Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

tình hình nhiễm hiv trên một số đối tượng qua giám sát trọng điểm tại tỉnh đắk lắk, năm 2001 – 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA Y – DƯỢC

TÌNH HÌNH NHIỄM HIV TRÊN MỘT SỐ ĐỐI
TƯỢNG QUA GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM TẠI
TỈNH ĐẮK LẮK, NĂM 2001 – 2010

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA

Người hướng dẫn: Ths. TRẦN NHƯ HẢI


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU TRONG
LUẬN VĂN
AIDS

:

(Acquired Immunodeficiency Syndrome)
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

BLTQĐTD

:

Bệnh lây truyền qua đường tình dục


BN

:

Bệnh nhân

CCD

:

(United States Centers for Disease Control and
Prevention) Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật – Hoa Kỳ

DNA

:

Deoxyribonucleic Acid

HIV

:

(human Immunodeficiency virus)
Virus suy giảm miễn dịch ở người

IBBS

:


(HIV/STI Integrated Biological and Behavioral
Surveillance) Giám sát kết hợp hành vi và chỉ số sinh
học về HIV/STI ở Việt Nam

MSM

:

(Men who Sex whith Men)
Nam quan hệ tình dục đồng giới

NCMT

:

Nghiện chích ma túy

PNMD

:

Phụ nữ mại dâm

pp

:

Trang

RNA


:

Ribonucleic Acid

RT

:

(Reverse Transcriptase) Sao chép ngược

STI

:

(Sexual Transmitted Infection) Các bệnh nhiễm trùng

-i-


lây truyền qua đường tình dục
TNKTNVQS

:

Thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự

tr

:


Trang

UNAIDS

:

(Joint United the programmer on HIV/AIDS) Chương
trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS

- ii -


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………….………….……...1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. SƠ LƯỢC VỀ HIV......................................................................3
1.1.2. Cấu trúc HIV-1………………………………...........................4
1.1.3. Sự đề kháng…………………………………………………….5
1.1.4. Các phương thức lan truyền HIV…………………………….…6
1.1.5. Các kỹ thuật phát hiện nhiễm HIV………………………….…6
1.1.6. Các phương cách xét nghiệm HIV………………………………7
1.2. TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/AIDS…………………………..……8
1.2.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới………………….…....8
1.2.2. Tình hình dịch HIV/AIDS ở Châu Á - Thái Bình Dương............12
1.2.3. Tỷ lệ và chiều hướng nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam…………..15
1.2.4. Tỷ lệ và chiều hướng nhiễm HIV/AIDS ở Tây Nguyên……….19
1.3. VÀI NÉT VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU………………..........21
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……...22
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………….……..……….22

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………22
2.2.1. Thời gian ……………………..………………………………..22
2.2.2. Địa điểm ……………………………………………..……..…22
2.3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………..23

- iii -


2.4. Xử lý số liệu……………………………………………………..23
2.5. Đạo đức nghiên cứu……………………………………..………24
2.6. Một số quy định trong giám sát trọng điểm…………..………….24
2.6.1. Một số khái niệm…………………….………………………..24
2.6.2. Nguyên tắc thực hiện giám sát trọng điểm…………….….….25
2.6.3. Chọn mẫu..............................................................................25
2.6.4. Phương pháp lấy máu............................................................26
2.6.5. Thực hiện xét nghiệm HIV.....................................................27
2.6.6. Các kỹ thuật xét nghiệm........................................................27
2.6.7. Phương tiện và kỹ thuật thu thập số liệu…………………….27
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………….29
3.1. Tỷ lệ nhiễm HIV qua giám sát trọng điểm tại Đắk Lắk 20012010......................................................................................................29
3.2. Chiều hướng nhiễm HIV qua giám sát trọng điểm tại Đắk Lắk từ
năm 2001 – 2010………………………………………………..…….…33
Chương 4 BÀN LUẬN……………………………………………..…...40
4.1. Tỷ lệ nhiễm HIV qua giám sát trọng điểm tại Đắk Lắk 20012010…………………………………………………………………….…40
4.1.1. Tỷ lệ nhiễm HIV từ năm 2001 – 2010…………………….…40
4.1.2. Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm nghiện chích ma túy và phụ nữ mai dâm
………………………………………………………………………...41
4.1.3. Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm bệnh nhân lao và nhóm mắc các bệnh
LTQĐTD………………………………………………………………...43


- iv -


4.1.4. Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm PNMT, TNKTNVQS và nhóm công
nhân…………………………………………………………………..….44
4.2. Chiều hướng nhiễm HIV qua giám sát trọng điểm tại Đắk Lắk từ
năm 2001 – 2010…………………...............………………………..…45
4.2.1. Chiều hướng nhiễm HIV trên nhóm đối tượng NCMT….......45
4.2.2. Chiều hướng nhiễm HIV trên đối tượng PNMD…………..….46
4.2.3. Chiều hướng nhiễm HIV trên đối tượng bệnh nhân lao…….…47
4.2.4. Chiều hướng nhiễm HIV trên đối tượng mắc các bệnh
LTQĐTD…………………………………………………………………47
4.2.5. Chiều hướng nhiễm HIV trên đối tượng PNMT………………47
4.2.6. Chiều hướng nhiễm HIV trên đối tượng thanh niên KTNVQS...48
4.2.7. Chiều hướng nhiễm HIV trên đối tượng công nhân……….…48
KẾT LUẬN…………………………………….…………………………49
KIẾN NGHỊ………………………………………………..……………..50
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………..…….51

-v-


DANH MỤC BẢNG – BIỂU ĐỒ
Danh mục bảng
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm HIV của các nhóm phân theo năm……….……….29
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm HIV ở đối tượng NCMT và PNMD……………30
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm bệnh nhân lao và mắc bệnh LTQĐTD
………………………………………………………………………..…..31
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm PNCT và TNKTNVQS…………..32
Bảng 3.5. Chiều hướng nhiễm HIV trên đối tượng NCMT…………….33

Bảng 3.6. Chiều hướng nhiễm HIV trên đối tượng PNMD…………….34
Bảng 3.7. Chiều hướng nhiễm HIV trên đối tượng bệnh nhân lao……….35
Bảng 3.8. Chiều hướng nhiễm HIV trên đối tượng mắc bệnh LTQĐTD...36
Bảng 3.9. Chiều hướng nhiễm HIV trên đối tượng PNMT………….…37
Bảng 3.10. Chiều hướng nhiễm HIV trên đối tượng thanh niên
KTNVQS…………………………………………………………………38
Bảng 3.11. Chiều hướng nhiễm HIV trên đối tượng công nhân………….39

Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm HIV phân theo năm………………………….29
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm NCMT và PNMD……………..30
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm BN lao và mắc các bệnh LTQĐTD
……………………………………………………………………….…..31
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm PNMT, TNKTNVQS và nhóm CN
……………………………………………………………………………32

- vi -


Biểu đồ 3.5. Chiều hướng nhiễm HIV trên đối tượng NCMT…..……...33
Biểu đồ 3.6. Chiều hướng nhiễm HIV trên đối tượng PNMD…….……34
Biểu đồ 3.7. Chiều hướng nhiễm HIV trên đối tượng bệnh nhân lao…..35
Biểu đồ 3.8. Chiều hướng nhiễm HIV trên đối tượng mắc bệnh LTQĐTD
……………………………………………………………………………36
Biểu đồ 3.9. Chiều hướng nhiễm HIV trên đối tượng PNMT….............37
Biểu đồ 3.10. Chiều hướng nhiễm HIV trên đối tượng TNKTNVQS….38
Biểu đồ 3.11. Chiều hướng nhiễm HIV trên đối tượng công nhân…..…39

- vii -



ĐẶT VẤN ĐỀ
Loài người đã phát hiện ra căn bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải
(AIDS) do virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV) gây ra
vào năm 1981cho đến nay HIV/AIDS vẫn là đại dịch nguy hiểm, là mối
hiểm họa đối với sức khỏe, tính mạng của con người và tương lai nòi giống
của dân tộc. HIV/AIDS tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, văn hoá,
trật tự an toàn xã hội, là gánh nặng của cộng đồng và xã hội. Do đó phòng,
chống HIV là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài, cần phải tăng cường
phối hợp liên ngành và đẩy mạnh việc huy động toàn xã hội tham gia [36].
Theo báo cáo mới nhất của chương trình phối hợp của Liên Hợp
Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) tính đến cuối năm 2009, hơn 7.000 người
mới nhiễm mỗi ngày, khoảng 97% ở các nước có mức thu nhập thấp và
trung bình, khoảng 6.000 người lớn trong đó 51% là phụ nữ và 41% ở độ
tuổi 15-24 [54].
Theo số liệu báo cáo của Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam tính
đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2010, trên cả nước có tổng số 183.938
trường hợp nhiễm HIV hiện đang còn sống, 44.022 trường hợp AIDS hiện
còn sống và 49.477 trường hợp đã tử vong do AIDS [10].
Việt nam đã có những biện pháp nhằm giám sát và kiểm soát sự phát
triển của HIV. Giám sát dịch tễ học nói chung đã tập trung vào xét nghiệm
HIV để thu được tỷ lệ hiện nhiễm trong những nhóm quần thể xác định có
nguy cơ cao nhiễm HIV và xác định nhóm dân cư nào cần phải được tập
trung theo dõi. Đồng thời cũng cho chúng ta biết quần thể nào đang có
nguy cơ, mức độ nguy cơ trong nhóm và nguy cơ lan truyền ra cộng đồng
[10].
Qua giám sát trọng điểm toàn quốc tỷ lệ hiện nhiễm HIV có xu
hướng giảm ở tất cả các nhóm nguy cơ cao. Hình thái lây nhiễm HIV ở Việt
Nam vẫn đang trong giai đoạn dịch tập trung và đã có xu hướng chững lại.


-1-


Tỷ lệ nhiễm HIV rất cao trong nhóm nghiện chích ma túy (NCMT), cao
trong nhóm phụ nữ mại dâm (PNMD) và thấp ở quần thể khác [13].
Thực tế tình hình dân di cư từ các tỉnh khác về khu vực Tây Nguyên
nói chung và Đắk Lắk nói riêng, đặc biệt dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và
các tỉnh Miền Tây Nam Bộ hàng năm tăng cao; các dịch vụ vui chơi giải trí
trá hình phát triển mạnh nên chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm tàng về việc lây
nhiễm HIV qua đường tiêm chích ma túy và mại dâm trên các nhóm nguy
cơ cao nói chung và lây lan ra cộng đồng là điều khó tránh khỏi.
Tỉnh Đắk Lắk qua nhiều năm giám sát phát hiện cho thấy tình hình
nhiễm HIV có mặt hầu hết ở các huyện thị và số nhiễm gặp trên nhiều đối
tượng có ngành nghề khác nhau từ nông dân đến học sinh sinh viên, bộ đội,
công an và cán bộ hành chính khác, và những năm gần đây trình trạng
nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai (PNMT) và thanh niên khám tuyển nghĩa
vụ quân sự (TNKTNVQS) đã xuất hiện đặc biệt là đối tượng ở vùng sâu
vùng xa. Những số liệu qua giám sát phát hiện mang tính chất thụ động khó
đánh giá được tỷ lệ và chiều hướng nhiễm HIV thật sự trên từng đối tượng
[22], [14], [23].
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tình hình
nhiễm HIV trên một số đối tượng qua giám sát trọng điểm tại tỉnh Đắk
Lắk, năm 2001 – 2010” với 2 mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm HIV trên các đối tượng giám sát trọng điểm
tại tỉnh Đắk Lắk từ năm 2001 đến 2010.
2. Đánh giá chiều hướng nhiễm HIV trên các đối tượng giám sát
trọng điểm tại tỉnh Đắk Lắk từ năm 2001 đến 2010.

-2-



Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. SƠ LƯỢC VỀ HIV
1.1.1. Sơ lược về lịch sử HIV
Năm 1981, bệnh AIDS được phát hiện đầu tiên tại Mỹ. Trong năm
này, CDC ghi nhận 5 trường hợp bị viêm phổi do Pneumocystis carinii tại
Los Angeles và 26 người bị ung thư loại Kaposi Sarcoma ở New York. Tất
cả những trường hợp này đều xảy ra trên những nam quan hệ tình dục đồng
giới (MSM). Sau đó, bệnh không chỉ xuất hiện trên nhóm MSM mà còn
được phát hiện trên cả những cộng đồng dân cư khác [36].
Năm 1983 chính thức phân lập được virus gây ảnh hưởng tới hệ
thống miễn dịch từ những người bị bệnh và đặt tên nó là virus HIV. Năm
1984, các nghiên cứu gen virus HIV đã xác định chính xác virus gây bệnh
AIDS và dặt tên là HIV Typ 1. Virus này có lõi là RNA (Ribonucleic Acid)
và có enzym phiên mã ngược.
Năm 1984, hai hội đồng của tổ chức Y tế thế giới đã công bố HIV là
một loại virus có nguồn gốc địa dư không xác định, thuộc nhóm
Retrrovirus. Nhóm Virus này gây ung thư cho người và động vật.
Năm 1986, người ta phân lập được 1 virus mới và đặt tên là HIV Typ
2. Hai loại Virus này đều làm suy giảm hệ thống miễn dịch của người và
đặt tên chung là virus HIV [24],[35], [37].
Do nhiều lý do khác nhau nên cho đến nay vẫn chưa tìm ra phương
cách hữu hiệu để chống lại căn bệnh thế kỷ này. Tình trạng dịch bệnh vẫn
tiếp tục lan rộng. Theo báo cáo mới nhất của chương trình phối hợp của
Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) tính đến cuối năm 2009, hơn

-3-



7.000 người mới nhiễm mỗi ngày, khoảng 97% ở các nước có mức thu
nhập thấp và trung bình, khoảng 6.000 người lớn trong đó 51% là phụ nữ
và 41% ở độ tuổi 15-24 [54].
1.1.2. Cấu trúc HIV-1
Virus HIV được xếp vào nhóm nhân lên chậm Lentivirus, thuộc họ
Retroviridae, là virus RNA, có đặc tính chung là có enzym sao chép ngược
(Reverse Transcriptase, RT) cho sao chép DNA(Deoxyribonucleic Acid) từ
RNA. Lentivirus gồm các virus gây bệnh tiến triển chậm, trong đó HIV-1,
HIV-2 gây bệnh ở người và một số virus khác gây bệnh trên súc vật.
Virus HIV-1 là tác nhân gây bệnh chủ yếu ở 1 số nước trên thế giới.
Virus HIV-2 có ở một số nước Châu Phi. Bệnh cảnh lâm sàng do hai loại
này không thể phân biệt được, đường lây truyền hoàn toàn giống nhau,
chúng khác nhau ở một số điểm: cấu trúc di truyền khác tới trên 50%,
kháng nguyên, trọng lượng phân tử của các thành phần cấu trúc cũng khác
nhau .Cả HIV-1 và HIV-2 đều nhân bản trong tế bào CD4 và đều gây bệnh
ở người, mặc dù mức độ suy giảm miễn dịch do HIV-2 gây ra là ít hơn.
Hạt virus HIV-1 có đường kính 100 nm và được bao quanh bởi màng
lipoprotein. Mỗi hạt virus chứa 72 phức hợp glycoprotein được gắn vào
màng lipid này và mỗi phức hợp là một trimer gồm một glycoprotein ngoại
bào gp120 và một protein xuyên màng gp41. Liên kết giữa gp120 và gp41
lỏng lẻo và do đó gp120 có thể được phân tán tự do ra xung quanh.
Glycoprotein gp120 có thể được phát hiện trong huyết thanh cũng như mô
bạch huyết của bệnh nhân HIV. Trong quá trình nảy chồi, virus có thể gắn
thêm các protein của vật chủ từ màng của tế bào vật chủ vào lớp lipoprotein
của virus. Protein p17 được gắn vào mặt trong của màng lipoprotein.
Kháng nguyên lõi p24 chứa 2 bản sao của HIV-1 RNA. HIV-1 RNA là một
phần của phức hợp protein-nucleic acid, gồm nucleoprotein p7 và men sao
chép ngược p66 (RT). Như vậy một hạt virus chứa mọi thành phần men cần


-4-


thiết cho nhân bản: men sao chép ngược (RT), integrase p32 và một
protease p11 (Hình 1) [18], [21], [41].

Hình 1. Cấu trúc của Virus HIV

1.1.3. Sự đề kháng
HIV rất dễ bị tiêu diệt bởi các tác nhân lý hóa thông thường, ở dạng
lỏng với nhiệt độ 56oC virus bị tiêu diệt trong 24 phút, ở dạng đông khô bị
diệt trong 2 giờ với 68oC. Các hóa chất như nước javel bất hoạt HIV trong
20 phút, cồn 70o diệt HIV trong 3-5 phút, các hóa chất có chứa Chlor bất
hoạt HIV trong 15-20 phút. Virus bị bất hoạt ở pH = 1 hay pH = 13. HIV đề
kháng với nhiệt độ lạnh, tia gamma, tia cực tím, sống được 3 ngày trong
máu bệnh nhân nếu để ngoài trời [3], [40].

-5-


1.1.4. Các phương thức lan truyền HIV
Bệnh nhân AIDS và người nhiễm HIV là nguồn truyền nhiễm duy
nhất của HIV. Không có một ổ chứa nhiễm trùng tự nhiên ở động vật. Tất
cả mọi người đều có khả năng nhiễm HIV.
HIV được phân lập từ máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, nước bọt,
nước mắt, sữa mẹ, nước tiểu và các dịch khác của cơ thể. Mặc dù, có sự
phân bố như vậy của HIV trong cơ thể, nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho
thấy rằng chỉ có máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo đóng vai trò quan trọng
trong việc làm lây truyền HIV [18].

Có 3 phương thức chính làm lây truyền HIV là:
- Quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm HIV.
- Dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm HIV.
- Lây truyền từ mẹ sang con (trong thời gian mang thai, lúc sinh và
qua nuôi dưỡng bằng sữa mẹ).
Ngoài ra còn có các phương thức lây truyền khác với tỷ lệ lây ít hơn.
HIV lây truyền qua tiêm và truyền máu, sản phẩm máu bị nhiễm HIV, dụng
cụ xuyên chích qua da không được vô trùng, vết thương hở không được
bảo vệ tiếp xúc với máu nhiễm HIV, lây truyền HIV sau một vết cắn.
HIV không truyền qua muỗi, ruồi, bọ chét, ong, hoặc ong bắp cày.
HIV không lây truyền qua tiếp xúc ngẫu nhiên hàng ngày. Không có trường
hợp nhiễm HIV nào được chứng minh là do tiếp xúc với nước mắt hoặc
nước bọt không dính máu. Theo ý kiến của những chuyên gia hàng đầu,sự
tiếp xúc của da lành với dịch cơ thể nhiễm HIV là không đủ để nhiễm virus
[41].
1.1.5. Các kỹ thuật phát hiện nhiễm HIV
- Các thử nghiệm sàng lọc:

-6-


+

Kỹ thuật ngưng kết hạt vi lượng SERODIA-HIV.

+ Kỹ thuật miễn dịch gắn enzym ELISA (Enzym Linked
Immunosorbent Assay).
- Các thử nghiệm khẳng định:
+ Thử nghiệm miễn dịch điện di Western Blot.
+ Thử nghiệm miễn dịch huỳnh quang (Immuno- Fluorescence Assay,

IFA).
+ Kỹ thuật kết tủa miễn dịch phóng xạ (Radio- Immuno Precipiation
Assay, RIPA).
+ Thử nghiệm miễn dịch dải băng (Line Immuno Assay, LIA).
- Các kỹ thuật phát hiện trực tiếp sự có mặt của HIV:
+ Kỹ thuật phân lập virus.
+ Kỹ thuật phát hiện virus bằng kính hiển vi điện tử kết hợp với
phương pháp miễn dịch.
+ Phản ứng khuyếch đại chuỗi (Polymerase Chain Reaction, PCR).
+ Phát hiện kháng nguyên HIV (phương pháp miễn dịch enzym
ELISA phát hiện kháng nguyên, miễn dịch phóng xạ (Radio Immuno
Assay, RIA) [21], [18], [16].
1.1.6. Các phương cách xét nghiệm HIV
Phương cách I : (áp dụng cho công tác an toàn truyền máu)
Mẫu huyết thanh được coi là dương tính với phương cách I khi mẫu đó
dương tính với một trong các thử nghiệm như: ELISA, Serodia hay thử
nghiệm nhanh.
Phương cách II: (áp dụng cho giám sát trọng điểm)

-7-


Mẫu huyết thanh được coi là dương tính với phương cách II khi mẫu đó
dương tính cả hai lần xét nghiệm bằng hai loại sinh phẩm với nguyên lý và
chuẩn bị kháng nguyên khác nhau.
Phương cách III: (chẩn đoán nhiễm HIV)
Mẫu huyết thanh được coi là dương tính với phương cách III khi mẫu đó
dương tính cả ba lần xét nghiệm bằng ba loại sinh phẩm với nguyên lý và
chuẩn bị kháng nguyên khác nhau.
1.2. TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/AIDS

1.2.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới
Trên toàn thế giới, HIV/AIDS hiện vẫn được coi là dịch bệnh nguy
hiểm, đe dọa sự tồn vong và phát triển của loài người. Theo báo cáo mới
nhất của UNAIDS, ước tính đến cuối năm 2009, có khoảng 33,3 triệu
người sống chung với HIV trong đó có khoảng 30,8 triệu người lớn, 15,9
triệu phụ nữ và 2,5 triệu trẻ em và gần 4 triệu trong số đó đã chết do AIDS.
Riêng trong năm 2009, có khoảng 2,6 triệu người mới nhiễm HIV trong đó
có 2,2 triệu người lớn mới nhiễm và 370.000 trẻ em, có 1,8 triệu người tử
vong do AIDS trong đó có 2,6 triệu người lớn và 260.000 trẻ em, và có
khoảng 16,6 triệu trẻ em mồ côi do AIDS.
Tỷ lệ mới nhiễm HIV đang giảm, trong năm 2009 có khoảng 2,6
triệu người mới nhiễm HIV, giảm 19% so với 3,1 triệu người năm 1999 và
giảm 21% so với 3,2 triệu người năm 1997 những năm được coi là đỉnh cao
của những ca mới nhiễm. Trong 33 quốc gia, tỷ lệ nhiễm HIV đã giảm hơn
25% từ năm 2001 đến 2009, trong đó có 22 nước thuộc vùng châu Phi cận
Sahara. Tuy nhiên còn 7 nước (Armenia, Bangladesh, Georgia,
Kazakhstan, Kyrgyzstan, Philippines, Tajikistan) tỷ lệ nhiễm HIV tăng hơn
25%. Những khu vực còn lại tỷ lệ nhiễm HIV mới hàng năm đã được ổn
định. Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy ngày càng tăng sự nhiễm HIV ở một
số cao thu nhập quốc gia trong nhóm MSM. Ở Đông Âu và Trung Á, số

-8-


người sống với HIV cũng tăng từ năm 2000 đến 2009, đỉnh điểm là 1,4
triệu người. Các thanh thiếu niên ở 15 quốc gia có tỷ lệ nhiễm HIV cao
nhất, năm 2009 tỷ lệ nhiễm HIV đã giảm 25% so với năm 2008, nguyên
nhân là nhờ việc áp dụng các biện pháp tình dục an toàn. Ước tính có
370.000 trẻ em mới bị nhiễm HIV trong năm 2009 giảm 24% so với 5 năm
trước đó.

Số ca tử vong do AIDS hàng năm trên toàn thế giới giảm dần từ đỉnh
điểm là 2,1 triệu vào năm 2004 đến 1,8 triệu năm 2009. Mức giảm này
phản ánh việc tăng điều trị kháng virus, cũng như hỗ trợ và chăm sóc
những người sống với HIV, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và
trung bình. Tại Bắc Mỹ và Trung Âu, tử vong do AIDS đã bắt đầu giảm
ngay sau khi điều trị kháng virus đã được giới thiệu vào năm 1996. Ở châu
Á, Trung Mỹ và Nam Mỹ, số người tử vong đã ổn định nhưng không giảm.
Tỷ lệ tử vong ở vùng châu Phi cận Sahara giảm dần. Tử vong tiếp tục tăng
ở Đông Âu. Trên toàn cầu, tử vong ở trẻ em dưới 15 tuổi cũng giảm. Ước
tính 260.000 trẻ em chết do AIDS trong năm 2009 giảm 19% so với ước
tính 320.000 trẻ đã qua đời vào năm 2004. Xu hướng này phản ánh sự phát
triển ổn định của các dịch vụ ngăn chặn lây truyền HIV cho trẻ sơ sinh và
gia tăng việc tiếp cận điều trị cho trẻ em.
Vùng châu Phi cận Sahara, nơi mà phần lớn các ca nhiễm HIV mới
tiếp tục xảy ra, ước tính có khoảng 1,8 triệu người mới nhiễm năm 2009,
thấp hơn đáng kể so với 2,2 triệu người năm 2001. Tỷ lệ tử vong ở vùng
châu Phi cận Sahara giảm dần.
Đông Âu và Trung Á là khu vực gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV nhanh
nhất, số người sống với HIV gần như tăng gấp 3 kể từ năm 2000 và đã đạt
được con số 1,4 triệu năm 2009 so với 760.000 năm 2001. Dịch bệnh tập
trung chủ yếu trong nhóm NCMT, mại dâm, quan hệ tình dục khác giới và
đồng giới nam. Một phần tư ước tính 3,7 triệu người trong nhóm NCMT
đang sống với HIV. Tỷ lệ nhiễm HIV ở nữ giới cũng gia tăng. Tử vong liên

-9-


quan đến AIDS tiếp tục tăng trong khu vưc này, ước tính có khoảng 76.000
người tử vong trong năm 2009 tăng gấp 4 lần so với 18.000 năm 2001.
Vùng Caribê, tỷ lệ nhiễm HIV cao, tỷ lệ nhiễm HIV ở người trưởng

thành là 1% cao hơn so với tất cả các vùng khác bên ngoài châu Phi cận
Sahara. Tuy nhiên, số người sống với HIV trong vùng là tương đối nhỏ
240.000 người trong năm 2009 và thay đổi rất ít kể từ năm 1990. Tỷ lệ mới
nhiễm giảm nhẹ, ước tính có khoảng 17.000 người mới nhiễm năm 2009
giảm 3.000 người so với năm 2001. Quan hệ tình dục khác giới không bảo
vệ được cho là phương thưc lây truyền bệnh ở khu vực này. Trong năm
2009, ước tính 53% số người nhiễm HIV là nữ giới. Đây là nơi duy nhất
ngoài châu Phi cận Sahara có phụ nữ và trẻ em gái chiếm số đông sống
chung với HIV. Tỷ lệ tử vong giảm, ước tính 12.000 người tử vong do
AIDS năm 2009 giảm so với 19.000 người năm 2001.
Trung và Nam Mỹ, dịch bệnh ổn định nhưng tỷ lệ nhiễm HIV vẫn
tăng với con số ước tính từ 1,1 triệu người năm 2001 lên 1,4 triệu người
năm 2009 mặc dù dịch vụ chăm sóc, phòng và điều trị kháng virus được sử
dụng nhiều. Dịch bệnh tập trung chủ yếu ở nhóm MSM, và còn có cả trong
nhóm NCMT, những người quan hệ tình dục khác giới và tỷ lệ này có xu
hướng giảm trong nhóm PNMD. Tỷ lệ nhiễm mới HIV ở trẻ em vẫn tăng
(khoảng 4.000 trẻ trong năm 2009) mặc dù dự phòng lây nhiễm HIV ở trẻ
sơ sinh ở đây rất mạnh. Vào cuối năm 2009, khoảng 54% PNMT sống
chung với HIV được cung cấp thuốc kháng virus để ngăn ngừa truyền cho
con cao hơn 1% so với phạm vi bảo hiểm toàn cầu ở các nước có mức thu
nhập thấp và trung bình.
Bắc Mỹ và Tây - Trung Âu, số người sống với HIV tiếp tục phát
triển và tăng 30% so với 10 năm gần đây (2,3 triệu người năm 2009 và 1,8
triệu người năm 2001). Dịch bệnh tập trung cao trong nhóm MSM. Tỷ lệ
nam giới nhiễm bệnh cao hơn nữ giới. Tỷ lệ nhiễm mới trong nhóm NCMT
giảm. Dịch bệnh lây lan cao ở những nữ da màu bán dâm.

- 10 -



Trung Đông và Bắc Phi, tăng tỷ lệ nhiễm HIV có 180.000 người
sống chung với HIV năm 2001 đến năm 2009 con số đó đã tăng lên
460.000 người. Số người mới nhiễm HIV cũng tăng trong thập kỷ qua, năm
2009 tăng gấp đôi con số ước tính năm 2001 (36.000 người). Tỷ lệ tử vong
tăng gấp 3, từ 8.300 người năm 2001 lên 23.000 người năm 2009. Dịch
bệnh tập trung chủ yếu ở nhóm NCMT. 80% bị nhiễm viêm gan C tìm thấy
trong nhóm NCMT ở Tehran. Quan hệ tình dục đồng giới nam bị kỳ thị
mạnh mẽ nên tỷ lệ nhiễm thấp.
Châu Đại Dương, dịch HIV bắt đầu ổn định. Số người sống với HIV
tăng gấp đôi so với 10 năm trước (28.000 người năm 2001 tăng lên 57.000
người năm 2009). Tuy nhiên, số người nhiễm mới bắt đầu suy giảm từ
4.700 người năm 2001 xuống còn 4.500 người năm 2009. Dịch bệnh diễn
ra chủ yếu qua con đường lây truyền qua đường tình dục.Tỷ lệ nhiễm mới
con cao ở trẻ em (<1.000 năm 2001 lên 3.100 năm 2009). NCMT cũng
đóng góp đáng kể số người nhiễm bệnh.
Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trên thế giới cao nhất là vùng Châu Phi cận
Sahara với 22,5 triệu người chiếm 68% trong tổng số toàn cầu, tiếp theo là
Nam Á và Đông Nam Á (4,1 triệu người), Bắc Mỹ (1,5 triệu người), Đông
Âu và Trung Á, Trung Mỹ và Nam Mỹ (1,4 triệu người), Tây Âu và Trung
Âu 820.000 người, Đông Á 770.000 người, Trung Đông và Bắc Phi
460.000 người, Caribê 240.000 người, thấp nhất là Châu Đại Dương
57.000 người.
Hình thái lây truyền chủ yếu ở các khu vực là lây truyền qua quan hệ
tình dục khác giới, NCMT và có một vài khu vực hình thức lây truyền
chính là đồng tính nam giới. Theo báo cáo của UNAIDS, ở hầu hết các khu
vực: nam giới mắc nhiều hơn nữ giới, riêng ở cận Sahara nữ chiếm tỷ lệ
nhiều hơn và hình thức lây nhiễm chủ yếu là quan hệ tình dục khác giới
[54].

- 11 -



1.2.2. Tình hình dịch HIV/AIDS ở Châu Á - Thái Bình Dương
Dịch HIV/AIDS ở hầu hết các khu vực trên thế giới bắt đầu từ đầu
thập niên 80 của thế kỷ trước. Hai khu vực Nam và Đông Nam Á, Đông Á
Thái Bình Dương dịch HIV/AIDS xuất hiện muộn vào những năm cuối của
thập kỷ 80, vùng Đông Âu và Trung Á phát hiện dịch vào những năm đầu
thập kỷ 90. Trong thập niên 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ trước, dịch
HIV/AIDS bùng nở chủ yếu tại khu vực châu Phi cận Sahara. Tuy nhiên,
trong thời gian qua dịch HIV/AIDS đang chuyển dần trọng điểm từ Châu
Phi sang Châu Á. Theo dự báo của UNAIDS, trong những năm đầu thế kỷ
21, dịch sẽ bùng nổ mạnh mẽ tại khu vực này, đặc biệt là các nước Nam Á,
Đông Nam Á như Ấn Độ, Thái Lan, Cam-Pu-Chia, Việt Nam... Hiện nay
HIV/AIDS vẫn tập trung tại Châu Phi và đang lan rộng sang khu vực Nam
Á và Đông Nam Á. Mô hình dịch bệnh đang diễn ra rất khác nhau giữa các
nước và mối đe dọa ngày càng tăng rõ rệt [29], [34].
Theo báo cáo mới nhất của UNAIDS, đến cuối năm 2009, ước tính
có khoảng 4,9 triệu người đang sống với HIV trong có khoảng 360.000
người mới nhiễm HIV, 160.000 trẻ em sống chung với HIV và 300.000 tử
vong liên quan đến AIDS.
Dịch HIV/AIDS ở châu Á tương đối ổn định nhưng có nhiều hình
thái dịch trong cùng một quốc gia. Ước tính có khoảng 4,9 triệu người đang
sống với HIV trong năm 2009 con số này tương đương với 5 năm trước đó
(4,2 triệu năm 2001).Ước tính số trẻ em sống chung với HIV tăng nhẹ, từ
140.000 trẻ năm 2005 đến 160.000 trẻ năm 2009. Ước tính có khoảng
22.000 trẻ em nhiễm HIV trong năm 2009, giảm 15% so với con số 26.000
năm 1999. Tử vong liên quan đến AIDS trong lứa tuổi này đã giảm 15% kể
từ năm 2004, từ 18.000 trẻ đến còn 15.000 trẻ. Tỷ lệ tử vong liên quan đến
AIDS ổn định nhưng không có dấu hiệu suy giảm. Ước tính có khoảng
300.000 người tử vong năm 2009 tương đương với 250.000 người tử vong

năm 2001.

- 12 -


Thái Lan là nước duy nhất trong khu vực có tỷ lệ hiện nhiễm là gần
1%. Tỷ lệ người lớn nhiễm HIV là 1,3% trong năm 2009, và tỷ lệ mắc HIV
đã chậm lại 0,1% [50]. Ở Campuchia, những người lớn nhiễm HIV giảm
đến 0,5% trong năm 2009, giảm từ 1,2% vào năm 2001. Tuy nhiên, tỷ lệ
nhiễm HIV đang gia tăng ở các nước như Bangladesh, Pakistan (nơi tiêm
chích ma túy là chế độ chính lây nhiễm HIV), và Philippines [54].
Tỷ lệ nhiễm mới có xu hướng giảm ở một số quốc gia. Có 360.000
người mới nhiễm HIV trong năm 2009, giảm 20% so với 450.000 người
năm 2001. Tỷ lệ mới nhiễm giảm hơn 25% ở Ấn Độ, Nepal, Thái Lan từ
năm 2001 đến 2009. Dịch bệnh vẫn ổn định ở Malaysia và Sri Lanka trong
khoảng thời gian này. Tỷ lệ này tăng 25% ở Bangladesh và Philippines
trong 5 năm gần đây [54].
Tần suất xuất hiện dịch bệnh khác nhau giữa các vùng trong một
nước. Ở nhiều nước trong khu vực, dịch bệnh tập trung ở một số tỉnh nhỏ.
Tại Trung Quốc, 5 tỉnh chiếm hơn một nửa (53%) những người sống với
HIV, và mức độ lây nhiễm HIV trong Tỉnh Papua ở Indonesia là 15 lần cao
hơn mức trung bình quốc gia [55], [42].
Dịch bệnh ở châu Á vẫn tập trung phần lớn trong nhóm NCMT,
PNMD và khách hàng của họ, và nhóm MSM. Ở Ấn Độ, khoảng 90%
người mới nhiễm HIV do quan hệ tình dục không bảo vệ và dùng chung
bơm kim tiêm [47]. Việt Nam, sử dụng bao cao su khi quan hệ là không
thường xuyên. Hơn nữa, những người NCMT ở một số nước cũng được
mua hoặc bán dâm. Năm 2000 tại Myanmar, gần một phần năm (18%) gái
mại dâm được thử nghiệm HIV và cho kết quả dương tính. Tại miền nam
Ấn Độ, 15% PNMD đang sống với HIV [51]. Các tiểu bang Karnataka, Ấn

Độ đã cho thấy phòng chống nhiễm HIV nhóm PNMD có hiệu quả cao.
Một chương trình phòng chống trong bốn năm tại Ấn Độ cho biết 18 trong
27 huyện của nước này gần như giảm một nửa tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong
số những PNMT (từ 1,4% đến 0,8%) [46].

- 13 -


Người ta ước tính rằng có đến 4,5 triệu người ở châu Á NCMT, hơn
một nửa trong số đó sống tại Trung Quốc [45]. Ấn Độ, Pakistan, và Việt
Nam cũng có số người NCMT tập trung đông. Tại châu Á, trung bình, ước
tính có 16% người NCMT đang sống với HIV, mặc dù tỷ lệ này là cao hơn
đáng kể ở một số nước. Trong các nghiên cứu tại Myanmar, có đến 38%
những người NCMT đã được thử nghiệm HIV dương tính, điều này được
ước tính là 30% - 50% ở Thái Lan và hơn một nửa trong các bộ phận của
Indonesia [42], [38], [48]. Ở Việt Nam, 32%-58% những người NCMT
đang sống với HIV các tỉnh. Tại Trung Quốc, ước tính khoảng 7% -13%
người NCMT đang sống với HIV [25], [27], [55].
Tỷ lệ nhiễm HIV cao trong nhóm MSM được báo cáo trong một số
nước: 29% ở Myanmar, 5% ở Indonesia, 6% thủ đô Viêng Chăn của Lào, từ
7% đến 18% ở các bộ phận của miền Nam Ấn Độ, và 9% ở các vùng nông
thôn của bang Tamil Nadu, Ấn Độ. Dịch bệnh HIV trong nhóm MSM ở
Thái Lan đã bị lãng quên cho đến khi một nghiên cứu phát hiện ra 17% tỷ
lệ nhiễm HIV trong nhóm này ở Bangkok vào năm 2005. Nghiên cứu tiếp
theo trong năm 2005 và 2007 cho thấy mức độ nhiễm bệnh đã tăng lên 28%
đến 31%, và tỷ lệ nhiễm HIV là 5,5% được ghi nhận trong năm 2008 [49],
[42], [53], [39], [43].
Khảo sát cũng tìm thấy tỷ lệ nhiễm HIV tăng cao ở Trung Quốc
trong nhóm MSM, bao gồm cả ở Sơn Đông và Giang Tô và trong thành
phố Bắc Kinh. Mặc dù các nghiên cứu ở châu Á cho rằng một phần đáng kể

nam giới có quan hệ tình dục với nam giới cũng có quan hệ tình dục với
phụ nữ, nguy cơ sống với HIV dường như cao hơn nhiều cho những người
đàn ông chỉ quan hệ tình dục với nam giới. Khi dịch bệnh trưởng thành ở
châu Á, HIV đang lây lan rộng rãi hơn, đặc biệt trong nhóm PNMD có
quan hệ với khách hàng là NCMT và những nhóm khác trong cộng đồng,
khách hàng của nhóm này lại có quan hệ tình dục với bạn tình của họ làm
lan tràn dịch bệnh ra cộng đồng. Ở châu Á nói chung, phụ nữ chiếm tỷ lệ

- 14 -


nhiễm HIV ngày càng tăng từ 21% năm 1990 đến 35% năm 2009 [53],
[52], [44], [43].
Dịch HIV/AIDS ở châu Á đang giảm xuống nhưng có nhiều hình
thái dịch trong cùng một quốc gia. Dịch bệnh ở châu Á vẫn tập trung phần
lớn trong nhóm NCMT, PNMD và nhóm MSM [54].
1.2.3. Tỷ lệ và chiều hướng nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam
Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện vào
tháng 12 năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng thực sự dịch
HIV/AIDS bắt đầu bùng nổ từ năm 1993 trong nhóm NCMT tại thành phố
Hồ Chí Minh. Sau đó bắt đầu lan ra các tỉnh [9].
Theo số liệu báo cáo của Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam tính
đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2010, trên toàn quốc số trường hợp nhiễm
HIV hiện đang còn sống là 183.938 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện
còn sống là 44.022 trường hợp và có 49.477 trường hợp nhiễm HIV đã tử
vong. Số người mới nhiễm HIV và số bệnh nhân AIDS và tử vong liên
quan đến AIDS báo cáo theo năm có xu hướng giảm [6], [11], [33].
Theo kết quả điều tra giám sát hành vi kết hợp hành vi và chỉ số sinh
học về HIV/STI (IBBS) năm 2009 cho thấy: Các tỉnh miền Bắc và miền
Trung lây truyền HIV qua NCMT cao hơn khu vực miền Nam. Tình trạng

NCMT gia tăng, đặc biệt là ở lứa tuổi 20-29. Tình trạng dùng chung bơm
kim tiêm trong nhóm NCMT là 40% ở thành phố Hồ Chí Minh). Trên 50%
người đã nhiễm HIV vẫn tiếp tục NCMT và dùng chung BKT với bạn
chích. 40% tỷ lệ PNMD có NCMT tại Hà Nội. Một trong những tín hiệu
khả quan là tỷ lệ người TCMT sử dụng kim tiêm vô trùng trong lần tiêm
chích gần nhất ở mức cao tới 98% ở Quảng Ninh [1]. Theo kết quả sơ bộ
của IBBS 2009, tỷ lệ người NCMT cho biết họ có sử dụng bao cao su trong
lần quan hệ tình dục gần nhất là tương đối thấp 51,9% và chỉ có khoảng
77,7% số PNMD sử dụng bao cao su với khách hàng gần đây nhất [2], [28].

- 15 -


Theo kết quả báo cáo của Cục phòng chống HIV/AIDS cho biết tỷ lệ
hiện nhiễm HIV có xu hướng giảm ở tất cả các nhóm nguy cơ cao. Hình
thái lây nhiễm HIV ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn dịch tập trung. Tỷ
lệ nhiễm HIV rất cao trong nhóm NCMT trung bình là 31,46%, cao trong
nhóm PNMD trung bình là 5,47% và thấp ở các quần thể khác. Tỷ lệ nhiễm
HIV trong nhóm NCMT năm 2010 là 17,2%. Một số tỉnh, thành phố tỷ lệ
nhiễm HIV trong nhóm NCMT rất cao như TPHCM 36%, Cần Thơ 35,7%,
Điện Biên 34%, Quảng Ninh 29%, Thái Nguyên 28%. Tỷ lệ nhiễm HIV
trong nhóm PNMD năm 2010 là 4,6%. Cá biệt có tỉnh, thành phố rất cao
như Hà Nội 18%, Lạng Sơn 13,6%, Cần Thơ 13,3%. Tỷ lệ nhiễm HIV thấp
ở phụ nữ trước đẻ 0,26% và TNKTNVQS 0,077% [13], [15].
Kết quả giám sát trọng điểm năm 2001-2010 của Nguyễn Trần Hiển
và cộng sự ở miền Bắc cho thấy: Nhóm NCMT năm có tỷ lệ cao nhiễm cao
nhất là 29,4% (2001), và năm có tỷ lệ thấp nhất là 17,5% (2010); Nhóm
PNMD năm có tỷ lệ nhiễm cao nhất là 5,9% (2002), năm có tỷ lệ thấp nhất
là 3,1% (2008) ); Nhóm mắc bệnh LTQĐTD tỷ lệ cao nhất là 2,5% (năm
2005) và thấp nhất là 1,5% (năm 2010); Nhóm bệnh nhân lao tỷ lệ cao nhất

là 5,0% (năm 2006) và thấp nhất là 2,8% (năm 2001); Tỷ lệ nhiễm HIV ở
nhóm PNMT (dưới 0,4%) và nhóm TNKTNVQS (dưới 1%) rất thấp 1%.
Chiều hướng nhiễm HIV trên đối tượng NCMT có xu hướng giảm
dần, từ 29,4%% năm 2001-2002 xuống còn 17,5% năm 2010. Đối với
nhóm PNMD có xu hướng giảm dần từ 5,9% năm 2001 xuống còn 3,2%
năm 2009 và năm 2010 tăng lên 4,5%. Chiều hướng nhiễm HIV trên bệnh
nhân lao có xu hướng tăng giảm không rõ rệt với tỷ lệ dao động từ 2,8%
đến 5,0% nhưng nhìn chung có xu hướng giảm. Trên đối tượng mắc bệnh
LTQĐTD dịch có xu hướng giảm nhưng sự giảm này cũng không đáng kể
dao động từ 1,5% đến 2,5%. Chiều hướng nhiễm trên đối tượng PNMT có
sự tăng giảm là không rõ ràng dao động từ 0,24 - 0,38% [19].

- 16 -


Kết quả giám sát trọng điểm của Khứu Văn Nghĩa và cộng sự tại khu
vực phía Nam năm 2001-2010 cho biết: Nhóm NCMT năm 2006 có tỷ lệ
nhiễm cao nhất với tỷ lệ 24,5%, năm 2009 có tỷ lệ thấp nhất 3,1%; Nhóm
PNMD năm có tỷ lệ nhiễm cao nhất là 6,1% (2006), năm có tỷ lệ thấp nhất
2,3% (2009). Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nhóm PNMT vẫn ổn định 0,35%.
Dịch HIV ở khu vực phía Nam vẫn ở giai đoạn tập trung. Dịch có xu hướng
giảm trong 5 năm gần đây, đặc biệt ở nhóm NCMT, năm 2010 chỉ còn
18,4%. Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm PNMT (dưới 0,4%) và nhóm
TNKTNVQS rất thấp 1%.
Chiều hướng nhiễm HIV trên đối tượng NCMT có xu hướng giảm
dần từ 24,5% năm 2006 xuống còn 3,1% năm 2009, trên nhóm PNMD cho
thấy có sự tăng giảm không rõ rệt và có chu kỳ 3 năm. Chiều hướng nhiễm
HIV trong nhóm mắc bệnh LTQĐTD từ năm 2005 - 2010 tương đối ổn
định với tỷ lệ từ 2,1% đến 3,3% và không thấy có chiều hướng giảm. Chiều
hướng nhiễm HIV trên nhóm PNMT có tăng nhưng tỷ lệ tăng là không

đáng kể từ 0,25% (năm 2008) đến 0,34% (năm 2010) và trên đối tượng
TNKTNVQS tăng giảm không rõ rệt cũng có tỷ lệ nhiễm rất thấp dưới
0,5% [5].
Kết quả giám sát trọng điểm năm 2001 - 2010 của tác giả Đỗ Thái
Hùng và cộng sự tại miền Trung cho biết: Nhóm NCMT năm có tỷ lệ
nhiễm cao nhất là năm 2002 với tỷ lệ 19,8%, năm có tỷ lệ thấp nhất là năm
2010 tỷ lệ 4,6%; Nhóm PNMD năm có tỷ lệ nhiễm cao nhất là 2,4%
(2006), năm có tỷ lệ thấp nhất là 0,5%; Nhóm mắc bệnh LTQĐTD tỷ lệ
nhiễm thấp dưới 1,5%. Tỷ lệ nhiễm rất thấp dưới 1% trong nhóm PNMT
(dưới 0,3%) và TNKTNVQS(dưới 0,2%).
Chiều hướng nhiễm HIV trên đối tượng NCMT có xu hướng giảm tử
19,8% năm 2002 xuống còn 4,6% năm 2010, trên nhóm PNMD dịch có xu
hướng tăng lên từ năm 2001 - 2006 từ 0,5% đến 2,4% và có xu hướng
giảm và ổn định từ năm 2007 - 2010 từ 1,4% đến 1,6%. Nhiễm HIV ở

- 17 -


×