngân hàng
3.7.


Lựa chọn phương pháp ước lượng
Do các mô hình bị đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi, tự tương quan chuỗi và không có biến

ngoại sinh chặt chẽ nên tác giả sử dụng phương pháp ước lượng GMM để ước lượng chính xác và hiệu quả.
Mô hình nghiên cứu trước khi được ước lượng bằng phương pháp GMM sẽ được chuyển đổi biến phụ thuộc
và các biến giải thích sang dạng sai phân. Cụ thể:
3.7.1. Kiểm định các nhân tố vĩ mô
3.7.1.1. Mô hình LLR1
LLRi,t = £ + α1LLRi,t-1 + α1LLRi,t-2 + β1GGDPi,t +β1GGDPi,t-1+ β2ESIi,t + β2ESIi,t-1 + β3EXIi,t +β3EXIi,t-1
+ β4CPIi,t +β4CPIi,t-1 + εi,t+ εi,t-1
ΔLLRi,t = α1ΔLLRi,t-1 + α1ΔLLRi,t-2 + β1ΔGGDPi,t + β2ΔESIi,t + β3ΔEXIi,t +β4ΔCPIi,t+ Δεi,t

3.7.1.2. Mô hình SigNIM1
SigNimi,t = £ + α1SigNimi,t-1 + α1SigNimi,t-2 + β1GGDPi,t +β1GGDPi,t-1+ β2ESIi,t + β2ESIi,t-1 + β3EXIi,t
+β3EXIi,t-1 + β4CPIi,t +β4CPIi,t-1 + εi,t+ εi,t-1
ΔSigNimi,t = α1ΔSigNimi,t-1 + α1ΔSigNIMi,t-2 + β1ΔGGDPi,t + β2ΔESIi,t + β3ΔEXIi,t +β4ΔCPIi,t+ Δεi,t
3.7.2. Kiểm định các nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng

3.7.2.1. Mô hình LLR2
LLRi,t = £ + α1LLRi,t-1+ α1LLRi,t-2+β1GLOANi,t+β1GLOANi,t-1+ β2Log(SIZE)i,t + β2Log(SIZE)i,t1+β3ETAi,t+β3ETAi,t-1+β4IIRi,t+β4IIRi,t-1+β5NIMi,t+β5NIMi,t-1

+β6LDRi,t+β6LDRi,t-1

+

β7OEXPRi,t + β7OEXPRi,t-1+ β8TTMLi,t + β8TTMLi,t-1+ β9GPROVi,t +β9GPROVi,t-1 + εi,t+
εi,t-1
ΔLLRi,t = α1ΔLLRi,t-1 + α1ΔLLRi,t-2 + β1ΔGLOANi,t + β2ΔLog(SIZE)i,t + β3ΔETAi,t +β4ΔIIRi,t + β5ΔNIMi,t
+ β6ΔLDRi,t +β7ΔOEXPRi,t + β8ΔTTMLi,t + β9ΔGPROVi,t + Δεi,t

3.7.2.2. Mô hình SigNIM2
SigNIMi,t = £ + α1SigNIMi,t-1+ α1SigNIMi,t-2+β1GLOANi,t+β1GLOANi,t-1+ β2Log(SIZE)i,t +
β2Log(SIZE)i,t-1+β3ETAi,t+β3ETAi,t-1+β4IIRi,t+β4IIRi,t-1+β5NIMi,t+β5NIMi,t-1
+β6LDRi,t+β6LDRi,t-1 + β7OEXPRi,t + β7OEXPRi,t-1+ β8TTMLi,t + β8TTMLi,t-1+ β9GPROVi,t
+β9GPROVi,t-1 + εi,t+ εi,t-1
ΔSigNIMi,t = α1ΔSigNIMi,t-1 + α1ΔSigNIMi,t-2 + β1ΔGLOANi,t + β2ΔLog(SIZE)i,t + β3ΔETAi,t +β4ΔIIRi,t
+ β5ΔNIMi,t + β6ΔLDRi,t +β7ΔOEXPRi,t + β8ΔTTMLi,t + β9ΔGPROVi,t + Δεi,t
3.8.

Tóm tắt chương


22
CHƯƠNG 4.
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH VÀ THẢO LUẬN
4.1.

Giới thiệu

4.2.

Kết quả kiểm định

4.2.1. Kết quả kiểm định câu hỏi nghiên cứu thứ nhất
4.2.1.1.



Kết quả kiểm định mô hình LLR1


Bảng 4.1. Kết quả kiểm định mô hình LLR1

4.2.1.2. Kết quả kiểm định mô hình SigNIM1

4.2.1.3.


4.2.1.4.

Bảng 4.2. Kết quả kiểm định mô hình SigNIM1
Kiểm định độ tin cậy của các mô hình LLR1 và SigNIM1

Bảng 4.3. Tổng hợp kiểm định J và AR của mô hình LLR1 và SigNIM1
Tổng hợp kết quả ước lượng của 2 mô hình LLR1 và SigNIM1

Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả ước lượng của mô hình LLR1 và SigNim1
Biếnch

Mô hình LLR1

Mô hình SigNIM1

GGDP

0,190704***

0,003922

(27,34472)


(0,048778)

-0,033201***

- 0,011402

(38,05361)

0,712035

-0,000322***

-0,000224*

(44,20262)

(1,734018)

0,033313***

0,001279

(47,37028)

(0,052160)

ESI

EXI


CPI

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu

4.2.1.5.

Kết luận kiểm định câu hỏi nghiên cứu thứ nhất

Kết quả nghiên cứu ở mô hình LLR1 minh chứng rằng có sự tác động của biến động giá cả thị trường
bất động sản đối với rủi ro tín dụng: Sự bùng nổ thị trường bất động sản tạo ra tâm lý dựa vào tài sản thế
chấp là nhà đất, các ngân hàng dễ dàng cho vay cũng như cho vay tập trung vào lĩnh vực bất động sản. Khi
thị trường bất động sản trầm lắng dẫn đến nguy cơ rủi ro cao khi doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phá
sản, cũng như tài sản thế chấp khó phát mãi.
4.2.2. Kết quả kiểm định câu hỏi nghiên cứu thứ hai và thứ ba
4.2.2.1.


4.2.2.2.

Kết quả kiểm định mô hình LLR2

Bảng 4.5. Kết quả kiểm định mô hình LLR2
Kết quả kiểm định mô hình SigNIM2


23


Bảng 4.6. Kết quả kiểm định mô hình SigNIM2


4.2.2.3. Kiểm định độ tin cậy của các mô hình LLR2 và SigNIM2

4.2.2.4.

Bảng 4.7. Tổng hợp kiểm định J và AR của mô hình LLR2 và SigNIM2
Tổng hợp kết quả ước lượng của mô hình LLR2 và SigNIM2

Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả ước lượng mô hình LLR2 và SigNim2
Biếnch

Mô hình LLR2

Mô hình SigNIM2

GLOAN

-0,002450***
(0,0021)

-0,003470***
(0,0000)

Log(SIZE)

-0,012350***
(0,0000)

-0,002840***
(0,0000)


ETA

-0,064805*
(0,0555)

-0,015956***
(0,0001)

IIR

0,012581
(0,7979)

0,034234***
(0,0000)

NIM

-0,067638
(0,8181)

0,097157***
(0,0000)

LDR

0,000125
(0,8656)

-0,000274

(0,3412)

OEXPR

0,691901***
(0,0076)

0,100037***
(0,0020)

TTML

0,007853**
(0,0428)

0,002978***
(0,0001)

GPROV

-10,15695***
(0,0000)

-0,354388***
(0,0008)
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu

4.2.2.5. Kết luận kiểm định câu hỏi nghiên cứu thứ hai
Kết quả nghiên cứu ở 2 mô hình LLR2 và SigNIM2, cho thấy có sự tác động của việc tăng trưởng
mang lưới nhanh ảnh hưởng suy giảm năng lực quản trị của các NHTMVN và qua đó làm gia tăng nguy cơ

rủi ro cho ngân hàng.
4.2.2.6.

Kết luận kiểm định câu hỏi nghiên cứu thứ ba

Kết quả nghiên cứu ở 2 mô hình LLR2 và SigNIM2, cho thấy có sự tác động của tỷ lệ dự phòng
chung đối với rủi ro tín dụng tại các NHTMVN. Một tỷ lệ dự phòng chung cao sẽ làm cho nguy cơ RRTD
giảm. Kết quả này thể hiện dự phòng chung như là một công cụ hạn chế tư tưởng mạo hiểm của các nhà điều
hành ngân hàng khi gia tăng tín dụng bằng mọi giá.


24
4.3.

Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng RRTD tại các NHTMVN trong thời gian qua:
Thứ nhất: RRTD của các NHTMVN bị tác động từ tăng trưởng kinh tế gắn liền với tăng trưởng thị

trường bất động sản trong những năm trước 2008. Điều này thể hiện ở chỗ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc
nhiều vào thị trường bất động sản (tỷ trọng xây dựng và kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng hơn 10%
GDP). Kinh tế tăng trưởng liên tục cùng với thị trường bất động sản bùng nổ khiến cho tâm lý cho vay dễ
dàng.
Thứ hai: Biến động tỷ giá hối đoái có tác động tích cực với RRTD. Một thực trạng trong quá trình cho
vay ngoại tệ, là các NHTMVN thường sử dụng kỹ thuật hoán đổi đồng tiền vay từ đồng ngoại tệ sang tiền
đồng nhằm giúp khách hàng tránh rủi ro khi tỷ giá biến động mạnh. Có thể quá trình này đã ảnh hưởng đến
sự tác động của tỷ giá đến RRTD như kết quả nghiên cứu tìm thấy.
Thứ ba: Quy mô tài sản và hệ số đủ vốn tương quan ngược chiều với RRTD. Kết quả nghiên cứu này
phản ánh một thực tế tại Việt Nam. Đó là những ngân hàng có quy mô tài sản và hệ số đủ vốn nhỏ thường
mạo hiểm hạ chuẩn tín dụng để cho vay nhiều nhằm tạo vị thế của mình trên thị trường và nguy cơ rủi ro sẽ
gia tăng khi chất lượng bị suy giảm. Trong khi đó những ngân hàng có quy mô tài sản và hệ số đủ vốn cao sẽ

có đủ điều kiện để đảm bảo an toàn hoạt động của mình cũng như đa dạng hóa hoạt động.
Thứ tư: Sự mở rộng mạng lưới hoạt động tác động tiêu cực đến khả năng rủi ro tín dụng ngân hàng,
khi nó làm giảm năng lực quản trị của ngân hàng. Mạng lưới hoạt động tăng trưởng nhanh sẽ gây áp lực
cạnh tranh, buộc các ngân hàng gia tăng tín dụng và nguy cơ cho vay dưới chuẩn gia tăng, tiềm ẩn rủi ro tín
dụng lớn.
Thứ năm: Việc gia tăng số lượng ngân hàng cộng với sự tăng trưởng nhanh mạng lưới hoạt động của
các ngân hàng làm gia tăng áp lực cạnh giữa các ngân hàng, giữa các ngân hàng và các TCTD khác. Các
ngân hàng buộc phải tăng trưởng tín dụng để bù đắp chi phí gia tăng. Mặc dù tăng trưởng tín dụng ảnh
hưởng ngược chiều RRTD nhưng gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng khi tỷ lệ
cho vay so tiền gửi vượt mức và một chính sách lãi suất cao để bù đắp thanh khoản, cũng như để bù đắp chi
phí đã ảnh hưởng mạnh đến khả năng trả nợ của khách hàng.
Thứ sáu: Tỷ lệ cho vay so tiền gửi không có ý nghĩa đối với RRTD. Kết quả này phản ánh phần nào
thực trạng hoạt động tín dụng của các NHTMVN trước khi quy định khống chế tỷ lệ cho vay so tiền gửi
không quá 80% - 90% (Thông tư 36/2014/TT-NHNN).
Trước đây, giới hạn cho vay so với tiền gửi chưa được NHNNVN quan tâm và chỉ đến tháng 10/2010,
NHNNVN mới ban hành quy định về giới hạn cho vay so tiền gửi (Thông tư 13/2010/TT-NHNN). Tuy
nhiên quy định này chỉ giới hạn một phần tiền gửi của TCTD khác được bổ sung vào nguồn vốn để cho vay
và chỉ đến khi Thông tư 36/2014/TT-NHNN ra đời đã loại bỏ các loại tiền gửi của TCTD vào nguồn vốn cho
vay.
Chính do chưa được quan tâm về giới hạn cho vay so tiền gửi, dẫn đến những năm trước 2012, các
NHTMVN, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ mới chuyển đổi từ mô hình cổ phần nông thôn sang mô hình cổ
phần đô thị, đã cho vay vượt vốn huy động và họ tận dụng nguồn vốn rẻ từ thị trường 2 để gia tăng tín dụng.


×