Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

tóm tắt luận án nghiên cứu cơ sở khoa học để bảo tồn và sử dụng bền vững một vài loài song mây quan trọng thuộc chi calamus l. và chi daemonorops blume tại khu vực trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.02 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

NGUYỄN QUỐC DỰNG
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC
ĐỂ BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG
MỘT VÀI LOÀI SONG MÂY QUAN TRỌNG
THUỘC CHI Calamus L. VÀ CHI Daemonorops Blume
TẠI KHU VỰC TRUNG BỘ - VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
Chuyên ngành: Thực vật
Mã số: 62.42.01.11
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Ninh Khắc Bản
2. PGS. TS. Lê Xuân Cảnh
Hà nội, 2013
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Song mây (Rattan) là tên gọi chung của các loài cây có gai, hầu hết là thân leo,
quả có vảy trong họ cau dừa (Palmae hay Arecaceae) thuộc lớp thực vật 1 lá mầm
(Monocotyledone).
Ở Việt Nam, song mây có thành phần loài tương đối lớn với 49 loài đã được
ghi nhận trong 6 chi (điều tra của tác giả). Đặc biệt đáng chú ý tính đặc hữu của khu
hệ song mây rất cao (gần 50% theo nghiên cứu của tác giả và cộng sự). Hầu hết các
loài song mây đều được người dân sử dụng, trong đó có gần 20 loài có giá trị kinh
tế được khai thác sử dụng cho thương mại
Trung Bộ là một trong những vùng còn nhiều rừng tự nhiên nhất của Việt
Nam. Độ che phủ bình quân của rừng tự nhiên trong khu vực nghiên cứu đạt
khoảng 45% tổng diện tích đất liền. Đây cũng là một trong những vùng song mây


đa dạng về thành phần loài, giàu về trữ lượng. Trong những năm qua, khu vực
Trung Bộ cùng với Tây Nguyên là hai vùng cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu
cho chế biến song mây xuất khẩu ở các làng nghề của Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn
tài nguyên song mây trong khu vực đang ngày càng cạn kiệt, chưa có giải pháp phù
hợp để quản lý, phục hồi và phát triển.
Để góp phần bảo tồn và phát triển song mây trong khu vực miền Trung cũng
như cả nước, ngăn chặn tình trạng suy thoài, đe dọa tuyệt chủng các loài song mây
trong tự nhiên, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học để bảo tồn và sử dụng
bền vững một vài loài song mây quan trọng thuộc chi Calamus L. Và chi
Daemonorops Blume tại khu vực Trung Bộ, Việt Nam”
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được thành phần loài song mây ở khu vực Trung Bộ
- Nghiên cứu được cơ sở sinh học về phân bố, sinh thái, giá trị bảo tồn, giá trị
kinh tế, sinh trưởng và phát triển của song mây.
- Đánh giá tình hình khai thác, sử dụng, thị trường và công tác quản lý song
mây trong khu vực nghiên cứu.
3
- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững song mây ở khu
vực Trung Bộ, Việt Nam.
3. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả đề tài là tài liệu khoa học cơ bản về thành phần loài song mây ở khu
vực Trung Bộ, góp phần điều tra, phát hiện, bổ sung thành phần loài không chỉ cho
khu vực miền Trung và cho toàn quốc. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tạo ra cơ sở
lý luận và khoa học cho việc bảo tồn và phát triển song mây ở Việt Nam.
3. Những điểm mới trong luận án
- Công bố 18 loài song mây mới cho khoa học ở khu vực Trung Bộ
- Lần đầu tiên, danh lục song mây được xây dựng riêng cho khu vực Trung Bộ
với đặc điểm phân bố, giá trị khoa học và sử dụng.
- Lần đầu tiên song mây được đề xuất trong các trương trình bảo tồn ở khu vực
Trung Bộ.

- Đề tài đề xuất một mô hình hoàn chỉnh về trồng Mây nước thâm canh dưới
tán rừng ở khu vực Trung Bộ.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1. Nghiên cứu về phân loại và phân bố
Một trong những tác giả đầu tiên nghiên cứu về song mây là O. Beccari đã
nghiên cứu phân loại chi Calamus và chi Daemonorops. Uhl và Dransfield (1987) là
các tác giả đã tổng hợp các loài song mây trên toàn cầu và xác định trên thế giới có
khoảng 600 loài song mây thuộc 13 chi.
John Dransfield công bố song mây ở Malay Peninsula (1979), Sabah (1984)
Sarawak (1992), Brunei Darussalam (1997), “Tài nguyên thực vật Đông Nam Á -
4
Tập 6: Các cây song mây” (1994); “Genera Palmarum the Evolution and
Classification of Palms”, trong đó họ phụ Calamoideae được mô tả và phân loại với
619 loài, riêng nhóm song mây Calameae có 565 loài.
Andrew J. Henderson đã mô tả 160 loài song mây ở Nam Á, trong đó có 134
loài thuộc Calamus, 22 loài thuộc Daemonorops, 7 loài trong Korthalsia, 1 loài
thuộc Myrialepis, 5 loài thuộc Plectocomia và 2 loài thuộc Plectocomiopsis.
Evans và các cộng sự, năm 2000 đã phát hiện và mô tả 4 loài mới thuộc chi
Calamus ở Lào và Thái Lan, xuất bản cuốn sách hướng dẫn thực địa về song mây
(2001), trong đó mô tả, xác định phân bố của 31 loài song mây ở Lào. K. Eang
Hourt đã xuất bản cuốn sách hướng dẫn thực địa về song mây (2008), trong đó mô
tả và xác định phân bố của 18 loài song mây ở Căm Pu Chia.
1.1.1.2. Đặc điểm sinh lý, sinh thái và phát triển song mây
Đặc điểm hình thái được Xu Huang Can và cộng sự (2000) nghiên cứu ở Trung
Quốc. Nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phục hồi và sinh trưởng của song mây
được Manokaran, N. (1985) nghiên cứu ở một số tỉnh của Trung Quốc cho một số
loài C. Egregius, C. simplicifolius và C. Nambariensis

Ảnh hưởng của điều kiện thổ nhưỡng đến sinh trưởng của song mây đã được
Janmahasatien (2005) và Rao et al.(1998) nghiên cứu. Điều kiện thổ nhưỡng, thực
vật, tiểu khí hậu, độ chín của hạt, sự hình thành và giai đoạn phát triển của thân
cây,v.v được Manokaran N. (1985) nghiên cứu.
Tính thích ứng sinh thái của các loài song mây trong tự nhiên đã đựơc đề cập
trong các công trình của Dransfiel (1979, 1984).
A.B.Lapis và cộng sự (2005) nghiên cứu ở Indonesia về bảo quản quả. Nghiên
cứu tại Ấn Độ về bảo quản hạt (J.K.Rawat, D.C.Khanduri, 2001). Yin (2000)
nghiên cứu về phương pháp bảo quản và xác định tỷ lệ nảy mầm hạt giống.
Ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng và ảnh hưởng của bón phân tới sinh
trưởng, Chen Qingdu (2000) đã nghiên cứu cây giống của 2 loài C. tetradactylus và
D. magraritae ở Trung Quốc.
5
1.1.1.3. Bảo tồn và sử dụng song mây
Từ những năm 1981 Dansfield đã đánh giá các vấn đề sinh thái của song mây
ở Châu Á liên quan đến buôn bán và bảo tồn.
Tổ chức FAO là một trong những tổ chức quan tâm mạnh mẽ đến việc bảo tồn
và phát triển các loài song mây. Đặc biệt, thể hiện rõ nét nhất về sử dụng và bảo tồn
song mây trong ấn phẩm số 14 về lâm sản ngoài gỗ. Tài liệu này còn có các báo báo
cáo của Thái Lan, Indonesia, Philippines,…
INBAR là mạng lưới mây tre thế giới, cũng rất quan tâm đến vấn đề bảo tồn.
Trong INBAR working paper số 7 cũng đã đề cập đến tình trạng và bảo tồn nguồn
tài nguyên song mây ở Trung Quốc (Xuhuangcan và các tác giả, 1996). Báo cáo số
11 của INBAR đã đề cập tới vấn đề lựa chọn các loài song mây ưu tiên cho công tác
bảo tồn và phát triển (Rao và các cộng sự, 1998)
WWF (Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới) ngoài việc quan tâm đến bảo tồn
chung đa dạng sinh học, còn quan tâm đến các chương trình quản lý bền vững tài
nguyên thiên nhiên, trong đó có nhiều hoạt động nghiên cứu song mây.
Phân tích của Wang Kanglin (2004) đề cập tới tính đa dạng của tài nguyên
song mây ở Trung Quốc; đưa ra kinh nghiệm truyền thống về khoanh nuôi, bảo vệ

khu vực rừng mây của cộng đồng Mengsong ở Xishuangbana.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.2.1. Thành phần loài và phân bố
Lần đầu tiên song mây được công bố trong cuốn “Thực vật chí Đông Dương”.
Phạm Hoàng Hộ (1993 và 2000) đã xác định 30 loài song mây thuộc 6 chi. Vũ Văn
Dũng và Lê Huy Cường (1996) cho rằng song mây ở Việt Nam có 6 chi, 30 loài và
1 variatae.
Trần Phương Thị Anh là một trong những tác giả nghiên cứu sâu về hệ thống
phân loại song mây trong quá trình nghiên cứu hệ thống phân loại họ Cau ở Việt
Nam.
6
Andrew Henderson cùng cộng sự từ nwam 2008 đến nay công bố 20 loài mới
cho khoa học. Về phân bố, Vũ Văn Dũng và Lê Huy Cường (1996), Nguyễn Minh
Thanh đã nghiên cứu phân bố theo đai cao, không gian song mây.
1.2.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái và gây trồng
Vũ Văn Dũng, Lê Huy Cường (1996) nghiên cứu sinh thái của cây con, và sinh
thái song mây dưới tán rừng. Phạm Văn Điển (2005) đưa ra đặc điểm sinh thái các
giai đoạn phát triển của song mây.
Vũ Văn Dũng và Lê Huy Cường (1996) hướng dẫn kỹ thuật trồng 2 loài Mây
nếp C. tetradactylus và Song mật C. platyacanthus. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam (2000) có dự án nghiên cứu cho 5 loài mây có giá trị cao ở Việt Nam.
1.1.2.3. Bảo tồn, sử dụng song mây
Tài liệu duy nhất đề cập đến bảo tồn song mây là sách đỏ Việt Nam Sách đỏ
Việt Nam (phần thực vật 1996) và Sách đỏ Việt Nam (2007) mới chỉ đề cập đến
tình trạng của 2 loài Song mật Calamus platyacanthus (VU - sắp nguy cấp) và loài
Song bột Calamus poilanei (EN - nguy cấp).
Về sử dụng song mây ở Việt Nam Nguyễn Quốc Dựng (2006) đánh giá tình
hình sử dụng, sản lượng, thị trường. Ninh Khắc Bản và các cộng sự (2005) đã phân
tích sâu hiện trạng khai thác, sử dụng, thị trường các loài song mây ở Bạch Mã.
Tài liệu tương đối hoàn thiện về các biện pháp ký thuật bảo tồn và phát triển

song mây do nhóm tác giả Phạm Văn Điển, Nguyễn Quốc Dựng và cộng sự (2011).
1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu nằm trên địa giới hành chính thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà
Tĩnh, , Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Kon Tum
7
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Thành phần loài song mây ở các kiểu rừng thuộc khu vực Trung Bộ. Các
mẫu tiêu bản thu thập từ tự nhiên.
- Cây Mây nước Daemonorops poilanei.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Các khu rừng đặc dụng và phòng hộ ở Trung Bộ
- Nghiên cứu gây trồng bố trí ở Hương Sơn - Hà Tĩnh, và Ba Tơ - Quảng Ngãi.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá hiện trạng song mây các tỉnh Trung Bộ
- Nghiên cứu trồng thâm canh song mây dưới tán rừng
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên song
mây trong khu vực.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2. Nghiên cứu trong phòng
- Nghiên cứu các mẫu song mây tại các bảo tàng.
- Nghiên cứu các tài liệu tổng quan về song mây, các báo cáo về gây trồng.
- Xây dựng bổ sung bản đồ hiện trạng rừng bằng phương pháp giải đoán ảnh
vệ tinh Spot 5
2.3.3. Điều tra, nghiên cứu ngoài thực địa
- Tuyến điều tra thành phần loài, thu thập toàn bộ các loài song mây có mặt
trên tuyến, chụp ảnh, đánh dấu, khoanh vẽ vùng phân bố.

- Đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) để điều tra về khai thác, sử
dụng, tình hình quản lý và thị trường song mây trong khu vực nghiên cứu.
8
2.3.4. Bố trí nghiên cứu gây trồng
- Chọn giống; bố trí thí nghiệm khảo nghiệm xuất xứ
- Nghiên cứu đặc điểm sinh lý - sinh thái của Mây nước thông qua phân tích
các yếu tố sinh thái, ánh sáng, độ ẩm,
- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tạo cây con trong vườn ươm qua các công thức thí
nghiệm
- Xác định ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh trưởng của Mây nước qua
các công thức bố trí thí nghiệm.
- Phân chia điều kiện lập địa trồng Mây nước
- Cấu tạo giải phẫu lá, phân tích mẫu đất
2.3.5. Xử lý mẫu tiêu bản và số liệu
Xử lý mẫu tiêu bản, thống kê thành phần loài, mô tả loài mới, đánh giá phân
bố và vùng phân bố mở rộng trên bản đồ rừng.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hiện trạng tài nguyên song mây ở khu vực nghiên cứu
3.2.1. Đa dạng thành phần loài song mây trong khu vực nghiên cứu
3.1.1.1. Đa dạng về thành phần loài
Đến nay đã ghi nhận cho Việt Nam 6 chi với 49 loài. Riêng khu vực Trung Bộ
đã phát hiện có tới 5 chi, chiếm 83% số chi trong toàn quốc, và 41 loài, chiếm tới
84% tổng số loài trong toàn quốc. Điều này chứng tỏ Trung Bộ là khu vực có thành
phần loài song mây đa dạng nhất ở Việt Nam. Chính vì vậy, việc quan tâm bảo tồn
và phát triển song mây ở khu vực Trung Bộ là rất cần thiết.
Trong số 41 loài xác định được ở Trung Bộ có tới 22 loài đặc hữu của Việt
Nam. Trong đó đều là các loài phân bố rất hẹp, thường chỉ tìm thấy ở trong phạm vi
địa lý dưới 4 tỉnh liền kề.
9

3.1.1.2. Các loài mới được mô tả cho khoa học
Trong các điều tra, đợt khảo sát song mây trong toàn quốc, chúng tôi đã phát
hiện và mô tả 20 loài mây mới cho khoa học. Trong số đó, có 18 loài phân bố ở khu
vực Trung Bộ nước ta. Điều này cũng chứng tỏ, Trung Bộ là khu vực phân bố tập
trung các loài song mây của Việt Nam.
Dưới đây là danh lục các loài mây mới phát hiện và mô tả cho khoa học ở khu
vực Trung Bộ:
(1) Calamus acaulis Henderson, N. K. Ban & N. Q. Dung, sp. nov.
Tên địa phương: Mây lùn, Mật cật, Mây cật.
Thân không leo, ngắn, mọc cụm, mới chỉ phát hiện ở khu bảo tồn Krong Trai,
tỉnh Phú Yên, trên các vách đá dốc ở rừng thứ sinh.
(2) Calamus bachmaensis Henderson, N. K. Ban & N. Q. Dung, sp. nov.
Tên địa phương: Mây cám tre, Mây tre
Thân leo, mọc cụm, dài tới 10 m, đường kính cả bẹ 1,3cm. Lần đầu tiên được
phát hiện ở VQG Bạch Mã (TT-Huế) và các vùng lân cận.
(3) Calamus batoensis Henderson & N. Q. Dung sp. nov.
Tên Việt Nam: Mây rắc
Thân leo, mọc cụm, dài 1-10m, đường kính 0,5-0,8cm cả bẹ và khoảng 0,6cm
không bẹ. Mới chỉ tìm thấy ở tỉnh Quảng Ngãi (rừng phòng hộ Ba Tơ)
(4) Calamus centralis Henderson, N. K. Ban & N. Q. Dung, sp. nov.
Tên thường gọi: Mây mật, Mây gà, Mây trung bộ
Cây mọc thành bụi, thân leo dài tới 20 m, đường kính cả bẹ 0,8-1 Lần đầu tiên
được phát hiện ở Ninh Bình (VQG Cúc Phương), Nghệ An (Pù Mát và Pù Huống),
sau đó phát hiện ở Hà Giang (mới ghi nhận năm 2009 ở huyện Quang Bình), Phú
Thọ
(5) Calamus crispus Henderson, N. K. Ban & N. Q. Dung, sp. nov.
Tên địa phương: Mây tôm, Mây tắt
10
Thân leo, mọc thành bụi, dài khoảng 10m, đường kính 1,5-1,8 cm cả bẹ lá.
Loài này mới gặp ở Thừa Thiên Huế (VQG Bạch Mã) và thành phố Đà Nẵng (Khu

BTTN Bà Nà - Núi Chúa).
(6) Calamus flavinervis Henderson & N. Q. Dung sp. nov.
Thân leo, mọc cụm, dài 8m, đường kính 1-1,3cm cả bẹ, mới chỉ tìm thấy ở tỉnh
Khánh Hòa (Khánh Vĩnh).
(7) Calamus kontumensis Henderson, N. K. Ban & N. Q. Dung, sp. nov.
Tên thường gọi: Mây kon tum
Thân leo, mọc cụm, dài 10 m, đường kính cả bẹ 0,8-0,9 cm Cây mới chỉ được
ghi nhận ở Kon Tum (Mang La - Mang Đen)
(8) Calamus parvulus A.J.Hend. & N.Q.Dung, sp. nov.
Tên địa phương: Mây chỉ, Mây rắt chỉ
Thân leo, mọc cụm, dài 10m, đường kính 3mm cả, mới chỉ tìm thấy một điểm
ở Khánh Hòa (rừng phòng hộ Khánh Vĩnh)
(9) Calamus phuocbinhensis Henderson & N. Q. Dung sp. nov.
Tên Việt Nam: Mây cát
Thân leo, mọc cụm, dài 8-15m, đường kính 1,3-2,1cm cả, mới chỉ tim thấy ở tỉnh
Ninh Thuận (VQG Phước Bình).
(10) Calamus quangngaiensis Henderson & N. Q. Dung sp. nov.
Tên Việt Nam: Mây cật
Thân mọc bụi, dài 3-4m, đường kính cả bẹ 1-1, mới chỉ tìm thấy ở tỉnh Quảng
Ngãi (rừng phòng hộ Ba Tơ)
(11) Calamus seriatus A.J.Hend. & N.Q.Dung, sp. nov.
Tên địa phương: Mây cám
Thân leo, mọc cụm, dài 10m, đường kính 1,8cm cả bẹ, mới chỉ tìm thấy một
điểm ở tỉnh Khánh Hòa (rừng phòng hộ Khánh Vĩnh
(12) Calamus spiralis Henderson, N. K. Ban & N. Q. Dung, sp. nov.
Tên địa phương: Mây cám mỡ
11
Thân mọc cụm, tạo thành các bụi lớn, dài đến 15 m, đường kính cả bẹ 0,7 cm.
Mới được thu thập ở Thừa Thiên Huế (VQG Bạch Mã
(13) Daemonorops brevicaulis A.J.Hend. & N.Q.Dung, sp. nov.

Tên Việt Nam: Mây Đất
Thân đơn độc, không leo, đứng thẳng, cao 0,5 m, đường kính 3 cm cả bẹ. Phân
bố ở Khánh Hòa
(14) Daemonorops fissilis (Henderson, N. K. Ban & N. Q. Dung) Henderson
Tên địa phương: Mây cám
Cây leo, mọc thành bụi, dài 7-10 m. đường kính cả bẹ lá 1 cm. Mới gặp loài
này ở Thừa Thiên – Huế (VQG Bạch Mã) và Đà Nẵng (khu BTTN Bà Nà – Núi
Chúa).
(15)Daemonorops nuichuaensis (Henderson, N.K.Ban &N.Q.Dung) Henderson
Tên địa phương: Sui, Mây sui
Cây đơn độc, không leo, cao 5 m, đường kính cả bẹ 3 cm, màu xanh. Mới chỉ
ghi nhận ở VQG Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận
(16) Daemonorops ocreata A.J.Hend. & N.Q.Dung, sp. nov. (Plate 2)
Tên Việt Nam: Mây giá
Thân leo, mọc cụm, dài 12m, đường kính 3,2cm cả bẹ. Mới chỉ thấy ở tỉnh
Khánh Hóa (Khánh Vĩnh)
(17) Korthalsia minor Henderson & N. Q. Dung, sp. nov.,
Tên Việt Nam: Mây đùng đình, Mây rã, Mây rã nhỏ, Phướn nhỏ.
Thân leo, mọc bụi, phân nhánh. Phân bố ở Biên Hòa, Bình Thuận, Đồng Nai
(Cát Tiên), Quảng Trị (Đak Rông) và Thừa Thiên - Huế (Bạch Mã).
(18) Plectocomiopsis songthanhensis A.J.Hend. & N.Q.Dung, sp. nov.
Tên Việt Nam: Mây phun, Mây rút.
Thân leo, mọc cụm, thường tạo thành các bụi lớn, dài 20-30 m, đường kính
1,5-1,7 cm cả bẹ. Mới tìm thấy ở Quảng Nam (khu bảo tồn Sông Thanh) và Thừa
Thiên - Huế (VQG Bạch Mã, khu bảo tồn loài Sao La).
12
3.1.1.3. Đa dạng về dạng sống
- Dạng dây leo dựa (37/41 loài)
- Dạng thân không leo (3/41 loài)
- Mọc thành bụi (35/41 loài)

- Mọc đơn thân (6/41 loài)
- Vừa mọc bụi, vừa đơn thân 2 loài
- Thân chia nhánh: 3 loài
3.1.1.4. Đa dạng về nơi sống
a) Phân bố theo địa giới hành chính
Hình 3.1. Biểu đồ phân bố số loài song mây theo các tỉnh ở Trung Bộ
b) Phân bố song mây theo đai cao
Song mây phân bố chủ yếu ở đai dưới 700m (37 loài), đai 700m-1600m có 23
loài, đai trên 1600m chỉ có 4 loài. Không thấy song mây phân bố ở độ cao trên
2400m.
13
37
23
4
<700m
700-1600m
>1600m

Hình 3.2. Phân bố số loài theo đai cao
c) Phân bố song mây theo kiểu rừng
Song mây phân bố chủ yếu ở rừng kín thường xanh, ít gặp ở rừng tre nứa,
rừng rụng lá, rừng khô hạn, trảng cỏ. Không có song mây ở rừng ngập mặn và rừng
lá kịm.
Hình 3.3: Phân bố song mây theo kiểu rừng
3.1.2. Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và thị trường song mây
3.1.2.1. Tình hình khai thác, sử dụng
a) Khai thác, sử dụng cho thương mại
Tuy số lượng loài mây rất lớn và hầu hết số loài có thể sử dụng được, nhưng
thực tế ở Trung Bộ chỉ có 10 loài được khai thác, sử dụng với khối lượng lớn cho
thương mại. Sản lượng có xu hướng giảm trong 20 năm gần đây.

b) Sử dụng song mây ở cộng đồng
14
Cộng đồng sử dụng số loài song mây nhiều hơn thương mại, cụ thể để đan lát
(31 loài) và làm lạt buộc (28 loài). Chính vì vậy, cộng đồng ưa thích các loài song
mây có kích thước nhỏ, dẻo, độ bền cao, không cần qua xử lý, bảo quản.
3.1.2.2. Thị trường song mây
Từ năm 2000 đến 2004, Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai về xuất khẩu mây
sợi trên thế giới sau Indonesia. Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm ra các
nước trên thế giới 68,6 triệu USD. Thị trường song mây ở Việt Nam có hướng suy
giảm bắt đầu từ năm 2005.
3.1.2.2. Tình hình quản lý song mây
Nguồn nguyên liệu song mây hiện nay vẫn được khai thác chủ yếu từ rừng tự
nhiên dẫn đến diện tích và trữ lượng của chúng càng ngày càng giảm.
Các chương trình bảo tồn thiên nhiên chưa chú ý tới các loài song mây.
3.2. Nghiên cứu cơ sở sinh học để bảo tồn và phát triển một số loài song mây
3.2.1. Mật độ quần thể một số loài song mây trong tự nhiên
Thông qua kết quả kiểm kê cho thấy có 4 loài phổ biến nhất ở Trung Bộ là D.
poilanei, K. laciniosa, D. jenkinsiana và C. bousigonii. Mỗi loài đó có số cây bình
quân hơn 10 cây/ha tại các vùng nghiên cứu. Tại một số điểm nghiên cứu, có hai
loài có số lượng quần thể tập trung tương đối lớn là D. poilanei với 45,7 cây/ha ở
Đak Rông và K. laciniosa với 48 cây/ha. Hầu hết các loài có giá trị kinh tế cao
khác như C. poilanei, C. tetradactylus, C. walkeri, C. nambariensis, C. gracilis, và
C. dioicus quần thể của chúng trong tự nhiên thấp hơn các loài khác.
3.2.2. Sinh trưởng một số loài trong chi Calamus và Daemonorops
Nghiên cứu sinh trưởng trong 1 năm của 6 loài song mây có giá trị kinh tế ở
các địa điểm là Bắc Hướng Hóa, Đak Rông, Phong Điền, Sao La và Sông Thanh
cho thấy tăng trưởng bình quân chiều dài thân mây ngoài tự nhiên từ 0,4m-
1,23m/năm. Trong đó loài C. nambariensis chỉ có lượng tăng trưởng chiều dài thân
bình quân bằng khoảng một phần ba loài loài C. tetradactylus.
15

3.2.3. Cơ sở sinh học chọn các loài cần phải bảo tồn
Theo “Hướng dẫn sử dụng tiêu chí và phân hạng danh lục đỏ IUCN” (2013,
bản 10.1). Theo tiêu chí B thì có tới 10 loài có vùng phân bố nhỏ hơn 100km2 được
xếp vào nhóm rất nguy cấp (CR); 6 loài có vùng phân bố từ 100km2 đến dưới
5000km2 được xếp vào nhóm nguy cấp (EN); 4 loài (có vùng phân bố dưới
20.000km2 được xếp vào nhóm sẽ nguy cấp (VU). Một số loài không bị đe dọa
trong tự nhiên, trong khi một số loài khác tuy không nằm trong nhóm xếp hạng
nhưng bị khai thác quá mức. Đề tài đề xuất 16 loài từ cấp VU đếm CR
3.2.4. Đánh giá lựa chọn loài trong chi Calamus và Daemonorops nên phát
triển ở vùng Trung Bộ.
Mười bốn loài giá trị kinh tế cao được lựa chọn cho các vùng cụ thể. Trong số
đó, cần chú ý các loài Mây nước D. poilanei hiện đang cung cấp nguyên liệu cho
các loại hàng hóa phổ biến nhất ở Trung Bộ. Một số loài có giá trị đặc biệt cao là
Song bột C. poilanei, Song cát C. viminalis, Song mật C. nambariensis cần phải có
biện pháp vừa phát triển và vừa bảo tồn.
Trong khu vực có 2 loài mây có kích thước rất nhỏ, có độ dẻo và độ bền cao,
độ thon của thân đều, có thể dùng trực tiếp đan lát các đồ thủ công mỹ nghệ mà
không cần chẻ, đó là C. parvulus và C. dioicus.
3.2.5. Nghiên cứu trồng mây nước Daemonorops poilanei
3.2.5.1. Chọn giống
Kết quả đã lựa chọn 80 khóm trong 320 khóm điều tra. Tất cả các khóm
được lựa chọn đều có giá trị về chiều dài lóng, đường kính lóng vượt trội hơn so với
trị số bình quân của tất cả các khóm từ ≥ 20%
Sau 12 tháng theo dõi ở vườn ươm, đề tài bước đầu đã lựa chọn được 3 xuất
xứ Mây nước (Hà Tĩnh, Quảng Ngãi và Nghệ An). Xuất xứ Quảng Ngãi số thân
trung bình 7,6; số thân nhiều nhất là 12, nhỏ nhất là 6, hệ số biến động 14,38%, tỷ lệ
sinh chồi mới là 93%, tăng trung bình 2,8 chồi/năm.
Xuất xứ Quảng Ngãi có chiều dài thân trung bình lớn nhất. Xuất xứ Nghệ An
có tổng chiều dài thân bình quân thấp nhất. Với xuất xứ Hà Tĩnh tăng trưởng trung
16

bình các thân đạt từ 4,1 - 4,4m, tổng chiều dài các thân/khóm đạt từ 14,8m tại Hà
Tĩnh, đến 15,2m tại Quảng Ngãi, hệ số biến động từ 20,84 - 21,62%.
c) Đánh giá sự khác biệt giữa các xuất xứ bằng chỉ thị phân tử
Về mặt di truyền, mỗi xuất xứ đều có những mẫu Mây nước có sự đa dạng về thành
phần di truyền (những mẫu có tỷ lệ % phân đoạn ADN đa hình trên 50%) để chọn làm
nguyên liệu cho chọn tạo giống.
3.2.5.2. Kỹ thuật nhân giống mây
a) Đặc trưng của lô hạt nghiên cứu
Lô hạt Mây nước nghiên cứu có độ thuần 94,35 % và sức sống 94%, hạt
chiếm từ 30 đến 45% khối lượng quả, 1 kg quả tươi có 1560 - 1800 quả, 1kg hạt có
từ 2280 - 2800 hạt.
b) Ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý và độ sâu lấp hạt tới nảy mầm của hạt
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý:
Hạt Mây nước thích hợp với biên độ nước xử lý trong khoảng từ 40 - 45
0
C.
Khi nhiệt độ nước xử lý tăng lên hoặc giảm xuống, tỷ lệ nảy mầm của hạt đều có xu
hướng giảm rõ rệt.
+ Ảnh hưởng của độ sâu lấp hạt đến khả năng nẩy mầm:
Dựa vào kích thước của hạt, độ sâu lấp đất phù hợp xấp xỉ 1,45 lần đường kính
hạt Mây nước.
3.2.5.3. Đặc điểm sinh lý, sinh thái, sinh trưởng của Mây nước
a) Cấu tạo giải phẫu lá Mây nước
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mô đồng hoá có độ dày chiếm 72,72 -
80,55% so với tổng chiều dày của lá cây. Điều này có thể đánh giá Mây nước ưa
sáng ở mức trung bình khá (mô đồng hoá lớn hơn 80% là cây ưa sáng).
b) Cường độ thoát hơi nước của Mây nước
Kết quả này cho phép khẳng định, cây Mây thích hợp với cường độ ánh sáng
vừa phải.
c) Sức hút nước của tế bào và mô của Mây nước

17
Nhận xét ban đầu là cây Mây nước thuộc nhóm cây trung sinh, nhóm cây này
sống ở những vùng đất có độ ẩm vừa phải.
d) Hệ số héo của Mây nước
Kết quả thí nghiệm với Mây nước là 10,431 (Quảng Ngãi) và 9,724 (Hà Tĩnh).
Chứng tỏ khả năng chịu hạn của Mây nước ở Quảng Ngãi thấp hơn ở Hà Tĩnh.
e) Khả năng chịu nóng của Mây nước
Mây nước ở Quảng Ngãi có khả năng chịu được nhiệt độ cao không tốt bằng
cây trồng ở Hà Tĩnh. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện khí hậu từng khu
vực, thể hiện khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái từng vùng.
f) Cường độ quang hợp của Mây nước
Mây nước Quảng Ngãi có cường độ quang hợp cao hơn ở Hà Tĩnh. Thông qua
kết quả trên, trong một thời điểm nhất định có thể đánh giá sơ bộ tốc độ tăng trưởng
của cây Mây ở các khu vực khác nhau và hoàn toàn phù hợp với tỷ lệ diệp lục.
g) Hàm lượng các chất khoáng dinh dưỡng trong lá Mây nước
Khả năng trao đổi chất của Mây nước nghiên cứu ở mức trung bình khá.
Đây là loài cây dễ tính, có thể sinh trưởng phát triển trên lập địa có hàm lượng chất
dinh dưỡng ở cấp độ trung bình. Điều này rất có ý nghĩa trong việc gây trồng và nhân
rộng mô hình trồng Mây nước trên nhiều lập địa khác nhau.
h) Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của Mây nước ở giai đoạn
vườn ươm
Ở giai đoạn vườn ươm ánh sáng đã ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao và số
lá của Mây nước trong cả 3 giai đoạn tuổi (6, 9, 12 tháng tuổi). Với mức độ che là
100% sinh trưởng về chiều cao và số lá của Mây nước là kém nhất, trong khi đó ở
chế độ che bóng 50% là tốt nhất ở cả 3 giai đoạn tuổi, tiếp đến là các chế độ che với
mức độ che là 25%, 75%, 0%.
i) Ảnh hưởng của ánh sáng đến hàm lượng sắc tố trong lá Mây nước
Mây nước là loài cây chịu bóng ở giai đoạn vườn ươm từ 1 - 12 tháng tuổi. Tỷ
lệ che sáng thích hợp nhất cho tổng hợp sắc tố lá 2 loài cây này là 50 - 75 %, ở
18

những công thức này cây sinh trưởng tốt nhất. Có thể nói rằng Mây nước là cây ưa
sáng ở mức độ trung bình, với độ che sáng từ 30 - 50%. Từ kết quả này chúng ta có
thể lựa chọn Mây nước trồng dưới tán rừng thưa có độ tàn che từ 30 - 50% là phù
hợp.
k) Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của Mây nước ở giai
đoạn vườn ươm
Kết quả phân tích trên cho thấy Mây nước có nhu cầu lân khá cao, mà hàm lượng
lân và kali dễ tiêu trong đất nghèo, hàm lượng lân dễ tiêu trong phân chuồng ở mức
trung bình.
Công thức hốn hợp ruột bầu thích hợp nhất cho Mây nước sinh trưởng và phát
triển ở giai đoạn vườn ươm từ 1 - 12 tháng là 88% đất vườn ươm + 10% phân
chuồng hoai + 2% supelân. Ở công thức này, tỷ lệ N : P : K trong lá xấp xỉ là 6 : 1:
3 giống như mây trồng ngoài tự nhiên.
l) Ảnh hưởng của tuổi cây con xuất vườn đến sinh trưởng ở rừng trồng
Kết quả cho thấy cây con 24 tháng tuổi đem trồng cho sinh trưởng về chiều
cao tốt nhất, tiếp đến là cây 18 tháng và 15 tháng tuổi và thấp nhất là cây 12 tháng
tuổi. Kết quả này cũng khác nhau khi ở 2 điều kiện sinh thái khác nhau.
Sau khi trồng 3,5 năm, cây con xuất vườn 15 và 18 tháng tuổi có lượng tăng trưởng
chiều dài thân và tỷ lệ đẻ chồi tương đương nhau ở cả 2 khu vực nghiên cứu Quảng
Ngãi và Hà Tĩnh, cao hơn hẳn so với cây con 12 tháng nhưng lại thấp hơn nhiều so
với cây con 24 tháng tuổi.
3.2.5.4. Phân chia lập địa theo mức độ thích hợp đối với Mây nước
a) Quan hệ của sinh trưởng Mây nước với các nhân tố chủ yếu của điều
kiện lập địa có ảnh hưởng quan trọng
Đề tài đã thiết lập tương quan của sinh trưởng Mây nước (Y) với các nhân tố
ảnh hưởng (X) theo dạng phương trình sau:
Y = a.X
1
+ b.X
2

+ c.X
2
2
+ d.X
3
(3.1)
Trong đó: Y = D
l
x L
l
(3.2)
19
CECOPOM
NOKpHKcl
X
*52*%
.**
2
1
=
(3.3)
X
2
là độ tàn che ;
h.
)DAS/(P
X
3
α
++

=
(3.4)
Với P là lượng mưa trung bình năm; S, A, D là số tháng khô, hạn, kiệt của khu
vực nghiên cứu; α là độ dốc mặt đất (độ), h là độ cao của địa hình tại nơi mọc của Mây
nước. Đề tài đã xác định được các phương trình tương quan như sau.
- Tại Hương Sơn - Hà Tĩnh
Y
1
= 58,1288 - 6,1284X
1
- 91,685X
2
+ 119,1233X
2
^2 + 2,599X
3
(3.5)
(r=0,934; F=7,23; sigF=0,044)
- Tại Ba Tơ - Quảng Ngãi
Y
2
= -5,19 + 20,36X
1
- 8,39X
2
+ 3,43X
2
^2 + 0,74X
3
(3.6)

(r=0,93; F=7,87; sigF=0,022)
3.2.5.5. Xây dựng mô hình thí nghiệm, khảo nghiệm giống và trồng thâm canh mây
và đánh giá mô hình
a) Kết quả theo dõi và đánh giá các mô hình
* Biện pháp chăm sóc cây hàng năm
Các chỉ tiêu sinh trưởng như: số chồi TB/khóm, số chồi lớn nhất, nhỏ nhất,
chiều dài lớn nhất, nhỏ nhất thì đều ở công thức chăm sóc 3 lần/năm đều cho giá trị
cao nhất, tiếp đến là chế độ chăm sóc 2 lần/năm, thấp nhất là ở chế độ chăm sóc 1
lần/năm. Ở chế độ chăm sóc 3 lần/năm thì chiều dài thân chính trung bình đạt từ
96cm ở Hà Tĩnh đến 99cm ở Quảng Ngãi, với chiều dài lớn nhất đạt 192 cm ở Hà
Tĩnh và 207cm (Quảng Ngãi).
*Phương pháp làm đất
Các biện pháp làm đất khác nhau ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây
trồng. Với 2 biện pháp làm đất cục bộ theo hố, biện pháp đào hó 40 x 40 x 40 cm
Mây nước sinh trưởng chiều dài lớn nhất, cao gấp 1,5 lần so với biện pháp làm đất
theo hố 30 x 30 x 30 cm.
* Biện pháp bón phân
Sau 3,5 năm nghiên cứu bước đầu có thể nói rằng, bón phân cho Mây nước là
một biện pháp kỹ thuật có thể làm tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh
20
tế. Phương thức thâm canh tốt nhất là bón lót phân hữu cơ, lượng bón 1kg/hố trước
lúc trồng và hàng năm bón thúc 0,2 kg NPK/hố (loại phân NPK có tỷ lệ 5: 10: 3),
tiếp theo là bón thúc hàng năm 0,2 - 0,3 kg NPK/hố.
* Ảnh hưởng ánh sáng đến sinh trưởng cây trồng dưới tán rừng
Đánh giá tổng hợp thấy rằng, sinh trưởng của Mây nước ở công thức độ tàn
che từ 0,3 - 0,5 có chiều dài thân, số chồi lớn nhất, tiếp theo là tàn che từ 0,1 - 0,3,
hai công thức tàn che >0,5 và bằng không gần như nhau (chi tiết phần phụ lục 23).
b) Đánh giá sơ bộ hiệu quả môi trường
*Cải tạo độ phì của đất
Thành phần cơ giới đất ở đây đều là thịt trung bình. Về độ xốp của đất ở mô

hình trồng thâm canh Mây nước ở Hà Tĩnh là cao (58,50%), trong khi đó độ xốp
của mô hình đại trà trồng cùng Mây nước là thấp hơn (43,15%). Như vậy, có thể
thấy rằng các mô hình trồng thâm canh mây so với các mô hình trồng đại trà, độ phì
đất biến đổi theo chiều hướng tốt hơn.
* Hiệu quả giữ nước của đất tại các mô hình trồng mây
- Lượng nước tích giữ tiềm tàng trong khe hổng mao quản
Các mô hình trồng mây cho khả năng giữ nước tốt hơn những mô hình sử
dụng đất không trồng mây. Tuy nhiên, lượng nước này chỉ có ý nghĩa đối với thực
vật, còn với việc hình thành lưu lượng nước ngầm là không đáng kể.
- Lượng nước tích giữ tiềm tàng trong khe hổng ngoài mao quản
Đất trồng thâm canh Mây nước ở cả Quảng Ngãi và Hà Tĩnh đều cho lượng
nước tích giữ tiềm tàng trong các khe hổng ngoài mao quản lớn hơn lượng nước này
trong đất không trồng Mây nước, cụ thể ở Quảng Ngãi (I
nmq
= 140,99 mm), ở Hà
Tĩnh (I
nmq
= 151,39 mm), thấp nhất ở mô hình Keo tai tượng (I
nmq
= 103,62 mm).
- Hiệu quả giữ nước tiềm tàng của đất trồng Mây nước
Từ kết quả nghiên cứu hiệu quả môi trường của các mô hình trồng thâm canh
ở bốn khu vực nghiên cứu, các mô hình trồng mây thâm canh cho hiệu quả tích giữ
nước cao hơn so với các mô hình không trồng mây. Mô hình thâm canh Mây nước
Quảng Ngãi cho hiệu quả tích trữ nguồn nước tốt hơn mô hình trồng thâm canh
Mây nước ở Hà Tĩnh.
21
* Hiệu quả phòng chống xói mòn đất
Lượng đất mất đi ở các mô hình trồng thâm canh dưới tán rừng thấp hơn ở
những mô hình trồng thuần loài Keo lai, Keo tai tượng và trạng thái rừng II

A
. Điều
này chứng tỏ rằng, cây mây có khả năng chống xói mòn làm tăng hiệu quả giữ đất
của rừng. So với các mô hình khác, việc trồng mây dưới tán rừng làm tăng độ che
phủ của đất rừng, qua đó hệ số thảm thực vật (C) tăng, nhờ vậy mà khả năng bảo vệ
đất chống xói mòn được nâng lên, hiệu quả môi trường của các mô hình thâm canh
mây dưới tán rừng là rõ rệt.
3.3. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên
song mây ở Trung Bộ.
3.3.1. Đề xuất giải pháp quản lý song mây tự nhiên ở cộng đồng
3.3.1.1. Lý do để cộng đồng tham gia quản lý song mây
- Cộng đồng biết rõ phân bố và công dụng của song mây
- Cộng đồng sử dụng song mây từ lâu đời, có kinh nghiệm quý báu.
- Cộng đồng là người trực tiếp tác động đến song mây
- Cộng đồng là người quản lý song mây tốt
3.2.1.2. Lập kế hoạch quản lý song mây ở cộng đồng
a) Đánh giá hiện trạng song mây ngoài tự nhiên
Cộng đồng có thể tự đánh giá trữ lượng và sinh trưởng của song mây ngoài tự
nhiên và đã đánh giá ở Nam Giang.
b) Đánh giá hiện trạng khai thác
Kết quả đánh giá thì chỉ có 3 loài được khai thác cho thương mại. Như vậy khi
lập kế hoạch quản lý mây bền vững cần chú ý kiểm soát khai thác các loài thương
mại.
c) Lập kế hoạch quản lý
- Xây dựng kế hoạch bảo tồn các loài nguy cấp
Xây dựng kế hoạch khai thác mây bền vững thông qua tính toán sản lượng
mây.
22
Sản lượng khai thác năm đầu/ha = (trữ lượng cây trên 5m X lượng tăng
trưởng bình quân của cây trung bình)/ 5.

Sản lượng mây được thu hoạch năm thứ 2 trở đi/ha = ((80% trữ lượng mây
trên 5m + 85% trữ lượng mây từ 4-5m) X lượng tăng trưởng bình quân của cây
trung bình)/5
3.2.2. Đề xuất kỹ thuật khoanh nuôi tái sinh và trồng bổ sung dưới tán rừng
Các bước: Xác định đối tượng; Điều tra, đánh giá hiện trạng song mây; Xác
định loài song mây trồng bổ sung dưới tán rừng; Kỹ thuật điều chỉnh mật độ tự
nhiên; Kỹ thuật thu hái và gieo ươm tại vườn hộ gia đình; Kỹ thuật khoanh nuôi; Kỹ
thuật trồng bổ sung
3.2.3. Đề xuất giải pháp bảo tồn song mây
3.2.3.1. Bảo tồn nội vi
Đề xuất bảo tồn 16 loài trong các khu rừng đặc dụng
Đề xuất thành lập 3 khu bảo tồn là Ba Tơ (Quảng Ngãi), Khánh Vĩnh và Hòn
Hèo (Khánh Hòa)
3.2.3.2. Bảo tồn ngoại vi
Chọn loài bảo tồn ngoại vi, thu thập trồng ở vườn thực vật, rừng thực nghiệm;
xây dựng rừng giống vườn giống.
3.2.4. Đề xuất các giải pháp khai thác song mây bền vững
Đưa ra 9 yếu rố khai thác bền vưng: nắm được hiện trạng; chỉ khai thác dưới
30% số lượng; không chặt cây mây con; cần phải phát dọn sạch; không chặt cây gỗ;
không khai thác mùa mưa; không khai thác các bụi chọn lấy giống; sau khi khai vệ
sinh; Cần phải kết hợp giữa khai thác với chăm sóc
23
KẾT LUẬN
Với kết quả nghiên cứu của đề tài về song mây ở khu vực Trung Bộ,
bước đầu có kết luận như sau:
1. Lần đầu tiên phát hiện và xây dựng danh lục song mây cho khu vực Trung
Bộ gồm 41 loài. Trong đó, đã mô tả và công bố 18 loài mới cho khoa học, xác định
22 loài đặc hữu của Việt Nam, trong đó có 9 loài đặc hữu cho Bắc Trung Bộ, 10
loài đặc hữu cho Nam Trung Bộ.
Tỉnh Khánh Hòa có số loài lớn nhất (23 loài), sau đó là TT-Huế (22 loài), tỉnh

có số loài thấp nhất Thanh Hóa (là 8 loài). Các loài song mây thể hiện tính chất
nhiệt đới rõ rệt với 37 loài phân bố ở đai nhiệt đới vùng thấp (<700m), trong đó có
tới 27 loài chỉ phân bố ở đai này; chỉ có 4 loài phân bố ở độ cao trên 1.600m. Song
mây là nhóm thực vật chủ yếu ưa ẩm, phân bố chính trong các kiểu rừng kín thường
xanh (38 loài), rừng nửa rụng lá (8 loài), rừng rụng lá (5 loài), rừng tre nứa (5 loài),
rừng hỗn giao lá rộng lá kim (5 loài), trảng cỏ cây bụi (3 loài), rừng khô hạn (2
loài). Chưa thấy song mây trong rừng lá kim và rừng ngập mặn.
2. Kết quả điều tra quần thể của 18 loài song mây trong tự nhiên ở 6 khu rừng
đặc dụng vùng Trung Trung Bộ cho thấy, có 4 loài với mật độ trên 10 cây/ha. Loài
Mây nước Daemonorops poilanei tuy là loài đặc hữu và có giá trị kinh tế cao nhưng
có mật độ dày nhất (21 cây/ha). Điều này khẳng định Trung Bộ từ là nơi cung cấp
nguồn Mây nước lớn nhất trong toàn quốc.
3. Theo dõi sinh trưởng của 6 loài song mây (có giá trị kinh tế cao) trong tự
nhiên cho thấy, hầu hết các loài có lượng tăng trưởng hàng năm trên 1m. Loài Song
mật Calamus nambariensis có lượng tăng trưởng thấp dưới 0,5m/năm, mật độ trong
tự nhiên cũng thấp nên cần có giải pháp thích hợp bảo tồn và khai thác bền vững
chúng trong tự nhiên.
4. Trên cơ sở tiêu chí xác định các loài nguy cấp (Sách đỏ Việt Nam 2007 và
IUCN 2013) đề xuất 17 loài song mây có nguy cơ bị đe dọa ngoài tự nhiên cần đưa
vào bảo tồn.
24
5. Điều tra và đánh giá thị trường, đã xác định được 14 loài song mây có giá trị
sử dụng cao, trong đó những loài có giá trị kinh tế cao nhất ở Việt Nam đều có mặt
ở Trung Bộ. Ngoài ra, một số loài có giá trị sử dụng đặc biệt do thân nhỏ không cần
chế biến khi sử dụng là đặc sản trong khu vực.
6. Đã chọn được Mây nước có xuất xứ tốt. Sau 42 tháng trồng khảo nghiệm
bước đầu cho thấy khả năng sinh trưởng và phát triển của xuất xứ Quảng Ngãi sinh
trưởng tốt nhất, tiếp đến là xuất xứ Hà Tĩnh và cuối cùng là xuất xứ Nghệ An.
7. Theo dõi, đánh giá các đặc điểm sinh thái của Mây nước khi gây trồng có
những đặc điểm chính sau :

- Mây nước trưởng thành là cây chịu bóng nhẹ (mô đồng hoá có độ dày trung
bình 76,28 - 78,18% chiều dày lá, cường độ thoát hơi nước ở mức trung bình thấp
từ 0,68 - 0,83 gH
2
O/dm
2
/h, tỷ lệ diệp lục a/b từ 2,57 - 2,79, cường độ quang hợp đạt
mức trung bình 1,23 - 1,29 mgCO
2
/dm
2
/h). Độ tàn che thích hợp từ 30 - 50%.
- Hạt Mây nước là loại hạt nhanh mất sức nảy mầm, khó bảo quản, có thể bảo
quản hạt theo nhiều phương pháp khác nhau như bảo quản khô, bảo quản lạnh, bảo
quản trong cát ẩm, nhưng thời gian bảo quản không quá 3 tháng.
- Mây nước là cây chịu bóng ở giai đoạn vườn ươm từ 1 - 12 tháng, mức độ
che sáng thích hợp từ 50 - 75%, thích hợp nhất là độ che sáng 50%. Hỗn hợp ruột
bầu thích hợp nhất cho Mây nước sinh trưởng và phát triển ở giai đoạn vườn ươm
từ 1-12 tháng là 88% đất vườn ươm + 10% phân chuồng hoai + 2% supelân. Cây
con đủ tiêu chuẩn xuất vườn tuổi từ 18 - 24 tháng tuổi, với 4 - 8 lá, khỏe mạnh, đã
có gai cứng, đường kính cổ rễ từ 0,4 cm trở lên.
- Mây nước là loài cây có biên độ sinh thái rộng, thích hợp những nơi có nhiệt
độ từ 20 - 30
0
c, lượng mưa trung bình 1000 - 2300 mm/năm, độ ẩm không khí
>79%, số giờ nắng 1900 - 2400 giờ/năm; sinh trưởng và phát triển ở những nơi có
độ cao dưới 900 m, độ dốc thích hợp <25
0
; thích hợp nhiều loại đất nhưng tốt nhất
là đất bồi tụ, độ pHKCl từ 3,8 - 4,5, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, đất

ẩm có khả năng thoát nước tốt, thành phần dinh dưỡng N, P, K, mùn từ nghèo đến
giàu.
25

×