Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Luận văn thạc sĩ phân tích các yếu tố ảnh hưởng nguồn vốn vay chính thức của hộ gia đình nông thôn ở thị xã ngã bảy tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
***

LÊ VĂN NGỜI

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
NUÔI TÔM THEO MÔ HÌNH QUẢNG CANH
CẢI TIẾN TẠI HUYỆN NĂM CĂN,
TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
***

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
NUÔI TÔM THEO MÔ HÌNH QUẢNG CANH
CẢI TIẾN TẠI HUYỆN NĂM CĂN,
TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Sĩ
Học viên: Lê Văn Ngời

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, nội dung của luận văn là kết quả nghiên cứu của tác giả.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chưa được công bố ở bất
cứ công trình khoa học khác.
Ngày………tháng…….năm 2016
Học viên

Lê Văn Ngời


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. .................................................................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ............................................................................... 3
5. Ý nghĩa thực tiễn. .......................................................................................................... 4
6. Bố cục luận văn .............................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ NUÔI TÔM QUẢNG
CANH CẢI TIẾN ......................................................................................................... 5
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN .......................... 5
1.1.1. Khái niệm nuôi trồng thủy sản. ........................................................................ 5
1.1.2. Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản. ................................................................... 5
1.2. KHÁI NIỆM CÁC MÔ HÌNH TRONG NUÔI TÔM ............................................... 8

1.2.1. Nuôi tôm thâm canh (Intensive Sytem) ............................................................ 8
1.2.2. Nuôi tôm bán thâm canh (Semi-Intensive Sytem) ................................................. 8
1.2.3. Nuôi tôm quảng canh (Extensive Sytem) .......................................................... 8
1.2.4. Nuôi tôm quảng canh cải tiến (Improved Extensive Sytem): ................................ 9
1.2.5. Sự khác nhau của nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm
canh và nuôi tôm kết hợp với trồng rừng ngập mặn: ....................................................... 9
1.3. KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ TRONG SẢN XUẤT THỦY SẢN ........................ 11
1.3.1. Hiệu quả sản xuất .......................................................................................... 11
1.3.2. Hiệu quả kinh tế .................................................................................................... 11
1.3.3. Hiệu quả kỹ thuật .................................................................................................. 11
1.3.4. Rủi ro .................................................................................................................... 12
1.3.5. Lợi nhuận .............................................................................................................. 12
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN HUYỆN NĂM CĂN ......... 13
2.1. THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2009 2015 ................................................................................................................................. 13
2.1.1. Tình hình nuôi tôm công nghiệp .................................................................... 17
2.1.2. Tình hình nuôi tôm - lúa ................................................................................ 17
2.1.3. Tình hình nuôi tôm - rừng .............................................................................. 18
2.1.4. Tình hình nuôi tôm quảng canh truyền thống ...................................................... 21
2.1.5. Tình hình nuôi tôm QCCT ............................................................................. 22
2.2. THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN CỦA HUYỆN NĂM CĂN 23
2.2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ............................................................................... 23
2.2.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................ 23
2.2.1.2. Địa hình ..................................................................................................... 23
2.2.1.3. Khí hậu ...................................................................................................... 24
2.2.1.4. Thủy văn .................................................................................................... 24
2.2.1.5. Tiềm năng đất đai ....................................................................................... 24
2.2.1.6. Tài nguyên nước ........................................................................................ 26
2.2.1.7. Nguồn nhân lực .......................................................................................... 27
2.2.1.8. Giao thông ................................................................................................. 27
2.2.1.9. Thủy lợi ..................................................................................................... 28

i


2.2.1.10. Hệ thống lưới điện ..................................................................................... 28
2.2.2.1. Nuôi tôm Quảng canh truyền thống ............................................................. 35
2.2.2.2. Nuôi tôm quảng canh cải tiến. .......................................................................... 36
2.3. CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM QUẢNG CANH CẢI TIẾN HUYỆN
NĂM CĂN ...................................................................................................................... 40
2.3.1. Sản xuất và kinh doanh tôm giống ....................................................................... 40
2.3.2. Dịch vụ cung ứng vật tư nuôi trồng thủy sản .................................................. 41
2.3.3. Dịch vụ thu mua và chế biến thủy sản ............................................................ 42
2.3.4. Công tác khuyến ngư ..................................................................................... 42
2.3.5. Tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất ............................................................. 43
2.3.6. Về phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường ........................................... 43
2.4. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA MÔ HÌNH NUÔI
TÔM QUẢNG CANH CẢI TIẾN: ................................................................................. 44
2.4.1. Thuận lợi: ..................................................................................................... 44
2.4.2. Khó khăn và thách thức: ................................................................................ 46
2.5. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN ............................................................. 48
2.5.1. Chất lượng tôm giống .................................................................................... 48
2.5.2. Hệ thống thủy lợi – môi trường ...................................................................... 49
2.5.3. Kỹ thuật ........................................................................................................ 49
2.5.4. Thị trường tiêu thụ ........................................................................................ 50
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM QUẢNG CANH CẢI TIẾN
BỀN VỮNG TRONG THỜI GIAN TỚI ...................................................................... 51
3.1. ĐỀ XUẤT CÁC DỰ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 51
3.1.1. Các Dự án nuôi tôm Quảng canh cải tiến tập trung ......................................... 51
3.1.2. Dự án xây dựng khu sản xuất giống tập trung ................................................. 51
3.1.3. Dự án thành lập hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh ........... 51
3.1.4. Chương trình kiểm soát chất lượng giống, thức ăn, vật tư nuôi tôm ................. 52

3.1.5. Công tác khuyến ngư ..................................................................................... 52
3.1.6. Thủy lợi ........................................................................................................ 53
3.1.7. Điện lưới ...................................................................................................... 53
3.1.8. Giao thông .................................................................................................... 54
3.2. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM QUẢNG CANH CẢI
TIẾN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG .............................................................................. 54
3.2.1. Giải pháp về thị trường .................................................................................. 54
3.2.2. Giải pháp về nâng cao chất lượng và số lượng tôm giống ................................ 55
3.2.3. Về thức ăn, vật tư và hóa chất .............................................................................. 56
3.2.4. Về quản lý dịch bệnh và thú y thủy sản .......................................................... 57
3.2.5. Về đào tạo nguồn nhân lực và khuyến ngư ..................................................... 58
3.2.6. Về khoa học công nghệ ................................................................................. 58
3.2.7. Giải pháp bảo vệ môi trường .......................................................................... 59
3.2.8. Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ........................................................ 60
3.2.9. Giải pháp về tổ chức sản xuất ........................................................................ 61
3.2.10. Giải pháp về cơ chế chính sách .................................................................... 62
3.3. CÁC GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM QUẢNG
CANH CẢI TIẾN TRONG THỜI GIAN TỚI ............................................................... 62
ii


3.3.1. Vốn ngân sách nhà nước ................................................................................ 62
3.3.2. Vốn tín dụng ................................................................................................. 63
3.3.3. Vốn tự có và huy động .................................................................................. 63
3.3.4. Giải pháp tạo vốn .......................................................................................... 63
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 66
4.1. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 66
4.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 67
4.2.1. Xây dựng quy hoạch ..................................................................................... 67
4.2.2. Về chính sách ....................................................................................................... 67

4.2.3. Thị trường ..................................................................................................... 68
4.2.4. Nguồn lao động và đào tạo cán bộ .................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 70

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Sự khác nhau về lịch thời vụ giữa các mô hình .................................................... 11
Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng các mô hình nuôi tôm tỉnh Cà Mau năm
2011-2015 ........................................................................................................................... 16
Bảng 3: Diện tích nuôi tôm sinh thái đến cuối năm 2015 .................................................. 19
Bảng 4: Hiệu quả nuôi tôm tính cho 1 ha mặt nước cho 1 năm .................................... 20
Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất khu dân cư nông thôn năm 2014 ..................................... 25
Bảng 6: SẢN XUẤT THUỶ SẢN HUYỆN NĂM CĂN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 ........ 31
Bảng 7: Tổng hợp diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bản huyện ................................. 34
Bảng 8: Tổng hợp kết quả thực hiện quy hoạch nuôi tôm công nghiệp năm 2015 ............ 35
Bảng 9: Diện tích nuôi tôm QCTT qua các năm ................................................................ 36
Bảng 10: Năng suất và sản lượng tôm QCTT qua các năm. .............................................. 36
Bảng 11: Diện tích nuôi tôm QCCT qua các năm: ............................................................. 37
Bảng 12: Năng suất và sản lượng tôm QCCT qua các năm. .............................................. 38
Bảng 13: Chi phí và lợi nhuận của của mô hình nuôi QCCT trên 1ha diện tích, theo
đánh giá của Hội đồng khoa học công nghệ huyện Năm Căn. ........................................... 39
Bảng 14: Chỉ tiêu môi trường nước phải đảm bảo theo Tiêu chuẩn 28 TCVN 171:2001 . 60

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Tình hình giao động diện tích, sản lượng NTTS giai đoạn 2009 – 2015 .............. 13
Hình 2: Diện tích NTTS theo địa phương năm 2015 ......................................................... 13
Hình 3- Diện tích nuôi tôm công nghiệp, quảng canh truyền thống, quảng canh cải tiến
qua các năm ........................................................................................................................ 14

Hình 4: Diện tích và sản lượng nuôi tôm công nghiệp giai đoạn 2009 - 2015 .................. 17
Hình 5: Diện tích và sản lượng nuôi tôm - lúa giai đoạn 2009 – 2015 .............................. 18
Hình 6: Diện tích và sản lượng nuôi tôm - rừng giai đoạn 2009 – 2015............................ 19
Hình 7: Diện tích và sản lượng nuôi tôm quảng canh giai đoạn 2009 – 2015 ................... 21
Hình 8: Diện tích và sản lượng nuôi tôm QCCT giai đoạn 2009 – 2015 ............................ 22
Hình 9. Thống kê 3 mô hình nuôi tôm nuôi tôm chủ yếu huyện Năm Căn năm 2013 ...... 33
Hình 10. Thống kê 3 mô hình nuôi tôm nuôi tôm chủ yếu huyện Năm Căn năm 2014 và
QCCT năm 2015 ................................................................................................................. 33
Hình 11. Diễn biến nuôi tôm QCCT của các xã, thị trấn qua các năm 2013 – 2015 ......... 37
iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CN
DN

Nội dung viết tắt
Công nghiệp
Doanh nghiệp

3
4
5

ĐBSCL
HTX
NTTS

Đồng bằng sông Cửu Long

Hợp tác xã
Nuôi trồng thủy sản

6
7

PTNT
QC

Phát triển nông thôn
Quảng canh

8
9
10
11

QCCT
QCTT
TBQ
TCVN

Quảng canh cải tiến
Quảng canh truyền thống
Tăng bình quân
Tiêu chuẩn Việt Nam

12
13


TR-CNNC
UBND

14

VASEP

15

XNK

Tôm rừng – chứng nhận Năm Căn
Ủy ban nhân dân
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản
Việt Nam
Xuất nhập khẩu

TT
1
2

Từ viết tắt

v


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thủy sản Việt Nam có vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế đất
nước và không ngừng tăng lên với quy mô của ngành thủy sản ngày càng mở rộng.

Theo VASEP (2014), tổng sản lượng thuỷ sản năm 2014 ước đạt 6.311 ngàn tấn, tăng
4,8% so với năm 2013, trong đó sản lượng khai thác ước đạt 2.918 ngàn tấn, tăng
4,1%; sản lượng nuôi trồng ước đạt 3.393 ngàn tấn, tăng 5,5% so với năm 2013. Giá trị
xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 7,92 tỷ USD, tăng 18,4%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng
lâm sản chính ước đạt 6,54 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2013. Hiện nay, có rất
nhiều mô hình nuôi tôm sú như là nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh và
quảng canh cải tiến. Trong đó, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến được xem là mô
hình có hiệu quả và ổn định, do ít dịch bệnh so với nuôi tôm theo hình thức thâm canh
và bán thâm canh. Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến đang được áp dụng khá phổ
biến ở nhiều nơi (Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang,…) cho những hộ nuôi không có điều
kiện đầu tư lớn, hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến thường kết hợp với cua hay cá,
đây còn gọi là hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến thân thiện môi trường, không
làm suy thoái ao nuôi và có hiệu quả kinh tế ổn định.
Nuôi tôm quảng canh cải tiến được quan tâm ở Việt Nam từ vài năm gần đây,
đi đầu trong loại hình nuôi này hiện là tỉnh Cà Mau với khoảng 73.000 ha nuôi. Bên
cạnh những đóng góp quan trọng của nghề nuôi tôm sú trong việc tạo ra nguồn nguyên
liệu, chế biến xuất khẩu thu ngoại tệ, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động và
tác động kéo theo sự tăng trưởng cho nhiều ngành dịch vụ khác, thì nghề nuôi tôm sú
trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế đáng kể như: Gây ô nhiễm môi
trường trên nhiều vùng nuôi, tình trạng lây lan dịch bệnh trên diện rộng đã diễn ra khá
phổ biến làm thiệt hại về kinh tế và khó khăn cho đời sống của nhiều hộ nông dân thất
mùa. Ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá và quy định ký quỹ nhập khẩu cũng như rào
cản về an toàn vệ sinh thực phẩm đã gây ra rất nhiều khó khăn, trở ngại cho các doanh
nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản trong nước.
Năm Căn là huyện có tiềm năng, lợi thế rất lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản,
đặc biệt là nuôi tôm. Có 3 mặt giáp biển, chiều dài bờ biển khoảng 34 km, nhiều cửa
sông lớn, nhỏ nối liền với biển; phần lớn diện tích tự nhiên chịu ảnh hưởng của chế độ
bán nhật triều Biển Đông và nhật triều của Biển Tây nên là vùng sinh thái lý tưởng cho
1



sinh sản, sinh trưởng và phát triển của nhiều loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, tạo
nguồn giống tự nhiên dồi dào cung cấp cho khu vực ven biển và nội địa. Nuôi trồng
thủy sản huyện Năm Căn thời gian qua đã được quan tâm đầu tư phát triển và đã đạt
được những kết quả nhất định. Đặc biệt là phát triển nuôi tôm, hiện tại diện tích nuôi
tôm của huyện Năm Căn có khoảng 25.700 ha bao gồm nuôi tôm công nghiệp (CN),
quảng canh cải tiến, tôm – rừng, nuôi quảng canh, nuôi kết hợp.
Tuy nhiên việc phát triển nuôi theo mô hình QCCT ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà
Mau và Việt Nam chưa phát triển như mong đợi, nghề nuôi trồng thủy sản của huyện
còn tiềm ẩn rất nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng, điện lưới chưa đáp ứng cho nuôi tôm,
trình độ tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, cùng với sự
diễn biến phức tạp của thời tiết, chất lượng con giống. Dịch bệnh trong nuôi trồng thủy
sản, nhất là tôm nuôi thường xuyên xảy ra, năng suất tôm nuôi bình quân đạt rất thấp,
kinh tế tuy có phát triển nhưng vẫn còn chưa ổn định. Do nhận thức của người dân nuôi
tôm còn thấp và việc tham gia thực hiện nuôi tôm quảng canh cải tiến còn xa lạ với
đông đảo các hộ dân nuôi tôm trên địa bàn huyện, người dân còn mang nặng tư tưởng
nuôi tôm quảng canh theo cách truyền thống, khó chấp nhận thay đổi; người dân còn e
ngại khi áp dụng mô hình mới, công tác tuyên truyền vận động của cán bộ chuyên môn
còn hạn chế…. Đây chính là trở ngại lớn nhất khi muốn nhân rộng mô hình sản xuất ra
toàn huyện. Để góp phần tháo gở những khó khăn đó, điều cần thiết là phải nhận biết
các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của các hộ nông dân nuôi tôm vào việc áp
dụng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến. Đó là lý do thôi thúc tôi chọn và thực hiện
đề tài “Phân tích tình hình nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến tại huyện
Năm Căn, tỉnh Cà Mau” để xây dựng cho Luận văn tốt nghiệp Lớp cao học quản lý
kinh tế của mình, nhằm xây dựng được các điều kiện, quy hoạch, phương án bố trí sản
xuất hợp lý dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và chủ
trương của tỉnh để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên mặt nước và định hướng phát
triển NTTS tỉnh Cà Mau theo hướng hiệu quả, bền vững của mô hình nuôi tôm quảng
canh cải tiến trên địa bàn huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau và thực hiện tái cơ cấu ngành
nông nghiệp trong thời gian tới.

2. Mục tiêu nghiên cứu.
Đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến so với các mô
hình nuôi tôm khác. Tìm hiểu các các yếu tố tác động đến sự tham gia mô hình các hộ
2


dân trên địa bàn huyện Năm Căn. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là đánh giá
chung đặc điểm tình hình, thực trạng về nuôi tôm quảng canh truyền thống và nuôi
tôm quảng canh cải tiến trong những năm qua và đưa ra các giải pháp mang tính bền
vững cho nuôi tôm quảng canh cải tiến trong những năm tiếp theo của huyện Năm Căn
nói riêng, tỉnh Cà Mau nói chung trong thời gian tới. Cụ thể cần làm rõ các vấn đề sau:
(1) - Đặc điểm tình hình, thực trạng nghề nuôi tôm quảng canh truyền thống và
nuôi tôm cải tiến đã qua của huyện Năm Căn. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn
của mô hình này trong thời gian qua.
(2) - So sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi tôm và mô hình nuôi tôm
quảng canh cải tiến ở huyện Năm Căn. Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc
tham gia mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến.
(3) - Giải pháp để phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến bền vững trong thời
gian tới.
(4) – Kết luận và kiến nghị.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu được thực hiện ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, số liệu thứ cấp
được thu thập từ các báo cáo thống kê của ngành có liên quan đến thủy sản, các bài
đăng trên tạp chí khoa học, các luận văn cao học và các website có thông tin liên quan
đến vấn đề nghiên cứu. Số liệu thứ cấp kết hợp với các số liệu được ghi nhận từ Phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn. Các số liệu được xử lý thống kê
mô tả, tỷ lệ phần trăm và phương pháp so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của
mô hình nuôi. Việc nghiên cứu xử lý số liệu được nhập vào vi tính, sau đó xử lý số
liệu bằng các phần mềm chuyên dụng.
Phương pháp nghiên cứu bằng cách thu thập thông tin, số liệu, dữ liệu đã qua,

các nghiên cứu và báo cáo trước đó làm nền tảng cơ sở. Qua đó đúc kết lại để đánh giá,
phân tích và đề ra những giải pháp cho chiến lược phát triển mang tính bền vững của
nuôi tôm quảng canh cải tiến trên địa bàn huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau trong thời
gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình
nuôi tôm QCCT. Thực hiện đối với các hình thức nuôi tôm sú quảng canh truyền
thống và quảng canh cải tiến.
3


Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi
tôm tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Đánh giá thực trạng NTTS giai đoạn 2009 –
2015 tỉnh Cà Mau và mô hình nuôi tôm QCCT huyện Năm Căn.Thu thập thông tin số
liệu, dữ liệu của tỉnh và trên địa bàn huyện Năm Căn làm cơ sở cho cho các phân tích,
đánh giá, đưa ra các giải pháp, kiến nghị đề xuất mang tính bền vững của nuôi tôm
quảng canh cải tiến trên địa bàn huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.
5. Ý nghĩa thực tiễn.
Phân tích các yếu tố tác động đến nuôi tôm quảng canh cải tiến nhằm chuyển
đổi cơ cấu trong lĩnh vực NTTS, từ nuôi quảng canh truyền thống năng suất thấp sang
nuôi tôm quảng canh cải tiến góp phần tăng năng suất và sản lượng tôm nuôi của
huyện Năm Căn, xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên, ngành
hàng tôm QCCT ở Cà Mau và Việt Nam chưa phát triển như mong đợi. Năng suất
nuôi tôm quảng canh bình quân trên thế giới đạt thấp (200-300 kg/ha/năm) cũng là một
hạn chế rất lớn. Nghiên cứu này thực hiện việc phân tích kinh tế và nhận thức của các
hộ nuôi tôm sú bao gồm các mô hình nuôi, từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm
góp phần phát triển mô hình nuôi tôm QCCT một cách hợp lý hơn, qua đó góp phần
phát triển kinh tế - xã hội cũng như bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn và
nguồn lợi thủy sản ven biển của tỉnh. cũng như của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu
Long.

Hệ thống hóa được thực tiễn trong phát triển nông nghiệp, đánh giá thực trạng
phát triển NTTS huyện Năm Căn trong thời gian qua. Giúp cho lãnh đạo địa phương
có những giải pháp khoa học trong phát triển NTTS của huyện Năm Căn, cụ thể là
phát triển mô hình tôm có hiệu quả. Đánh giá hiệu quả và các yếu tố tác động đến mô
hình nuôi tôm QCCT tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau trong thời gian qua và đề xuất
giải pháp nhân rộng mô hình nuôi.
6. Bố cục luận văn: Luận văn này được chia ra làm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan về nuôi trồng thuỷ sản và nuôi tôm quảng canh cải tiến.
Chương 2. Đặc điểm tình hình, thực trạng nuôi tôm quảng canh truyền thống và
quảng canh cải tiến của tỉnh Cà Mau và huyện Năm Căn trong thời gian qua.
Chương 3. Giải pháp để phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến bền vững trong
thời gian tới.
Chương 4. Kết luận và kiến nghị.
4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ NUÔI TÔM QUẢNG
CANH CẢI TIẾN
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1.1.1. Khái niệm nuôi trồng thủy sản.
NTTS là hoạt động sản xuất dựa trên cơ sở kết hợp giữa tài nguyên thiên nhiên
sẵn có (mặt nước biển, nước sông ngòi, ao hồ, ruộng trũng, sông cụt, đầm phá, khí
hậu..) với hệ sinh vật sống dưới nước (chủ yếu là cá, tôm, và thủy sản khác..) có sự
tham gia trực tiếp của con người. Hoạt động này ở Việt Nam bao gồm nuôi, trồng các
loại thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Các loại thủy sản nuôi trồng chủ yếu
hiện nay là: tôm sú, tôm càng xanh, cá biển (cá song, cá hồng, cá cam, cá vược, cá
bớp, cá chẽm, cá măng…), cá nước ngọt (cá tra, cá ba sa, cá chép, cá mè, rô phi, trê
phi, trắm cỏ, cá trôi, bống tượng, tai tượng, cá quả, sặc rằn, cá lóc…) các hình thức
nuôi chủ yếu là:

- Nuôi tôm sú theo phương pháp công nghiệp và bán công nghiệp, quảng canh,
quảng canh cải tiến.
- Nuôi cá biển trong lồng bè trên mặt nước biển, sông, đầm phá, ven biển, sông
cụt, chủ yếu là cá chẽm, cá mú, cá tra, cá ba sa, cá bống tượng, cá trôi, cá cá chép, cá
mè, ba ba, lươn, ếch...
- Nuôi tôm càng xanh.
- Nuôi nhuyễn thể: ngao, nghêu, sò huyết, ốc..
- Nuôi thủy sản ao hồ, đìa, hầm.
- Nuôi thủy sản trên ruộng trũng, ruộng lúa.
- Trồng rong biển, các đối tượng chủ yếu là rong câu chỉ vàng, rong mơ, rong
kỳ lân, rong cước và rong sụn.
* Chủ thể nuôi: các tổ chức (DN, HTX, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân.
Như vây, hoạt động NTTS rất đa dạng cả về phương thức nuôi, đối tượng nuôi,
mặt nước nuôi trên cơ sở tận dụng các loại diện tích đấtmặt nước bỏ hoang, mặt nước
biển, nước sông suối, dòng chảy, hồ thủy lợi, thủy điện... hoặc diện tích đất có mặt
nước đang sử dụng kém hiệu quả trong nông nghiệp, lâm nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản.
5


- NTTS là một ngành phát triển trên phạm vi cả nước và có đối tượng phức tạp
so với các ngành sản xuất khác. Tính chất rộng khắp của ngành thủy sản thể hiện nghề
NTTS phát triển ở khắp các vùng trong nước từ đồng bằng, trung du, miền núi cho đến
các vùng ven biển, ở đâu có diện tích mặt nước là ở đó có thể phát triển nghề NTTS.
Song, mỗi vùng có điều kiện địa hình, khí hậu, thời tiết khác nhau nên có sự khác nhau
về đối tượng sản xuất, về quy trình kỹ thuật, về mùa vụ sản xuất ... Do đó, trong công
tác quản lý và chỉ đạo sản xuất của ngành thủy sản cần lưu ý đến các vấn đề như: xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, chính sách giá cả, vốn
đầu tư cho phù hợp đối với từng khu vực, từng vùng lãnh thổ.
- Trong NTTS đất đai, diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là

tư liệu sản xuất đặt biệt không thể thay thế được. Nếu không có đất đai, diện tích mặt
nước thì không thể tiến hành NTTS được. Đất đai không những là tư liệu sản xuất mà
còn là tư liệu sản xuất đặc biệt, khác với các tư liệu sản xuất khác. Do diện tích đất đai,
mặt nước có giới hạn, vị trí của chúng cố định, sức sản xuất của chúng thì không giới
hạn và nếu biết sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, diện tích mặt nước không những
không bị hao mòn đi mà còn tốt hơn (tức độ phì nhiêu, độ màu mỡ của đất đai, diện
tích mặt nước ngày một tăng); mặt khác đất đai, diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất
không đồng nhất về mặt chất lượng do cấu tạo thổ nhưỡng, địa hình, vị trí dẫn đến độ
màu mỡ của đất đai, diện tích mặt nước giữa các vùng thường là khác nhau. Chính vì
vậy, khi sử dụng đất đai, diện tích mặt nước phải hết sức tiết kiệm, phải quản lý chặt
chẽ đất đai diện tích mặt nước trên cả 3 mặt: pháp chế, kinh tế và kỹ thuật.
- NTTS có tính thời vụ cao. Trong NTTS ngoài sự tác động trực tiếp của con
người, các đối tượng nuôi còn chịu sự tác động của môi trường tự nhiên. Nhân tố cơ
bản quyết định tính thời vụ là quy luật sinh trưởng và phát triển của các đối tượng nuôi
trồng, những biểu hiện chủ yếu của tính thời vụ trong NTTS là:
+ Đối với mỗi đối tượng nuôi trồng, các giai đoạn sinh trưởng, phát triển diễn ra
trong các khoảng thời gian khác nhau của mùa vụ sản xuất nên đòi hỏi thời gian, hình
thức và mức độ tác động trực tiếp của con người tới chúng cũng khác nhau. Có thời
gian đòi hỏi lao động căng thẳng, có thời gian ít căng thẳng.
+ Cùng một đối tượng NTTS nhưng ở những vùng có điều kiện khí hậu, thời
tiết khác nhau thường có mùa vụ sản xuất khác nhau.
+ Các đối tượng NTTS khác nhau có mùa vụ sản xuất khác nhau.
6


Tính thời vụ trong NTTS có xu hướng dẫn tới tính thời vụ trong việc sử dụng
các yếu tố sản xuất nhất là sức lao động, công cụ lao động và đất đai, diện tích mặt
nước. Do điều kiện lao động thủ công, điều kiện tự nhiên, thời tiết diễn biến bất
thường, tính thời vụ trong NTTS càng gây nên nhiều vấn đề phức tạp trong tổ chức
quản lý sản xuất và kinh doanh. Mặt khác, tính thời vụ trong NTTS còn ảnh hưởng và

đòi hỏi ngành thủy sản phải có kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt việc thu hoạch, tiêu
thụ sản phẩm (bao gồm cả xác định giá bán theo mùa cho phù hợp).
- Đối tượng sản xuất của ngành NTTS là những cơ thể sống. Chúng sinh
trưởng, phát sinh, phát triển và phát dục theo các quy luật sinh học. Do đó, trong quá
trình sản xuất chúng luôn luôn đòi hỏi sự tác động thích hợp của con người và tự nhiên
để sinh trưởng và phát triển. Vì thế, có hàng loạt các vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết
để đạt năng suất các đối tượng NTTS cao như: nâng cao chất lượng con giống, quản lý
chất lượng môi trường và xây dựng các quy trình sản xuất tiên tiến cho năng suất cao.
- Một số sản phẩm thủy sản sản xuất ra được giữ lại làm giống để tham gia vào
quá trình tái sản xuất vụ sau. Trong NTTS một số sản phẩm như: đàn cá thịt, tôm thịt
được tuyển chọn làm cá bố mẹ hoặc tôm bố mẹ để cho đẻ trong quy trình sản xuất tiếp
theo. Do đó, trong quá trình NTTS phải quan tâm đến việc sản xuất, nhân ra các loại
giống tốt. Đồng thời, ngành thủy sản phải quan tâm xây dựng một hệ thống giống quốc
gia, hệ thống giống cho từng vùng, từng khu vực.
Ngoài những đặc điểm trên, NTTS Việt Nam còn có những đặc điểm riêng. Đó
là:
+ Ngành NTTS Việt Nam có từ lâu đời, song hiện tại vẫn trong tình trạng của
một nền sản xuất nhỏ, phân tán, lao động chủ yếu còn là thủ công. Cơ cấu ngành thủy
sản đang chuyển dịch theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và
phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Do đó,
ngành NTTS phải thấy hết những tồn tại khó khăn của nền sản suất nhỏ, đó là: cơ sở
vật chất kỹ thuật còn thấp, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và quản lý của cán bộ,
nông dân ở nhiều nơi, nhất là các vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa còn quá yếu kém,
tâm lý người sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu, ... để quản lý sản xuất kinh doanh đạt
hiệu quả cao. Phải nhận thức đúng tính tất yếu của sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu
trong ngành NTTS, trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và thực hiện tốt
những quy định của Nhà nước về đổi mới quản lý kinh tế trong NTTS.
7



+ Trong NTTS đất đai, diện tích mặt nước phân bố không đều giữa các vùng
cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý NTTS. Đặc điểm này đòi hỏi ngành NTTS phải
có kế hoạch khai thác, sử dụng đầy đủ các loại đất đai diện tích mặt nước hiện có; mặt
khác phải tiến hành cân đối lao động, bồi dưỡng và nâng cao trình độ lao động, đặc
biệt ở các vùng sâu, vùng xa.
+ Nghề NTTS Việt Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm có pha trộn ít
khí hậu vùng ôn đới.
Tài nguyên khí hậu, một mặt tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành NTTS: có thể
nuôi trồng được nhiều đối tượng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và những đối tượng
có nguồn gốc từ các vùng ôn đới, đồng thời có thể nuôi được nhiều vụ trong một năm;
mặt khác, khí hậu nước ta cũng gây ra những khó khăn phức tạp cho ngành NTTS
như: bão lụt, gió mùa Đông Bắc, sương muối, các vùng ven biển sóng gió thủy triều,
sóng thần, ... Do đó, ngành thủy sản cần có những phương án đề phòng để chinh phục
và cải tạo thiên nhiên, đảm bảo năng suất sản lượng cao và ổn định.
1.2. KHÁI NIỆM CÁC MÔ HÌNH TRONG NUÔI TÔM
1.2.1. Nuôi tôm thâm canh (Intensive Sytem)
Là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn bên ngoài, chủ yếu sử dụng thức
ăn viên có chất lượng cao. Mật độ thả cao từ 25- 60 con/m2. Diện tích ao nuôi từ 0,52 hecta, tối ưu là 1 hecta, ao xây dựng hoàn chỉnh cấp và tiêu nước chủ động, có trang
bị đầy đủ các phương tiện nên dể quản lý và vận hành (hệ thống ao hầm, thuỷ lợi, giao
thông, điện nước, cơ khí…) độ sâu mặt nước từ 1,5-2m và đạt năng suất từ 3 tấn
/ha/vụ.
1.2.2. Nuôi tôm bán thâm canh (Semi-Intensive Sytem)
Là hình thức nuôi dựa chủ yếu vào nguồn thức ăn bên ngoài, có thể là thức ăn
viên hay kết hợp với thức ăn tươi sống (thức ăn tự nhiện ít quan trọng). Mật độ thả dao
độn từ 8- 10 con/m2 (tiêu chuẩn ngành thủy sản Việt Nam 2000), nhưng trong thực tế
là từ 15- 24 con/m2, diện tích ao nuôi nhỏ từ 0,5- 0,5 hecta được xây dựng hoàn chỉnh
và có trang bị đầy đủ trang thiết bị như sục khí, máy bơm,…để chủ động trong quản lý
ao. Độ sâu mặt nước từ 1,2-1,4m và đạt năng suất từ 3 tấn /ha/vụ.
1.2.3. Nuôi tôm quảng canh (Extensive Sytem)
Đây là hình thức nuôi bằng nguồn giống và thức ăn tự nhiên thông qua việc lấy

nước và thức ăn qua cửa cống và nhốt giữ trong nột thời gian nhất định. Thời gian nhốt
8


giữ trong đầm tuỳ vào vùng địa lí, mùa vụ và tập quán. Miền Bắc và miền Trung từ 36 tháng, miền Nam từ 15 ngày đến 2 tháng. Qui mô diện tích từ 2ha đến hàng chục ha,
có nơi đến 100ha. Độ sâu mực nước từ 0,5-1m. Nâng suất có thể đạt từ 30-300
kg/ha/năm.
1.2.4. Nuôi tôm quảng canh cải tiến (Improved Extensive Sytem):
Là hình thức nuôi dựa trên mô hình quang canh nhưng có thả thêm giống ở mật
độ thấp (0,5- 2 con/m2) hoặc bổ sung thức ăn không thường xuyên, đôi khi bổ sung cả
giống và thức ăn. Hình thức nuôi này thường là thu tỉa thả bù. Ở nước ta các mô hình
như nuôi kết hợp trong rừng ngập măn, nuôi trên đất nhiễm mặn theo mùa,…thuộc
hình thức này. Ưu điểm của mô hình này là chi phí vận hành thấp có thể bổ sung con
giống tự nhiên thu gom hay nhân tạo, kích cở tôm thu hoạch lớn bán giá cao, cải thiện
năng suất của đầm nuôi. Nhược điểm là phải bổ sung con giống lớn để tránh hao hụt
do địch hại trong ao nhiều, hình dang và kích cỏ ao theo dạng quảng canh nên quản lý
khó khăn. Năng suất và lợi nhuận vẫn còn thấp. Ngoài ra vẫn còn có hình thức quảng
canh cải tiến nhưng được vận hành với những giải pháp kỹ thuật cao hơn như: Ao đầm
nuôi nhỏ, xây dựng ao khá hoàn chỉnh (mương, bờ bao, cống…) mật độ thả cao (có thể
đến 7 tôm bột/m2) và quản lý chăm sóc tốt…Qui mô diện tích từ 1ha đến10ha. Độ sâu
mực nước từ 0,8 -1m. Nâng suất có thể đạt từ 300-800 kg/ha/năm.
1.2.5. Sự khác nhau của nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, bán
thâm canh, thâm canh và nuôi tôm kết hợp với trồng rừng ngập mặn:
- Nuôi tôm quảng canh (QCTT): Là hình nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn tự
nhiên trong ao. Mật độ tôm trong ao thường thấp do dựa hoàn toàn vào nguồn giống tự
nhiên. Diệ tích ao nuôi thường lớn để đạt sản lượng cao.
+ Ưu điểm: Vốn vận hành thấp vì không tốn chi phí giốngvà thức ăn, kích cỡ
tôm thu lớn, giá bán cao, cần ít nhân lực cho một đơn vị sản xuất (ha) và thời gian nuôi
thường không dài do giống đã lớn.
+ Nhược điểm: Năng suất và lợi nhuận thấp, tường cần diện tích lớn, để tăng

sản lượng nên khó vận hành va quản lý, nhất là ở các ao đầm tự nhiên có hình dạng
không cố định. Hiện nay mô hình này đang bị hạn chế do giá đất và giá nhân công
tăng.
- Nuôi quảng canh cải tiến (QCCT): Là hình thức nuôi dự trên nền tảng của
hình thức nuôi quảng canh nhưng có bổ sung hoặc là giống ở mật độ thấp (0,5 - 2
9


con/m2) hoặc là thức ăn theo tuần, đôi khi bổ sung cả giống và thức ăn.
+ Ưu điểm: Chi phí vận hành thấp, có thể bổ sung bằng giống tự nhiên thu gom
hay giốn nhân tạo, kích tôm thu hoạch lớn, giá bán cao, tăng năng suất của đầm nuôi.
+ Nhược điểm: Phải bổ sung giống lớn để tránh hao hụt do địch hại trong ao
nhiều, hình dạng và kích cỡ ao theo dạng quảng canh nên quản lý khó khăn, năng suất
và lợi nhuận vẫn còn thấp.
- Nuôi bán thâm canh: Là hình thức nuôi dùng phân bón để gia tăng thức ăn tự
nhiên trong trong ao và bổ sung thức ăn từ bên ngoài như thức ăn tươi sống, cám gạo...
giống được thả nuôi ở mật độ tương đối cao (10 - 15 con/m2) trong diện tích ao nuôi
nhỏ (2000 - 5000 m2).
+ Ưu điểm: Ao xây dựng hoàn chỉnh, kích thước ngỏ nên dễ vận hành và quản
lý, kích cỡ tôm thu khá lớn, giá bán cao, chi phí vận hành thấp vì thả ít giống, thức ăn
hỗn hợp dùng chưa nhiều và thức ăn tự nhiên vẫn còn quan trọng.
+ Nhược điểm: Năng xuất còn thấp so với ao sử dụng.
- Nuôi thâm canh: Là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn bên ngoài
(thức ăn viên đơn thuần hay kết hợp với thức ăn tươi sống), thức ăn tự nhiên không
quan trọng. Mật độ thả cao ( 15 - 30 con/m2). Diện tích ao nuôi từ 1000 - 1 ha, tối ưu
là 5000 m2.
+ Ưu điểm: Ao xây dựng rất hoàn chỉnh, cấp và tiêu nước hoàn toàn chủ động,
có trang bị đầy đủ các phương tiện máy móc... nên dễ qủn lý à vận hành.
+ Nhược điểm: Kích cỡ tôm thu hoạch nhỏ (30 - 35 con/kg), giá bán thấp, chi
phí vận hành cao, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm thấp.

- Nuôi tôm kết hợp với trồng rừng: Là hình thức nuôi tôm kết hợp với trồng
rừng ngập mặn, diện tích rừng thường chiếm 30 - 40 % diện tích đầm nuôi.
+ Ưu điểm: Tạo môi trường thuân lợi cho tôm phát triển như trong tự nhiên,
hạn chế ô nhiễm môi trường, kích cỡ tôm thu lớn, giá thành cao.
+ Nhược điểm: Năng suất không cao so với diện tích ao sử dụng.
Tuỳ từng điều kiện cụ thể mà ta áp dụng hình thức nuôi như thế nào cho phù
hợp với điều kiện thực tế của mỗi hộ nuôi.

10


Bảng 1: Sự khác nhau về lịch thời vụ giữa các mô hình
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8


9

10

11

Thâm canh
Bán thâm canh
Quảng canh
Quãng canh cải tiến

(Nguồn : tổng hợp)
1.3. KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ TRONG SẢN XUẤT THỦY SẢN
1.3.1. Hiệu quả sản xuất
- Không sử dụng nguồn lực lãng phí
- Sản xuất với chi phí thấp
- Sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người
Người sản xuất cần phải xem xét lựa chọn nguồn lực sao cho có kết quả cao
nhất.
1.3.2. Hiệu quả kinh tế
Được đo bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh và chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế là biểu hiện tính hiện hữu về mặt kinh tế của việc sử
dụng các loại vật tư, lao động, tiền vốn trong sản xuất kinh doanh. Nó chỉ ra các mối
quan hệ giữa các lợi ích kinh tế thu được với các chi phí bằng tiền trong mỗi chu kì
kinh doanh. Lợi ích kinh tế càng lớn thì kết quả kinh doanh càng cao và ngược lại.
Hay nói cách khác, tiêu chí hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị. Có nghĩa là khi sự
thay đổi làm tăng gía trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại sẽ không tăng hiệu
quả.
1.3.3. Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kĩ thuật đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng nhất định xuất phát

từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Thực ra, hiệu quả kĩ thuật được xem chỉ
là một thành phần của hiệu quả kinh tế. Bởi vì, để đạt được hiệu quả kinh tế thì trước
hết họ phải có hiệu quả kĩ thuật. Cụ thể trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi
nhà sản xuất phải sản xuất mức sản lượng tối đa tương ứng với nguồn lực đầu vào nhất
định hay nói cách khác hiệu quả kĩ thuật dùng để chỉ sự kết hợp tối ưu các nguồn lực
đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định.
11

12


1.3.4. Rủi ro
Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm có thể phát sinh từ một vài tiến trình hay từ
một vài sự kiện. Rủi ro trong nền kinh tế là những rủi ro mà hậu quả của nó có thể có
lợi, nhưng cũng có thể sẽ mang đến sự tổn thất (sự thay đổi về thị hiếu khách hàng có
thể phù hợp với sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh hay không, sự thay đổi
về công nghệ kĩ thuật có phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp hay không,
sự thay đổi đó có quá nhanh hay không? ...).
1.3.5. Lợi nhuận
Là phần thu về được sau khi đã trừ chi phí liên quan đến đầu tư đó. Là phần
chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí bỏ ra. Các yếu tố ngoại cảnh tác động
thận lợi thì khả năng thu lợi nhuận càng cao.

12


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN HUYỆN NĂM CĂN

2.1. THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN TỈNH CÀ MAU GIAI

ĐOẠN 2009 - 2015
Diện tích NTTS từ 2009 – 2015 tương đối ổn định và có tăng lên hàng năm
nhưng không cao với mức tăng 0,3%/năm, từ 294.659 ha ở năm 2009 lên 299.819 ha ở
năm 2015. Diện tích NTTS phát triển trên toàn bộ các địa phương của tỉnh cụ thể:
Hình 1: Tình hình giao động diện tích, sản lượng NTTS giai đoạn 2009 – 2015
350000

300000
250000
200000
150000

299819
298107
296687
296300
296149.74
295864
306318
276104
269404
268208
268117
267835.74
267133
290297.38
280574.91 281965
262744.12
254253.38
251286.63

246775.91
238902.12
236994.25
228681.63
217577.25
188669.8
169733.8

294659
266931

100000
50000
0

27728
18936
2009

28092
19417
2010

28570
23842

28314
22605
2011


2012

28731
36044
2013

28703
33799
2014

Tổng diện tích NTTS

Diện tích NTTS mặn lợ

Diện tích NTTS nước ngọt

Tổng sản lượng NTTS

NTTS mặn lợ

NTTS nước ngọt

23715
24353
2015

Huyện Đầm Dơi 66.942 ha (chiếm 22,3% diện tích NTTS toàn tỉnh); Huyện
Thới Bình 48.703 ha (chiếm 16,2% diện tích NTTS toàn tỉnh); Huyện Phú Tân 34.481
ha (chiếm 11,5% diện tích NTTS toàn tỉnh); Huyện Cái Nước 30.255 ha (chiếm 10,1%
diện tích NTTS toàn tỉnh); Huyện Trần Văn Thời 27.996 ha (chiếm 9,3% diện tích

NTTS toàn tỉnh); Thành phố Cà Mau 15.217 ha (chiếm 5,1% diện tích NTTS toàn
tỉnh); Huyện Năm Căn 25.869 ha (chiếm 8,63% diện tích NTTS toàn tỉnh); Huyện
Ngọc Hiển 23.961 ha (chiếm 7,99% diện tích NTTS toàn tỉnh); Huyện U Minh 26.395
ha (chiếm 8,8% diện tích NTTS toàn tỉnh);
Hình 2: Diện tích NTTS theo địa phương năm 2015

13


80000
70000
60000
50000
40000
30000
20000
10000
0

tấn
90000
80000
70000
60000
50000
40000
30000
20000
10000
0


ha

TP Cà T
U Minh Trần
Mau
nh
Văn
T ờ


Nư c

P ú
Tân

Đầm


Năm
Căn

Ngọc
H ển

Tổng d ện tíc NTTS

D ện tíc NTTS mặn lợ

D ện tíc NTTS nư c ngọt


Tổng sản lượng NTTS

NTTS mặn lợ

NTTS nư c ngọt

Trong giai đoạn 2009 – 2015 diện tích nuôi mặn lợ tăng nhẹ đạt 0,6%/năm (từ
266.931 ha ở năm 2009 lên 276.104 ha ở năm 2015). Tuy diện tích tăng ít nhưng trong
từng loại hình nuôi lại có sự thay đổi mạnh. Trong đó, diện tích nuôi QCCT và nuôi
công nghiệp tăng nhanh, nuôi quảng canh truyền thống giảm mạnh. Việc tăng nhanh
diện tích nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến cho thấy mức độ đầu tư khoa
học công nghệ và tài chính cho NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng ngày càng tăng.
Sản lượng nuôi mặn lợ tăng bình quân 8,8%/năm (từ 169.734 tấn lên 281.965 tấn).
Hình 3- Diện tích nuôi tôm công nghiệp, quảng canh truyền thống, quảng canh
cải tiến qua các năm
250000

200000

206065
191471

180843
161432

150000

143010


136437

100000

79382
60200

50000

0

+ Diện tích
nuôi tôm
quảng canh
truyền thống
(ha)
+ Diện tích
nuôi tôm
quảng canh
cải tiến (ha)
+ Diện tích
nuôi tôm công
nghiệp (ha)

39000
1685
3500
2010

10015

3511
2011

21791
4964
2012

5992
2013

8200
2014

9597
2015

Qua biểu đồ cho ta thấy diện tích nuôi tôm của 3 mô hình nuôi có biến động
qua các năm ở tỉnh Cà Mau. Trong đó nhìn hai mô hình nuôi mà thật sự quan tâm vì có
14


sự biến động lớn qua các năm, cụ thể là: Mô hình nuôi tôm quảng canh truyền thống
giảm mạnh qua các năm, từ 206.065 ha ở năm 2010 giảm xuống còn 107.744 ha ở năm
2015; Mô hình nuôi QCCT tăng mạnh qua các năm, từ 3500 ha ở năm 2010 tăng lên
79.382 ha ở năm 2015; mô hình nuôi tôm công nghiệp tăng nhẹ qua các năm, từ 1.685
ha trong năm 2010 tăng lên 9.597 ha ở năm 2015. Điều này chứng tỏ ở mức hiệu quả
của mô hình nuôi QCCT làm cho nhu cầu của người dân cho mô hình này tăng lên ở
các năm. Tuy nhiên mức tăng lên chưa là đáng kể với kỳ vọng mong muốn của chính
quyền địa phương, cũng như khát khao của người dân trong việc làm giàu từ mãnh đất
của mình từ mô hình nuôi hiệu quả.

Năng suất của các mô hình nuôi cũng biến động qua các năm, chủ yếu là giảm
qua các năm, điều này chứng đặt ra giả thuyết là do trình độ kỹ thuật nuôi hoặc là môi
trường có sự biến động ô nhiễm làm cho năng suất của các mô hình nuôi điều giảm
qua các năm. Cụ thể là: Mô hình nuôi tôm CN năng suất giảm từ 5 tấn (tôm sú), 10 tấn
(tôm thẻ) ở năm 2010 giảm còn 4 tấn (tôm sú), 7 tấn (tôm thẻ) ở năm 2015; mô hình
nuôi QCTT giảm từ mức 400kg/ha ở năm 2011 xuống còn 260kg/ha ở năm 2015; mô
hình nuôi QCCT tương đối ổn định hơn, không giảm mà tăng nhẹ hoặc giữ ở mức
trung bình từ 500-600kg/ha. Điều này chứng tỏ hiệu quả về mặt năng suất của mô hình
nuôi QCCT, và mức độ phù hợp của mô hình nuôi đối với địa phương. Bên cạnh đó có
thể nói rằng tình hình ô nhiễm môi trường cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
nuôi, việc nuôi tôm dựa hoàn toàn vào thiên nhiên của mô hình nuôi QCTT đối với
tình trạng môi trường càng ô nhiễm như hiện nay là không phù hợp, không mang tính
bền vững, năng suất tôm nuôi không đảm bảo cho việc cải thiện đời sống của hộ nuôi
trên địa bàn tỉnh.

15


Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng các mô hình nuôi tôm tỉnh Cà Mau năm 2011-2015
2011

T
T

Chỉ tiêu

I
1

Diện tích NTTS

Nuôi cá nước ngọt
Cá chình bống
tượng
Diện tích nuôi tôm
Công nghiệp
QCCT
Tôm lúa
Tôm rừng
Tôm QC – kết hợp
Năng suất tôm
nuôi

2

II

2012

KH

TH

% KH

KH

TH

296.180
28.281


296.180
28.281

100
100

296.687
28.362

296.687
28.362

266.241
2.800
10.000
43.000
17.700

1.630
266.241
3.511
10.015
43.544
17.700
191.471

100
125.39
100.15

101.27
100

266.735
5.000
25.000
44.500
17.700

1.630
266.735
4.964
21.791
41.437
17.700
180.843

434

440

101.43

484

1

Năng suất tôm CN

Sú 5-5,2

tấn. thẻ
8-10 tấn

2

Năng suất
QCCT

tôm

500-600
kg/ha

Năng suất tôm
QCTT
Sản lượng NTTS
Sản lượng tôm
nuôi
Kim ngạch xuất
khẩu

259.500

400
kg/ha
255.577

98,488

270.000


471
Sú 55,2 tấn,
thẻ 810 tấn
500600
kg/ha
350
kg/ha
271.650

115.500

117.352

101,6

129.000

125.483

3
III
1
2

897,80

2013
%
KH

100.00
100.00

KH

TH

296.687
28.400

296.687
28.400

100.00
99.28
87.16
93.12
100.00

266.735
6.000
38.000
43.000
17.700

97.39

495

100,61

97,27

2014
%
KH
100
100

296.687
28.400

298.138
28.397

1.777
266.735
5.992
39.000
42.611
17.700
161.432

100
99,87
102,6
99,1
100

266.735
7.000

60.000
43.700
17.700

500

101

525

KH

TH

2015
% KH

KH

TH

% KH

100.49
99.99

298.138
28.703

299.819

16.553

100.56
57.67

1.700
268.500
8.200
60.200
39.390
17.700
143.010

100.66
117.14
100.33
90.14
100.00

268.500
10.000
75.000
42.800
17.700
123.000

1.757
275.858
9.597
79.382

32.328
18.114
107.744

102.74
95.97
105.84
75.53
102.34

558

106.40

633


5tấn, thẻ
8 tấn

Sú 5 tấn,
thẻ 8,2
tấn

Sú 4 tấn,
thẻ 7 tấn

500-600
kg/ha


570 kg/ha

580
kg/ha

285.000

300
kg/ha
286.080

100,4

298.500

299.420

100,31

132.000

133.914

101,5

140.000

149.940

107,10


888,00

1.043,40

Nguồn: Theo niên giám thống kê tỉnh Cà Mau qua các năm
16

0.00

335.000

260
kg/ha
254.318

75,92

170.000

119.927

70,55

270 kg/ha

1.285,00

959



2.1.1. Tình hình nuôi tôm công nghiệp
Giai đoạn 2009 – 2015, diện tích nuôi tôm công nghiệp có tốc độ tăng bình quân
38,8%/năm (1.339 ha lên 9.587 ha). Tuy nuôi tôm công nghiệp có tốc độ tăng nhanh
nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, nuôi tôm công nghiệp mới chiếm
2,7% diện tích NTTS của toàn tỉnh và còn manh mún, nhỏ lẻ, những vùng được quy
hoạch nuôi công nghiệp nhưng người dân đầu tư nuôi công nghiệp còn thấp. Mặc dù
đã có chủ trương và các chính sách hỗ trợ, nhưng tốc độ phát triển vẫn còn chậm. Sản
lượng nuôi tôm công nghiệp có tốc độ tăng bình quân 47,2%/năm (5.729 tấn lên
54.484 tấn).
Hình 4: Diện tích và sản lượng nuôi tôm công nghiệp giai đoạn 2009 - 2015
Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

54584
47141.5

35300

22609.17
15790.5
13395356

18127248

3509

5024.26


2009

2010

2011

2012

5993

2013

8200

9587

2014

2015

2.1.2. Tình hình nuôi tôm - lúa
Giai đoạn 2009 – 2015 diện tích nuôi tôm lúa tăng bình quân hàng năm là
5,4%/năm (36.997 ha trong năm 2009 lên 50.608 ha trong năm 2015). Sản lượng nuôi
tôm lúa sản lượng 3,9%/năm (10.359 tấn trong năm 2009 lên 13.040 tấn trong năm
2015).
Hiện nay, nuôi tôm - lúa chủ yếu được sản xuất theo phương thức luân canh 01
vụ tôm từ tháng 3 - 8 âm lịch, tiếp theo là 01 vụ lúa. Đối tượng nuôi là tôm sú, có một
số mô hình được tiếp tục nuôi tôm càng xanh xen canh với vụ lúa, thả mật độ thấp.
Năng suất nuôi tôm - lúa bình quân khoảng 300-500 kg/ha. Chi phí sản xuất trung bình
30-35 triệu đồng/ha, lãi suất trung bình 35-50 triệu đồng/ha/năm (tính cả tôm và lúa).

17


×