Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Ðánh giá tỷ lệ tiêm chủng mở rộng và một số yếu tố ảnh hýởng ðến tỷ lệ tiêm chủng tại huyện chý pýh tỉnh gia lai nãm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA Y DƯỢC

ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ TIÊM
CHỦNG TẠI HUYỆN CHƯ PƯH
TỈNH GIA LAI NĂM 2010

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA

1


DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
Ký hiệu

Đọc là

BCG

Vaccin phòng lao

CSYT

Cơ sở y tế

DPT



Vaccin Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván

ĐT

Điều tra

Hib

Haemophilus influenzae typ b

KCM

Khoảng cách mẫu

OPV

Vaccin Sởi

PNCT

Phụ nữ có thai

UVSS

Uốn ván sơ sinh

UV

Uốn ván


YTTG

Y tế Thế giới.

TCĐĐ

Tiêm chủng đầy đủ

VGB

Viêm gan B

WHO

Tổ chức y tế thế giới

2


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................................1
Chương II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................4
1.1.Sơ lược về lịch sử tìm ra vắc xin ..........................................................................................4

1.2. Sơ lược tình hình tiêm chủng trên thế giới , Việt Nam và Tây Nguyên........6
1.3. Các bệnh truyền nhiễm trong chương trình TCMR .....................................22
1.4. Những vắc xin được sử dụng trong TCMR........................................................................26
Chương II : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................29
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................29

2.2.Địa điểm nghiên cứu...........................................................................................................29
2.3. Thời gian nghiên cứu.........................................................................................................29
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................29
Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................................34
3.1.Tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin trong chương trình TCMR............................................34
3.1.1.Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin phòng 8 bệnh...........................................................................34
3.1.2.Tỷ lệ tiêm vắc xin UVcho phụ nữ có thai.......................................................................43
3.1.3.Tỷ lệ tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ 15-35 tuổi.........................................................47
3.2. Yếu tố liên quan đến tỷ lệ TCMR......................................................................................50
3.2.1. Một số yếu tố liên quan đếntỷ lệ tiêm chủng trẻ em.......................................................50
3.2.2. Yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm vắc xin UV cho PNCT..................................................51
3.2.3. Yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm vắc xin UV cho PN 15-35.............................................52
Chương IV: BÀN LUẬN..........................................................................................................53
4.1.Kết quả tiêm chủng ở trẻ em trong chương trình TCMR....................................................53
4.2. Kết quả tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai..............................................................56
4.3 Kết quả tiêm vắc xin UV cho phụ nữ từ 15-35 tuổi............................................................57
4.4. Các yếu tố liên quan tới tỷ lệ tiêm chủng..........................................................................58.
Chương V: KẾT LUẬN............................................................................................................60
5.1. Tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin trong TCMR tại huyện Chư Pưh..................................60
5.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêm chủng........................................................................60
Chương VI : KIẾN NGHỊ.........................................................................................................61

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tỷ lệ tiêm chủng 1986-2008......................................................................................12
Bảng 1.2. Tỷ lệ tiêm chủng cho PNCT, tỷ lệ trẻ được BVUVSS.............................................12
Bảng 1.3. Tỷ lệ mắc trong TCMR (số mắc/100.000 dân).........................................................13


Bảng 1.4. Tỷ lệ yếu tố liên quan tỷ lệ tiêm chủng mở rộng................................14
Bảng 1.5. Tỷ lệ tiêm chủng trẻ em và PNCT vùng khó khăn của Tây Nguyên.......................14
Bảng 1.6.Tỷ lệ tiêm chủng trẻ em, PNCT vùng nguy cơ cao UVSS (2004)............................16

Bảng 1.7. Lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi....................................................20
Bảng 1.8. Vị trí tiêm chủng cho trẻ em...............................................................21
Bảng 1.9. Lịch tiêm vắc xin cho phụ nữ..............................................................21
Bảng 3.1.Tỷ lệ tiêm vắc xin BCG (n=300)...............................................................................34
Bảng 3.2. Tỷ lệ sẹo sau khi tiêm BCG (n=282 ).......................................................................35
Bảng 3.3. Tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin VGB.......................................................................................36
Bảng 3.4. Tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin DPT,OPV...............................................................................36
Bảng 3.5. Tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin sởi (n=300)............................................................................38
Bảng 3.6.Tổng hợp tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin BCG, VGB, DPT, uống OPV, Sởi..........................39
Bảng 3.7: Tỷ lệ tiêm đầy đủ 7 loại vắc xin ở trẻ dưới 1 tuổi...................................................41
Bảng 3.8 : Tỷ lệ bỏ mũi DPT1-DPT3, VGB1-VGB3, Lao –Sởi 1...........................................42
Bảng 3.9: Tỷ lệ tiêm vắc xin UV cho PNCT và tỷ lệ trẻ được bảo vệ UVSS...........................43
Bảng 3.10.Tỷ lệ tiêm vắc xin UV1 và UV3 cho PNCT............................................................44
Bảng 3.11. tỷ lệ tiêm vắc xin UV2+ và UV3 cho PNCT..........................................................44
Bảng 3.12.Tình trạng bỏ mũi của PNCT..................................................................................45
Bảng 3.13. Tỷ lệ PNCT được khám thai và Nơi sinh..............................................................46
Bảng 3.14: Kết quả tiêm vắc xin UV cho phụ nữ 15-35 tuổi....................................................47
Bảng 3.15. Tỷ lệ tiêm vắc xin UV1 và UV3 cho PN 15-35 tuổi..............................................48
Bảng 3.16.Tỷ lệ tiêm vắc xin UV2+ và UV3 cho PN 15-35 tuổi.............................................48
Bảng 3.17. Tình trạng bỏ mũi của phụ nữ tuổi từ 15 – 35........................................................49
Bảng 3.18. Yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng trẻ em.........................................................50
Bảng 3.19. Yếu tố liên quan đến tiêm vắc xin UV cho PNCT..................................................51
Bảng 3.20. Yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng của PN 15-35.............................................52

4



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ tiêm vắc xin BCG........................................................................................34
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ sẹo sau tiêm vắc xin BCG...........................................................................35
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB........................................................................................36
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ tiêm văc xin DPT, uống OPV......................................................................37
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ tiêm vắc xin Sởi...........................................................................................38
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ tiêm và uống các loại vắc xin......................................................................40
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ tiêm đầy đủ 7 loại vắc xin ở trẻ dưới 1 tuổi................................................41
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ bỏ mũi DPT1-DPT3, VGB1-VGB3, Lao-Sởi.............................................42
Bảng 3.9: Tỷ lệ tiêm vắc xin UV cho PNCT và tỷ lệ trẻ được BVUVSS.................................43
Biểu đồ 3.10 : Tỷ lệ bỏ mũi UV của PNCT..............................................................................45
Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ PNCT được khám thai, nơi sinh................................................................46
Biểu đồ 3.12: Tỷ lệ tiêm vắc xin UV cho PN 15-35 tuổi..........................................................47
Biểu đồ 3.13: Tỷ lệ bỏ mũi UV ở PN 15-35 tuổi......................................................................49
Biểu đồ 3.14:Tỷ lệ các yếu tố liên quan đến TC trẻ em............................................................50
Biểu đồ 3.15: Tỷ lệ các yếu tố liên quan đến TC ở PNCT........................................................51
Biểu đồ 3.16: Tỷ lệ các yếu tố liên quan đến TC ở PN 15-35....................................................5

5


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, bằng lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:

-

Ban giám hiệu trường Đại Học Tây Nguyên.
Phòng đào tạo trường Đại Học Tây Nguyên.

Phòng nghiên cứu khoa học trường Đại Học Tây Nguyên
Ban chủ nhiệm khoa Y-Dược trường Đại Học Tây Nguyên.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Đăk Lăk và bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa.
Tất cả các thầy cô giáo, các bác sỹ đã tận tình dạy bảo và giúp đỡ em trong 6

năm học .
- Viện vệ sinh dịch tễ khu vực Tây Nguyên và các anh, chị trong viện đã giúp
đỡ em trong việc thu thập số liệu cho đề tài.
- Gs Đặng Tuấn Đạt viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ khu vực Tây Nguyên, Bs
Đỗ Thị Tam Giang Viện vệ sinh dịch tễ đã dành thời gian tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
- Cha mẹ đã luôn lo lắng hy sinh cho chúng con và hằng mong cho chúng con
nên người. Anh chị em, bạn bè đã luôn khuyên bảo, động viên và giúp đỡ em trong
suốt quá trình học tập.
Buôn Ma Thuột, tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Liên

ĐẶT VẤN ĐỀ

6


Các bệnh truyền nhiễm gây dịch, đặc biệt là những bệnh truyền nhiễm
thường gặp ở trẻ em đã và đang là gánh nặng đối với cộng đồng của các quốc gia
đang phát triển. Những bệnh này thường có tỷ lệ tử vong cao, nhất là trẻ sơ sinh và
trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Hàng năm trên thế giới có khoảng hơn 500.000 trẻ sơ sinh bị tử
vong vì bệnh uốn ván, khoảng 45 triệu trường hợp mắc bệnh sởi trong đó 1 triệu trẻ
tử vong do bệnh sởi và các biến chứng liên quan. Khu vực Tây Thái Bình Dương

trong năm 2001-2002 số trẻ em mắc sởi khoảng 1.000.000 trường hợp, trong đó tử
[4]

vong 30.000 trường hợp .
Trẻ em mắc bệnh bạch hầu, ho gà, lao, viêm gan B và viêm não... vẫn còn
chiếm tỷ lệ đáng kể.
Tuy nhiên những bệnh này có thể chủ động phòng ngừa bằng cách tiêm vắc
xin[4]. Phòng bệnh là vấn đề chính trong chiến lược chăm sóc sức khỏe cộng đồng,
vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ cho con người và không
để các vụ dịch lớn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và chi phí của người dân.
Vắc xin là sự lựa chọn an toàn và chất lượng đối với tất cả mọi người. Trẻ em khi
mới ra đời có thể có miễn dịch với một số bệnh nhờ kháng thể từ mẹ. Tuy nhiên
miễn dịch này chỉ có thể bảo vệ trong những tháng đầu đời. Nếu trẻ không được
tiêm vắc xin dễ cảm nhiễm với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: viêm gan B, lao,
bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt... Với sự phát triển của nền công nghiệp vắc
xin và sự triển khai hiệu quả của chương trình tiêm chủng mở rộng, nhiều thế hệ trẻ
em đã phòng tránh được nhiều bệnh dịch nguy hiểm. Cùng với duy trì tỷ lệ tiêm
7


chủng đầy đủ các loại vắc xin cao trên 90% ở trẻ dưới 1 tuổi đã làm thay đổi mô
hình bệnh tật, bệnh truyền nhiễm giảm rõ rệt, một số bệnh đã được thanh toán :
bệnh bại liệt(2000), một số bệnh đã được loại trừ : Uốn ván sơ sinh(2005), đang
tiến tới loại trừ: sởi, viêm gan B (2012). Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính
việc thanh toán bệnh bại liệt đã giúp cho chính phủ các quốc gia tiết kiệm được 1,5
tỷ USD mỗi năm cho việc chi phí vắc xin, điều trị và phục hồi chức năng. Nhiều
chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi đang được triển khai ở nhiều nước trên thế giới,
người ta hy vọng đến năm 2012 bệnh sởi cũng được thanh toán

[12]


. Với những hiệu

quả vô cùng to lớn của tiêm chủng mang lại, các loại vắc xin mới vẫn đang tiếp tục
được nghiên cứu, mở ra những hy vọng mới cho con người.
Ở Việt Nam, trước khi triển khai TCMR, áp lực bệnh tật ở trẻ em khá nặng
nề: năm 1980 số trẻ mắc bạch hầu là 2.385, sởi là 40.219, bại liệt là 576, ho gà là
36.918, uốn ván là 1.954. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi năm 1980 là 0,83% cụ
thể: chết do bạch hầu: 950, chết do ho gà: 123, chết do uốn ván: 734, chết do sởi:
1.121[4].
Chương trình TCMR là một chương trình thành công nhất trong những
chương trình ưu tiên về y tế quốc gia, ở Việt Nam được triển khai toàn quốc từ năm
1981. Chương trình TCMR nhằm đạt mục tiêu đến năm 1989 tiêm chủng bảo vệ
được cho 80% trẻ em trong cả nước, phòng 6 bệnh. Từ năm 1991 đến nay tỷ lệ
TCMR luôn đạt trên 90%[4]. Thành quả trên là kết quả của sự nỗ lực không mệt mỏi
của toàn ngành y tế về đường lối y học dự phòng chủ động và tích cực. Chương
trình TCMR đã được Quốc hội, Chính phủ đặc biệt quan tâm và trực tiếp chỉ đạo,
được các đoàn thể, Ủy ban nhân dân, cùng với sự nỗ lực của toàn ngành y tế mà
8


trước hết là hệ thống y tế dự phòng và y tế cơ sở, kết hợp với sự hỗ trợ của các tổ
chức quốc tế... Và quan trọng nhất là chương trình nhận được sự hưởng ứng tích
cực của đông đảo nhân dân, các bà mẹ và các hộ gia đình.
Tây Nguyên là nơi có địa hình rộng, phức tạp, cơ sở hạ tầng hạn chế, đường
giao thông đi lại rất khó khăn, một số nơi chưa có đường ô tô, một số thôn, buôn
chưa có điện... Đến năm 2010, dân số trong vùng có khoảng 4 triệu người, gồm 47
dân tộc, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 36%, họ thường sống ở các
vùng sâu, vùng xa, dân trí thấp, đời sống kinh tế và văn hoá còn khó khăn, thiếu các
phương tiện và dịch vụ y tế. Cùng với cả nước, TCMR các tỉnh Tây nguyên đạt

được nhiều thành công trong hơn 20 năm qua. Tuy nhiên việc triển khai tiêm vắc
xin tốn nhiều công sức, tỷ lệ tiêm chủng vùng khó khăn chưa đạt mục tiêu và không
đồng đều giữa các địa phương.
Cùng với cả nước, tỉnh Gia Lai đã triển khai Chương trình ở tất cả các địa
phương trong tỉnh. Hoạt động TCMR đã đi vào nề nếp và trong nhiều năm liên tục
tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ở trẻ em dưới 12 tháng tuổi luôn đạt trên 90% và trên 80%
phụ nữ có thai được tiêm vắc xin phòng bệnh Uốn Ván.
Chư Pưh là một huyện của tỉnh Gia Lai được tách ra từ huyện Chư Sê ngày
27 tháng 12 năm 2009. Là huyện mới được thành lập, nhân sự trong hệ thống y tế
cũng như các cán bộ chuyên trách Tiêm chủng mở rộng từ huyện đến xã có sự thay
đổi, xáo trộn làm tăng phần khó khăn đối với huyện mới. Để xác định tỷ lệ tiêm
chủng và có khuyến nghị hỗ trợ cho huyện khó khăn, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “ Đánh giá tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến tiêm chủng của huyện
Chư Pưh năm 2010” với 2 mục tiêu là:
1.Xác định tỷ lệ tiêm chủng mở rộng ở trẻ em, phụ nữ có thai và phụ nữ
tuổi sinh đẻ của huyện Chư Pưh tỉnh Gia Lai.
9


2.Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em, phụ nữ có thai và
phụ nữ tuổi sinh đẻ của huyện Chư Pưh tỉnh Gia Lai.

Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược về lịch sử tìm ra vắc xin
1.1.1. Định nghĩa vắc xin
Vắc xin là chế phẩm từ các vi sinh vật hoặc các kháng nguyên đặc hiệu của
chúng để đưa vào cơ thể người gây miễn dịch chủ động cho cộng đồng phòng bệnh
do chính các vi sinh vật tương ứng gây ra.
Việc dùng vắc xin để phòng bệnh gọi chung là chủng ngừa hay tiêm phòng

hoặc tiêm chủng, vắc xin không những được cấy (chủng), tiêm mà còn được đưa
vào cơ thể qua đường uống.
1.1.2. Lịch sử tìm ra vắc xin
Trong y văn thế giới, Edward Janner được công nhận là người đầu tiên dùng
vắc xin để ngừa bệnh cho con người ngay từ khi người ta còn chưa biết rõ bản chất
của các tác nhân gây bệnh (năm 1796). Năm 1977, nhờ có vắc xin phòng bệnh đậu
mùa mà trong lịch sử lần đầu tiên, con người đã thanh toán được một căn bệnh
hiểm nghèo vào thế kỷ 18-19, Ali Maow Maalin (Somalia) được xem là bệnh nhân
cuối cùng mắc bệnh đậu mùa[7].
Louis Pasteur với các công trình nghiên cứu về vi sinh học và miễn dịch học
năm 1878 đã mở đường cho những kiến thức hiện đại về vắc xin[7].
10


1.1.3. Quá trình phát triển nghiên cứu và sản xuất vắc xin
Thời kỳ đầu: năm 1796, Jenner đã điều chế vắc xin từ chính dịch tiết của
bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa bằng phương pháp pha loãng, làm yếu đi mầm bệnh
để phòng bệnh đậu mùa. Năm 1885 Pasteur chế ra vắc xin dại bằng phương pháp
cấy truyền qua súc vật (thỏ), làm yếu mầm bệnh còn gọi là “ phương pháp cố định”.
Thời kỳ 2: Chế ra giải độc tố và vắc xin bất hoạt, năm 1884 Lafler phát hiện
vi khuẩn bạch hầu và Roux- Yersin phát hiện ra độc tố của bạch hầu gây bệnh. Sau
khi Behring-Kitasato phát hiện kháng huyết thanh thì Glenmy nhờ phương pháp
giải độc tố bằng formalin đã ra đời vắc xin giải độc tố bạch hầu vào năm 1923. Sau
đó là vắc xin giải độc tố uốn ván và một số vắc xin bất hoạt khác.
Thời kỳ 3: chế ra vắc xin sống, năm 1954 Sa bin phát triển vắc xin bệnh bại
liệt bất hoạt bằng kỹ thuật nuôi cấy trên tế bào thận khỉ, vì vậy mà vắc xin phòng
bệnh bại liệt còn có tên là vắc xin Sa bin. Tiếp đó là các vắc xin sống như: sởi, quai
bị, rubella…
Thời kỳ 4: thời kỳ công nghệ gen: miễn dịch học hiện đại và công nghệ gen
tái tổ hợp ra đời đã kích thích nghiên cứu chế tạo sản xuất vắc xin công nghệ cao:

Vắc xin viêm gan B[7].
1.1.4. Tiêu chuẩn chấp nhận cho mỗi loại vắc xin:
-Tuyệt đối vô trùng và an toàn khi sử dụng với số lượng lớn.
- Hiệu quả bảo vệ cộng đồng phòng chống bệnh đạt tỷ lệ cao và kéo dài (có
thể suốt đời).
- Được dung nạp tốt, dễ sử dụng, ổn định chất lượng kể cả ở các nước có khí
hậu và điều kiện khắc nghiệt.

11


- Đáp ứng với nhu cầu thực tế của địa phương (giá thành vắc xin).

12


1.1.5. Hiệu quả, chất lượng và tính an toàn của vắc xin:
Vắc xin được coi là hiệu quả khi đạt được miễn dịch với tỷ lệ cao trên 85%,
phòng được bệnh, dịch trong cộng đồng. Đã qua nghiên cứu kiểm tra kỹ về mọi
mặt trong điều kiện lý tưởng, phải đáp ứng những chuẩn quốc gia về chất lượng và
an toàn. Vắc xin có những đặc tính chung của chế phẩm sinh học, nó tạo ra đáp ứng
miễn dịch nhưng cũng có thể gây ra tỷ lệ rất nhỏ phản ứng phụ hiếm gặp không
mong muốn (PƯST). Việc cân nhắc lợi ích của vắc xin phòng bệnh cho cộng đồng
và những phản ứng có thể xảy ra do tiêm vắc xin là cần thiết. Sự xác lập hệ thống
giám sát phản ứng sau tiêm ở mỗi quốc gia, cho biết được thông tin về an toàn của
vắc xin, nhằm hạn chế phản ứng sau khi tiêm vắc xin.
Ngày nay đã có rất nhiều loại vắc xin được tạo ra và sản xuất hàng loạt phục
vụ cho mục đích phòng bệnh. Đó là cơ sở cho chương trình tiêm chủng mở rộng
đạt nhiều thành công[4].
1.2. Sơ lược tình hình tiêm chủng trên thế giới , Việt Nam và Tây Nguyên:

1.2.1.Thế giới.
Từ năm 1974, Tổ chức YTTG đã đề xướng và vận động các nước thành viên
một chương trình có ích trong khuôn khổ các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu
nhằm mục tiêu “sức khỏe cho tất cả mọi người vào năm 2000”. Đó là Chương trình
tiêm chủng mở rộng, thường viết tắt theo tiếng Anh là EPI. Mục đích của Chương
trình này là mở rộng, phát triển công tác tiêm chủng cho toàn thể trẻ em trên Thế
giới, đặc biệt là trẻ em ở các nước đang phát triển. Ước tính hàng năm tại các nước
này có khoảng 100 triệu trẻ em sinh ra cần được tiêm chủng. Nhưng trong những
năm 1970 của thế kỷ trước mới có khoảng 20% được tiêm chủng, vì vậy hàng năm
ở các nước này vẫn có khoảng 5 triệu trẻ em bị chết (trung bình mỗi phút bị chết 10

13


trẻ) và 5 triệu trẻ khác bị tàn tật, di chứng vì các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em là
bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, lao[4].
Mức độ nguy hại của các bệnh trên đối với tính mạng, sức khỏe, sự phát triển
của trẻ em là rõ ràng. Hiệu lực bảo vệ cao (80-95%) của vắc xin hiện nay đối với
những bệnh này và kết quả thanh toán bệnh đậu mùa trên toàn thế giới ( ca đậu mùa
cuối cùng tại Somali ngày 26-10-1977) khiến cho TCYTTG và các nước thành viên
tích cực hưởng ứng chương trình TCMR[3].
Mục tiêu của chương trình TCMR do tổ chức Y tế thế giới vận động là phấn
đấu đến năm 1990 cho tất cả trẻ em trên thế giới đều được tiêm chủng phòng 6
bệnh nhiễm trùng nguy hiểm và phổ biến nhất đối với trẻ em và có vắc xin đặc hiệu
để bảo vệ[4].
Nghị quyết Đại hội đồng Y tế thế giới lần thứ 35 về TCMR đã đề ra 6 nội
dung và 5 điểm trong chương trình hành động TCMR của các nước thành viên.Từ
đó WHO đã hỗ trợ nhiều chương trình tiêm chủng mở rộng trên phạm vi toàn cầu.
Hơn ai hết trẻ em được hưởng lợi ngày càng nhiều từ hiệu quả bảo vệ phòng tránh
bệnh truyền nhiễm của chương trình tiêm chủng mở rộng nói trên. WHO đã đưa ra

mục tiêu cho chương trình TCMR trong đó có mục tiêu quan trọng là “Giảm tỷ lệ
tử vong do 6 bệnh: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và sởi bằng cách tạo miễn
dịch cho tất cả trẻ em trên toàn thế giới trước năm 1990” [3]. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi
trên thế giới tử vong của một số bệnh phòng được bằng vắc xin vào năm 1990 là:
Sởi: 33%, Hib: 27%, Ho gà: 20%, UV: 1%, UVSS: 13%, các bệnh khác: 1% (bại
liệt, bạch hầu)[12] .

14


1.2.2.Việt Nam
Nhờ có tiêm chủng, Việt Nam đã thanh toán bệnh đậu mùa từ trước năm
1960 (trong khi thế giới đến năm 1977 mới thanh toán bệnh này). Tiêm chủng vắc
xin cho nhân dân và trẻ em được thực hiện trong nhiều năm liên tục và không mất
tiền mặc dù mức độ phổ cập chưa cao, cán bộ và nhân dân từng bước làm quen với
công tác tiêm chủng, tích lũy được kinh nghiệm về tổ chức thực hiện. Thập niên 60
của thế kỷ xx Việt Nam là nước có bệnh bại liệt lưu hành trong phạm vi cả nước.
Trong những năm 1959-1960 bệnh bại liệt đã bùng phát thành dịch lớn tại các tỉnh
phía Bắc với khoảng 17.000 cháu mắc bệnh và hơn 500 cháu tử vong. Tỷ lệ mắc
lên tới 126,44/100.000 dân, số mắc bệnh bại liệt và để lại di chứng ảnh hưởng nặng
nề đến cuộc sống và tinh thần của nhiều gia đình và xã hội[4] .
Sau chiến tranh Việt Nam là một trong các nước nghèo nhất trên Thế Giới,
lại bị cấm vận và bao vây kinh tế. Nền kinh tế có dấu hiệu khủng hoảng, đời sống
cán bộ và nhân dân rất khó khăn, viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa giảm dần
hoặc bị cắt hẳn. Do đó mà ngân sách đầu tư cho y tế còn thấp, tỷ lệ mắc các bệnh
truyền nhiễm khá cao, gắn liền với suy dinh dưỡng, chậm phát triển sau nhiều năm.
Nguyên nhân gây tử vong chính là các bệnh nhiễm trùng gây dịch, đặc biệt các
bệnh gây thành dịch lớn vẫn tiềm tàng thỉnh thoảng nổ ra thành dịch (tả, thương
hàn, viêm não)[4] .
Năm 1978 Việt Nam tham gia hội nghị quốc tế về Chăm Sóc sức khoẻ ban

đầu, tại hội nghị đã đưa ra tuyên ngôn AlmaTa khẳng định rằng: “Sức khỏe là một
trạng thái thoải mái đầy đủ về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không là không có
bệnh hay thương tật”. Việt Nam nhận thấy tuyên ngôn AlmaTa và khẩu hiệu sức
khỏe cho mọi người là đồng nhất với quan điểm chính trị của nhiệm vụ y tế nước
nhà theo đường lối của Đảng và tinh thần y học của dân tộc ta. Việt Nam là nước
15


thứ hai trên thế giới ký công ước về quyền trẻ em và sau đó sớm hòa nhập vào
chiến lược chung của cộng đồng quốc tế đưa công tác tiêm chủng mở rộng trở
thành chương trình quốc gia ưu tiên. Chính sách đúng đắn của nhà nước ta đã đầu
tư nguồn lực khá lớn cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe phòng chống bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em thông qua công tác tiêm chủng mở rộng, đồng
thời tranh thủ được nguồn viện trợ của cộng đồng quốc tế. Điển hình như sự giúp
đỡ của Liên Xô ( cũ ) trong việc sản xuất được vắc xin Sabin phòng bệnh bại liệt đã
giúp trẻ em Việt Nam thoát khỏi nguy cơ mắc, và tàn tật do bệnh bại liệt. Làm tiền
đề cho thành công thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000[4].
Tại Việt Nam năm 1980, chương trình Tiêm chủng mở rộng được thí điểm tại
3 điểm: 2 phường và 1 trạm y tế (Xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Đánh giá
tỷ lệ và các hoạt động tiêm chủng được tiến hành vào tháng 9/1982 do Bộ môn Vệ
sinh dịch tễ, trường Đại học Y Hà Nội tại Trạm y tế số 4, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Kết quả cho thấy ở trẻ dưới 1 tuổi: Tỷ lệ được tiêm vắc xin BCG là 88-96%, tiêm
đủ 3 lần vắc xin DPT và uống đủ 3 lần vắc xin Sa bin là 68 – 73%, tiêm vắc xin
phòng bệnh sởi là 55 – 57% và số trẻ được tiêm chủng đầy đủ 6 loại vắc xin đạt
54,5 – 56,7%[4].
Từ năm 1981-1985 tiếp tục thí điểm tại 4 khu vực, mỗi khu vực một tỉnh,
mỗi tỉnh làm một huyện (trong mỗi huyện làm 5 xã) sau đó rút kinh nghiệm tổ chức
triển khai rộng rãi trong toàn quốc.Từ năm 1986 đến nay triển khai TCMR trên
phạm vi cả nước và không ngừng phát triển nâng cao hiệu quả. Đến năm 1990 Việt
Nam đã đạt mức tiêm chủng thường xuyên, đầy đủ phòng 6 bệnh cho trẻ dưới 1

tuổi hàng năm đạt trên 80% làm nền tảng để tiến vào giai đoạn thanh toán bệnh bại
liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh[4].

16


Trong suốt quá trình phát triển của Chương trình TCMR Việt Nam luôn gắn
nó với việc mở rộng và tăng cường hỗ trợ cho các địa phương có nhiều khó khăn,
đẩy mạnh công tác xóa xã trắng, bản trắng về tiêm chủng. Năm 1995 xã trắng về
tiêm chủng cuối cùng đã được xóa. Trong năm 1999 và năm 2000, chương trình
tiêm chủng mở rộng phối hợp với Quân y, Bộ đội biên phòng đã xóa được 100% xã
trắng tại 7 huyện miền núi, biên giới khó khăn của 7 tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Hà
Giang, Bắc cạn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam. Nhờ sự nỗ lực rất lớn của các
ban ngành, đoàn thể nhân dân mà công tác tiêm chủng đã đạt được những thành tựu
lớn, tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em luôn duy trì trên 90% cho đến nay làm cho tỷ lệ
mắc 6 bệnh truyền nhiễm ở trẻ em có vắc xin giảm đáng kể các ca bệnh được
phòng do tiêm chủng vắc xin .
Để đạt được những thành quả như vậy công tác tiêm chủng phải đảm bảo yêu
cầu chất lượng cao: Vắc xin là một sinh phẩm đặc biệt, cần thiết được bảo quản
lạnh, đòi hỏi phải có hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin, phương tiện vận
chuyển vắc xin… Bên cạnh đó trong quá trình chương trình Việt Nam còn nhận
được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía Chính Phủ và nhân dân Nhật Bản về vắc xin và
các vật tư tiêm phòng. Cùng với những thành quả trong triển khai công tác tiêm
chủng, điểm nổi bật là nước ta đã nỗ lực sản xuất vắc xin trong nước và đáp ứng
được 60% nhu cầu vắc xin dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Từ năm
1997, bốn vắc xin mới được đưa vào TCMR phòng các bệnh Viêm gan B, Viêm
não Nhật Bản, Thương hàn và tả. Tháng 6 năm 2010, vắc xin phối hợp DPT-VGBHib được đưa vào sử dụng trong TCMR tiêm miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi trên toàn
quốc. Cho tới nay chương trình TCMR đã đưa 8 loại vắc xin tiêm chủng miễn phí
cho trẻ dưới 1 tuổi phòng các bệnh Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B,
Bại liệt, Sởi và Viêm phổi/Viêm màng nào mủ do Hib cho trẻ em. Việc mở rộng và


17


triển khai thêm vắc xin mới, thế hệ tiên tiến đã thể hiện sự nỗ lực không ngừng
nâng cao chất lượng dịch vụ tiêm chủng và sự quan tâm của nhà nước đối với sự
nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em Việt Nam[2].
Chương trình TCMR đã đạt được thành công to lớn, Việt Nam được thế giới
công nhận thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000. Tỷ lệ mắc UVSS giảm từ 2,54/
100.000 dân năm 1985 xuống chỉ còn 0,042/100.000 dân năm 2005. Tháng 122005, WHO công nhận Việt Nam là một trong những nước đang phát triển đầu tiên
đã loại trừ uốn ván ở bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tỷ lệ mắc bệnh sởi trong tòan quốc từ
149,5/100.000 dân năm 1984 xuống 0,67/100.000 dân năm 2005, năm 2010 Việt
Nam đã thanh toán được bệnh sởi. Ngoài ra chương trình TCMR cũng đã góp phần
bảo vệ thành công trẻ em phòng chống bệnh ho gà, bạch hầu bằng việc tiêm vắc xin
DPT cho trẻ dưới 1 tuổi đạt tỷ lệ cao và duy trì trên 90% trong nhiều năm đã làm
giảm đáng kể tỷ lệ mắc ho gà từ 84,4/100.000 dân năm 1984 xuống chỉ còn
0,23/100.000 dân năm 2005. Bệnh bạch hầu từ 3,9/100.000 dân năm 1985 xuống
chỉ còn 0,04/100.000 dân năm 2005[4].
Hơn 20 năm triển khai chương trình TCMR trên toàn quốc, được sự quan
tâm hỗ trợ của nhà nước, các bộ ban nghành liên quan, sự giúp đỡ đắc lực của các
tổ chức quốc tế và chiến lược đúng đắn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của
đất nước, chương trình TCMR được triển khai mạnh mẽ trong những năm gần đây,
để đánh giá tiến độ hoạt động và đề ra những ưu tiên cho chương trình TCMR
trong từng giai đoạn, Việt Nam đã nhiều lần đánh giá TCMR vào những năm 1985,
1987, 1989, 1992, 1998, 2003 và mới đây nhất là năm 2009.
Kết quả đánh giá TCMR Việt Nam năm 2009: bảng 1.1, 1.2 và 1.3[2]

18



Bảng 1.1 Tỷ lệ tiêm chủng 1986-2008

Loại
Năm

Lao

OPV
3

DPT 3 Sởi 1

Sởi 2

UV

VGBsơ

2+

sinh<=24h

VGB3

1986

54,5

44,7


42,6

38,8

1990

89,9

86,5

86,7

86,6

1996

95,4

94,5

94,4

96

2001

96,7

96,4


96,2

97,6

2002

96,7

91,6

74,8

95,7

2003

97

96

99

93

91

55

78


2004

96

96

96

97

88

60

94

2005

95

94

95

95

93

62


94

2006

95

94

94

93

98

91

64

93

2007

94

92

92

83


18

91

27

67

2008

97

96

96

97

97

89

25

89

Bảng 1.2. Tỷ lệ tiêm chủng cho PNCT, tỷ lệ trẻ được bảo vệ phòng UVSS.

Tỉnh


UV2+ cho PNCT

Trẻ được BVUVSS

Số ĐT

Số

%

Số

%

Lào Cai

301

262

87,0

244

81,0

Ninh Bình

301


299

99,0

291

97,0

Khánh Hòa

300

275

92,0

227

76,0

Đắc Nông

305

289

95,0

280


92,0

19


Lâm Đồng

304

297

98,0

267

88,0

Bến Tre

301

301

100,0

297

99,0

Toàn quốc


1812

1723

96,0

1606

91,0

Bảng 1.3: Tỷ lệ mắc trong TCMR (số mắc/100.000 dân)
Năm

Ho gà

BH

UV

Sởi

Bại liệt

1984

84,4

4,1


2,35

149,5

1,9

1985

76

3,9

2,77

137,1

2,8

1993

3,7

0,2

0,48

17,2

0,8


152

1994

4,7

0,2

0,51

15,1

0,12

31

1997

2

2

0,33

8,6

0

1


1998

1,48

1,4

0,31

13,2

0

0

1999

1,1

0,1

0,27

17,7

0

0

2000


1,83

0,14

0,18

21,17

0

0

2005

0,24

0,04

0,04

0,68

0

0

2006

0,17


0,03

0,027

2,35

0

0

2007

0,22

0,04

0,043

0,02

0

0

2008

0,32

0,02


0,04

0,40

0

0

2009

0,14

0,009

0,04

0,62

0

0

20

Số ca bại liệt


Một số yếu tố được coi là liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng:
+ Thiếu thông tin: Không biết gì về tiêm chủng, không biết phải tiêm liều
tiếp theo, không biết nơi tiêm, giờ tiêm, sợ tai biến do tiêm chủng, hiểu sai về

chống chỉ định trong TCMR.
+ Thiếu động viên: hoãn tiêm sang năm sau, không tin tiêm chủng phòng
được bệnh, nghe lời đồn không hay về tiêm chủng, các lý do khác.
+ Trở ngại: Nhà ở quá xa nơi tiêm, thời gian tiêm chủng không thuân lợi, đến
không có ai làm việc, hết vắc xin, gia đình bận không đưa trẻ đi tiêm, trẻ ốm nên
không tiêm, đợi lâu quá bỏ về.
Một số kết quả nghiên cứu về yếu tố liên quan đến tiêm chủng qua một vài
đánh giá gần đây tại một số địa phương:
Bảng 1.4: Tỷ lệ yếu tố liên quan tỷ lệ tiêm chủng mở rộng
Tiêm chủng cho trẻ em

Tiêm chủng cho phụ nữ

Kon tum

Sơn La

Kon Tum

Sơn La

2003

2004

2003

2004

Thiếu thông tin 76,9%


18%

53,1%

40%

Thiếu

14%

6,2%

5%

68%

40,7%

51%

viên
Trở ngại

động 7,8%
15,3%

1.2.3. Tây Nguyên
Chương trình TCMR được triển khai ở Tây Nguyên từ năm 1983 thí điểm ở
một số huyện, thị xã, đến năm 1985 từng bước triển khai trên quy mô toàn khu vực

gồm 4 tỉnh (Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum và Đắc Nông) vào năm 1989-1990. Từ đó
các hoạt động TCMR đươc đầu tư và đẩy mạnh chất lượng và hiệu quả ngày càng
21


cao. Thành tích xóa xã trắng về TCMR vào năm 1993-1994 là những thành công
chứng tỏ sự vượt khó quên mình của cán bộ y tế các tỉnh Tây Nguyên đến với mọi
buôn làng xa xôi hẻo lánh chỉ với tinh thần trách nhiệm và lòng dũng cảm, vượt
mưa rừng gió núi, tất cả vì nhiệm vụ. Nhiều năm liên tục TCMR khu vực Tây
Nguyên đạt kết quả cao, trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ thường xuyên đạt
từ trên 85% đến 90%, trên 80% phụ nữ có thai được tiêm phòng vắc xin uốn ván,
hơn 98% trẻ dưới 5 tuổi được uống đủ 2 liều vắc xin OPV, góp phần thanh toán bại
liệt trong những năm qua, loại trừ uốn ván sơ sinh và thanh toán bệnh sởi đã làm
thay đổi mô hình bệnh truyền nhiễm có vắc xin ở khu vực này[4].
Có được thành quả trên là do Đảng Nhà nước và các cấp chính quyền đặc
biệt giành ưu tiên cho các tỉnh Tây Nguyên. Cán bộ TCMR và các đồng nghiệp đã
vượt khó khăn gian khổ thực sự dành sự chăm sóc nhiều nhất cho trẻ em và đồng
bào các dân tộc Tây Nguyên.
Theo báo cáo thống kê của Văn phòng Tiêm chủng mở rộng khu vực Tây
Nguyên thì tỷ lệ số trẻ được tiêm chủng đầy đủ ngày một tăng. Năm 1990, tỷ lệ
tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi là 83,00% và tỷ lệ này của năm 2005 là
95,10%. Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm UV2+ của năm 1990 là 11,10%, nhưng đã
tăng nhanh vào những năm sau và kết quả năm 1995 đã có 91,00% PNCT được
tiêm UV2+ (bảng 1.5)

22


Bảng 1.5. Tỷ lệ tiêm chủng trẻ em và phụ nữ có thai vùng khó khăn của Tây
Nguyên từ năm 1990-2005

TCĐĐ cho trẻ em

Tiêm vắc xin uốn ván

Năm

Số trẻ TCĐĐ

Tỷ lệ %

Số UV2+

Tỷ lệ %

1990

67,230

83,0

9,020

11,1

1995

75,417

94,9


82,287

91,0

2000

79,603

94,2

80,817

90,0

2005

87,094

95,1

82,263

88,1

Bảng 1.6.Tỷ lệ tiêm chủng trẻ em, PNCT vùng nguy cơ cao UVSS (2004)
TCĐĐ <1T

Tiêm vắc xin uốn ván

Tỉnh


n

TCĐĐ

Tỷ lệ %

n

UV2+

Tỷ lệ%

Kon Tum

29

23

79,3

33

20

60,6

Gia Lai

155


119

76,7

292

207

70,6

Đắc Lắc

16

15

93,7

28

23

81,9

Đắc Nông

47

37


78,7

64

44

69,8

Cộng

247

204

81,5

432

294

68,0

Theo kết quả nghiên cứu của Hồ Long, Hồ Thị Trà và Phạm Văn Hậu về tình
hình tiêm chủng trẻ em dưới 1 tuổi tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk, năm 2005
-2009, cho thấy: tỷ lệ tiêm chủng trung bình các loại vắc xin của trẻ dưới 1 tuổi là:
BCG (98,10%), OPV3 (95,30%), DPT3 (94,10%), Sởi (92,40%), VGB3 (90,30%)
và tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ là là 92,30%.

23



Theo kết quả nghiên cứu của Phan Văn Hải, Nguyễn Thị Vân và Cs
( 2010), Đánh giá về hoạt động tiêm chủng mở rộng của cơ sở y tế tỉnh Kon Tum
thì tỷ lệ tiêm chủng không đồng đều giữa các vùng. Ví dụ: năm 2010: 65,40%
(Xã Đăk Tờ Re)
Đánh giá tỷ lệ tiêm chủng mở rộng và những yếu tố liên quan tại vùng khó khăn
của Tây Nguyên năm 2007, Đỗ Thị Tam Giang và Cs đã kết luận:
Tỷ lệ tiêm chủng đủ các loại vắc xin: BCG(91,32%) tỷ lệ có sẹo (86,76%),
DPT(94,52%), VGB( 92,24%), Sởi( 88,6%), OPV( 97,26%)
Tiêm chủng đầy đủ: 88,58%,
Tiêm đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi: 77,17%
Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cho trẻ dưới 1tuổi : 57,99%
Tỷ lệ tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ:
.

+Phụ nữ có thai được tiêm UV1: 89,35%, UV2 và UV2 + : 82,87%,

UV3 chỉ đạt 56,48%. Tỷ lệ trẻ được bảo vệ uốn ván sơ sinh là 81,48%
+ Phụ nữ tuổi sinh đẻ được tiêm UV1: 86,82%, UV2: 80,45%, UV2 +:
80,00% và UV3: 60,45%.
Gia Lai là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, diện tích rộng, mật độ dân cư
thưa thớt, lượng cán bộ thiếu và kiêm nhiệm nhiều công việc. Việc triển khai
TCMR gặp nhiều khó khăn, những năm 1985-1992 chủ yếu triển khai ở những
vùng thuận lợi, thị trấn, thị xã, hiệu quả tiêm chủng hạn chế nên bệnh dịch còn xảy
ra trong đó dịch sởi có 6 vụ dịch vừa và nhỏ năm 1998-2003, có năm tới hàng trăm
trẻ mắc. Là tỉnh có số mắc bệnh uốn ván sơ sinh thường xuyên cao, trung bình có
từ 10-20 trẻ mỗi năm, rải rác có ca bạch hầu, ho gà lưu hành ở một số huyện. Từ

24



năm 1993 hoạt động TCMR được đẩy mạnh đến quy mô toàn tỉnh. Trên đà phát
triển vào những năm sau công tác TCMR đẩy mạnh nhiều mặt, tỷ lệ TCĐĐ cho trẻ
dưới 1 tuổi đạt và duy trì trên 90% trên qui mô toàn tỉnh, tỷ lệ tiêm vắc xin uốn ván
cho PNCT đạt trên 80%. Cùng với cả nước thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn
ván sơ sinh, khống chế và thanh toán bệnh sởi, giảm số mắc bệnh bạch hầu, ho gà
mức thấp nhất, hạn chế tử vong… Đặc biệt tỉnh Gia Lai trong 2 năm 2003-2004 có
dịch viêm não với số chết/mắc: 20/78 (năm 2003), 18/79 (năm 2004), được sự quan
tâm hỗ trợ của chương trình TCMR quốc gia, TCMR khu vực và UBND tỉnh, đã
kịp thời triển khai tiêm vắc xin viêm màng não Nhật Bản B phòng bệnh cho
130.000 trẻ từ 1- 5 tuổi của toàn tỉnh. Đạt hiệu quả phòng chống dịch: năm 2005
chỉ còn rải rác có 3 trường hợp viêm não ở trẻ lớn, đây là một trong những thành
công lớn của TCMR tỉnh Gia Lai[4].
Chư Pưh là một huyện của tỉnh Gia Lai được tách ra từ huyện Chư Sê ngày
27 tháng 12 năm 2009. Huyện có 71.695,02 ha diện tích tự nhiên và 63.601 nhân
khẩu, có 9 xã trong đó có 5/9 xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số
chiếm 52,6%. Địa giới hành chính huyện ChưPưh: phía đông giáp huyện Chư Sê và
huyện Phú Thiện tỉnh Gia Lai; phía tây giáp huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai; phía
bắc giáp huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai; phía nam giáp tỉnh Đăk Lắk. Là huyện mới
được thành lập có diện tích rộng, xa trung tâm tỉnh và có địa hình khá phức tạp khó
tiếp cận vào mùa mưa. Cộng đồng nhiều người dân tộc thiểu số nhận thức về tiêm
chủng hạn chế, tập quán ở rải rác trên nương rẫy dài ngày không đưa trẻ về xã tiêm
chủng. Một số cụm dân nhập cư tự do không kiểm soát và khó nắm bắt đối tượng,
chưa được tiêm chủng đầy đủ. Không chỉ khó khăn về cơ sở vật chất mà nguồn
nhân lực trong hệ thống y tế cũng như các cán bộ chuyên trách về Tiêm chủng mở
rộng từ huyện đến xã có sự thay đổi, xáo trộn. Cán bộ huyện và xã đa số mới nhận

25



×