Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

QUY TRÌNH NUÔI GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 9 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG VĨNH LONG
***
KHOA NÔNG NGHIỆP

MÔN

CHĂN NUÔI GIA CẦM
BÁO CÁO CHỦ ĐỀ:

QUY TRÌNH NUÔI GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP
Giảng viên: Nguyễn Thị Thuý
Sinh viên : Nguyễn Thị Ngọc Nữ

Hằng


QUY TRÌNH NUÔI GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP
I.

Công việc chuẩn bị trước khi nhập gà:
1. Chuẩn bị chuồng trại:
- Vệ sinh sạch và sát trùng kĩ máng ăn máng uống trước khi sử

dụng
- Vệ sinh và sát trùng chuồng trại
- Kiểm tra các thiết bị chăn nuôi để đảm bảo chúng hoạt động
tốt trong quá trình nuôi
* Chuồng nuôi: chọn khu đất cao ráo, thoáng mát để cất
chuồng gà. Nên cất chuồng heo hướng Đông hoặc Đông Nam
để hứng được nắng sáng và tránh được nắng chiều.



2. Chuẩn bị quây úm:
- Lồng úm phải ở nơi tránh mưa tạt gió lùa.

- Quây úm phải được chuẩn bị kĩ, mỗi quay úm có đường kính
2m cho 500 con gà, độ cao của quay úm khoảng 45-50cm.
- Đèn úm: có thể úm bằng bóng đèn tròn hoặc chụp úm ga. (Nên
dự phòng thêm than củi, lò than, đèn dầu phòng những ngày
cúp điện).
+ Một bóng 75w có thể úm được từ 100-110 con.
+ Nếu úm bằng chụp ga thì một chụp úm cho 500-510 con.
- Chất độn chuồng: có thể dung trấu đã được phơi khô hoặc mạt
cưa và xịt sát trùng.
3. Máng ăn và máng uống:
- Máng uống: dung 1 bình 4 lít cho 80- 100 gà con, gà lớn dung
máng uống hình chuông 100 – 120con/ máng.


- Máng ăn: dùng 1 khai thức ăn tròn cho khoảng 80 – 100 gà
con, gà lớn dung máng treo khoảng 40 con/ cái.
- Máng ăn và máng uống phải được phân bố đều để đảm bảo gà
có thể ăn và uống nước.

II.

Chất lượng gà con giống:
- Chỉ nên mua gà con từ các nguồn tin cậy, gà bố mẹ đã được
kiểm tra không mắc các bênh bạch lỵ, thương hàn,
Mycoplasma,…..



+ Gà con phải đồng đều, nhanh nhẹn.
+ Gà con không được dị tật về mắt, mỏ, chân, bề mặt chân
sang bóng và tròn trịa.
+ Gà con phải khoẻ, bụng gà không bự và cứng.
III. Phương pháp úm gà:
- Ngay khi gà về đến trại, phải nhanh chóng cho gà vào quây
úm. Cho gà uống đầy đủ nước có hoà VitaminC và đường
glucose ( thuường 2g vitC +50g glucose trong 1 lít nước cho
80-100 con gà).
- Cho gà uống nước trong vòng 2-4 giờ đầu sau đó mới đổ cám
cho gà con tập ăn.
1. Nhiệt độ úm:
Rất quan trọng, nhiệt độ quá cao và quá thấp đều ảnh hưởng
không tốt đến sức khoẻ của gà. Nhiệt độ thích hợp cho gà
trong tuần đầu là 32-34, và cứ sau 1 tuần nhiệt độ giảm
xuống .
- Quan sát gà con trong quây úm, ta có thể xác định nhiệt độ úm
có thích hợp hay không:
+ Nếu gà con tụ tập dưới bóng đèn úm nghĩa là nhiệt độ quá
thấp ta phải tăng nhiệt độ lên


+ Nếu gà con tản xa đèn úm nghĩa là nhiệt độ úm quá cao, cần
giảm nhiệt độ xuống
+ Nếu gà con phân bố đều trong quây úm nghĩa là nhiệt độ
thích hợp.
2. Thời gian úm:
Tuỳ theo người chăn nuôi, thường là từ 0-14 ngày
3. Mật độ nuôi:

Gà tăng trọng rất nhanh trong vài ngày đầu, do đó ta phải
theo dõi và nới rộng quây úm để đảm bảo đủ chỗ cho gà.
- Khi gà được 15 ngày trở lên, mật độ nuôi khoảng 8-10con /m2.
IV.

Thức ăn và cách cho ăn:
1. Thức ăn:
Trong chăn nuôi gà công nghiệp, ngày nay có nhiều loại thức ăn
và chương trình cho gà thịt công nghiệp, nên nhà chăn nuôi có thể
tham khảo và tìm ra 1 loại thức ăn đảm bảo chất lượng phù hợp
cho đàn gà công nghiệp của trại mình.
2. Cách cho ăn:
Khi gà còn nhỏ cho gà ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần bỏ một ít
thức ăn, thức ăn phải luôn luôn mới.
- Trước khi đỗ thức ăn mới, nên làm sạch khay đựng thức ăn
- Sau 2 tuần số lần cho gà ăn sẽ giảm dần. Gà càng lớn thời gian
ăn càng nhanh hơn, nên chỉ cho gà ăn vào buổi sang và buổi
chiều mát để tránh hiện tượng gà bị chết nóng.

V.

Phòng bệnh:
- Nếu việc phòng bệnh tốt sẽ hạn chế được khả năng bệnh tật
của gà, giảm tỉ lệ loại thải và giúp gà tang trọng nhanh. Việc
phòng bệnh bao gồm qui trình vệ sinh chuồng trại, tiêm
vaccine và uống thuốc phòng bệnh.


1.
Vệ


sinh chuồng trại:
- Chuồng trại và các dụng cụ, máng ăn, máng uống phải được vệ
sinh sạch sẽ hàng ngày.
- Phải luôn giữ cho nền chuồng khô ráo
- Hạn chế cho người lạ vào trại, các xe ra vào trại phải được xịt
thuốc sát trùng
- Tắm rửa sạch sẽ, và thay đồ mới khi vào trại, hoặc phải xịt
thuốc sát trùng
- Hạn chế nguồn lan truyền bệnh như : chuột,….
- Thực hiện nuôi gà “ cùng vào cùng ra “.
2. Phòng bằng vaccine:
- Tuỳ từng vùng và tình hình dịch bệnh của vùng mà có chương
trình vaccine khác nhau, và nên thực hiện theo sự chỉ dẫn của
các hãng vaccine. Sau đây là chương trình thường được áp
dụng trong chăn nuôi gà thịt:
+ 3 ngày ngừa viêm phế quản truyền nhiễm (IB) và dịch tả
(ND) bằng cách nhỏ mắt nhỏ mũi


+ 12 -14 ngày ngừa Gumboro: cho uống
+ 21 ngày ngừa dịch tả lần 2: pha nước cho uống
Vaccine cúm đã được chủng tại nhà máy ấp
- Những vấn đề cần lưu ý khi làm vaccine:
+ Phải đảm bảo chắc chắn đàn gà khoẻ mạnh trước khi làm
vaccine
+ Nước pha phải là nước tinh khiết
+ Vaccine phải được bảo quản tốt theo khuyến cáo của nhà sản
xuất
+ Tránh ánh sang chiếu trực tiếp vào lọ vaccine

+ Cho gà nhịn khát khoảng 1- 2 giờ trước khi làm vaccine
+ Khi cho gà uống vaccine, nên xua nhẹ gà đi rãi rác bên ngoài
vào uống vaccine, có như vậy mới đảm bảo tất cả gà đều uống
được vaccine
+ Thời gian uống hết vaccine tốt nhất trong vòng 20 -30 phút
+ Nên làm vaccine vào buổi sang


3. Phòng thuốc cho gà thịt:
- Ngày 1: dùng đường glucose, vitC, vitD
- Ngày 2-3-4 : có thể dung các loại kháng sinh sau để phòng
bệnh: Enrofloxacine, Ampicillin, Gentamycine, Flumequine,
Apralan
- Ngày 5-6-7: dung các vitamine tổng hợp
- Ngày 12-13-14: Phòng cầu trùng: dung Baycox, Anticox,…
- Ngày 18-19-20-28-29-30: phòng E-coli bằng Gentatylo,
Ampicoli,Oxamid,….
Trong những điều kiện thời tiết thay đổi, hay trước khi làm
vaccine nên cung cấp vitC và các vitamine tổng hợp để tăng
sức đề kháng cho gà.



×