Tải bản đầy đủ (.pdf) (279 trang)

Nghiên cứu tài nguyên cây thuốc nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững một số loài có giá trị ở khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.41 MB, 279 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGUYỄN THỊ HẢI

NGHIÊN CỨU NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC
NHẰM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG
MỘT SỐ LOÀI CÓ GIÁ TRỊ Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NA
HANG, TỈNH TUYÊN QUANG



LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


NGUYỄN THỊ HẢI

NGHIÊN CỨU NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC
NHẰM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG
MỘT SỐ LOÀI CÓ GIÁ TRỊ Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NA
HANG, TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 9.42.01.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Huy Thái
2. PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Luận án đã được hoàn thành tại Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và sự kính trọng nhất tới
PGS.TS Trần Huy Thái và PGS.TS Nguyễn Tiến Đạt - những người thầy đã
tận tâm hướng dẫn khoa học, động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam; Ban lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, phòng Thực vật,
phòng Tài nguyên thực vật, bộ phận Đào tạo; Viện Hóa sinh biển, phòng Hoạt
chất sinh học; Ban lãnh đạo Trường Đại học Tân Trào, khoa Khoa học Tự
nhiên – Kỹ thuật & Công nghệ, khoa Nông – Lâm – Ngư nghiệp; Sở Khoa
học và Công nghệ Tuyên Quang; Khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang (Tuyên
Quang) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Minh Hợi, PGS.TS Nguyễn
Khắc Khôi, TS. Nguyễn Thế Cường, TS. Nguyễn Anh Tuấn, TS. Bùi Văn
Thanh, TS. Nguyễn Hải Đăng, ThS. Hà Thị Vân Anh, ThS. Nguyễn Thị Hiền;
ThS. Dương Thị Hoàn; ThS. Phạm Hữu Hạnh đã cố vấn, định hướng và có
những góp ý quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận án

này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới toàn thể gia
đình, bạn bè và những người thân đã luôn quan tâm, khích lệ, động viên tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đề tài Nghiên cứu: Mã số: VAST.NĐP.18/1516 do PGS.TS Trần Huy Thái làm chủ nhiệm, đã hỗ trợ để tôi thực hiện
thành công luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả


năm 2018

Nguyễn Thị Hải


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS Trần Huy Thái và PGS.TS Nguyễn Tiến Đạt.
Các số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực, một phần
đã được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế và quốc gia và

đã được sự đồng ý của các đồng tác giả.
Phần còn lại chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả

Nguyễn Thị Hải



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

1

Tính cấp thiết của luận án

1


2

Mục tiêu của luận án

2

3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

2


4

Bố cục của luận án

2

Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3

1.1.


Khái quát tình hình nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc trên thế giới

3

1.1.1.

Lịch sử nghiên cứu tài nguyên cây thuốc trên thế giới

3

1.1.2.


Đánh giá về giá trị sử dụng và giá trị kinh tế nguồn tài nguyên cây

7

thuốc trên thế giới
1.1.2.1.

Đánh giá về giá trị sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc

7

1.1.2.2.


Đánh giá về giá trị kinh tế nguồn tài nguyên cây thuốc

9

1.1.3.

Tình hình nghiên cứu về kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các

11

dân tộc trên thế giới

1.2.

Khái quát về tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam

13

1.2.1.

Lịch sử nghiên cứu tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam

13


1.2.2.

Khái quát giá trị sử dụng và giá trị kinh tế nguồn tài nguyên cây

16

cây thuốc ở Việt Nam
1.2.3.

Tình hình nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng cây thuốc các dân tộc ở

17


Việt Nam
1.2.4.

Những nghiên cứu về Hệ thực vật và cây làm thuốc tại Na Hang

20

1.3.

Vấn đề bảo tồn và nghiên cứu nhân giống tài nguyên cây thuốc


21

1.4.

Cây thuốc và hoạt tính kháng ung thư từ cây thuốc

26

1.5.

Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội khu Bảo tồn thiên


30

nhiên Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
1.5.1.

Điều kiện tự nhiên

30

1.5.2.

Đặc điểm về kinh tế xã hội


32

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

35

2.1.

Đối tượng nghiên cứu, địa điểm và thời gian

35


2.1.1.

Đối tượng nghiên cứu

35

2.1.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

35


2.2.

Nội dung nghiên cứu

35


2.2.1.

Nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu Bảo tồn thiên nhiên


35

Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
2.2.2.

Kết quả thử hoạt tính sinh học và phân tích cấu trúc hóa học

36

2.2.3.

Các giải pháp bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững các loài cây


36

thuốc có giá trị tại khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang, huyện Na
Hang, tỉnh Tuyên Quang
2.3.

Phương pháp nghiên cứu

36

2.3.1.


Phương pháp kế thừa

36

2.3.2.

Phương pháp thu thập, xử lí mẫu vật và định loại

37

2.3.3.


Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc

38

2.3.4.

Phương pháp đánh giá về giá trị bảo tồn nguồn gen cây thuốc

38

2.3.5.


Phương pháp xây dựng bản đồ phân bố của một số loài thực vật quí hiếm

39

2.3.6.

Phương pháp nghiên cứu thực vật làm thuốc của các dân tộc

39

2.3.7.


Phương pháp nhân giống một số cây thuốc chủ yếu

40

2.3.8.

Thử hoạt tính sinh học in vitro (gây độc tế bào và hoạt tính ức chếα-

43

glucosidase, α-amylase) của một số loài thông dụng và có triển vọng

2.4.

Xử lý số liệu

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.

Nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu Bảo tồn thiên nhiên

45
46
46


Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
3.1.1.

Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tạikhu Bảo tồn thiên nhiên Na

46

Hang
3.1.1.1.

Đa dạng về các bậc taxon trong ngành


46

3.1.1.2.

Đa dạng về bậc họ

48

3.1.1.3.

Đa dạng về bậc chi


50

3.1.1.4.

Nguồn gen cây thuốc quý hiếm cần được bảo vệ

51

3.1.1.5.

Xây dựng bản đồ phân bố một số loài thực vật nguy cấp, quý hiếm


53

3.1.2.

Đa dạng cây thuốc được sử dụng bởi hai dân tộc Tày và Dao tại khu

56

BTTN Na Hang
3.1.2.1


Thành phần cây thuốc được sử dụng bởi hai dân tộc Tày và Dao tại

56

khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang
3.1.2.2.

Bộ phận sử dụng cây thuốc của hai dân tộc Tày và Dao tại khu Bảo

58

tồn thiên nhiên Na Hang

3.1.2.3.

Cách sử dụng cây thuốc của hai dân tộc Tày và Dao tại khu Bảo tồn

60


thiên nhiên Na Hang
3.1.2.4.

Kinh nghiệm điều trị các nhóm bệnh của hai dân tộc Tày và Dao tại


61

khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang
3.1.3.

Kết quả thử hoạt tính sinh học và phân tích cấu trúc hóa học

66

3.1.3.1.

Sàng lọc hoạt tính sinh học


66

3.1.3.2.

Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính sinh học mẫu TQ02 từ

69

loài Ba bét quả nhỏ (Mallotus microcarpus Pax & K. Hoffm.)
3.1.3.3.


Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính sinh học mẫu TQ13 từ

87

loài Song môi tàu(Miliusa sinensis Fin.& Gagnep.)
3.2.

Các giải pháp bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững các loài cây

93

thuốc có giá trị tại khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang, huyện Na

Hang, tỉnh Tuyên Quang
3.2.1.

Các loài cây thuốc có triển vọng phát triển

93

3.2.1.1.

Các tiêu chí lựa chọn các loài cây thuốc có triển vọng phát triển

93


3.2.1.2.

Đề xuất một số loài cây thuốc có triển vọng cần nghiên cứu tại khu

94

Bảo tồn thiên nhiên Na Hang
3.2.2.

Thăm dò khả năng nhân giống của hai loài cây thuốc có tiềm năng


112

khai thác và sử dụngtại khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang
3.2.2.1.

Nhân giống loài Râu hùm (Tacca chantrieri Andre) tại khu Bảo tồn

112

thiên nhiên Na Hang
3.2.2.2.


Nhân giống loài Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour.) tại khu

118

Bảo tồn thiên nhiên Na Hang
3.2.3.

Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững một
số loài cây thuốc tại khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang

3.2.3.1.


Vấn đề bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc của người dân tại khu
Bảo tồn thiên nhiên Na Hang

3.2.3.2.

125
125

Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững một số loài
cây thuốc tại khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang, huyện Na Hang,
tỉnh Tuyên Quang


126


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

132

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

134

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN


135

ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

136


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CT


Công thức

DLĐCTVN

Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam

Khu BTTN

Khu Bảo tồn thiên nhiên




Nghị định

SĐVN

Sách đỏ Việt Nam

TCN

Trước công nguyên

TQ


Kí hiệu mẫu Tuyên Quang

VQG

Vườn Quốc gia

IIA

Nhóm thực vật hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương
mại trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ

IAA


Axit Indol – Axetic

IBA

Axit Indol – Bu iric

α-NAA

Axit α-Napthalen Axetic

CR


Critically Endangered - Cực kỳ nguy cấp

LC

Least concern - Ít lo ngại

LR

Lower risk - Ít nguy cấp

E


Endangered - Đang nguy cấp

NT

Near threatened - Gần bị đe dọa

VU

Sẽ nguy cấp

ADN


Acid deoxyribonucleic

DMEM

DMEM-Dulbecco's Modified Eagle Medium

EtOAc

Là một loại este thu được từ êtanol và axít axetic.

FAO


Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc - Food
and Agriculture Organization of the United Nations

GIS, GPS

GIS (Geographic Information System) - Hệ thống thông tin địa lý
GPS (Global Positioning System) - Hệ thống định vị toàn cầu

IC50

Inhibitory concentration 50% - Nồng độ ức chế 50% cá thể


IUCN

International Union for Conservation of Nature and Natural
Resources - Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên


IUCN Red List

IUCN Red List of the threatened species - Danh lục đỏ IUCN


KB

Human epidemic carcinoma - ung thư biểu mô

LU

Human lung carcinoma – ung thư phổi

MCF7

MCF7 Ardeno carcinoma - Ung thư vú


NF-ĸB

Nuclear Factor kappa B

PI3K

Phosphatidylinositol 3-kinase

RPMI 1640

Rose-Peake RPMI Medium


USD

United States dollar

WHO

World Health Organization - Tổ chức Y tế Thế giới

WWF

World Wide Fund For Nature - Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Toàn
cầu


13

1

C-NMR

H-NMR

Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy - Phổ
cộng hưởng từ hạt nhân cacbon 13
Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy - Phổ cộng

hưởng từ hạt nhân proton


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Sự phân bố cây thuốc của từng ngành thực vật tại khu BTTN

46

Na Hang
Bảng 3.2.


Phân bố các taxon (lớp, họ, chi, loài) trong ngành Mộc lan lan
48
(Magnoliophyta) tại khu BTTNNa Hang

Bảng 3.3.

Các chỉ số đa dạng cây thuốc ở từng ngànhcủa khu Hệ Thực vật

48

tại khu BTTN Na Hang

Bảng 3.4.

Thống kê 10 họ đa dạng cây thuốc nhất tại khu BTTN Na Hang

49

Bảng 3.5.

Các chi giàu loài cây thuốc nhất tại khu BTTN Na Hang

50


Bảng 3.6.

Danh sách các loài cây thuốc quý, hiếm tại khu BTTN Na Hang

51

Bảng 3.7.

Tọa độ các loài thực vật quí, hiếm tại khu BTTN Na Hang

53


Bảng 3.8.

Số lượng loài cây thuốc được sử dụng bởi hai dân tộc Tày và

56

Dao tại khu BTTN Na Hang
Bảng 3.9.

Dạng sống của các loài cây thuốc được hai dân tộc Tày và Dao

57


sử dụng tại khu BTTN Na Hang
Bảng 3.10.

Các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc của hai dân tộc

59

Tày và Dao tại khu BTTN Na Hang
Bảng 3.11.

Các cách sử dụng cây thuốc của hai dân tộc Tày và Dao tại khu


60

BTTN Na Hang
Bảng 3.12.

Các bệnh, chứng có thể chữa trị bằng cây thuốc bởi hai dân tộc

62

Tày và Dao tại khu BTTN Na Hang
Bảng 3.13.


Tác dụng gây độc tế bào của các mẫu thu thập được tại khu

67

BTTN Na Hang
Bảng 3.14.

Tác dụng ức chế α-glucosidase và α-amylase của các mẫu thu

68


thập được tại khu BTTN Na Hang
Bảng 3.15.

Danh sách các hợp chất phân lập mẫu TQ02 từ loài Ba bét quả

71

nhỏ ( Mallotus microcarpus Pax & K. Hoffm.)
Bảng 3.16.

Tác dụng gây độc tế bào của các chất sạch (IC50, µM)


86

Bảng 3.17.

Danh sách các hợp chất phân lập mẫu TQ13 từ loài Song môi

89

tàu(Miliusa sinensis Fin. & Gagnep.)
Bảng 3.18.

Độ gặp, khả năng phát triển và tình hình khai thác một số loài


94

cây thuốc tại khu BTTN Na Hang
Bảng 3.19.

Thị trường và giá bán của một số loài cây thuốc tại huyện Na

97


Hang, tỉnh Tuyên Quang

Bảng 3.20.

Các loài cây thuốc có triển vọng phát triển tại khu BTTN Na 111
Hang

Bảng 3.21.

Ảnh hưởng của thời vụ và loại hom giống đến tỷ lệ nảy chồi, tỷ 112
lệ ra rễ của loài Râu hùm (Tacca chantrieri Andre) sau 60 ngày

Bảng 3.22.


Ảnh hưởng của các loại chất kích thích sinh trưởng và nồng độ 114
của chúng đến tỷ lệ nảy chồi của hom giống từ phần thân củ ở
loài Râu hùm (Tacca chantrieri Andre) sau 15 ngày, 30 ngày, 45
ngày và 60 ngày

Bảng 3.23.

Ảnh hưởng của các loại chất kích thích sinh trưởng và nồng độ 115
của chúng đến tỷ lệ ra rễ của hom giống từ phần thân củ ở loài
Râu hùm (Tacca chantrieri Andre) sau 15 ngày, 30 ngày, 45
ngày và 60 ngày


Bảng 3.24.

Kết quả theo dõi tỷ lệ nảy mầm của hạt ở loài Râu hùm(Tacca 116
chantrieri Andre)

Bảng 3.25.

Sinh trưởng của loài Râu hùm (Tacca chantrieri Andre) mọc từ 116
hạt

Bảng 3.26.


Sinh trưởng của cây con loài Râu hùm (Tacca chantrieri Andre) 117
nhân giống từ hạt trong giai đoạn vườn ươm

Bảng 3.27.

Ảnh hưởng của thời vụ và loại hom đến tỷ lệ sống, tỷ lệ nảy 118
chồi ở loài Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour.) sau 60 ngày

Bảng 3.28.

Ảnh hưởng của các loại chất kích thích sinh trưởng và nồng độ 120
đến tỷ lệ ra rễ của hom thân ở loài Hoàng đằng (Fibraurea

tinctoria Lour.) sau 20, 40, 60 ngày

Bảng 3.29.

Ảnh hưởng của các loại chất kích thích sinh trưởng và nồng độ 121
đến số rễ trung bình, chiều dài trung bình rễ của hom thân ở loài
Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour.) sau 60 ngày

Bảng 3.30.

Kết quả theo dõi sự nảy mầm của nhân giống bằng hạt ở loài 122
Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour.)


Bảng 3.31.

Sinh trưởng của cây con ở loài Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria 124
Lour.) sau khi nhân giống trong giai đoạn vườn ươm


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1.

Tỷ lệ số lượng các họ, chi và loài cây thuốc thuộc 4 ngành tại


46

khu BTTN Na Hang
Hình 3.2.

Mười họ giàu loài cây thuốc nhất tại khu BTTN Na Hang

50

Hình 3.3.

Bản đồ phân bố một số loài thực vật quí, hiếm tại khu BTTN Na


56

Hang
Hình 3.4.

So sánh số lượng cây thuốc được sử dụng bởi hai dân tộc Tày và Daoại khu
57
tại khu BTTN Na Hang

Hình 3.5.


So sánh dạng sống của các loài cây thuốc được hai dân tộc Tày

58

và Dao sử dụng tại khu BTTN Na Hang
Hình 3.6.

So sánh các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc của hai

59

dân tộc Tày và Dao tại khu BTTN Na Hang

Hình 3.7.

So sánh các cách sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Tày

61

và Dao tại khu BTTN Na Hang
Hình 3.8.

Sơ đồ phân lập các hợp chất sạch mẫu TQ02 từ loài Ba bét quả

70


nhỏMallotus microcarpus Pax& K. Hoffm
Hình 3.9.

Sơ đồ phân lập các hợp chất sạch mẫu TQ13 từ loài Song môi
tàu Miliusa sinensis Fin & Gagnep. (cặn Methanol)

88


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án


Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Na Hang được thành lập theo Quyết định
274/UB-QĐ ngày 9 tháng 5 năm 1994 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang. Tại
đây, có khoảng 68% diện tích là rừng ẩm nhiệt đới vẫn còn ở tình trạng nguyên sinh
hoặc chỉ thay đổi chút ít bởi sự tác động của con người. Trong đó, khoảng 70% là
rừng trên núi đá vôi, số cònlại là những vùng rừng thường xanhtrên các đai thấp
[1],[2]. Cho đến nay đã xác định được tại khu BTTN Na Hang có 1.162 loài thực
vật (Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự, 2006) [3], trong đó có nhiều loài được ghi
trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) như: Trai (Garcinia fragraeoides), Nghiến
(Excentrodendron tonkinense), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Đinh (Markhamia stipulata),
Thông tre (Podocarpus neriifolius), Hoàng đàn (Cupressus torulosa)…[4].
Ngoài các kết quả nghiên cứu của một số tác giả ở Viện Điều tra Qui hoạch

rừng và Chương trình Birdlife international “Thông tin về các khu bảo vệ hiện có và
đề xuất ở Việt Nam” (2001), cùng đề tài nghiên cứu về “Đa dạng thực vật khu Bảo
tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang” của Nguyễn Nghĩa Thìn và Đặng
Quyết Chiến (2006) [3]; cũng như các nghiên cứu về loài Biến hóa núi cao
(Asarumbalanse) của Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự (2012) [5]; cho đến nay, vẫn
chưa có công trình nghiên cứu tổng thể nào về tài nguyên cây thuốc, đặc biệt là các
loài cây thuốc có giá trị và triển vọng phát triển tại khu BTTN Na Hang. Mặt khác,
nguồn tài nguyên cây thuốc hiện ngày càng khan hiếm, một số loài quí đã và đang
đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, do khai thác bừa bãi, thiếu kế hoạch. Bên cạnh
đó, đồng bào các dân tộc ở Tuyên Quang có vốn tri thức bản địa khá phong phú về
sử dụng các loài thực vật làm thuốc. Nhiều bài thuốc khá nổi tiếng của đồng bào các
dân tộc Tày và Dao... nơi đây vẫn đang được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ

khác. Tiềm năng và triển vọng của nguồn tài nguyên cây thuốc ở khu BTTN Na
Hang rất phong phú, rất đa dạng; song những nghiên cứu về chúng còn rất ít và
chưa đầy đủ. Vì thế, nghiên cứu các cơ sở khoa học để bảo tồn, phục hồi và sử dụng
bền vững tính đa dạng của các loài cây thuốc tại khu BTTN Na Hang, tỉnh Tuyên
Quang là vấn đề thời sự, mang tính cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và giá trị kinh tế,
xã hội cao. Từ thực tiễn trên, tác giả tiến hành đề tài “Nghiên cứu nguồn tài
nguyên cây thuốc nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững một số
loài có giá trị ở khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang".


2. Mục tiêu của luận án
Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở khu BTTN Na

Hang, tỉnh Tuyên Quang, nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững
một số loài có triển vọng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng của nguồn tài nguyên
cây thuốc tại khu BTTN Na Hang; Đề xuất một số giải pháp bảo tồn một số loài cây
thuốc có giá trị khoa học và kinh tế.
* Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho các cơ quan
quản lý, sản xuất, kinh doanh hoạch định chính sách phát triển, đầu tư sản xuất, tạo
nguồn nguyên liệu dược ổn định và sử dụng bền vững; đồng thời bảo tồn có hiệu
quả những loài có giá trị và tiềm năng; các kết quả nghiên cứu sàng lọc các loài có
hoạt chất sinh học, nhằm góp phần định hướng cho việc tạo chế phẩm sinh học mới
làm thuốc.

4. Bố cục của luận án
Luận án gồm 146 trang: Mở đầu - 02 trang; Chương 1: Tổng quan vấn đề
nghiên cứu - 32 trang; Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên
cứu -11 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu và Thảo luận - 86 trang; Kết luận và
kiến nghị - 02 trang; Tài liệu tham khảo - 11 trang.


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc trên thế giới
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu tài nguyên cây thuốc trên thế giới
Lịch sử phát triển các dân tộc, các quốc gia cũng như sự phát triển của xã hội

loài người trên toàn thế giới luôn gắn liền với lịch sử phát hiện và sử dụng cây
thuốc. Cây thuốc là một trong những nhóm tài nguyên thực vật có giá trị quan trọng
hàng đầu và đây là tài sản vô cùng quý giá mà thiên nhiên ưu đãi cho nhân loại. Các
kinh nghiệm dân gian về sử dụng cây thuốc để chữa bệnh được nghiên cứu ở nhiều
mức dộ khác nhau, tùy thuộc vào sự phát triển của từng châu lục, từng quốc gia và
từng dân tộc. Nhưng việc sử dụng cây thuốc, những kinh nghiệm và tri thức quý
báu đó chỉ được truyền miệng từ thế hệ này đến thế hệ khác một cách hạn hẹp và
không được ghi chép lại, vì vậy có nguy cơ bị mai một, nhiều loại thuốc, vị thuốc đã
bị thất truyền, đồng thời nhiều tri thức quý báu đã mất đi cùng với sự biến mất của
các bộ tộc người cổ đại hay sự suy giảm và tuyệt chủng các loài cây thuốc. Đây là
những vấn đề cần phải coi trọng, cần phải khai thác, tìm hiểu, ghi chép lại và giữ
gìn. Hầu hết các quốc gia đã biên soạn các sách chuyên khảo về cây thuốc trên quy

mô toàn quốc hoặc từng vùng lãnh thổ. Nhiều công trình nghiên cứu cây thuốc của
các nước đã được ứng dụng rộng rãi, cùng các giá trị khoa học và thực tiễn lớn.
Dược thảo châu Á được ghi nhận từ rất sớm. Trung Quốc và Ấn Độ là hai
quốc gia có nền y học cổ truyền lâu đời và phong phú bậc nhất trong nền dược học
châu Á. Ở Trung Quốc, dược thảo được phát triển như một phần văn hóa của quốc
gia này. Khoảng 5000 năm về trước (2.737 TCN - 2.697 TCN), dược thảo ở Trung
Quốc đã mô tả về giá trị và đặc điểm của hơn 70 loại thảo mộc [6]. Nhiều loại thảo
mộc đã được sử dụng thường xuyên cho việc chăm sóc sức khỏe ở Trung Quốc cổ
đại và các kiến thức đó đã được lưu truyền bằng miệng qua nhiều thế kỷ. Các loài
thảo mộc được mô tả một cách chính thức trong cuốn sách “Shennong Bencao Jing”
[7]. Cuốn sách này đã đề cập đến 364 loại dược liệu; bao gồm 252 bộ phận của cây,
67 loại bộ phận động vật và 46 loại khoáng vật làm thuốc; đồng thời cũng mô tả tác

dụng chữa bệnh của chúng [8]. Chính cuốn sách này đã tạo nền tảng cho sự phát
triển của nền y học cổ truyền Trung Quốc cho đến ngày nay. Cũng vào thời gian
này, tài liệu ghi chép lại tri thức sử dụng cây thuốc sớm nhất của người Sumarian
được viết bằng chữ tượng hình vào năm 2000 TCN, “Materia Medica” đã ghi chi


tiết tác dụng chữa bệnh của 250 loại cây thuốc. Tiếp đến, hơn 240 loại dược thảo và
52 đơn thuốc đã được mô tả trong cuốn sách “52 Bing - Fang” được khai quật ở một
ngôi mộ cổ vào năm 168 TCN tại Trung Quốc [9]. Đến năm 659, trong “Xin Xiu
Ben Cao” đã ghi lại 850 loại thảo dược, là cuốn dược điển nổi tiếng của Trung Quốc
và trên thế giới [8]. Năm 1596, Li đã ghi nhận 1892 loại thảo dược và 11.096
phương thức chữa bệnh trong cuốn “Ben Cao Gang Mu” [10]; trong cuốn

“Taiwanese native medicinal plants”, Li đã công bố hơn 1.000 loài cây thuốc được
sắp xếp theo bảng chữ cái tên Latinh [11]. Đến năm 1977, Trung Quốc đã xuất bản
cuốn “Đại từ điển Đông dược” thống kê 5.757 mục từ, đa số là thảo mộc. Gần đây,
trong cuốn “Dược thảo toàn thư” của Xu J. & Yang Y. (2009) đã đề cập đến bộ sách
“Cây thuốc Trung Quốc” liệt kê hầu hết các loài cây cỏ chữa bệnh được biết từ
trước tới nay [6].
Ấn Độ cũng là quốc gia có truyền thống sử dụng các loại dược thảo lâu đời.
Tài liệu ghi chép sớm nhất về sử dụng cây thuốc được tìm thấy trong sách
Rig - Veda vào khoảng 4500 - 1600 TCN. Đây được xem là cuốn sách cổ nhất về sử
dụng cây thuốc trong lịch sử loài người. Cuốn sách này cung cấp nhiều thông tin về
sử dụng cây thuốc ở Tiểu Ấn. Hiện tại, có hơn 8.000 loài thực vật sử dụng làm
thuốc đã được biết đến ở Ấn Độ và một số loài vẫn còn được dùng tới ngày nay như

Nhục đậu khấu, Hạt tiêu, Đinh hương... Nền y học cổ truyền Ấn Độ được gọi là
Ayurveda có nguồn gốc từ thời cổ xưa. Cách đây 6.000 năm, tại Ấn Độ, y học
Ayurveda đã sử dụng bột nghệ làm thuốc chữa bệnh [12,[13]. Khoảng 5000 năm
trước, các dẫn liệu lâu đời về việc sử dụng cây thuốc được tìm thấy của người
Sumer ở Nagpur, Ấn Độ, bao gồm 12 phương thức chữa bệnh có đề cập đến hơn
250 loài cây khác nhau [14]. Hai thầy thuốc nổi tiếng của y học Ấn Độ là Charaka
(thế kỷ II) và Surhruta (thế kỉ IV) đã thừa kế nhiều kết quả của nền y học Ayurveda
để mô tả nhiều loại thảo dược và khoáng vật sử dụng làm thuốc trong tác phẩm của
họ. Charaka trong tác phẩm “Charaka Samhita” đã mô tả 341 loại thảo dược cũng
như những loại thuốc có nguồn gốc từ khoáng vật Surhruta trong tác phẩm
“Surhruta Samhita” cũng mô tả 760 loại dược liệu; trong đó có Gai đầu (Cannabis)
và Hyoscyamus [15]. Gần đây, y học Ayurveda đã phát triển mạnh, nhiều tri thức

bản địa đã được nghiên cứu, đánh giá và ứng dụng hiệu quả, theo thống kê có
khoảng 2.000 loài cây cỏ có công dụng làm thuốc [16]. Dãy Himalaya hùng vĩ, cho
đến nay đã tìm thấy khoảng 8.000 loài thực vật Hạt kín, 44 loài thực vật Hạt trần;


trong đó có 1.748 loài được sử dụng như là cây thuốc. Hiện nay, lĩnh vực dược liệu
ở Ấn Độ sử dụng khoảng 280 loài cây thuốc, trong đó có 175 loài được tìm thấy ở
Himalaya [17].
Không chỉ ở châu Á mà việc sử dụng cây cỏ làm thuốc cũng xuất hiện tại các
nước châu Âu. Việc sử dụng cây thuốc ở đây cũng rất đa dạng và góp phần tạo ra
nền tảng của y học truyền thống cổ điển. Tuy y học phương Tây phải chịu thiệt thòi
theo sự suy tàn của đế quốc La Mã, nhưng nhờ vào sự phát triển của nền văn hóa Ả

Rập, sự thu thập kiến thức y học trong thời Hy Lạp và La Mã cổ đã được giữ gìn và
soạn thảo công phu. Người Ả Rập là những dược sỹ thông thạo và sự giao lưu của
họ với cả y học cổ truyền của Ấn Độ lẫn Trung Quốc nên họ có một trình độ đáng
kể về y học và sự hiểu biết thảo dược. Từ năm 400 TCN, người Hy Lạp và La Mã
đã biết đến Gừng (Zingiber officinale) để chữa bệnh cảm lạnh, kém ăn, viêm
khớp… Nhà bác học nổi tiếng trong lịch sử của khoa học Hy Lạp Theophrastus
(371 - 287 TCN), là “cha đẻ của thực vật học”, ông có công lớn trong việc phân loại
và mô tả cây thuốc. Khoảng thời gian (350 - 28 TCN), theo Phrastus đã viết hai
cuốn sách “De causis plantarium” và “De historia plantarium”, trong đó đề cập đến
hơn 500 loài cây thuốc [18]. Dioscorides (40-90), là một thầy thuốc người Hy Lạp,
ông đã viết cuốn sách dược thảo “De material medical”. Quyển sách này bao gồm
500 loài thảo mộc, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến y học phương tây, là sách tham

khảo chính ở châu Âu và Trung Đông trong hơn 1.500 năm và do đó cuốn sách là
tiền thân của các dược điển hiện đại [19]. Pliny the Elder (23-79) là một nhà tự
nhiên học, nhà triết học La Mã, ông đã viết cuốn “Naturalis historia” đề cập đến
khoảng 1.000 loài cây khác nhau [20]. Galen (131-200), một thầy thuốc của Hoàng
đế La Mã Marcus Aurelius có ảnh hưởng sâu sắc tới các vị thuốc bào chế từ thảo
mộc [21]. Charles Đại đế hay Charles I (742-814), vua của Ý từ năm 774, người
sáng lập ra trường y có uy tín ở Salerno, trong tác phẩm “Capitularies” đã trích dẫn
100 cây thuốc khác nhau, trong đó có loài Xô thơm (Salvia officinalis) được đánh
giá rất cao [22]. Khoảng thế kỷ thứ XI, tại Scotland các thầy tu đã sử dụng cây
Thuốc phiện (Papaver somniferum) và cây Gai đầu (Cannabis sativa) để làm thuốc
giảm đau, thuốc gây mê [16]. Các công trình tiêu biểu trong thời kì này là cuốn “De
re madica” của John Mesue; cuốn “canon medicine” của Avicenna và cuốn “Liber

magnae collectionis simplicum et medicamentorum” của Ibn Baitar, trong đó có
hơn 1.000 cây thuốc đã được mô tả [23]. Dược thảo châu Âu không chỉ mang tính


bản xứ như: cây Kin sa (Arnica montana) được dùng nhiều trong các bài thuốc dân
gian ở châu Âu; uống trà Kin sa sẽ làm giảm chứng viêm họng ở tuổi già; Bạch đầu
ông (Anemone pulsatilla) được dùng nhiều trong ngành thảo dược Thụy Sỹ, Đức, Ý,
Pháp; còn Hoa chuông (Symphytum officinale) đặc biệt được ưa chuộng ở Anh,…;
mà còn mang tính ngoại nhập như Bạch quả (Ginkgo biloba) có tác dụng cải thiện
hệ tuần hoàn máu lên não, giúp bồi bổ trí nhớ [16].
Ở châu Phi, việc sử dụng liệu pháp điều trị bằng cây thuốc đã có từ thời xa
xưa. Các tài liệu cổ xưa nhất về sử dụng cây thuốc đã được người Ai Cập cổ đại ghi

chép trong khoảng thời gian 3.600 năm trước đây với 800 bài thuốc và trên 700 cây
thuốc, trong đó có Lô hội, Kỳ nam, Gai đầu[23]... và họ đã tư liệu hóa cây thuốc
bằng cách ghi chép lại những công thức chữa bệnh khác nhau lên bức tường ở các
ngôi đền. Tác phẩm điển hình là “Ebers papyrus in Egypt” (năm 1550 TCN) đã liệt
kê 876 đơn thuốc có sử dụng 328 loài thực vật. Vào khoảng năm 800 TCN, trong
thiên sử thi Iliad và Odyssey của Homer có 63 loài thực vật từ Minoan, Mycenae và
Assyrian ở Ai Cập đã được giới thiệu. Trong đó, một số loài được lấy theo tên của
các nhân vật thần thoại trong sử thi như: cây Thủy dương (Inula helenium) được đặt
theo tên của Elena, người là trung tâm cuộc chiến thành Troy. Liên quan đến các
loài thực vật chi Artemisia, tên của chi bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “artemis” có
nghĩa là khỏe mạnh, được tin là dùng để khôi phục sức mạnh và bảo vệ sức khỏe
[24]. Từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ VIII, các thầy thuôc Ả Rập là những người có

công đầu trong ngành y. Vào giữa thế kỷ thứ VIII, nhà thực vật học Ibn El Neitar đã
xuất bản cuốn sách “Các vấn đề về y khoa” thống kê các chủng loại cây thuốc ở Bắc
Phi. Khắp châu Phi, hàng ngàn loài thảo dược khác nhau mọc ở vùng dân cư hoặc
hoang dã đã được bày bán trên thị trường. Một số loại được kê toa để điều trị trong
gia đình; một số loài như cây Kanna và và cây Iboga (Tabernanthe ibola) dùng để
nhai chống sự mệt mỏi; sử dụng như chất kích thích trong lê hội tôn giáo; cây Thổ
mật (Bridelia ferruginea) và Chàm (Indigofera arrecta) có khả năng trong việc điều
trị tiểu đường [16].
Các nền văn minh cổ đại ở châu Mỹ như Maya, Aztec, Inca đều có nền y học
cổ truyền về dược thảo bản địa với những kiến thức uyên thâm.Theo văn bản truyền
miệng về nền văn hóa Inca, các thầy thuốc địa phương ở vùng Bolivia chữa bệnh rất
giỏi và họ triết được penicinin từ vỏ chuối xanh. Vào năm 1552, Martin de la Cruz

đã viết cuốn “Badianus”, là cuốn sách đầu tiên về dược thảo ở châu Mỹ, liệt kê 251


loài dược thảo Mexico dùng để trị bệnh. Cuốn sách này chỉ ra rằng, người Aztec có
nhiều bác sỹ giàu kinh nghiệm với các truyền thuyết về y học của người da đỏ
[25],[26]. Cũng từ lâu người Haiti (Dominic - Trung Mĩ) dùng cây cỏ Lào
(Eupatorium odoratum) làm thuốc đắp vào các vết thương bị nhiễm khuẩn để cầm
máu, chữa đau nhức răng, làm lành các vết loét lâu ngày không liền sẹo…. Khắp
vùng biển Caribe, dược thảo được sử dụng rộng rãi như dùng Sả chanh
(Cymbopogon citratus) để điều trị sốt, Khổ qua (Momordica charantia) làm giảm
độ đường trong máu. Vào thế kỷ XVI, bệnh thiếu vitamin C đã được một người
đứng đầu thổ dân da đỏ chữa bằng nước ép và mủ của một loại cây. Thế kỷ XVIII

và XIX, ở Bắc Mỹ, các thầy thuốc đã biết sử dụng các loài cây để trị vết thương và
vết cắn ngoài da. Hiện nay, ở châu Mỹ chủ yếu đi sâu nghiên cứu các loại thảo dược
bản xứ để sản xuất các loại thuốc chữa bệnh, trong đó nổi tiếng là trung tâm Belem
ở Đông Bắc Brazil và Bogota ở Colombia [16].
1.1.2. Đánh giá về giá trị sử dụng và giá trị kinh tế nguồn tài nguyên cây thuốc trên
thế giới
1.1.2.1. Đánh giá về giá trị sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc
Từ thời cổ đại cho đến ngày nay, việc sử dụng các loài cây cỏ làm thuốc
chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe được coi như truyền thống văn hóa của mỗi dân
tộc. Trên toàn thế giới, ước tính có tới 70.000 loài cây cỏ đã được sử dụng trong
dân gian [27]. WHO thông báo có hơn 21.000 loài thực vật được sử dụng cho mục
đích chăm sóc sức khỏe [28]. Trong đó Ấn Độ sử dụng khoảng 7.500 loài [29].

Tính đến năm 1997, Trung Quốc sử dụng trên 6.000 loài [30]. Tại châu Phi, hơn
5.000 loài thực vật được sử dụng cho mục đích y tế [24]. Ở châu Âu, với truyền
thống lâu đời trong việc sử dụng thực vật, cũng có khoảng 2.000 dược liệu và
hương liệu được sử dụng trong lĩnh vực thương mại…[31]. Như vậy ta có thể thấy
nhu cầu sử dụng thực vật làm thuốc của các quốc gia trên thế giới là rất lớn.
Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – năm 1985, có gần 20.000
loài thực vật được sử dụng làm thuốc hoặc cung cấp các hoạt chất để chế biến
thuốc. Trong đó, vùng nhiệt đới châu Mỹ có hơn 1.900 loài, vùng nhiệt đới châu Á
có khoảng 6.500 loài thực vật có hoa được làm thuốc [32]. Cũng theo WHO thì
mức độ sử dụng cây cỏ làm thuốc cũng ngày càng cao. Trung Quốc là nước đông
dân nhất thế giới, lại có nền y học phát triển, nên trong số những loài cây thuốc đã
biết hiện này có tới 80% số loài được sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền của các



dân tộc [32]. Điều này chứng tỏ, đối với các nước công nghiệp phát triển thì việc sử
dụng cây thuốc phục vụ cho nền y học cổ truyền cũng phát triển mạnh. Cây thuốc
là loại cây kinh tế, chúng là thành phần trong nhiều bài thuốc dân tộc và thuốc hiện
đại trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe con người (Theo tuyên ngôn Chiang Mai,
1988).
Trong khoảng 30 năm ngần đây, Viện Ung thư Hoa Kỳ (CNI) đã điều tra
nghiên cứu sàng lọc hơn 40.000 mẫu cây thuốc, phát hiện hàng trăm cây thuốc
chữa bệnh ung thư [33], 25% đơn thuốc ở Mỹ sử dụng chế phẩm có dược tính
mạnh được điều chế từ loại Dừa cạn (Cantharanthus roseus); đặc biệt ở Madagasca
người ta dùng cây này để chữa bệnh máu trắng và tăng tỷ lệ sống của trẻ em từ 10

lên 90% [34]. Ở Ghana, Mali, Nigeria và Zambia, 60% trẻ em có triệu chứng sốt rét
ban đầu được điều trị tại chỗ bằng thảo dược. Ở châu Âu, Bắc Mỹ và một số nước
khác, ít nhất có 50% dân số sử dụng thực phẩm bổ sung hay thuốc thay thế từ thảo
mộc. Ở Đức, 90% dân số sử dụng các phương thuốc có nguồn gốc thiên nhiên để
chăm sóc sức khỏe [33].
Một bước phát triển lớn của ngành y học là các sản phẩm và dịch chiết tự
nhiên liên quan đến chữa bệnh đã được quan tâm nghiên cứu nhiều, đặc biệt là việc
xác định thành phần hóa học và cấu trúc hóa học của các hợp chất. Đánh giá về
danh sách một số dược phẩm ở một số nước cho thấy, ít nhất có khoảng 120 hợp
chất khác nhau từ thực vật được sử dụng như những loại biệt dược để cứu sống con
người [35]. Các hợp chất này được sàng lọc mới chỉ khoảng 6% tổng số các loài thực
vật. Như vậy, nguồn tài nguyên thực vật chưa khai thác cần được điều tra để chữa các

bệnh hiểm nghèo như AIDS, ung thư, đái đường… là vô cùng lớn. Những hợp chất
được tách ra từ các bài thuốc cây cỏ của Trung Quốc đã được đưa vào thị trường Tây
Âu là ephedrin, tiếp theo là artemisinin được tách ra từ Thanh hao hoa vàng, có tính
năng lớn trong điều trị sốt rét. Năm 2003, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thực
hiện giai đoạn 2 thử nghiệm hiệu quả của các loại thuốc có tên là Kanglaite từ Ý dĩ
(Coix Iachryma – jobi), để điều trị các tế bào ung thư phổi [36]. Đây là những loại
thuốc đầu tiên từ y học cổ truyền Trung Quốc được đưa vàothử nghiệm điều trị
bệnh ở Mỹ. Năm 2002, người ta thống kê được có khoảng 1.141 loại thuốc thực vật
truyền thống khác nhau có hoạt tính chữa bệnh, trong đó có một số hoạt chất mới từ
thực vật như artemisinin (chống sốt rét), indirubin (chống ung thư)…



Các nhà khoa học trên thế giới đi sâu nghiên cứu các cơ chế và các hợp chất
hóa học trong cây cỏ như Tokin, Klain, Penneys đều công nhận rằng hầu hết cây cỏ
đều có tính kháng sinh, đây là một trong những yếu tố miễn dịch tự nhiên, do các
hợp chất hay gặp như: Phenolic, antoxyan, dẫn xuất quinine...Theo Anon, cho đến
năm 1982, đã có ít nhất 121 hợp chất hóa học tự nhiên con người đã nắm được cấu
trúc được chiết xuất từ cây cỏ và tổng hợp nên các loại thuốc trị bệnh hiệu quả. Ví
dụ như cây Lô hội (Aloe vera) theo Gotthall 1950 đã phân lập được chất glusit
barbaloin có tác dụng diệt vi khuẩn lao ở người. Lucas và Lewwis đã chiết xuất từ
Kim Ngân (Lonicera tataria) một hoạt chất tiêu diệt được các loài vi khuẩn gây
bệnh tả lị. Các nhà khoa học cũng đã chiết xuất được berberin từ Hoàng liên (Coptis
teeta) chữa bệnh đường ruột [37]. Ở Campuchia và Malaysia, người ta dùng Hương
nhu tía (Ocinum sanctum) trị đau bụng, sốt rét, lá tươi ép lấy nước giúp long đờm,

giã nát trị bệnh đau khớp. Tại vùng Á Đông, cách đây hơn 6000 năm người ta đã
biết dùng củ Nghệ (Curcuma longa) vừa làm chất màu gia vị, vừa bảo quản thức ăn
tốt. Phụ nữ Philippin dùng củ Nghệ chữa kinh nguyệt không đều, lá cùng hoa chữa
ho, giúp tiêu hóa tốt. Ngải cứu (Artemisia vulgaris) dùng để trị thổ huyết, chữa trực
tràng, tử cung xuất huyết, bế kinh, động thai…Người dân Thái Lan dùng nhựa mủ
cây Đại cùng dầu dừa bôi ngoài da trị viêm khớp [38].
Ở châu Phi, dân số tăng nhanh và đô thị hóa phát triển mạnh, tuy nhiên việc
chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe vẫn chủ yếu dựa vào hệ thống y học truyền thống mà
đến 95% cây thuốc bị thu hái từ hoang dại. Thu hái cây thuốc kiểu tận thu, không
chú ý đến tái sinh vẫn diễn ra khốc liệt, nên nguồn tài nguyên cây thuốc đã suy giảm
nghiêm trọng.
Ngày càng nhiều cây thuốc được khoa học hiện đại nghiên cứu, sàng lọc,

kiểm chứng và đã được công nhận là một trong các công cụ chữa bệnh và bảo vệ
sức khỏe hữu ích. Những năm gần đây, cây thuốc dành được sự quan tâm rất lớn từ
các tổ chức chính phủ các nước nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa Y
học cổ truyền.
1.1.2.2. Đánh giá về giá trị kinh tế nguồn tài nguyên cây thuốc
Mặc dù, chiếm tỷ lệ nhỏ hơn thuốc có nguồn gốc từ hoá học và công nghệ sinh
học, nhưng cây cỏ làm thuốc vẫn được buôn bán khắp nơi trên thế giới. Trên quy mô toàn
cầu, doanh số mua bán cây thuốc ước tính khoảng 16 tỉ Euro mỗi năm. Đã có 119 chất tinh
khiết được chiết tách từ khoảng 90 loài thực vật bậc cao được sử dụng làm thuốc trên toàn
thế giới, trong đó có tới 74% chất có mối quan hệ với kinh nghiệm sử dụng của các cộng



đồng, ví dụ như:Theophylline từ cây Chè (Camellia sinensis L.), reserpinetừ cây Ba gạc
(Rauvolfia canescens L.), rotundin từ cây Bình vôi (Stephania glabra (Roxb.) Miers.),
v.v.

Trong những năm 1990, báo cáo nhập khẩu cây thuốc trên toàn thế giới hàng
năm trung bình trên 4.000 tấn với trị giá 1,224 triệu USD. Trong đó, có đến 80%
giá trị xuất nhập khẩu là của 12 quốc gia châu Á và châu Âu.Nhật Bản và Hàn
Quốc là hai quốc gia tiêu thụ cây thuốc nhiều nhất.Trung Quốc và Ấn Độ là hai
quốc gia cung cấp cây thuốc hàng đầu; Hồng Kông và Mỹ là các trung tâm thương
mại quan trọng [39].
Xuất nhập khẩu cây thuốc của Ấn Độ tăng 3 lần, trong thập niên 90 của thế
kỉ XX; doanh thu từ hoạt động buôn bán dược thảo trong nước và xuất khẩu đạt 1 tỷ

USD/năm [40]. Sản xuất dược liệu tại Ấn Độ tăng hàng năm, không chỉ đáp ứng
nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường thế giới. Mặc dù có tiềm năng
về nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhưng do khai thác quá mức và không đúng kỹ
thuật nên đã làm mất đi nhiều loại cây thuốc. Trong đó, có tới 90 - 95% cây thuốc
được thu hái từ hoang dại và đến 70% cây thuốc có giá trị thương mại bị thu hái
theo kiểu tận thu, thiếu tính khoa học.
Nhu cầu cây thuốc ngày càng tăng cao được thể hiện thông qua thị trường
thương mại nhộn nhịp trên toàn cầu. Nhiều cây thuốc không những bị khai thác để
sử dụng tại chỗ, mà còn được xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới. Một lượng lớn
cây thuốc ở châu Á và châu Phi, ngoài việc được khai thác để sử dụng nội địa,
chúng còn được dùng để xuất khẩu. Có tới 80% cây thuốc được xuất khẩu từ các
nước châu Á và nhập khẩu vào các nước châu Âu. Nhu cầu về cây thuốc tăng

15 - 25% hằng năm và theo ước tính của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì vào năm
2050 nhu cầu tiêu thụ cây thuốc tăng hơn 5 nghìn tỷ USD.
Doanh số thuốc sử dụng trong y học cổ truyền Inđonesia tăng nhanh, năm
1996 là 12,4 triệu USD, nhưng đến năm 2000 đã tăng lên 130 triệu USD. Đã lựa
chọn khoảng hơn 100 loài cây thuốc dùng trong phòng và chữa bệnh thường gặp để
đưa vào trồng trọt. Indonesia tập trung và ưu tiên phát triển 9 loài có nhu cầu lớn
(trên 100 tấn/tháng) như: Xuyên tâm liên, Nghệ, Nghệ sâm, Thục địa, Nhàu, Tiêu
dội, Ổi, Sắn thuyền, Gừng để sản xuất các loại thuốc chống lão hoá, tiểu đường,
huyết áp cao, thấp khớp, kích thích miễn dịch...
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân
tộc trên thế giới



Trên thế giới, ở mỗi quốc gia đều có nhiều dân tộc sinh sống mang những
nét văn hóa truyền thống khác nhau. Vì vậy kinh nghiệm sử dụng thảo dược ở mỗi
dân tộc cũng mang nhiều nét đặc trưng riêng.
Châu Á là châu lục có nhiều dân tộc sinh sống, với tri thức bản địa về việc
sử dụng các các loài thực vật làm thuốc phong phú và đa dạng, đã có những nghiên
cứu cụ thể ở các cộng đồng người trong các khu vực khác nhau như: Thực vật học
dân tộc Kani/Kanikaran ở miền tây nam Ghats của Ấn Độ đã được ghi nhận có 54
loài thuộc 26 họ; trong đó sử dụng chủ yếu để chữa các bệnh về da, rắn độc cắn, vết
thương và bệnh thấp khớp [41]. Có 35 loài thực vật được cộng đồng Chhota
Bhanhal ở phía tây Himalaya sử dụng trong việc chữa các bệnh khác nhau. Đồng
thời, kết quả nghiên cứu còn đề cập sự ảnh hưởng giữa các hoạt động kinh tế, xã

hội với các kiến thức dược thảo truyền thống [42]. Khi nghiên cứu việc sử dụng cây
thuốc ở huyện Kancheepuram của Tamil Nadu, các tác giả đã xác định 85 loài thực
vật thuộc 76 chi, 41 họ để điều trị các bệnh khác nhau về da, rắn độc cắn, đau bụng
và rối loạn thần kinh [43].
Quá trình khảo sát cây thuốc ở đảo Jeju, Hàn Quốc đã thu thập được 171 loài
thực vật thuộc 141 chi, 68 họ và 777 cách sử dụng các loài cây làm thuốc của người
dân bản địa. Nghiên cứu cũng chỉ ra các họ có nhiều cây làm thuốc là: Cúc
(Asteraceae), Hoa hồng (Rosaceae), Cam (Rutaceae), Hoa tán (Apiaceae) [44].
Nghiên cứu khác về tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc tiến hành ở VQG
Gayasan, Hàn Quốc đã phát hiện 200 loài thuộc 168 chi, 87 họ được người dân sử
dụng để điều trị các bệnh khác nhau như: Rối loạn cơ xương, đau nhức, rối loạn hệ
hô hấp, bệnh gan và các vết thương [45]. Việc điều tra cây thuốc từ rừng thiêng và

nương rẫy của dân tộc Karen và Lawa ở Thái Lan đã xác định được 365 loài thực
vật thuộc 224 chi và 82 họ sử dụng để làm thuốc, trong đó dùng nhiều nhất là các
cây họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) và họ Long não (Lauraceae) [46].
Khai thác kinh nghiệm sử dụng thực vật của người dân địa phương ở Banda
Daud Shah, Karak, Pakistan đã ghi nhận 58 loài thuộc 52 chi, 34 họ được sử dụng
cho các mục đích khác nhau, trong đó có 40 loài dùng để chữa bệnh và nhiều nhất
là các bệnh về dạ dày-ruột, long đờm và hạ sốt [47]. Gần đây, khi tiến hành khảo
sát nguồn cây thuốc được sử dụng bởi tộc Deb Barma của bộ tộc Tripura ở huyện
Moulvibazar, Bangladesh đã chỉ ra có 44 cây thuốc thuộc 34 họ được các thầy lang
sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau như: Đau, ho, cảm lạnh, rối loạn tiêu hóa,



vết thương, bệnh tiểu đường, sốt rét, bệnh về tim và tê liệt [48]. Tìm hiểu về sử
dụng cây thuốc dân tộc ở khu vực Swat, Bắc Pakistan đã thu thập 106 loài thuộc 54
họ được người dân bản địa sử dụng để điều trị bệnh [49]. Trong năm 2014, 161 loài
thảo dược thuộc 144 chi, 86 họ được ghi nhận đã dùng để điều trị các bệnh khác
nhau trong cộng đồng người Tamang ở huyện Makawanpur, Nepan [50]. Người Di
là nhóm dân tộc thiểu số đứng thứ 6 ở Trung Quốc, trong đó tập trung chủ yếu ở
Vân Nam. Nghiên cứu về cây thuốc được sử dụng bởi dân tộc Di đã tìm thấy 116
loài thuộc 58 họ, điều trị các bệnh liên quan đến chấn thương, rối loạn tiêu hóa,
cảm lạnh. Trong đó có 25 loài được tìm thấy có tác dụng chữa bệnh mới [51].
Y học dân gian châu Âu phát triển từ rất sớm, cũng như các nước châu Á,
những tri thức dân gian được truyền lại cho thế hệ sau bằng việc ghi chép hoặc
truyền miệng qua nhiều thế kỷ [52]. Những năm gần đây, đã có nhiều công trình

nghiên cứu khoa học về việc sử dụng các loài thực vật chữa trị các loại bệnh của
người dân bản địa được thực hiện như: Nghiên cứu về cây thuốc ở Serra de São
Mamede, Bồ đào Nha đã cung cấp thông tin của 165 loài thực vật làm thuốc [53].
Đã có trên 518 loài thực vật thuộc 335 chi và 80 họ được người dân sử dụng để
điều trị các bệnh khác nhau ở khu vực Alps Empordaf, Catalonia, bán đảo Iberia
[54]; 98 loài thực vật thuộc 39 họ được người dân ở Alpe Abania, Kosovo sử dụng
để điều trị các bệnh khác nhau, trong đó các cây được sử dụng nhiều nhất chủ yếu
thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Cúc (Asteraceae) và họ Bạc hà (Lamiaceae) [55].
Ở châu Mỹ những nghiên cứu về việc sử dụng cây thuốc của người dân bản
địa cũng được thực hiện ở nhiều nơi: Nghiên cứu về cây thuốc ở miền Bắc Peru xác
định có 510 loài dùng để điều trị bệnh [56]. Khi nghiên cứu cây thuốc ở một cộng
đồng khác của Peru là Asháninka tại Bajo Quimiriki, Junín đã xác định được 402

loài dùng để điều trị các bệnh, trong đó chủ yếu thuộc các họ như: Cúc
(Asteraceae), Ráy (Araceae), Cà phê (Rubiaceae) [57].
Người dân châu Phi đã sử dụng cây thuốc bản địa từ rất lâu để bảo vệ sức
khỏe. Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng cây thuốc của những người
dân bản địa châu Phi rất đa dạng. Cộng đồng dân tộc Mt. Nyiru, Nam Turkana,
Kenya đã ghi nhận 448 loài cây thuốc được người dân sử dụng để điều trị nhiều loại
bệnh [58]. Kết quả điều tra cây thuốc ở Babungo, phía Bắc Cameroon đã ghi nhận
107 loài thực vật thuộc 98 chi và 54 họ được người dân địa phương sử dụng [59].


×