Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Thu hồi đất và vai trò của vốn con người đối với sinh kế của hộ gia đình nông thôn thành phố Cần Thơ (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.29 KB, 27 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------

LÊ THANH SƠN

THU HỒI ĐẤT VÀ VAI TRỊ CỦA VỐN CON NGƯỜI
ĐỐI VỚI SINH KẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH NƠNG THƠN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Chun ngành : Kinh tế phát triển
Mã số : 62 31 01 05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018


i
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học kinh tế TP. HCM
Người hướng dẫn khoa học :
PGS.TS. Trần Tiến Khai; TS. Lê Ngọc Uyển
Phản biện 1 : .....................................................................................
Phản biện 2 : .....................................................................................
Phản biện 3 : .....................................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường
họp tại:
..........................................................................................................
Vào hồi giờ



ngày tháng năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Đại học kinh tế TP. HCM


ii
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Lê Thanh Sơn, Trần Tiến Khai. 2016. Tác động của việc thu hồi
đất đến thu nhập người dân huyện Vĩnh Thạnh – Thành phố Cần
Thơ: Trường hợp dự án khu dân cư vượt lũ Thạnh Mỹ. Tạp chí Khoa
học Trường Đại học Cần Thơ. 42. 66-77.
2. Lê Thanh Sơn, Trần Tiến Khai. 2016. Thu hồi đất và thay đổi cơ
cấu thu nhập của hộ gia đình nông thôn tại thành phố Cần Thơ. Tạp
chí Phát triển Kinh tế. 8. 98-116.
3. Lê Thanh Sơn, Trần Tiến Khai. 2017. Đánh giá tác động của thu
hồi đất đến chi tiêu của các hộ gia đình nông thôn Việt Nam: Trường
hợp Thành phố Cần Thơ. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn. Kỳ 1 tháng 11/2017. 14-21


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu
Trong giai đoạn 2001-2010, đã có gần một triệu ha đất nông
nghiệp (chiếm khoảng 10% tổng diện tích đất nông nghiệp của cả
nước) được Nhà nước thu hồi và chuyển sang mục đích sử dụng phi
nông nghiệp (WB, 2011c). Trong khi đó, nông nghiệp là nghề chính

cho những hộ nông dân nghèo (WB, 2013). Vì vậy, việc Nhà nước
thu hồi đất nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của các
hộ gia đình sống bằng nghề nông.
Ở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ, khi Nhà nước thu
hồi đất ở thì được bồi thường bằng tiền tương ứng với giá trị đất ở và
giá trị của vật kiến trúc còn lại, đồng thời được mua suất tái định cư
trong khu dân cư tập trung. Đối với các hộ dân bị thu hồi đất trồng
lúa thì được bồi thường với giá tương tương trên thị trường và được
hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp gấp ba lần giá bồi thường. Hay nói
cách khác, khi Nhà nước thu hồi đất ở, thì người dân đủ tiền mua lại
đất, cất lại nhà như trước khi bị thu hồi, còn nếu Nhà nước thu hồi
đất nông nghiệp thì mua được diện tích đất gấp bốn lần bị thu hồi.
Điều này có dẫn kết kết quả sinh kế khác nhau giữa hai nhóm hộ này
không? Phải chăng các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp sẽ dùng tiền hỗ
trợ để chuyển đổi nghề nghiệp hay tiếp tục mua đất nơi khác để canh
tác? Các hộ bị di chuyển nơi ở có ảnh hưởng đến việc làm không?
Với các cú sốc như trên thì các hộ sẽ lựa chọn các chiến lược sinh kế
ra sao? Các sự khác biệt trên có liên quan gì đến con người? Có phải
chăng nguồn vốn con người chính là yếu tố quyết định cho sự thành
bại trong việc thích ứng với các cú sốc về tài sản sinh kế?


2
1.2 Mục tiêu của nghiên cứu
Luận án được thực hiện với ba mục tiêu cụ thể như sau:
Mục tiêu cụ thể thứ nhất: Phân tích sự thay đổi các tài sản
sinh kế của các hộ gia đình khu vực nông thôn thành phố Cần Thơ
khi bị thu hồi đất.
Mục tiêu cụ thể thứ hai: Đánh giá tác động của việc thu hồi
đất đến sự thay đổi về thu nhập, chi tiêu của các hộ gia đình sau khi

bị thu hồi đất.
Mục tiêu cụ thể thứ ba: Phân tích vai trò của vốn con người
đối với các chiến lược sinh kế của các hộ gia đình khu vực nông thôn
thành phố Cần Thơ khi bị thu hồi đất.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Các tài sản sinh kế của các hộ gia đình khu vực
nông thôn thay đổi như thế nào trước và sau quá trình thu hồi đất?
Câu hỏi 2: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc nguồn
thu nhập của hộ gia đình nông thôn sau khi bị thu hồi đất?
Câu hỏi 3: Tác động của việc thu hồi đất có ảnh hưởng như
thế nào đến thu nhập và chi tiêu hộ gia đình nông thôn?
Câu hỏi 4: Vai trò của vốn con người trong việc hình thành
các chiến lược sinh kế và ảnh hưởng đến kết quả sinh kế của hộ gia
đình nông thôn trong tình huống tổn thương do thu hồi đất như
thế nào?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là sinh kế của hộ gia đình
nông thôn trước và sau khi chính quyền địa phương thu hồi đất cho
các mục tiêu phát triển. Các khía cạnh liên quan đến sinh kế của hộ
gia đình được nghiên cứu bao gồm vốn con người, chiến lược sinh kế
trước và sau khi thu hồi đất, năng lực thích ứng với bối cảnh tổn
thương, và kết quả sinh kế.


3
Đối tượng khảo sát là các hộ gia đình khu vực nông thôn
huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.
Phạm vi nghiên cứu: luận án sẽ tập trung vào 02 dự án phát
triển có thu hồi đất được thực hiện trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh,
thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 2011 – 2013, và tác động về sinh

kế hộ gia đình bị ảnh hưởng của các dự án này đến năm 2015: Dự án
Khu dân cư vượt lũ và Dự án đường cao tốc.
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ cung cấp các thông tin về tác động của việc
thu hồi đất vùng nông thôn đến các chiến lược sinh kế và kết quả
sinh kế của các hộ gia đình. Đặc biệt, nghiên cứu sẽ chỉ ra sự khác
biệt về kết quả của các chính sách khi thu hồi đất khu vực nông thôn
trong hai trường hợp: nhóm hộ bị thu hồi chủ yếu đất trồng lúa và
nhóm hộ bị thu hồi đất ở, vườn tạp chiếm đa số.
1.5.1 Ý nghĩa về mặt phương pháp
Dựa trên khung phân tích về sinh kế bền vững của khu vực
nông thôn, kết hợp với các phương pháp định lượng, định tính;
nghiên cứu sẽ góp phần kiểm định lại tính phù hợp và tin cậy của lý
thuyết sinh kế bền vững trong việc dùng lý thuyết này để tiếp cận và
đánh giá tác động của chính sách thu hồi đất đến sinh kế của người
dân, đặc biệt là xem xét vai trò của vốn con người trong việc ứng phó
với bối cảnh tổn thương và xây dựng các chiến lược sinh kế của
người dân khu vực nông thôn.
1.5.2 Ý nghĩa về thực tiễn nghiên cứu
Đây là nghiên cứu đầu tiên trên địa bàn thành phố Cần Thơ
cung cấp các thông tin định lượng, định tính về tác động của việc thu
hồi đất vùng nông thôn đến các chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế
của các hộ gia đình. Đặc biệt, nghiên cứu sẽ chỉ ra sự khác biệt về
kết quả của các chính sách khi thu hồi đất trong hai trường hợp:


4
nhóm hộ gia đình bị thu hồi đất ở, đất vườn tạp và nhóm hộ gia đình
bị thu hồi chủ yếu đất trồng lúa của huyện Vĩnh Thạnh, thành phố
Cần Thơ. Thông qua hai trường hợp nghiên cứu này, nghiên cứu kỳ

vọng sẽ rút ra được các bài học chính sách để đề xuất, khuyến nghị
bổ sung, chỉnh sửa chính sách thu hồi đất, đền bù và tái định cư bảo
đảm sinh kế bền vững cho hộ gia đình nông thôn Việt Nam.
1.5.3 Ý nghĩa về mặt chính sách
Nghiên cứu này giúp cho các nhà hoạch định chính sách của
thành phố Cần Thơ biết được các tác động cụ thể của việc thu hồi đất
đến cuộc sống người dân trong trong hai trường hợp: nhóm hộ bị thu
hồi đất trồng lúa và nhóm hộ bị thu hồi đất ở, vườn tạp chiếm đa số ở
khu vực nông thôn thành phố Cần Thơ; đồng thời nghiên cứu cũng
xác định được vai trò của vốn con người trong việc thích ứng với bối
cảnh tổn thương do thu hồi đất.
1.6. Cấu trúc luận án
Luận án kết cấu gồm 7 chương, phần cuối cùng là danh mục
các công trình công bố của tác giả, tài liệu tham khảo và phụ lục:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Sự thay đổi về các tài sản sinh kế của các hộ gia
đình khu vực nông thôn thành phố Cần Thơ trước và sau quá trình
thu hồi đất
Chương 5: Đánh giá tác động của thu hồi đất khu vực nông
thôn đến thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình
Chương 6: Vai trò của vốn con người trong việc hình thành
các chiến lược sinh kế và ảnh hưởng đến kết quả sinh kế của hộ gia
đình nông thôn trong tình huống tổn thương do thu hồi đất
Chương 7: Kết luận và kiến nghị


5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN


Thu hồi đất là quá trình Nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất
đã giao cho người dân trước đó để phục vụ cho mục phát triển kinh
tế và lợi ích công cộng. Khi Nhà nước thu hồi đất, người dân sẽ được
bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định
thu hồi. Việc Nhà nước thu hồi đất đã tạo ra cú sốc gây ảnh hưởng
đến các hộ gia đình khi bị mất đi tư liệu sản xuất.
Có nhiều mô hình để nghiên cứu về hành vi ra quyết định
của nông hộ. Theo Mendola (2007), có thể hệ thống các mô hình trên
thành ba nhóm: (1) nhóm mô hình tối đa hóa lợi nhuận, (2) nhóm mô
hình nông hộ tân cổ điển hỗn hợp sản xuất và tiêu dùng (mô hình tối
đa hóa lợi ích), và (3) nhóm mô hình nông hộ sợ rủi ro. Tuy nhiên,
các mô hình trên chỉ phù hợp khi môi trường thực tế phải đáp ứng
với các giả định ban đầu.

Chính sách, chể
chế và tiến trình

Bối cảnh dễ
tổn thương

- Xu hướng
- Thời vụ
Chấn
động
(trong tự
nhiên

môi
trường, thị

trường,
chính trị,
chiến
tranh…)

Con
người


hội

Tự
nhiên

-Ở các cấp khác
nhau của Chính
phủ, luật pháp,
chính sách công,
các động lực,
các qui tắc
-Chính sách và
thái độ đối với
khu vực tư nhân

Vật
chất

Tài
chính


-Các thiết chế
công dân, chính
trị và kinh tế (thị
trường, văn hoá)

Các chiến
lược sinh kế

Các kết quả
sinh kế

-Các
tác
nhân xã hội
(nam, nữ, hộ
gia
đình,
cộng đồng
…)
-Các cơ sở
tài nguyên
thiên nhiên
-Cơ sở thị
trường
- Đa dạng
-Sinh
tồn
hoặc
tính


-Thu nhập nhiều hơn
-Cuộc sống đầy đủ
hơn
-Giảm khả năng tổn
thương
-An ninh lương thực
được cải thiện
-Công bằng xã hội
được cải thiện
-Tăng tính bền vững
của tài nguyên thiên
nhiên
-Giá trị không sử
dụng của tự nhiên
được bảo vệ

Hình 2. 1: Phân tích khung sinh kế của DFID
Nguồn: (DFID, 1999)


6
Sinh kế bao gồm các khả năng, tài sản và các hoạt động cần
thiết để đảm bảo cuộc sống của con người. Các tài sản sinh kế (vốn
con người, tự nhiên, tài chính, vật chất, xã hội) được xem là trung
tâm của cách tiếp cận sinh kế.
Vốn con người là yếu tố quan trọng nhất của một quốc gia
muốn có sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Vốn con người là tập
hợp của nhiều yếu tố như học vấn, kinh nghiệm và sức khỏe… trong
đó yếu tố trình độ học vấn được nhiều nghiên cứu quan tâm nhất. Để
đo lường một cách chính xác về vốn con người là một điều không dễ

dàng. Vì vậy, nhiều nghiên cứu đã chọn số năm đi học là biến đại
diện cho vốn con người.
Việc thu hồi đất của Nhà nước sẽ dẫn đến việc hộ gia đình có
phản ứng để lựa chọn nghề nghiệp và phương thức sản xuất phù hợp.
Nhóm lý thuyết hành vi hộ gia đình sẽ phân tích theo hướng giả định
hộ gia đình ra quyết định theo một mô hình hành vi nào đó và tiến
hành kiểm chứng thực nghiệm. Khung phân tích sinh kế không giả
định hành vi của hộ mà đi tìm để xem các hộ sẽ phản ứng như thế
vào trước những cú sốc hay bổi cảnh tổn thương nào đó. Vì vậy cách
tiếp cận sinh kế có thể là sự lựa chọn khả dĩ cho việc xem xét đánh
giá tác động của việc thu hồi đất vùng nông thôn mang tính thực
chứng và dựa trên quan sát thực tiễn, mà không bị ràng buộc bởi
những giả định khắt khe của các lý thuyết về người nông dân tối đa
hoá. Ngoài ra, có nhiều yếu tố văn hoá và xã hội, thể chế cũng tác
động đến quá trình ra quyết định của hộ nông dân, chứ không thuần
tuý là các yếu tố kinh tế. Vì vậy, sử dụng tiếp cận sinh kế có thể cho
phép phân tích mở rộng đến các nhóm yếu tố này.
Lý thuyết sinh kế bền vững cho rằng 5 tài sản sinh kế có vai
trò như nhau, nhưng luận án nghi vấn vốn con người là trung tâm
trong các tài sản sinh kế và quyết định đến các loại tài sản sinh kế


7
khác. Điểm mới này mang tính lý thuyết. Vì vậy nghiên cứu tác động
của việc thu hồi đất đến sinh kế các hộ dân vùng nông thôn bằng sự
phối hợp cả phương pháp định tính lẫn định lượng sẽ góp phần làm
sáng tỏ thêm các nghi vấn lâu nay về quá trình này.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Khung phân tích của Luận án
Dựa trên khung phân tích về sinh kế của DFID, các lược

khảo lý thuyết và các nghi vấn đã nêu. Nghiên cứu chọn khung phân
tích của DFID là nền tảng cho lý thuyết về sinh kế.

A. Các tài sản sinh kế hộ gia đình
Vốn tự nhiên (đất đai,
sông, hồ…)

(Giáo
dục, lao
động …)

Vốn vật chất (tài sản sản
xuất, vật nuôi…)

1

Vốn xã hội (tôn giáo, tổ
chức CTXH…)

2

4

3
C. Cấu trúc và tiến trình

B. Bối cảnh sinh kế
Cú sốc:Bị thu hồi đất
Xu thế: việc làm nông
nghiệp ngày càng ít

5

Vốn tài chính (tiền, vàng…
)

Vốn con
người

Thể chế, chính sách, luật lệ, văn hoá,
phong tục, tập quán.
Chính sách: Phát triển giao thông, bồi
thường thu hồi đất…

7

6

8 9

D. Các chiến lược sinh kế hộ gia đình
Làm
nông

Làm công hưởng
lương không cố định

Làm công hưởng
lương cố định

Tự kinh

doanh

Khác

10

E. Kết quả sinh kế hộ gia đình
Thu nhập, Chi tiêu

Hình 3. 1: Khung phân tích sinh kế hộ gia đình khu vực nông thôn TP.Cần Thơ
Nguồn: Scoones (1998), DFID (1999), Babulo và cộng sự (2008) và điều chỉnh của tác giả


8
3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Mẫu bao gồm 210 hộ gia đình, trong đó có toàn bộ 67 hộ dân bị
thu hồi đất trong khuôn khổ giai đoạn 1 dự án khu dân cư vượt lũ
Thạnh Mỹ, 69 hộ dân bị thu hồi đất bởi dự án đường cao tốc Lộ Tẻ Rạch Sỏi và 74 hộ dân không bị thu hồi đất.
Việc chọn mẫu điều tra được tiến hành vào tháng 12/201302/2014 và phỏng vấn lập lại vào tháng 12/2015-02/2016 và dữ liệu
được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp với chủ hộ hoặc lao
động chính trong gia đình. Đối với thông tin của dự án Khu dân cư
vượt lũ, dữ liệu trước khi bị thu hồi đất (năm 2011) được thu thập
bằng phương pháp phỏng vấn hồi cứu.
3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được mã hóa và phân tích bằng
các phần mềm Excel, SPSS và Stata. Các chỉ số về tài chính được đo
lường bằng Việt Nam đồng và khử lạm phát, quy về năm gốc là năm
2013. Các mục tiêu nghiên cứu được phân tích bằng các phương
pháp sau:
Câu hỏi 1: Các tài sản sinh kế của các hộ gia đình khu vực nông

thôn thay đổi như thế nào trước và sau quá trình thu hồi đất?
Thống kê mô tả với các kiểm định: Chi-squared, T-test và
phân tích phương sai ANOVA. Trong một số trường hợp mẫu nhỏ,
không đáp ứng được các giả định về phân phối chuẩn của tổng thể,
kiểm định phi tham số (Mann-Whitney, Kruskal-Wallis) đã được sử
dụng để các kết quả so sánh có ý nghĩa thống kê.
Để mô tả sự đa dạng hóa thu nhập của nông hộ, chỉ số
Simpson (Simpson Index of Diversity - SID) được sử dụng như sau:
= 1−


9
Để chuẩn hóa số liệu về cùng một thang đo và vẽ sơ đồ
mạng nhện, công thức chuẩn hóa số liệu được sử dụng như sau:
V’=(v-vmin)*(vmax_chuẩn hóa – vmin_chuẩn hóa) / (vmax-vmin) + vmin_chuẩn hóa
Câu hỏi 2: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc nguồn thu
nhập của hộ gia đình nông thôn sau khi bị thu hồi đất?
Để xác định các nhân tố của tỉ lệ thu nhập từ nông nghiệp của
hộ gia đình, mô hình FLM được áp dụng để phân tích.
Để xác định được tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến cơ
cấu thu nhập phi nông nghiệp bởi các nguồn khác nhau đề tài sử
dụng mô hình fractional multinomial logit model (FMLM)
Bảng 3.1: Định nghĩa và đo lường các biến trong mô hình các
nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc thu nhập hộ gia đình
Định nghĩa
Biến phụ thuộc
Tỉ lệ thu nhập hộ gia đình từ hoạt động nông nghiệp
Tỉ lệ thu nhập hộ gia đình từ làm công ăn lương thời vụ
Tỉ lệ thu nhập hộ gia đình từ làm công hưởng lương chính thức
Tỉ lệ thu nhập hộ gia đình từ hoạt động tự kinh doanh

Tỉ lệ thu nhập hộ gia đình từ hoạt động khác
Biến giải thích
Tình trạng bị thu hồi dất
Tỉ lệ đất hộ gia đình bị thu hồi
Hộ bị thu hồi đất bởi dự án KDC vượt lũ
Hộ bị thu hồi đất bởi dự án đường cao tốc
Vốn con người
Tổng số thành viên trong hộ gia đình năm
Tỉ lệ phụ thuộc: được tính bằng tổng số người mất sức lao động,
dưới 15 tuổi, trên 55 tuổi (nữ), trên 60 tuổi (nam) chia cho tổng
số thành viên của hộ
Số lao động làm việc trong 12 tháng trước thời điểm khảo sát
Tuổi chủ hộ
Chủ hộ là nam hay nữ
Số năm đi học của chủ hộ
Tuổi trung bình của những người lao động trong hộ
Học vấn trung bình của những người lao động trong hộ
Vốn tự nhiên

Đo lường
%
%
%
%
%

% tổng diện tích
Có=1; Không = 0
Có=1; Không = 0
Số người

% tổng nhân khẩu
Số người
Số năm
Nam = 1; Nữ = 0
Số năm đi học
Số năm tuổi
Số năm đi học


10
Định nghĩa
Tổng diện tích đất nông nghiệp bình quân của hộ gia đình/ người
Tổng diện tích đất ở bình quân của hộ gia đình/ người
Nhà ở giáp với đường giao thông đường bộ
Nhà ở giáp với đường giao thông thủy
Vốn xã hội
Hộ gia đình có thành viên tham gia các tổ chức chính trị - XH
Hộ gia đình có thành viên tham gia tôn giáo
Vốn tài chính
Số tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và vàng dự trữ tại gia đình
Số tiền gia đình vay từ các tổ chức tín dụng chính thức trong 24
tháng qua
Vốn vật chất
Giá trị của tất cả tài sản sản xuất của hộ
Sinh kế trước khi bị thu hồi
Trước khi bị thu hồi đất, hộ gia đình làm thuê
Trước khi bị thu hồi đất, hộ gia đình làm viên chức, công nhân
hưởng lương ổn định
Trước khi bị thu hồi đất, hộ gia đình làm nghề tự kinh doanh


Đo lường
1000 m2
m2
Có=1; Không = 0
Có=1; Không = 0
Có=1; Không = 0
Có=1; Không = 0
VNĐ
VNĐ
VNĐ
Có=1; Không = 0
Có=1; Không = 0
Có=1; Không = 0

Công cụ phân tích: Phần mềm sử dụng: SPSS 20 và Stata 14

Câu hỏi 3: Tác động của việc thu hồi đất có ảnh hưởng như thế
nào đến thu nhập và chi tiêu hộ gia đình nông thôn?
Bảng 3.2: Phương pháp khác biệt trong khác biệt

Nhóm đối chứng
Nhóm bị thu hồi đất
Khác biệt trong khác biệt

= (



Thu nhập/Chi tiêu bình quân đầu người (Yit)
Năm 2011

Năm 2013
Khác biệt
β0
β0 + β1
β1
β0 + β2
β0 + β1 + β2 + β3
β1 + β3
β3

|

= 1) −



|

=0

Để tính được DID trong mô hình kinh tế lượng, phương trình tính
toán sẽ có dạng như sau:
Yit = β0 + β1T + β2D + β3 D*T + β4 Zit + εit
Trong đó:
Yit : là chỉ tiêu phản ánh thu nhập (hoặc chi tiêu) của hộ i tại thời
điểm t


11
T = 1: thời điểm thu thập thông tin sau khi bị thu hồi đất

T = 0: thời điểm thu thập thông tin trước khi bị thu hồi đất
D = 1: hộ khảo khảo sát thuộc nhóm bị thu hồi đất
D = 0: hộ khảo sát thuộc nhóm đối chứng
Zit : là các biến kiểm soát bao gồm nhóm biến phản ánh 5 nhóm
tài sản sinh kế của HGĐ.
Bảng 3.3: Định nghĩa và đo lường các biến trong mô hình tác động của
thu hồi đất đến thu nhập và chi tiêu người dân khu vực nông thôn
Định nghĩa
Biến phụ thuộc
Logarit thu nhập bình quân đầu người của HGĐ/ tháng
Logarit chi tiêu bình quân đầu người của HGĐ/tháng
Biến giải thích
Bị THĐ bởi dự án KDC Vượt lũ
Bị THĐ bởi dự án đường Cao tốc
Năm đánh giá tác động
Biến tương tác giữa hai nhóm hộ và hai thời điểm
Chiến lược sinh kế HGĐ
Hộ có sinh kế chính là làm thuê, hưởng lương thời vụ
Hộ có sinh kế chính là làm công hưởng lương cố định
Hộ có sinh kế chính là kinh doanh
Hộ có sinh kế chính khác
Vốn con người
Qui mô hộ (Tổng số thành viên trong HGĐ)
Tỉ lệ phụ thuộc (Tổng số người tàn tật, dưới 15 tuổi, trên
55 tuổi (nữ), trên 60 tuổi (nam) chia cho tổng số thành
viên của HGĐ)
Số lao động của hộ (lao động làm việc trong 12 tháng
trước thời điểm khảo sát)
Tuổi chủ hộ
Giới tính chủ hộ

Số năm đi học của chủ hộ
Học vấn trung bình của những lao động trong hộ
Vốn tự nhiên
Tổng diện tích đất bình quân của HGĐ/ người
Nhà ở có mặt tiền ra giao thông đường bộ
Nhà ở có mặt tiền ra giao thông đường sông
Vốn xã hội
HGĐ có tham gia các tổ chức chính trị, xã hội

Đo lường

Kỳ vọng

Ngàn đồng
Ngàn đồng
Có =1
Có =1
2015 =1

-

Dummy Có=1

-

Dummy Có=1
Dummy Có=1
Dummy Có=1

+

+
-

Số người
Tỉ lệ phần trăm
(%)

+
-

Số người

+

Số năm
Nam = 1
Số năm
Số năm

+
+
+
+

1000 m2
Dummy Có=1
Dummy Có=1

+
+

+

DummyCó=1

+


12
Định nghĩa
HGĐ có thành viên tham gia các tổ chức tôn giáo
Vốn tài chính
Số tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và vàng tại gia đình
Số tiền gia đình vay từ các tổ chức tín dụng chính thức
trong 24 tháng qua
Số tiền gia đình vay nóng trong 24 tháng qua
Vốn vật chất
Giá trị của tất cả tài sản sản xuất trên hộ

Đo lường
DummyCó=1

Kỳ vọng
+

VNĐ
VNĐ

+
+


VNĐ

-

VNĐ

+

Phần mềm sử dụng: Stata 14.0, SPSS 20
Câu hỏi 4: Vai trò của vốn con người trong việc hình thành các
chiến lược sinh kế và ảnh hưởng đến kết quả sinh kế của hộ gia
đình nông thôn trong tình huống tổn thương do thu hồi đất như
thế nào?
Phân tích định tính
Nghiên cứu định tính là phương pháp tập trung đa phương
thức, bao gồm cách tiếp cận thuyết minh và tự nhiên đối với chủ đề
của nó. Ba phương pháp định tính chính bao gồm phỏng vấn nhóm,
phỏng vấn sâu và quan sát thực địa được sử dụng để thu thập dữ liệu.
Vì nghiên cứu này áp dụng cách tiếp cận trình tự khám phá và giải
thích hành vi, các cuộc điều tra định tính đã được tiến hành trong cả
hai giai đoạn thu thập dữ liệu.
CHƯƠNG 4: SỰ THAY ĐỔI CÁC TÀI SẢN SINH KẾ CỦA
CÁC HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
TRƯỚC VÀ SAU QUÁ TRÌNH THU HỒI ĐẤT
Sự thay đổi về diện tích đất của các hộ gia đình trước và sau
giai đoạn Nhà nước thu hồi đất không có ý nghĩa thống kê.


13
Vốn con

người

Vốn xã hội

3.00
2.00
1.00
0.00

Vốn tài
chính

Vốn tự
nhiên
Vốn vật
chất

Trước khi bị thu hồi đất
Sau khi bị thu hồi đất

Hình 4. 1: Điểm trung bình các nguồn vốn sinh kế của các hộ gia đình bị thu
hồi đất bởi dự án đường cao tốc trước và sau khi bị thu hồi đất.
Vốn con
người

Vốn xã hội

3.00
2.00
1.00

0.00

Vốn tự
nhiên

Trước khi bị thu hồi đất
Sau khi bị thu hồi đất

Vốn tài
chính

Vốn vật
chất

Hình 4. 2: Điểm trung bình các nguồn vốn sinh kế của các hộ gia đình bị thu
hồi đất bởi dự án Khu dân cư vượt lũ trước và sau khi bị thu hồi đất.
Vốn con
người

Vốn xã hội

2.50
2.00
1.50
1.00
0.50
0.00

Vốn tự
nhiên


Trước khi bị thu hồi đất
Sau khi bị thu hồi đất

Vốn tài
chính

Vốn vật
chất

Hình 4. 3: Điểm trung bình các nguồn vốn sinh kế của các hộ gia đình không bị thu hồi
đất trước và sau quá trình nhà nước thu hồi đất các hộ khác trên địa bàn.

Vốn con người có liên quan mật thiết đến chiến lược sinh kế
của hộ. Các hộ gia đình có thành viên có học vấn cao thường chọn
công việc có lương ổn định như trong các cơ quan Nhà nước, công ty


14
xí nghiệp lớn. Các thành viên có học vấn thấp thì phụ thuộc nhiều
hơn vào điều kiện tự nhiên để lựa chọn nghề làm ruộng (nếu gia đình
có đất sản xuất) hoặc đi làm thuê nếu gia đình có ít đất sản xuất. Việc
chọn nghề kinh doanh có liên quan đến nhiều yếu tố như học vấn, tài
sản, vị trí nhà ở.
Vốn xã hội của khu vực nghiên cứu chủ yếu dựa vào các
hoạt động của tôn giáo. Nhận thức của người dân về vai trò của các
tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp trên địa bàn chưa cao. Vốn tài
chính của các hộ bị thu hồi đất có sự thay đổi đột biến sau quá trình
Nhà nước thu hồi đất. Sự gia tăng này xuất phát từ tiền bồi thường
đất. Tuy nhiên, chỉ có các hộ bị thu hồi bởi dự án đường cao tốc có

sự gia tăng đáng kể và gửi ngân hàng số tiền có giá trị lớn (trung
bình là 155 triệu). Các hộ gia đình chủ yếu dùng vốn vay cho tiêu
dùng (24,8% sửa nhà, 18,6% chữa bệnh), chỉ có 16,3% số hộ vay vì
mục đích sản xuất nông nghiệp. Tài sản sản xuất của các nông hộ
chủ yếu tập trung vào các nông cụ đơn giản như ghe, xuồng, máy
bơm nước, bình xịt thuốc...
Các hộ gia đình thuộc dự án đường cao tốc dù được Nhà
nước bồi thường và hỗ trợ tiền để học nghề và chuyển đổi nghề
nghiệp nhưng không thấy có sự chuyển biến, đa số các hộ dùng tiền
bồi thường để mua bù lại phần đất bị thu hồi, phần dư ra dùng cất
nhà và gửi tiết kiệm lấy lãi cho tiêu dùng. Sự ổn định này xuất phát
từ việc không có áp lực lẫn nhu cầu để chuyển đổi. Bởi vì đối với các
hộ có nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp, tiền bồi thường đủ để họ
mua lại nhiều hơn diện tích đất đã mất, đó là cách tính đơn giản và
an toàn nhất đối với những hộ đã gắn với nghề nông bao đời nay.
Ngược lại, với các hộ có vốn con người cao, hiện đang làm công
hưởng lương cố định hoặc tự kinh doanh thì họ không có nhu cầu để
chuyển đổi vì thu thập của họ hiện đã là cao nhất trong khu vực.


15
CHƯƠNG 5: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN THU
NHẬP VÀ CHI TIÊU CỦA HỘ GIA ĐÌNH KHU VỰC NÔNG THÔN
5.1. Tác động của việc thu hồi đất đến tỉ lệ các nguồn thu nhập của HGĐ
Bảng 5.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến TLTN từ NN bằng ước lượng FLM
Tỉ lệ đất bị thu hồi
Qui mô hộ
Tỉ lệ phụ thuộc
Số lao động hộ
Tuổi chủ hộ

Giới tính chủ hộ
Học vấn chủ hộ
Tuổi bình quân lao động
Học vấn trung bình lao động
Diện tích đất trồng lúa
Diện tích đất ở & vườn tạp
Vị trí nhà ở mặt tiền đường lộ
Vị trí nhà ở mặt tiền đường sông
Hộ có thành viên tham gia các tổ chức CTXH
Hộ có thành viên tham gia tôn giáo
Hộ có làm từ thiện
Tiền mặt và vàng
Số tiền vay chính thức
Số tiền vay không chính thức
Tài sản sản xuất
Dự án thu hồi đất
Đường Cao tốc
Khu dân cư vượt lũ
Sinh kế chính trước khi bị thu hồi đất
Làm công hưởng lương thời vụ
Hưởng lương chính thức
Tự kinh doanh
Hằng số
Number of obs
Wald chi2(28)
Prob > chi2

Nguồn: Số liệu điều tra

Coef.

-0,31
0,10
0,50
-0,42
-0,02
0,38
0,03
0,01
-0,07
0,06
0,10
-0,67
0,12
0,24
0,15
-0,01
0,00
0,00
-0,03
0,00

Std. Err.
0,34
0,09
0,54
0,13
0,01
0,21
0,03
0,01

0,04
0,01
0,09
0,27
0,26
0,29
0,20
0,20
0,00
0,01
0,02
0,00

P>|z|
0,37
0,27
0,36
0,00
0,06
0,08
0,32
0,41
0,08
0,00
0,28
0,01
0,63
0,42
0,43
0,98

0,00
0,80
0,21
0,85

0,38
-0,70

0,27
0,28

0,16
0,01

-2,45
-2,08
-1,78
0,60

0,29
0,26
0,28
0,76

0,00
0,00
0,00
0,44
200
997.95

0.000


16
Bảng 5.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ thu nhập phi nông nghiệp của các hộ
gia đình sau khi bị thu hồi đất bằng phương pháp FMLM
Làm công hưởng lương
Hưởng lương chính thức
thời vụ
Coef.
Std. Err. P>|z| Coef.
Std. Err. P>|z|
Tỉ lệ đất bị thu hồi
0,16
0,438 0,71
0,10
0,748 0,90
Qui mô hộ
-0,33
0,132 0,01
-0,30
0,226 0,19
Tỉ lệ phụ thuộc
0,28
0,892 0,76
-0,76
1,502 0,61
Số lao động hộ
0,61
0,205 0,00

0,83
0,269 0,00
Tuổi chủ hộ
0,01
0,014 0,41
0,02
0,018 0,16
Giới tính chủ hộ
-0,53
0,308 0,09
-0,78
0,444 0,08
Học vấn chủ hộ
0,01
0,048 0,76
-0,11
0,058 0,06
Tuổi bình quân lao động
-0,04
0,021 0,05
-0,02
0,039 0,64
Học vấn trung bình lao động
-0,15
0,066 0,03
0,32
0,071 0,00
Diện tích đất trồng lúa
-0,03
0,037 0,34

-0,10
0,028 0,00
Diện tích đất ở & vườn tạp
-0,27
0,185 0,14
0,10
0,215 0,63
Vị trí nhà ở mặt tiền đường lộ
1,24
0,768 0,11
-0,47
0,531 0,38
Vị trí nhà ở mặt tiền đường sông
-0,44
0,333 0,19
1,29
0,489 0,01
Hộ có thành viên tham gia các tổ
chức CTXH
0,10
Hộ có thành viên tham gia tôn
giáo
-0,39
Hộ có làm từ thiện
0,12
Tiền mặt và vàng
0,00
Số tiền vay chính thức
-0,01
Số tiền vay không chính thức

0,03
Tài sản sản xuất
0,00
Dự án thu hồi đất
Đường Cao tốc
-1,27
Khu dân cư vượt lũ
1,11
Sinh kế chính trước khi bị thu hồi đất
Làm công hưởng lương thời vụ
2,86
Hưởng lương chính thức
0,28
Tự kinh doanh
-1,47
Hằng số
1,89
Number of obs
Wald chi2(96)
Prob > chi2
Nguồn: Số liệu điều tra

0,501

0,83

-1,15

0,630


0,07

0,289
0,328
0,002
0,016
0,020
0,003

0,18
0,71
0,73
0,65
0,17
0,57

-0,48
0,40
0,00
0,00
0,04
0,00

0,398
0,412
0,001
0,016
0,024
0,002


0,23
0,34
0,05
0,76
0,09
0,83

0,465
0,385

0,01
0,00

-0,06
0,77

0,770
0,508

0,94
0,13

0,358
0,601
0,775
1,177

0,00
1,18
0,65

3,63
0,06
0,19
0,11
-4,59
200
3292,45
0,000

0,700
0,504
0,854
1,533

0,09
0,00
0,82
0,00


17
Bảng 5.3:Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ thu nhập phi nông nghiệp của các hộ
gia đình sau khi bị thu hồi đất bằng phương pháp FMLM (tiếp theo)
Tự kinh doanh
Khác
Std.
Std.
Coef.
Err.
P>|z|

Coef.
Err.
Tỉ lệ đất bị thu hồi
1,24
0,609
0,04
0,47
0,764
Qui mô hộ
-0,47
0,176
0,01
-0,02
0,203
Tỉ lệ phụ thuộc
0,49
0,910
0,59
0,44
0,994
Số lao động hộ
0,94
0,307
0,00
0,17
0,250
Tuổi chủ hộ
0,01
0,020
0,76

0,04
0,016
Giới tính chủ hộ
-0,89
0,398
0,03
-0,35
0,370
Học vấn chủ hộ
0,07
0,080
0,38
-0,03
0,066
Tuổi bình quân lao động
-0,02
0,028
0,40
0,02
0,021
Học vấn trung bình lao động
-0,01
0,109
0,95
0,12
0,081
Diện tích đất trồng lúa
-0,04
0,023
0,08

-0,12
0,025
Diện tích đất ở & vườn tạp
-0,15
0,185
0,42
-0,11
0,175
Vị trí nhà ở mặt tiền đường lộ
2,10
0,509
0,00
1,12
0,502
Vị trí nhà ở mặt tiền đường sông
-0,39
0,451
0,38
0,94
0,553
Hộ có thành viên tham gia các tổ
chức CTXH
-0,29
Hộ có thành viên tham gia tôn
giáo
0,00
Hộ có làm từ thiện
0,59
Tiền mặt và vàng
0,00

Số tiền vay chính thức
-0,01
Số tiền vay không chính thức
-0,84
Tài sản sản xuất
0,00
Dự án thu hồi đất
Đường Cao tốc
0,04
Khu dân cư vượt lũ
0,31
Sinh kế chính trước khi bị thu hồi đất
Làm công hưởng lương thời vụ
-1,37
Hưởng lương chính thức
0,78
Tự kinh doanh
3,06
Hằng số
-1,77
Number of obs
Wald chi2(96)
Prob > chi2
Nguồn: Số liệu điều tra

P>|z|
0,54
0,90
0,66
0,50

0,02
0,34
0,67
0,30
0,13
0,00
0,53
0,03
0,09

0,911

0,75

-1,23

0,576

0,03

0,554
0,489
0,001
0,012
0,174
0,003

1,00
0,23
0,29

0,29
0,00
0,47

0,23
-0,35
0,00
0,01
-1,22
0,00

0,392
0,420
0,001
0,016
0,134
0,002

0,56
0,41
0,00
0,36
0,00
0,26

0,593
0,561

0,94
0,58


0,50
0,38

0,424
0,537

0,24
0,49

1,127
0,901
0,422
1,576

0,22
0,88
0,39
0,71
0,00
0,80
0,26
-5,57
200
3292,45
0,000

0,519
0,538
0,505

1,684

0,09
0,19
0,11
0,00


18
5.2 Tác động của thu hồi đất khu vực nông thôn đến thu nhập và
chi tiêu bình quân đầu người của các hộ gia đình
Bảng 5.4: Tác động của THĐ khu vực nông thôn đến thu nhập và chi tiêu
bình quân đầu người của các HGĐ
Các biến phụ thuộc
Bị THĐ bởi dự án KDC Vượt lũ
Bị THĐ bởi dự án đường Cao tốc
Năm đánh giá tác động (2015)
Biến tương tác hộ bị THĐ và năm
đánh giá tác động
Hộ làm thuê, hưởng lương thời vụ
Hộ làm công hưởng lương cố định
Hộ kinh doanh
Hộ có sinh kế chính khác
Qui mô hộ
Tỉ lệ phụ thuộc
Số lao động của hộ
Tuổi chủ hộ
Giới tính chủ hộ
Số năm đi học chủ hộ
Học vấn TB của lao động trong hộ

Tổng diện tích bình quân của HGĐ
Nhà ở có mặt tiền ra GT đường bộ
Nhà ở có mặt tiền ra GTđường sông
HGĐ có tham gia các tôn giáo
HGĐ có tham gia tổ chức CT-XH
Số tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và vàng
dự trữ tại gia đình
Số tiền gia đình vay từ các tổ chức tín
dụng chính thức trong 24 tháng
Vay nóng trong 24 tháng qua (VNĐ)
Giá trị của tất cả tài sản sản xuất trên hộ
Hằng số

Logarit thu nhập
P>|t|
Coef

Logarit chi tiêu
P>|t|
Coef

0,122
0,107
-0,243

0,076
0,132
0,001

0,068

0,021
-0,097

0,234
0,716
0,076

0,029

0,733

0,015

0,832

0,048
0,486
0,315
0,095
-0,078
-0,205
0,095
0,002
-0,057
0,010
0,033
0,107
-0,016
0,027
0,073

-0,023

0,420
0,000
0,000
0,298
0,000
0,110
0,000
0,206
0,252
0,176
0,000
0,000
0,807
0,616
0,074
0,730

0,037
0,406
0,245
0,058
-0,059
-0,026
0,053
0,001
-0,024
0,010
0,027

0,090
0,018
0,047
0,042
0,009

0,462
0,000
0,000
0,549
0,000
0,755
0,013
0,394
0,550
0,114
0,000
0,000
0,754
0,340
0,217
0,868

0,000

0,000

0,000

0,002


0,000

0,832

0,000

0,459

0,000
0,001
6,644

0,937
0,014
0,000

0,001
0,001
6,659

0,403
0,000
0,000

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu khảo sát


19
5.3 Kết luận Chương 5

Không có sự thay đổi về tổng thu nhập của các hộ gia đình
trước và sau khi bị thu hồi đất. Thu hồi đất nông nghiệp ở vùng nông
thôn không ảnh hưởng đến tỉ lệ các nguồn thu nhập của hộ gia đình
(trong trường hợp tỉ lệ thu hồi trung bình là 23,2%, độ lệch chuẩn
24,5%) từ nông nghiệp, làm công hưởng lương thời vụ, làm công
hưởng lương chính thức và công việc tự kinh doanh.
Các biến: số lao động, tuổi chủ hộ, học vấn trung bình lao
động, nhà có vị trí mặt tiền đường lộ, hộ có sinh kế chính trước khi
bị thu hồi đất là làm thuê thời vụ, làm thuê hưởng lương cố định và
tự kinh doanh có tương quan nghịch với tỉ lệ thu nhập từ NN.
Nhìn chung tổng chi tiêu của hộ gia đình trước và sau khi bị
thu hồi đất không có sự thay đổi. Điều này xuất phát từ tổng nguồn
thu nhập và tập quán sinh hoạt của người dân khu vực này không có
sự thay đổi đáng kể.
Nghiên cứu cũng không tìm thấy bằng chứng kinh tế lượng
cho rằng việc thu hồi đất vùng nông thôn Cần Thơ có ảnh hưởng đến
thu thập và chi tiêu của hộ gia đình sau 2 đến 4 năm kể từ khi thu hồi
đất. Các biến có ý nghĩa đến việc tăng thu thập và chi tiêu là nghề
nghiệp chính của hộ là làm công hưởng lương cố định, công việc tự
kinh doanh, số lao động, học vấn bình quân của những thành viên
trong hộ, diện tích đất (Bảng 5.8).
Hộ có nghề nghiệp chính của là làm công hưởng lương cố
định, công việc tự kinh doanh là những hộ có học vấn cao hơn.
5.6 Hàm ý chính sách
Việc lựa chọn nghề nghiệp của người dân phụ thuộc nhiều
vào vốn con người. Khi nhà nước ra một chính sách có liên quan đến
sinh kế người dân thì cần xem xét kỹ nguồn lực con người có thể
được thực hiện như mong muốn hay không?



20
Chuyển đổi nghề nghiệp là một vấn đề rất khó khăn đối với
người dân. Vì vậy, cần đầu tư cho giáo dục, dạy nghề cho thế hệ trẻ
để họ có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để tham gia thị trường
lao động phi nông nghiệp
CHƯƠNG 6: VAI TRÒ CỦA VỐN CON NGƯỜI TRONG
VIỆC HÌNH THÀNH CÁC CHIẾN LƯỢC SINH KẾ VÀ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ SINH KẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH
NÔNG THÔN TRONG TÌNH HUỐNG TỔN THƯƠNG
6.1 Sự thay đổi về nghề nghiệp của các thành viên trong hộ gia đình
Có sự khác biệt về nghề nghiệp của hai nhóm hộ gia đình bị
thu hồi đất nhưng không có sự thay đổi đáng kể về nghề nghiệp của
mỗi nhóm qua hai giai đoạn trước và sau khi thu hồi đất.
6.2 Vai trò của vốn con người trong việc hình thành các chiến
lược sinh kế của hộ gia đình
Từ phân tích mô tả các tài sản sinh kế của bốn nhóm nghề
tạo ra thu nhập chính của hộ ta thấy: các hộ gia đình có thu nhập từ
việc làm hưởng lương cố định có thu nhập bình quân đầu
người/tháng và học vấn cao nhất, các hộ gia đình có thu nhập từ công
việc tự kinh doanh thu nhập bình quân đầu người/tháng và học vấn
đứng thứ hai, cao hơn cao hơn nhóm hộ làm ruộng và làm thuê. Như
vậy, sự lựa chọn nghề nghiệp có liên quan mật thiết đến trình độ học
vấn của các thành viên trong hộ.
6.3 Ảnh hưởng của vốn con người với các kết quả sinh kế của hộ
gia đình trong bối cảnh tổn thương
Học vấn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đa dạng hóa
các nguồn thu nhập của hộ thể hiện qua số năm đi học của chủ hộ và
số năm đi học TB của các thành viên trưởng thành trong HGĐ.



21
Vốn con người có vai trò quan trong trong việc tạo ra nguồn
thu nhập của hộ gia đình. Kiểm định T-test sẽ cho thấy sự khác biệt
về các yếu tố cấu thành vốn con người trong việc lựa chọn các nhóm
nghề tạo ra nguồn thu cho hộ.
6.4 Kết luận chương 6
Chương 6 đã cung cấp một bức tranh cơ bản, tổng quát về sự
thay đổi về nghề nghiệp của các thành viên trong hộ gia đình, vai trò
của vốn con người trong việc hình thành các chiến lược sinh kế của
hộ gia đình và ảnh hưởng của vốn con người với các kết quả sinh kế
của hộ gia đình trong bối cảnh tổn thương. Qua đó cho thấy vốn con
người có liên quan mật thiết đến chiến lược sinh kế của hộ. Các hộ
gia đình có thành viên có học vấn cao thường chọn công việc có
lương ổn định như trong các cơ quan Nhà nước, công ty, xí nghiệp
lớn hay các công việc tự kinh doanh. Hộ gia đình có học vấn thấp thì
phụ thuộc nhiều hơn vào điều kiện tự nhiên để lựa chọn nghề làm
ruộng (nếu gia đình có đất sản xuất) hoặc đi làm thuê nếu gia đình
có ít đất sản xuất.
Các hộ gia đình thuộc dự án đường cao tốc dù được Nhà
nước bồi thường và hỗ trợ tiền để học nghề và chuyển đổi nghề
nghiệp nhưng không thấy có sự biến chuyển, đa số các hộ dùng tiền
bồi thường để mua bù lại phần đất bị thu hồi, phần dư ra thì cất nhà
và gửi tiết kiệm lấy lãi cho tiêu dùng. Sự ổn định này xuất phát từ
việc không có áp lực lẫn nhu cầu để chuyển đổi. Bởi vì đối với các
hộ có nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp, tiền bồi thường đủ để họ
mua lại nhiều hơn diện tích đất đã mất, đó là cách tính đơn giản và
an toàn nhất đối với những hộ đã gắn với nghề nông bao đời nay.
Ngược lại, với các hộ có vốn con người cao, hiện đang làm công
hưởng lương cố định hoặc tự kinh doanh thì họ không có nhu cầu để
chuyển đổi vì thu thập của họ hiện đã là cao nhất trong khu vực.



22

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN – HÀM Ý CHÍNH SÁCH
7.1 Kết luận
Thứ nhất, không có sự thay đổi về diện tích đất của các hộ
gia đình trước và sau giai đoạn Nhà nước thu hồi đất.
Thứ hai, vốn con người có liên quan mật thiết đến chiến
lược sinh kế của hộ. Các hộ gia đình có thành viên có học vấn cao
thường chọn công việc có lương ổn định trong các cơ quan Nhà
nước, công ty, xí nghiệp lớn.
Thứ ba, không có sự thay đổi về tổng thu nhập của các hộ
gia đình trước và sau khi bị thu hồi đất.
Thứ tư, các nhân tố: số lao động, tuổi chủ hộ, học vấn trung
bình lao động, nhà có vị trí mặt tiền đường lộ, hộ có sinh kế chính
trước khi bị thu hồi đất là làm thuê thời vụ, làm thuê hưởng lương cố
định và tự kinh doanh có tương quan nghịch với tỉ lệ thu nhập từ
nông nghiệp. Học vấn càng tăng thì thu nhập từ việc làm hưởng
lương chính thức càng tăng, thu nhập từ hoạt động nông nghiệp và
làm công ăn lương thời vụ càng giảm.
Thứ năm, thu hồi đất không ảnh hưởng đến thu thập và chi
tiêu của hộ gia đình sau 2 đến 4 năm kể từ khi thu hồi đất tại vùng
nông thôn Cần Thơ.
Thứ sáu, người dân bị thu hồi đất rất khó chuyển đổi nghề.
Thứ bảy, công bằng trong thu hồi đất chưa được đảm bảo.
Thứ tám, đất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với
sinh kế nông thôn, đặc biệt với nông dân.
7.2 Hàm ý chính sách
Một là, Việc bồi thường phải thực sự đảm bảo công bằng và

người dân thật sự nhận được cái tốt hơn so với hiện tại:


×