Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

xác ðịnh tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan b và tỉ lệ tiêm chủng vắc xin ở trẻ em từ 2 tuổi ðến 10 tuổi tỉnh gia lai, nãm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA Y DƯỢC

XÁC ĐỊNH TỈ LỆ NHIỄM VI RÚT VIÊM GAN B
VÀ TỈ LỆ TIÊM CHỦNG VẮC XIN Ở TRẺ EM
TỪ 2 TUỔI ĐẾN 10 TUỔI TỈNH GIA LAI, NĂM 2010

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA Y DƯỢC

XÁC ĐỊNH TỈ LỆ NHIỄM VI RÚT VIÊM GAN B
VÀ TỈ LỆ TIÊM CHỦNG VẮC XIN Ở TRẺ EM
TỪ 2 TUỔI ĐẾN 10 TUỔI TỈNH GIA LAI, NĂM 2010

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA

Người hướng dẫn :


Gs Đặng Tuấn Đạt
Bs Đỗ Thị Tam Giang

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ELISA

: Enzyme-linked immunosorbent assay

GAVI

: The Global Alliance for Vaccines and Immunisation (Tổ chức toàn cầu về
vắc xin và tiêm chủng)

HBsAg

: Hepatilis B surface antigen (kháng nguyên bề mặt)

HBeAg

: Hepatilis B evelop antigen (kháng nguyên lõi)

WHO

: Tổ chức y tế thế giới

TCMR


: Tiêm chủng mở rộng

UNICEF

: Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

VGB

: Viêm gan B

VGBSS

: Viêm gan B sơ sinh

VGB1

: Viêm gan B mũi 1

HBV

: Vi rút Hepatitis B

3


MỤC LỤC
Nội dung

Trang


Đặt vấn đề.......................................................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................2
Chương I. Tổng quan tài liệu .........................................................................................3
1. Sơ lược về bệnh viêm gan B ....................................................................................3
2.Tóm tắt về địa điểm nghiên cứu................................................................................ 12
Chương II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu .................................................14
Chương III. Kết quả .....................................................................................................22
1.Tình hình nhiễm vi rút VGB......................................................................................22
2. Tình hình tiêm chủng vắc xin VGB ở tỉnh Gia Lai .................................................28
3. Tỷ lệ tiêm chủng VGB và tỷ lệ nhiễm HBV.............................................................37
Chương IV. Bàn luận .....................................................................................................43

1 Bàn luận về tỉ lệ nhiễm HBV ở trẻ em tỉnh Gia Lai 2000-2008 ...........43
2. Bàn luận về tỷ lệ tiêm chủng.................................................................46
3. Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin VGB và tỷ lệ nhiễm HBV.............................50
4. Bàn luận về nơi sinh và tỷ lệ nhiễm......................................................51
Chương V. Kết luận........................................................................................................52
Chương VI. Kiến nghị ...................................................................................................54
Tài liệu tham khảo

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.1. Tỷ lệ nhiễm HBV phân tích theo độ tuổi (2000-2008)

22

Bảng 3.1.2 Tỷ lệ trẻ nhiễm HBV theo nhóm tuổi


24

Bảng 3.1.3. Tỉ lệ nhiễm HBV phân tích theo giới

25

Bảng 3.1.4. Tỉ lệ nhiễm HBV phân theo nhóm dân tộc

26

Bảng 3.1.5. Tỉ lệ nhiễm HBV phân theo địa dư

27

Bảng 3.2.1. Tình hình TCMR ở tỉnh Gia Lai qua các năm

28

Bảng 3.2.2. Tỷ lệ trẻ tiêm chủng vắc xin VGB qua các năm theo nghiên cứu

30

Bảng 3.2.3. Tỷ lệ trẻ tiêm chủng vắc xin viêm gan B phân theo nhóm tuổi

32

Bảng 3.2.4. Tỷ lệ trẻ tiêm chủng phân theo địa dư

33


Bảng 3.2.5. Tỷ lệ tiêm VGB1 VGB2, VGB3 của nhóm trẻ điều tra

34

Bảng 3.2.6. Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin viêm gan B phân theo nhóm tuổi

36

Bảng 3.3.1. Tỷ lệ trẻ tiêm chủng và tỷ lệ nhiễm HBV ở Gia Lai 2000 -2008

37

Bảng 3.3.2. Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB và tỷ lệ nhiễm phân theo nhóm tuổi

39

Bảng 3.3.3. Tỷ lệ mắc giữa nhóm tiêm VGB và nhóm không tiêm

40

Bảng 3.3.4. Tỷ lệ nhiễm giữa nhóm tiêm vắc xin VGBSS và nhóm không tiêm

41

5


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1.1. Tỷ lệ nhiễm HBV phân tích theo độ tuổi (2000-2008)


23

Bảng 3.1.2 Tỷ lệ trẻ nhiễm HBV theo nhóm tuổi

24

Bảng 3.1.3. Tỉ lệ nhiễm HBV phân tích theo giới

25

Bảng 3.1.4. Tỉ lệ nhiễm HBV phân theo nhóm dân tộc

26

Bảng 3.1.5. Tỉ lệ nhiễm HBV phân theo địa dư

27

Bảng 3.2.1. Tình hình TCMR ở tỉnh Gia Lai qua các năm

29

Bảng 3.2.2. Tỷ lệ trẻ tiêm chủng vắc xin VGB qua các năm theo nghiên cứu

31

Bảng 3.2.3. Tỷ lệ trẻ tiêm chủng vắc xin viêm gan B phân theo nhóm tuổi

32


Bảng 3.2.4. Tỷ lệ trẻ tiêm chủng phân theo địa dư

33

Bảng 3.2.5. Tỷ lệ tiêm VGB1 VGB2, VGB3 của nhóm trẻ điều tra

35

Bảng 3.2.6. Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin viêm gan B phân theo nhóm tuổi

36

Bảng 3.3.1. Tỷ lệ trẻ tiêm chủng và tỷ lệ nhiễm HBV ở Gia Lai 2000 -2008

38

Bảng 3.3.2. Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB và tỷ lệ nhiễm phân theo nhóm tuổi

39

Bảng 3.3.3. Tỷ lệ mắc giữa nhóm tiêm VGB và nhóm không tiêm

40

Bảng 3.3.4. Tỷ lệ nhiễm giữa nhóm tiêm vắc xin VGBSS và nhóm không tiêm

42

6



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, bằng lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- Ban giám hiệu trường Đại Học Tây Nguyên.
- Phòng đào tạo trường Đại Học Tây Nguyên.
- Phòng nghiên cứu khoa học trường Đại Học Tây Nguyên
- Ban chủ nhiệm khoa Y-Dược trường Đại Học Tây Nguyên.
- Bệnh viện đa khoa tỉnh Đăk Lăk và bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa.
- Tất cả các thầy cô giáo, các bác sỹ đã tận tình dạy bảo và giúp đỡ em trong 6 năm
học .
- Viện vệ sinh dịch tễ khu vực Tây Nguyên và các anh, chị trong viện đã giúp đỡ em
trong việc thu thập số liệu cho đề tài.
- Gs Đặng Tuấn Đạt viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ khu vực Tây Nguyên, Bs Đỗ
Thị Tam Giang Viện vệ sinh dịch tễ đã dành thời gian tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho em
trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
- Cha mẹ đã luôn lo lắng hy sinh cho chúng con và hằng mong cho chúng con nên
người. Anh chị em, bạn bè đã luôn khuyên bảo, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập.
Buôn Ma Thuột, tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Phương Khánh

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo ước tính của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), hiện trên thế giới có hơn
2 tỉ người đã từng nhiễm vi rút viêm gan B. Trong đó khoảng 400 triệu người mang
vi rút viêm gan B mãn tính, tập trung chủ yếu ở châu Phi, châu Á. Khu vực Tây
Thái Bình Dương có 250 triệu người mang vi rút viêm gan B mãn tính (chiếm
7



khoảng 1/4) tỷ lệ nhiễm ở các nước: Trung Quốc: 43%, Đài Loan: 15-20%, Hàn
quốc: 12%, Brunei: 8-10%, Việt Nam: 10-14%.[12] Mỗi năm có khoảng 500.000700.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến nhiễm vi rút viêm gan B: Viêm
gan mãn tính, cấp tính, suy gan, xơ gan, ung thư gan.
Việt Nam nằm trong vùng lưu hành của vi rút viêm gan B, tỉ lệ nhiễm vi rút
viêm gan B khoảng 8-20% dân số, khoảng trên 10 triệu người nhiễm vi rút VGB.
25%-40% trong số đó tử vong do xơ gan hoặc ung thư gan [14]. Tỷ lệ tử vong ở
người bị VGB cấp tính: 1-2%. Khoảng 10% trong số người nhiếm vi rút VGB cấp
trở thành người mang mầm bệnh mạn tính. Nguy cơ nhiễm trùng mạn tính giảm
theo tuổi: 90% trẻ nhỏ bị nhiễm vi rút VGB do mẹ truyền trở thành người mang
trùng, 30-50% trẻ bị nhiễm trùng lúc 2-5 tuổi trở thành người mang trùng. Ở người
lớn là 6-10% và ¼ trong số họ có thể chết vì xơ gan, ung thư gan[6].
Mỗi năm, khoảng 2 triệu phụ nữ mang thai trên toàn quốc, một số phụ nữ có
thai mang mầm bệnh viêm gan B có thể truyền cho con trong quá trình sinh đẻ là
44%. Đặc biệt số phụ nữ có thai có kháng nguyên lõi hoạt động (HbeAg) sẽ truyền
cho con khoảng 90%

[11]

. Để giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B và gánh nặng

bệnh tật do vi rút VGB gây ra, chủ trương của nhà nước đã từng bước đưa vắc xin
viêm gan B vào chương trình TCMR từ năm 1997. Khởi đầu triển khai tiêm trên
phạm vi hẹp ở một số vùng có nguy cơ cao, đến năm 2002-2003 mở rộng tiêm cho
trẻ dưới 1 tuổi trên toàn quốc. Để đánh giá hiệu quả của hoạt động 10 năm triển
khai tiêm vắc xin viêm gan B, chương trình TCMR quốc gia tổ chức đánh giá tỷ lệ
nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ em từ 2 đến 10 tuổi trên toàn quốc: số tỉnh thành
được chon đại diện cho các vùng miền là 53 tỉnh. Trong số đó có 3 tỉnh thuộc Khu
vực Tây Nguyên: Gia Lai, Đăk lăk và Đăk Nông.


8


Cùng tham gia với cả nước đánh giá tỷ lệ nhiễm vi rút VGB, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Xác định tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B và tỉ lệ tiêm
chủng vắc xin ở trẻ em từ 2 tuổi đến 10 tuổi tỉnh Gia Lai, năm 2010”

Mục tiêu nghiên cứu:
1.
2.

Xác định tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B của trẻ em từ 2 đến 10 tuổi ở
tỉnh Gia Lai.
Xác định tỷ lệ tiêm vắc xin phòng viêm gan B:
 Tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin viêm gan B
 Tỷ lệ tiêm VGB1 < 24 giờ sau khi sinh

9


Chương I:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Sơ lược về bệnh viêm gan B
1.1. Bệnh viêm gan B là gì?
Bệnh viêm gan B do vi rút viêm gan B (Hepatitis B virus) gây ra. Vi rút
VGB (HBV) thuộc họ Hepadnaviridae.
Bộ gen của HBV là phân tử ADN vòng có cấu trúc mạch kép không hoàn
toàn, kích thước 3200 base, được cấu tạo bởi 2 sợi có chiều dài không bằng nhau
chứa các gen: S, C, P và X.

Hạt vi rút có 3 dạng tiểu thể: tiểu thể hình cầu nhỏ, tiểu thể hình ống, tiểu thể
hình cầu lớn (thể Dane) [12].

10


1.2. Các dấu ấn của vi rút VGB:
1.2.1. HBsAg (Hepatitis B surface Antigen – Kháng nguyên bề mặt)
Xuất hiện sớm trong huyết thanh từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 15 sau
khi nhiễm HBV, đạt đỉnh cao trước khi xuất hiện triệu chứng vàng da từ 1 tuần đến
1 tháng. Xuất hiện đồng thời với HBsAg là DNA Polymernase biểu thị nhiễm HBV
đang hoạt động và phát triển. HBsAg là dấu ấn đầu tiên và giảm dần khi xuất hiện
các triệu chứng lâm sàng. HBsAg có thể tồn tại dai dẳng vài tuần, vài tháng hoặc
cả đởi trong huyết thanh người nhiễm HBV. Đólà những trường hợp mang kháng
nguyên VGB mạn tính [11].
1.2.2. Anti–HBsAg (Hepatitis B surface antibody)
Xuất hiện muộn từ vài ngày đến vài tuần sau khi nhiễm HBV. Nó có
thể giảm dần hoặc biến mất hoặc tồn tại rất lâu. Việc phát hiện Anti – HBsAg trong
máu đánh giá thời kỳ hồi phục của bệnh nhân VGB. Và quan trọng hơn là tồn tại
Anti – HBsAg bảo vệ cơ thể chống tái nhiễm HBV. Đây cũng là nguyên lý sản xuất
vắc xin phòng bệnh viêm gan B: dùng HBsAg làm kháng nguyên [9].
1.2.3. HBcAg và Anti–HBc (Hepatitis B core Antigen và HepatitisB core
antibody)
HBcAg (kháng nguyên lõi): xuất hiện trong huyết thanh không ở dang
tự do mà nằm trong tiểu thể Dane, ngoài ra còn phát hiện trong nhân tế bào gan.
Anti-HBc: là kháng thể kháng HBcAg, gồm 2 lớp kháng thể là IgM và
IgG. IgM xuất hiện sớm và mất đi ở thời kỳ hồi phục, IgM xuất hiện với nồng độ
cao trong huyết thanh chứng tỏ HBV đang hoạt động. IgG xuất hiện muộn nhưng
tồn tại rất lâu có khi cả đời, và thường là dấu hiệu của người nhiễm HBV mạn tính.
1.2.4. HBeAg và anti – HBeAg (Hepatitis B evelope Antigen)


11


Chỉ xuất hiện khi có HBsAg trong huyết thanh, trong VGB cấp tính.
Nó tồn tại rất ngắn, mất đi cả trước HBsAg. Khi HbcAg bị phân hủy sẽ tạo ra
HBeAg giải phóng vào tế bào gan và huyết thanh [9].
Anti – HBeAg xuất hiện khi ở giai đoạn hồi phục của VGB cấp tính
nó tồn tại trong nhiều năm hoặc cả đời.
1.2.5. HBV-DNA hay HBV copies ( Acid nhân của HBV)
Xét nghiệm chính xác giúp phát hiện HBV-DNA trong huyết thanh là
phản ứng khuyếch đại gen PCR.
HBV-DNA > 105 copies/ml : chứng tỏ có sự nhân lên của vi rút trong
máu.
HBV-DNA > 105 copies/ml : âm tính.
1.3. Triệu chứng
1.3.1. Triệu chứng lâm sàng& tiến triển của bệnh:
Người bị nhiễm vi rút viêm gan B có thể trở thành người bị bệnh cấp tính
hoặc hoặc không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh. Họ có thể qua khỏi và cơ
thể có miễn dịch suốt đời hoặc trở thành người mang trùng mãn tính thường kéo
dài suốt cả cuộc đời. Xét nghiệm máu mới xác định được đó là người mắc bệnh
hay chỉ là người mang vi rút.
Hầu hết các nhiễm trùng cấp tính ở người lớn đều khỏi và có ít người trở
thành người mang mầm bệnh mãn tính. Tuy nhiên nhiều trẻ em thậm chí chúng
không có biểu hiện cấp tính cũng trở thành người mang mầm bệnh mãn tính và
nhiều trường hợp bệnh tiến triển với những biến chứng nặng.
Bệnh viêm gan B cấp tính: Người bị nhiễm vi rút viêm gan B sau một thời
gian ủ bệnh thường là 3-4 tháng, dao động trong khoảng 6 tuần đến 6 tháng. Các
12



dấu hiệu và triệu chứng thường kéo dài vài tuần bao gồm chán ăn, mệt mỏi, buồn
nôn, đau bụng, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, có ban ở da và đau khớp.
Khoảng 1-2% người bị viêm gan B cấp tính sẽ bị chết [6].
Nhiễm vi rút viêm gan B mãn: khoảng 10% người nhiễm vi rút viêm gan B
cấp tính trở thành người nhiễm trùng mãn tính, nguy cơ nhiễm trùng mãn tính giảm
theo tuổi. 90% trẻ nhỏ bị nhiễm viêm gan B do mẹ truyền trở thành người mang
trùng. 30%-50% trẻ bị nhiễm vi rút viêm gan B lúc 2-5 tuổi trở thành người mang
trùng. Ở người lớn là 6%-10% [6].
Những người mang trùng mãn tính thường không có triệu chứng nhưng họ
có thể làm lan truyền bệnh sang người khác. Khoảng 25% người mang trùng mãn
tính có thể bị chết do xơ gan hoặc ung thư gan.
1.3.2 Triệu chứng cận lâm sàng
 Xét nghiệm đặc hiệu
Test

Viêm gan siêu vi B cấp

Viêm gan siêu vi B mãn

Thể không hoạt
động

HBsAg

++

++

++


anti-HBs

--

--

--

HBeAg

++

--

--

anti-HBe

--

++

++

anti-HBc

++

++


++

IgM anti-

--

--

--

>2 x 10 4 IU/mL

>2 x 10 3 IU/mL

< 2 x 10 3 IU/mL

Cao

Cao

4
(< 10
copies/mL)
Bình
thường

HBc
HBV DNA
ALT cấp


ALT = alanine aminotransferase.
13


Đánh dấu sau khi chủng ngừa cho viêm gan siêu vi B
Thuốc chủng ngừa HBV mang HBsAg tái tổ hợp,sử dụng cho bệnh nhân có HBV
DNA (-) và các kháng nguyên HBV (-). Hơn 90% người nhận sự bảo vệ chốngHBs. Vắc xin không làm (+) với anti-HBc trừ khi họ trước đây bị nhiễm HBV.
 Các xét nghiệm khác:
AST và ALT tăng
GGT và PA tăng
Bilirubin tăng.
Chẩn đoán hình ảnh
Một số phương pháp được dùng để thu hình ảnh của gan bao gồm siêu âm,
chụp vi tính cắt lớp hoặc còn gọi là CT hoặc chụp cắt lớp CAT hoặc chụp cộng
hưởng từ. Các biện pháp này được thực hiện để định vị gan chính xác khi nó bị
nghi ngờ có liên quan tới cơ quan khác; để xác định xem có những khối bất thường
trong gan hay không; để đánh giá xem gan có bị to hoặc bị teo hay không; và/hoặc
xem có sỏi mật trong túi mật hay không.
Sinh thiết gan
Sinh thiết gan có thể được đề nghị cho các đánh giá ban đầu về mức độ
nghiêm trọng bệnh ở bệnh nhân viêm gan siêu vi B mãn tính, viêm gan mãn tính C.
1.4. Biến chứng
Cấp / bán cấp hoại tử gan

Xơ gan

Viêm gan mãn tính hoạt động

Suy gan


Viêm gan mãn tính

Ung thư biểu mô tế bào gan

Mối tương quan của viêm gan B và ung thư gan:
14


Viêm gan B là tác nhân gây ung thư đứng thứ 2, chỉ sau thuốc lá. [24]
Viêm gan B là nguyên nhân chính của 80% trường hợp của ung thư gan
nguyên phát. [24]
Ung thư gan là loại ung thư phổ biến đứng hàng thứ ba, chỉ sau ung thư phổi
và ung thư dạ dày. [25]
Ung thư gan và xơ gan là các biến chứng chính của viêm gan B mạn tính
làm cho ít nhất 1 triệu người chết mỗi năm trên toàn thế giới. [24]
Chủng ngừa viêm gan B và tác động trên tần suất ung thư gan. [25]
1.5. Điều trị & phòng bệnh
1.5.1. Điều trị
Cho tới nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với các trường hợp cấp.
Việc điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi và nâng cao thể trạng. Những trường hợp viêm
gan mãn tính có thể điều trị bằng Lamivudin, Ribavine và Interferon. Interferon là
thuốc có hiệu quả nhất, đạt được hiệu quả từ 25% - 50%[14].
1.5.2. Phòng bệnh
Trẻ em cần được tiêm 3 liều vắc xin trong năm đầu. Người nhiễm vi rút
VGB không được cho máu, không được để người khác tiếp xúc với máu và dịch cơ
thể. Họ phải dùng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục và không dùng chung
dụng cụ ăn uống, bàn chải răng, bơm kim tiêm , dao cạo với người khác. Cán bộ y
tế cần sử dụng các biện pháp phòng ngừa với tất cả bệnh nhân viêm gan B[6].


15


1.5.3. Vắc xin viêm gan B
a.Các thế hệ vắc xin VGB
-Vắc xin huyết tương (thế hệ I)
HBsAg tinh khiết từ huyết tương người lành mang kháng nguyên HbsAg,
bao gồm các kháng nguyên S, tiền S2 và tiền S1. Vắc xin này có ưu điểm là có tính
an toàn cao khi tiêm cho hàng chục triệu người trên toàn thế giới và hiệu lực bảo
vệ cao, giá thành thấp[8].
-Vắc xin tái tổ hợp (thế hệ II)
Vắc xin viêm gan B thế hệ II được sản xuất dựa vào kỹ thuật di truyền và
công nghệ gen để cài đặt một đoạn ADN mã hóa sinh tổng hợp kháng nguyên
HBsAg vào một vectơ, sau đó chuyển nạp chúng vào một trong các loại tế bào[8].
-Vắc xin thế hệ III:
Vắc xin thế hệ III sử dụng công nghệ di truyền để tạo ra các véc tơ dùng trong
sản xuất vắc xin. Ngoài kháng nguyên S như thế hệ II, vắc xin thế hệ III có thêm
kháng nguyên tiền S1 và tiền S2. Là vắc xin chứa đoạn ADN mã hóa sinh tổng hợp
HBsAg (S+ tiền S1+ tiền S2), cho hiệu quả bảo vệ cao đặc biệt ở các trẻ nhỏ sinh
ra từ các bà mẹ dương tính với HBsAg và HbeAg [8].
b. Triển khai tiêm vắc xin VGB ở Việt Nam:[6]
1997: năm đầu tiên triển khai
2001: 19% (đối tượng được bao phủ)
2002: 60% (có hỗ trợ của GAVI)
2003: 100% (có hỗ trợ của GAVI)
2007: không có hỗ trợ của GAVI
16


c. Hiệu quả của vắc xin VGB

Khả năng miễn dịch và hiệu quả của vắc xin viêm gan B đối với trẻ em
Đối với trẻ chưa bị phơi nhiễm: Tiêm đủ 3 liều vắc xin viêm gan B đúng lịch
sẽ tạo được kháng thể có khả năng bảo vệ trên 90% [12].
Đối với trẻ đã bị phơi nhiễm: (mẹ nhiễm vi rút viêm gan B): cần được
tiêm vắc xin viêm gan B sớm trong vòng 24 giờ sau khi sinh hoặc tiêm vắc xin
viêm gan B cùng với kháng huyết thanh đối với viêm gan B có thể phòng được trên
90% việc lan truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ. Hiệu quả của việc chỉ
sử dụng vắc xin viêm gan B hay sử dụng vắc xin viêm gan B cùng với kháng huyết
thanh viêm gan B là như nhau. Hiệu lực phòng ngừa lây truyền viêm gan B từ mẹ
cao nhất khi tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Nếu liều đầu
tiên tiêm sau khi sinh 7 ngày thì không có tác dụng phòng viêm gan B do mẹ
truyền trong quá trình sinh đẻ[12].
Thời gian bảo vệ sau khi tiêm vắc xin:
Sau khi tiêm 3 liều vắc xin viêm gan B sẽ có tác dụng phòng bệnh viêm gan B 15
năm, mặc dù lượng kháng thể có thể giảm đi theo thời gian. Trí nhớ miễn dịch cho
phép cơ thể có đáp ứng miễn dịch lây dài bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với HBV[12].
Tác dụng phụ
Vắc xin viêm gan B rất an toàn. Có thể phản ứng nhẹ sau khi tiêm như sưng tấy tại
chỗ tiêm (3%-9%); mệt mỏi, đau đầu và khó chịu (8-18%); và sốt trên 37,7độ C
(0.4% -8%). Những phản ứng này thường xuất hiện trong vòng 1 ngày sau tiêm và
kéo dài tứ 1 đến 3 ngày[12].
Các phản ứng mạnh do vắc xin rất hiếm gặp: nổi mề đay, khó thở và sốc khoảng
1/600.000 trường hợp tiêm vắc xin[12].

17


d. Lịch tiêm chủng vắc xin VGB hiện nay
Lịch tiêm vắc xin VGB ở Việt Nam: 3 mũi cơ bản trong chương trình TCMR:
Liều thứ nhất: trong vòng 24 giờ sau sinh cho đến 7 ngày.

Liều thứ 2 lúc 2 tháng.
Liều thứ 3 lúc 4 tháng tuổi.
Vắc xin viêm gan B có thể đơn liều có thể phối hợp cùng với vắc xin DPT , Hib. [13]
Lịch tiêm chủng VGB1 của Việt Nam thay đổi qua các giai đoạn
Giai đoạn 1997 – 2002: VGB1 tiêm trong 1 tháng đầu
Giai đoạn 2003-2005: VGB1 tiêm trong vòng 72 giờ
Giai đoạn 2006-2010: VGB1 tiêm dưới 24 giờ đến 1 tháng
Giai đoạn 2010: VGB1 tiêm dưới 24 giờ cho đến 7 ngày sau khi sinh.
Mục tiêu 2012 đạt tỷ lệ trên 90% trẻ được tiêm VGB từ 3- 24 giờ sau khi sinh,
giảm tỷ lệ nhiễm HBV thấp hơn 2%.[khu vuc tay nguyên]
1.6. Các loại viêm gan:
Viêm gan do nhiễm khuẩn:
Viêm gan do vi rút: 5 vi rút hepatitis gây ra phần lớn các trường hợp lâm
sàng của viêm gan vi rút. Gồm vi rút viêm gan A (HAV), vi rút viêm gan B (HBV),
vi rút viêm gan C (HCV),vi rút viêm gan D (HDV), và vi rút viêm gan E (HEV).
HAV, HBV, HCV và gây ra hơn 90% các trường hợp viêm gan siêu vi cấp tính tại
Hoa Kỳ; Viêm gan do vi khuẩn: Toxoplasma, Leptospira; Viêm gan do kí sinh
trùng, nấm...
Viêm gan không do nhiễm khuẩn: viêm gan do rượu, viêm gan do thuốc, các độc
chất, viêm gan tự miễn,viêm gan trong bệnh chuyển hóa...
18


TÓM LẠI: Viêm gan B là bệnh có khả năng lây truyền cao. Thể viêm gan mạn
triệu chứng lâm sàng nghèo nàn, việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào cận lâm sàng. Tỷ
lệ tiến triển thành xơ gan và K gan cao. Điều trị kéo dài, tốn kém và cho kết quả
hạn chế. Bệnh có thể phòng ngừa hữu hiệu bằng vắc xin VGB.
Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm HBV tại Việt Nam, đặc biệt ở
trẻ em. Nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm HBV là cần thiết, mang tính thời sự và
không vi phạm y đức.

2. Tóm tắt về địa điểm nghiên cứu
2.1. Địa lý – Xã hội:
Tỉnh Gia Lai là tỉnh thuộc miền núi Tây Nguyên. Gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 14
huyện, Dân số tỉnh Gia Lai 1.272.792 người bao gồm nhiều cộng đồng dân tộc
cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh chiếm 52% dân số. Còn lại là các dân tộc
Gia-rai (33,5%), Ba Na (13,7%), và các dân tộc khác. [1]
1. Huyện Chư Păh

2. Huyện Ia Grai

3. Huyện Mang Yang

2.2. Tình hình tiêm vắc xin VGB tại Gia Lai:
- Các bệnh viện tiêm vắc xin VGB<24 giờ sau khi sinh năm 2009:
1/1 bệnh viện tỉnh tiêm vắc xin VGB < 24 giờ sau khi sinh
1/16 bệnh viện huyện tiêm vắc xin VGB< 24 giờ sau khi sinh
- Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB <24 giờ sau khi sinh
2007: 15.6%
2008: 22.4%
Tháng 11, 2009: 23.5%

19


20


Chương II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:

Trẻ sinh từ năm 2000-2008 ở tỉnh Gia Lai nhằm xác định tỉ lệ nhiễm vi rút VGB ở
trẻ em thuộc nhóm tuổi này giúp cho việc đánh giá hiệu quả của chương trình
TCMR và đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm giảm tỷ lệ nhiễm HBV ở trẻ em.
2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
- Địa điểm: Tỉnh Gia Lai
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 12/2010 đến tháng 3/2011
3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
Hạn chế của phương pháp nghiên cứu:
Không xác định được trẻ nhiễm vi rút viêm gan B trước hay sau khi tiêm chủng
vắc xin VGB. Vì việc tiêm vắc xin VGB trong chương trình tiêm chủng mở rộng
không xác định dấu ấn HBsAg trước khi tiêm vắc xin VGB ở trẻ. Nên chưa đánh
giá được chính xác khả năng bảo vệ của vắc xin VGB.
Sai số chủ quan do người phỏng vấn trong việc thu thập thông tin từ mẹ về việc
tiêm chủng vắc xin VGB, và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng.
Sai số do một số trẻ nghiên cứu được tiêm chủng cách đây hơn 10 năm, tỷ lệ trẻ
được tiêm chủng có thể sai khác do thất lạc sổ tiêm chủng, phiếu tiêm chủng.
3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu:
* Xác định cỡ mẫu theo công thức:

21


n=

Z2 /2 . p (1 - p)
d2

 n : là cỡ mẫu cần nghiên cứu
 Z


/2

:

là giới hạn độ tin cậy mong muốn, với khoảng tin cậy =

95%. (tương ứng : 1,96)
 : mức ý nghĩa thống kê, do nhà nghiên cứu mong muốn.
 p : là ước đoán tỉ lệ nhiễm HBV trong quần thể nghiên cứu, chọn
p= 0,06.(theo ước tính của WHO)
 d : là độ chuẩn mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và quần thể
nghiên cứu, chọn d= 0,05.
Với công thức trên cỡ mẫu n

87. Để giảm sai số nâng cỡ mẫu lên

2.5 lần được n = 216.
+Ba nhóm trẻ em sẽ được sinh ra ở thời kỳ khác nhau sẽ được khảo sát:
Nhóm 1 : trẻ sinh 2000-2003
Nhóm 2 : trẻ sinh 2004-2006
Nhóm 3 : trẻ sinh 2007-2008
Trong đó nhóm trẻ sinh 2000-2003 chưa được tiêm vắc xin VGB trong
chương trình TCMR. Nhóm trẻ sinh 2004-2006 được tiêm vắc xin VGB
22


trong chương trình TCMR nhưng chưa áp dụng chủ trương tiêm
VGB1<24 giờ sau khi sinh . Nhóm trẻ sinh 2007-2008 được tiêm vắc xin
VGB trong chương trình TCMR và tiêm VGB1 <24 giờ sau khi sinh theo

chủ trương của Bộ Y tế. Để xác định hiệu quả của việc tiêm VGB1<24
giờ sau khi sinh, chọn 50% số trẻ sinh năm 2007 – 2008 để so sánh. 50%
số trẻ còn lại chia đều cho nhóm 1 và 2.
Tổng số trẻ : 216, nên số trẻ của mỗi nhóm tuổi:
Nhóm 1 : trẻ sinh 2000-2003 : 54 trẻ
Nhóm 2 : trẻ sinh 2004-2006 : 54 trẻ
Nhóm 3 : trẻ sinh 2007-2008 : 108 trẻ.
*Chọn mẫu :
 Bước 1: Chọn huyện
Lập danh sách các huyện của tỉnh Gia Lai, xếp theo thứ tự a, b, c
Chọn huyện theo phương pháp ngẫu nhiên bằng tính dân số cộng dồn và
khoảng cách mẫu.
 Bước 2: Chọn xã (cụm)
Huyện được chọn lập danh sách các xã, xếp theo thứ tự a, b, c. Mỗi huyện
chọn 2 xã theo phương pháp ngẫu nhiên bằng tính dân số cộng dồn và khoảng cách
mẫu.
 Bước 3: Chọn trẻ
Xã được chọn liệt kê các trẻ theo 3 danh sách:
Danh sách 1 bao gồm trẻ sinh từ 1/1/2000 tới 31/12/2003
Danh sách 2 bao gồm trẻ sinh từ 1/1/2004 tới 31/12/2006
23


Danh sách 3 bao gồm trẻ sinh từ 1/1/2007 tới 31/12/2008
Dựa trên danh sách, gạch tên những trẻ không đồng ý tham gia điều tra,
những trẻ không còn định cư trên địa bàn xã. Đánh số các trẻ còn lại từ 1 tới hết.
Sử dụng bảng số ngẫu nhiên để chọn ngẫu nhiên trẻ vào điều tra cho tới khi đủ trẻ.
Tiêu chí chọn lựa :
- Những trẻ sống ở Gia Lai từ năm 2000 đến nay
- Gia đình cha mẹ của trẻ đồng ý tham gia điều tra

Cỡ mẫu cho các cụm :

Nhóm 1 : trẻ sinh 2000-2003: 9
Nhóm 2 : trẻ sinh 2004-2006: 9
Nhóm 3 : trẻ sinh 2007-2008: 18

4. Các biến số chính:
4.1.Tỷ lệ nhiễm HBV ở trẻ em tỉnh Gia Lai
* Tỷ lệ nhiễm HBV theo độ tuổi
*Tỷ lệ nhiễm HBV theo nhóm tuổi:

Nhóm 1 : trẻ sinh 2000-2003
Nhóm 2 : trẻ sinh 2004-2006
Nhóm 3 : trẻ sinh 2007-2008

*Tỷ lệ nhiễm HBV phân theo giới tính : Nam
Nữ
*Tỷ lệ nhiễm HBV theo nhóm dân tộc : Dân tộc Kinh
Dân tộc thiểu số khác
*Tỷ lệ nhiễm HBV theo nơi cư trú :

Thành thị
Nông thôn

24


4.2.Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB ở Gia Lai
*Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB theo năm tuổi
*Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB theo nhóm tuổi:Nhóm 1 : trẻ sinh 2000-2003

Nhóm 2 : trẻ sinh 2004-2006
Nhóm 3 : trẻ sinh 2007-2008
*Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB theo nhóm dân tộc : Dân tộc Kinh
Dân tộc thiểu số
*Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB theo nơi cư trú :

Thành thị
Nông thôn

*Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB <24 giờ sau khi sinh theo nhóm
* Nơi sinh và tỷ lệ tiêm vắc xin VGB

Cơ sở y tế
Tại nhà

*Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB và tỷ lệ nhễm HBV theo tuổi.
*Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB và tỷ lệ nhễm HBV theo nhóm.
*Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB <24 giờ sau khi sinh và tỷ lệ nhiễm HBV.
5. Thu thập số liệu:
5.1. Phương pháp thu thập:
5.1.1. Phỏng vấn:
Phỏng vấn bà mẹ trẻ về thông tin tiêm chủng vắc xin VGB của trẻ
5.1.2. Tra cứu hồ sơ:
Thu thập thông tin của trẻ từ sổ tiêm chủng của trạm y tế nơi trẻ cư trú: năm
sinh, giới, dân tộc, thời gian tiêm chủng, số mũi vắc xin VGB.
25


×