Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

tìm hiểu tình hình bỏng và kiến thức về sơ cứu bỏng tại đăk lăk, năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.88 KB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA Y DƯỢC

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH BỎNG VÀ KIẾN THỨC VỀ
SƠ CỨU BỎNG TẠI ĐĂK LĂK, NĂM 2010

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA

Người hướng dẫn: ThS. Bs. Lê Văn Thanh


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1
3

1.1. Tổng quan về bỏng
1.2. Tình hình bỏng trên thế giới và trong nước
1.2.3. Tình hình sơ cứu bỏng trên thế giới và tại Việt Nam

3
10
13

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.4. Xử lý số liệu
2.5. Khía cạnh đạo đức đề tài
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm dịch tễ của các ca bỏng điều trị tại Bệnh viện tỉnh ĐăkLăk
3.2. Kiến thức về bỏng và sơ cứu bỏng
3.2.1. Đặc điểm chung của mẫu điều tra

17
17
17
17
22
22
23
23
27
27

3.2.2. Kiến thức của người dân về bỏng và sơ cứu bỏng
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm dịch tễ của các ca bỏng điều trị tại Bệnh viện tỉnh ĐăkLăk
4.2. Kiến thức về bỏng và sơ cứu bỏng
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

28

34
34
36
40
42
43


DANH MỤC BẢNG – BIỂU ĐỒ
Danh mục bảng
Bảng 3.1. Phân bố chấn thương do bỏng theo giới
Bảng 3.2. Phân bố chấn thương bỏng theo nhóm tuổi và giới tính

23
23

Bảng 3.3. Phân bố nghề nghiệp của bệnh nhân bỏng

24

Bảng 3.4. Hoàn cảnh xảy ra bỏng của các bệnh nhân nhập viện
Bảng 3.5. Tác nhân gây bỏng ở các bệnh nhân nhập viện
Bảng 3.6. Bảng phân bố diện tích bỏng
Bảng 3.7. Kết quả điều trị bỏng tại bệnh viện

25
25
26
26


Bảng 3.8. Đặc điểm xã hội của mẫu điều tra
Bảng 3.9. Kiến thức chung của người dân về bỏng

27
28

Bảng 3.10. Tác nhân gây bỏng hay gặp nhất theo nhận thức của người dân

29

Bảng 3.11. Phương pháp xử trí vết thương ngay sau tai nạn
Bảng 3.12. Tác dụng của việc làm mát vết bỏng với nước sạch
Bảng 3.13. Xử trí bỏng hóa chất
Bảng 3.14. Bước xử trí đầu tiên khi thấy người bị bỏng do điện

30
30
31
32

Bảng 3.15. Xử trí nạn nhân bỏng điện
Bảng 3.16. Nơi chữa bỏng tốt

32
32

Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Phân bố các trường hợp bỏng theo tháng
Biểu đồ 3.2. Bước xử trí đầu tiên cho nạn nhân bỏng
Biểu đồ 3.3. Xử trí khi vết bỏng bị áo quần che phủ


24
29
31

Biểu đồ 3.4. Nguồn tiếp nhận thông tin của người dân về sơ cứu bỏng

33


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bỏng là một tổn thương gây nên bởi sức nhiệt, hoá chất, điện năng, bức
xạ. Đa số trường hợp bỏng chỉ hạn chế ở da, nhưng cũng gặp bỏng sâu tới các
lớp dưới da như: cân, cơ, gân, xương khớp và các tạng.
Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 300.000 người chết vì bỏng và rất
nhiều người khác bị thương nặng, tàn tật hoặc bị biến dạng do bỏng. Hơn
95% các trường hợp bỏng gây tử vong có liên quan đến hỏa hoạn xảy ra ở các
nước có thu nhập thấp và trung bình, trong đó Đông Nam Á chiếm hơn một
nửa [15]. Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra ở 40 tỉnh, thành phố trên toàn
quốc cho thấy mỗi năm, có khoảng 800.000 - 850.000 bệnh nhân bỏng, chiếm
1% dân số. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân bỏng được thu dung điều trị tại các cơ
sở y tế hiện chỉ hơn 200.000 bệnh nhân/năm, chiếm 1/4 tổng số bệnh nhân
thực tế. Phần lớn nạn nhân bỏng, vì chưa biết những thông tin về điều trị, cấp
cứu… nên tự điều trị ở nhà hoặc nhờ thầy lang chữa bỏng [17].
Theo số liệu của Bệnh viện đa khoa tỉnh ĐăkLăk, hàng năm có khoảng
120 bệnh nhân bỏng vào điều trị và tỷ lệ tử vong chiếm khoảng 1% [2].
Kết quả điều trị cho bệnh nhân bỏng đã được cải thiện đáng kể trong 20
qua nhưng bỏng vẫn gây ra một tỉ lệ bệnh tật và tử vong đáng kể [14]. Các
biến chứng của bỏng như mất dịch dẫn đến suy thận cấp, rối loạn điều hòa
thân nhiệt, nhiễm trùng,…thường rất nặng nề không chỉ ngay trước mắt mà

còn ảnh hưởng tới tương lai, thậm chí 5-10 năm như sẹo, ảnh hưởng đến tâm
lí, cảm xúc…
Theo thống kê của Viện Bỏng Quốc gia có khoảng 20- 30% bệnh nhân
được xử trí đúng trước khi đến bệnh viện, số còn lại thường làm sai hoặc
không xử trí gì. Do đó khoảng 1/3 số ca bỏng đã trở nên trầm trọng hơn khi
chuyển tuyến [24]. Điều này xảy ra không chỉ ở các vùng nông thôn hay

1


những người có trình độ học vấn thấp mà ngay cả dân thành phố, thậm chí là
tri thức cao cấp cũng không biết sơ cứu đúng cách.
ĐăkLăk là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên có 44 dân tộc cùng sinh sống
với điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, còn nhiều phong tục tập quán ảnh
hưởng không tốt đến sức khỏe. Việc tìm hiểu kiến thức của người dân về sơ
cứu đúng ngay tại nơi xảy ra tai nạn là cần thiết để đề ra các biện pháp truyền
thông, giáo dục sức khỏe nhằm giảm thiểu các hậu quả do bỏng gây ra. Vì vậy
chúng tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu tình hình bỏng và kiến thức về sơ cứu
bỏng tại ĐăkLăk năm 2010” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ các trường hợp bỏng điều trị tại Bệnh viện đa khoa
tỉnh ĐăkLăk năm 2010.
2. Tìm hiểu kiến thức về sơ cứu bỏng của người dân tại tỉnh ĐăkLăk năm
2010.

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về bỏng
1.1.1. Tổ chức học của da [16]

Da là một cơ quan che phủ lớn nhất của cơ thể, có nhiều chức năng,
thay đổi theo từng vùng. Da gồm 3 lớp:
1.1.1.1.Biểu bì (epidermis): biểu mô lát tầng gồm 4-5 lớp:
- Lớp mầm: gồm một hàng tế bào hình trụ còn gọi là tế bào mầm, có khả
năng sinh sản rất cao.
- Lớp gai: gồm 3-5 hàng tế bào. Các tế bào hình đa diện, nối với nhau bằng
cầu nối desmosome.
- Lớp hạt: gồm 5-7 hàng tế bào, tế bào dẹt, hình thoi, bào tương nhiều hạt
sừng.
- Lớp sừng: tế bào sừng thành dải sừng.
1.1.1.2.Trung bì hay chân bì (dermis) gồm:
- Các tế bào tổ chức liên kết như nguyên bào sợi, tế bào sợi.
- Mạch máu, thần kinh.
- Tuyến bã, nang lông và tuyến mồ hôi.
- Các chất nền tảng: fibronectin, proteoglukan.
- Các sợi tạo keo, sợi lưới, sợi chun…
Trung bì còn chia thành 2 lớp nhỏ: lớp nhú (nằm ngay dưới màng đáy
tập trung nhiều mạch máu và thần kinh) và lớp lưới.
1.1.1.3.Hạ bì (hypodermis) gồm:
- Mô liên kết mỡ.
- Mạng lưới mạch máu thần kinh da.
- Có ổ mỡ chứa tế bào mỡ, lớp cân nông, mô liên kết lỏng lẻo.
Giữa biểu bì và trung bì ngăn cách nhau bởi màng đáy.

3


1.1.2. Khái niệm bỏng: bỏng là tổn thương da và tổ chức dưới da do nhiệt độ,
hóa chất và các tác nhân vật lí khác [21].
1.1.3. Các tác nhân gây bỏng [26]

1.1.3.1. Bỏng do sức nhiệt: đây là loại gặp nhiều nhất, có 2 loại
- Sức nhiệt khô như lửa, tia lửa điện, kim loại nóng chảy.
- Sức nhiệt ướt như nước sôi, thức ăn sôi nóng, dầu mỡ sôi, hơi nước nóng.
1.1.3.2. Bỏng do hóa chất: có 2 loại do acid và do bazơ.
1.1.3.3 Bỏng do điện
- Luồng điện dẫn truyền qua cơ thể.
- Tia lửa điện: là một bỏng nhiệt.
1.1.3.4 Bỏng do các tia vật lý
- Tia hồng ngoại, tử ngoại.
- Tia X (tia Rơnghen).
- Tia phóng xạ.
1.1.4. Sinh bệnh học tổn thưong bỏng [21]
Da là tổ chức che phủ toàn bộ cơ thể đồng thời có nhiều chức phận
như: điều hòa nhiệt độ cơ thể, hàng rào bảo vệ cơ thể, cơ quan xúc giác, bài
tiết một số các chất thải (qua mồ hôi).
Khi bị tác dụng của điện, hóa chất, một số loại bức xạ da sẽ bị tổn
thương. Ở bỏng do sức nhiệt tổn thương của da phụ thuộc vào: sức nhiệt tính
bằng nhiệt độ 0C (nhiệt độ nóng của tác nhân gây bỏng khi tác động lên cơ
thể), hoặc bằng bức xạ nhiệt tác dụng trên da tính bằng calo/cm, thời gian tác
dụng lên da của sức nhiệt.
Tế bào cơ thể bị tổn thương ở nhiệt độ 40-500C.
Nếu nhiệt độ cao, thời gian tác động ngắn: các tế bào thượng bì bị tổn
thương, nguyên sinh chất bị phình ra, nhân đông. Mao mạch trung bì giãn.

4


Tính thấm thành mạch tăng: thoát dịch huyết tương ra gian bào làm tách lớp
thượng bì. Dịch huyết tương thoát ra làm thành dịch nốt phỏng.
Nếu nhiệt độ cao, thời gian tác động trên da kéo dài, da sẽ bị hoại tử

ngay. Các lớp mạch máu ở trung bì và hạ bì bị hoại tử đông. Da bị hoại tử và
kết dính với nhau thành một khối duy nhất. Khi bị bỏng do nhiệt khô mà thời
gian tác động trên da dài và sức nhiệt cao thì gây hoại tử khô. Nếu nhiệt độ
không cao và thời gian tác động trên da ngắn sẽ gây hoại tử ướt. Trên một
vùng bỏng có thể có hoại tử khô và hoại tử ướt xen kẽ.
Ngoài ra tổn thương bỏng còn phụ thuộc vào độ dày, mỏng của da. Trên
cơ thể độ dày mỏng không đều. Các diện da ở mặt trong các chi mỏng hơn da
ở mặt ngoài chi thể. Da đầu, da gan bàn tay, da gan bàn chân dày hơn ở các
vùng khác. Trẻ em và người già da mỏng hơn da người lớn, da phụ nữ mỏng
hơn da nam giới.
1.1.5. Đánh giá tổn thương bỏng:
Tình trạng cơ thể khi bị bỏng phụ thuộc 3 yếu tố
1.1.5.1. Diện tích của bỏng : được đánh giá theo [18]:
- Quy luật số 9: dùng đánh giá ở người trưởng thành và trẻ em trên 10 tuổi.
+ Đầu-mặt-cổ: 9%
+ Một chi trên: 9%
+ Thân sau (lưng-mông) hoặc thân trước: 9 x 2 = 18%
+ Một chi dưới: 9 x 2 = 18%
+ Tầng sinh môn: 1%
- Phương pháp dùng bàn tay ướm (bàn tay người bị bỏng): tương ứng với 1%
diện tích cơ thể người đó. Áp dụng đối với trẻ dưới 10 tuối.

5


1.1.5.2. Độ sâu của vết bỏng [18],[27]
Bỏng phân loại theo độ sâu thành 3 độ
- Độ I: tổn thương chỉ ảnh hưởng lớp biểu bì da làm da nơi bị bỏng đỏ ửng lên
và đau rát do đầu mút dây thần kinh bị kích thích. Loại bỏng này thường lành
hẳn sau 3 ngày.

- Độ II: (Còn gọi là bỏng sâu một phần) thương tổn toàn bộ lớp biểu bì và một
phần trung bì.
+ Bỏng trung bì nông, tổn thương biểu bì, tổn thương tới lớp nhú của trung bì,
nhưng các phần phụ của da (gốc lông, tuyến mồ hôi) còn nguyên vẹn.
+ Bỏng trung bì sâu, tổn thương đến lớp sâu của trung bì, chỉ còn một phần
sâu của tuyến mồ hôi.
Truờng hợp này thì các túi phỏng nước được hình thành, nếu các túi phỏng
nước vỡ ra sẽ để lộ một bề mặt màu hồng và cũng rất đau. Nếu được giữ sạch
vết bỏng sẽ tự lành sau khoảng 1- 4 tuần không cần điều trị gì mà cũng không
để lại sẹo hoặc sẹo không đáng kể nhưng tổ chức da sau khi lành vết bỏng có
thể đỏ trong một thời gian dài hơn. Nhưng nếu bị nhiễm khuẩn thì lớp da dưới
sẽ bị phá hủy và bỏng độ II chuyển thành bỏng độ III.
- Độ III: bỏng toàn bộ lớp da, tổn thương toàn bộ lớp biểu bì và trung bì hoặc
sâu tới các tổ chức dưới da làm lớp mỡ dưới da cũng có thể bị phân hủy và để
lộ phần cơ. Vết bỏng trắng nhợt hoặc xám lại, khô cứng mất cảm giác và các
đầu mút dây thần kinh bị phá hủy. Vết bỏng chỉ được lành dần từ phía bờ các
vết bỏng và các vết bỏng rất dễ bị nhiễm khuẫn nên thời gian lành vết bỏng
thường kéo dài rất lâu.
Độ sâu của một vết bỏng nhiều khi không đều nhau vì nó phụ thuộc vào
nhiệt độ, nồng độ hóa chất…và thời gian mà nhiệt độ và hóa chất tác động lên
da. Da có xu hướng giữ nhiệt và quần áo bị đốt cháy thành than làm cho vết
thương trở nên nặng nề hơn, do đó việc sử dụng quá nhiều nước để rửa vết

6


bỏng khi vết bỏng mới xảy ra (trong vòng 30 phút) sẽ có tác dụng làm giảm
độ sâu của bỏng.
1.1.5.3.Vị trí của vết bỏng trên cơ thể [27]
Bỏng ở những vùng khác nhau cũng có ý nghĩa rất lớn đối với tính

mạng và quá trình hồi phục.
- Bỏng ở vùng mặt, cổ có thể gây phù nề chèn ép đường thở dễ bị sẹo xấu và
sự biến dạng.
- Bỏng ở mắt có thể dẫn đến mù.
- Bỏng ở bàn tay hoặc vùng các khớp có thể dẫn đến co cứng, mất hoặc giảm
chức nǎng hoạt động...
- Bỏng vùng lưng, vùng hậu môn sinh dục và những vùng gần hậu môn sinh
dục thường có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, kéo dài thời gian lành vết bỏng.
- Nếu nạn nhân hít phải khói, hơi nóng thì có thể gây bỏng đường hô hấp làm
phù nề đường hô hấp, gây tắc nghẽn dẫn đến suy hô hấp và rất dễ dẫn đến
viêm phổi...
1.1.6. Phân loại tổn thương bỏng [18]
1.1.6.1. Bỏng nặng
- Diện tích bỏng trên 25% diện tích da.
- Diện tích bỏng sâu trên 10% diện tích da.
- Bỏng sâu ở đầu, ở bàn tay, bàn chân hoặc tầng sinh môn.
- Bỏng điện cao thế hoặc hoá chất.
1.1.6.2. Bỏng vừa
- Diện tích bỏng từ 15 đến 25% diện tích da.
- Diện tích bỏng sâu từ 2 đến 10% diện tích da.
- Bỏng trung bì nông ở đầu, bàn tay, bàn chân.

7


1.1.6.3. Bỏng nhẹ
- Diện tích bỏng dưới 15% diện tích da.
- Diện tích bỏng sâu dưới 2% diện tích da.
1.1.7. Sơ cứu bỏng [18]
1.1.7.1. Mục đích: giảm tổn thương tổ chức và hạn chế thấp nhất tiến triển

của vết bỏng bằng sự hạn chế sinh ra các yếu tố trung gian gây viêm.
1.1.7.2. Các bước sơ cứu
- Bước 1: Ngưng tiến trình bỏng
Loại trừ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt: nhanh chóng đưa
nạn nhân ra khỏi nguồn gây bỏng và cởi bỏ quần áo bị cháy, quần áo chật,
nhẫn, dây nịt hoặc đồng hồ trước khi phần bỏng sưng nề.
- Bước 2: Làm lạnh vết thương bỏng
Ngâm rửa vùng cơ thể bị bỏng vào nước sạch. Đây là biện pháp đơn giản,
hiệu quả. Thời điểm ngâm rửa bằng nước mát tốt nhất trong vòng 30 phút sau
khi bị bỏng.
Sử dụng nước sạch, nhiệt độ nước tiêu chuẩn là từ 16º C - 20º C. Tuy nhiên,
vì là cấp cứu, cần tận dụng nguồn nước sẵn có như nước đun sôi để nguội,
nước máy, nước mưa, nước giếng, v.v…
Có thể ngâm rửa phần bị bỏng dưới vòi nước hoặc trong chậu nước mát, cũng
có thể đắp thay đổi bằng khăn ướt, dội rửa liên tục nước sạch lên vùng bỏng.
Kết hợp vừa ngâm rửa vùng bỏng, vừa cắt bỏ quần áo bị cháy, rửa sạch dị vật
hoặc tác nhân gây bỏng còn bám ở vết bỏng.
Thời gian ngâm rửa từ 20 - 30 phút (thường cho tới khi hết đau rát) tránh làm
vỡ, trợt vòm nốt bỏng.
Giữ ấm phần cơ thể không bị bỏng, đặc biệt với trẻ em, người già, khi thời tiết
lạnh nên rút ngắn bớt thời gian ngâm, đề phòng nhiễm lạnh.

8


Lưu ý:
+ Không dùng đá, nước đá lạnh.
+ Không đắp các loại thuốc mỡ, lá cây… vào vùng bỏng khi chưa rửa sạch.
+ Không làm chợt loét vết bỏng, bóc bỏ vòm nốt bỏng.
+ Rửa nước lạnh cũng làm tăng sự mất nhiệt, thân nhiệt tiếp tục giảm gây

shock nặng thêm.
Do vậy, việc tưới rửa nước cần kiểm soát chặt chẽ khi diện bỏng rộng > 15%
diện tích cơ thể, nhất là trẻ em và người già.
- Bước 3: Che phủ tạm thời vết bỏng bằng những vật liệu sạch (băng, gạc hay
vải sạch). Băng ép nhẹ vết bỏng để hạn chế sự hình thành nốt bỏng (tiến hành
sớm và ép nhẹ vừa phải).
- Bước 4: Phòng và chống shock bỏng: giữ ấm bệnh nhân, giảm đau, cho bệnh
nhân uống nước ấm (trà gừng hay quế).
- Bước 5: Chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất. Cần lưu ý và sơ cứu
những tổn thương phối hợp (cố định chi gãy, cố định đầu cổ tốt nếu nghi ngờ
có chấn thương cột sống cổ, v.v…).
1.1.7.3. Cách sơ cứu một số loại bỏng
- Bỏng hóa chất
Thương tổn do bỏng hóa chất có đặc điểm là tiếp tục tiến triển sau khi tiếp
xúc do đó thường gây những thương tổn sâu và hay để lại di chứng.
Xử trí:
+ Lấy đi quần áo ngấm hóa chất.
+ Lấy đi hóa chất ở dạng tinh thể.
Ngâm rửa vết bỏng với nước sạch (ngoại trừ các nguyên tố Na, K, Lithium),
thời gian ngâm rửa thường kéo dài hơn so với bỏng nhiệt.
Dùng chất trung hòa đắp lên vết thương bỏng (thao tác này chỉ tiến hành sau
khi ngâm rửa vết bỏng bằng nước sạch).

9


+ Acid: dùng Natri bicarbonat 10-20%, nước xà phòng.
+ Kiềm: dùng acid boric 3%, nước giấm, nước chanh.
- Bỏng điện
Giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện (lưu ý người cứu nạn có thể bị tổn

thương).
Cấp cứu ngưng tim ngưng thở có thể phải tiến hành trước nếu cần (hà hơi thổi
ngạt, ép tim ngoài lồng ngực).
Tổn thương phối hợp có thể đi kèm (xuất huyết nội, gãy xương..).
Lưu ý: xử lý vết bỏng chỉ tiến hành sau khi cấp cứu ngưng tim ngưng thở,
kiên trì trong việc cấp cứu ngưng tim ngưng thở.
1.2. Tình hình bỏng trên thế giới và trong nước
1.2.1. Trên thế giới
Người ta ước tính rằng mỗi năm hơn 300 000 người chết vì bỏng, hàng
triệu người khác bị tàn tật và biến dạng do bỏng gây ra. Tỷ lệ tử vong ở các
nước thu nhập thấp và trung bình (4,3 ca/ 100 000 dân mỗi năm) là cao gấp
10 lần so với các quốc gia thu nhập cao (0,4 ca / 100 000 dân mỗi năm) [11].
Ở Mỹ, mỗi năm có từ 1,2- 2 triệu ca bỏng, trong đó 700.000 ca phải
đến cấp cứu tại bệnh viện, 45000-50000 ca phải nằm lại điều trị và 3900
trường hợp tử vong do các biến chứng của bỏng. Bỏng xảy ra ở mọi lứa tuổi,
trong đó trẻ dưới 7 tuổi chiếm 13%, người trên 60 tuổi chiếm 11%, và nam
giới chiếm 70% các trường hợp [9].
Ở các nước có thu nhập cao, trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ bị bỏng cao
nhất, sau đó là nhóm tuổi từ 15-19 tuổi. Gần 75% bỏng ở trẻ nhỏ là từ chất
lỏng nóng, vòi nước nóng hoặc hơi nước. Tại tỉnh Ontario (Canada) có hơn
6.000 nạn nhân bỏng vào cấp cứu mỗi năm (Có dân số khoảng 12.000.000).
Gần một nửa các trường hợp xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tỷ lệ này cao hơn
rất nhiều ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Tại tỉnh Sơn Đông,
Trung Quốc, theo số liệu 5 năm từ các đơn vị bỏng cho thấy trẻ em dưới 10
tuổi chiếm tỉ lệ lớn nhất, tiếp theo là nhóm tuổi từ 20- 30 [11].

10


Bỏng thường xảy ra bất ngờ trong cuộc sống. Một nghiên cứu trong 11

năm tại Phần Lan cho thấy 42,2% các trường hợp bỏng do sức nóng xảy ra ở
trẻ em, trong đó 100% trẻ dưới 3 tuổi là do nước nóng và nghiên cứu ở 4 quốc
gia có thu nhập thấp thấy rằng 65% trường hợp bỏng ở trẻ em xảy ra ở khu
vực trong và xung quanh nhà. Khu vực nhà bếp là hay xảy ra nhất [11].
Nghiên cứu từ năm 1993-2006 trên đối tượng là trẻ dưới 16 tuổi ở Cộng hòa
Czech cho thấy 79% các trường hợp xảy ra ở trong nhà, 18% ở xung quanh
nhà, 3% ở nơi khác [7].
Sự phân bố giới tính của bỏng khác nhau giữa các nước. Một số nước
châu Phi và châu Á như Angola, Bangladesh, Trung Quốc, Kenya và Nigeria
tỷ lệ bỏng ở nam giới cao hơn. Ở những nước khác như Ai Cập và Ấn Độ, tỷ
lệ này lại lớn hơn ở nữ giới [11].
Trong số 1063 nạn nhân bỏng vào cấp cứu tại một Bệnh viện ở Hong
Kong từ 3/1993- 2/1999 thì tỷ số giữa nam: nữ là 1,76: 1. Nạn nhân dưới 15
tuổi chiếm tỷ lệ cao (51,7%) và 42,7% trong số đó là trẻ em dưới 2 tuổi. Tai
nạn xảy ra trong nhà chiếm tới 71,1%. Và tỷ lệ tử vong chiếm 2,3% [10].
Trong một nghiên cứu tương tự tại Taiwan từ tháng 7/1997 đến tháng
6/1999 cho thấy tỷ số giữa nam: nữ là 2,03: 1, 48% các trường hợp xảy ra
trong nhà và nguyên nhân chủ yếu là nhiệt ướt [12].
1.2.2.Tại Việt Nam
Theo thống kê của Viện Bỏng Quốc gia mỗi năm Viện nhận điều trị cho
khoảng 4.000 bệnh nhân bỏng, và ước tính tỷ lệ tử vong khoảng 3-4%, 30%
để lại di chứng nặng nề về sức khỏe, chức năng, thẩm mỹ, tâm lý [19].
Theo nghiên cứu của Đỗ Thanh Long về tình hình thu dung bệnh nhân
bỏng tại Viện Bỏng Quốc Gia năm 2005 cho thấy có 5319 người đến khám,
trong đó có 4457 ca bỏng mới, 1034 ca phải xử lý cấp cứu; 43,28% các đối
tượng là trẻ em; nhiệt ướt là tác nhân gây bỏng hay gặp nhất chiếm tỷ lệ
51,4% [5].

11



Theo thống kê của Viện Bỏng Lê Hữu Trác trong năm 2007-2008 có
5814 lượt nạn nhân bỏng vào khám tại bệnh viện, trong đó số nạn nhân điều
trị nội trú là 3782 (chiếm 65%), số lượt cấp cứu chiếm tỷ lệ khá cao 22,7%
(1321 trường hợp), có tới 3418 trường hợp cần phải phẫu thuật trong quá trình
điều trị (chiếm 58,8%). Trong số những nạn nhân được điều trị, số trường hợp
điều trị do bỏng mới là 2990 trường hợp (chiếm 74%). Số ngày điều trị của
bệnh nhân khá dài trung bình 17,6 ngày.
Trong số những nạn nhân bỏng nhi vào điều trị thì trẻ em dưới 5 tuổi
chiếm tới 86,4%. Khi phân loại bệnh nhân nhi mới vào điều trị theo tác nhân
gây bỏng cho thấy: Nguyên nhân gây bỏng chính yếu là bỏng ướt chiếm
83,2% (chủ yếu do bỏng nước sôi, hơi nước nóng sôi, nước canh nóng...),
bỏng khô chiếm 8,8%. Bỏng nhiệt khô gặp chủ yếu là lửa do hoả hoạn, lửa ga,
lửa cồn, lửa xăng, lửa rơm...chiếm tỷ lệ 70,6% tổng số bỏng nhiệt khô, ngoài
ra do bỏng tiếp xúc với bàn là, ống xả, nhựa nóng chảy, bỏng tia lửa điện [23].
Theo thông tin từ Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác, 3 tháng đầu năm
2010, số bệnh nhân bị bỏng nhập viện là trên 1.000 ca, tăng 20% so với cùng
kỳ năm 2009. Trong đó, bệnh nhân bỏng nặng chiếm 30%, tăng 10% [22].
Tại ĐăkLăk, theo một nghiên cứu của Thái Quang Hùng và cs về đặc
điểm dịch tễ học chấn thương do bỏng ở bệnh nhân nhập viện điều trị tại tỉnh
ĐăkLăk từ 1998- 2002 cho thấy rằng: tỷ suất mắc chấn thương do bỏng là
9,6/100.000 người-năm, 50% những ca bỏng là dưới 4 tuổi, nam bị bỏng
chiếm tỷ lệ khá cao (61,7%), tỷ số giữa nam: nữ là 1,6: 1. Đa số các ca bỏng
xảy ra tại nhà và xung quanh nhà (trên 95%). Nguyên nhân hàng đầu gây
bỏng là nước nóng (63,4%), tiếp đến là các chất gây cháy nổ như xăng, dầu
(20,4%). Hầu hết diện tích bỏng thuộc nhóm 0-9% (31,7%) và 10-19%
(31,9%). Tỷ lệ bệnh nhân được cho là khỏi, đỡ, giảm khi xuất viện là 86,1%.
Tỷ suất tử vong là 2,7%. Thời gian nằm điều trị tại viện thay đổi từ 1- 95
ngày, trung bình là 8 ngày. Chi phí trung bình cho một ca bỏng là 362.000
đồng, tối thiểu là 20.000 đồng và tối đa là 7.000.000 đồng [2].


12


1.2.3. Tình hình sơ cứu bỏng trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.2.1. Trên thế giới
Ở các nước có thu nhập cao, các chiến lược phòng chống bỏng được
thực hiện như: phòng chống cháy thông qua máy phát hiện khói, qui định
nhiệt độ nước nóng, đảm bảo an toàn của hệ thống dẫn điện... đã đạt được
nhũng thành công đáng chú ý. Ví dụ như việc sử dụng máy dò khói đã làm
giảm 61% nguy cơ tử vong từ các vụ cháy nhà ở tại Hoa Kỳ. Một nghiên cứu
khác cũng tiến hành Hoa Kỳ đã chứng minh rằng với mỗi USD chi cho phát
hiện khói thì Mỹ đã tiết kiệm được 28 USD chi liên quan đến sức khỏe. Ngoài
ra phát triển song song công tác chăm sóc bỏng cũng góp phần vào việc hạ
thấp tỷ lệ tử vong và bệnh tật do bỏng ở các quốc gia này: các nạn nhân được
hồi sức tốt hơn, chăm sóc vết thương thông qua các kĩ thuật như ghép da,
kiểm soát nhiễm trùng được cải thiện và thực hiện hiệu quả các chương trình
phục hồi chức năng [8]. Bên cạnh đó nhiều khóa đào tạo cách xử trí ngay tại
chỗ khi tai nạn bất ngờ xảy ra cũng góp phần làm giảm đáng kể các hậu quả
và biến chứng nặng nề do bỏng gây ra.
Điều này là trái ngược với tình hình ở các nước thu nhập thấp và trung
bình nên tỷ lệ tử vong cao. Để giảm gánh nặng từ bỏng trên toàn thế giới, Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) đã gia nhập với International Society for Burn
Injuries (ISBI) và một số cơ quan đối tác khác để phát triển và ban hành các
chương trình phòng, chống cháy, chăm sóc và các chương trình phục hồi [13].
1.3.2.2. Tại Việt Nam
Phần lớn người bệnh khi bị bỏng, vì không biết những thông tin về điều
trị, cấp cứu… nên tự điều trị ở nhà hoặc nhờ thầy lang chữa bỏng khiến không
ít bệnh nhân buộc phải nhập viện với chi phí điều trị tăng cao và những biến
chứng nặng nề, thậm chí tử vong.


13


Các giải pháp thường được chọn là:
- Bôi nước mắm, dấm, lòng đỏ trứng, xát muối: làm bệnh nhân đau đớn hơn,
dễ bị sốc, nguy cơ nhiễm trùng rất lớn làm cho việc điều trị càng trở nên phức
tạp và nguy hiểm hơn.
- Bôi kem đánh răng: khiến bệnh nhân đã bỏng lửa lại thêm bị bỏng kiềm.
Tổn thương sẽ sâu hơn và dễ hoại tử.
- Bôi dầu cá: có tác dụng giữ nhiệt, nhiệt không thoát ra ngoài được, vết bỏng
càng có nguy cơ sâu hơn.
- Dùng các thuốc Đông y sai như: Dùng thuốc hoặc chế phẩm có tính tạo
màng bôi lên vết bỏng, khi màng thuốc khô, tạo garo tự nhiên gây hoại tử chi
thể hoặc các thuốc “gia truyền” đều do các ông lang tự chế, không có kiểm
nghiệm của cơ quan chức năng. Hoặc khi bị bỏng do điện giật, nhiều ông lang
quan niệm âm – dương phải hòa hợp, nên đã vứt bệnh nhân xuống bùn, gây
nhiễm trùng uốn ván… kết quả số ca bỏng mà Viện Bỏng quốc gia tiếp nhận
do dùng thuốc Đông y tăng dần qua các năm: năm 2006 có 163 ca, năm 2007
có 198 ca, năm 2008 có 126 ca [25].
Điều đáng bàn, không chỉ người dân mà ngay cả các y bác sỹ tuyến cơ
sở cũng chưa có hiểu biết trong sơ cứu bỏng. Cứ thấy bệnh nhân bỏng nặng,
chưa kịp tiến hành sơ cứu đã vội chuyển người bệnh lên tuyến trên là nguyên
nhân khiến bệnh nhân bị sốc nặng hoặc để lại những di chứng bỏng nặng nề
[20]. Kết quả là có khoảng 30% các ca bỏng trở nên trầm trọng hơn khi
chuyển tới các Bệnh viện tỉnh hoặc Trung ương [19].
Theo Hồ Thị Dung và cs khi điều tra nhận thức của các bà mẹ có con
dưới 5 tuổi cho thấy có 68,8% biết điều trị bỏng tốn kém, 79% biết bỏng có
thể dẫn đến tử vong và 77,6% cho rằng bỏng có thể để lại sẹo xấu. Các bà mẹ
biết rằng nhiệt ướt là nguyên nhân gây bỏng nhiều nhất và trẻ chủ yếu bị bỏng

tai nhà (75%) nhưng 78,2% số bà mẹ cho rằng do tự ý trẻ gây ra mà chưa thấy

14


trách nhiệm của người lớn trong việc để trẻ bị bỏng. Tỷ lệ các bà mẹ nhận
thức sai về sơ cứu bỏng chiếm tỷ lệ cao, chỉ có 15,4% dùng nước lạnh ngâm
rửa vết bỏng, 36,2% cắt bỏ quần áo, 28,6% băng phủ vết bỏng và 37,4% cho
trẻ uống nước. Tuy nhiên tỷ lệ các bà mẹ cho rằng bỏng điều trị tốt nhất là tại
Bệnh viện (33,8%) và Trạm xá (44,8%) chiếm đa số [1],[2].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Như Lâm và Đặng Thị Bích Hòa (2005)
chỉ có 23,19% bệnh nhân bỏng được làm lạnh bề mặt vết bỏng bằng nước
lạnh ngay sau tai nạn trước khi chuyển đến điều trị tại Viện Bỏng Quốc Gia.
Các vật liệu được bôi vào vết bỏng gồm dầu cá, mỡ trăn, kem đánh răng, lá
cây các loại thậm chí lẫn bùn, vôi bột… Trong số 198 bệnh nhân được chuyển
đến từ các cơ sở y tế 38,84% số bệnh nhân không được hồi sức dịch thể khi
cấp cứu, gần một nửa số bệnh nhân không được truyền dịch trên đường vận
chuyển đặc biệt là trẻ em, 63,13% số bệnh nhân không được xử lí vết bỏng
trước khi vận chuyển, chỉ có 24% số trường hợp chẩn đoán diện tích bỏng
phù hợp với chẩn đoán của Viện bỏng [4].
Theo nghiên cứu của Hồ Thị Xuân Hương trong 20 năm (1985-2004)
về đặc điểm trẻ em điều trị tại Viện bỏng Quốc gia cho thấy 80,74% trẻ không
được xử lý đúng tại gia đình ngay khi bị bỏng [3].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tuấn về tình trạng tai nạn bỏng trẻ
em nhập Viện Bỏng Quốc Gia năm 2006 cho thấy có 42,8% trường hợp ngâm
rửa vết bỏng bằng nước lạnh; 35,9% trường hợp không xử trí gì và 21,3% các
trường hợp xử trí sai, không đúng theo khuyến cáo; chỉ có 1,5% băng che phủ
vết bỏng [6].
Viện bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác và Quỹ Châu Á triển khai dự án
“Phòng chống tai nạn bỏng cho cộng đồng, tập trung vào đối tượng trẻ em và

nhóm nguy cơ cao” với kinh phí là 125.000 USD, dự án này được triển khai
từ 6/2007 - 6/2008 trên toàn quốc, đặc biệt tập trung ở những khu vực có tỷ lệ

15


tai nạn bỏng cao nhằm mục tiêu giảm thiểu tai nạn bỏng ở Việt Nam. Ngoài
ra, dự án còn hướng tới giảm thiểu tối đa tỷ lệ sai sót do sơ cấp cứu ở tuyến y
tế cơ sở [19].
Kết quả điều tra của dự án về thực trạng của các tuyến y tế cơ sở đối
với vấn đề dự phòng, sơ cứu, cấp cứu, vận chuyển và điều trị bỏng tại 200 cơ
cở y tế tuyến xã, tuyến huyện, có tới 89% cán bộ y tế không được đào tạo cơ
bản về bỏng, 93% cơ sở không có tài liệu, sách hướng dẫn về điều trị dự
phòng, sơ cứu, cấp cứu và điều trị cơ bản về bỏng. Tuy nhiên, cũng có một tín
hiệu đáng mừng là dự án này đã thể hiện được hiệu quả rõ rệt trong việc tác
động nhận thức của người dân, nhân viên y tế tuyến cơ sở về tác hại của bỏng
cũng như cách sơ cứu, phòng cứu đúng. Trước đây, theo thống kê của Viện
Bỏng, có khoảng 80% bệnh nhân bỏng trước khi vào viện sơ cứu ban đầu sai.
Hiện tại, trong 6 tháng đầu năm 2008, tỷ lệ bệnh nhân được sơ cứu, cấp cứu
đúng sau bỏng tăng lên một cách rõ rệt, khoảng 72% số bệnh nhân được sơ
cứu đúng. Theo Nguyễn Viết Lượng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Viện
Bỏng Quốc gia, trong những tháng gần đây số lượng bệnh nhân bỏng vào
Viện Bỏng tăng lên đột ngột, đặc biệt là bệnh nhân bỏng thuộc 10 tỉnh miền
núi phía Bắc. Tuy nhiên, nguyên nhân không phải do tình hình bệnh nhân
bỏng tăng lên mà do số người dân biết được các thông tin về sơ cứu, cấp cứu
và điều trị bỏng cũng như thông tin về các cơ sở y tế điều trị bỏng thông qua
dự án, nên khi bị bỏng, thay vì tự điều trị ở nhà hay thầy lang, nhiều người đã
tìm đến viện điều trị….
Tuy nhiên, để đáp ứng điều trị cho khoảng 850.000 bệnh nhân bỏng
mỗi năm thì cơ sở y tế còn quá nhiều hạn chế. Có đến 95,4% cơ sở y tế thiếu

trang thiết bị điều trị bỏng. Do đó thời gian tới, Bộ Y tế cần củng cố, xây dựng
thêm các cơ sở chuyên khoa bỏng, trung tâm bỏng thuộc các bệnh viện lớn,
nhất là ở những nơi mà tầm bao phủ của các trung tâm bỏng lớn hiện nay
không đảm bảo được [17].

16


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
 Toàn bộ bệnh án về bệnh nhân bỏng nhập viện điều trị tại Bệnh viện đa
khoa tỉnh ĐăkLăk trong năm 2010.
 Chủ các hộ gia đình tại 30 xã/phường/thị trấn thuộc các huyện/thành phố/thị
xã trong toàn tỉnh ĐăkLăk.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1 Địa điểm
 Bệnh viện đa khoa tỉnh ĐăkLăk.
 Nghiên cứu được tiến hành tại 30 xã/phường/thị trấn của tỉnh ĐăkLăk.
2.2.2 Thời gian
Từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
 Nghiên cứu hồi cứu các ca bỏng điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh ĐăkLăk
năm 2010.
 Nghiên cứu cắt ngang mô tả về kiến thức của người dân về sơ cứu bỏng.
2.3.2. Chọn mẫu
 Đối với nghiên cứu hồi cứu: chúng tôi tiến hành khảo sát tất cả các ca bỏng
nhập viện điều trị tại bệnh viện tỉnh ĐăkLăk năm 2010.
 Đối với nghiên cứu cắt ngang mô tả:


17


2.3.2.1. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng cho một tỉ lệ:

n Z 2 
1

2

p.q
d2

Trong đó:
n: Cỡ mẫu cần điều tra.
Z: Giá trị thu được từ bảng Z ứng với mức ý nghĩa thống kê . Ở
đây ta chọn  = 0,05 ta có Z= 1,96.
p: Tỷ lệ ước tính trong quần thể. Trong đề tài này chọn p = 0,5 áp
dụng để tính cỡ mẫu cho nghiên cứu này.
d: Là khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu (p) và tỷ lệ
quần thể (P). Khoảng sai lệch này được xác định tùy theo ý tưởng của người
nghiên cứu. Ở đây ta chọn d = 0,05.
n = (1.96)2 x 0,5 x 0,5 / (0.05)2 = 384
Như vậy mẫu điều tra sẽ là 384 người.
Để tăng độ tin cậy cho mẫu và trong điều kiện cho phép chúng tôi tăng
cỡ mẫu lên khoảng 10% nên số mẫu được chọn là 420 mẫu.
2.3.2.2 Phương pháp chọn mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu theo cụm.

 Số cụm: đơn vị cụm là xã/phường/thị trấn.
 Chọn cụm
Liệt kê danh sách 184 xã/phường/thị trấn theo thứ tự của từng
huyện/thành phố /thị xã và chọn bước nhảy theo công thức k=184/30 và lựa
chọn xã đầu tiên theo bảng số ngẫu nhiên, xã tiếp theo sẽ bằng số thứ tự của
xã đó cộng với bước nhảy. Cứ lần lượt như vậy để chọn ra 30 cụm nghiên
cứu. Như vậy, với số mẫu là 420 đối tượng thì mỗi cụm sẽ nghiên cứu 14 đối
tượng.

18


 Chọn đối tượng nghiên cứu
Tại mỗi cụm nghiên cứu, đối tượng đầu tiên là chủ hộ gia đình ở đối
diện với trạm y tế xã, sau đó điều tra theo kiểu cổng liền cổng (Door to Door )
cho tới khi đủ số lượng của từng cụm. Mỗi một Hộ gia đình chỉ lựa chọn một
đối tượng tham gia nghiên cứu.
 Tiêu chuẩn chọn lựa đối tượng vào mẫu
Các chủ hộ gia đính có hộ khẩu thường trú tại các điểm nghiên cứu,
không phân biệt giới tính. Chấp thuận tham gia sau khi được hướng dẫn, giải
thích các vấn đề của cuộc nghiên cứu.
 Tiêu chuẩn loại ra không đưa vào mẫu
Những người từ chối tham gia, những người bị bệnh tâm thần, câm,
điếc, không có khả năng giao tiếp, những người vắng mặt tại địa phương
trong thời điểm điều tra sau 2 lần mời hoặc tiếp xúc mà không gặp được.
Không chấp thuận tham gia sau khi được tư vấn các vấn đề của cuộc
nghiên cứu.
2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu
2.3.3.1. Công cụ thu thập
 Toàn bộ các bệnh án của các bệnh nhân điều trị bỏng tại Bệnh viện đa khoa

tỉnh ĐăkLăk.
 Phỏng vấn trực tiếp 420 đối tượng trong danh sách đã chọn dựa theo bảng
câu hỏi lập sẵn.
2.3.3.2. Kiểm soát sai lệch thông tin
 Tất cả các thành viên của tổ điều tra được tập huấn cách chọn các đối tượng
nghiên cứu, và nội dung của bộ câu hỏi.
 Để tạo độ tin tưởng cho công tác nghiên cứu, vận động các Chủ hộ gia đình
và nhân viên y tế thôn buôn khuyến khích mọi người tham gia để tìm hiểu
thông tin một cách đầy đủ và chính xác.
 Những trường hợp đối tượng không biết tiếng Kinh thì có nhân viên y tế xã
hoặc nhân viên y tế thôn buôn là người tại chỗ phiên dịch. Có giám sát trong

19


quá trình điều tra để đảm bảo việc thu thập số liệu chính xác và các biểu mẫu
ghi đầy đủ.
2.3.3.3. Biến số nghiên cứu
2.3.3.3.1. Biến số về dịch tễ
 Giới tính: có 2 giá trị là nam và nữ.
 Tuổi: được chia làm 4 nhóm là dưới 6 tuổi, 6 đến dưới 18 tuổi, 18 đến dưới
60 tuổi và trên 60 tuổi.
 Nghề nghiệp: bao gồm các nhóm: làm nông, công nhân, buôn bán, đi học,
còn nhỏ, nghề tự do.
 Thời gian xảy ra bỏng: gồm 12 giá trị từ tháng 1 đến tháng 12.
 Nơi xảy ra bỏng: bao gồm: trong nhà, xung quanh nhà, nơi làm việc và nơi khác.
 Tác nhân gây bỏng: bao gồm các nhóm: Nước nóng, lửa, chất cháy nổ
(xăng, dầu, ga…), điện, chất hóa học, đồ dùng nấu ăn, cám heo nóng.
 Diện tích bỏng: được chia làm 10 nhóm: 0-9%, 10-19%, 20-29%, 30-39%,
40-49%, 50-59%, 60-69%, 70-79%, 80-89%, trên 90%.

 Kết quả điều trị: bao gồm các nhóm: Khỏi, đỡ /giảm, không thay đổi, nặng
hơn, tử vong.
2.3.3.3.2. Biến số về kiến thức sơ cứu bỏng
 Các biến số nền
+ Dân tộc: bao gồm: Kinh, Ê đê, M’Nông, Khác.
+ Nghề nghiệp: bao gồm: nông dân, công nhân, hành chính sự nghiệp, khác.
+ Trình độ học vấn: chia làm 5 nhóm: không biết chữ hoặc chưa hết tiểu học,
tiểu học (cấp 1), trung học cơ sở (cấp 2), trung học phổ thông (cấp 3), trên
trung học phổ thông (trung cấp,cao đẳng, đại học, sau đại học).
 Các biến số đánh giá kiến thức chung của người dân về bỏng

20


+ Nhận biết được bỏng độ 2 khi thấy vùng da bị đỏ lựng và phồng lên
những túi nước: gồm 2 giá trị có hoặc không.
+ Biết bỏng độ 3 nguy hiểm nhất vì ảnh hưởng đến lỗ chân lông, tuyến
mồ hôi hay lớp mỡ dưới da: gồm 2 giá trị có hoặc không.
+ Biết bỏng có thể gây tử vong: gồm 2 giá trị có hoặc không.
+ Biết bỏng có thể gây hạn chế tầm vận động và ảnh hưởng đến tâm lí:
gồm 2 giá trị có hoặc không.
+ Biết điều trị bỏng tốn kém: gồm 2 giá trị có hoặc không.
 Tác nhân gây bỏng hay gặp theo nhận thức của người dân: bao gồm các
nhóm: nhiệt ướt (nước sôi, dầu mỡ sôi, canh nóng, cám nóng…), nhiệt khô
(lửa, tia lửa điện,…), hóa chất: acid và bazơ, điện, các tia vật lí, khác.
 Kiến thức về sơ cứu bỏng
+ Bước xử trí đầu tiên nạn nhân bỏng: gồm các nhóm: dội nước lã lên
người nạn nhân, gọi bác sĩ, đưa nạn nhân ra khỏi nguồn gây bỏng.
+ Phương pháp xử trí vết thương ngay sau tai nạn: bao gồm các nhóm:
không xử trí gì; bôi kem đánh răng, nước mắm, mỡ trăn; làm lạnh vết bỏng

với nước sạch (160C-200C) trong vòng 20 - 30 phút, băng ép nhẹ vùng bị
bỏng, tránh làm vỡ các nốt phồng nước; chườm đá; rắc kháng sinh.
+ Tác dụng của việc làm mát vết bỏng với nước sạch: bao gồm các nhóm:
hạ nhiệt tại chỗ khiến tổn thương không ăn sâu vào trong, giảm đau, giảm
nguy cơ gây sốc cho bệnh nhân; nốt phồng nước to hơn; không biết.
+ Xử trí khi vết bỏng bị áo quần che phủ: bao gồm các nhóm: cởi quần áo;
cắt quần áo; để nguyên quần áo.
+ Xử trí bỏng hóa chất: bao gồm các nhóm: Bao gồm các bước: rửa sạch
hóa chất khỏi bề mặt da dưới vòi nước sạch trên 15 phút (chải sạch trước khi
rửa nếu hóa chất là dạng bột). Cởi quần áo và trang sức bị dính hóa chất. Che

21


phủ lên vùng bỏng: băng gạc khô, vô trùng hoặc quần áo sạch; xử trí như các
loại bỏng thông thường; không biết.
+ Bước xử trí đầu tiên khi thấy người bị bỏng do điện: bao gồm 2 nhóm:
Ngắt nguồn điện; dùng vật dụng để bảo vệ bạn trước khi ngắt nguồn điện.
+ Xử trí nạn nhân bỏng điện: gồm 3 nhóm: Đưa đến bệnh viện ngay; Hô
hấp nhân tạo cho nạn nhân tại chỗ cho đến khi nạn nhân thở lại mới vận
chuyển đến cơ sở y tế; Không biết.
 Nơi chữa bỏng tốt: gồm các nhóm: tại nhà, trạm xá, thầy lang, bệnh viện,
khác.
 Nguồn tiếp nhận thông tin của người dân về sơ cứu bỏng: bao gồm các
nhóm: các chương trình trên TV; các chương trình trên Radio; loa phát thanh
của xã, phường; từ y tế thôn, buôn; từ các hướng dẫn của Trạm y tế xã,
phường; từ nguồn khác; chưa nghe nói.
2.4. Xử lý số liệu
 Sau khi đã thu thập xong số liệu, chúng tôi sẽ sử dụng những số liệu được
để tổng hợp và phân tích.

 Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1.
 Xử lý số liệu bằng các phương pháp thống kê y học.
2.5. Khía cạnh đạo đức đề tài
Thực hiện việc thu thập số liệu dựa trên sự đồng ý và thống nhất của Sở
Y tế. Phỏng vấn hộ gia đình trên cơ sở tự nguyện và đồng ý tham gia của các
đối tượng được phỏng vấn.Toàn bộ số liệu thu thập được chỉ sử dụng cho mục
đích khoa học và việc phòng chống và sơ cứu bỏng ngày một tốt hơn trong
cộng đồng.

22


×